intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán áp dụng cho doanh nghiệp phục hồi sau phá sản ở Mỹ và bài học kinh nghiệm cho kế toán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

47
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu nội dung cơ bản của thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật phá sản Mỹ. Đồng thời đưa ra các đề xuất bài học kinh nghiệm hoàn thiện kế toán tổ chức lại theo luật phá sản ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán áp dụng cho doanh nghiệp phục hồi sau phá sản ở Mỹ và bài học kinh nghiệm cho kế toán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỮU QUY KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP PHỤC HỒI SAU PHÁ SẢN Ở MỸ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO KẾ TOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI VĂN DƯƠNG TP. Hồ Chí Minh, năm 2013
  2. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi với sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học PGS. TS. Bùi Văn Dương. Đây là đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kế toán. Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ. Tác giả: Nguyễn Hữu Quy
  3. -ii- MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Phần mở đầu CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KẾ TOÁN TỔ CHỨC LẠI THEO LUẬT PHÁ SẢN THEO MỸ ..........................................................................................................1 1.1 KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC LẠI THEO LUẬT PHÁ SẢN MỸ ........1 1.1.1 Khái niệm ................................................................................................1 1.1.2 Sơ lược về ban hành Luật phá sản Mỹ ...................................................2 1.2 CÁC VẤN ĐỀ KẾ TOÁN MỸ TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC LẠI .....................................................................................................................6 1.2.1 Báo cáo tài chính.....................................................................................7 1.2.2 Trình bày nợp phải trả.............................................................................8 1.2.3 Nợ phải trả và Nợ khác sau khi nộp đơn ..............................................11 1.2.4 Xử lý nợ và chi phí phát hành nợ..........................................................12 1.2.5 Chi phí nợ và chi phí tư vấn..................................................................14 1.2.6 Lợi thế thương mại và Tài sản vô hình không xác định thời gian hữu ích ...............................................................................................................15 1.2.7 Thuê tài sản ...........................................................................................15 1.2.8 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .................................................16 1.2.9 Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ ..................................................................18 1.2.10 Tài sản nắm giữ để bán trong quá trình phá sản................................19 1.2.11 Công cụ phái sinh ..............................................................................19 1.2.12 Hợp nhất báo cáo tài chính ................................................................20
  4. -iii- 1.2.13 Bán tài sản ngoài phá sản ..................................................................21 1.3 CÁC VẤN ĐỀ KẾ TOÁN MỸ VỀ PHỤC HỒI KINH DOANH .......21 1.3.1 Thời điểm áp dụng kế toán tái hoạt động .............................................22 1.3.2 Điều kiện áp dụng kế toán tái hoạt động ..............................................22 1.3.3 Áp dụng kế toán tái hoạt động ..............................................................24 1.3.4 Các vấn đề kế toán tái hoạt động ..........................................................28 1.4 MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ KẾ TOÁN MỸ ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP PHỤC HỒI SAU PHÁ SẢN ..............................................................32 1.4.1 Nhận định về thiết lập quy định kế toán ...............................................33 1.4.2 Nhận định về bài học kinh nghiệm cho Việt Nam................................33 CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TỔ CHỨC LẠI Ở VIỆT NAM ........................................................................................................34 2.1 KHÁI QUÁT VỀ LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM .................................34 2.2 TÌNH HÌNH THỤ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN .............................................................................................................36 2.2.1 Đối với luật phá sản 1993 .....................................................................36 2.2.2 Đối với Luật phá sản 2004 ....................................................................39 2.3 THỦ TỤC PHỤC HỒI KINH DOANH THEO LUẬT PHÁ SẢN 2004 ...................................................................................................................40 2.3.1 Sơ lược về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh ..............................40 2.3.2 Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh ...................................41 2.3.3 Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh ..........................42 2.3.4 Trình tự, thủ tục thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh .. ...............................................................................................................45
  5. -iv- 2.3.5 Trình tự, thủ tục thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản ..........................................................45 2.3.6 Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh ..................................46 2.3.7 Nhận xét thủ tục phục hồi kinh doanh ..................................................47 2.4 QUY ĐỊNH KẾ TOÁN TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP ..............49 2.4.1 Yêu cầu khi nộp đơn .............................................................................49 2.4.2 Kế toán trước khi nộp đơn phá sản .......................................................50 2.4.3 Kế toán trong quá trình tổ chức lại .......................................................53 2.4.4 Kế toán sau khi phục hồi kinh doanh từ phá sản ..................................53 CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM ..........55 3.1 QUAN ĐIỂM ...........................................................................................55 3.1.1 Môi trường kinh tế ................................................................................55 3.1.2 Môi trường pháp lý ...............................................................................56 3.1.3 Môi trường văn hóa ..............................................................................56 3.1.4 Chất lượng đội ngũ kế toán ...................................................................57 3.2 NGUYÊN TẮC VẬN DỤNG .................................................................57 3.3 GIẢI PHÁP ..............................................................................................58 3.3.1 Đối với thủ tục phục hồi kinh doanh ....................................................58 3.3.2 Đối với quy định kế toán ......................................................................58 3.4 KIẾN NGHỊ .............................................................................................74 3.4.1 Đối với Nhà Nước.................................................................................74 3.4.2 Đối với hội nghề nghiệp .......................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. -i- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASC Accounting Standard Codification Bộ chuẩn mực kế toán DN Doanh Nghiệp FASB Financial Accounting Standards Board Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Tài Chính Mỹ GAAP Generally accepted accounting principles Nguyên tắc Kế toán được thừa nhận chung IAS International Accounting Standard Chuẩn mực kế toán quốc tế SEC U.S. Securities and Exchange Commission Ủy Ban Chứng Khoán Mỹ VAS Vietnam Accounting Standard Chuẩn mực kế toán Việt Nam
  7. -ii- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Các loại phá sản theo Luật Phá sản Mỹ....................................................3 Bảng 2: Danh sách 20 công phá sản lớn nhất ở Mỹ từ năm 1987 đến nay ..........3 Bảng 3: Các nhóm chủ nợ .......................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 4: Danh sách 18 công ty tổ chức lại thành công theo Luật phá sản ở Mỹ.6 Bảng 5: Kế toán nợ phải trả trong kỳ trƣớc và trong quá trình tổ chức lại .....14
  8. -iii- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm từ 2001 đến nay, kinh tế thế giới đang gánh chịu những cuộc khủng khoảng và suy thoái đưa đến nhiều cuộc sụp đổ của những tập đoàn lớn, trong số đó những công ty có lịch sử trên 100 năm cũng bị phá sản như là Lehman Brother vào năm 2008 đã gây chấn động đến toàn cầu. Việt Nam cũng không năm ngoài khó khăn chung này, nỗi bật nhất là sự sụp đổ của Tập đoàn Vinashin vào năm 2010. Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, đến tháng 9 năm 2012, có gần 49.000 DN đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, ngừng nộp thuế. Trong đó, phá sản, giải thể là 5.800 DN, khoảng 11.500 DN ngừng hoạt động và 31.500 DN ngừng nộp thuế1. Bên cạnh đó, khảo sát của Tổng cục Thuế có hơn 256.000 tờ khai của doanh nghiệp cho thấy 70% trong số này báo không có lãi, với tổng số lỗ lên tới 40.000 tỷ đồng2. Gần đây nhất, trong 9 tháng đầu năm 2013, có 42.459 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể3. Với tình hình này, số lượng doanh nghiệp tiến hành giải thể và phá sản sẽ nhiều hơn bao giờ hết. Một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Và hầu hết nguyên nhân đều đưa đến một hệ quả chung là các doanh nghiệp này không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi có yêu cầu. Phá sản có thể đến từ hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài hoặc có thể vì tính thanh khoản của doanh nghiệp kém. Dù lý do nào đi nữa, tình trạng tài chính khó khăn sẽ đặt doanh nghiệp trong tình trạng hoặc giải thể hoặc tổ chức lại theo thủ tục phá sản. Phá sản là một thủ tục pháp lý nhằm bảo vệ lợi ích của những người liên quan đến doanh nghiệp. Điều mà họ thực sự quan tâm là tài sản thực của doanh nghiệp có thể dùng để trả nợ là bao nhiêu. Số nợ mà doanh nghiệp phải trả là bao nhiêu, và họ sẽ nhận được mấy phần trăm trong số nợ của họ. Điều quan trọng hơn 1 http://vef.vn/2011-10-14-dang-sau-su-pha-san-cua-49-000-doanh-nghiep 2 http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/06/70-doanh-nghiep-bao-lo/ 3 http://www.tapchitaichinh.vn/Tai-chinh-Kinh-doanh/9-thang-hon-42000-doanh-nghiep-giai-the-ngung- hoat-dong/32361.tctc
  9. -iv- nếu công ty lâm vào tình trạng phá sản có tiềm năng phục hồi trở lại thì việc tổ chức lại doanh nghiệp này theo Luật phá sản là điều mong muốn của các bên liên quan. Mục tiêu chính của việc lập báo cáo tài chính là để cung cấp thông tin tài chính có chất lượng cao liên quan đến các đơn vị kinh tế, bản chất của tài chính, hữu ích cho việc ra quyết định kinh tế (FASB, 1999; IASB, 2008). Cung cấp thông tin tài chính có chất lượng cao là quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng tích cực đến các nhà cung cấp vốn và cổ động khi ra quyết định đầu tư, tính dụng, và các quyết định phân bổ nguồn lực tương tự nâng cao hiệu quả thị trường tổng thể (IASB, 2006; IASB, 2008). Tuy nhiên, các chuẩn mực và quy định kế toán thường hướng đến phản ánh một doanh nghiệp theo giả định hoạt động liên tục. Hoạt động liên tục sẽ quyết định việc áp dụng các nguyên tắc và giả định của kế toán và ngược lại, khi một doanh nghiệp đáng đứng trước tình trạng chấm dứt hoạt động thì cơ sở kế toán và các nguyên tắc kế toán không còn thích hợp để phán ánh. Kế toán tổ chức lại theo luật phá sản dường như còn là một khoảng trống trong kế toán quốc tế. IASB chưa ban hành bất kỳ hướng dẫn nào liên quan đến kế toán dành cho doanh nghiệp tổ chức lại. (Daniel L. Haskin, 2012). Liên quan đến vấn đề này, FASB đã ban hành ASC 852 – Tổ chức lại dành riêng cho kế toán tổ chức lại theo luật phá sản. Như đã nêu ở trên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn về tài chính, số lượng công ty tạm ngưng hoạt động, hoặc nộp đơn xin bảo hộ phá sản liên tục tăng. Tuy nhiên, hệ thống kế toán của Việt Nam chưa có quy định cụ thể và đầy đủ để phản ánh một doanh nghiệp trong tình trạng này. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội tụ kế toán quốc tế, tác giả nhận thấy rằng việc nghiên cứu và vận dụng kế toán tổ chức lại của Mỹ vào tình hình Việt Nam hiện nay là rất cần thiết cho tính hữu ích của kế toán và báo cáo tài chính. Do đó, tác giả tiến hành nghiên cứu này với đề tài ―Kế toán áp dụng cho doanh nghiệp phục hồi sau phá sản ở Mỹ và bài học kinh nghiệm cho kế toán Việt Nam‖. 2. Tổng quan về các nghiên cứu trƣớc đây
  10. -v- Các nghiên cứu trên thế giới chủ yếu về dự đoán doanh nghiệp phá sản hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến phá sản, luật phá sản. Tuy nhiên, nghiên cứu về kế toán phá sản ít được thực hiện, liên quan đến kế toán phá sản tổ chức lại doanh nghiệp, một số nghiên cứu đã thực hiện như sau. Tác giả WANG Lina (2008) nghiên cứu về ―Phân tích các thay đổi lý thuyết kế toán sau khi thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp‖ đã chỉ ra rằng Luật doanh nghiệp mới của Trung Quốc làm thay đổi phạm vi áp dụng của kế toán phá sản, mục tiêu kế toán phá sản, cấu trúc kế toán phá sản và đơn vị kế toán phá sản. Do đó đội ngũ nhân sự kế toán và các chuyên gia pháp lý liên quan được yêu cầu có hiểu biết toàn diện về luật phá sản bằng cách kết hợp với các thay đổi mới, để nâng pháp chất lượng, bảo vệ lợi ích doanh nghiệp tốt hơn và đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường. Daniel L. Haskin và Teresa E. Haskin thực hiện nghiên cứu vào năm 2012 về ―Hệ thống phân cấp của GAAP Mỹ so với IFRS – Tình huống Kế toán phá sản‖. Nghiên cứu điều tra các công ty ở các nước sử dụng IFRS bị ảnh hưởng bởi hướng dẫn của ASC 852 Tổ chức lại khi đối mặt với phá sản. Xem xét báo cáo tài chính của công ty phá sản ở các nước sử dụng hoặc chuyển đổi sang IFRS thực hiện lập báo cáo phá sản theo loại tổ chức lại. Kết quả cho thấy, kế toán tổ chức lại theo phá sản ít được biết đến. IASB chưa ban hành bất kỳ hướng dẫn nào liên quan đến kế toán trong trường hợp này vấn đề mà theo Mỹ có hướng dẫn là ASC 852. Có khả năng kế toán tái hoạt động sẽ bị cấm sử dụng ở Mỹ nếu IFRS được sử dụng bởi FASB. Tuy nhiên, theo IFRS, người lập báo cáo nên quay về các chuẩn mực quốc gia nếu các cấp độ khác của hệ thống phân cấp không đề cập đến vấn đề đang gặp phải. Ở Việt Nam, liên quan đến vấn đề kế toán doanh nghiệp giải thể, tác giả Nguyễn Phú Giang (2009) ―Kế toán đối với giải thể doanh nghiệp‖. Giải thể doanh nghiệp có thể diễn ra do hết hạn thời gian hoạt động ghi trong quyết định thành lập mà công ty không xin gia hạn, do thua lỗ kéo dài hoặc việc duy trì công ty là không
  11. -vi- cần thiết... Khi giải thể doanh nghiệp, kế toán cần xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, giải quyết dứt điểm các khoản nợ phải trả và các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động cũng như vốn chủ sở hữu. Thời điểm này đòi hỏi kế toán hạch toán đúng, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ cần giải quyết và điều chỉnh tư cách pháp nhân của doanh nghiệp không còn tồn tại. Mặc dù Bộ Tài chính và các ban ngành chức năng liên quan đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan đến giải thể doanh nghiệp nhưng những vấn đề cụ thể về kế toán, về phương pháp kế toán vẫn chưa được đề cập trong chế độ kế toán cũng như các quyết định, thông tư liên quan. 3. Mục tiêu nghiên cứu  Tìm hiểu nội dung cơ bản của thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật phá sản Mỹ.  Tìm hiểu các vấn đề kế toán khi một doanh nghiệp tổ chức lại theo luật ở Mỹ.  Tìm hiểu thực trạng về kế toán tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của Việt Nam.  Đưa ra các đề xuất bài học kinh nghiệm hoàn thiện kế toán tổ chức lại theo luật phá sản ở Việt Nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu  Các chuẩn mực kế toán của Mỹ quy định về kế toán doanh nghiệp tổ chức lại theo Luật phá sản như thế nào?  Chế độ kế toán Việt Nam quy định về kế toán tổ chức lại doanh nghiệp như thế nào?  Có sự khác biệt nào giữa chế độ kế toán Mỹ với Việt Nam?  Bài học kinh nghiệm đối với kế toán tổ chức lại doanh nghiệp theo Mỹ áp dụng vào Việt Nam? 5. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
  12. -vii- Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật về phá sản và kế toán phá sản. Đặc biệt, đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề về đo lường, ghi nhận và công bố các sự kiện phát sinh trong một vụ phá sản doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu  Đề tài tập trung nghiên cứu thủ tục tổ chức lại theo luật phá sản và các vấn đề kế toán tổ chức lại doanh nghiệp của Mỹ.  Đề tài tập trung nghiên cứu thủ tục tổ chức lại theo luật phá sản và các vấn đề kế toán tổ chức lại doanh nghiệp của Việt Nam. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Cách tiếp cận của đề tài: Đề tài này chọn cách tiếp cận thiên về lý thuyết trong đó nhấn mạnh đến việc hoàn thiện các quy định kế toán. Do vậy, việc xem xét các quy định về kế toán tổ chức lại doanh nghiệp theo Mỹ và chuẩn mực, các quy định liên quan của Việt Nam là rất quan trọng. Phƣơng pháp nghiên cứu  Toàn bộ đề tài sử dụng phương pháp định lượng, ngoài ra còn sử dụng  Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để tìm hiểu và hệ thống hóa những nghiên cứu trên thế giới về vấn đề hội tụ trong kế toán, cũng như quá trình thay đổi trong kế toán của Việt Nam về kế toán tổ chức lại doanh nghiệp.  Phương pháp thống kê mô tả để phân tích tổng quát về kế toán tổ chức lại doanh nghiệp.  Tài liệu nghiên cứu chính: Sách, chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực và quy định của Việt Nam, bài báo, bài nghiên cứu, các báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp phá sản. 7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
  13. -viii-  Về lý luận: Đề tài này hệ thống về lý luận kế toán tổ chức lại doanh nghiệp.  Về thực tiễn: Đề tài chỉ ra sự khác biệt trong lĩnh vực kế toán tổ chức lại doanh nghiệp giữa Mỹ và Việt nam. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm vận dụng kế toán tổ chức lại doanh nghiệp vào Việt Nam. 8. Kết cấu của Luận văn Bố cục của luận văn được tác giả trình bày như sau: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở kế toán tổ chức lại theo Luật phá sản Chương 2: Thực trạng kế toán tổ chức lại doanh nghiệp ở Việt Nam Chương 3: Đề xuất giải pháp vận dụng vào Việt Nam
  14. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KẾ TOÁN TỔ CHỨC LẠI THEO LUẬT PHÁ SẢN THEO MỸ 1.1 KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC LẠI THEO LUẬT PHÁ SẢN MỸ 1.1.1 Khái niệm Theo Wikipedia.org định nghĩa về mất khả năng thanh toán là người mắc nợ không có khả năng trả nợ. Mất khả năng thanh toán dòng tiền liên quan đến thiếu tính thanh khoản để trả các khoản nợ đến hạn. Mất khả năng thanh toán bảng cân đối kế toán liên quan đến tài sản thuần âm – nghĩa là nợ phải trả lớn hơn tài sản. Mất khả năng thanh toán không đồng nghĩa với phá sản, phá sản là việc xác định mất khả năng thanh toán được thực hiện bởi tòa án sẽ dẫn đến quyết định giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán. Phá sản là một tình trạng phá lý của một người hoặc một đơn vị mà không thể hoàn trả nợ cho chủ nợ. Hầu hết trong tàn phán, phá sản được bắt đầu bởi người mắc nợ và tòa án ban lệnh giải quyết vụ phá sản. Một công ty mắc nợ được xem là mất khả năng thanh toán (insolvent) khi không thể thanh toán các khoản nợ đến hạn, hoặc khi tổng số nợ vượt quá giá trị hợp lý của tài sản. Không có khả năng thanh toán đúng hạn được đề cập đến như là mất khả năng thanh toán vốn chủ sở hữu (equity insolvency). Việc có tổng số nợ vượt quá giá trị hợp lý tổng tài sản được đề cập đến như là mất khả năng thanh toán phá sản (bankruptcy insolvency). Công ty mắc nợ mà được xem mất khả năng thanh toán trong tình huống vốn chủ sở hữu có thể tránh được các thủ tục phá sản bằng cách thương lượng một hợp đồng trực tiếp với các chủ nợ. Công ty mắc nợ mà được xem là mất khả năng thanh toán trong tình huống phá sản thông thường sẽ được tổ chức lại hoặc giải thể dưới sự giám sát của một tòa án phá sản (Beam, 2012).
  15. -2- 1.1.2 Sơ lƣợc về ban hành Luật phá sản Mỹ Dựa vào một quy định đầu tiên của Hiến pháp Mỹ, Quốc hội có trách nhiệm xây dựng các luật kinh doanh. Tuy nhiên, không có bất kỳ luật phá sản liên ban nào thực sự được thông qua cho đến khi Bộ luật Phá sản năm 1898 (sau đó được sửa đổi vào năm 1938 bởi Luật tàu biển). Sau đó, theo một thập niên nghiên cứu và tranh luận bởi Quốc hội, Bộ luật cải cách phá sản năm 1978 đã thay thế những luật này. Quốc hội đã chỉnh sửa luật này nhiều lần từ năm 1978. Kết quả là, Luật cải cách phá sản 1978 được sửa đổi nhằm cung cấp thủ tục pháp lý cho hầu hết các vụ tranh chấp phá sản. Nó cố gắng đạt hai mục tiêu liên quan đến các trường hợp mất khản năng thanh toán: (1) phân phối công bằng tài sản cho các chủ nợ và (2) miễn trừ trách nhiệm pháp lý của người mắc nợ (Hoyle, 2012). Hiệu lực vào Tháng 10 năm 2005, Luật Ngăn ngừa Lạm dụng Phá sản và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bankruptcy Abuse Prevention and Consumer Protection Act – BAPCPA) đã nhận được nhiều quan tâm lớn về các quy định của nó, điều mà đã làm cho nó khó khăn hơn đối với những người mắc nợ nhằm lạm dụng tinh thần đằng sau của luật phá sản. BAPCPA cũng có nhiều rẽ nhánh cho các doanh nghiệp, chủ yếu thông qua các hạn chế về khung thời gian cho phép đặc quyền lập kế hoạch trong các trường hợp phá sản theo Chương 11 (Chapter 11) và các hợp đồng thuê bất động sản (Beam, 2012). Loại Mô tả Chương 7: Giải thể Một quản trị viên được bổ nhiệm để bán hết tài sản của một công ty và thanh toán yêu cầu trả nợ cho các chủ nợ. Chương 9: Điều chỉnh Các thành phố (không được đề cập ở đây). các khoản nợ của một thành phố Chương 11: Tổ chức lại Công ty mắc nợ được lập kế hoạch khôi phục, và tổ chức lại doanh nghiệp theo kế hoạch. ■ Hoặc một quản trị viên được bổ nhiệm hoặc công ty thực hiện các nhiệm vụ của quản trị viên (doanh nghiệp mắc nợ đang sở hữu). ■ Một kế hoạch tổ chức lại được đàm phán với các chủ nợ, cổ động, người lao động và các bên liên quan khác để các yêu cầu thanh toán được giải quyết và công ty có thể tiếp dụng
  16. -3- hoạt động trong quá trình phá sản và thoát khỏi phá sản. ■ Mặc dù Chương 11 cũng áp dụng cho các cá nhân, nhưng phá sản theo Chế định 13 thường dễ dàng hơn. Chương 12: Chủ trang Các chủ trang trại gia đình với thu nhập thường xuyên (không đề trại cập ở đây) Chương 13: Điều chỉnh Ngoài trừ áp dụng cho các cá nhân, bao gồm các doanh nghiệp tư các khoản nợ của một cá nhân. Các khoản nợ không có đảm bảo nhỏ hơn $307,675 và các nhân với thu nhập khoản nợ có đảm bảo nhỏ hơn $922,975 (không đề cập ở đây). thường xuyên. Bảng 1: Các loại phá sản theo Luật Phá sản Mỹ Danh sách 20 công ty phá sản lớn nhất ở Mỹ từ năm 1987 đến nay. Tổng tài sản trước STT Công ty Ngày phá sản Ngành nghề khi phá sản 1 Texaco 04/12/1987 $34,940,000,000 Petroleum & Petrochemicals 2 Financial Corp of America 09/09/1988 $33,864,000,000 Financial Services & Savings and Loans 3 Bank of New England 01/07/1991 $29,773,000,000 Interstate Bank Holding Company 4 Pacific Gas and Electric Co. 04/06/2001 $36,152,000,000 Electricity & Natural Gas 5 Enron Corp. 12/02/2001 $65,503,000,000 Energy Trading, Natural Gas 6 Global Crossing 1/28/2002 $30,185,000,000 Global telecommunications Carrier 7 Worldcom, Inc. 7/21/2002 $103,914,000,000 Telecommunications 8 Conseco, Inc. 12/17/2002 $61,392,000,000 Financial Services Holding Co. 9 Refco 10/17/2005 $33,333,000,000 Brokerage Services 10 Calpine 12/20/2005 $27,216,000,000 Integrated Power Company 11 IndyMac Bancorp 7/31/2008 $32,734,000,000 Bank Holding Company 12 Lehman Brothers Holdings, Inc. 9/15/2008 $691,063,000,000 Investment Bank 13 Washington Mutual 9/26/2008 $327,913,000,000 Savings & Loan Holding Co. 14 Lyondell Chemical 01/06/2009 $27,392,000,000 Global Manufacturer of Chemicals 15 General Growth Properties 4/16/2009 $29,557,000,000 Real Estate Investment Company 16 Chrysler 4/30/2009 $39,300,000,000 Manufactures & Sells Cars 17 Thornburg Mortgage 05/01/2009 $36,521,000,000 Residential Mortgage Lending Company 18 General Motors 06/01/2009 $82,290,000,000 Manufactures & Sells Cars 19 CIT Group 11/01/2009 $71,000,000,000 Banking Holding Company 20 MF Global 11/08/2011 $41,000,000,000 Financial Derivatives Broker (Nguồn: www.bankruptcydata.com) Bảng 2: Danh sách 20 công phá sản lớn nhất ở Mỹ từ năm 1987 đến nay 1.1.2.1 Tiến trình Khi đã nộp đơn phá sản, mọi bản án, hoạt động thu hồi của chủ nợ, và dành quyền sở hữu tài sản nhằm thu hồi các khoản nợ mà đã phát sinh trước khi nộp đơn đều
  17. -4- được đình chỉ. Điều này được đề cập như là ―đình chỉ trả nợ‖ và trao cho doanh nghiệp ngưng trả nợ trong quá trình tổ chức lại doanh nghiệp. Khi nộp đơn, doanh nghiệp nộp cùng một bảng liệt kê chủ nợ. Sau khi nộp đơn, tất cả chủ nợ sẽ được triệu tập để nộp yêu cầu thanh toán (giấy đòi nợ) đối với các khoản nợ trước khi nộp đơn. Các yêu cầu thanh toán này sau đó trở thành yêu cầu thanh toán được phép (allowed claim) nếu không có tranh chấp bởi doanh nghiệp trong suốt quá trình tố tụng. Tòa án là người cuối cùng xác định liệu yêu cầu thanh toán bị tranh chấp có được phép thanh toán hay không. Vì doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh sau khi nộp đơn, nó sẽ bắt đầu lập kế hoạch tổ chức lại. Doanh nghiệp có đặc quyền trong vòng 120 ngày sau ngày nộp đơn để nộp kế hoạch tổ chức lại và 60 ngày khác (tổng cộng là 180 ngày) để đạt được chấp nhận bởi chủ nợ và chủ sở hữu trước khi các bên khác nộp một bảng kế hoạch thay thế. Doanh nghiệp phải quyết định trong quá trình phá sản liệu có tiếp tục hoặc hủy các hợp đồng đang tồn tại hay không, bao gồm hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng lao động hoặc các thỏa thuận đang còn hiệu lực khác đều bị ngưng bởi doanh nghiệp và chấp thuận bởi tòa án. Kế hoạch tổ chức lại thể hiện phương thức cho doanh nghiệp và thay đổi tài chính và hoạt động kinh doanh cần thiết để tiếp tục hoạt động như là hoạt động liên tục. Thông thường, kế hoạch được lập bởi ban lãnh đạo doanh nghiệp. Tổn thất, được sử dụng trong ngữ cảnh phá sản, là một thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ tình trạng quyền lợi theo hợp động của chủ nợ trong kế hoạch tổ chức lại. Thuật ngữ này không giống như được dùng trong ngôn ngữ kế toán trong GAAP, trong kế toán thường có nghĩa là giá trị hợp lý của tài sản nhỏ hơn giá trị thực hiện. Sau khi nộp kế hoạch cho Tòa án, các đề xuất của kế hoạch sẽ được chấp thuận thông qua biểu quyết bởi chủ nợ. Thông tin được gửi đến các chủ nợ có quyền bỏ phiếu cho kế hoạch được gọi là báo cáo công bố (disclosure statement). Báo cáo công bố được lập bởi doanh nghiệp sẽ được phân phối khi tòa án phê duyệt
  18. -5- cùng với kế hoạch tổ chức lại. Luật phá sản không quy định yêu cầu cụ thể công bố đối với báo cáo công bố, thường bao gồm như sau:  Bảng tóm tắt kế hoạch tổ chức lại  Thông tin tài chính lịch sử, bao gồm bao cáo tài chính cho ít nhất năm trước khi nộp đơn và báo cáo tài chính cho kỳ doanh nghiệp nộp đơn.  Thông tin báo cáo tài chính triển vọng, bao gồm ước tính tiền sẽ được sử dụng để tính toán giá trị tổ chức lại của doanh nghiệp.  Một bảng cân đối kế toán theo mẫu riêng dựa trên giá trị tổ chức lại, trình bày cấu trúc tài chính dự kiến của doanh nghiệp khi thoát khỏi Chương 11. Thông tin khác thương bao gồm trong báo cáo công bố như sau:  Thông tin về lịch sử công ty và nguyên nhân của khó khăn tài chính  Thông tin về ban lãnh đạo hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.  Một báo cáo trình bày giá trị mà các chủ nợ dự tính nhận dược nếu công ty bị phá sản hoàn toàn thay vì tổ chức lại.  Bảng tóm tắt các điểm chính từ kế hoạch kinh doanh. Sau thời gian trưng cầu trong khi kế hoạch tổ chức lại được phân phối đến các bên khác nhau để xem xét, mỗi nhóm bị suy giảm sẽ biểu quyết độc lập chấp nhận hoặc từ chối kế hoạch. Kế hoạch được thông qua khi:  Ít nhất 2/3 giá trị yêu cầu thanh toán được phép, và  Số lượng yêu cầu thanh toán được phép đối với mỗi nhóm phải quá bán. Ngày công nhận là ngày Tòa án phê duyệt kế hoạch tổ chức lại. Việc công nhận kế hoạch bởi tòa án cho phép doanh nghiệp thoát khỏi quá trình tổ chức lại, buộc doanh nghiệp vào các quy định của kế hoạch, trao tài sản phá sản cho doanh nghiệp, miễn trả các khoản nợ trước khi nộp đơn như đã được thiết lập trong kế hoạch.
  19. -6- Tòa án thiết lập ngày hiệu lực phục hồi, có thể là một ngày xác định hoặc ngày mà khi tất cả điều kiện trọng yếu trong kế hoạch có hiệu lực đều thỏa mãn. Tại thời điểm này, doanh nghiệp đã thoát khỏi phá sản. Ngày này còn được gọi là ngày phục hồi. Danh sách 18 công ty tổ chức lại thành công theo Luật phá sản ở Mỹ Ngày nộp Tổng tài sản trước Tài sản đã được STT Doanh nghiệp đơn khi nộp đơn điều chỉnh 1 Penn Central Transportation Company 21/06/1970 $7,000,000,000 $41.4 tỷ 2 Texaco, Inc. 12/04/1987 $35,892,000,000 $72.5 tỷ 3 Financial Corp. of America 09/09/1988 $33,864,000,000 $65.7 tỷ 4 Pacific Gas and Electric Co. 06/04/2001 $29,770,000,000 $38.6 tỷ 5 Enron Corp.* 02/12/2001 $63,392,000,000 $82.2 tỷ 6 Global Crossing Ltd. 28/01/2002 $30,185,000,000 $38.5 tỷ 7 Worldcom Inc. 21/07/2002 $103,914,000,000 $133 tỷ 8 UAL Corp. 09/12/2002 $25,197,000,000 $32.2 tỷ 9 Conseco, Inc. 18/12/2002 $61,392,000,000 $78.4 tỷ 10 Delta Air Lines, Inc. 14/09/2005 $21,801,000,000 $25.6 tỷ 11 Delphi Corporation, Inc. 08/10/2005 $22,000,000,000 $25.6 tỷ 12 Refco Inc. 17/10/2005 $33,333,172,000 $39.2 tỷ 13 Lehman Brothers Holdings Inc. 15/09/2008 $639,063,000,800 $681 tỷ 14 Washington Mutual 26/09/2008 $327,913,000,000 $350 tỷ 15 Chrysler LLC 30/04/2009 $39,300,000,000 $42.1 tỷ 16 General Motors Corporation 01/06/2009 $82,300,000,000 $88.1 tỷ 17 CIT Group 01/11/2009 $71,019,200,000 $76 tỷ 18 MF Global 31/10/2011 $41,000,000,000 $41.8 tỷ (Nguồn: www.bankruptcydata.com) Bảng 3: Danh sách 18 công ty tổ chức lại thành công theo Luật phá sản ở Mỹ 1.2 CÁC VẤN ĐỀ KẾ TOÁN MỸ TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC LẠI Khi một doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 của Luật Phá sản, thì kế toán và lập báo cáo tài chính thuộc phạm vi điều chỉnh của ASC 852-10, Tổ chức lại. Trong phần này sẽ tập trung vào kế toán và lập báo cáo tài chính cho một doanh nghiệp liên quan đến thủ tục phá sản theo Chương 11. ASC 852-10 áp dụng chỉ đối với Chương 11, và không bao gồm các tổ chức chính phủ và các doanh nghiệp giải thể theo Chương 7 của Luật Phá sản.
  20. -7- Mục tiêu chính của lập báo cáo tài chính bởi các doanh nghiệp đang phá sản là để phản ánh sự cải thiện tài chính. Hướng dẫn này yêu cầu các giao dịch và các sự kiện liên quan trực tiếp đến tổ chức lại phân biệt với các hoạt động kinh doanh đang tiếp diễn. Ngoài ra, ASC 852-10 quy định thay đổi trong kế toán và trình bày các khoản mục quan trọng trên bảng cân đối kế toán, đặc biệt là nợ phải trả. Trong phần này đề cập đến các phương pháp để tách biệt các hoạt động trong qua trình phá sản và các hoạt động khác được trình bày trên báo cáo tài chính. 1.2.1 Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính chủ yếu cho các đơn vị lập báo cáo theo ASC 852-10 trong hầu hết trường hợp được trình bày giống như các báo cáo được trình bày cho các kỳ trước khi nộp đơn. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục trình bày bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động, lưu chuyển tiền tệ và thay đổi vốn chủ sở hữu sau khi nộp đơn. Tuy nhiên, có một đặc điểm phân biệt trên báo cáo được gọi tên là doanh nghiệp mắc nợ đang sở hữu. Hướng dẫn ASC 852-10-45-1 cung cấp khái niệm chung về lập báo cáo tài chính trong một vụ phá sản không nhất thiết ảnh hưởng đến kế toán hầu hết các khoản mục trên bảng cân đối kế toán và trên báo cáo kết quả hoạt động. Trong hầu hết trường hợp, GAAP khác sẽ tiếp tục áp dụng trong việc ghi nhận và đo lường tài sản và nợ phải trả như thể là doanh nghiệp không liên quan đến thủ tục phá sản. Ví dụ, các quy định có thể áp dụng cho các vấn đề kế toán khác như là tổn thất tài sản, các vấn đề đánh giá tài sản khác, và thuế thu nhập, vẫn áp dụng sau khi nộp đơn. Tuy nhiên, bởi vì doanh nghiệp đang phá sản đang có các tình huống khác với các tình huống trong các kỳ trước khi nộp đơn, một số thay đổi trong báo cáo tài chính cần thiết phản ánh các khía cạnh đặc thù của thủ tục phá sản. Ảnh hưởng đáng kể nhất của ASC 852-10 đến lập báo cáo tài chính về các khoản mục trên bảng cân đối kế toán liên quan đến phân loại và trình bày nợ phải trả của một doanh nghiệp đang phá sản. Các vấn đề sẽ làm rõ tiếp theo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2