intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhân tố tác động đến hệ thống logistics của chuỗi siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:151

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả sẽ đề xuất một số ý kiến và giải pháp giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhân tố tác động đến hệ thống logistics của chuỗi siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ HỒNG NHẠN NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA CHUỖI SIÊU THỊ BÁN LẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ HỒNG NHẠN NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA CHUỖI SIÊU THỊ BÁN LẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH THƯƠNG MẠI MÃ SỐ: 60340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH THỊ THU OANH Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ “Đánh giá chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc dưới sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế và có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào trước đây. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 04 năm 2017 Người thực hiện luận văn
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................. 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................... 2 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3 1.5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 5 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................ 5 2.1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ...................... 5 2.1.1.1 Khái quát chung về chuỗi cung ứng .............................................. 5 2.1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng ................................................................ 6 2.1.2 Tổng quan về hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Việt Nam........................ 24 2.1.2.1 Khái niệm siêu thị ........................................................................ 24
  5. 2.1.2.2 Sơ lược hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Việt Nam ....................... 26 2.1.2.3 Mô hình chuỗi cung ứng hiện nay tại hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 28 2.2 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN................................................... 31 2.2.1 Các yếu tố quyết định sự tồn tại của các siêu thị bán lẻ ở Ghana: Bằng chứng từ thành phố Kumasi (Charles Adusei và Dadson Awunyo-Vitor, 2014) ......................................................................................................................... 31 2.2.2 Tác động của sự phối hợp giữa nhà bán lẻ với NCC và khách hàng đến chất lượng và sự lịnh hoạt của chuỗi cung ứng (Jayanth Jayaram và các cộng sự, 2010) .......................................................................................................... 32 2.2.3 Thiết kế và phân tích chuỗi cung ứng: Mô hình và phương pháp (Benita M. Beamon, 1998) ........................................................................................... 33 2.2.4 Đo lường hiệu quả của chuỗi cung ứng trong các công ty bán lẻ tại Đan Mạch (Casper Algren và Herbert Kotzab, 2000) ............................................ 34 2.2.5 Tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng (Kamalini Ramdas và Robert E. Spekman, 2000) ............................................................ 35 2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT ................... 37 2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 37 2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................... 40 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 42 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................... 42 3.2 THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ..................................................... 43
  6. 3.2.1 Thảo luận chuyên gia ............................................................................. 44 3.2.2 Thảo luận nhóm ...................................................................................... 47 3.2.3 Kết quả của bước nghiên cứu định tính.................................................. 48 3.3 THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ................................................ 51 3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu định lượng ..................................................... 51 3.3.1.1 Phương pháp chọn mẫu................................................................ 51 3.3.1.2 Xác định kích thước mẫu ............................................................. 52 3.3.1.3 Đối tượng khảo sát ....................................................................... 52 3.3.2 Thiết kế bảng khảo sát ............................................................................ 53 3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................... 53 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 54 4.1 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 54 4.1.1 Thông tin của các ứng viên tham gia trả lời ........................................... 56 4.1.2 Thông tin về siêu thị đang làm việc của các ứng viên tham gia trả lời .. 57 4.2 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO THÔNG QUA HỆ SỐ TIN CẬY Cronbach’s Alpha ................................................................................................... 57 4.2.1 Thang đo hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ ............................ 58 4.2.2 Thang đo quản lý nguồn hàng ................................................................ 61 4.2.3 Thang đo năng lực giao hàng ................................................................. 63 4.2.4 Thang đo quản lý tồn kho ....................................................................... 65
  7. 4.2.5 Thang đo chuỗi cung ứng của siêu thị bán lẻ ......................................... 66 4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ................................................... 67 4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập ............................... 68 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến phụ thuộc........................... 73 4.4 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY ........ 75 4.4.1 Phân tích tương quan .............................................................................. 75 4.4.2 Xây dựng mô hình hổi quy ..................................................................... 76 4.4.3 Kiểm tra các vi phạm giả định hồi quy .................................................. 80 4.4.3.1 Giả định liên hệ tuyến tính ........................................................... 80 4.4.3.2 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư ................................... 81 4.4.3.3 Giả định về tính độc lập của sai số .............................................. 83 4.4.3.4 Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (đo lường đa cộng tuyến) .......................................................................................... 84 4.5 KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA HỆ THỐNG CÁC SIÊU THỊ BÁN LẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................. 85 4.5.1 Kiểm định sự khác biệt về chuỗi cung ứng theo đặc điểm vốn chủ sở hữu ......................................................................................................................... 85 4.5.2 Kiểm định sự khác biệt về chuỗi cung ứng theo đặc điểm quy mô ....... 87 4.5.3 Kiểm định sự khác biệt về chuỗi cung ứng theo thâm niên trong chuỗi cung ứng .......................................................................................................... 88 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................... 90
  8. 5.1 TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 90 5.2 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 92 5.2.1 Đối với hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ ............................... 92 5.2.2 Đối với năng lực giao hàng .................................................................... 93 5.2.3 Đối với quản lý tồn kho .......................................................................... 94 5.3 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................... 95 5.3.2 Hạn chế của đề tài .................................................................................. 95 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 2: DÀN BÀI THẢO LUẬN THANG ĐO CHI TIẾT PHỤ LỤC 3: TÓM TẮT KẾT QUẢ THẢO LUẬN PHỤ LỤC 4: BẢNG KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG CỦA HỆ THỐNG CÁC SIÊU THỊ BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH SPSS PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH CHUYÊN GIA VÀ ỨNG VIÊN THAM GIA THẢO LUẬN
  9. DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết Tên đầy đủ bằng tiếng Anh Tên đầy đủ bằng tiếng Việt tắt ANOVA Analysis of variance Phân tích phương sai CEO Chief Executive Officer Tổng giám đốc điều hành CRM Customer Relationship Quản lý mối quan hệ khách hàng Management EFA Exploratory Factor Analysis Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA NCC Nhà cung cấp TTBH Trung tâm bán hàng WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Sơ lược hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Việt Nam .................................. 28 Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng................................................................................................................ 37 Bảng 3.1: Tổng hợp các quan sát cho thang đo ...................................................... 45 Bảng 3.2: Thang đo chính thức .............................................................................. 49 Bảng 4.1: Thống kê mô tả mấu nghiên cứu. ........................................................... 55 Bảng 4.2: Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ lần 1 .............................................................................................................. 59 Bảng 4.3: Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ lần 2 .............................................................................................................. 60 Bảng 4.4: Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ lần 3 .............................................................................................................. 61 Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo quản lý nguồn hàng lần 1 ................. 61 Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo quản lý nguồn hàng lần 2 ................. 62 Bảng 4.7: Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo năng lực giao hàng lần 1 .................. 63 Bảng 4.8: Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo năng lực giao hàng lần 2 .................. 64 Bảng 4.9: Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo quản lý tồn kho ................................ 65 Bảng 4.10: Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo chuỗi cung ứng của siêu thị bán lẻ.. 66 Bảng 4.11: Bảng thống kê kết quả tổng hợp lần kiểm định cuối cùng của từng nhóm biến. ...................................................................................................................... 67 Bảng 4.12: Kiểm định KMO và Bartlet’s của các biến độc lập. ............................. 69 Bảng 4.13: Tổng phương sai trích. ......................................................................... 69
  11. Bảng 4.14: Ma trận nhân tố xoay. .......................................................................... 71 Bảng 4.15: Kiểm định KMO và Bartlet’s của biến phụ thuộc. ............................... 73 Bảng 4.16: Tổng phương sai trích biến phụ thuộc. ................................................. 73 Bảng 4.17: Ma trận nhân tố biến phụ thuộc ........................................................... 74 Bảng 4.18: Ma trận nhân tố biến phụ thuộc ........................................................... 76 Bảng 4.19: Phân tích phương sai ANOVA ............................................................ 77 Bảng 4.20: Kết quả mô hình hồi quy đa biến ......................................................... 78 Bảng 4.21: Kiểm định Durbin-Watson................................................................... 83 Bảng 4.22: Kết quả đo lường đa cộng tuyến .......................................................... 84 Bảng 4.23: Kiểm định independent sample T-test đối với đặc điểm vốn chủ sở hữu .............................................................................................................................. 85 Bảng 4.24: Kết quả phân tích Homogeneity đối với biến phân loại quy mô ........... 86 Bảng 4.25: Phân tích Anova. ................................................................................. 86 Bảng 4.26: Kết quả phân tích Homogeneity đối với biến phân loại thâm niên trong chuỗi cung ứng ...................................................................................................... 87 Bảng 4.27: Phân tích Anova .................................................................................. 88
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Mô hình cấu trúc chuỗi cung ứng đơn giản ............................................ 15 Hình 2.2: Mô hình cấu trúc chuỗi cung ứng mở rộng ............................................. 15 Hình 2.3: Mô hình chuỗi cung ứng hiện nay tại hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh................................................................................................... 31 Hình 2.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của các siêu thị bán lẻ ở thành phố Kumasi ở Ghana. ............................................................................................ 32 Hình 2.5: Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và sự linh hoạt của chuỗi cung ứng. .. 33 Hình 2.6: Mô hình để đánh giá và phân tích chuỗi cung ứng.................................. 34 Hình 2.7: Đo lường hiệu quả của chuỗi cung ứng trong các công ty bán lẻ tại Đan Mạch ..................................................................................................................... 35 Hình 2.8: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của chuỗi cung ứng ...................... 36 Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu đề xuất. .................................................................. 40 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu. ............................................................................ 43 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức. ............................................................. 49 Hình 4.1: Đồ thị phân tán. ..................................................................................... 80 Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa.................................................... 81 Hình 4.3: Biểu đồ P-P Plot của phần dư chuẩn hóa ................................................ 82
  13. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hầu hết các CEO trên thế giới đều đặt việc quản trị chuỗi cung ứng lên hàng đầu khi mà việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng cao, giá bán trên thị trường và giá thu mua nguồn cung cấp hàng hóa ngày càng bị siết chặt. Chuỗi cung ứng có sức tác động rất lớn, giúp các doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường và sự tín nhiệm của khách hàng, tạo nên giá trị cổ đông, mở rộng chiến lược và khả năng vươn xa. Thêm vào đó, trong môi trường kinh doanh hiện nay, chuỗi cung ứng là một trong những nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành. Nhờ có chuỗi cung ứng hiệu quả, các tập đoàn quốc tế lớn như Dell, Wal-Mart đã đạt lợi nhuận cao hơn từ 4-6% so với đối thủ. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như giảm chi phí cho chuỗi cung ứng, giảm lượng hàng tồn kho, tăng độ chính xác trong việc dự báo sản xuất, cải thiện vòng cung ứng đơn hàng, từ đó làm tăng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Từ khi các nhà bán lẻ nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn tại Việt Nam (theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam), sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam ngày càng gia tăng khi các nhà phân phối nước ngoài ồ ạt đầu tư vào thị trường Việt Nam để giành thị phần. Hiện trên thị trường Việt Nam có thể kể đến một số hệ thống siêu thị lớn mang thương hiệu trong và ngoài nước như AEON Việt Nam, LOTTE Mart Việt Nam, Big C Việt Nam, Sài Gòn CO.OP Mart, VinMart, MM Mega Market Việt Nam, Emart, ... Có thể thấy, thị trường bán lẻ tại Việt Nam có rất nhiều triển vọng để phát triên. Với quy mô trên 90 triệu dân, trong đó gần 40% dân thành thị, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao thì mức chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của người dân cũng sẽ ngày càng tăng. Thói quen mua sắm của người dân cũng dần có sự chuyển biến từ chợ sang hệ thống các siêu thị để đảm bảo sự tiện lợi và chất lượng sản phẩm.
  14. 2 Hệ thống các siêu thị bán lẻ tại thị trường Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và cạnh tranh như vậy buộc họ phải có các chiến lược riêng tạo nên sự khác biệt để thu hút khách hàng, tăng doanh số và lợi nhuận nhằm duy trì và mở rộng thị trường. Bên cạnh việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm, xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, ... thì hệ thống chuỗi cung ứng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với hệ thống các siêu thị bán lẻ đang hoạt động tại Việt Nam. Như vậy có thể thấy hệ thống các siêu thị bán lẻ của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị mất vị thế và thị phần vào tay các siêu thị nước ngoài, và một trong những giải pháp cần thiết giúp các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam giữ vững thị trường đó chính là quản trị hiệu quả chuối cung ứng. Với mong muốn giúp các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam làm rõ một số vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh để từ đó có các chiến lược cạnh tranh phù hợp, tác giả lựa chọn đề tài “Nhân tố tác động đến hệ thống logistics của chuỗi siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh”. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả sẽ đề xuất một số ý kiến và giải pháp giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh. 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt không gian: Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh luôn được biết tới là thành phố năng động, sáng tạo, giữ vai trò "đầu tàu" kinh tế của cả nước.
  15. 3 Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi tập trung nhiều các siêu thị lớn phục vụ cho nhu cầu mua sắm hết sức đa dạng và phong phú cho người dân nơi đây. Hoạt động của các siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh phản ánh được những nét đặc trưng nhất của một siêu thị. Từ những luận điểm trên cho thấy, phạm vi nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh là phù hợp với yêu cầu của luận văn và kết quả nghiên cứu của đề tài này mang giá trị ứng dụng trên phạm vi không gian cả thị trường Việt Nam. - Về mặt thời gian: Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2017 đến tháng 3/2017. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. - Nghiên cứu định tính: thực hiện phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia am hiểu có kinh nghiệm thực tiễn đối với chuỗi cung ứng của siêu thị bán lẻ và thảo luận nhóm với các ứng viên. Bước này dùng để đánh giá sơ bộ và điều chỉnh thang đo sử dụng trong nghiên cứu định lượng tiếp theo. - Nghiên cứu định lượng: dùng để kiểm định lại thang đo và mô hình nghiên cứu trên kích thước mẫu phù hợp. Tác giả sử dụng phần mềm xử lý dữ liệu thống kê SPSS 22 để xử lý số liệu khảo sát. Công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. 1.5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Nội dung chính của bài nghiên cứu bao gôm 5 chương cụ thể sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và đề xuất
  16. 4 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu gồm lý do chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nhân tố tác động đến hệ thống logistics của chuỗi siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời tác giả cũng giới thiệu phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Với phạm vi nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh, mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của hệ thống các siêu thị bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp định tính. Trong chương tiếp theo, cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng sẽ được phân tích, trên cơ sở đó, giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu sẽ được đề xuất.
  17. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2.1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng 2.1.1.1 Khái quát chung về chuỗi cung ứng Ngày nay, để thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải tham gia vào công việc kinh doanh của NCC cũng như khách hàng của nó. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp muốn đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng, họ buộc phải quan tâm sâu sắc hơn tới dòng dịch chuyển của nguyên vật liệu, cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm, và dịch vụ của NCC, cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm, và những mong đợi thực sự của người tiêu dùng, hoặc khách hàng cuối cùng. Cạnh tranh có tính toàn cầu ngày càng khốc liệt, chu kỳ sống của sản phẩm mới ngày càng ngắn hơn, mức độ kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao hơn, đã thúc ép các doanh nghiệp phải đầu tư và tập trung nhiều hơn vào chuỗi cung ứng của mình. Thêm vào đó, những tiến bộ liên tục và đổi mới trong công nghệ truyền thông và vận tải, đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹ thuật để quản lý chuỗi cung ứng. Vậy, chuỗi cung ứng là gì? “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và NCC, mà còn gồm nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng” (Sunil Chopra và Pete Meindl, 2007). Trong mỗi một tổ chức, như nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quan tới việc nhận và hoàn thành đơn hàng. Những chức năng này bao hàm và không bị hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng. “Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường” (Stock và Elleam, 1998).
  18. 6 “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” (Ganesham, Ran and Terry P.Harrison, 1995). Như vậy, mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về chuỗi cung ứng nhưng có thể tóm tắt lại như sau: Chuỗi cung ứng là gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia trực tiếp hay gián tiếp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bắt đầu từ nguyên vật liệu đầu vào cho tới sản phẩm/ dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng, kể cả quá trình bảo hành bảo trì, gồm dòng thông tin, dòng nguyên vật liệu sản phẩm, và dòng tài chính sẽ luân chuyển trong toàn bộ chuối cung ứng. Khách hàng là thành tố tiên quyết của chuỗi cung ứng. Mục đích then chốt cho sự hiện hữu của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, trong quá trình tạo ra lợi nhuận cho chính chuỗi cung ứng đó. Thuật ngữ “chuỗi cung ứng” gợi nên hình ảnh sản phẩm hoặc việc cung cấp dịch chuyển từ NCC đến nhà sản xuất, đến nhà phân phối, đến nhà bán lẻ, và đến khách hàng dọc theo chuỗi cung ứng. Điều quan trọng là phải hiểu rằng, dòng thông tin, sản phẩm, và tài chính luôn dịch chuyển dọc cả hai hướng của chuỗi. 2.1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng Khái niệm: Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng. Theo Viện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Hoa Kỳ mô tả quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người là yếu tố then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công. Theo Hội Đồng Chuỗi Cung Ứng thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho
  19. 7 hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và phân phối đến khách hàng cuối cùng. Theo Hội Đồng Quản Trị Logistics thì quản trị chuỗi cung ứng là “…..sự phối hợp chiến lược và hệ thống các chức năng kinh doanh truyền thống và các sách lược xuyên suốt các chức năng này trong một công ty cụ thể và giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với mục đích cải thiện thành tích dài hạn của các công ty đơn lẻ và của cả chuỗi cung ứng” Từ các định nghĩa trên có thể rút ra một định nghĩa chung nhất về quản trị chuỗi cung ứng: Quản trị chuỗi cung ứng là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động bằng việc ứng dụng phương thức hệ thống tổng quát để quản lý dòng thông tin, dòng nguyên vật liệu sản phẩm và dòng tài chính bắt đầu từ nguyên vật liệu đầu vào cho tới sản phẩm/ dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng, kể cả quá trình bảo hành bảo trì sao cho sản phẩm dịch vụ được cung cấp một cách hiệu quả nhất đến tay người tiêu dùng cuối cùng.. Điểm nhất quán giữa các định nghĩa trên đó là sự phối hợp và hợp nhất lượng lớn các hoạt động liên quan đến sản phẩm trong số các thành viên của chuỗi cung cấp nhằm cải thiện năng suất hoạt động, chất lượng, và dịch vụ khách hàng; nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững cho tất cả các tổ chức liên quan trong chuỗi cung ứng. Vì thế để quản trị chuỗi cung ứng thành công, các doanh nghiệp phải tích cực chia sẻ các thông tin có liên quan như: dự báo nhu cầu, kế hoạch sản suất, các chiến lược marketing, việc cải tiến sản phẩm và dịch vụ, việc áp dụng công nghệ mới, kế hoạch thu mua, ngày giao hàng, và bất kỳ thông tin nào tác động đến các kế hoạch phân phối, sản xuất, và thu mua. Lịch sử phát triển của quản trị chuỗi cung ứng: Trong suốt thập niên 1950 và 1960, các công ty của Mỹ áp dụng công nghệ sản xuất hàng loạt để cắt giảm chi phí và cải tiến năng suất, trong khi ít chú ý đến việc tạo mối quan hệ với NCC, cải thiện việc thiết kế quy trình và tính linh hoạt, hoặc cải thiện
  20. 8 chất lượng sản phẩm. Thiết kế và phát triển sản phẩm mới diễn ra chậm chạp, lệ thuộc chủ yếu vào nguồn lực nội bộ, công nghệ và công suất. Chia sẻ công nghệ chuyên môn thông qua sự cộng tác giữa người mua và người bán là thuật ngữ hiếm nghe ở giai đoạn này. Tồn kho trong sản xuất tăng cao do các nhà máy tăng cường tồn kho để máy móc hoạt động thông suốt và cân đối dòng nguyên vật liệu. Trong thập niên 1960 và 1970, hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) và hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất (MRPII) được phát triển; tầm quan trọng của quản trị nguyên vật liệu hiện quả càng được nhấn mạnh. Các phần mềm kiểm soát tồn kho ngày càng hiệu quả do sự phát triển của công nghệ thông tin đã giảm đáng kể chi phí tồn kho trong khi vẫn cải thiện truyền thông nội bộ về nhu cầu của các chi tiết cần mua cũng như nguồn cung. Thập niên 1980 được xem như là thời kỳ nền móng cho quản trị chuỗi cung ứng. Thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi trên nhiều tạp chí ở Mỹ. Cạnh tranh trên thị trường toàn cầu ngày càng trở nên khốc liệt vào đầu thập niên 1980 đã gây áp lực tới các nhà sản xuất cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, và gia tăng mức độ phục vụ khách hàng. JIT và chiến lược quản trị chất lượng toàn diện TQM được các hãng sản xuất áp dụng nhằm cải thiện chất lượng, nâng cao hiệu suất, và thời gian giao hàng. Cùng với việc sử dụng ít tồn kho làm đệm cho lịch trình sản xuất, các doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy lợi ích tiềm tàng và tầm quan trọng của mối quan hệ chiến lược và hợp tác giữa NCC-người mua-khách hàng. Để giải quyết những thách thức đang gia tăng vào đầu thập niên 1990 về cải thiện chất lượng, hiệu quả sản xuất, dịch vụ khách hàng và thiết kế, phát triển sản phẩm mới, các nhà sản xuất bắt đầu mua sản phẩm từ các NCC chất lượng cao, có danh tiếng, và được chứng thực. Bên cạnh đó, các hãng sản xuất kêu gọi các NCC tham gia vào việc thiết kế, phát triển sản phẩm mới, cũng như đóng góp ý kiến nhằm cải thiện dịch vụ, chất lượng, và giảm chi phí chung. Nhờ đó, doanh số của các doanh nghiệp sản xuất tăng thông qua sự cải tiến chất lượng, phân phối, và thiết kế sản phẩm, cũng như giảm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0