Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè ở Thái Nguyên
lượt xem 4
download
Đề tài tập trung vào phân tích các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngành chè Thái Nguyên, kết hợp với vai trò của nhà nước trong việc tạo môi trường để các doanh nghiệp trong cụm ngành liên kết với nhau để có thể nâng cao hiệu quả của toàn bộ quy trình trong chuỗi sản xuất cũng như giá trị sản phẩm của chè.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè ở Thái Nguyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT --------------------------- MAI THU HIỀN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CHÈ Ở THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------------------- CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT MAI THU HIỀN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CHÈ Ở THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Chính sách công Mã ngành: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S Malcolm McPherson Th.S Lê Thị Quỳnh Trâm TP. Hồ Chí Minh, năm 2015
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả luận văn Mai Thu Hiền
- -ii- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã cho tôi cơ hội được học tập trong một môi trường đầy tính học thuật và mang tầm vóc quốc tế. Tôi cũng muốn gửi lời cám ơn tới các thầy cô giáo trong Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright – những người đã dẫn dắt và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Lê Thị Quỳnh Trâm và TS. Malcolm McPherson là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi, gợi mở hướng tiếp cận đề tài, truyền đạt và hỗ trợ cho tôi thật nhiều kiến thức và thông tin để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Hiệp hội chè Việt Nam, Tổng công ty chè Việt Nam, Công ty chè Sông Cầu… và nhiều hộ gia đình trồng chè tại Thái Nguyên đã nhiệt tình trả lời phỏng vấn, giúp tôi tìm hiểu môi trường thực tế về ngành chè ở Thái Nguyên. Xin chân thành cảm ơn các anh chị trong các cơ quan hành chính của tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và thông tin cần thiết cho đề tài. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, con cảm ơn ba mẹ đã hỗ trợ con trong suốt thời gian qua, cảm ơn các bạn đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2015 Mai Thu Hiền.
- -iii- TÓM TẮT Chè là cây công nghiệp được trồng và sử dụng lâu đời ở Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những sản phẩm xuất khẩu quan trọng trong nông nghiệp của nước ta. Sản xuất chè đã mang lại thu nhập đáng kể cho người lao động. Tuy nhiên, sản xuất chè của cả nước nói chung và của Thái Nguyên nói riêng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của ngành này. Kết quả phân tích cho thấy, bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, lao động thì ngành chè Thái Nguyên đang phải đối mặt với nhiều khó khăn: chưa quy hoạch vùng nguyên liệu, quy mô hộ gia đình là chủ yếu nên diện tích trồng chè bị chia làm nhỏ lẻ, cơ sở sản xuất và chế biến còn lạc hậu, chất lượng chè không đồng đều làm ảnh hưởng đến giá cả, việc xây dựng thương hiệu chè chưa được làm bài bản. Đặc biệt, nhu cầu về loại đồ uống này đang có xu hướng tăng lên nhưng hoạt động xúc tiến thương mại chưa hiệu quả nên vẫn chưa khai thác hết thị trường trong nước và tiềm năng thị trường xuất khẩu bị bỏ ngỏ. Trước thực trạng đó, địa phương đã có những chính sách nhằm cải thiện quá trình trồng, sản xuất và chế biến ngành chè thông qua Đề án phát triển chè với nhiều cơ chế hỗ trợ như quy hoạch vùng chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, chuyển đổi giống cây trồng, hỗ trợ kinh phí đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực cho ngành chè. Tuy nhiên, nhiều chính sách chưa thực sự hiệu quả khiến việc sản xuất và chế biến chè hiện nay chủ yếu vẫn do người dân tự sản tự tiêu. Để khắc phục tình trạng trên, nghiên cứu đã đưa ra năm nhóm chính sách nhằm cải thiện chất lượng và năng suất chè, nâng cao giá trị chè, xây dựng và bảo vệ thương hiệu để nâng cao tính cạnh tranh cho ngành chè của tỉnh Thái Nguyên.
- -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT .............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. vii DANH MỤC PHỤ LỤC .....................................................................................................viii CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .................................................................................. 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 2 1.5. Nguồn thông tin ......................................................................................................... 5 1.6. Cấu trúc luận văn: ...................................................................................................... 6 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN NGÀNH CHÈ THÁI NGUYÊN ........................................ 7 2.1. Lịch sử phát triển ngành chè và đặc điểm cây chè ..................................................... 7 2.1.1. Lịch sử phát triển ngành chè ................................................................................... 7 2.1.2. Đặc điểm của cây chè.............................................................................................. 8 2.2. Phân bố vùng chè Trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên ................................................. 9 2.2.1. Vùng chè trung du Bắc Bộ ...................................................................................... 9 2.2.2. Vùng chè Tây Nguyên .......................................................................................... 12 2.3. Sự hình thành cụm ngành chè ở Thái Nguyên ......................................................... 12 2.3.1. Tổng quan về Thái Nguyên ................................................................................... 12 2.3.2. Cụm ngành chè ở Thái Nguyên ............................................................................ 14
- -v- CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CHÈ ................... 17 3.1. Điều kiện nhân tố đầu vào........................................................................................ 17 3.1.1. Các điều kiện tự nhiên........................................................................................... 17 3.1.2. Nguồn nhân lực sản xuất ....................................................................................... 17 3.1.3. Vùng nguyên liệu chè ........................................................................................... 18 3.2. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan ........................................................ 22 3.3. Điều kiện cầu ........................................................................................................... 28 3.4. Chiến lược kinh doanh và mức độ cạnh tranh.......................................................... 35 CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .................................. 38 4.1. Kết luận .................................................................................................................... 38 4.2. Khuyến nghị chính sách ........................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 41 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 43
- -vi- DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn FAO The Food and Agriculture Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Organization of the United Nations Liên hiệp quốc HACCP Hazard Analysis and Critical Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm Control Points soát điểm tới hạn HTX Hợp tác xã ICARD Trung tâm tin học và thống kê – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. ITC International Trade Centre Trung tâm thương mại quốc tế ISO International Organization for Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa Standardization QSEAP Quality and Safety Enhancement of Nâng cao chất lượng và an toàn cho Agricultural Products sản phẩm nông nghiệp UBND Ủy ban Nhân dân Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, chè Thái Nguyên, ngành chè, mô hình kim cương
- -vii- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Quy mô diện tích chè của hộ ............................................................................... 10 Bảng 3.1. So sánh giá chè xuất khẩu và trong nước ............................................................ 34 Bảng 3.2. Hàm lượng Tanin trong chè Thái Nguyên và Phú Thọ ....................................... 34 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Những nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia .......................................... 3 Hình 2.1. Quy trình chế biến chè ........................................................................................... 9 Hình 2.2. Tỷ lệ nguyên liệu doanh nghiệp thu mua ............................................................. 11 Hình 2.3. Sơ đồ cụm ngành ................................................................................................. 16 Hình 3.1. Diện tích trồng chè ở Thái Nguyên...................................................................... 19 Hình 3.2. Cơ cấu giống chè ................................................................................................. 20 Hình 3.3. Sản lượng chè búp tươi (tấn) ............................................................................... 21 Hình 3.4. Năng suất chè năm 2013 (tấn/ha) ........................................................................ 22 Hình 3.5. Diện tích chè VietGap.......................................................................................... 25 Hình 3.6. Mức tiêu thụ chè bình quân hàng năm tại Việt Nam (gr/người/năm).................. 28 Hình 3.7. Sản lượng chè thế giới ......................................................................................... 29 Hình 3.8. Giá chè xuất khẩu qua các năm (đơn vị tính: USD) ............................................ 31 Hình 3.9. Sản lượng xuất khẩu ............................................................................................ 32 Hình 3.10. Sản lượng nội tiêu .............................................................................................. 32 Hình 3.11. Mô hình kim cương ........................................................................................... 37
