intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh phía Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là tìm ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh phía Nam, những hạn chế hiện tại và đề xuất một số các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống KSNB tại các đơn vị nêu trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh phía Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG LINH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ NHẬT BẢN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH PHÍA NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG LINH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ NHẬT BẢN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH PHÍA NAM Chuyên ngành : Kế Toán Mã số : 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VIỆT TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Luận văn “Những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nhật bản trên địa bàn các tỉnh phía Nam.” này chưa từng được công bố trước đây. Tác giả Nguyễn Hoàng Phương Linh.
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT COSO: Commited of Sponsoring Organization. DG: Đánh giá rủi ro. GS: Giám sát. KS: Kiểm soát. KSNB: Kiểm soát nội bộ. MT: Môi trường rủi ro. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn. TT: Thông tin và truyền thông.
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo Môi trường kiểm soát ......................... 44 Bảng 4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo Đánh giá rủi ro .................................... 46 Bảng 4.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo Hoạt động kiểm soát ........................... 48 Bảng 4.4. Đánh giá độ tin cậy thang đo Thông tin và truyền thông .................. 49 Bảng 4.5. Đánh giá độ tin cậy thang đo Giám sát ............................................. 50 Bảng 4.6. Đánh giá độ tin cậy thang đo Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ..... 51 Bảng 4.7: Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s nhóm biến độc lập..................... 54 Bảng 4.8: Kết quả phân tích EFA nhóm biến độc lập........................................ 55 Bảng 4.9: Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s cho biến phụ thuộc .................... 57 Bảng 4.10: Kết quả EFA của biến phụ thuộc ...................................................... 58 Bảng 4.11: Kết quả phân tích tương quan Pearson .............................................. 60 Bảng 4.12: Kết quả phân tích hệ số hồi quy ........................................................ 62 Bảng 4.13: Kết quả phân tích ANOVA ............................................................... 63 Bảng 4.14. Mức độ giải thích của mô hình.......................................................... 64 Bảng 4.15: Bảng thống kê giá trị phần dư ........................................................... 64 Bảng 4.16. Kết quả kiểm định các giả thuyết ...................................................... 68
  6. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Mô hình KSNB theo báo cáo COSO 2013 .......................................... 15 Hình 3.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu .................................................................... 32 Hình 3.2. Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu ...................................................... 36 Hình 4.1. Đồ thị phân phối phần dư của mô hình hồi quy................................... 65 Hình 4.2. Biểu đồ P-P plot phần dư của mô hình hồi quy ................................... 66 Hình 4.3. Biểu đồ Scatterplot phần dư của mô hình hồi quy ............................... 67
  7. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3 3. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 6. Kết quả nghiên cứu.......................................................................................... 4 7. Kết cấu của đề tài ............................................................................................ 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ................... 6 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài: ......................................................................... 6 1.2. Các nghiên cứu trong nước: ....................................................................... 10 1.3. Nhận xét: .................................................................................................... 12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN. ............................................................................ 14 2.1. Tổng quan về KSNB ..................................................................................... 14 2.1.1. Khái niệm về KSNB ............................................................................... 14 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống KSNB ............................. 15 2.2. Báo cáo COSO 2013 ..................................................................................... 18 2.2.1. Lý do cập nhật báo cáo COSO 2013 ....................................................... 18 2.2.2. Mục tiêu của báo cáo COSO 2013. ......................................................... 19
  8. 2.2.3. Các thành phần cấu thành hệ thống KSNB theo báo cáo COSO 2013: ... 20 2.2. Những lợi ích và hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB. ............................. 25 2.2.1. Những lợi ích của hệ thống KSNB ......................................................... 25 2.2.2. Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB........................................ 25 2.3. Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. .............................................................. 26 2.4. Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản ảnh hưởng đến hệ thống KSNB ....................................................... 28 2.4.1. Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. ................. 28 2.4.2. Đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản ảnh hưởng đến hệ thống KSNB ................................................................. 29 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .................................................... 31 3.1. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................. 31 3.2. Khung nghiên cứu của luận văn: ................................................................... 31 3.3. Thiết kế nghiên cứu:...................................................................................... 33 3.3.1. Xây dựng giả thuyết:............................................................................... 33 3.3.2. Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu: ......................................................... 36 3.3.3. Xây dựng các thang đo ........................................................................... 36 3.3.4. Mô hình hồi quy sử dụng: ....................................................................... 39 3.3.5. Mô tả dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu: ..................................... 39 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 41 4.1. Giới thiệu chung về các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh phía Nam. ............................................................................ 41 4.2. Khảo sát thực trạng hệ thống KSNB của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh phía Nam. ................................................. 42 4.3. Kết quả nghiên cứu các yếu tố của hệ thống KSNB của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh phía Nam......................... 43 4.3.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ..................... 43 4.3.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)................... 52 4.3.3. Tương quan và hồi quy. .......................................................................... 59 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 70
  9. 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 70 5.2. Kiến nghị những giải pháp nhằm tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp Nhật Bản có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên địa bàn các tỉnh phía Nam. ................................................................................... 73 5.2.1. Giải pháp về môi trường kiểm soát. ........................................................ 74 5.2.2. Giải pháp về đánh giá rủi ro. ................................................................... 75 5.2.3. Giải pháp về hoạt động kiểm soát. .......................................................... 76 5.2.4. Giải pháp về thông tin và truyền thông. .................................................. 78 5.2.5. Giải pháp về giám sát.............................................................................. 79 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 79 KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thị trưởng mở, toàn cầu hóa và nhiều cạnh tranh như hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt thì phải không ngừng tự hoàn thiện mình trên mọi phương diện. Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống kinh doanh cốt lõi tốt, một hệ thống kế toán ổn định chính xác, thì các doanh nghiệp ngày nay cũng nên chú trọng vào việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị mình, nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh chính, giải quyết tốt hơn những vấn đề nội tại phát sinh nếu có, phòng tránh và giảm bớt những rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh cũng như đảm bảo tính chính xác tuân thủ của mỗi doanh nghiệp. Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh, sẽ đem lại cho doanh nghiệp các lợi ích như: giảm bớt rủi ro trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm: rủi ro sẵn có trong hoạt động sản xuất kinh doanh, rủi ro thông tin, rủi ro trong quản lý và sử dụng các tài sản, rủi ro trong việc không tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động do doanh nghiệp đề ra, cũng như các quy định của luật pháp. Từ đó, trên cơ sở quản lý được rủi ro, sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định, hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực, mở rộng hơn nữa là có khả năng tự cân đối đảm bảo an ninh tài chính, đảm bảo khả năng hoạt động liên tục, đứng vững và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển và hội nhập. Tại Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp nhìn chung đã nhận thức được vai trò của hệ thống KSNB trong quản lý và điều hành đơn vị. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp hiện nay phần lớn vẫn chưa hoàn toàn tập trung vào việc kiểm tra, kiểm soát và hỗ trợ tích cực cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, chưa chú trọng đến phòng ngừa và quản lý rủi ro mà chỉ tập trung vào việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán về kinh tế tài chính. Điều đó, đã hạn chế phần nào tác dụng của hệ thống KSNB,
  11. 2 thậm chí ở một vài doanh nghiệp, KSNB chỉ mang tính hình thức, gây tốn kém thêm chi phí, … mà chưa phát huy được sức mạnh và vai trò, nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, trên thực tế, việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hiện nay vẫn còn là một vấn đề với khá nhiều các công ty. Bởi lẽ họ chưa tập trung nguồn lực cũng như chưa thật sự chú trọng cũng như nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống này. Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên địa bàn các tỉnh phía Nam: là các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực đặc thù khác nhau như: kinh doanh thương mại hóa chất, thức ăn chăn nuôi, dịch vụ vận chuyển, sản xuất và kinh doanh phân bón, dịch vụ tư vấn và dịch vụ kế toán…., nhưng với đặc điểm chung đều là những lĩnh vực vấp phải sự cạnh tranh lớn từ thị trường; chính vì vậy bên cạnh việc xây dựng một hệ thống phát triển kinh doanh lõi bền vững thì các doanh nghiệp cũng đang dần từng bước tiến hành xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp riêng cho đơn vị mình. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng xây dựng được cho đơn vị mình một hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn chỉnh, và cũng không phải hệ thống nào được thiết kế lên cũng thành công và hoạt động có hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh những mặt tích cực, thì hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp Nhật Bản có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên địa bàn các tỉnh phía Nam cũng đang gặp phải không ít những khó khăn, thử thách trong bước đầu triển khai, cũng như vấp phải những va chạm và ma sát không đáng có với các phòng ban kinh doanh khác, dẫn đến những hậu quả không tích cực, không đáng có, đôi khi còn vô tình làm gia tăng những thủ tục phức tạp và kìm hãm hoạt động kinh doanh của đơn vị. Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu về “Những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh phía
  12. 3 Nam” nhằm nghiên cứu tác động ảnh hưởng của các nhân tố lên hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, tìm ra những nguyên nhân, tồn tại hiện có cũng như để xuất một số các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị này, đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động song song, có hiệu quả và hỗ trợ một cách tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Tìm ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh phía Nam, những hạn chế hiện tại và đề xuất một số các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống KSNB tại các đơn vị nêu trên. - Mục tiêu cụ thể: +/ Giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về KSNB và những khái niệm liên quan thông qua việc hệ thống và trình bày lại cơ sở lý thuyết về KSNB theo Báo cáo COSO 2013. +/ Tìm hiểu được thực trạng của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh phía Nam. +/ Tìm ra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tài các doanh nghiệp nói trên. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Thực trạng của hệ thống KSNB hiện nay tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh phía Nam như thế nào? Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp được khảo sát, và mức độ ảnh hưởng mỗi yếu tố thì mạnh hay yếu như thế nào? Câu hỏi 3: Các giải pháp nào giúp hoàn thiện và nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh phía Nam?
  13. 4 4. Phương pháp nghiên cứu Đối với bài nghiên cứu này, tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. - Nghiên cứu định tính: tác giả tiến hành khảo sát sơ bộ, sau đó tập hợp dữ liệu để nhận diện ban đầu các yếu tố có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Và trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trước đây, cũng như ý kiến đóng góp của giảng viên hướng dẫn, ý kiến thảo luận từ những đối tượng có liên quan, từ đó xây dựng bảng hỏi và tiến hành khảo sát để phục vụ cho phương pháp định lượng. - Nghiên cứu định lượng: +/ Sử dụng bảng câu hỏi, kết hợp sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. +/ Phân tích nhân tố khám phá EFA. +/ Đánh giá độ tin cậy bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach Alpha. +/ Đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy, xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động. 5. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh phía Nam. Về thời gian: Năm 2017. 6. Kết quả nghiên cứu Bài luận văn đã tiến hành đo lường, kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố lên tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp; từ đó đề xuất một số các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh phía Nam. 7. Kết cấu của đề tài Luận văn gồm phần mở đầu và 5 chương: Phần mở đầu Chương 1: Tổng quan về các công trình nghiên cứu.
  14. 5 Chương 2: Cơ sở lý luận Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
  15. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài - Theo một số các nghiên cứu và khảo sát của IFAC, đã chỉ ra rằng bên cạnh quản lý rủi ro thì hệ thống kiểm soát nội bộ cũng rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh như quản trị, quản lý và hoạt động của một tổ chức. Các tổ chức thành công thường kết hợp quy trình quản lý hiệu quả với việc quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ ở mọi cấp độ của một tổ chức. - Năm 2006, tác giả Lembi Noorvee đã thực hiện bài nghiên cứu “Evaluation of the effectiveness of internal control over financial reporting” – xin được tạm dịch là “Đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB lên báo cáo tài chính”. Mục đích của bài nghiên cứu nhằm đưa ra những đề xuất tới các công ty tại Estonian làm sao để nâng cao và cải thiện tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ lên báo cáo tài chính, như là kết quả của việc đánh giá và làm chuẩn. Bài nghiên cứu được thiết lập qua các trình tự công việc sau: đầu tiên, nhận diện định nghĩa khái niệm “kiểm soát nội bộ” và “kiểm soát nội bộ về báo cáo tài chính” trong công ty. Thứ hai, xác định các nhân tố, các giới hạn và những nguyên tắc chung của một hệ thống KSNB ảnh hưởng lên báo cáo tài chính. Thứ ba, so sánh những phương thức khác nhau nhằm đánh giá ảnh hưởng của hệ thống KSNB lên báo cáo tài chính và phát triển mô hình tốt nhất cho bài nghiên cứu này. Thứ tư, đo lường sự ảnh hưởng của hệ thống KSNB và các nhân tố cấu thành tác động lên báo cáo tài chính tại các công ty sản xuất vừa và nhỏ tại Estonian. Thứ năm, đưa ra đề xuất nhằm cải thiện hiệu quả của hệ thống KSNB tới báo cáo tài chính tại những công ty nêu trên. Cuối cùng, đưa ra kết luận về sự phù hợp của khuôn khổ lý thuyết được sử dụng trong bài nghiên cứu cho môi trường kinh doanh tại Estonian. Tác giả đã thực hiện nghiên cứu thông qua việc thiết kế bảng câu hỏi và khảo sát, đã chỉ ra những ưu và khuyết điểm của năm nhân tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ; đồng thời bài nghiên cứu cũng so sánh
  16. 7 hệ thống kiểm soát nội bộ giữa ba doanh nghiệp với nhau ở Estonia. Bài nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận như sau: đầu tiên, hệ thống kiểm soát nội bộ thì dễ triển khai và phát triển ở những công ty vừa và nhỏ hơn vì quy mô nhân sự nhỏ, liên hệ cá nhân và quản lý ít hơn. Tiếp đến, bài nghiên cứu cũng kết luận rằng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB không chỉ đơn giản được đo lường tự động bằng sự thành công về tài chính của công ty. Kết luận cuối cùng đó là, trong những công ty có tốc độ phát triển nhanh, sự chú tâm của các cấp quản lý thường tập trung hầu hết vào sự tăng trưởng và phát triển của những con số, mà ít chú tâm vào sự phát triển của hệ thống kiểm soát và quản lý nội bộ của công ty. - Tác giả Amudo, A. và Inanga, E.L, năm 2009, với công trình nghiên cứu mang tên “Evaluation of Internal control systems: a case study from Uganda.”- xin được dịch là “Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: một ví dụ thực tiễn từ Uganda” được đăng trên tạp chí nghiên cứu nội bộ về tài chính và kinh tế (Internal Research Journal of Finance and Economics). Bài nghiên cứu tiến hành với mười một dự án, bằng phương pháp thống kê mô tả kết hợp phân tích, đánh giá các thành phần của hệ thống KSNB và cũng từ đó đưa ra các đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế đang còn tồn tại. Điểm đáng nói ở bài nghiên cứu này là trong mô hình của mình, tác giả đưa ra đến sáu thành phần của hệ thống KSNB: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát và cuối cùng là yếu tố công nghệ. - Hai tác giả Jokipii và Annukka, năm 2010, với bài nghiên cứu mang tên “Determinants and consequences of internal control in firms: a contingency theory based analysis” đăng trên tạp chí về quản lý và chính phủ (Journal of Management & Governance) – xin được dịch là “Các yếu tố quyết định và tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ tại các công ty: phân tích dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên”. Bài nghiên cứu này tiến hành ở 741 công ty lớn và vừa ở Phần Lan. Tác giả đã đưa vào mô hình nghiên cứu bốn yếu tố: chiến lược,
  17. 8 cấu trúc, cơ cấu tổ chức,sự không chắc chắn của môi trường tác động cơ cấu hệ thống kiểm soát nội bộ: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy và phân tích nhân tố bằng SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy chiến lược và sự không chắc chắn của môi trường ảnh hưởng trọng yếu đến cơ cấu hệ thống kiểm soát nội bộ, cấu trúc và cơ cấu tổ chức ảnh hưởng không trọng yếu đến cơ cấu hệ thống kiểm soát nội bộ. Sau đó, tác giả đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ dựa vào ba yếu tố: tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động, độ tin cậy của thông tin tài chính, sự tuân thủ pháp luật và các quy định. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ phụ thuộc vào cấu trúc của hệ thống kiểm soát nội bộ ngoại trừ các công ty có quy mô nhỏ. - Năm 2012, các tác giả Mongkolsamai, Varipin, Usshawanitchakit và Phapruke thực hiện bài nghiên cứu có tên “Impacts of internal control strategy on efficiency operation of organizations of Thai listed firms” – xin được dịch là “Ảnh hưởng của chiến lược kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt động của tổ chức đối với các công ty niêm yết ở Thái Lan”. Mục tiêu của bài nghiên cứu này nhằm kiểm chứng sự ảnh hưởng của chính sách kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt động của tổ chức trong các công ty niêm yết ở Thái Lan. Chính sách kiểm soát nội bộ ở đây bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông kết nối, và sự giám sát. Trong bài nghiên cứu này, 120 công ty niêm yết ở Thái được chọn mẫu để làm khảo sát. Kết quả cho thấy rằng môi trường kiểm soát, sự đánh giá rủi ro, và thông tin và truyền thông kết nối là ba nhân tố có ảnh hưởng trọng yếu tích cực lên hiệu quả hoạt động của tổ chức. Hơn thế nữa, sứ mệnh của nhà điều hành hướng tới sự minh bạch, kiến thức của nhân viên, sự đa dạng trong các giao dịch kinh doanh, và nhu cầu của đội ngũ nhân viên cũng có ảnh hưởng tích cực lên chính sách kiểm soát nội bộ. Tư duy làm việc nhóm cũng làm hạn chế bớt ảnh hưởng của sự hiểu biết của nhân viên lên
  18. 9 chính sách kiểm soát nội bộ. Những sự thảo luận tích cực giúp hoàn thiện việc nghiên cứu hiệu quả hơn. Bài nghiên cứu cũng cung cấp một số các đóng góp về mặt lý thuyết: mở rộng những lý thuyết nghiên cứu trước đây và lý thuyết về chính sách kiểm soát nội bộ cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các hoạt động kiểm soát và sự giám sát thì không có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Năm 2016, các tác giả Aapo Lansiluoto, Annukka Jokipii và Tomas Eklund đã thực hiện bài nghiên cứu có tên: “Internal control effectiveness – a clustering approach” ; xin được tạm dịch là “Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB – một cách tiếp cận phân nhóm”. Mục đích của bài nghiên cứu nhằm kiểm tra và hình dung cấu trúc của những hệ thống KSNB đã được thiết lập và tính hữu hiệu của chúng tại các công ty, cũng như sẽ giới thiệu một ví dụ điển hình. Cấu trúc hệ thống KSNB và tính hữu hiệu của chúng được đo lường dựa trên sự đánh giá của các cấp quản lý, nhiều hơn là sử dụng những tài liệu đã được báo cáo. Loại hình đánh giá này nhìn chung sẽ có mục đích sử dụng nhiều hơn đối với những công ty không áp dụng điều luật Sarbanes- Oxley Act. Khuôn mẫu lý thuyết về KSNB chỉ cung cấp những hướng dẫn cơ bản liên quan đến lý thuyết về KSNB, mà quên mất những chi tiết cho những công ty đang áp dụng nó. Bài nghiên cứu sử dụng bản đồ tự tổ chức, kết hợp với việc phỏng vấn 741 giám đốc điều hành từ những công ty khác nhau. Theo mô hình của bài nghiên cứu, ngoài năm nhân tố của hệ thống KSNB theo khuôn mẫu COSO là Môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, và hoạt động giám sát; các tác giả còn đưa thêm ba nhân tố xác định tính hữu hiệu của một hệ thống KSNB đó là: hiệu quả và hiệu suất hoạt động, độ tin cậy của báo cáo tài chính, và tính tuân thủ theo luật lệ và các quy định. Kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra rằng có một mối quan hệ khá phức tạp giữa các nhân tố của hệ thống KSNB và những nhân tố cấu thành nên tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Tính hữu hiệu của một hệ thống KSNB là một khuôn mẫu mang tính
  19. 10 đa chiều. Các công ty nếu có một hệ thống KSNB hiệu quả thì cũng sở hữu năm nhân tố của hệ thống KSNB với một giá trị cao nhất. Kết quả bài nghiên cứu cũng cho thấy tầm quan trọng của việc đánh giá đo lường tất cả năm nhân tố của hệ thống KSNB một khi các công ty tiến hành đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại công ty họ. 1.2. Các nghiên cứu trong nước - Năm 2009, với luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh tế TP.HCM với nhan đề “Định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp dịch vụ ở Việt Nam”, tác giả Trần Thụy Thanh Thư cũng sử dụng nền tảng lý thuyết là báo cáo COSO 1992, tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hỏi. Mẫu được chọn gồm các doanh nghiệp dịch vụ tại TP.HCM: gồm 8 công ty cổ phần và 12 công ty trách nhiệm hữu hạn. - Năm 2012, tác giả Trần Mạnh Hà với bài nghiên cứu: “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Bài nghiên cứu dựa trên nền tảng cơ sở lý luận là báo cáo COSO 1992, tiến hành thu thập thông tin dựa trên việc thiết kế các bảng câu hỏi. - Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Hà thực hiện bài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại trung tâm bán lẻ thuộc Công ty TM và XNK Viettel”. Bằng việc áp dụng cơ sở lý luận nền tảng là báo cáo COSO 2004, kết hợp với phương pháp nghiên cứu chủ yếu là định tính, cộng với việc thu thập tài liệu, so sánh, phân tích, đối chiếu để rút ra kết luận hệ thống KSNB. Kết quả thu được là các cấp quản lý và đội ngũ nhân viên chưa hoàn toàn nhận ra được sự quan trọng,vai trò của hệ thống KSNB. Hệ thống KSNB được khảo sát nghiên cứu trong bài là dưới hình thức tự phát, chưa được cụ thể hóa và hệ thống một cách bài bản và chuyên nghiệp. Từ đó, tác giả đã rút ra một số các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại đơn vị cũng như góp phần nâng cao tính hiệu quả của hệ thống KSNB.
  20. 11 - Năm 2013, tác giả Phùng Nguyễn Hồng Nguyệt thực hiện đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tổng Công ty Liksin” – luận văn thạc sĩ kinh tế Đại học Kinh tế TP.HCM. Bài nghiên cứu áp dụng tại các đơn vi trực thuộc tổng công ty Liksin; dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính, kết hợp với các hình thức phỏng vấn, khảo sát thống kê mô tả, tổng hợp phân tích. Bài nghiên cứu dựa trên khung lý thuyết cơ bản là báo cáo COSO 2004. Qua bài nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về hệ thống KSNB tại tổng công ty Liksin, nhằm đánh giá những tồn tại đang hiện hữu cũng như đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục và giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất có thể; tuy nhiên để bài nghiên cứu đạt được kết quả tốt hơn tác giả cần mở rộng thêm cỡ mẫu khảo sát cũng như nghiên cứu áp dụng cả phương pháp định lượng vào bài nghiên cứu. - Năm 2013, tác giả Đoàn Thanh Mai thực hiện bài nghiên cứu “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Vũng Tàu” – luận văn Thạc sĩ kinh tế Đại học kinh tế TP.HCM. Mục tiêu của bài nghiên cứu là kết hợp giữa cơ sở lý luận về KSNB theo COSO 1992 và thực tế kiểm soát tại một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Vũng Tàu để đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB tại doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Vũng Tàu. Kết hợp với việc kết hợp tiến hành khảo sát thực tế tại thành phố Vũng Tàu, bài nghiên cứu đã đưa ra được kết luận rằng có sự khác biệt trong hệ thống KSNB giữa hai nhóm doanh nghiệp : nhóm quan tâm và có ý thức xây dựng hệ thống KSNB và nhóm không quan tâm đến hệ thống KSNB. Đối với nhóm có quan tâm hoàn thiện hệ thống KSNB thì nhìn chung hệ thống KSNB vận hành hữu hiệu hơn nhóm còn lại. Đồng thời bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhìn chung hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp được khảo sát còn nhiều thiếu sót và đã đề xuất được một số các giải pháp nhất định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2