intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái tới tỷ suất sinh lợi và việc sử dụng công cụ phái sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

49
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu là đưa ra bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái đến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái tới tỷ suất sinh lợi và việc sử dụng công cụ phái sinh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------- TẠ THỊ HẰNG NGA SỰ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI TỶ SUẤT SINH LỢI VÀ VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học : TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo TP Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu, hình vẽ và đồ thị Tóm tắt 1 1. Giới thiệu 2 1.1 Lý do nghiên cứu 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3 Phương pháp nghiên cứu 3 1.4 Phạm vị nghiên cứu 4 1.5 Kết cấu luận văn 4 2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước 6 2.1 Một số vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá 6 2.1.1 Rủi ro tỷ giá (RRTG) 6 2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá 6 2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tỷ giá trong doanh nghiệp 22 2.1.4 Tác động của rủi ro tỷ giá 22 2.1.5 Sự cần thiết phòng ngừa rủi ro tỷ giá 25 2.1.6 Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá 26 2.2 Một số vấn đề cơ bản về công cụ tài chính phái sinh 27 2.2. 1 Khái niệm về công cụ tài chính phái sinh 27 2.2.2 Các công cụ tài chính phái sinh 28 2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước đây 34 2.3.1 Nghiên cứu của Ephraim Clark & Salma Mefteh (2011) 34
  3. 2.3.2 Nghiên cứu của Ephraim Clark & Salma Mefteh (2010) 35 2.3.3 Nghiên cứu của Aline Miller & Willem F.C. Vershoor (2005) 37 2.3.4 Nghiên cứu của Ephraim Clark , Yacine Belghitar and Salma Mefteh ( 2012) 38 2.3.5 Nghiên cứu của P.N.G. Tobing (2012) 39 2.3.6 Nghiên cứu của Ahmed A.El-Masry ( 2003) 41 2.3.7 Nghiên cứu của Gordon M.Bodnar và M.H.Franco Wong 41 3. Phương pháp nghiên cứu 44 4. Nội dung và kết quả nghiên cứu 45 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 45 4.2 Phân tích chuỗi thời gian 48 4.3 Phân tích chéo 53 5. Kết luận 61 5.1 Các kết quả nghiên cứu 61 5.2 Những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo 63 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 Phụ lục 4
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại TMCP: Thương mại cổ phần NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần TGHĐ: Tỷ giá hối đoái DN: Doanh nghiệp RRTG: Rủi ro tỷ giá CCTC: Công cụ tài chính CCPS: Công cụ phái sinh VNĐ: Việt Nam đồng. BCTC: Báo cáo tài chính
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG 2.1: CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NĂM 2012 BẢNG 4.1: PHÂN LOẠI CÁC CÔNG TY THEO NGÀNH (Theo tiêu chuẩn ICB - Industry Classification Benchmark) BẢNG 4.2: THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU BẢNG 4.3: HỆ SỐ NHẠY CẢM TỶ GIÁ CỦA PHƯƠNG TRÌNH 1 BẢNG 4.4: CÁC HỆ SỐ NHẠY CẢM TỶ GIÁ CỦA PHƯƠNG TRÌNH 2 BẢNG 4.5: KẾT QUẢ CÁC HỆ SỐ ƯỚC TÍNH TRONG PHÂN TÍCH CHÉO
  6. DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1: Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 2008 -2009 Biểu đồ 2.2 : Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2012 Biểu đồ 2.3: Diễn biến tỷ giá EUR/USD từ quí 4/2008 đến quí 2/2013 Biểu đồ 2.4 : Diễn biến lãi suất VND giai đoạn 2008 -2012 Biểu đồ 2.5 : Lạm phát Việt Nam 2011 -2012 Biểu đồ 2.6 : Chỉ số CPI của Việt Nam từ 2004 – 2012 Biểu đồ 2.7 : Tăng trưởng GDP Việt Nam những năm gần đây Biểu đồ 2.8 : Nguồn vối FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2012
  7. 1 Tóm Tắt Bài nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của rủi ro tỷ giá tới lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam và tác động của việc sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ trong việc giảm sự nhạy cảm này. Bằng phương pháp phân tích chuỗi thời gian, kết quả cho thấy lợi nhuận của doanh nghiệp có nhạy cảm với sự biến động của tỷ giá USD/VND. Và khi đưa thêm tỷ giá EUR/VND vào phân tích thì kết quả cho thấy lợi nhuận của doanh nghiệp có nhạy cảm với cả hai loại tỷ giá này nhưng số doanh nghiệp nhạy cảm với tỷ giá USD/VND cao hơn so với tỷ giá EUR/VND. Những phân tích chéo cung cấp bằng chứng về việc sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ có tác dụng đến việc làm giảm độ nhạy cảm của lợi nhuận. Và kết quả này chỉ đúng khi xem xét biến động của tỷ giá USD/VND.
  8. 2 1 . Giới thiệu 1.1 Lý do nghiên cứu Trong quá trình hội nhập mở cửa nền kinh tế, ngày càng nhiều các doanh nghiệp muốn mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của mình ra nư ớc ngoài. Nên nhu cầu sử dụng ngoại tệ để thanh toán cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa và cung cấp dịch vụ ngày càng nhiều. Trong nền kinh tế hội nhập , bên cạnh những lợi ích thì càng có nhiều nguy cơ và bất ổn ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Cụ thể, giá cả hàng hóa của các mặt hàng thay thế, bổ sung ; giá vàng, giá xăng dầu tăng giảm bất thường ; sự thay đổi liên tục về lãi suất cho vay cũng như lãi su ất tín dụng; sự biến động của tỷ giá hối đoái…. đang là vấn đề đáng lo ngại và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp . Nghiên cứu này tập trung vào phân tích tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái đến các doanh nghiệp . Chính sách quản lý tỷ giá hối đoái của Việt Nam là tỷ giá thả nổi có quản lý. Mặc dù đã có sự quản lý của chính phủ nhưng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 thì tỷ giá đã bị tác động rất lớn. TGHĐ ngoài việc phản ánh quan hệ cung cầu về ngoại tệ, độ lệch về lãi suất và lạm phát giữa hai quốc gia…thì còn ẩn chứa các yếu tố đầu cơ. Chính những yếu tố trên làm cho TGHĐ trên thị trường ngoại hối hiện nay biến động một cách khó dự đoán. Theo lý thuyết kinh tế thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ chịu sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá kể các công ty đa quốc gia hay các công ty nội địa có hoạt động xuất nhập khẩu.  Vậy liệu ở Việt Nam với chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý thì tình hình biến động tỷ giá có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp khi chỉ xem xét sự
  9. 3 biến động của tỷ giá USD/VND không ?  Nguồn ngân lưu bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp Việt Nam ngoài ngoại tệ chủ yếu nhất là USD, thì đồng ngoại tệ quan trọng thứ hai là đồng EUR. Vậy nếu xét thêm sự biến động của tỷ giá EUR/VND thì độ nhạy cảm của lợi nhuận sẽ như thế nào?  Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp có nhu cầu về ngoại tệ. Vậy các doanh nghiệp ở Việt Nam có sử dụng các công cụ tài chính để bảo hiểm tỷ giá cho mình? Và nếu các doanh nghiệp đã thực hiện bảo hiểm tỷ giá thì nó có tác động như thế nào đến lợi nhuận của doanh nghiệp? 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là đưa ra bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái đến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp. Cụ thể, đối với các doanh nghiệp Việt Nam ngoại tệ được sử dụng chủ yếu là USD và EUR nên bài nghiên cứu này sẽ tập trung xem xét tác động của những biến đổi trong tỷ giá USD/VND và EUR/VND tới tỷ suất sinh lợi của những công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Thêm vào đó, đề tài nghiên cứu cũng cung c ấp bằng chứng về tác dụng việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá. 1.3 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian, phương pháp bình phương bé nhất (OLS) với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20 để phân tích dữ liệu , ước lượng các tham số để đưa ra bằng chứng về sự nhạy cảm của lợi nhuận với những biến động tỷ
  10. 4 giá. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích chéo với mục tiêu đưa ra bằng chứng về việc sử dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp . Cuối cùng, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê để đưa ra các nguyên nhân khiến thị trường phái sinh chưa phát triển ở Việt Nam. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu là đưa ra bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái tới lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó nghiên cứu chỉ sử dụng báo cáo tài chính của những doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ, cụ thể là doanh nghiệp có sử dụng đồng USD và EUR. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu tỷ giá hối đoái giai đoạn từ quý 1 năm 2009 đến hết quý 1 năm 2013, cụ thể là tỷ giá USD/VND và tỷ giá EUR/VND. Nghiên cứu sử dụng số liệu quý 1 năm 2009 đến quý 1 năm 2013 với lý do khoảng thời gian này tỷ giá hối đoái có nhiều biến động trên thị trường tiền tệ do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, VND bị mất giá so với USD nên tỷ giá USD/VND tăng mạnh. Bên cạnh đó cầu về ngoại tệ để thanh toán của doanh nghiệp và để dự trữ của người dân đều tăng trong khi cung ngoại tệ thì thiếu. 1.5 Kết cấu luận văn Luận văn được chia làm năm phần như sau: Phần 1: Giới thiệu
  11. 5 Phần 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây Phần 3: Phương pháp nghiên cứu Phần 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Phần 5. Kết luận
  12. 6 2 Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước 2.1 Một số vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá 2.1.1 Rủi ro tỷ giá RRTG là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến các giá trị kỳ vọng trong tương lai của doanh nghiệp. RRTG có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung bất cứ hoạt động nào mà dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra là hai loại tiền tệ khác nhau thì đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá [6] . Đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu thì rủi ro tỷ giá là thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ có thể làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi bằng ngoại tệ trong tương lai khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể và nghiêm trọng hơn có thể làm đảo lộn kết quả kinh doanh. 2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá  Mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của TGHĐ. Theo lý thuyết thương mại về sự quyết định tỷ giá, thì tỷ giá được quyết định bởi sự cân bằng giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu. Nếu giá trị nhập khẩu của một quốc gia vượt quá giá trị xuất khẩu của nó, thì tỷ giá sẽ gia tăng, nghĩa là nội tệ giảm giá so với ngoại tệ. Điều này cho thấy hàng xuất khẩu của quốc gia đó rẻ hơn đối với người nước ngoài, và hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ so với người trong nước. Kết quả là xuất khẩu gia tăng và nhập khẩu sụt giảm. Và ngược
  13. 7 lại, nếu đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ thì sẽ tạo điều kiện cho nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu.  Thực tế biến động tỷ giá USD/ VND ở Việt Nam các năm gần đây như s au: - Giai đoạn năm 2008 – 2009 ghi nhận nhiều nhất những biến động của chính sách tỷ giá trên thị trường tiền tệ Việt Nam (đầu năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO). Biểu đồ 2. 1 : Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 2008 -2009 (Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam )
  14. 8 - Từ quý II/2008, lạm phát bắt đầu tăng nhanh và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dần lộ diện đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Từ giữa năm 2008, cùng với suy thoái kinh tế, luồng đầu tư gián tiếp vào Việt Nam đã bắt đầu đảo chiề u. - VND liên tục mất giá so với USD và xu hướng này kéo dài đến hết năm 2009. Cho đến cuối năm 2009, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã tăng 5,6% so với cuối năm 2008. Bên cạnh đó, chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế đã khiến cho nhu cầu về USD càng tăng để phục vụ việc nhập khẩu vàng. Giá vàng và giá USD đều đã tăng mạnh. Tâm lý hoang mang mất lòng tin vào VND của người dân làm tăng cầu và giảm cung về USD đã đẩy tỷ giá thị trường tự do tăng lên hàng ngày. - Vào ngày 26/11/2009, NHNN đã phải chính thức phá giá VND lên mức 5,4% (tỷ lệ phá giá cao nhất trong một ngày kể từ năm 1998) để chống đầu cơ tiền tệ và giảm áp lực thị trường. VND tiếp tục mất giá thể hiện qua việc tỷ giá trên thị trường vào thời điểm cuối tháng 11/ 2009 vẫn đứng vững ở mức cao, khoảng 19.400 VND/USD . - Từ cuối tháng 11/2009 đến cuối tháng 12/ 2009 tỷ giá thị trường bắt đầu giảm về quanh mức 18.500 VND/USD. Đây là kết quả do NHNN thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ giá. - Do các áp lực buộc phải phá giá VND, đến ngày 11/02/2010, NHNN đã phải tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 17.941 VND/USD lên 18.544 VND/USD, tương đương với việc phá giá 3,3%. Cùng với việc nâng tỷ giá này, NHNN đã thực hiện hàng loạt các biện pháp hành chính nhằm giảm áp lực lên thị trường ngoại hối như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ, chấm dứt việc giao dịch vàng trên các tài khoản ở nước ngoài của các NHTM và các tổ chức tín dụng, đóng cửa các sàn vàng, tăng lãi suất cơ bản lê n 8%/năm. Kết quả của sự dư cầu ngoại tệ là tỷ giá thị trường tự do bắt đầu tăng từ tháng 9/2010 lên 20.500
  15. 9 VND/USD vào giữa tháng 10 và lên đến mức kỷ lục là trên 21.500 VND/USD vào cuối tháng 11. - Không thể tiếp tục duy trì tỷ giá, NHNN đã tuyên bố m ức phá giá cao nhất trong lịch sử (9,3%) vào đầu tháng 2/2011, nâng tỷ giá chính thức lên 20.693 VND/USD và giảm biên độ xuống còn +/ -1%. Nỗ lực này đã không có kết quả ngay lập tức. Tỷ giá thị trường tự do vọt lên trên 22.100 VND/USD trong vòng vài ngày k ể từ sau lần phá giá này. Biểu đồ 2.2. : Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2012 (Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam ) - Trong năm 2012, thành công lớn nhất của NHNN là giữ đượ c tỷ giá ổn định không có những diễn biến bất thường. Diễn biến tỷ giá VND/USD trong năm 2012 cho thấy, vào cả năm duy trì ổn định với biến động không quá +/ -1% theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng không đổi ở mức 20.828 VND/USD. Đây là một hiện tượng ngược lại
  16. 10 diễn biến tỷ giá trên thị trường trong những năm 2008 - 2011 khi tỷ giá luôn biến động theo chiều hướng tăng dần từ đầu năm đến cuối năm.  Thực tế biến động của các tỷ giá khác ngoài USD tại Việt Nam - Với việc mở rộng hoạt động, xuất khẩu đa quốc gia ngày nay, thì tỷ giá của các loại ngoại tệ khác biến động cũng rất quan trọng, nhất là EUR, JPY và CNY, khi mà các doanh nghiệp nước ta ngày càng xuất khẩu nhiều hơn qua các nước Châu Âu, các khoản tiền Nhật viện trợ có hoàn lại, hoặc cho vay đối với Việt Nam đến hạn thanh toán cũng như Trung Quốc luôn là đối tác lớn trên thị trường quốc tế. - Việc biến động của các loại đồng như EUR, JPY và CNY cũng sẽ tác động mạnh nếu diễn ra, do hiện nay không chịu tác động điều chỉnh của NHNN như đồng USD. Từ năm 2007 đến 01/12/2011 EUR đã tăng giá trị lên 17,58 %, trong khi đó giá trị JPY tăng lên đến 85,79%. - EUR tăng giá mạnh so với USD giai đoạn cuối 2009, nghĩa là đồng USD mất giá trên thế giới. Tuy nhiên, sự bất ổn của các nước Châu Âu đã khiến tỷ giá EUR/USD giảm xuống thấp vào năm 2010, đã có lúc xuống dưới 1,3 vào tháng 6/2010. Nếu các doanh nghiệp nhập khẩu giai đoạn này thanh toán bằng EUR sẽ rất có lợi, và ngược lại các doanh nghiệp xuất khẩu được thanh toán tiền hàng bằng đồng EUR sẽ chịu tổn thất nặng nếu không bảo hiểm rủi ro tỷ giá giai đoạn này. Cùng giai đoạn này, đồng USD cũng biến động mạnh trên thị trường thế giới và Việt Nam. Đã có lúc doanh nghiệp đổ xô bán USD với giá thấp mà các ngân hàng cũng không dám mua vào, chỉ sau đó vài tháng thì tình hình lại biến động ngược lại, USD lên giá liên tục, các ngân hàng phải vận dụng mọi phương pháp để mua ngoại tệ.
  17. 11 Biểu đồ 2.3 : Diễn biến tỷ giá EUR/USD từ quí 4/2008 đến quí 2/2013 (Nguồn: Quỹ tiền tệ Thế giới ) - Có thể thấy trước biến động tỷ giá qua các giai đoạn phân tích ở trên, NHNN chưa sử dụng nhiều các nghiệp vụ phái sinh như một công cụ thực sự hiệu quả trong việc bình ổn thị trường, hoặc chưa cho phép các NHTM được sử dụng rộng rãi các công cụ phái sinh như trước đây để phòng chống rủi ro tỷ giá trên thị trường hối đoái.  Tình hình thay đổi lãi suất nội tệ và ngoại tệ Theo lý thuyết ngang giá lãi suất không phòng ngừa (UIP) phát biểu: tỷ giá hối đoái sẽ thay đổi theo chênh lệch lãi suất của hai quốc gia theo công thức: ef  1  ih   1  ih  i f  1 if 
  18. 12 Trong đó: ef là giá trị tăng lên hay giảm xuống của đồng ngoại tệ if là lãi suất nước ngoài ih là lãi suất trong nước Nếu lãi suất nội tệ tăng tương đối so với lãi suất ngoại tệ thì tài sản tài chính nội địa trở nên hấp dẫn với nhà đầu tư hơn tài sản nước ngoài. Điều kiện này khiến cho dòng vốn chảy vào thị trường trong nước và dẫn tới giảm cầu về ngoại tệ và tăng cầu về nội tệ , do đó sẽ làm nội tệ tăng giá hay tỷ giá giảm. Sau cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng năm 2008, với lãi suất đỉnh điểm lên đến 21%/năm vào tháng 7/2008 , thì sang năm 2009 dưới sự quyết tâm và sự giám sát chặt chẽ của NHNN lãi suất đã hạ nhiệt và đi vào biên độ dưới 12%/năm. Năm 2010 thì lãi suất có chiều hướng tăng trở lại và đến những tháng cuối năm 2010 lãi suất lên cao đỉnh điểm đến 17- 18%. Sáu tháng đầu năm 2011 lãi suất sau khi được Hiệp hội Ngân hàng thống nhất hạ xuống còn 11% thì lãi suất vẫn từ từ tăng lên. Và chỉ đến cuối năm 2012 lãi suất huy động được giảm dần và duy trì ở mức dưới 10%/năm.
  19. 13 Biểu đồ 2.4 : Diễn biến lãi suất VND giai đoạn 2008 -2012 (Nguồn: Công Ty Chứng Khoán Bảo Việt) Mặc dù lãi suất tiết k iệm bằng VND đã giảm nhưng vẫn còn cao và có sức hấp dẫn so với tiết kiệm bằng ngoại tệ, trong khi tỷ giá ổn định, quan trọng hơn là lạm phát đã được kiềm chế. Điều này góp phần làm giảm cầu ngoại tệ với mục đích găm giữ, đầu cơ, đồng thời một lượng lớn cá c dòng ngoại tệ từ nước ngoài đổ về (vốn đầu tư gián tiếp, kiều hối, tiền gửi và vay mượn từ nước ngoài...) được chuyển ra VND để gửi vào ngân hàng hưởng chênh lệch lãi suất, góp phần làm tăng cung ngoại tệ, từ đó tỷ giá ổn định và giảm xuống. Trong năm 2013, với chính sách giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp nên lãi suất huy động cũng giảm theo. Hiện nay lãi suất huy động của các ngân hàng chỉ giao động trong khoảng 7 - 8,5 %/năm tùy theo kỳ hạn.
  20. 14  Tình hình lạm phát trong và ngoài nước Theo công thức của Fisher : Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát. Khi giả định lãi suất thực là bằng nhau ở mỗi quốc gia thì chênh lệch trong lãi suất danh nghĩa được thể hiện trong lạm phát. Theo thuyết ngang giá sức mua, nước nào có lạm phát cao hơn thì đ ồng tiền nước đó giảm giá. Cụ thể, nếu lạm phát trong nước lớn hơn lạm phát nước ngoài, nghĩa là đ ồng tiền trong nước mất giá so với đồng tiền nước ngoài. Khi đó hàng hóa trong nước trở nên đắt đỏ hơn so với hàng nước ngoài, dẫn tới nhu cầu hàng hóa nội địa giảm, nhu cầu hàng ngoại nhập tăng. Kết quả của việc cầu ngoại tệ tăng là ngoại tệ tăng giá hay tỷ giá tăng. Những năm gần đây, mặc dù lạm phát nước ta đã đư ợc Chính phủ kiềm chế nhưng dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các chính sách kích thích nền kinh tế thì lạm phát của Việt Nam diễn biến phức tạp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2