Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lời của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009-2012
lượt xem 4
download
Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Để kiểm định mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi giai đoạn bốn năm cho 71 công ty được niêm yết trên sàn HOSE và sàn HNX; kiểm định tác động của các thành phần khác nhau của quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lời của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009-2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- LÊ THỊ VIỆT THỦY QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 -2012 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI HỮU PHƯỚC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
- LỜI CAM ĐOAN ----o0o--- Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “ QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2012 ” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực. Lê Thị Việt Thủy Học viên cao học khóa 19 Chuyên ngành: Tài chính–Ngân hàng Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
- LỜI CẢM ƠN ---o0o--- Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Bùi Hữu Phước đã hướng dẫn rất tận tình, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cũng như động viên giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến tất cả các thầy cô vì những kiến thức cũng như kinh nghiệm từ những bài giảng mà các thầy cô đã truyền đạt trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Tác giả Lê Thị Việt Thủy
- MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ Tóm tắt ...................................................................................................................................... 1 1. GIỚI THIỆU ... ................................................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................ 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.4 Bố cục của luận văn ............................................................................................................ 3 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY .............. 3 2.1.Lý thuyết tổng quan về mối quan hệ giữa các thành phần vốn luân chuyển với khả năng sinh lợi của công ty ..................................................................................................... 3 2.1.1 Quản trị các khoản phải thu và lợi nhuận ................................................................... 4 2.1.2 Quản trị hàng tồn kho và lợi nhuận ............................................................................ 5 2.1.3 Quản trị các khoản phải trả và lợi nhuận .................................................................... 6 2.1.4 Quản trị tiền mặt và lợi nhuận .................................................................................... 7 2.2.Nghiên cứu thực nghiệm về quản trị vốn luận chuyển và khả năng sinh lợi của công ty ........................................................................................................................................... 8 2.3 Kết luận ....................................................................................................................... 8 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 18 3.1 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................................... 18 3.2 Định nghĩa các biến ..................................................................................................... 19 3.3 Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................................... 21 3.4 Phương pháp và mô hình nghiên cứu ......................................................................... 22 3.5 Kết luận ............................................................................................................................. 23 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 24 4.1 Thống kê mô tả ................................................................................................................. 24
- 4.2 Ma trận tương quan pearson ........................................................................................... 24 4.3 Kết quả hồi quy OLS ................................................................................................... 28 4.3.1 Mô hình 1 : Mối quan hệ giữa kỳ thu tiền bình quân ACP và tỷ suất sinh lời của công ty NOP. .. ............................................................................................................... . 30 4.3.2 Mô hình 2 : Mối quan hệ giữa kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân ITID và tỷ suất sinh lời NOP .................................................................................................... . 31 4.3.3 Mô hình 3 : Mối quan hệ giữa kỳ thanh toán bình quân APP và tỷ suất sinh lời NOP. .. ............................................................................................................................. .. 31 4.3.4 Mô hình 4 : Mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền CCC và tỷ suất sinh lời NOP .................................................................................................................................... 32 4.4 Các kiểm định thống kê ............................................................................................... 33 4.4.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ... .................................................................. ... 33 4.4.2 Kiểm định vấn đề đa cộng tuyến ........................................................................... .. 33 4.4.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan ... .................................................................. . 34 4.5 Kết luận ....................................................................................................................... 34 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................................................... 35 5.1. Kết luận ... ................................................................................................................. . 35 5.2. Đề xuất ........................................................................................................................ 35 5.2.1 Xuất phát từ mối quan hệ nghịch chiều giữa ACP và NOP ... ................................. 35 5.2.2 Xuất phát từ mối quan hệ nghịch chiều giữa ITID và NOP......................................36 5.2.3 Xuất phát từ mối quan hệ thuận chiều giữa APP và NOP........................................ 37 5.2.4 Xuất phát từ mối quan hệ nghịch chiều giữa CCC và NOP ... ............................... . 37 5.3. Hạn chế và định hướng trong tương lai ... .................................................................. 38 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng anh Tiếng việt NOP Net operating profitability Lợi nhuận hoạt động kinh doanh thuần ACP Accounts collection period Kỳ thu tiền bình quân ITID Inventory conversion cycle Kỳ luân chuyển hàng tồn kho APP Average payment period Kỳ thanh toán bình quân CCC Cash conversion cycle Chu kỳ luân chuyển tiền LOS Size of company Quy mô công ty CR Current ratio Chỉ số tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn DR Debt ratio Chỉ số tổng nợ trên tổng tài sản FATA Ratio of financial assests to Chỉ số tài sản tài chính trên tổng tài sản total asses TTCK Stock exchange Thị trường chứng khoán TDTM Tín dụng thương mại
- DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây ......................................................................... 17 Bảng 3.1: Tóm tắt các biến được sử dụng trong mô hình .................................................... 19 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong toàn bộ mẫu khảo sát .......................................... 24 Bảng 4.2: Ma trận tương quan Pearson cácbiến trong mô hình ........................................... 26 Bảng 4.3:Tóm tắt kết quả hồi quy mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lời .............................................................................................................. 28
- DANH SÁCH HÌNH VẼ Hình 2.1 : Chu kỳ luân chuyển tiền và chu kỳ kinh doanh..................................................... 4 Hình 2.2: Ảnh hưởng về việc dự trữ hàng tồn kho đến lợi nhuận công ty ............................ 6
- 1 TÓM TẮT Quản trị vốn luân chuyển có tác động đến tính thanh khoản cũng như khả năng sinh lời của công ty. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chọn ra mẫu gồm 71 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 đến 2012. Tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu tác động của những biến khác nhau trong quản trị vốn luân chuyển bao gồm kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân, chu kỳ chuyển đổi tiền và tỷ suất sinh lời hiện thời từ hoạt động kinh doanh của các công ty Việt Nam. Tỷ lệ nợ, quy mô công ty (được xác định bởi logarit tự nhiên doanh thu) và tỷ số tài sản tài chính trên tổng tài sản đều được sử dụng như các biến kiểm soát. Tương quan Pearson và phân tích hồi quy được sử dụng để phân tích. Các kết quả đã chỉ ra một quan hệ nghịch chiều khá lớn giữa các biến số trong quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lời của công ty. Có nghĩa là chu kỳ tiền tăng sẽ làm cho khả năng sinh lời của công ty giảm đi. Các nhà quản lý có thể tạo ra một giá trị tích cực cho cho các cổ đông thông qua việc giảm chu kỳ tiền tới một mức tối thiểu có thể chấp nhận được. 1.Giới thiệu 1.1 Lý do chọn đề tài Quản trị vốn luân chuyển là một nội dung quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp vì nó tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của công ty. Quản trị vốn luân chuyển quan trọng bởi nhiều lý do: Tài sản lưu động của một công ty sản xuất chiếm hơn một nửa tổng tài sản. Đối với công ty thương mại, chúng còn chiếm tỷ lệ nhiều hơn. Việc đầu tư tài sản lưu động quá mức dẫn đến kết quả lợi nhuận đầu tư kém hiệu quả. Trong khi đầu tư tài sản lưu động ở mức thấp làm giảm thanh khoản và tồn kho, dẫn đến khó khăn trong việc duy trì hoạt động thông suốt (Horne và Wachowicz, 2000). Quản trị vốn luân chuyển sẽ giúp giải quyết bằng cách lên kế hoạch và kiểm soát tài sản lưu động và nợ ngắn hạn để đo lường rủi ro có thể xảy ra để giúp đạt được mục tiêu ngắn hạn và tránh đầu tư dàn trải lên tài sản (Eljelly, 2004). Các nhà quản lý dành khá nhiều thời gian hàng ngày về các quyết định liên quan đến vốn luân chuyển. Điều này xuất phát từ việc tài sản ngắn hạn là các khoản đầu tư trong thời gian ngắn liên tục được chuyển đổi thành các loại tài sản khác (Rao,1989).
- 2 Công ty phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đúng hạn. Tính thanh khoản của một công ty đang hoạt động không dựa vào giá trị thanh lý tài sản của công ty đó mà dựa trên dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được tạo ra bởi những tài sản đó (Soenen, 1993). Các quyết định về mức thành phần vốn luân chuyển khác nhau là những quyết định rất thường xuyên, lặp đi lặp lại và tốn nhiều thời gian. Quản lý vốn luân chuyển là một khu vực rất nhạy cảm trong lĩnh vực quản trị tài chính (Joshi, 1994). Mục tiêu quan trọng nhất của bất cứ công ty nào cũng là tối đa hóa lợi nhuận nhưng duy trì tính thanh khoản của công ty cũng là một mục tiêu rất quan trọng. Vấn đề đặt ra ở đây là tăng lợi nhuận cùng với tăng tính thanh khoản có thể đem đến những vấn đề rủi ro nghiêm trọng cho công ty. Do đó, phải có sự đánh đổi giữa hai mục tiêu này. Một mục tiêu sẽ không thể đạt được cùng với mục tiêu kia bởi vì cả hai đều có tầm quan trọng riêng. Nếu chúng ta không quan tâm đến lợi nhuận, chúng ta không thể vận hành công ty trong một thời gian dài. Còn nếu chúng ta không quan tâm đến tính thanh khoản thì chúng ta có thể phải đối mặt với sự vỡ nợ và phá sản. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu được đặt ra là: quản trị vốn luân chuyển có tác động đến khả năng sinh lợi của các công ty cổ phần Việt Nam hay không ? Bài nghiên cứu tập trung vào quản trị vốn luân chuyển và tác động của nó lên khả năng sinh lợi của các công ty được niêm yết trên sàn Hose và sàn Hnx ở Việt Nam. Mục tiêu chính là: Để kiểm định mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi giai đoạn bốn năm cho 71 công ty được niêm yết trên sàn Hose và sàn Hnx. Để kiểm định tác động của các thành phần khác nhau của quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi. 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Bài nghiên cứu tập trung phân tích tác động của quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của các công ty sản xuất, thương mại niêm yết trên TTCK Việt Nam.
- 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của bài nghiên cứu là 71 công ty sản xuất, thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn bốn năm 2009-2012 (gồm 50 công ty trên sàn Hose và 21 công ty trên sàn Hnx). Nghiên cứu này hy vọng sẽ đóng góp để hiểu rõ hơn các yếu tố tác động đến nhu cầu về vốn luân chuyển của doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường mới nổi ở Việt Nam. 1.4 Bố cục của luận văn * Giới thiệu * Cơ sở lý thuyết và tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây * Phương pháp nghiên cứu * Nội dung và kết quả nghiên cứu * Kết luận và đề xuất 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1 Lý thuyết tổng quan về mối quan hệ giữa các thành phần vốn luân chuyển với khả năng sinh lợi của công ty Theo như trong phần giới thiệu đã đề cập, quản trị vốn luân chuyển liên quan đến việc quản trị các thành phần của chu kỳ luân chuyển tiền vì chu kỳ luân chuyển tiền được sử dụng để đo lường hiệu quả quản trị vốn luân chuyển (Mussawi, Laplaute và Kieschnick, 2006). Chu kỳ luân chuyển tiền được tính toán theo công thức như sau: CCC = ACP + ITID - APP Trong đó: CCC: Chu kỳ luân chuyển tiền (ngày) ACP: Kỳ thu tiền bình quân (ngày) ITID: Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ngày) APP: Kỳ thanh toán bình quân (ngày) Mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền và chu kỳ kinh doanh được diễn tả trong sơ đồ sau đây:
- 4 Hình 2.1 Chu kỳ luân chuyển tiền và chu kỳ kinh doanh Mua hàng tồn kho Bán hàng tồn kho Thanh toán nhà cung cấp Thu tiền bán hàng Như vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận là nghiên cứu mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền và các thành phần của nó với lợi nhuận. 2.1.1 Quản trị các khoản phải thu và lợi nhuận Các khoản phải thu là việc cấp các khoản tín dụng cho khách hàng. Quan sát chỉ số này sẽ biết chính sách khách hàng trả chậm hay tình hình thu hồi công nợ của công ty. Số ngày phải thu khách hàng nhiều hay ít tùy thuộc chính sách bán chịu của công ty. Đặc thù của mỗi ngành cũng sẽ ảnh hưởng đến chính sách bán hàng của công ty trong ngành. Kiểm soát các khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hoá thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hoá quá nhiều hoặc mở rộng chính sách tín dụng cho khách hàng thì sẽ làm tăng chi phí cho khoản phải thu và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Chính sách bán chịu ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản trị các khoản phải thu. Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thích được nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm phát sinh khoản phải thu và phát sinh chi phí đi kèm nên các nhà quản trị cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi này. 2.1.2. Quản trị hàng tồn kho và lợi nhuận Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tỷ lệ tài sản kinh doanh của công ty, bởi vì doanh thu từ hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho công ty. Đó là những tài sản đã sẵn sàng để đem ra bán hoặc sẽ được đem ra bán. Tồn kho hình thành mối liên hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Một công ty sản xuất phải duy trì tồn kho dưới những hình thức như nguyên vật
- 5 liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Tác động tích cực của việc duy trì tồn kho là giúp cho công ty chủ động hơn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, điều đó giúp công ty đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh tránh nguy cơ mất khách hàng và ngưng sản xuất. Tuy nhiên, duy trì tồn kho cũng có mặt trái của nó là làm phát sinh chi phí liên quan đến tồn kho bao gồm chi phí kho bãi, bảo quản và cả chi phí cơ hội do đầu tư vào hàng tồn kho. Tiền bị ứ đọng trong hàng tồn kho không sinh lãi trong khi chi phí tích trữ và bảo hiểm phải thanh toán chưa kể đến rủi ro hàng hóa bị hư hỏng hoặc lỗi thời. Do đó, các nhà quản lý sản xuất phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí cho việc trữ hàng tồn kho vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại thường duy trì hàng tồn kho ở một mức độ nhất định trong chiến lược dự trữ hàng hóa của mình, nhằm đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, đảm bảo nguồn hàng trong lưu thông. Hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Sau đây là sơ đồ tóm tắt về ảnh hưởng của việc dự trữ hàng tồn kho đến lợi nhuận công ty. Hình 2.2: Ảnh hưởng về việc dự trữ hàng tồn kho đến lợi nhuận công ty (Nguồn : http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=3020) Hiện nay có một số phương pháp dùng để quản lý hàng tồn kho như : Hệ thống quản lý tồn kho Just In Time (JIT) là “ chỉ sản xuất đúng sản phẩm, với đúng số lượng, tại đúng nơi, vào đúng thời điểm”. Tuy nhiên, mô hình JIT chỉ hiệu quả đối với những công ty có hoạt động sản xuất lặp đi lặp lại, có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp.
- 6 Mô hình EOQ (Economic Order Quantity - Mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả): Đây là mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính định lượng được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp dựa trên cơ sở giữa chi phí tồn trữ hàng tồn kho và chi phí đặt hàng có mối tương quan tỉ lệ nghịch. Cụ thể, khi số lượng sản phẩm cho mỗi lần đặt hàng tăng lên, số lần đặt hàng trong kỳ giảm dẫn đến chi phí đặt hàng giảm trong khi chi phí tồn trữ hàng tăng lên. Do đó, mục đích của quản lý hàng tồn kho là cân bằng hai loại chi phí: chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng sao cho tổng chi phí tồn kho là thấp nhất. Mô hình POQ (Production Order Quantity): Mô hình này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa nhưng muốn nhận từ từ, vừa nhận vừa sử dụng. 2.1.3. Quản trị các khoản phải trả và lợi nhuận Các khoản phải trả là khoản tiền công ty chiếm dụng của nhà cung cấp, đây là nguồn tài trợ ngắn hạn của công ty ít tốn kém chi phí sử dụng vốn. Quản trị các khoản phải trả liên quan đến khả năng thương thảo hợp đồng về những điều khoản thanh toán với nhà cung cấp. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như uy tín công ty, quy mô, trị giá hợp đồng, ….. Kéo dài thời gian thanh toán sẽ làm giảm áp lực cho dòng tiền hoạt động, từ đó giảm chi phí sử dụng vốn, làm tăng lợi nhuận công ty. Tuy nhiên, các nhà quản lý nên cẩn thận khi kéo dài thời gian thanh toán này vì có thể gây tổn hại đến uy tín và khả năng sinh lợi của công ty trong dài hạn. 2.1.4 Quản trị tiền mặt và lợi nhuận Theo quan điểm truyền thống về mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền và lợi của công ty thì trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, một chu kỳ luân chuyển tiền dài hơn sẽ làm tổn hại đến tỷ suất sinh lợi của công ty. Việc rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty bởi vì nó cải thiện hiệu quả của việc sử dụng vốn luân chuyển. Do đó, bằng cách giảm thời gian tiền bị ứ đọng trong vốn luân chuyển, công ty có thể hoạt động hiệu quả hơn. Chu kỳ luân chuyển tiền có thể được rút ngắn bằng cách giảm thời gian chuyển đổi hàng tồn kho qua việc xử lý và bán hàng hóa nhanh hơn hoặc bằng cách giảm thời gian thu tiền khách hàng qua việc tăng tốc thu nợ hoặc bằng cách kéo dài thời gian thanh toán qua việc trì hoãn trả nợ cho nhà cung cấp. Bất kỳ sự tăng hay giảm các thành phần của vốn luân chuyển đều có tác động tương ứng đến lợi nhuận của công ty. Giữ một sự cân bằng tối ưu giữa mỗi thành phần vốn luân chuyển là mục tiêu
- 7 chính của quản trị vốn luân chuyển. Lamberson (1995) chỉ ra rằng hầu hết thời gian và nỗ lực quản lý tài chính được sử dụng trong việc xác định mức độ chưa tối ưu của tài sản lưu động và nợ phải trả và mang chúng đến mức tối ưu. Một mức độ tối ưu của vốn luân chuyển là một sự cân bằng giữa rủi ro và hiệu quả. Cách thức mà vốn luân chuyển được quản lý có thể tác động đáng kể lên cả khả năng thanh khoản và sinh lợi của công ty (Deloof, 2003). Các quyết định theo hướng tối đa hóa tỷ suất sinh lợi sẽ làm tối thiểu hóa khả năng thanh khoản tương xứng. Ngược lại, tập trung hoàn toàn vào thanh khoản sẽ tạo xu hướng làm giảm tỷ suất sinh lợi tiềm năng của công ty. Tóm lại, quản trị vốn luân chuyển đóng một vai trò quan trọng trong quản lý công ty, nó có thể tác động đến sự thành công hay thất bại của công ty trong kinh doanh bởi vì quản trị vốn luân chuyển ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Vì thế, chúng ta cần nghiên cứu sự ảnh hưởng của từng thành phần của vốn luân chuyển đến lợi nhuận của công ty để từ đó có cách xử lý thích hợp nhằm duy trì các thành phần của nó ở mức độ tối ưu. 2.2 Nghiên cứu thực nghiệm về quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của công ty Tác giả tìm thấy rất nhiều bài nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận. Những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới được trình bày tóm tắt như sau: Kết quả nghiên cứu của Raheman & Nasr (2007), “Working Capital Management And Profitability – Case of Pakistani Firms” - Quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi lên các công ty ở Pakistan” (nghiên cứu chính) Mục tiêu chính của nghiên cứu này là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của quản trị vốn luân chuyển đến lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi năm 1999-2004. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng các biến Chỉ số lợi nhuận hoạt động kinh doanh thuần để đo lường giá trị lợi nhuận của công ty.
- 8 Biến chu kỳ chuyển đổi tiền (CCC) được tính từ kỳ thu tiền bình quân (ACP), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ITID) và kỳ thanh toán bình quân (APP) đại diện cho các thành phần của vốn luân chuyển. Chỉ số quy mô công ty (LOS), chỉ số tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn (CR), chỉ số tổng nợ trên tổng tài sản (DR) và chỉ số tài sản tài chính trên tổng tài sản (FATA) đại diện cho các thành phần của vốn luân chuyển. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi chu kỳ luân chuyển tiền càng dài sẽ dẫn đến làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và các nhà quản trị có thể gia tăng giá trị cho cổ đông bằng cách giảm chu kỳ luân chuyển tiền ở mức tối ưu nhất. Kết quả cũng cho thấy có mối tương quan mạnh, nghịch chiều giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi và tương quan thuận chiều giữa quy mô và lợi nhuận. Nghĩa là các công ty có quy mô càng lớn thì khả năng sinh lợi càng cao. Các giả thuyết nghiên cứu: Do mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và quản trị vốn luân chuyển, nghiên cứu này tạo ra một bộ giả thuyết để thử nghiệm. Giả thuyết 1 H01:Không có mối quan hệ nào giữa quản trị vốn luân chuyển hiệu quả và khả năng sinh lời của các công ty Pakistan. H11: Có thể có một mối quan hệ thuận chiều giữa quản trị vốn luân chuyển hiệu quả và khả năng sinh lời của các công ty Pakistan. Các công ty quản trị vốn luân chuyển của mình hiệu quả có thể thu về mức lợi nhuận cao và ngược lại. Giả thuyết 2 H02: Không có mối quan hệ nào giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty Pakistan. H12: Có thể có một mối quan hệ nghịch chiều giữa tính thanh khoản của các công ty Pakistan và khả năng sinh lời. Các công ty có tính thanh khoản cao có thể sẽ có
- 9 khả năng sinh lời thấp và ngược lại. Giả thuyết 3 H03: Không có mối quan hệ nào giữa quy mô của các công ty Pakistan và khả năng sinh lời. H13: Có thể tồn tại một mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô công ty và khả năng sinh lời của nó. Lý do của điều này có thể là do khả năng của các công ty lớn trong việc giảm mức thanh khoản. Giả thuyết 4 H04: Không có mối quan hệ giữa nợ của các công ty Pakistan và khả năng sinh lời. H14: Có thể có một quan hệ thuận chiều giữa nợ của các công ty Pakistan và khả năng sinh lời. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu: Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này được lấy từ Sở Giao dịch chứng khoán Karachi (KSE), trên internet và các trang web của các công ty khác nhau. Dữ liệu của các công ty được niêm yết trên KSE trong 6 năm qua chính là cơ sở cho các tính toán của tác giả. Giai đoạn được nghiên cứu là từ năm 1999 đến năm 2004. Giai đoạn này chỉ kéo dài 6 năm là do dữ liệu mới nhất cho nghiên cứu đều có sẵn trong giai đoạn này. Mẫu dựa trên các báo cáo tài chính của 94 công ty Pakistan được niêm yết trên KSE gồm các công ty với nhiều ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu và kiểm định giả thuyết: Trong nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện hai loại phân tích dữ liệu: mô tả và định lượng Phân tích mô tả: Phân tích mô tả là bước đầu tiên trong các phân tích của tác giả; cách phân tích này sẽ giúp mô tả các khía cạnh liên quan của chu kỳ tiền và cung cấp thông tin chi tiết về các biến liên quan. Nghiên cứu đã được thực hiện trong lĩnh vực nghiên cứu của tác giả, nhiều thông tin đã có
- 10 sẵn và phần mềm SPSS đã được sử dụng để phân tích các biến khác nhau trong nghiên cứu. Phân tích định lượng Trong phân tích định lượng, tác giả đã áp dụng hai phương pháp: đầu tiên: tác giả sử dụng các mô hình tương quan, đặc biệt là tương quan Pearson để đo mức độ liên hệ giữa các biến khác nhau khi đánh giá. Thứ hai: tác giả đã sử dụng phân tích hồi quy để ước tính các mối quan hệ nhân quả giữa biến khả năng sinh lời, thanh khoản và các biến được chọn khác. Tác giả đã sử dụng các phương pháp bình phương tối thiểu dạng gộp và bình phương tối thiểu dạng tổng quát (trọng số chéo) để phân tích. Tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng trong hồi quy gộp, trong đó chuỗi thời gian và các quan sát chéo được kết hợp với nhau và ước tính. Nói cách khác, một số đơn vị cắt ngang được quan sát trong một giai đoạn khi thiết lập dữ liệu bảng. Các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu: ACP: Kỳ thu tiền bình quân ITID: Kỳ luân chuyển hàng tồn kho APP: Kỳ thanh toán bình quân CCC: Chu kỳ luân chuyển tiền LOS: Quy mô công ty CR: Chỉ số tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn DR: Chỉ số tổng nợ trên tổng tài sản FATA: Chỉ số tài sản tài chính trên tổng tài sản Đo lƣờng biến nghiên cứu: NOPit = ß0 + ß1 ACPit + ß2LOSit + ß3CRit + ß4DRit + ß5FATA + ε NOPit = ß0 + ß1 ITIDit + ß2LOSit + ß3CRit + ß4DRit + ß5FATA + ε NOPit = ß0 + ß1 APPit + ß2LOSit + ß3CRit + ß4DRit + ß5FATA + ε NOPit = ß0 + ß1 CCCit + ß2LOSit + ß3CRit + ß4DRit + ß5FATA + ε Kết quả nghiên cứu và phân tích: kinh doanh và kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân và chu kỳ tiền cho mẫu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
- 11 Karachi. Những kết quả này cho thấy rằng các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị cho các cổ đông bằng cách giảm số ngày các khoản phải thu và hàng tồn kho ở mức tối thiểu hợp lý. Mối quan hệ nghịch chiều giữa các khoản phải trả và lợi nhuận phù hợp với quan điểm cho rằng các công ty có lợi nhuận ít chờ đợi lâu hơn để trả các hóa đơn của họ. Về giả thuyết của tác giả kết luận rằng giả thuyết thay thế (H11 Pakistan là một trong những thứ và do đó tác giả bác bỏ giả thuyết (H01) chấp nhận giả thuyết nghiên cứu (H12) rằng c tác giả bác bỏ giả thuyết không (H02). Tác giả cũng chấp nhận giả thuyết nghiên cứu (H13) về quy mô và lợi nhuận. Như quy mô (tính theo logarit tự nhiên doanh thu) tăng lên, nó sẽ dẫn đến sự gia tăng lợi nhuận của công ty, do vậy tác giả loại bỏ giả thuyết không (H03). Tác giả chấp nhận giả thuyết nghiên cứu (H14 ) liên quan đến việc vay nợ khi việc vay nợ tăng lên, lợi nhuận đi xuống; do đó tác giả bác bỏ giả thuyết không (H04). Điều này được hiểu rằng tài trợ bằng vay nợ sẽ ảnh hưởng đến chi phí tài chính sẽ dẫn đến giảm lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu của Amarjit Gill, NahumBiger, Neil Mathur (2010), “The relationship between working capital management and profittability: Evidence from the United States” – Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi: bằng chứng từ nƣớc Mỹ”. Bài nghiên cứu sử dụng mẫu dự liệu gồm 88 công ty Mỹ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán NewYork trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2005-2007 đã được lựa chọn. Tác giả tìm thấy mối quan hệ thuận chiều mạnh giữa chu kỳ chuyển đổi tiền và lợi nhuận, được đo lường thông qua lợi nhuận gộp. Theo đó, nhà quản lý có thể tạo ra lợi nhuận cho công ty bằng việc xử lý một cách đúng đắn chu kỳ chuyển đổi tiền và các khoản phải thu ở mức tối ưu. Nghiên cứu này đã đóng góp thêm tài liệu về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận doanh nghiệp. Phƣơng pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu: Các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu: AR: Kỳ thu tiền bình quân AP: Kỳ trả tiền bình quân
- 12 INV: Kỳ luân chuyển hàng tồn kho CCC: Kỳ luân chuyển tiền LnS: Quy mô công ty FD: Đòn bẫy tài chính FFA: Tỷ lệ tài sản tài chính cố định trên tổng tài sản Thông qua phương pháp phân tích mô tả và phân tích định lượng. Tác giả xây dựng mô hình hồi quy và kiểm định tương quan, tác giả đã rút ra các kết luận sau: - Tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa lợi nhuận và kỳ thu tiền bình quân. - Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa chu kỳ chuyển đổi tiền và lợi nhuận. Vì vậy, có vẻ lợi nhuận hoạt động điều khiển nhà quản lý làm như thế nào trong việc quản lý các khoản phải thu khách hàng. Vì thế, những phát hiện của nghiên cứu này khuyến nghị rằng các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị cho các cổ đông của họ bằng việc giảm số ngày cho các khoản phải thu khách hàng. Ngoài ra mối quan hệ nghịch biến giữa các khoản phải thu khách hàng và lợi nhuận của công ty cũng cho rằng các công ty lợi nhuận thấp sẽ theo đuổi việc giảm các khoản phải thu khách hàng trong nỗ lực giảm khoảng cách trong chu kỳ chuyển đổi tiền của họ. - Trên cơ sở kết quả của bài nghiên cứu này, tác giả cũng khẳng định rằng lợi nhuận có thể tăng thêm nếu công ty quản trị vốn luân chuyển một cách hiệu quả hơn. Kết quả nghiên cứu của tác giả David M. Mathuva (2010), “The influence of Working Capital Management Components on Corporate Profitability: A Survey on Kenyan Listed Firms” – “Sự ảnh hƣởng của các thành phần quản trị vốn luân lên khả năng sinh lợi của công ty đƣợc niêm yết ở Kenyan”. Bài nghiên cứu này đã nghiên cứu mẫu gồm 30 công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nairobi (NSE), Kenyan và sử dụng dữ liệu trong năm 1993- 2008. Phƣơng pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu: Các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu: ACP: Kỳ thu tiền bình quân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thương hiệu phân tích tình huống bia Saigon Special trong giai đoạn 2007-2010
153 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn