Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội
lượt xem 20
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ, mối quan hệ tác động giữa các yếu tố và các thách thức đặt ra trong quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ---------------------------- NGUYỄN THỊ HẢI VÂN QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ---------------------------- NGUYỄN THỊ HẢI VÂN QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ : 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HÓA HÀ NỘI, NĂM 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Vậy, tôi viết lời cam đoan này để Trường Đại học Thương Mại – Khoa Sau Đại học xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Luận văn Nguyễn Thị Hải Vân
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ quý báu đó. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Trường Đại học Thương Mại đã truyền thụ cho tôi những kiến thức quý báu và kinh nghiệm thực tiễn sinh động trong suốt thời gian tôi theo học tại Trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến thầy giáo TS. Nguyễn Hóa, Thầy đã tận tâm hướng dẫn, định hướng, theo sát và hỗ trợ tôi trong quá trình tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị Ban Hợp tác Quốc tế - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập tài liệu để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Thương Mại, cán bộ các ban, ngành nơi tôi nghiên cứu lời chúc sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc. Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2020 Tác giá Nguyễn Thị Hải Vân
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ................................................. viii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3 6. Đóng góp của đề tài ...............................................................................................3 7. Kết cấu của luận văn. ...........................................................................................3 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ ......................................................................................4 1.1. Tổng quan về nông nghiệp hữu cơ. ...................................................................4 1.1.1. Khái niệm nông nghiệp hữu cơ. .....................................................................4 1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của sản xuất nông nghiệp hữu cơ. ..........................4 1.1.3. Các tiêu chuẩn cơ bản trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. ........................5 1.2. Rau hữu cơ. .........................................................................................................8 1.2.1. Khái niệm về rau hữu cơ.................................................................................8 1.2.2. Đặc điểm cơ bản của sản xuất rau hữu cơ. ...................................................8 1.2.3. Thị trường tiêu thụ rau hữu cơ. ...................................................................12 1.2.4. Chất lượng và chứng nhận chất lượng trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại Việt Nam. ........................................................................................................14 1.3. Quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. .................................15 1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. .............15
- iv 1.3.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. ........16 1.3.3. Nội dung quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. ...............17 1.4. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. 20 1.4.1. Nhóm nhân tố về thị trường. ........................................................................20 1.4.2. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên. ...........................................................21 1.4.3. Nhóm nhân tố về công nghệ và kỹ thuật. .....................................................22 1.4.4. Nhóm nhân tố về tổ chức và quản lý. ...........................................................22 1.4.5. Nhóm nhân tố quản lý nhà nước đối với sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. .....................................................................................................................23 1.4.6. Nhóm nhân tố khuyến nông và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực..........24 1.5. Kinh nghiệm trong quản lý chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam........................................25 1.5.1. Kinh nghiệm trong quản lý chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của một số quốc gia trên thế giới. ...................................................................................25 1.5.2. Bài học cho Việt Nam. ..................................................................................32 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................36 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội tác động đến sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. .................................................................................................36 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................36 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................................37 2.1.3. Đánh giá các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. ..........................................................................38 2.2. Thực trạng quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2019. ...................................................................................40 2.2.1. Khái quát tình hình sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2019. ...................................................................................40 2.2.2. Công tác quy hoạch sản xuất rau hữu cơ ....................................................43 2.2.3. Công tác tổ chức sản xuất rau hữu cơ..........................................................45
- v 2.2.4. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất rau hữu cơ. ...............48 2.2.5. Khuyến nông và đào tạo khoa học kỹ thuật. ................................................49 2.2.6. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng. .................................................................51 2.2.7. Giám sát và chứng nhận chất lượng sản phẩm. ..........................................52 2.2.8. Quản lý hệ thống tiêu thụ rau hữu cơ. .........................................................54 2.3. Đánh giá chung thực trạng về công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội. ................................................................59 2.3.1. Đánh giá chung về chính sách, chủ trương, giải pháp quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của thành phố Hà Nội. ...........................................................59 2.3.2. Đánh giá chung thực trạng quản lý sản xuất rau hữu cơ. .........................60 2.3.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý tiêu thụ rau hữu cơ. ...........................62 2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................63 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ..........................................................................................65 3.1. Phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội. ...................................................................................................65 3.1.1. Căn cứ xác định phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội. ...............................................................................65 3.1.2. Phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội. ....................................................................................................68 3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội. ............................................................................................68 3.2.1. Quản lý quy hoạch phát triển sản xuất rau hữu cơ. ...................................68 3.2.2. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. . .....................................................................................................................70 3.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý giám sát chất lượng sản xuất rau hữu cơ. .......70 3.2.4. Hoàn thiện công tác quản lý tiêu thụ rau hữu cơ. ......................................72
- vi 3.2.5. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ sản xuất rau hữu cơ. .....................................................................................................................73 3.2.6. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau hữu cơ. ...............................................................................................................76 3.2.7. Hoàn thiện các chính sách liên quan đến phát triển sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. ...............................................................................................................77 3.2.8. Phát triển các hình thức hợp tác phù hợp. ..................................................79 3.3. Kiến nghị. ..........................................................................................................81 3.3.1. Đối với Chính phủ, Bộ ngành liên quan. .....................................................81 3.3.2. Đối với thành phố Hà Nội. ............................................................................82 KẾT LUẬN ..............................................................................................................83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................1
- vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADDA Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Đan Mạch - Châu Á BVTV Bảo vệ thực vật CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật DN Doanh nghiệp DT Diện tích HTX Hợp tác xã IFOAM Tổ chức Các phong trào Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế IPM Quản lý dịch hại tổng hợp KH&CN Khoa học và Công nghệ KH-KL Khuyến nông - Khuyến lâm NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NNHC Nông nghiệp hữu cơ RHC Rau hữu cơ TBKT Tiến bộ kỹ thuật THT Tổ hợp tác TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
- viii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa phương pháp sản xuất rau hữu cơ và rau an toàn .........9 Bảng 2.1: Diện tích sản xuất rau hữu cơ năm 2019 ..................................................41 Biểu đồ 2.1: Diện tích sản xuất RHC tại Hà Nội năm 2015 – 2019 (ha) ..................42 Bảng 2.2. Đội ngũ thanh tra, giám sát sản xuất rau hữu cơ ở Thanh Xuân, Sóc Sơn ....53 Bảng 2.3: Kết quả thanh tra, giám sát chất lượng liên nhóm Thanh Xuân, giai đoạn 2015 - 2017 ...............................................................................................................54 Sơ đồ 1.1: Tổ chức kênh phân phối hiện nay tại Việt Nam ......................................12 Sơ đồ 2.1. Tiêu thụ rau xanh của Hà Nội ..................................................................41 Sơ đồ 2.2: Tổ chức và quản lý nhà nước về sản xuất RHC trên địa bàn thành phố Hà Nội .......................................................................................................................46 Sơ đồ 2.3: Hệ thống tổ chức công tác khuyến nông của thành phố Hà Nội .............50 Hình 2.1. Các kênh tiêu thụ sản phẩm RHC của Hà Nội ..........................................55 Sơ đồ 3.1: Mô hình đào tạo nông dân .......................................................................75 Sơ đồ 3.2: Mô hình hỗ trợ liên kết hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm .....80
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống canh tác nông nghiệp hữu cơ đã và đang là xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới khi áp lực về lương thực giảm đi, trong khi áp lực về an toàn thực phẩm, chất lượng nông sản và môi trường tăng. Do vậy, nông nghiệp hữu cơ là một trong những hướng đi của nông nghiệp Việt Nam thời gian tới. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hướng phát triển bền vững mà ngành nông nghiệp Hà Nội đang thực hiện nhằm tạo sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng cũng như góp phần bảo vệ môi trường. Hiện nay, phong trào nông nghiệp hữu cơ đã hình thành và phát triển trên địa bàn Hà Nội, bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. Hiện thành phố Hà Nội có nhu cầu tiêu thụ nông sản rất lớn, đặc biệt người tiêu dùng quan tâm nhất tới an toàn thực phẩm, từ đó trở thành thị trường rất lớn đối với nông nghiệp hữu cơ. Chính vì vậy, Hà Nội đã có nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia sản xuất, trong đó có nhiều huyện điển hình như Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ... Nhu cầu rau xanh ngon, chất lượng tốt, an toàn với người tiêu dùng trở nên vô cùng chính đáng và bức thiết, thúc đẩy sự ra đời của sản xuất rau theo hướng an toàn hơn, trong đó canh tác nông nghiệp hữu cơ với ý nghĩa không dùng hóa chất độc hại và chú trọng bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, sản xuất rau hữu cơ còn duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất do “không sử dụng” các loại hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ cũng như các loại phân bón hóa học, … Theo báo cáo của Cục Thống kê thành phố Hà Nội, năm 2019 diện tích rau các loại toàn thành phố là 32.805 ha, sản lượng đạt 713.633 tấn; trong khi đó diện tích sản xuất RHC là 46,86ha, chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với tổng diện tích sản xuất rau khoảng 0,14%, sản lượng đạt 2.500 tấn, chiếm 0,35%. Với diện tích canh tác rau như trên Hà Nội chỉ có khả năng đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu rau xanh của người dân Thủ đô, còn lại 40% lượng rau từ các địa hương khác đưa về (Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Lào Cai. Sản xuất rau theo hướng hữu cơ vẫn còn nhiều bất cập, người nông dân phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bởi
- 2 quy trình sản xuất khắt khe, cần có thời gian để cải tạo đất, tạo nguồn nước tưới đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Khâu tiêu thụ càng phức tạp hơn vì trên thị trường đã có hiện tượng trà trộn giữa sản phẩm hữu cơ với các sản phẩm khác, thậm chí cả những sản phẩm không an toàn, khiến người tiêu dùng mất niềm tin. Bởi vậy, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sản xuất và tiêu thụ cho các sản phẩm hữu cơ nhằm mở rộng diện tích sản xuất và tạo đầu ra ổn định. Chính vì lý do đó, tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Khái quát các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. - Đánh giá đúng thực trạng quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cư của thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019. - Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ, mối quan hệ tác động giữa các yếu tố và các thách thức đặt ra trong quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2019. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ 4.2. Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và hiểu biết của cá nhân nên đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn
- 3 thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2015 – 2019, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 và những năm tiếp theo. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp dự báo. Thông tin dữ liệu thứ cấp được lấy từ các nguồn sách báo, giáo trình, tạp chí, internet và các tài liệu nghiên cứu có liên quan để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài. Khi đã có được kết quả, các số liệu điều tra được xử lý qua phần mềm Excel, sau đó tiến hành phân tích, tổng hợp rồi tiến hành xử lý bằng các phương pháp thống kê mô tả, chuyên gia, phân tích so sánh, phân tích tổng hợp và dự báo nhằm làm cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội. 6. Đóng góp của đề tài - Góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận chung về quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. - Đánh giá thực trạng quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi cao nhằm hoàn thiện quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. - Chương 2: Thực trạng quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Chương 3: Phương hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- 4 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ 1.1. Tổng quan về nông nghiệp hữu cơ. 1.1.1. Khái niệm nông nghiệp hữu cơ. Theo tổ chức Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế (IFOAM), nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội, không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, chỉ được sử dụng các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình sản xuất. Theo nghị định số 109/2018/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 29/8/2018, nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện tự nhiên, không sử dụng các yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái; là sự kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học để làm lợi cho môi trường chung, tạo mối quan hệ công bằng và cuộc sống cân bằng cho mọi đối tượng trong hệ sinh thái. 1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của sản xuất nông nghiệp hữu cơ. IFOAM đưa ra bộ các nguyên tắc căn bản của nông nghiệp hữu cơ gồm 4 nguyên tắc chính bao gồm: - Nguyên tắc lành mạnh: Nông nghiệp hữu cơ nên phát triển theo hướng duy trì và nâng cao sức khỏe của đất, thực vật, động vật, con người và hành tinh như là một thể thống nhất. Nguyên tắc này chỉ ra rằng sức khỏe của cá nhân và cộng đồng không thể tách rời khỏi sức khỏe của hệ sinh thái. Sức khỏe là sự nguyên vẹn và sự toàn vẹn của hệ sinh thái bao gồm nhiều yếu tố như: giảm thiểu bệnh tật, nâng cao sự miễn dịch, khả năng phục hồi tái tạo, liên kết văn hóa xã hội và phúc lợi. - Nguyên tắc sinh thái: Nông nghiệp hữu cơ phải được dựa trên hệ sinh thái sống và duy trì trạng thái cân bằng. Nguyên tắc này chỉ ra sản xuất là dựa trên
- 5 nguyên lý sinh thái tự nhiên. Nuôi dưỡng và thành quả đạt được thông qua các hệ sinh thái của môi trường sản xuất cụ thể. Nông nghiệp hữu cơ nên phù hợp với chu kỳ và cân bằng sinh thái trong tự nhiên và tăng cường tái sử dụng để duy trì và cải thiện chất lượng môi trường và bảo tồn tài nguyên. Nông nghiệp hữu cơ nên đạt được sự cân bằng sinh thái thông qua việc thiết kế các hệ thống canh tác, thành lập và duy trì môi trường sống đa dạng. - Nguyên tắc về sự công bằng: Nông nghiệp hữu cơ nên xây dựng các mối quan hệ để đảm bảo sự công bằng đối với môi trường chung. Nguyên tắc này nhấn mạnh rằng những người tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ nên tiến hành các mối quan hệ giữa các bên một cách công bằng ở tất cả các cấp và tất cả các bên – người nông dân, công nhân, bộ vi xử lý, nhà phân phối, thương nhân và người tiêu dùng nhằm cung cấp tất cả mọi người tham gia cuộc sống tốt hơn xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra đói với động thực vật trong hệ sinh thái phải được cung cấp các điều kiện và cơ hội sống phù hợp với tự nhiên. - Nguyên tắc chăm sóc: Nông nghiệp hữu cơ cần được quản lý một cách thận trọng và có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của các thế hệ hiện tại, tương lai và môi trường. Nguyên tắc này chỉ ra rằng việc gia tăng năng suất có thể được thực hiện nhưng không hàm chứa nguy cơ tác động nguy hại đến sức khỏe và hệ sinh thái. Nông nghiệp hữu cơ nên phòng ngừa rủi ro bằng cách áp dụng công nghệ phù hợp và từ bỏ các phương pháp có rủi ro cao, chẳng hạn như kỹ thuật di truyền. Quyết định phải phản ánh các giá trị và nhu cầu của tất cả những người có thể bị ảnh hưởng, thông qua quá trình minh bạch và có sự tham gia. 1.1.3. Các tiêu chuẩn cơ bản trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Trong thời gian gần đây, nông nghiệp Việt Nam và thế giới đã có những bước tiến nhất định trong việc canh tác hữu cơ. Tiêu biểu là ngày càng có nhiều mô hình với nhiều quy mô sản xuất được mở ra, chủng loại nông sản trong canh tác hữu cơ cũng ngày càng đa dạng. Từ đó, đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn, quy định về chất lượng cho canh tác hữu cơ. * Trên thế giới
- 6 - USDA (Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia) USDA là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất với việc phải có trên 95% thành phần hữu cơ trong sản phẩm. Ngoài ra, chứng nhận này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến. Tất cả các hoạt động hữu cơ phải chứng minh được họ đang bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Cụ thể: - Cây trồng hữu cơ: các tia bức xạ, bùn thải, phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu bị cấm, các sinh vật biến đổi gen không được sử dụng. - Chăn nuôi hữu cơ: các nhà sản xuất phải đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn động vật, không sử dụng thuốc kháng sinh hoặc chất kích thích tăng trưởng, phải sử dụng 100% thức ăn hữu cơ và đề phòng các động vật bên ngoài tới gần. - Thực phẩm đa thành phần hữu cơ: chứng nhận USDA xác nhận các sản phẩm có ít nhất 95% thành phần chứng nhận hữu cơ. - PGS trên thế giới PGS được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Hoa Kỳ, Ấn Độ, Brazil, New Zealand, Argentina, Peru… Tại mỗi quốc gia, các tiêu chí sẽ có một số nét khác biệt để phù hợp nhưng nhìn chung, các yêu cầu cơ bản về quá trình canh tác, nguồn đầu vào, chất lượng sản phẩm, … đều được yêu cầu nghiêm ngặt. - IFOAM (Liên đoàn Quốc tế các phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ) IFOAM là một tổ chức phi lợi nhuận đã thiết lập các tiêu chuẩn hữu cơ trên toàn cầu từ năm 1980. Chứng nhận của IFOAM được quốc tế công nhận là xác minh năng lực cho các tổ chức chứng nhận hữu cơ. IFOAM đã thiết lập các yêu cầu chứng nhận hữu cơ đầu tiên vào năm 1992, và đã hình thành các chứng nhận được thực hiện ở nhiều quốc gia và khu vực trong đó có Việt Nam với Chứng nhận thực phẩm hữu cơ PGS Việt Nam. - Soil Association (Anh) Đây là tiêu chuẩn yêu cầu tất cả các sản phẩm được chứng nhận phải thể hiện tỉ lệ hữu cơ trên nhãn sản phẩm. Một sản phẩm được gọi là hữu cơ khi sản phẩm đó phải chứa 95% thành phần hữu cơ.
- 7 Soil Association không tính thành phần nước trong sản phẩm nhưng nếu nước được dùng để tạo ra một thành phần nào đó (chẳng hạn như nước gốc thực vật floral water) thì trọng lượng của nước so với trọng lượng của loại thực vật được sử dụng sẽ quyết định tỷ lệ hữu cơ. Cách này nhằm ngăn ngừa việc các nhà sản xuất làm tăng tỉ lệ thành phần hữu cơ bằng nước gốc thực vật. - Cosmebio (Pháp) Tiêu chuẩn này yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp hữu cơ mới được công nhận. Trong đó, 10% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ. Chỉ cho phép tối đa 5% là thành phần tổng hợp. Cosmebio dành riêng cho các nhà sản xuất của Pháp và được chứng nhận bởi Eco- cert. Chứng nhận của Eco-cert có giá trị đối với các nhà sản xuất trên toàn thế giới. * Tại Việt Nam: - PGS (Hệ thống đảm bảo cùng tham gia – Participatory guarantee system) Là Hệ thống đảm bảo có sự tham gia – PGS (Participatory Guarantee System) hiện đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Hệ thống đảm bảo này dựa vào sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và con người có liên quan trực tiếp vào chuỗi cung cấp hữu cơ. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn này được vận dụng trong dự án “Phát triển khung sản xuất và thị trường cho nông nghiệp hữu cơ Việt Nam” kéo dài 7 năm do tổ chức ADDA tài trợ và phối hợp thực hiện cùng Hội Nông Dân từ cấp cơ sở đến Trung Ương. Là một hệ thống được Liên đoàn các phong trào Nông Nghiệp Hữu cơ (IFOAM) phát triển và hướng dẫn. - Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ quốc gia: Bộ Khoa học và công nghệ đã chính thức ban hành bộ tiêu chuẩn Việt Nam đầu tiên dành riêng cho sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có hiệu lực bắt đầu từ 29/12/2017. Đây là cơ sở quan trọng để người nông dân thực hành nông nghiệp hữu cơ và căn cứ vào đó, các cơ quan chức năng có thể kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất và kinh doanh các mặt hàng hữu cơ trong thời gian tới. Việc xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
- 8 nêu trên thực hiện trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế về nông nghiệp hữu cơ (CODEX, IFOAM), quy định và tiêu chuẩn khu vực (EU, ASEAN), tiêu chuẩn của Mỹ, Nhật Bản hay các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Trung Quốc…, đảm bảo hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài. 1.2. Rau hữu cơ. 1.2.1. Khái niệm về rau hữu cơ. Khái niệm về RHC được đưa ra khoảng những năm 1940 khi những người tiên phong tìm ra phương pháp canh tác mới gọi là “canh tác hữu cơ” nhằm cải tiến phương pháp canh tác truyền thống. Đây là thời điểm trước khi phát minh ra các hóa chất tổng hợp sử dụng trong nông nghiệp như phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Đến những năm 1970, cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp bắt đầu bộc lộ những mặt trái do lạm dụng hóa chất trong sản xuất làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng. Do vậy, người tiêu dùng càng nhận thức rõ hơn lợi ích của nông nghiệp hữu cơ. Đến nay, chưa có một định nghĩa chính thức nào về RHC, tuy nhiên có thể hiểu RHC là sản phẩm sản xuất theo nguyên lý của nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ là một hình thái của nền nông nghiệp trong đó không dùng phân bón hóa học, thuốc BVTV, thuốc kích thích tăng trưởng, giống biến đổi gen (Mai Thanh Nhàn, 2011). 1.2.2. Đặc điểm cơ bản của sản xuất rau hữu cơ. RHC được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt với các yêu cầu chặt chẽ về điều kiện sản xuất (chọn đất, nước, phân ủ, cây che phủ...). RHC là cây ngắn ngày, rất phong phú về chủng loại, yêu cầu việc bố trí mùa vụ, tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức sử dụng lao động trong sản xuất cần được sắp xếp hợp lý và khoa học. Sản xuất RHC phải đầu tư nhiều công lao động, nhất là các khâu làm đất, làm cỏ, chăm sóc và bắt sâu do không sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Sản xuất rau là ngành sản xuất mang tính hàng hoá, sản phẩm rau có chứa hàm lượng nước cao, khối lượng cồng kềnh, dễ hư hỏng, dập nát, khó vận chuyển và khó bảo quản.
- 9 RHC là sản phẩm của quá trình trồng trọt nên mang tính thời vụ, do đó khả năng cung cấp của chúng có thể dồi dào ở chính vụ nhưng lại khan hiếm ở thời điểm giáp vụ. Trong khi nhu cầu của người tiêu dùng là bất cứ thời điểm nào trong năm, vì vậy phát triển cây rau trái vụ thường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn lúc chính vụ (do giá bán cao hơn). Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa phương pháp sản xuất rau hữu cơ và rau an toàn Tiêu Rau hữu cơ Rau an toàn chí - Được quy hoạch thành vùng và được trồng một vùng đệm thích hợp để bảo vệ khỏi nguy cơ xâm nhiễm - Được quy hoạch thành vùng, có thể từ bên ngoài được cơ quan chức năng địa phương - Đất trồng đươc xét nghiệm đảm lấy mẫu xét nghiệm Đất bảo không ô nhiễm bởi kim loại nặng và các hóa chất độc hại khác Được kiểm soát, độ màu mỡ của Khó kiểm soát, có nguy cơ bị ô đất ngày càng được cải thiện và nhiễm cao duy trì Lấy từ sông, hồ, ao, suối hoặc giếng Lấy từ giếng khoan hoăc đào. Được khoan. Có thể được cơ quan chức xét ̣ nghiệm để đảm bảo nguồn năng tại địa phương lấy mẫu xét nước đủ tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ Nước nghiệm Được kiểm soát thường xuyên, đảm bảo nguồn nước tưới không Khó kiểm soát được nguy cơ ô bị nhiễm hóa chất và kim loại nhiễm tiềm tàng nặng - Không được phép sử dụng phân Được sử dụng phân chuồng, phân vi hóa học, các chất kích thích sinh sinh, phân bón lá các chất kích thích trưởng và các sản phẩm biến đổi sinh trưởng và các loai phân bón hóa
- 10 gen. Chỉ sử dụng các đầu vào hữu học cơ được kiểm soát gồm: + Phân ủ nóng: là nguồn phân hữu cơ chính được sử dụng để bón vào đất tạo môi trường cho các vi sinh vật đất hoạt động tốt để phân hủy chất hữu cơ cho cây trồng sử dụng + Cây phân xanh, đậu tương, ốc bươu vàng, thân cây chuối, vỏ sò, hến, xương gà, cá, lợn vv…và phế thải nhà bếp được sử dụng làm nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây khi cần Phân hóa học chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, không nuôi Cung cấp dinh dưỡng một cách tự dưỡng đất. Thường bị lạm dụng để nhiên theo nhu cầu của cây trồng tăng ṇ ăng suất dẫn đến phá hủy môi thông qua tiến trình hoạt động của trường đất, nước và không khí. Sản các vi sinh vật phẩm dễ bị tồn dư hóa chất độc hại cao gây tổn hại sức khỏe người sản xuất và người sử dụng Không được phép sử dụng thuốc - Được phép sử dụng thuốc trừ sâu BVTV hóa học, chủ yếu áp dụng bệnh hóa chất có trong danh mục cho quy luật đấu tranh sinh học tự nhiên phép của Bộ Nông nghiệp với thời Bảo vệ để kiểm soát sâu bệnh: gian cách ly nhất định thực - Tăng cường đa dạng sinh học - Chủ yếu trồng độc canh, không vật bằng cách trồng xen canh, luân quan tâm nhiều đến xen canh, luân canh các loại cây khác nhau, kết canh và đa dạng sinh học, khi nhiều hợp các loại cây dẫn dụ, cây xua sâu bệnh hại tăng cường phun thuốc đuổi, cây phân xanh vv… để duy trì trừ sâu bệnh, khó đảm bảo thời gian
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn