intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải thích việc giàu nhanh và nghèo nhanh ở Việt Nam, giai đoạn 2010 – 2012

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm khảo sát tác động của các nhân tố sau lên khả năng giàu nhanh và nghèo nhanh của hộ gia đình giai đoạn 2010 – 2012: đặc điểm hộ gia đình, đặc điểm vị trí địa lý và đặc điểm địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải thích việc giàu nhanh và nghèo nhanh ở Việt Nam, giai đoạn 2010 – 2012

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ LỰC QUANG GIẢI THÍCH VIỆC GIÀU NHANH VÀ NGHÈO NHANH Ở VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Hoàng Bảo. Mọi tham khảo trong luận văn được trích dẫn rõ ràng và có độ chính xác trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trước đây. Tác giả luận văn Lê Lực Quang
  3. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các hình Tóm tắt CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.4 Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 5 2.1 Các khái niệm ..................................................................................................... 5 2.2 Khung sinh kế ................................................................................................... 11 2.3 Của cải và nghèo .............................................................................................. 15 2.4 Các yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia đình ................................................. 16 2.4.1 Đặc điểm về vùng.................................................................................. 17 2.4.2 Đặc điểm địa phƣơng ............................................................................ 18 2.4.3 Đặc điểm hộ gia đình và cá nhân .......................................................... 19 2.5 Kỹ thuật phân tích hồi quy ............................................................................... 21 2.6 Khung phân tích .............................................................................................. 22 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 25 3.1 Dữ liệu .............................................................................................................. 25 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 25 3.3 Danh sách các biến ........................................................................................... 28 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 31
  4. 4.1 Kết quả thống kê mô tả về hộ giàu nhanh và nghèo nhanh .............................. 31 4.1.1 Thay đổi trong thu nhập bình quan đầu ngƣời ...................................... 31 4.1.2 Sự khác biệt về đặc điểm hộ gia đình ................................................... 32 4.1.3 Sự khác biệt về đặc điểm vùng ............................................................ 38 4.1.4 Sự khác biệt về đặc điểm địa phƣơng ................................................... 41 4.2 Kết quả phân tích hồi quy tác động của các nhân tố lên khả năng giàu nhanh và nghèo nhanh ....................................................................................................... 44 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ....................................................................................... 52 5.1 Khám phá.......................................................................................................... 52 5.2 Khuyến nghị chính sách .................................................................................. 54 5.3 Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................... 54 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Ma trận chuyển đổi nhóm của các hộ gia đình giai đoạn 2010 – 2012 ...... 3 Bảng 3.1: Danh sách các biến giải thích ................................................................... 29 Bảng 4.1: Thay đổi trong thu nhập và các thành phần của thu nhập ........................ 32 Bảng 4.2: Sự khác biệt về thay đổi quy mô hộ giữa những hộ giàu nhanh với phần còn lại ..................................................................................................... 33 Bảng 4.3: Sự khác biệt về thay đổi quy mô hộ giữa những hộ nghèo nhanh với phần còn lại ..................................................................................................... 33 Bảng 4.4: Sự khác biệt về tỷ lệ thành viên phụ thuộc giữa những hộ giàu nhanh với phần còn lại ............................................................................................ 34 Bảng 4.5: Sự khác biệt về tỷ lệ thành viên phụ thuộc giữa những hộ nghèo nhanh với phần còn lại...................................................................................... 34 Bảng 4.6: Sự khác biệt về thay đổi số năm đi học bình quân của thành viên đi làm giữa những hộ giàu nhanh với phần còn lại........................................... 35 Bảng 4.7: Sự khác biệt về thay đổi số năm đi học bình quân của thành viên đi làm giữa những hộ nghèo nhanh với phần còn lại ........................................ 36 Bảng 4.8: Sự khác biệt về tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp giữa những hộ giàu nhanh với phần còn lại ........................................................................... 37 Bảng 4.9: Sự khác biệt về tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp giữa những hộ nghèo nhanh với phần còn lại ........................................................................... 37 Bảng 4.10: Sự khác biệt về tỷ trọng thu nhập từ phi nông nghiệp giữa những hộ giàu nhanh với phần còn lại ........................................................................... 38 Bảng 4.11: Sự khác biệt về vị trí địa lý vùng Đồng bằng sông Hồng giữa những hộ giàu nhanh với phần còn lại ................................................................... 39
  6. Bảng 4.12: Sự khác biệt về vị trí địa lý vùng Trung du và miền núi phía Bắc giữa những hộ giàu nhanh với phần còn lại ................................................... 39 Bảng 4.13: Sự khác biệt về vị trí địa lý vùng Trung du và miền núi phía Bắc giữa những hộ nghèo nhanh với phần còn lại ................................................ 40 Bảng 4.14: Sự khác biệt về vị trí địa lý vùng Đông Nam Bộ giữa những hộ nghèo nhanh với phần còn lại ........................................................................... 40 Bảng 4.15: Sự khác biệt về thiên tai giữa những hộ giàu nhanh và phần còn lại ..... 41 Bảng 4.16: Sự khác biệt về cơ sở sản xuất kinh doanh giữa những hộ giàu nhanh và phần còn lại ............................................................................................ 42 Bảng 4.17: Sự khác biệt về trường mầm non giữa những hộ giàu nhanh và phần còn lại ........................................................................................................... 42 Bảng 4.18: Sự khác biệt về cơ sở sản xuất kinh doanh giữa những hộ nghèo nhanh và phần còn lại ....................................................................................... 43 Bảng 4.19: Sự khác biệt về trường mầm non giữa những hộ nghèo nhanh và phần còn lại ..................................................................................................... 43 Bảng 4.20: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy ....................................................... 45 Bảng 4.21: Tác động của các yếu tố lên khả năng giàu nhanh/nghèo nhanh của hộ gia đình .................................................................................................. 49 Bảng 4.22: Tác động của các yếu tố lên khả năng giàu nhanh/nghèo nhanh của hộ gia đình ở khu vực nông thôn ................................................................ 50
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 ................................................................................................................. 1 Hình 1.2: Tỷ lệ nghèo tính theo chuẩn 1,90 USD ....................................................... 2 Hình 2.1: Phân loại các nguồn thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn ....................... 9 Hình 2.2: Phân loại nguồn thu nhập hộ gia đình theo VHLSS 2010 ....................... 10 Hình 2.3: Khung phân tích sinh kế........................................................................... 14 Hình 2.4a: Khung phân tích (a) ................................................................................ 23 Hình 2.4b: Khung phân tích (b) ............................................................................... 24
  8. TÓM TẮT Trong ngũ phân vị về thu nhập, thu nhập hộ gia đình tăng từ hai phân vị trở lên sau hai năm thì được gọi là giàu nhanh và ngược lại. Kết quả thống kê từ 4173 hộ gia đình từ Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam VHLSS 2010 và VHLSS 2012 cho thấy, có 12% hộ gia đình giàu nhanh và có 12% hộ gia đình nghèo nhanh. Nghiên cứu này khảo sát tác động của các nhân tố đến khả năng giàu nhanh và nghèo nhanh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhân tố vừa tác động đến khả năng giàu nhanh và nghèo nhanh như: Quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc, số năm đi học trung bình, diện tích đất sản xuất, tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp, phi nông nghiệp, dân tộc và vùng. Một số yếu tố chỉ tác động lên khả năng giàu nhanh của hộ là giới tính chủ hộ, số thiên tai và số cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương. Từ khóa: Giàu nhanh, nghèo nhanh, thu nhập hộ, hồi quy binary logit.
  9. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo (hình 1.1 và hình 1.2). Tổng sản phẩm quốc nội tăng gần 400% trong giai đoạn 1990 – 2014. Tỷ lệ người nghèo đã giảm từ 49,21% năm 1992 xuống còn 3,23% năm 2012. Từng là một trong số những quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất thế giới, đến nay Việt Nam đã trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp với mức thu nhập đầu người hơn 2000 đô la năm 2014. Song song với việc mở cửa thị trường, nhiều cơ hội kinh doanh cũng như việc làm mới được tạo ra giúp gia tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, từ cuối năm 2007, dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những vấn đề nội tại của nền kinh tế trong nước, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bắt đầu chậm lại kèm với đó là sự bất ổn của thị trường vĩ mô, chẳng hạn như suy thoái, thất nghiệp và lạm phát. Bất bình đẳng thu nhập có xu hướng gia tăng, sự chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng tăng, tốc độ tạo việc làm giảm sút, nghèo đói tập trung nhiều hơn vào các nhóm dân tộc thiểu số. 25 20 15 10 5 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 -5 GDP lạm phát thất nghiệp Nguồn: World Bank (2015) Hình 1.1: Tăng trƣởng GDP, tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012
  10. 2 60 49,21 50 38,78 40 34,79 30 27,12 22,01 20 16,17 10 4,78 3,23 0 Nguồn: World Bank (2015) Hình 1.2: Tỷ lệ nghèo theo chuẩn 1,90 USD (tính theo giá ngang bằng sức mua năm 2011, tính bằng phần trăm) Trong giai đoạn 2010 – 2012, tăng trưởng kinh tế giảm từ 6,24% xuống 5,25%, mức thấp nhất kể từ năm 2000. Tỷ lệ lạm phát tăng cao trong giai đoạn này với đỉnh điểm 18,6% năm 2011. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể có xu hướng gia tăng trong khi số doanh nghiệp thành lập có xu hướng giảm. Việc thu hẹp hoạt động và giải thể của hàng loạt doanh nghiệp khiến nhiều lao động mất việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm còn 1,8% sau giai đoạn tăng từ năm 2008. Với diễn biến kinh tế vĩ mô như trên, đã có nhiều thay đổi trong thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình trong giai đoạn này. Trong bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012, gồm 9399 hộ lấy thông tin về thu nhập và chi tiêu, có 4173 hộ được khảo sát lại từ năm 2010. Các hộ gia đình này được phân nhóm theo ngũ phân vị về thu nhập và sắp xếp lại trên ma trận chuyển đổi như bảng 1.1. Kết quả thống kê từ bảng 1.1 cho thấy trong hai năm từ 2010 đến 2012, có 501 hộ gia đình, chiếm 12%, gia tăng ít nhất hai phân vị, tập trung ở góc phải phía trên của ma trận. Haughton và các cộng sự (2001) xem những hộ này là những ngôi sao mới nổi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi gọi đây là những hộ giàu nhanh. Kết quả thống kê cũng chỉ ra 504 hộ gia đình, chiếm 12%,
  11. 3 giảm ít nhất hai phân vị, tập trung ở góc trái phía dưới của ma trận. Những hộ này được gọi là hộ nghèo nhanh. Như vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi dựa vào sự thay đổi trong ngũ phân vị về thu nhập của hộ gia đình để xác định những hộ nghèo nhanh và giàu nhanh. Đây là hướng tiếp cận nghèo (giàu) một cách tương đối. Vấn đề đặt ra là điều gì đã làm cho những hộ gia đình trở nên giàu nhanh trong khi những hộ khác trở nên nghèo nhanh trong khoảng thời gian 2 năm này? Giải thích được việc giàu nhanh và nghèo nhanh giúp chúng ta hiểu được nguyên nhân dẫn đến nghèo cũng như giàu ở Việt Nam trong giai đoạn này và giúp các nhà hoạch định chính sách có những biện pháp nhằm gia tăng thu nhập, cải thiện phúc lợi cho người dân. Bảng 1.1: Ma trận chuyển đổi nhóm của các hộ gia đình giai đoạn 2010 – 2012 Số hộ gia đình chia theo ngũ phân vị về thu nhập năm 2012 Nghèo nhất Nghèo Trung bình Khá Giàu Tổng Năm 2010: Nghèo nhất 425 205 96 69 40 835 Nghèo 200 264 192 113 66 835 Trung bình 100 177 239 202 117 835 Khá 62 121 203 242 207 835 Giàu 48 68 105 209 403 833 Tổng 835 835 835 835 833 4.173 Nguồn: dựa vào bộ dữ liệu bảng VHLSS 2010 và VHLSS 2012 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung vào phân tích tác động của ba nhóm nhân tố lên khả năng giàu nhanh và nghèo nhanh gồm: (1) những đặc điểm của hộ gia đình; (2) những đặc điểm về vị trí địa lý; và (3) những đặc điểm địa phương. Những đặc điểm hộ gia đình được chia thành ba nhóm nhỏ là những đặc điểm chung của hộ; những đặc điểm riêng của chủ hộ và những đặc điểm về kinh tế hộ. Những đặc điểm về vị trí địa lý bao gồm khu vực thành thị - nông thôn và các vùng địa lý của cả nước. Những đặc điểm thuộc địa phương bao gồm các nhân tố về thiên tai, cở sở sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng, trường học và y tế của địa phương.
  12. 4 Do đó, mục tiêu nghiên cứu của luận văn là khảo sát tác động của các nhân tố sau lên khả năng giàu nhanh và nghèo nhanh của hộ gia đình giai đoạn 2010 – 2012: (1) đặc điểm hộ gia đình; (2) đặc điểm vị trí địa lý; và (3) đặc điểm địa phương. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này trả lời các câu hỏi: (1) Đặc điểm hộ gia đình; (2) đặc điểm vị trí địa lý; và (3) đặc điểm địa phương tác động như thế nào đến khả năng giàu nhanh và nghèo nhanh của hộ gia đình giai đoạn 2010 – 2012. 1.4 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần giới thiệu, cấu trúc của luận văn này gồm những phần sau: phần thứ hai trình bày cơ sở lý thuyết về hộ gia đình, thu nhập hộ gia đình, các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các đặc điểm hộ, đặc điểm vị trí địa lý, địa phương lên hộ gia đình và khung phân tích của nghiên cứu; phần thứ ba trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm giới thiệu về dữ liệu, mô hình nghiên cứu, và các giả thuyết về chiều tác động của các biến giải thích; phần thứ tư trình bày kết quả nghiên cứu; và phần thứ năm trình bày các khám phá, khuyến nghị chính sách và hạn chế của nghiên cứu.
  13. 5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương này bắt đầu với việc làm rõ các khái niệm về hộ gia đình và thu nhập hộ gia đình. Khung sinh kế và cách tiếp cận về nghèo cũng được trình bày trong phần này. Tiếp theo, bài viết trình bày các nhân tố tác động đến thu nhập hộ gia đình và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan. Cuối cùng, chúng tôi xây dựng khung phân tích của nghiên cứu dựa trên các cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đã khảo lượt. 2.1 Các khái niệm 2.1.1 Hộ gia đình Việc phân tích dữ liệu trong nghiên cứu này dựa vào thông tin lấy từ các hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình được xem như là một quan sát trong bộ dữ liệu. Do vậy, trước tiên bài viết cần làm rõ khái niệm hộ gia đình một cách phù hợp với bối cảnh của luận văn. Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc (2008): “Một hộ gia đình được định nghĩa là một nhóm người chia sẽ cùng nơi sinh sống, đóng góp một phần hoặc toàn bộ thu nhập và tài sản của họ và tiêu dùng chung một số loại hàng hóa và dịch vụ, mà chủ yếu là nhà ở và thức ăn.” Nhìn chung, mỗi thành viên trong hộ đều có một số quyền đối với những tài sản chung của hộ gia đình. Ít nhất, một số quyết định về tiêu dùng hoặc các hoạt động kinh tế khác của hộ phải được đưa ra như một quyết định thống nhất. Những thành viên trong cùng hộ không nhất thiết phải cùng thuộc một gia đình. Quy mô của hộ gia đình là không giới hạn. Quy mô của hộ phụ thuộc vào các đặc điểm về truyền thống, tôn giáo, giáo dục, khí hậu, địa lý, lịch sử và các nhân tố kinh tế - xã hội khác. Những công nhân, người giúp việc sống chung trong trong gia đình mà không được người chủ của họ xem như một phần của hộ, mặc dù vẫn chia sẽ chung nơi sinh sống và sử dụng chung một số hàng hóa, thì vẫn không được xem như là thành viên trong hộ gia đình. Mặc khác, những người ở trong bệnh viện, viện dưỡng lão, hoặc ở các tổ chức tương tự trong thời gian ngắn, những người đi làm, đi học xa ở các
  14. 6 trường trung học, cao đẳng, đại học, những người ở tù trong khoản thời gian ngắn hạn vẫn được xem là những thành viên trong hộ gia đình mà họ thường sinh sống. Theo định nghĩa này, mỗi hộ gia đình được xem như một đơn vị tiêu dùng hàng hóa trên thị trường. Một khái niệm khác về hộ gia đình được Liên Hiệp Quốc (1998) phát triển phục vụ hoạt động điều tra dân số như sau: “Khái niệm hộ gia đình dựa vào sự thỏa thuận được thực hiện bởi con người, là cá nhân hoặc nhóm tập thể, về việc cung cấp cho chính họ thức ăn và những tài sản thiết yếu khác phục vụ cho cuộc sống. Một hộ gia đình có thể là: (a) một hộ gia đình một người, có nghĩa là một người tự cung cấp cho anh ta (hoặc cô ta) thức ăn và những tài sản thiết yếu khác cho cuôc sống mà không kết hợp với bất kỳ người nào khác; hoặc (b) một hộ gia đình nhiều thành viên, có nghĩa là một nhóm từ hai người trở lên sống chung với nhau, cung cấp chung thức ăn và những tài sản thiết yếu khác cho cuộc sống. Một thành viên trong nhóm có thể đóng góp vào nguồn tài nguyên chung hoặc ngân sách chung của họ, họ có thể là những người thân hoặc không hoặc là sự kết hợp cả hai.” Định nghĩa này không đồng nhất hai khái niệm hộ gia đình với khái niệm nơi ở. Hay nói một cách khác, có thể có nhiều hộ gia đình sống chung trong một nơi ở hay một hộ gia đình có thể có những thành viên sống ở những nơi ở khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những quốc gia đồng nhất hai khái niệm này, có nghĩa là tất cả những người sống trong một đơn vị nơi ở đều được xem là thành viên của hộ gia đình. Hay nói cách khác, mỗi nơi ở tương ứng với một hộ gia đình. Theo các khái niệm ở trên có thể thấy việc xác định các thành viên của một hộ gia đình chỉ mang tính tương đối. Việc xác định này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố mục đích nghiên cứu của các nhà phân tích thống kê. Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam: “Hộ gia đình là một hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung trong một chỗ ở từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và có chung quỹ thu chi. Thời gian 12 tháng qua tính từ thời điểm tiến hành cuộc phỏng vấn trở về trước.” Những người được coi là thành viên của hộ phải có hai điều kiện sau: (1)
  15. 7 Cùng ăn, ở chung trong hộ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua; (2) Có chung quỹ thu chi, nghĩa là mọi khoản thu nhập của thành viên đều được đóng góp vào ngân sách chung của hộ và mọi khoản chi tiêu của hộ đều lấy từ ngân sách đó. Tuy nhiên, có 7 trường hợp ngoại lệ dưới đây khi xác định một người nào đó có phải là thành viên của hộ hay không: (1) Người được xác định là chủ hộ luôn được coi là thành viên của hộ gia đình, ngay cả khi người đó không ăn, ở trong hộ gia đình hơn 6 tháng; (2) Những người tuy mới ở trong hộ chưa đủ 6 tháng nhưng tương lai sẽ ở lâu dài trong hộ, kể cả có/chưa có giấy chứng nhận. Những người này bao gồm: Con dâu về nhà chồng, con rể về nhà vợ, người đi làm việc, học tập, lao động ở nước ngoài, hoặc các cơ quan xí nghiệp trong nước trở về hộ, người từ lực lượng vũ trang trở về, về nghỉ hưu, nghỉ mất sức, hay các trường hợp tương tự vẫn được coi là thành viên của hộ; (3) Học sinh, sinh viên, cán bộ đi học ở nơi khác trong nước và những người đi chữa bệnh trong ngoài/nước trên 6 tháng nhưng hộ gia đình phải nuôi thì vẫn được coi là thành viên của hộ; (4) Khách, họ hàng đến chơi đã ở trong hộ gia đình 6 tháng trở lên và hộ gia đình phải nuôi toàn bộ thì được coi là thành viên của hộ; (5) Những người ở nhờ, ở trọ, người làm thuê, người giúp việc có gia đình riêng sống ở nơi khác thì mặc dầu ở chung trong một mái nhà và góp tiền ăn chung với hộ nhưng không được tính là thành viên của hộ; (6) Những người chuyển khỏi hộ có tính chất lâu dài trong 12 tháng qua không tính là thành viên của hộ, mặc dầu họ đã sống trong hộ hơn 6 tháng; (7) Trẻ em sinh ra chưa đầy 6 tháng vẫn được coi là thành viên của hộ. Cũng theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, có nhiều kiểu hộ gia đình: (1) Hộ gia đình 2 thế hệ, gồm bố mẹ và các con của họ; (2) Hộ gia đình gồm hai ba cặp vợ chồng và không có con cái; (3) Hộ độc thân; (4) Hộ gia đình nhiều thế hệ, cấu thành từ chủ hộ, vợ và các con của chủ hộ; bố/mẹ chủ hộ, cháu và những người khác, mà họ có thể có quan hệ huyết thống hoặc không, cùng ăn ở chung trong một chỗ ở với thời gian 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua kể từ ngày phỏng vấn trở về trước.
  16. 8 Nhìn chung, hộ gia đình được xem như một đơn vị cơ bản trong xã hội. Các định nghĩa ở trên cho thấy hộ gia đình là một đơn vị tiêu dùng trên thị trường. Ngoài ra, hộ gia đình còn đóng vai trò như một đơn vị sản xuất trong thị trường (Becker, 1965). Điều này có thể nhận thấy rõ nhất ở các hộ hoạt động trong khu vực nông nghiệp. Hộ gia đình là đơn vị nghiên cứu đặc biệt quan trọng trong các phân tích thuộc lĩnh vực kinh tế. Các mô hình kinh tế hộ gia đình có thể được chia ra làm hai loại: mô hình hộ gia đình đơn nhất và mô hình hộ gia đình tập thể (Alderman và các cộng sự, 1995). Trong mô hình hộ đơn nhất, hộ gia đình được xem như một cá thể thống nhất với sở thích riêng hoặc hai cá thể (mô hình của Becker, 1965) với các sở thích riêng trong đó có một thành viên mang sở thích chủ đạo. Trong khi đó đối với mô hình hộ tập thể, hộ gia đình gồm nhiều thành viên với những sở thích riêng biệt. Quá trình đưa ra quyết định của hộ gia đình phụ thuộc vào các giả định của mỗi mô hình. Trong nhiều nghiên cứu, giả định được đưa ra là các thành viên trong hộ có cùng sở thích giống nhau. Như vậy, hộ gia đình được xem như một cá thể đơn nhất đưa ra quyết một cách độc lập. Một số khác giả định rằng sở thích của người chủ hộ đại diện cho cả hộ. Theo đó, người chủ hộ là người đưa ra quyết cuối cùng. 2.1.2 Thu nhập hộ gia đình Thu nhập của hộ gia đình là thu nhập gộp lại của các thành viên trong hộ từ các nguồn khác nhau chẳng hạn tiền lương, lợi nhuận từ đầu tư kinh doanh, tiền cho thuê cho vay, tiền lãi gửi ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Hầu hết các nghiên cứu sử dụng thu nhập theo năm ở mức độ vi mô như khảo sát hộ gia đình hay mức độ vĩ mô như tính các tài khoản quốc gia. Nắm được các nguồn thu nhập, cũng như các thành phần của thu nhập là cần thiết đối với hoạt động nghiên cứu hộ gia đình. Theo Davis và Pearce (2000), đặc biệt đối với những hộ nông thôn, thu nhập hộ gia đình có thể được chia làm ba nguồn: (1) Thu nhập nông nghiệp (2) Thu nhập phi nông nghiệp
  17. 9 (3) Thu nhập khác Trong đó, thu nhập nông nghiệp bao gồm các nguồn thu nhập từ sản xuất và làm công ăn lương trong khu vực nông nghiệp. Thu nhập phi nông nghiệp bao gồm các nguồn: (i) thu nhập từ tiền lương phi nông nghiệp, (ii) thu nhập ròng của các doanh nghiệp trong khu vực phi nông nghiệp, và (iii) thu nhập từ tiền gửi. Nguồn thu nhập thứ ba bao gồm tiền lãi, tiền trợ cấp, lương hưu, tiền cổ tức. Hoạt động sản xuất Thu nhập từ nông nghiệp nông nghiệp Hoạt động làm công ăn lương trong nông nghiệp Hoạt động làm công ăn lương trong phi nông Thu nhập hộ Thu nhập từ phi nông nghiệp nghiệp Hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp Tiền gửi Thu nhập khác Tiền trợ cấp; tiền cổ tức; tiền lãi gửi tiết kiệm t Nguồn: Davis và Pearce (2000) Hình 2.1: Phân loại các nguồn thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn Theo Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2014), nguồn thu nhập của hộ từ bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2010 có thể được chia làm bốn loại. Thứ nhất là nguồn thu nhập từ việc tự làm chủ. Nguồn thu nhập này bao
  18. 10 gồm tự làm chủ ngoài nông trại và tự làm chủ tại nông trại. Việc tự làm chủ ngoài nông trại gồm những hoạt động tạo thu nhập như chế biến hàng hóa để bán hoặc cung cấp dịch vụ nông nghiệp. Việc tự làm chủ tại nông trại gồm những hoạt động tạo thu nhập liên quan tới vụ mùa, chăn nuôi, trồng thủy hải sản. Thứ hai là việc làm công ăn lương gồm những việc liên quan tới sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp trong khu vực công nghiệp và dịch vụ. Hai loại còn lại là tiền gửi và các nguồn khác. Việc tự làm chủ ngoài nông trại Tự làm Canh tác chủ Việc làm tự chủ tại nông trại Tiền gửi Chăn nuôi & thủy sản Nguồn thu nhập Nguồn khác Làm công ăn lương từ phi nông nghiệp Làm công ăn lương Làm công ăn lương từ nông nghiệp Nguồn: dựa theo Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2014) Hình 2.2: Phân loại nguồn thu nhập hộ gia đình theo VHLSS 2010
  19. 11 Trong nghiên cứu này, dựa vào bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012 của Tổng Cục Thống Kê, thu nhập hộ gia đình được chúng tôi chia làm bốn thành phần: (1) thu nhập từ tiền lương, tiền công của các thành viên; (2) thu nhập từ hoạt động nông nghiệp bao gồm thu từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, săn bắt thuần dưỡng chim, thú; (3) thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp bao gồm thu từ ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản; chế biến; và (4) thu nhập từ hoạt động khác như từ cho thuê nhà ở, đất nông, lâm nghiệp, mặt nước thủy sản, và các nguồn khác như trợ cấp, tiền lãi gửi tiết kiệm. Thu nhập là một nhân tố quan trọng đo lường mức sống của hộ gia đình. Việc đo lường mức sống hộ gia đình có thể dựa vào các khoản tiêu dùng hoặc dựa vào các khoản thu nhập của hộ. Theo lý thuyết của Keynes (1936), khi thu nhập tăng lên, tiêu dùng cũng tăng theo nhưng với tốc độ thấp hơn so với thu nhập. Trong khi đó, theo giả thuyết thu nhập dài hạn của Friedman (1957), sự gia tăng mạnh thu nhập sẽ tạo ra sự gia tăng tiêu dùng với tỉ lệ thấp hơn trong ngắn hạn. Nhưng sau một giai đoạn dài hơn, tiêu dùng sẽ dần dần đạt được mức gia tăng như thu nhập. Như vậy, tiêu dùng có thể phản ánh thu nhập trong dài hạn. Đo lường dựa vào tiêu dùng được đánh giá là phù hợp và thuận tiện hơn để lấy thông tin trong việc khảo sát hộ gia đình. Cách tiếp cận này thường dùng trong phân tích phúc lợi hộ gia đình. Đo lường dựa vào thu nhập khó khăn hơn trong việc lấy chính xác thông tin, đặc biệt đối với đo lường các thành phần chi tiết. Tuy nhiên đo lường dựa vào thu nhập cho phép các phân tích một cách toàn diện về điều kiện nghèo đói và các chiến lược sinh kế của hộ gia đình. 2.2 Khung sinh kế Khung sinh kế là một công cụ giúp chúng ta hiểu được các vấn đề về sinh kế, đặc biệt là sinh kế của người nghèo. Phân tích khung sinh kế làm rõ các vấn đề khác nhau của kinh kế, các chiến lược và mục tiêu theo đuổi, sự kết hợp các nhân tố cũng như sự ràng buộc giữa chúng. Theo cách tiếp cận của Ellis (2000), sinh kế được xác định như những tài sản, những hoạt động và khả năng tiếp cận đến các nhân tố này
  20. 12 mà quyết định cuộc sống của một cá nhân hoặc một hộ gia đình. Theo đó, các tài sản và các hoạt động là những công cụ hỗ trợ và việc vận dụng các cách thức tiếp cận đến các nhân tố này giúp đạt được sinh kế. Ngoài ra, các nhân tố về kinh tế, xã hội, thể chế, chính sách can thiệp của chính phủ cũng có thể tác động làm tăng hoặc giảm phúc lợi của hộ gia đình. Tương tự, việc gia tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ công và dịch vụ xã hội cũng có thể làm gia tăng phúc lợi của hộ gia đình. DFID (2004) phát triển khung phân tích sinh kế bền vững lấy con người làm trung tâm với các định nghĩa về năm loại tài sản sinh kế gồm: vốn tự nhiên; vốn vật chất; vốn con người; vốn tài chính và vốn xã hội. Vốn tự nhiên gồm các yếu tố tự nhiên như không khí, ánh sáng mặt trời, mưa, loại đất. Vốn tự nhiên có mối quan hệ chặc chẽ với mức độ dễ bị tổn thương của hộ gia đình. Nhiều cú sốc làm phá hũy sinh kế của người nghèo đến từ việc phá hủy nguồn vốn tự nhiên như cháy rừng, lũ lụt, động đất. Tính thời vụ cũng phần lớn do yếu tố vốn tự nhiên gây ra. Rõ ràng vốn tự nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sinh kế của những hộ gia đình hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản. Vốn vật chất là sự kết hợp của cơ sở hạ tầng cơ bản và những công cụ sản xuất cần thiết để hỗ trợ cho các hoạt động sinh kế. Cơ sở hạ tầng bao gồm những thay đổi trong môi trường vật chất giúp con người đáp ứng được các nhu cầu cơ bản và để có thể hoạt động hiệu quả hơn như nhà cửa, cơ sở sản xuất, đất. Những công cụ sản xuất là những trang thiết bị mà con người sử dụng để làm việc với năng suất cao hơn như máy móc. Sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng cũng như các công cụ phục vụ sản xuất có thể ngăn cản việc tiếp cận với các dịch vụ cơ bản cũng như giảm năng suất lao động và thu nhập nói chung. Vốn con người được thể hiện thông qua những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, khả năng lao động và sức khỏe. Sự kết hợp các nhân tố này giúp con người theo đuổi các chiến lược sinh kế và đạt được mục tiêu sinh kế của họ. Ở mức độ hộ gia đình, vốn con người là một nhân tố phản ánh số lượng và chất lượng lao động sẵn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1