intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán các ước tính kế toán tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

49
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biệt chứng và duy vật lịch sử, luận văn đã vận dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, phân nhóm, lấy ý kiến chuyên gia... Từ đó luận văn đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng chênh lệch các ƯTKT và những nhân tố ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT và để ra các kiến nghị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán các ước tính kế toán tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH --------------------- NGUYỄN VĂN QUÝ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN CÁC ƢỚC TÍNH KẾ TOÁN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH --------------------- NGUYỄN VĂN QUÝ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN CÁC ƢỚC TÍNH KẾ TOÁN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HÀ XUÂN THẠCH Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Những nhân tố tác động đến chất lƣợng kiểm toán các ƣớc tính kế toán tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các phân tích, số liệu và kết quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Nguyễn Văn Quý
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...................................................................................6 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Sự cần thiết của đề tài .................................................................................1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................................2 3. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................3 6. Kết cấu của nghiên cứu ...............................................................................4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN CÁC ƢỚC TÍNH KẾ TOÁN .......5 1.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài .....................................................................5 1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................8 1.3 Xác định khe hổng nghiên cứu .................................................................10 1.4 Đóng góp mới của luận văn ......................................................................11 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................12 2.1 Khái niệm và bản chất các ƣớc tính kế toán ...........................................12 2.2 Các loại ƣớc tính kế toán và phƣơng pháp xác định giá trị .................13 2.2.1 Ƣớc tính các chỉ tiêu đã phát sinh ....................................................13 2.2.2 Ƣớc tính các chỉ tiêu chƣa phát sinh ................................................16 2.2.3 Ƣớc tính về giá trị hợp lý ..................................................................17 2.3 Quy định về kiểm toán các ƣớc tính kế toán ...........................................19 2.4 Khái niệm chất lƣợng kiểm toán các ƣớc tính kế toán ..........................21 2.4.1 Khái niệm chất lƣợng .........................................................................21 2.4.2 Khái niệm về chất lƣợng hoạt động kiểm toán độc lập ...................22
  5. 2.4.3 Chất lƣợng kiểm toán các ƣớc tính kế toán .....................................25 2.5 Khuôn mẫu chất lƣợng kiểm toán theo Ủy ban quốc tế về chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo (IAASB) ............................................................ 25 2.6 Các nhân tố ảnh hƣởng đến CLKT ƢTKT .............................................26 2.6.1 Các nhân tố liên quan đến DNKT và bản thân KTV ......................27 2.6.2 Các nhân tố liên quan doanh nghiệp đƣợc kiểm toán .....................30 2.6.3 Các nhân tố thuộc về môi trƣờng bên ngoài ....................................33 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................................38 3.1 Khung hình nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu............................ 38 3.2 Thiết kế nghiên cứu thực trạng chênh lệch các ƢTKT tại các doanh nghiệp tại Việt Nam ............................................................................................. 39 3.3 Thiết kế nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLKT ƢTKT ...............39 3.3.1 Quy trình nghiên cứu chung .............................................................. 39 3.3.2 Phƣơng pháp khảo sát ........................................................................40 3.3.3 Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi....................................40 3.3.4 Mẫu khảo sát .......................................................................................50 3.3.5 Phƣơng pháp kiểm định mô hình ......................................................50 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................54 4.1 Kết quả nghiên cứu thực trạng chênh lệch ƣớc tính kế toán tại các doanh nghiệp tại Việt Nam .................................................................................54 4.2 Kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLKT ƢTKT ...............57 4.2.1 Phân tích thống kê tần số ...................................................................57 4.2.2 Phân tích và đánh giá thang đo .........................................................65 4.2.3 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..................................70 4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu ....................................................................75 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................80 5.1 Kết luận ......................................................................................................80 5.2 Kiến nghị ....................................................................................................82 5.3 Giới hạn nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................. 88 KẾT LUẬN ..............................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. Từ viết tắt có nguồn gốc tiếng Việt BCTC : Báo cáo tài chính BTC : Bộ Tài chính CMKiT : Chuẩn mực kiểm toán CLKT ƯTKT : Chất lượng kiểm toán các ước tính kế toán DN : Doanh nghiệp DNKT : Doanh nghiệp kiểm toán KTV : Kiểm toán viên KSNB : Kiểm soát nội bộ KSCL : Kiểm soát chất lượng KTĐL : Kiểm toán độc lập LNTT : Lợi nhuận trước thuế NLCM : Năng lực chuyên môn QMDN : Quy mô doanh nghiệp 2. Từ viết tắt có nguồn gốc tiếng nƣớc ngoài IAASB : Ủy ban quốc tế về chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo IFRS : Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ISO : Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa PCAOB : Hội đồng giám sát kế toán các công ty đại chúng Mỹ SERVQUAL : Chất lượng dịch vụ SPSS : Chương trình thống kê cho các ngành khoa học
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Thang đo Chất lượng kiểm toán các ƯTKT .......................................... 41 Bảng 3.2: Thang đo quy mô DNKT ....................................................................... 41 Bảng 3.3: Thang đo Năng lực chuyên môn của KTV ............................................ 42 Bảng 3.4: Thang đo Thái độ hoài nghi nghề nghiệp của KTV .............................. 43 Bảng 3.5: Thang đo tính không chắc chắn của dữ liệu và mô hình trong ƯTKT.. 43 Bảng 3.6: Thang đo đội ngũ thực hiện ƯTKT của doanh nghiệp .......................... 44 Bảng 3.7: Thang đo tính hữu hiệu của KSNB liên quan đến ƯTKT ..................... 45 Bảng 3.8: Thang đo môi trường kinh tế vĩ mô ....................................................... 45 Bảng 3.9: Thang đo môi trường pháp lý liên quan đến ƯTKT.............................. 46 Bảng 3.10: Thang đo các biện pháp kiểm soát CLKT ƯTKT từ các cơ quan quản lý ................................................................................................................................ 47 Bảng 3.11: Thang đo sự hỗ trợ từ các chuyên gia.................................................. 47 Bảng 3.12: Giả thuyết nghiên cứu 1....................................................................... 49 Bảng 3.13: Cấu trúc của Bảng câu hỏi khảo sát..................................................... 49 Bảng 4.1: Tổng hợp chênh lệch các ƯTKT ........................................................... 54 Bảng 4.2: Tần suất xảy ra chênh lệch các khoản mục ƯTKT ............................... 55 Bảng 4.3: Vị trí công tác và số năm kinh nghiệm của KTV tham gia khảo sát ..... 57 Bảng 4.4: Công ty kiểm toán KTV đang làm việc ................................................. 58 Bảng 4.5: Thống kê tần số thang đo CLKT ƯTKT ............................................... 59 Bảng 4.6: Thống kê tần số thang đo quy mô DNKT ............................................. 59 Bảng 4.7: Thống kê tần số thang đo năng lực chuyên môn của KTV về ƯTKT .. 59 Bảng 4.8: Thống kê tần số thang đo thái độ hoài nghi nghề nghiệp của KTV ...... 61 Bảng 4.9: Thống kê tần số thang đo tính không chắc chắn của dữ liệu và mô hình sử dụng trong ƯTKT .............................................................................................. 61 Bảng 4.10: Thống kê tần số thang đo đội ngũ thực hiện ƯTKT của doanh nghiệp .. ................................................................................................................................ 62 Bảng 4.11: Thống kê tần số thang đo tính hữu hiệu của KSNB liên quan đến ƯTKT ................................................................................................................................ 62
  8. Bảng 4.12: Thống kê tần số thang đo môi trường kinh tế vĩ mô ........................... 63 Bảng 4.13: Thống kê tần số thang đo môi trường pháp lý liên quan đến ƯTKT .. 64 Bảng 4.14: Thống kê tần số thang đo môi trường pháp lý liên quan đến ƯTKT .. 64 Bảng 4.15: Thống kê tần số thang đo sự hỗ trợ từ các chuyên gia ........................ 65 Bảng 4.16: Kiểm định KMO và Bartlett ................................................................ 67 Bảng 4.17: Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ............................. 67 Bảng 4.18: Ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated Component Matrix) ............... 68 Bảng 4.19: Kiểm định KMO và Bartlett ................................................................ 69 Bảng 4.20: Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ............................. 69 Bảng 4.21: Ma trận nhấn tố trước khi xoay ........................................................... 70 Bảng 4.22: Hệ số tương quan Pearson ................................................................... 70 Bảng 4.23: Giả thiết nghiên cứu 2 ......................................................................... 72 Bảng 4.24: Tổng hợp Mô hình (Model Summary) ................................................ 73 Bảng 4.25: ANOVA ............................................................................................... 73 Bảng 4.26: Bảng hệ số hồi quy .............................................................................. 74
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Quy trình kiểm toán ƯTKT .................................................................. 21 Hình 3.1: Khung hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT ƯKTKT .. 38 Hình 3.2: Khung hình nghiên cứu thực trạng chênh lệch ƯTKT ......................... 39 Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu 1 ........................................................................... 48 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu 2 ........................................................................... 72 Hình 4.2: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT ............................. 75 Hình 5.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT ............................. 81
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Ước tính kế toán và giá trị hợp lý hay được gọi chung là các ước tính kế toán (ƯTKT) là một chỉ tiêu quan trọng trong các báo cáo tài chính (BCTC). Cùng với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, chỉ tiêu này càng được sử dụng phổ biến và đóng vai trò không thể thiếu trong BCTC của doanh nghiệp. Bên cạnh những mặt tích cực như nâng cao tính trung thực và hợp lý trong BCTC, chỉ tiêu này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro với bản chất bao hàm tính không chắc chắn và tính chủ quan trong việc xét đoán do chịu nhiều các yếu tố chi phối như phương pháp và giả định được áp dụng, cơ sở dữ liệu, tính chủ quan của người thực hiện ước tính…Vì vậy đây là một trong những chỉ tiêu thường có những sai lệch và được lợi dụng nhằm làm đẹp BCTC, phục vụ cho lợi ích riêng của người lập BCTC, làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư vào tính minh bạch của BCTC đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng hiện nay. Trong điều kiện đó, kiểm toán độc lập đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo tính trung thực và hợp lý của BCTC. Điều này tạo ra cơ hội cho nghề kiểm toán phát triển nhưng cũng gây không ít khó khăn và thách thức đối với kiểm toán viên (KTV) khi thực hiện kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán các ƯTKT nói riêng để đảm bảo chất lượng kiểm toán. Trong những năm gần đây, các tổ chức quản lý chất lượng kiểm toán trên thế giới đã có những báo cáo thường xuyên về những khiếm khuyết trong chất lượng kiểm toán liên quan đến khoản mục này và đồng thời cũng đưa ra các khó khăn và thách thức mà các KTV gặp phải khi thực hiện kiểm toán các ước tính kế toán. Do đó, người viết đã chọn đề tài “Những nhân tố tác động đến chất lƣợng kiểm toán các ƣớc tính kế toán tại Việt Nam” nhằm nhận diện và xác định mức độ những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán ƯTKT và kiến nghị các biện pháp khắc phục nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán các ƯTKT nói riêng và chất lượng kiểm toán BCTC.
  11. 2 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu  Mục tiêu chung của nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán các ƯTKT với các mục tiêu cụ thể như sau: - Đánh giá về thực trạng chênh lệch trong chỉ tiêu ƯTKT của các doanh nghiệp tại Việt Nam. - Nhận diện những nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán các ƯTKT (CLKT ƯTKT) và phân tích đánh giá những nhân tố tác động này. - Đưa ra các kiến nghị nhằm giảm thiểu tình trạng chênh lệch BCTC trước và sau kiểm toán; các kiến nghị nhằm nâng cao CLKT ƯTKT từ đó góp phần làm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập (KTĐL) tại Việt Nam.  Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để giải quyết các mục tiêu trên là: - Thực trạng về sai lệch trong chỉ tiêu ƯTKT của các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay như thế nào? - Những nhân tố nào đang ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT tại Việt Nam và mức độ ảnh hưởng của chúng như thế nào? - Làm thế nào để tác động đến các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT nhằm nâng cao CLKT ƯTKT từ đó góp phần nâng cao chất lượng KTĐL tại Việt Nam? 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề về kiểm toán các ƯTKT tại Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT. 4. Phạm vi nghiên cứu Về thực trạng sự sai lệch các ƯTKT của các doanh nghiệp tại Việt Nam, người viết thu thập dữ liệu BCTC trước và sau kiểm toán niên độ kết thúc 31/12/2014 và các giải trình chênh lệch sau kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam. Đối với mục tiêu xác định các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán ƯTKT, đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi khảo sát ý kiến liên quan đến ƯTKT và kiểm toán ƯTKT trong kiểm toán BCTC của KTV độc lập tại Việt Nam mà không nghiên cứu các đối tượng khác như kế toán viên, nhà đầu tư…
  12. 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, trên cơ sở phương pháp luận duy vật biệt chứng và duy vật lịch sử, luận văn đã vận dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, phân nhóm, lấy ý kiến chuyên gia... Từ đó luận văn đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng chênh lệch các ƯTKT và những nhân tố ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT và để ra các kiến nghị. Các phương pháp nghiên cứu được cụ thể như sau: Phương pháp nghiên cứu đối với các sai lệch các ƯTKT tại các doanh nghiệp là phương pháp thống kê mô tả. Dữ liệu được thu thập từ các giải trình chênh lệch trước và sau kiểm toán của 100 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam. Phương pháp được sử dụng đối với nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ƯTKT là phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng. Trong đó, cụ thể các bước tiến hành như sau: - Bước 1: người viết tổng hợp kết quả của các nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước từ đó xác định các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán các ƯTKT. - Bước 2: tác giả sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn ý kiến của 5 chuyên gia là các KTV về các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT và các thang đo của các nhân tố. - Bước 3: sử dụng công cụ thu thập dữ liệu dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế theo thang đo nhằm khảo sát ý kiến của KTV bằng cách gửi trực tiếp hoặc sử dụng công cụ trực tuyến Google docs. Kết quả thu thập được là 137 bảng câu hỏi từ các KTV. Các kỹ thuật phân tích thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng để đưa ra kết quả nghiên cứu bao gồm: thống kê tần số, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan hồi quy. - Bước 4: Đề xuất các kiến nghị nhằm tác động các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT
  13. 4 6. Kết cấu của nghiên cứu Kết cấu của nghiên cứu có các phần chính như sau: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu những nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán các ước tính kế toán Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  14. 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN CÁC ƢỚC TÍNH KẾ TOÁN Trên thế giới, những nghiên cứu liên quan đến nhận thức của KTV về những thách thức khi kiểm toán các ƯTKT được đề cập khá nhiều trong các báo cáo của các tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán như PCAOB hay IAASB… Trong đó nêu lên tầm quan trọng của các ƯTKT và các khó khăn của KTV khi thực hiện kiểm toán chỉ tiêu này và đưa ra những hướng dẫn giúp KTV khắc phục nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán. 1.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài Về các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới, các nghiên cứu liên quan có giá trị gần đây như:  Christoffer Andersson & Rickard Zetterqvist, 2014. Audit of Highly Uncertain Accounting Estimates A Field-based Study of Auditors’ Attitudes Towards Proposed Audit Responses in ISA 540, Stockholm School of Economics Mục đích của nghiên cứu nhằm điều tra thái độ của các KTV đối với các biện pháp xử lý kiểm toán nói chung và đặc biệt là biện pháp xử lý đối với kiểm toán ƯTKT. Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 16 KTV có kinh nghiệm và chuyên gia định giá thường tham gia kiểm toán các khoản mục này và tiến hành phân tích ý kiến của họ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng KTV không thường xuyên thực hiện các biện pháp xử lý đối với các khoản mục ƯTKT theo đúng chuẩn mực kiểm toán quốc tế 540 trong suốt các giai đoạn thực hiện kiểm toán. Các nguyên nhân được thống kê là do năng lực kiểm toán, tính không sẵn có của thông tin và quan điểm của KTV.  Brian Bratten et all (2012), The Audit of Fair Values and Other Estimates: The Effects of Underlying Environmental, Task, and Auditor-Specific Factors, University of Kentucky
  15. 6 Tác giả đã thực hiện nghiên cứu một cách tổng quan về các nhân tố có thể tác động đến KTV khi thực hiện kiểm toán giá trị hợp lý và các ƯTKT. Bằng cách dựa trên khung nghiên cứu lý thuyết của Bonner (2008) và thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính xét đoán của KTV qua ba khía cạnh là môi trường, nhiệm vụ và con người. Cụ thể như về môi trường, tác giả chỉ phân loại các yếu tố liên quan nhiều nhất đến kiểm toán ƯTKT thành 2 loại (1) Tính không chắc chắn của các ước tính: tính không chắc chắn của việc đo lường, rủi ro kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng của luật pháp và các quy định (2) Mối quan hệ giữa công ty kiểm toán và các đối tượng bên ngoài như đối tượng được kiểm toán và chuyên gia định giá bên ngoài. Về các yếu tố về nhiệm vụ: tác giả nhấn mạnh đến sự phức tạp của công việc kiểm toán ƯTKT do bị tác động bởi nhiều nhân tố. Về yếu tố con người, các nhân tố liên quan đến kiến thức kinh nghiệm, sự thận trọng nghề nghiệp, hạn chế về nhận thức được tác giả đưa ra. Cuối cùng tác giả đã đưa ra các hướng nghiên cứu trong tương lai liên quan đến kiểm toán giá trị hợp lý và các ƯTKT nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán trong các khoản mục này.  Steven M. Glover et al (2014), Challenges in Auditing Fair Value Measurements and Other Complex Estimates: Insights from Audit Partners, Brigham Yong University Nghiên cứu này dựa trên khảo sát ý kiến của các chủ phần hùn trong các công ty kiểm toán – những người có kiến thức chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong các công ty kiểm toán. Kết quả củng cố thêm hiểu biết về thực tiễn kiểm toán các ƯTKT (đặc biệt là việc sử dụng cách tiếp cận xây dựng ước tính độc lập và xem xét các sự kiện và giao dịch xảy ra sau niên độ), những thách thức khi kiểm toán ƯTKT và việc sử dụng dịch vụ định giá nội bộ và bên thứ ba. Nghiên cứu chỉ ra rằng các KTV thường xây dựng các ước tính độc lập thay vì chỉ kiểm tra kết quả được cung cấp từ Ban Giám đốc được báo cáo trong các báo trước đây. Về các thách thức gặp phải khi kiểm toán ƯTKT, nghiên cứu đưa ra các kết quả là: thiếu các bằng chứng xác đáng, khó khăn trong việc đánh giá tính hợp lý của các giả định
  16. 7 và Ban Giám đốc và sự thiếu hiểu biết của Ban Giám đốc trong quy trình định giá. Hơn nữa, khó khăn đối với kiểm toán cũng có sự khác nhau giữa các khoản mục tài sản/ nợ phải trả tài chính và phi tài chính. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng KTV thường sử dụng các chuyên gia nội bộ hơn là chuyên gia bên ngoài khi hỗ trợ kiểm toán các ƯTKT, cũng như khó khăn trong việc kiểm tra các mô hình hay phương pháp đánh giá từ chuyên gia bên ngoài.  Jayanthi Kumarasiri, 2011. Auditors’ perceptions of Fair-value accounting: Developing country evidence, Swinburne University of Technology Nghiên cứu được tiến hành tại Sri Lanka theo phương pháp định tính dựa trên khảo sát ý kiến của 156 KTV chỉ ra rằng các KTV thấy được sự hữu ích của kế toán giá trị hợp lý mặc dù họ nhận thức được những khó khăn trong kiểm toán giá trị hợp lý bao gồm: thiếu kỹ năng hiểu biết chuyên môn, thị trường kém sôi động tại các nước đang phát triển, kĩ thuật và phương pháp định giá giá trị hợp lý trong những ngành công nghiệp khác nhau, sự phức tạp trong việc xác định giá trị hợp lý và các điều kiện và sự kiện tương lai trong việc định giá. Từ đó, nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết trong việc nâng cao kiến thức năng lực chuyên môn của các KTV cũng như những hướng dẫn chi tiết và cụ thể liên quan đến kiểm toán các ƯTKT nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán.  Emily E. Griffith, University of Georgia, 2013. Auditing Complex Estimates: Understanding the process used and Problems encountered, University of Georgia Bằng phương pháp định tính, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 24 KTV có kinh nghiệm về cách thức thực hiện trong kiểm toán các ƯTKT phức tạp và các vấn đề gặp phải. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các KTV nhìn chung chỉ đánh giá lại các ƯTKT bằng cách kiểm tra chi tiết các ƯTKT được thực hiện và cung cấp từ Ban Giám đốc mà không thực hiện các ước tính độc lập do quá tin cậy vào quy trình của Ban Giám đốc. Kết quả cũng chỉ ra rằng KTV không thực hiện đầy đủ các thử nghiệm kiểm tra các giả định và dữ liệu cơ sở, không phát hiện ra được sự thiếu nhất quán giữa các ước tính và các dữ liệu nội bộ hoặc các điều kiện bên ngoài.
  17. 8 Cuối cùng nghiên cứu chỉ ra các nguyên nhân vấn đề và đề xuất những thay đổi đối với chuẩn mực kiểm toán, cách thực hiện cũng như biện pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán khoản mục này. 1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam Tại Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến chất lượng kiểm toán và đặc biệt là CLKT ƯTKT còn khá hạn chế. Đa số các nghiên cứu dùng phương pháp định tính và chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu quy trình kiểm toán các ƯTKT tại các công ty kiểm toán cụ thể hoặc ở mức độ rộng hơn là khảo sát việc tuân thủ các quy trình trong kiểm toán ƯTKT tại các công ty kiểm toán tại một khu vực nhất định. Trong thời gian thực hiện đề tài, người viết đã thu thập được một số nghiên cứu tiêu biểu sau đây:  Đinh Thanh Mai, 2014. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam – Khảo sát trên địa bàn TPHCM. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế Tp.HCM Nghiên cứu được tiến hành với đối tượng nghiên cứu chính là CLKT và các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT với đối tượng khảo sát chính là các nhân viên kiểm toán đang đảm nhiệm các vị trí khác nhau tại các công ty kiểm toán trên địa bàn TPHCM. Bằng phương pháp định tính, nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng, CLKT và các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT. Thông qua các công cụ phân tích định tính kết hợp định lượng, tác giả đã tìm ra được các nhân tố chính ảnh hưởng đến CLKT tại VN bao gồm 3 nhân tố chính là: (1) quy mô của doanh nghiệp kiểm toán (DNKT), (2) Kiểm soát chất lượng (KSCL) từ bên ngoài và (3) đạo đức nghề nghiệp của KTV. Từ đó nêu ra các kiến nghị nhằm tác động lên từng nhân tố và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán.  Hoàng Thị Mai Khánh, 2013. Hoàn thiện thủ tục kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế Tp.HCM
  18. 9 Với nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp định tính với công cụ khảo sát bảng câu hỏi được gửi đến đối tượng là các KTV tại các kiểm toán nhỏ và vừa đang hoạt động tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy cái nhìn tổng quan về việc thực hiện các thủ tục kiểm toán ƯTKT trong kiểm toán BCTC. Bên cạnh những ưu điểm như tuân thủ đầy đủ các yêu cầu cơ bản của chuẩn mực kiểm toán ƯTKT, hướng lựa chọn thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản tương đối hợp lý, quy trình thực hiện kiểm toán ƯTKT tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại Việt Nam còn có các hạn chế như (1) chưa quan tâm đúng mức đến một số thủ tục nhằm đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan đến ƯTKT; (2) thủ tục kiểm toán chưa linh hoạt và chưa xử lý các rủi ro do tính không chắc chắn của các ước tính; (3) chưa áp dụng phù hợp việc sử dụng các ý kiến chuyên gia; (4) Đội ngũ KTV thực hiện kiểm toán các ƯTKT còn trẻ, kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp chưa cao. Ngoài ra tác giả còn chỉ ra một số bất cập trong chuẩn mực kiểm toán ƯTKT hiện hành – Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 540. Từ đó, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán ƯTKT tại các công ty này.  Mai Ngọc Anh, 2013. Xử lý ước tính kế toán trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay. Tạp chí kế toán kiểm toán - Số 7, Tr.17-18,40 Trong nghiên cứu của mình, tác giả Mai Ngọc Anh đã chỉ ra bốn biểu hiện của tình trạng sai lệch các ƯTKT diễn ra thường xuyên trong nền kinh tế hiện nay dẫn đến Báo cáo tài chính phản ánh không trung thực và hợp lý tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là (1) Bỏ qua hoặc thực hiện không đầy đủ các khoản dự phòng tổn thất tài sản gồm dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán; (2) Thay đổi chính sách khấu hao và phân bổ chi phí trả trước; (3) Không ghi nhận các khoản dự phòng phải trả một cách phù hợp và (4) Chưa ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại tương ứng với các khoản lỗ. Tác giả đã chỉ ra được nguyên nhân của tình trạng trên đó là do tâm lý chủ quan của các doanh nghiệp, sự phức tạp trong phương pháp xác định các ước tính kế toán, sự tồn tại một khoảng cách khá lớn giữa việc ghi nhận các khoản
  19. 10 chi phí, thu nhập liên quan đến các ước tính kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán với chính sách thuế TNDN hiện hành, thông tin kinh tế tài chính và các tham số thị trường còn hạn chế. Từ đó tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp và Nhà nước nhằm đưa các quy định về ƯTKT đi vào thực tiễn giúp cho BCTC ngày càng trung thực và hợp lý.  Phan Cao Huyền, 2014. Hoàn thiện thủ tục kiểm toán các khoản ƯTKT và thông tin các bên liên quan trong kiểm toán BCTC tại các DNKT độc lập nhỏ và vừa tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế Tp.HCM Trong nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát sai lệch của BCTC trước và sau kiểm toán, đồng thời khảo sát thực trạng áp dụng các thủ tục kiểm toán đối với các khoản ƯTKT và thông tin các bên liên quan tại các DNKT nhỏ và vừa. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng đáng báo động về tình hình sai lệch của BCTC trước và sau kiểm toán. Ngoài ra tác giả còn chỉ ra những ưu điểm và tồn tại đối với KTV trong việc tuân thủ các thủ tục kiểm toán ƯTKT và các bên liên quan. Cuối cùng tác giả nêu liên những nhóm giải pháp để khắc phục những tồn tại đó. 1.3 Xác định khe hổng nghiên cứu Trong thời gian hạn chế, người viết đã tìm hiểu một cách tương đối các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn thực hiện. Qua các nghiên cứu, tác giả nhận định được một số tồn tại và khe hổng nghiên cứu như sau: - Các nghiên cứu tại Việt Nam về ƯTKT còn khá hạn chế và chưa được khai thác nhiều. Đa số các nghiên cứu thực nghiệm đều sử dụng phương pháp định tính, chú ý vào việc hoàn thiện quy trình thủ tục kiểm toán ƯTKT tại các công ty kiểm toán độc lập và số lượng các nghiên cứu xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến chất lượng kiểm toán khoản mục này một cách toàn diện còn ít. - Đối với các nghiên cứu tại nước ngoài, các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến chất lượng kiểm toán BCTC nói chung đã được tiến hành khá nhiều nhưng mô hình nghiên cứu cụ thể cho các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT cho khoản mục cụ thể đáng chú ý là các ƯTKT còn bị bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức. Các nghiên cứu đa phần chỉ đề cập đến những khó khăn đối với KTV khi thực hiện
  20. 11 các ƯTKT, mức độ nhận thức và tuân thủ các quy trình trong kiểm toán các ƯTKT, những thiếu sót mà KTV cần phải nhận thức và cải thiện để nâng cao CLKT ƯTKT bằng nghiên cứu khảo sát các ý kiến của chuyên gia kiểm toán. - Trong các nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài, số lượng các nghiên cứu sử dụng mô hình định lượng để nhận diện và xem xét mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng kiểm toán ƯTKT còn khá hạn chế. - Như vậy, trên cơ sở tiếp cận những nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước và nhận diện những khe hở còn tồn tại, người viết đã chọn đề tài “Những nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán các ước tính kế toán tại Việt Nam” với mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng KTĐL tại Việt Nam. 1.4 Đóng góp mới của luận văn Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu và bổ sung khe hổng các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả đã thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp định tính và định lượng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT, sau đó đưa ra một số kiến nghị tác động đến các nhân tố với mục đích cuối cùng nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán thông tin trên BCTC. TÓM TẮT CHƢƠNG 1 Chương 1 trình bày một số các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó, người viết xác định khe hổng của các nghiên cứu trước làm cơ sở chứng minh tính cấp thiết của đề tài được lựa chọn. Đề tài với mục tiêu là nhằm nâng cao chất lượng hoạt độngkiểm toán kiểm toán độc lập tại Việt Nam nói chung và nâng cao chất lượng kiểm toán các ƯTKT nói riêng. Đây là nghiên cứu đầu tiên áp dụng phương pháp định tính kết hợp với định lượng nhằm xây dựng mô hình, xác định ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ƯTKT và đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng đến CLKT ƯTKT.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2