intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình chuỗi cung ứng đầu vào của công ty cổ phần mía đường Thành Thành Công Tây Ninh giai đoạn 2017 - 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:171

111
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích thực trạng chuỗi cung ứng đầu vào của Công ty Cổ phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh, trên cơ sở đó, lập luận và đề xuất mô hình chuỗi cung ứng đầu vào và những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình chuỗi cung ứng đầu vào của Công ty Cổ phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh giai đoạn 2017-2020. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình chuỗi cung ứng đầu vào của công ty cổ phần mía đường Thành Thành Công Tây Ninh giai đoạn 2017 - 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ____________________ NGUYỄN THỊ ĐỨC BÌNH GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG ĐẦU VÀO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG THÀNH THÀNH CÔNG TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ____________________ NGUYỄN THỊ ĐỨC BÌNH GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG ĐẦU VÀO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG THÀNH THÀNH CÔNG TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 Chuyên ngành: Kinh Doanh Thương Mại Mã số: 60340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Giáo viên hướng dẫn khoa học: TS. Tạ Thị Mỹ Linh Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình chuỗi cung ứng đầu vào của Công ty Cổ phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh giai đoạn 2017-2020” là công sức của quá trình học tập và nghiên cứu nghiêm túc của bản thân. Các số liệu thu thập từ thực tiễn và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất ký đề tài nghiên cứu khoa học nào. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Tạ Thị Mỹ Linh. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 09 năm 2017 Học viên thực hiện Nguyễn Thị Đức Bình
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................... 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3 5. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN........................................................................... 3 5.1. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................................... 4 5.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................................................... 7 6. TÍNH MỚI CỦA NGHIÊN CỨU ............................................................................ 10 7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................... 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............... 12 1.1. LÝ THUYẾT CHUỖI CUNG ỨNG VÀ CHUỖI CUNG ỨNG ĐẦU VÀO....... 12 1.1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng đầu vào ..................................... 12 1.1.2. Các thành phần của chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng đầu vào ........................... 13 1.1.3. Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng đầu vào ......................... 16 1.1.4. Hệ thống đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng đầu vào ............. 19 1.2. MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG ĐẦU VÀO CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT ĐƯỜNG THÁI (TIS) THUỘC TẬP ĐOÀN KASET THÁI ............................................ 21 1.2.1. Mô hình chuỗi cung ứng đầu vào của TIS ............................................................... 21 1.2.2. So sánh các yếu tố đầu vào của TIS và TTCS ......................................................... 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 28
  5. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................... 29 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 29 2.1.1. Quy trình nghiên cứu................................................................................................. 29 2.1.2. Nghiên cứu sơ bộ ....................................................................................................... 30 2.1.3. Nghiên cứu chính thức .............................................................................................. 31 2.1.4. Khảo sát kiểm chứng ................................................................................................. 33 2.1.5. Xử lý và phân tích dữ liệu ......................................................................................... 34 2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................................... 35 2.2.1. Kết quả nghiên cứu sơ bộ.......................................................................................... 35 2.2.2. Kết quả nghiên cứu chính thức ................................................................................. 38 2.2.3. Kết quả khảo sát ........................................................................................................ 79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 83 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG ĐẦU VÀO CỦA TTCS GIAI ĐOẠN 2017-2020........................................ 85 3.1. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP ........................................................................................ 85 3.1.1. Nhóm giải pháp dòng hàng hóa ................................................................................ 85 3.1.2. Nhóm giải pháp dòng tài chính................................................................................. 94 3.1.3. Nhóm giải pháp dòng thông tin ................................................................................ 96 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 98 3.3. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 98 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 100 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Số Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt Tên đầy đủ tiếng Anh TT Hiệp hội các nước Đông The Association of 1 ASEAN Nam Á Southeast Asian Nations 2 CCS Chữ đường Commercial Cane Sugar 3 ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long Farm Relationship 4 FRM Phần mềm quản lý thông tin Management Hiệp định Thương mại Tự 5 FTA Free Trade Agreement do 6 JVF Công ty Phân Bón Việt Nhật 7 KH Khách hàng Kaset Thai International Tập đoàn Đường Quốc tế 8 KTIS Sugar Corporation Public Kaset Thái Company Limited 9 NCC Nhà cung cấp Hội Đồng Mía và Đường của Office of the Cane and 10 OCSB Thái Lan Sugar Board 11 TBVTV Thuốc bảo vệ thực vật Công ty TNHH Sản Xuất Thai Identity Sugar Factory 12 TIS Đường Thái Company Limited Tập đoàn Thành Thành 13 TTC Công Công ty Cổ phần Mía Đường 14 TTCS Thành Thành Công Tây Ninh United States Department of 15 USDA Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ Agriculture 16 VP Khối Văn phòng 17 & Và
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các chỉ số đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng..........................................19 Bảng 1.2: Các chỉ số đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng đầu vào ............................ 20 Bảng 1.3: Bảng so sánh các yếu tố đầu vào của TIS và TTCS .................................24 Bảng 2.1: Bảng so sánh hiệu quả giữa mô hình hiện tại và mô hình đề xuất (đang được áp dụng thử tại cánh đồng mẫu của nông trường Svay Riêng) ........................ 72 Bảng 2.2: Bảng so sánh hiệu quả giữa mô hình hiện tại và mô hình đề xuất ...........73 Bảng 2.3: Hiệu quả của dịch vụ làm đất với độ sâu cày 40-50cm ............................ 75 Bảng 2.4: So sánh hiệu quả giữa hai kỹ thuật trồng .................................................75 Bảng 2.5: So sánh hiệu quả giữa hai phương án thu hoạch ......................................76 Bảng 2.6: Hiệu quả về năng suất vận chuyển ........................................................... 77 Bảng 2.7: Hiệu quả về chi phí vận chuyển ............................................................... 78 Bảng 2.8: Kết quả khảo sát ....................................................................................... 81
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1: Mô hình trạm trung chuyển – Xu hướng tiết kiệm chi phí vận chuyển trong ngành mía đường .........................................................................................................9 Hình 1.1: Chuỗi cung ứng đơn giản ..........................................................................14 Hình 1.2: Chuỗi cung ứng mở rộng ..........................................................................14 Hình 1.3: Chuỗi cung ứng đầu vào ...........................................................................15 Hình 1.4: Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng........................................................ 16 Hình 1.5: Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng đầu vào ..........................................17 Hình 1.6: Mô hình chuỗi cung ứng đầu vào của TIS ................................................22 Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................29 Hình 2.2: Mô hình hiện tại dòng hàng hóa ............................................................... 39 Hình 2.3: Biểu đồ tỉ lệ cơ giới hóa của các khâu canh tác mía tại vùng nguyên liệu của TIS, ngành mía đường Việt Nam và vùng nguyên liệu của TTCS .................... 44 Hình 2.4: Mô hình hiện tại dòng tài chính ................................................................ 48 Hình 2.5: Mô hình hiện tại dòng thông tin ................................................................ 53 Hình 2.6: Mô hình hiện tại chuỗi cung ứng đầu vào của TTCS ............................... 59 Hình 2.7: Mô hình đề xuất của dòng hàng hóa ......................................................... 64 Hình 2.8: Mô hình đề xuất của dòng tài chính .......................................................... 66 Hình 2.9: Mô hình đề xuất của dòng thông tin ......................................................... 68 Hình 2.10: Mô hình đề xuất chuỗi cung ứng đầu vào TTCS giai đoạn 2017-2020 ..71 Hình 2.11: Biểu đồ về quy mô diện tích của người trồng mía trong mẫu khảo sát ..80 Hình 3.1: Biểu đồ tỉ lệ cơ giới hóa của các khâu canh tác vào năm 2020 ................89
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của hơn tám Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương ở các mức độ khác nhau. Hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiều thách thức đối với cộng đồng doanh nghiêp Việt Nam, đặc biệt đối với các doanh nghiệp ngành mía đường. Năm 2018 là thời điểm Việt Nam phải xóa bỏ hoàn toàn hạn ngạch thuế quan đường nhập khẩu từ các nước ASEAN. Khi càng bước gần đến giai đoạn hội nhập hoàn toàn, ngành mía đường Việt Nam càng bộc lộ rõ hơn những yếu kém như tồn kho nhiều, giá thành sản xuất cao trong khi người trồng mía thua lỗ, người tiêu dùng phải mua đường giá cao so với các nước trong khu vực, hiện tượng nhập lậu qua biên giới gia tăng, v.v… Là doanh nghiệp sản xuất đường thuộc Tập đoàn Thành Thành Công, Công ty Cổ phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh – TTCS cũng đối mặt với những khó khăn như các doanh nghiệp khác trong ngành. Thực trạng khó khăn của TTCS nói riêng và của ngành mía đường Việt Nam nói chung là do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ khách quan đến chủ quan. Tuy nhiên, nguyên nhân chính của tình trạng yếu kém này là do chuỗi cung ứng mía đường chưa được quan tâm đúng mức và tìm giải pháp cải thiện. Đặc biệt, chuỗi cung ứng đầu vào của TTCS đang ẩn chứa nhiều yếu kém như nguồn cung mía nguyên liệu ngày càng giảm do người trồng mía chuyển đổi sang cây trồng khác có thu nhập cao hơn (Nguyên Vũ, 2015); năng suất và chất lượng mía - chữ đường thấp, giá thành sản xuất cao, tồn kho nhiều, v.v… Giải pháp cấp bách để cải thiện tình trạng khó khăn hiện nay của TTCS là tập trung hoàn thiện chuỗi cung ứng đầu vào để giảm giá thành sản xuất và tăng chữ đường, từ đó, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp TTCS tồn tại và phát triển trong giai đoạn hội nhập toàn cầu. Trước nhu cầu thực tiễn của TTCS, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình chuỗi cung ứng đầu vào của Công ty Cổ Phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh trong giai đoạn 2017-2020” làm luận văn nghiên cứu, với mong muốn đóng góp một số giải pháp khả thi và kiến nghị để TTCS nâng cao năng
  10. 2 lực cạnh tranh, tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Lý do tác giả chọn TTCS là vì công ty này được coi là mô hình mẫu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để làm gương cho các công ty mía đường khác trong Tập đoàn. Khi TTCS được nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp mà tác giả đề xuất, các giải pháp này sẽ được nhân rộng tại các công ty mía đường khác trong Tập đoàn, từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của TTCS nói riêng và của toàn Tập đoàn Thành Thành Công nói chung. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng chuỗi cung ứng đầu vào của TTCS, trên cơ sở đó, lập luận và đề xuất mô hình chuỗi cung ứng đầu vào và những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình chuỗi cung ứng đầu vào của TTCS giai đoạn 2017-2020. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chuỗi cung ứng đầu vào của TTCS. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian:  Dữ liệu thứ cấp dùng để thực hiện nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian chủ yếu từ năm 2014-2017.  Thảo luận sơ bộ với hai chuyên gia được thực hiện trong tháng 10 năm 2016 nhằm chỉnh sửa dàn bài thảo luận sơ bộ.  Thảo luận tay đôi với người trồng mía và nông trường được thực hiện trong tháng 12, từ ngày 09 đến ngày 19.  Khảo sát người trồng mía nhằm kiểm chứng mô hình đề xuất được tiến hành từ tháng 01 đến tháng 02 năm 2017.
  11. 3 - Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các thành phần đầu vào của chuỗi cung ứng mía đường của TTCS tại Tây Ninh và tỉnh Svay Riêng, Campuchia. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp khảo cứu lý thuyết. - Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua công cụ ngiên cứu là thảo luận tay đôi với chuyên gia.  Nghiên cứu sơ bộ: thảo luận với hai chuyên gia của ngành mía đường.  Nghiên cứu chính thức: thảo luận với tám chuyên gia (năm chuyên gia là người trồng mía và ba chuyên gia là nhân sự của nông trường Svay Riêng). - Phương pháp khảo sát thực tế:  Đối tượng khảo sát: người trồng mía tại Tây Ninh. Tại mỗi trạm nông vụ, tác giả chọn ra mười đối tượng để tiến hành khảo sát kiểm chứng.  Phương pháp điều tra chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện. Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất.  Kích thước mẫu: 110 đối tượng khảo sát.  Tiêu chí chọn mẫu: người trồng mía có kinh nghiệm trồng mía trên 5 năm. - Phương pháp thống kê, mô tả. 5. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Tác giả tổng hợp một số nghiên cứu trước có liên quan để học hỏi kinh nghiệm và rút ra bài học từ những nghiên cứu này, từ đó, áp dụng vào nghiên cứu của chính tác giả.
  12. 4 5.1. Các nghiên cứu trong nước 5.1.1. Lưu Ngọc Liêm (2012), Nâng cao chuỗi giá trị - Một vấn đề cấp bách của ngành mía đường tỉnh Đồng Nai, Đại học Lạc Hồng. Nghiên cứu này tập trung đánh giá thực trạng chuỗi giá trị mía đường tỉnh Đồng Nai, từ đó, làm cơ sở đề ra các giải pháp mang tính chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị mía đường tỉnh Đồng Nai. Từ kết quả nghiên cứu, Lưu Ngọc Liêm đã đề xuất một số giải pháp mang tính chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị mía đường tỉnh Đồng Nai như sau: i. Giải pháp chiến lược đối với toàn chuỗi giá trị: Xây dựng cơ sở pháp lý bảo đảm lợi ích của mọi thành phần tham gia trong chuỗi giá trị ngành hàng mía đường, đồng thời tạo ra một thị trường minh bạch. ii. Quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung: Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung xung quanh nhà máy đường, cự ly vận chuyển nguyên liệu hợp lý để rút ngắn thời gian đưa mía từ đồng ruộng đến nhà máy (trong vòng 24h để hạn chế giảm chữ đường của mía). iii. Tổ chức liên kết người sản xuất mía và nhà máy đường: Bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho vùng nguyên liệu; Áp dụng chính sách tín dụng giúp nông dân đầu tư trồng mía; Minh bạch hóa trong việc xác định chữ đường; iv. Xây dựng chương trình khoa học cho ngành mía đường: Tổ chức ứng dụng cơ giới hóa vào vùng sản xuất; Hướng dẫn về khoa học và đầu tư phát triển các giống mía mới chất lượng cao cho nông dân, cần có bộ giống riêng cho từng khu vực thổ nhưỡng; Nghiên cứu cơ giới hóa trồng trọt và thu hoạch; Nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm. Tác giả tham khảo một số giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu này có liên quan đến chuỗi cung ứng đầu vào và vận dụng trong nghiên cứu của tác giả như sau:
  13. 5 - Quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung. - Ứng dụng cơ giới hóa vào vùng sản xuất và nghiên cứu cơ giới hóa trồng trọt và thu hoạch. - Đầu tư phát triển các giống mía mới chất lượng cao cho nông dân, lai tạo những bộ giống riêng cho từng khu vực thổ nhưỡng. - Áp dụng chính sách tín dụng giúp nông dân đầu tư trồng mía và minh bạch hóa trong việc xác định chữ đường. 5.1.2. Lưu Thanh Đức Hải (2009), Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mía đường ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí khoa học, số 12. Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp ngành mía đường trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp trong ngành mía đường và các tác nhân tham gia ngành mía đường ĐBSCL gồm: Nông dân trồng mía, thương lái, nhà máy chế biến đường, nhà buôn sỉ, nhà buôn lẻ và các chính sách liên quan đến quy hoạch phát triển ngành. Kết quả nghiên cứu: - Khả năng phản ứng của các doanh nghiệp mía đường với môi trường bên ngoài trong xu thế hội nhập ở mức trung bình. - Sự phân phối lợi nhuận chưa hài hoà giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng ngành mía đường. Lưu Thanh Đức Hải đã đề xuất các giải pháp như sau: - Vùng nguyên liệu: Qui hoạch vùng mía tập trung với qui mô diện tích lớn để tạo điều kiện áp dụng kỹ thuật mới về phân bón, giống, thâm canh, rải vụ, thuỷ lợi, v.v...; Đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông nội đồng; Cơ giới hoá từ khâu chuẩn bị đất,
  14. 6 trồng mía, chăm sóc và thu hoạch mía; Đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ sinh học sản xuất và lai tạo các giống mía mới như các giống lai, giống thuần cho năng suất cao chữ đường cao. - Công nghệ chế biến đường: Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa máy móc thiết bị; Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công nghệ và nâng cao chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh để hạ giá thành sản phẩm; Mở rộng hoạt động sản xuất để đa dạng hóa các sản phẩm, phụ phẩm từ chế biến đường của nhà máy. - Chuỗi cung ứng, phân phối sản phẩm mía đường và hoạt động marketing: nghiên cứu mở rộng thị trường thế giới; Tăng cường hoạt động marketing, kiểm soát tốt hơn hiệu quả hoạt động của các kênh phân phối hiện có, chú trọng phát triển kênh phân phối sản phẩm với quy cách nhỏ lẻ, phát triển kênh phân phối lẻ. - Công tác đào tạo, tổ chức doanh nghiệp: Đào tạo đội ngũ cán bộ phục vụ công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm, thị trường, marketing; Hình thành một văn hóa nội tại trong doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Sau khi tham khảo các giải pháp của nghiên cứu này, tác giả nhận thấy giải pháp về vùng nguyên liệu phù hợp để vận dụng trong nghiên cứu của tác giả. 5.1.3. Võ Thành Nghi Vũ, Nguyễn Quốc Huân & Phạm Thị Hoài Thu (2011), Ngành mía đường Thái Lan: Kỳ I “Cơ chế phân chia lợi nhuận”, Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín. Một nhóm các chuyên gia của Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín đã tiến hành nghiên cứu cơ chế phân chia lợi nhuận của ngành mía đường Thái Lan để rút ra bài học kinh nghiệm cho ngành mía đường Việt Nam. Cơ chế phân chia lợi nhuận của ngành mía đường Thái Lan cụ thể như sau: i. Chữ đường (CCS) của cây mía được đo lường bởi cơ quan độc lập là Hệ thống mía đường thương mại Thái Lan.
  15. 7 ii. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận được áp dụng là 70:30, trong đó 70% của tổng thu nhập ròng từ sản phẩm mía đường thuộc về người trồng mía và 30% còn lại là của nhà máy. iii. Quỹ hỗ trợ và phát triển ngành mía đường giúp cơ chế phân chia lợi nhuận trở nên ổn định hơn – Quỹ được thành lập bằng cách trích 1-2% từ hệ thống phân chia thu nhập hằng năm. Tác giả nghiên cứu và vận dụng một cách linh hoạt sự minh bạch trong việc xác định chữ đường của Thái Lan trong nghiên cứu này để phù hợp với điều kiện của TTCS và người trồng mía giai đoạn 2017-2020. 5.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài 5.2.1. Kanchana Sethanan và cộng sự (2012), Những mô hình logistic đầu vào của ngành đường Thái Lan chuẩn bị cho việc gia nhập Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN, Kỷ yếu của Hội nghị Hệ thống Kỹ thuật Công nghiệp Châu Á Thái Bình Dương (trang 608-617) Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích chi phí logistics đầu vào dựa trên các mô hình logistics khác nhau từ các vùng trồng mía khác nhau, từ đó, thiết kế lại mô hình logistics tại các vùng đang phát triển của Thái Lan và đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng mía có khả năng cạnh tranh cao khi gia nhập AEC. Chi phí logistics đầu vào được xác định dựa trên bốn hoạt động đầu vào chính: làm đất, gieo trồng, thu hoạch và vận chuyển. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này thông qua công cụ phỏng vấn sâu những người trồng mía của sáu tỉnh trồng mía chính của Thái Lan. Hai mươi lăm người trồng mía trên mỗi tỉnh được lựa chọn ngẫu nhiên để thực hiện phỏng vấn sâu.
  16. 8 Kết quả nghiên cứu: - Những vùng có hệ thống quản lý và triển khai kém làm cho chi phí logistics đầu vào tăng cao do các bên liên quan trong chuỗi cung ứng hoạt động độc lập, không có sự liên kết, từ đó, dẫn đến năng suất và chi phí logistics đầu vào không đồng đều, đặc biệt, chi phí cao và năng suất thấp ở những hộ có quy mô nhỏ. - Các thành phần làm cho chi phí logistics đầu vào cao là chi phí vận chuyển và chi phí nhân công. Để tối đa hóa lợi nhuận cho tất cả các bên liên quan, cần phải có chiến lược giảm chi phí vận chuyển và lao động đồng thời tăng năng suất và chữ đường. - Riêng khâu thu hoạch, hầu hết những vùng trồng mía đều thiếu nhân công. Để giải quyết vấn đề thiếu nhân công, người trồng mía và nhà máy ứng dụng các thiết bị thu hoạch. - Để cải thiện chất lượng mía trước khi sản xuất, các nhà máy cố gắng giảm thời gian vận chuyển. Các nhà máy thực hiện các chiến lược về trạm trung chuyển, hệ thống quản lý vận chuyển và hệ thống xếp hàng để giảm chi phí vận chuyển và thời gian chờ trước cổng các nhà máy. Tác giả tham khảo và vận dụng kết quả của nghiên cứu để đề xuất phải giáp để nâng cao hiệu quả mô hình chuỗi cung ứng đầu vào của TTCS. 5.2.2. Paitoon Chetthamrongchai, Aroon Auansakul và Decha Supawan (2001), Đánh giá những vấn đề vận chuyển trong ngành đường tại Thái Lan, Bản tin giao thông vận tải và truyền thông về Châu Á và Thái Bình Dương (số 70, trang 31- 40) Trong nghiên cứu này, Chetthamrongchai và cộng sự tập trung đánh giá chi phí vận chuyển trong ngành mía, vì chúng chiếm tỉ lệ cao so với các chi phí biến đổi khác. Nghiên cứu đề xuất một chiến lược để thiết lập một cơ chế quản lý hiệu quả trong quá trình vận chuyển mía.
  17. 9 Phạm vi nghiên cứu: khu vực Đông Bắc của Thái Lan. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện trong nghiên cứu. Số liệu được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn với nhà máy sản xuất đường, người trồng mía đường và các nhà khai thác vận tải. Kết quả nghiên cứu: Chetthamrongchai và cộng sự đã đề xuất mô hình vận chuyển theo kiểu mới để tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí như hình 1.1. Theo đó, có ba lợi ích chính của việc cung cấp mía đến các nhà máy thông qua các trạm trung chuyển. i. Giúp giảm chi phí vận chuyển và duy trì nguồn cung cấp ổn định mía cho các nhà máy. ii. Cho phép người trồng mía sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn và đảm bảo thu nhập cao hơn, do đó khuyến khích họ tiếp tục trồng mía. iii. Các nông trại nhỏ do các thành viên trong gia đình sở hữu và điều hành có thể dựa vào sức lao động của mình để cắt và bốc hàng, giúp tiết kiệm ít nhất 85 baht/tấn. Kiểu mới (1’) (2’) Người Trạm trung Nhà 45 baht/tấn 85 baht/tấn trồng mía chuyển máy Vận chuyển mía trực tiếp từ cánh đồng đến nhà máy (180-220 baht/tấn) (1) Kiểu cũ Hình 1: Mô hình trạm trung chuyển – Xu hướng tiết kiệm chi phí vận chuyển trong ngành mía đường (Nguồn: Chetthamrongchai và cộng sự, 2001, tr.38)
  18. 10 Giải thích hình 1: - Kiểu cũ: Mía được vận chuyển trực tiếp từ cánh đồng của người trồng mía đến nhà máy sản xuất đường (1). - Kiểu mới: Mía được đưa từ cánh đồng đến trạm trung chuyển (1’). Tại đây, mía sẽ được tập kết và vận chuyển về nhà máy (2’). Tác giả tham khảo và vận dụng mô hình trạm trung chuyển của nghiên cứu này vào mô hình đề xuất đầu vào của TTCS. 6. TÍNH MỚI CỦA NGHIÊN CỨU Nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến mía đường của nước ngoài được thực hiện để nâng cao hiệu quả sản xuất đường tại các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, một số tác giả đã thực hiện nghiên cứu về chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị của mía đường. Tuy nhiên, những nghiên cứu này tập trung vào một vài khía cạnh và thành phần khác nhau trong chuỗi cung ứng, chưa có công trình nghiên cứu tập trung nghiên cứu tổng thể các thành phần của chuỗi cung ứng đầu vào của một doanh nghiệp cụ thể để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của chuỗi. Đặc biệt, chuỗi cung ứng đầu vào của TTCS chưa được nghiên cứu toàn diện trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay. Sau khi nghiên cứu các lý thuyết về chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng đầu vào, tác giả xác định được các thành phần của mô hình chuỗi cung ứng đầu vào cũng như vai trò của mỗi thành phần. Để chuỗi cung ứng đầu vào hoạt động hiệu quả, tất cả các thành phần phải được nghiên cứu để đưa ra giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động một cách toàn diện. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu phân tích các thành phần của chuỗi cung ứng đầu vào một cách toàn diện, từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả mô hình chuỗi cung ứng đầu vào của TTCS nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng đường thể hiện qua chữ đường (CCS), giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh của TTCS. Đây là mục tiêu mà TTCS nói riêng và Tập đoàn Thành Thành Công nói chung luôn vươn tới. Trong bối cảnh hội nhập ngày nay, vào năm 2018, Việt Nam sẽ
  19. 11 tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hạn ngạch, thuế quan đường nhập khẩu từ các nước ASEAN. Nghiên cứu của tác giả vừa là một tài liệu tham khảo cho TTCS và tập đoàn TTC nói riêng và cho các doanh nghiệp mía đường của Việt Nam nói chung để hội nhập và kinh doanh hiệu quả. 7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương: Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý thuyết và bài học kinh nghiệm Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình chuỗi cung ứng đầu vào của TTCS giai đoạn 2017-2020 Kết luận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2