- -viii- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Xuất khẩu chè Việt Nam theo sản phẩm (HS), đơn vị tính: nghìn USD. ........... 43 Phụ lục 2. Diện tích, sản lượng chè sau thu hoạch trên cả nước ......................................... 44 Phụ lục 3. Năng suất chè (tấn/ha) của cả nước .................................................................... 44 Phụ lục 4. Sản lượng chè sau chế biến và xuất khẩu của cả nước ....................................... 45 Phụ lục 5. Tỷ trọng thị trường xuất khẩu chè Việt Nam năm 2014 ..................................... 45 Phụ lục 6. Giống chè được trồng ở Thái Nguyên ................................................................ 46 Phụ lục 7. Phân tích ma trận Swot ngành chè tại Thái Nguyên ........................................... 47 Phụ lục 8. Phiếu khảo sát Doanh nghiệp ............................................................................. 48 Phụ lục 9. Phiếu khảo sát hộ trồng chè ................................................................................ 56
- -1- CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa của Đông Nam Á, nơi khí hậu cũng như đất đai rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Đã từ lâu, chè không những là thức uống truyền thống mà còn mang đậm nét văn hóa giao tiếp của người Việt. Ngày nay, chè là một trong những cây công nghiệp có thế mạnh về xuất khẩu. Chính điều đó đã giúp cho ngành chè có bước tăng trưởng đáng kể, cả về diện tích, sản lượng cũng như năng suất. (Phụ lục 2 và 3) Khi mà xu hướng tiêu thụ chè ngày càng tăng thì Việt Nam dần dần trở thành một trong những nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới. Theo thống kê của FAO, hiện nay, Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng xuất khẩu chè. Tuy chè Việt Nam có hương vị thơm ngon nhưng do chất lượng không đồng đều, dây chuyền máy móc sản xuất không hiện đại nên giá bán chỉ bằng 1/2 giá chè xuất khẩu trung bình trên thế giới, và cũng thấp hơn nhiều so với hai nước Kenya và Trung Quốc. Chè được trồng nhiều trên 34 tỉnh thành nhưng tập trung chủ yếu ở 12 tỉnh (chiếm 94% diện tích cả nước). Riêng tại Thái Nguyên diện tích trồng chè chiếm 10% diện tích cả nước và sản lượng đứng thứ hai cả nước. Hàng năm, tại Việt Nam, lượng chè tiêu thụ nội địa chiếm 25 – 30% tổng sản lượng, khoảng 70% trong số đó là chè Thái Nguyên. Theo Hiệp hội chè Việt Nam, mức tiêu thụ chè bình quân tại Việt Nam tăng 16,7% trong 3 năm qua. Còn trên thế giới, theo nghiên cứu của Công ty Global Research & Data Services thì từ năm 2008 đến 2014, tốc độ tăng trưởng trung bình của thị trường chè trên thế giới là 10%, trong đó nhu cầu toàn cầu về chè xanh chiếm 43,2%. Lại nói, Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng về trồng chè với sản lượng đứng thứ hai cả nước chỉ sau Lâm Đồng. Diện tích lớn, sản lượng cao nhưng về cơ bản, hoạt động sản xuất chè ở Thái Nguyên mới chỉ dừng ở mức tiêu thụ nội địa và xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô nên giá trị gia tăng thấp. Mặc dù hiện nay, Đề án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên đang được thực hiện nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm chè tại đây. Trước thực trạng trên, vấn đề nảy sinh là chính quyền địa phương cần phát huy vai trò trong việc đưa ra
- -2- những chính sách để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất cũng như gia tăng giá trị sản phẩm chè Thái Nguyên. Có như vậy, ngành chè Thái Nguyên mới có thể đứng vững và cạnh tranh được với các thương hiệu chè mạnh trên thị trường trong nước và thế giới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung vào phân tích các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngành chè Thái Nguyên, kết hợp với vai trò của nhà nước trong việc tạo môi trường để các doanh nghiệp trong cụm ngành liên kết với nhau để có thể nâng cao hiệu quả của toàn bộ quy trình trong chuỗi sản xuất cũng như giá trị sản phẩm của chè. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất, đâu là những yếu tố thuận lợi và bất lợi trong năng lực cạnh tranh của cụm ngành chè Thái Nguyên? Thứ hai, Thái Nguyên cần có những chính sách gì để nâng cao năng lực cạnh tranh cho cụm ngành chè của tỉnh? 1.4. Phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu các nhân tố và tác nhân có liên quan trong cụm ngành chè trong phạm vi tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dựa trên khung phân tích mô hình kim cương của giáo sư Michael E. Porter, để từ đó xác định và đánh giá những nhân tố quyết định đến năng lực cạnh tranh ngành chè Thái Nguyên. Đề tài phân tích số liệu thống kê; phỏng vấn doanh nghiệp và nông dân để làm cơ sở cho các đánh giá; từ đó đề xuất khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc ban hành chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè Thái Nguyên. Lý thuyết về Cụm ngành Theo Porter, Cụm ngành là “sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại,…) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau”.
- -3- Mô hình kim cương của Porter khái quát hóa các quan hệ tương tác quyết định năng lực cạnh tranh ở tầm vi mô. Bốn góc của kim cương mô tả bốn khía cạnh của môi trường kinh doanh, bao gồm: các điều kiện về nhân tố đầu vào, bối cảnh chiến lược và mức độ cạnh tranh, các điều kiện cầu, các ngành hỗ trợ và liên quan. Hình 1.1: Những nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia Chiến lược kinh doanh và mức độ cạnh tranh Những điều kiện Những điều kiện nhân tố (đầu vào) cầu Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan Nguồn: Porter (1998), Lợi thế cạnh tranh quốc gia. Những điều kiện nhân tố đầu vào: Đây là các yếu tố sản xuất đầu vào cần thiết để cạnh tranh như nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn và cơ sở hạ tầng. Nguồn lực các yếu tố sản xuất ban đầu của một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với lợi thế cạnh tranh trong các ngành công nghiệp của một quốc gia. Các yếu tố sản xuất gồm một số loại sau: Nguồn tài sản vật chất: là sự dồi dào, chất lượng, khả năng tiếp cận và chi phí cho đất, nước, khoáng sản. Trong đó, điều kiện khí hậu được xem như một phần nguồn tài sản
- -4- vật chất của quốc gia như vị trí và quy mô địa lý, bởi chúng có khả năng ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển và sự dễ dàng trong trao đổi văn hóa, kinh doanh. Nguồn nhân lực: bao gồm số lượng, kỹ năng và chi phí tuyển dụng và quản lý lao động. Nguồn kiến thức: tập trung chủ yếu trong các trường đại học, viện nghiên cứu, các nghiên cứu khoa học và kinh doanh, các báo cáo và cơ sở dữ liệu nghiên cứu thị trường, các hiệp hội thương mại và các nguồn khác. Đây là nguồn kiến thức về khoa học, công nghệ, thị trường… được chuyển hóa vào hàng hóa và dịch vụ. Nguồn vốn: là tổng số và chi phí của vốn có thể sử dụng để tài trợ cho một ngành nhất định. Cơ sở hạ tầng: bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, thanh toán chi trả, y tế… Ngoài ra, cơ sở hạ tầng còn bao gồm nhà cửa và thể chế văn hóa, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sống và sự hấp dẫn của một quốc gia như một nơi để sống và làm việc. Các điều kiện cầu: Ba thuộc tính lớn và có ý nghĩa của cầu trong nước là kết cấu, quy mô và hình mẫu tăng trưởng, và những cơ chế lan truyền sở thích trong nước ra thị trường nước ngoài. Trong đó, kết cấu của cầu trong nước quan trọng hơn cả vì nó định hình tốc độ và đặc điểm đổi mới và cải tiến của các công ty trong một quốc gia. Quy mô cầu và hình mẫu tăng trưởng: Quy mô cầu nội địa có thể đóng vai trò đáng kể trong một số ngành sản xuất nhất định, nhất là những ngành đòi hỏi nghiên cứu và triển khai lớn, lợi thế nhờ quy mô trong sản xuất cao, có sự cách biệt lớn giữa các thế hệ công nghệ. Tuy nhiên, nó không phải là một lợi thế nếu nó không là những phân đoạn cầu cũng đang có nhu cầu ở các nước khác. Nhu cầu nội địa cho phép các doanh nghiệp có cái nhìn rõ hơn về xu thế thị trường toàn cầu, giúp các doanh nghiệp trong quốc gia đó có thể xuất khẩu giá trị và sở thích cùng với sản phẩm và dịch vụ của một ngành, để trở thành người đi tiên phong trong ngành đó. Quốc tế hóa nhu cầu nội địa: Toàn cầu hóa không làm giảm tầm quan trọng của nhu cầu nội địa, lợi thế của cạnh tranh là dùng thị trường nội địa làm bàn đạp tác động tới nhu cầu nước ngoài thông qua các hoạt động xuất khẩu, du lịch, liên minh chính trị và quan hệ lịch sử.
- -5- Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan: Bao gồm các nhà cung ứng và phân phối hỗ trợ ngành và cụm, cụ thể: Cung ứng đầu vào chi phí cạnh tranh và hiệu quả, lợi thế thông tin để thúc đẩy đổi mới và sáng tạo, lợi thế về quy mô và phạm vi cho hoạt động R&D; Tổ chức đào tạo chuyên biệt, tổ chức nghiên cứu, tư vấn, mạng lưới tiếp thị/phân phối, ngành/ tổ chức liên kết ngang; Hiệp hội (vận động chính sách, chia sẻ thông tin và phối hợp), cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp – nhà nước – tổ chức nghiên cứu. Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa: Bao gồm những điều kiện ảnh hưởng tới việc tạo lập, tổ chức và quản lý doanh nghiệp và đặc điểm của các đối thủ trong nước; như quy mô và cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng như các hình thức cạnh tranh và chiến lược kinh doanh. 1.5. Nguồn thông tin Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phỏng vấn: - Phỏng vấn hộ trồng chè: Nội dung phỏng vấn về các giống chè, phương pháp sản xuất, chế biến và tiêu thụ, chính sách hỗ trợ của địa phương và sự liên kết với các doanh nghiệp. Để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và mang tính khách quan và đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu, tác giả đã tiến hành lựa chọn 4 huyện đại diện cho 4 khu vực trọng điểm trồng chè của vùng là thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ, huyện Đại Từ, với tổng diện tích trồng chè của 4 huyện là 14.549 ha. Tổng số hộ trồng chè toàn tỉnh Thái Nguyên khoảng 65.000 hộ, các hộ có nhiều tương đồng với nhau về hình thức tổ chức sản xuất chè của vùng. Do đó, tác giả đã tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên, mỗi huyện 9 hộ, tổng cộng là 36 hộ để tiến hành điều tra, phỏng vấn. Trong 36 hộ này, có 31 hộ với quy mô diện tích canh tác dưới 0,2 ha và 5 hộ có quy mô diện tích canh tác trên 0,2 ha. - Phỏng vấn doanh nghiệp: Nội dung phỏng vấn xoay quanh quy mô sản xuất, năng lực chế biến, các hình thức tiêu thụ sản phẩm, chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ của địa phương. Tổng số doanh nghiệp chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 34 doanh nghiệp, để có được thông tin cụ thể về việc chế biến công nghiệp chè trên địa bàn tỉnh cũng như thấy
- -6- được mối quan hệ giữa các hộ trồng chè và các doanh nghiệp, tác giả đã tiến hành chọn mẫu snowball để thực hiện phỏng vấn. Cụ thể, tác giả phỏng vấn được 6 doanh nghiệp, gồm: Công ty chè Sông Cầu, Công ty cổ phần chè Quân Chu, Công ty cổ phần chè Thái Nguyên, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trung Nguyên, Công ty chè Tân Cương Hoàng Bình, Nhà máy chè Khe Mo. Dữ liệu thứ cấp: phân tích, tổng hợp số liệu từ các nguồn: niên giám thống kê, các báo cáo của địa phương, hiệp hội chè và các website chuyên ngành (faostat, trademap,…). 1.6. Cấu trúc luận văn: Luận văn được trình bày gồm bốn chương. Trong đó, chương một giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, đặt ra các vấn đề chính sách cần giải quyết. Chương hai trình bày tổng quan ngành chè Thái Nguyên gồm lịch sử phát triển ngành chè và sự hình thành của cụm ngành chè ở Thái Nguyên. Chương ba phân tích năng lực cạnh tranh ngành chè ở Thái Nguyên theo mô hình kim cương của Porter. Cuối cùng, chương bốn là phần kết luận và kiến nghị chính sách.
- -7- CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN NGÀNH CHÈ THÁI NGUYÊN 2.1. Lịch sử phát triển ngành chè và đặc điểm cây chè 2.1.1. Lịch sử phát triển ngành chè Cùng với Trung Quốc và Ấn Độ, Việt Nam là một trong những nước được coi là quê hương của cây chè. Trải qua nhiều năm thay đổi và phát triển, nền nông nghiệp Việt Nam đã hình thành nên 2 vùng chè lớn là vùng chè tươi và vùng chè rừng. Vùng chè tươi được trồng chủ yếu ở ven châu thổ các con sông lớn, do các hộ người Kinh trồng, gồm các loại: chè tươi, chè nụ, chè bạng. Vùng chè rừng được trồng ở miền núi phía Bắc, do người dân tộc thiểu số trồng, gồm các loại: chè mạn, chè chi… Ngay khi Pháp chiếm đóng Đông Dương làm thuộc địa, tại Việt Nam đã hình thành nên hai phương pháp chế biến chè là chè đen và chè xanh. Từ đó, người Pháp đã phát triển chè thành một mặt hàng đặc biệt để xuất khẩu với hai vùng chè tập trung là Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc. Năm 1941 hai vùng này có diện tích là 13.505 ha, sản lượng là 6000 tấn chè khô. Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều cơ sở nghiên cứu và vùng trồng chè bị phá hủy nặng nề, có nơi không hoạt động được nhưng Việt Nam vẫn duy trì được đồi chè và vườn giống. Bên cạnh đó, nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc, sản lượng chè cũng tăng lên, chủ yếu là chè đen cho thị trường xuất khẩu. Còn tại thị trường trong nước, ngoài các loại truyền thống còn xuất hiện thêm các loại chè gói ướp hương hoa. Sau năm 1975, diện tích và sản lượng chè tăng nhanh (năm 1985: diện tích trồng chè là 50.800 ha, sản lượng đạt 28.200 tấn chè khô), trong đó các loại chè truyền thống để tiêu thụ nội địa (chè tươi, chè nụ…) tăng nhiều. Thời kỳ đổi mới và mở cửa, từ năm 1986 đến nay, thị trường xuất khẩu chè đen tiếp tục được mở rộng, thị trường tiêu thụ chè trong nước trở nên sôi động với sự xuất hiện của nhiều mặt hàng chè mới như chè túi, chè đặc sản, chè hoa và đa dạng về mẫu mã, phân phối. Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên phát triển cây chè nên đến năm 2000, diện tích
- -8- trồng chè đạt 90.000 ha, sản lượng là 87.000 tấn chè khô (trong đó xuất khẩu là 67.000 tấn, tiêu thụ nội địa là 20.000 tấn), kim ngạch xuất khẩu đạt 78 triệu USD1. 2.1.2. Đặc điểm của cây chè Chu kỳ phát triển của cây chè gồm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn non, kéo dài 3 – 4 năm kể từ khi gieo trồng. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn cây lớn kéo dài 20 – 30 năm tùy theo giống, điều kiện đất đai và chăm sóc, khai thác. Giai đoạn này, cây chè cho năng suất cao nhất. Tuy nhiên, nếu chăm sóc không tốt và khai thác nhiều thì cây chè sẽ sớm bị suy thoái và già cỗi sớm. Cuối cùng là giai đoạn già cỗi, kéo dài từ 5 – 10 năm, cây chè suy yếu dần nên cần phải dùng các biện pháp kỹ thuật để tạo tán mới cho chè. Cây chè là cây trồng lâu năm, sinh trưởng trong điều kiện ẩm ướt, râm mát của vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, tốt nhất ở nhiệt độ từ 22 – 28, độ ẩm trong không khí từ 80 – 85%, lượng mưa từ 1.500 – 2.000 mm. Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây chè, tác động đến sản lượng của chè. Do đó, ánh sáng tán xạ kết hợp với sương mù nhiều, ẩm ướt, nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt ngày đêm lớn ở vùng núi cao là điều kiện thuận lợi để sản xuất chè đạt chất lượng cao. Quy trình chế biến chè gồm: Héo: Là một quá trình loại bỏ nước dư thừa từ các lá, mục tiêu là để làm bay hơi hàm lượng nước trong lá chè để các lá trở nên mềm và dẻo. Xào: Quá trình này được thực hiện bằng cách làm nóng lá chè một cách vừa phải, do đó làm ngưng hoạt động lên men của lá chè mà không làm phá hủy hương vị của chè. Vò: Để thúc đẩy và đẩy nhanh quá trình oxy hóa, điều này có thể trợ giúp thay đổi hương vị và hình dạng của chè. Lên men: Là quá trình quan trọng trong sự hình thành của hương vị và màu sắc đặc trưng cho nước chè đen. Tạo hình: Tạo các hình dạng khác nhau bằng tay hoặc bằng các loại máy, như bị cuộn lại thành hình xoắn ốc, tạo thành viên tròn và các hình dạng phức tạp khác. 1 Đỗ Ngọc Quý (2003).
- -9- Sấy khô: Mục đích chủ yếu là đình chỉ các quá trình hoạt động của men và loại bỏ độ ẩm từ lá để sản xuất một sản phẩm ổn định với chất lượng được bảo quản tốt, đồng thời phát huy hương thơm trong chè. Hình 2.1. Quy trình chế biến chè Xào Vò Quay/ Chè xanh tạo hình Hoặc thêm hoa tươi vào sấy Chè búp Héo tươi Vò Lên men Sấy khô Chè đen Nguồn: Tác giả tự vẽ. Do có sự khác nhau giữa quy trình chế biến chè xanh và chè đen nên hương vị chè xanh và chè đen cũng khác nhau. Nước chè đen có màu nâu đỏ tươi, vị dịu, hương thơm nhẹ, dễ uống nên chiếm tỷ lệ lớn trên thị trường buôn bán chè thế giới, chủ yếu để xuất khẩu sang Tây Âu. Nước chè xanh có màu vàng, vị chát mạnh; chủ yếu xuất khẩu sang Châu Á và Bắc Phi. 2.2. Phân bố vùng chè Trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên 2.2.1. Vùng chè trung du Bắc Bộ Vùng Trung du Bắc Bộ nằm tại ranh giới giữa miền núi và đồng bằng Bắc bộ, gồm các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên, Hà Nội. Do nằm ở vị trí địa lý giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ nên khí hậu là sự giao thoa giữa khí hậu miền núi và đồng bằng: Mùa hè mưa nhiều, khí hậu biến động mạnh; còn mùa đông khô lúc đầu và gió nồm kết hợp với mưa phùn vào cuối mùa đông. Đất vùng chè tại đây chủ yếu là feralit phân bố ở các địa hình đồi núi, phát triển trên đá trầm tích, một phần trên đá macma và phù sa cổ, rất phù hợp với việc trồng và phát
- -10- triển cây chè. Với điều kiện thổ nhưỡng như vậy đã hình thành các yếu tố vi lượng, đa lượng quan trọng của chè tại đây (điển hình là chè được trồng tại Thái Nguyên và Phú Thọ), góp phần làm cho hương vị chè thơm ngon đặc biệt. Mặc dù vùng trung du Bắc bộ là một trong những vùng nghèo nên vấn đề an ninh lương thực luôn được coi trọng, nhưng không vì thế mà nông dân ở đây từ bỏ trồng lúa để đa dạng hóa các loại cây trồng có giá trị cao hơn, điều này thể hiện ở chỗ diện tích trồng chè có tăng nhưng không nhiều và thu nhập bình quân đầu người từ sản xuất chè tăng đáng kể nhờ tăng năng suất. Đặc biệt tại Phú Thọ và Thái Nguyên, sản xuất chè vẫn giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế tại đây, thể hiện ở thu nhập từ chè chiếm khoảng trên 50% tổng thu nhập của nông dân tại đây. Có thể thấy Thái Nguyên và Phú Thọ có cùng điều kiện về địa hình thổ nhưỡng cũng như khí hậu, nhưng việc phát triển loại chè khác nhau. Nếu như ở Phú Thọ chủ yếu sản xuất chè đen thì ở Thái Nguyên lại phát triển chính vào chè xanh. Chính điều này đã tạo nên nhiều sự khác biệt giữa Thái Nguyên và Phú Thọ về hiện trạng sản xuất: Quy mô hộ trồng chè ở vùng này còn nhỏ, khoảng ¾ hộ có diện tích trồng chè nhỏ hơn 0.2 ha. Tuy nhiên, các hộ nông dân ở Thái Nguyên có diện tích trồng chè nhỏ hơn ở Phú Thọ. Bảng 2.1. Quy mô diện tích chè của hộ Số hộ trồng chè (tỷ lệ %) Quy mô diện tích chè Cả nƣớc Đông bắc Thái Nguyên Phú Thọ Dưới 0,2 ha 70,5 74,5 79,8 83,2 Từ 0,2 đến 0,5 ha 18,2 16,3 17,5 11,7 Từ 0.5 đến 1 ha 7,9 5,8 2,3 3,9 Từ 1 đến dưới 2 ha 2,9 2,9 0,4 1,0 Từ 2 đến dưới 3 ha 0,4 0,4 0,0 0,1 Từ 3 đến dưới 5 ha 0,1 0,1 0,0 0,1 Từ 5 đến dưới 10 ha 0,0 0,0 0,0 0,0 Nguồn: Bộ NN&PTNT (2013).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 17 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn