Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hiệu ứng Balassa-Samuelson lên tỷ giá hối đoái - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam và các đối tác thương mại lớn
lượt xem 2
download
Mục tiêu của đề tài là kiểm định mối quan hệ giữa sự chênh lệch trong năng suất lao động trong nước so với nước ngoài và tỷ giá hối đoái của Việt Nam và bốn quốc gia đối tác thương mại lớn là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hoa Kỳ giai đoạn 1992 - 2015.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hiệu ứng Balassa-Samuelson lên tỷ giá hối đoái - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam và các đối tác thương mại lớn
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ====================== LÝ PHƢỢNG VY Tác động của hiệu ứng Balassa-Samuelson lên tỷ giá hối đoái - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam và các đối tác thƣơng mại lớn LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ====================== LÝ PHƢỢNG VY Tác động của hiệu ứng Balassa-Samuelson lên tỷ giá hối đoái - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam và các đối tác thƣơng mại lớn Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS TRẦN NGỌC THƠ TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn Thạc sĩ kinh tế “Tác động của hiệu ứng Balassa- Samuelson lên tỷ giá hối đoái - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam và các đối tác thƣơng mại lớn” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và không sao chép bất cứ nguồn dữ liệu nào. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 06 năm 2018 Học viên cao học Khóa 25 LÝ PHƢỢNG VY
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...........................................................................2 1.1 Lý do thực hiện đề tài ........................................................................................2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................3 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................3 1.5 Cấu trúc của bài nghiên cứu ..............................................................................4 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRƢỚC ĐÂY .............................................................................................................5 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT HIỆU ỨNG BALASSA – SAMUELSON ....................5 2.1.1 Lịch sử tên gọi hiệu ứng Balassa - Samuelson ............................................5 2.1.2 Nội dung hiệu ứng Balassa - Samuelson .....................................................5 2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ................................................................7 2.2.1 Các mô hình kinh tế lƣợng đƣợc sử dụng ...................................................7 2.2.3 Phƣơng pháp phân tích định lƣợng sử dụng................................................9 2.2.4 Biến độc lập đƣợc thêm vào mô hình ban đầu ..........................................10 2.2.5 Phân biệt khu vực ngoại thƣơng và phi ngoại thƣơng ..............................10 2.2.6 Các vấn đề liên quan đến biến đại diện năng suất lao động ......................13 2.2.7 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ..............................................................13 CHƢƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................17 3.1 Mô hình nghiên cứu .........................................................................................17 3.2 Nội dung các kiểm định ...................................................................................19
- 3.3 Các biến nghiên cứu ........................................................................................20 3.3.1 Biến phụ thuộc...........................................................................................20 3.3.2 Biến độc lập ...............................................................................................22 3.4 Chọn mẫu .........................................................................................................25 3.5 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ..........................................................................25 3.6 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ........................................................................25 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................27 4.1. Kết quả phân tích thống kê mô tả dữ liệu .......................................................27 4.2 Kết quả ƣớc tính đơn giản ...............................................................................32 4.3 Kết quả phân tích hồi quy ................................................................................33 4.3.1. Kiểm định tính dừng.................................................................................33 4.3.2 Kiểm tra sự tƣơng quan giữa các biến .......................................................35 4.3.3 Kết quả kiểm định .....................................................................................35 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................38 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ KÝ HIỆU, VIẾT TẮT Ký hiệu Thuật ngữ Giải thích ARDL Autoregressive Distributed Lag Mô hình Var trễ phân phối dừng tự hồi quy BS Balassa – Samuelson CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng EPI Export price index Chỉ số giá xuất khẩu GNP Gross National Product Tổng sản lƣợng quốc gia GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội ILO International Labor Organization Tổ chức lao động quốc tế IPI Import price index Chỉ số giá nhập khẩu LOOP Law of one price Quy luật một giá NER Norminal exchange rate Tỷ giá danh nghĩa song phƣơng OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Cooperation and Development OLS Ordinary least squares Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất PNT Price Nontradable Mức giá phi ngoại thƣơng PPP Purchasing Power Parity Lý thuyết ngang giá sức mua PT Price Tradable Mức gia ngoại thƣơng RER Real exchange rate Tỷ giá thực song phƣơng REER Real effective exchange rate Tỷ giá hiệu lực TFP Total facfor productivity Năng suất các nhân tố tổng hợp UN United Nations Liên Hiệp Quốc WPI Wholesale price index Chỉ số giá bán buôn
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu đồ 4.1: Năng suất lao động theo khu vực tại Việt Nam (1992 = 100) Biểu đồ 4.2: Năng suất lao động và tiền lƣơng thực tế ở khu vực ngoại thƣơng tại Việt Nam (1992 = 100) Biểu đồ 4.3: Tiền lƣơng danh nghĩa tại Việt Nam (1992 = 100) Biểu đồ 4.4: Mức giá khu vực ngoại thƣơng và phi ngoại thƣơng tại Việt Nam (1992 = 100) Biểu đồ 4.5: Mức giá tƣơng đối và năng suất khu vực tƣơng đối tại Việt Nam (1992 = 100) Biểu đồ 4.6: Chênh lệch trong mức tăng năng suất giữa khu vực ngoại thƣơng và phi ngoại thƣơng của Việt Nam và các quốc gia nghiên cứu Biểu đồ 4.7: Chênh lệch trong mức tăng năng suất lao động và tỷ giá thực đa phƣơng Biểu đồ 4.8: Tốc độ tăng trƣởng và lạm phát theo khu vực giữa các quốc gia Bảng 4.1: So sánh tốc độ tăng trƣởng theo khu vực và lạm phát giữa các quốc gia (dựa trên value – added) (% thay đổi trung bình hằng năm) Bảng 4.2: Mức ảnh hƣởng của hiệu ứng BS đến chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia với Việt Nam (% thay đổi trung bình hằng năm) Bảng 4.3: Kiểm định nghiệm đơn vị đối với chuỗi thời gian gốc Bảng 4.4: Kết quả hồi quy kiểm định hiệu ứng BS nội địa Bảng 4.5: Kết quả hồi quy kiểm định hiệu ứng BS quốc tế
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU Bài luận văn này kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng Balassa – Samuelson tại Việt Nam. Cụ thể, bài nghiên cứu này sẽ sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để xác định sự ảnh hƣởng trong chênh lệch mức tăng trƣởng năng suất lao động khu vực ngoại thƣơng và phi ngoại thƣơng lên tỷ giá hối đoái. Để làm đƣợc điều này, bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy OLS để kiểm định bộ dữ liệu Việt Nam và 04 đối tác thƣơng mại chính bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc giai đoạn 1992 – 2015. Kết quả nghiên cứu không tồn tại bằng chứng hiệu ứng Balassa – Samuelson nội địa tại Việt Nam, nhƣng tìm thấy bằng chứng hiệu ứng tồn tại ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng không tìm thấy bằng chứng sự tồn tại của hiệu ứng Balassa – Samuelson quốc tế giữa Việt Nam và 04 quốc gia nghiên cứu. Từ khóa: Hiệu ứng Balassa – Samuelson, tỷ giá hối đoái, năng suất lao động, mức giá
- 2 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do thực hiện đề tài Năm 1920, Gustav Cassel, một nhà kinh tế học nổi tiếng ngƣời Thụy Điển đã đƣa ra lý thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity – PPP) dựa trên quy luật một giá (Law of one price – LOOP) và khẳng định rằng trong dài hạn thì tỷ giá giữa các quốc gia sẽ tƣơng đồng nhau. Hay nói cách khác, lý thuyết PP dự đoán rằng trong dài hạn, mức giá tƣơng đối – tỷ lệ giá giữa hai quốc gia sẽ xác định tỷ giá hối đoái (e = P/P*) và bất kỳ sự sai lệch của mức giá tƣơng đối khỏi tỷ giá cân bằng sẽ đƣợc “đảo ngƣợc về giá trị trung bình” (mean-reverting) trong dài hạn. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã bác bỏ lý thuyết PPP tuyệt đối. Ngoài những nguyên nhân đƣợc ra nhƣ liên quan đến vấn đề chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch và thị trƣờng không hoàn hảo, thì giải thích đƣợc xem là thuyết phục nhất là từ Balassa (1964) và Samuelson (1964) – đƣợc gọi là giả thuyết Balassa – Samuelson (BS) – đã khẳng định rằng chính sự chênh lệch năng suất giữa khu vực ngoại thƣơng và phi ngoại thƣơng giữa các quốc gia đã đƣa đến sự khác nhau trong tiền lƣơng, mức giá và kết quả là sự khác nhau trong tỷ giá hối đoái. Theo cơ chế hoạt động của hiệu ứng BS thì nếu tồn tại sự chênh lệch giữa tăng trƣởng năng suất lao động khu vực ngoại thƣơng và phi ngoại thƣơng ở quốc gia nội địa cao hơn so với một quốc gia bất kỳ, thì mức giá của khu vực phi ngoại thƣơng ở quốc gia nội địa sẽ tăng nhanh hơn. Trong cơ chế tỷ giá cố định, điều này sẽ dẫn đến một mức tăng chung trong mức giá của nền kinh tế, còn trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi thì điều này sẽ dẫn đến một sự kết hợp cả việc lạm phát gia tăng và sự tăng giá của tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Trong cả hai trƣờng hợp, thì tỷ giá hối đoái sẽ tăng. Tính đến thời điểm hiện tại, phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm đối với hiệu ứng BS đƣợc thực hiện ở hầu hết ở các nƣớc phát triển hoặc các nƣớc Châu Âu, thuộc tổ chức OECD và một số ít quốc gia ở Châu Á do vấn đề khó khăn trong khi thu thập dữ liệu theo khu vực đối với phần lớn các nƣớc đang phát triển. Nối tiếp
- 3 các thành tựu nghiên cứu trên thế giới, tác giả thực hiện đề tài “Tác động của hiệu ứng Balassa-Samuelson lên tỷ giá hối đoái - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam và các đối tác thƣơng mại lớn” trong giai đoạn 1992 – 2015. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là kiểm định mối quan hệ giữa sự chênh lệch trong năng suất lao động trong nƣớc so với nƣớc ngoài và tỷ giá hối đoái của Việt Nam và bốn quốc gia đối tác thƣơng mại lớn là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hoa Kỳ giai đoạn 1992 - 2015. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Một là, liệu sự gia tăng khác nhau giữa sự tăng trƣởng năng suất khu vực ngoại thƣơng và phi ngoại thƣơng của Việt Nam có liên quan đến sự gia tăng lạm phát của hai khu vực này hay không, hay nói cách khác, có tồn tại hiệu ứng BS nội địa ở Việt Nam hay không?. Hai là, liệu sự gia tăng khác nhau trong sự tăng trƣởng về năng suất giữa khu vực ngoại thƣơng và phi ngoại thƣơng ở Việt Nam so với sự khác biệt tƣơng tự ở mỗi quốc gia nghiên cứu có ảnh hƣởng đến tỷ giá thực song phƣơng giữa Việt Nam và các quốc gia đang nghiên cứu hay không, hay nói cách khác có tồn tại hiệu ứng BS quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia nghiên cứu hay không?. 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu chủ yếu dựa trên nền tảng nghiên cứu của Daan Steenkamp (2013) để làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ các nguồn dữ liệu quốc tế nhƣ Quỹ tiền tệ Thế giới, Ngân hàng Thế Giới và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), kết hợp tham khảo đối chiếu với nguồn dữ liệu trong nƣớc nhƣ Tổng Cục Thống Kê. Tác giả sử dụng phƣơng pháp hồi quy bình phƣơng bé nhất (OLS), thực hiện hồi quy bằng phần mềm Stata để đƣa ra kết luận cho bài nghiên cứu.
- 4 1.5 Cấu trúc của bài nghiên cứu Bài nghiên cứu đƣợc chia làm 05 chƣơng, trong đó: Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài. Trong chƣơng này, tác giả nêu ngắn gọn về lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, phƣơng pháp và cấu trúc của bài nghiên cứu. Chƣơng 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc đây. Chƣơng này sẽ nêu khái quát các lý thuyết nền tảng về hiệu ứng Balassa – Samuelson và các bài nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa chênh lệch năng suất lao động và tỷ giá hối đoái. Chƣơng 3: Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng này trình bày nguồn gốc thu thập dữ liệu, cách xây dựng biến và các mô hình sử dụng trong bài nghiên cứu. Chƣơng 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chƣơng này trình bày kết quả hồi quy, các kiểm định có liên quan và trả lời câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở Chƣơng 1. Chƣơng 5: Kết luận. Chƣơng này trình bày tóm tắt kết luận sau khi thực hiện đề tài, những điểm hạn chế của đề tài và hƣớng phát triển tiếp theo.
- 5 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRƢỚC ĐÂY 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT HIỆU ỨNG BALASSA – SAMUELSON 2.1.1 Lịch sử tên gọi hiệu ứng Balassa - Samuelson Những nghiên cứu tiếp cận sự chênh lệch trong năng suất lao động đối với PPP đã có từ lâu. Balassa (1964) và Paul Samuelson (1964) cùng lúc có cùng phƣơng pháp suy luận và kết luận về vấn đề này dựa trên lý giải của Hendrick Houthakker về học thuyết PPP của Gustav Cassel. Vì vậy, vào thập niên 70, toàn bộ phƣơng pháp tiếp cận dựa trên nguồn cung trong nghiên cứu đối với tỷ giá hối đoái đều đƣợc đặt theo tên gọi của hai nhà nghiên cứu này. Không lâu sau đó, giới nghiên cứu phát hiện David Ricardo (1911) cũng đã có mô tả về hiệu ứng này, và Roy Harrod (1933) đã thật sự là ngƣời đầu tiên xây dựng mô hình đầy đủ cho hiệu ứng này. Từ cuộc tranh luận về tên gọi thật sự của hiệu ứng, trong kỷ niệm 30 của việc phát hiện, dựa trên kết quả nghiên cứu của những tác giá về hiệu ứng này, Samuelson (1994) đã đề xuất tên gọi mới cho lý thuyết là: Hiệu ứng Ricardo-Viner- Harrod-Balassa-Samuelson-Penn-Bhagwati. Tính tới hiện tại thì cả hai tên gọi đều đƣợc giới nghiên cứu học thuật chấp nhận. 2.1.2 Nội dung hiệu ứng Balassa - Samuelson Nội dung lý thuyết BS giải thích hai hiện tƣợng: (i) Mức giá khác biệt giữa các quốc gia (The Peen Effect): Theo lý thuyết BS, khi năng suất lao động giữa khu vực ngoại thƣơng ở quốc gia chủ nhà tăng tƣơng đối so với năng suất lao động khu vực ngoại thƣơng của quốc gia bên ngoài, thì mức giá cả của quốc gia chủ nhà sẽ gia tăng do sự gia tăng ở tiền lƣơng chung, với giả định năng suất lao động của khu vực phi ngoại thƣơng của hai quốc gia là tƣơng đƣơng nhau. Đây đƣợc gọi là hiệu ứng Peen, giải thích hiện tƣợng mức giá cả ở những quốc gia giàu có (có thu nhập bình quân đầu ngƣời cao) sẽ cao. (ii) Sự khác nhau ở tỷ giá hối đoái thực giữa các quốc gia (The BS effect): Lý thuyết BS cho rằng trong một quốc gia có năng suất lao động ở khu vực ngoại
- 6 thƣơng cao hơn những nƣớc khác thì tỷ giá hối đoái thực của quốc gia đó sẽ cao hơn. Theo giải thích chi tiết của Ballassa (1964), khi nền kinh tế phát triển, sự gia tăng trong tốc độ phát triển kinh tế sẽ tạo điều kiện cho sự gia tăng ở năng suất lao động. Tuy nhiên sẽ luôn tồn tại chênh lệch trong mức tăng trƣởng năng suất lao động giữa khu vực ngoại thƣơng và phi ngoại thƣơng. Bởi vì, tăng trƣởng năng suất lao động khu vực ngoại thƣơng sẽ luôn cao hơn khu vực phi ngoại thƣơng do có khi không có sự tồn tại của rào cản thƣơng mại thì với sự tự do chuyển dịch thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật ở những ngành nghề thuộc khu vực ngoại thƣơng từ quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển. Khi đó, với giả định tồn tại sự cạnh tranh hoàn hảo nên ngƣời lao động sẽ đƣợc trả cho phần sản phẩm cận biên tạo ra hay nói cách khác khi năng suất lao động tăng thì tiền lƣơng của ngƣời lao động sẽ gia tăng. Do đó, sẽ dẫn đến hiện tƣợng tiền lƣơng của ngƣời lao động khu vực ngoại thƣơng sẽ tăng cao hơn ngƣời lao động khu vực phi ngoại thƣơng. Một lần nữa, với giả định khả năng dịch chuyển lao động là hoàn hảo trong cùng một nền kinh tế (trong một nƣớc) nên lao động khu vực phi ngoại thƣơng sẽ dịch chuyển sang khu vực ngoại thƣơng. Với sự thiếu hụt trong nguồn cung lao động khu vực phi ngoại thƣơng sẽ dẫn đến yêu cầu tăng mức lƣơng chung của khu vực phi ngoại thƣơng. Tuy nhiên, khi mức lƣơng tăng mà năng suất lao động không tăng sẽ dẫn đến mức tăng lạm phát của khu vực phi ngoại thƣơng. Lúc này sẽ tồn tại sự chênh lệch trong lạm phát giữa khu vực ngoại thƣơng và phi ngoại thƣơng, và với mức lƣơng đƣợc san bằng trong cùng một nền kinh tế, thì dịch vụ (khu vực phi ngoại thƣơng) sẽ trở nên đắt đỏ hơn ở quốc gia có năng suất lao động cao hơn (Hiệu ứng Peen - The Peen Effect). Mặc dù dịch vụ có nằm trong tính toán của PPP nhƣng lại không ảnh hƣởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái, khi đó PPP giữa đồng tiền của hai quốc gia bất kỳ sẽ biểu hiện ở khía cạnh đồng tiền của quốc gia có năng suất lao động cao hơn sẽ thấp hơn tỷ giá hối đoái cân bằng. Chênh lệch năng suất lao động khu vực ngoại thƣơng giữa hai quốc gia càng lớn, thì chênh lệch trong tiền lƣơng và mức giá của
- 7 khu vực phi ngoại thƣơng và dẫn đến chênh lệch càng lớn giữa PPP và tỷ giá hối đoái cân bằng (Hiệu ứng BS - The BS Effect). Có thể tóm lƣợc cơ chế hoạt động của hiệu ứng BS nhƣ sau: (i) Chênh lệch trong mức tăng trƣởng ở năng suất lao động giữa khu vực ngoại thƣơng và phi ngoại thƣơng làm cho mức giá thay đổi. (ii) Tỷ lệ giá hàng hóa phi ngoại thƣơng / ngoại thƣơng sẽ cao hơn ở quốc gia có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao hơn. (iii) Mức giá hàng hóa ngoại thƣơng đƣợc giả định không đổi (hay nói cách khác giả định mức giá hàng hóa ngoại thƣơng giữa các quốc gia là bằng nhau). (iv) Kết hợp (ii) và (iii) dẫn đến tỷ giá gia tăng. 2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU 2.2.1 Các mô hình kinh tế lƣợng đƣợc sử dụng Nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về hiệu ứng BS đƣợc thực hiện bởi Balassa (1964). Bài nghiên cứu chỉ thực hiện phân tích dữ liệu chéo giữa 09 quốc gia năm 1955. Balassa (1964) sử dụng hồi quy OLS với tỷ lệ PPP/ tỷ giá hối đoái danh nghĩa làm biến phụ thuộc, GNP đầu ngƣời làm biến độc lập: PPP/ E f (Ypc) Vào những năm giữa thập niên 70, do thiếu dữ liệu về khu vực và dữ liệu chuỗi thời gian, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu bình quân đầu ngƣời làm biến đại diện cho năng suất lao động, và tỷ lệ PPP/ tỷ giá hối đoái danh nghĩa làm đại diện cho mức giá cả để phân tích hiệu ứng giữa các quốc gia. Bài nghiên cứu của Balassa (1964) đã đƣợc một số nhà nghiên cứu điều chỉnh một vài chi tiết trong suốt thập niên 70. Bắt đầu với David (1972) sử dụng bình quân đầu ngƣời (tính bằng PPP đồng đô la) làm biến phụ thuộc và bình quân ngƣời (tính ở tính giá hối đoái đồng đô la) làm biến độc lập. Officer (1976) đã thêm vào một điều chỉnh khác từ kiểm định ban đầu của Balassa đƣợc thay thế bởi 03 biến đại diện (thay vì một biến) cho năng suất lao động. Officer (1976) đã ƣớc tính mức độ của năng suất lao động bởi sản lƣợng đầu ra bình quân đầu ngƣời, sản lƣợng đầu ra
- 8 bình quân số lƣợng lao động và tỷ lệ năng suất lao động khu vực ngoại thƣơng và phi ngoại thƣơng. Đây là lần đầu tiên tỷ lệ này đƣợc sử dụng trong kiểm định mô hình hiệu ứng BS. Tuy nhiên, nghiên cứu của Officer không tìm thấy sự tồn tại của hiệu ứng BS. Sau đó, David Hsieh (1982) thực hiện kiểm định dựa vào dữ liệu chuỗi thời gian đối với mô hình hiệu ứng BS. Ông đã sử dụng tỷ giá thực tƣơng đối (EP*/P) làm biến phụ thuộc, và năng suất tƣơng đối khu vực làm biến độc lập. Cả hai phát kiến của hai tác giả đƣợc xem là tiêu chuẩn của việc nghiên cứu hiệu ứng này ở gốc độ mô hình kinh tế lƣợng dữ liệu chuỗi thời gian. Sau đó, hƣớng nghiên cứu này đã đƣợc mô hình hóa cụ thể hơn ở nghiên cứu Marston (1990). Ông vẫn sử dụng biến độc lập từ mô hình Officer (1976) là tỷ lệ năng suất khu vực, trong khi đó ông sử dụng biến phụ thuộc từ mô hình Hsieh (1982) là tỷ giá hối đoái thực tƣơng đối (relative real exchange rate) và thêm vào tỷ lệ mức giá của khu vực (ratio of sector price levels). Sau khi có sự xuất hiện của nghiên cứu của Hsieh (1982), đã có một sự tiến triển vƣợt bật trong kiểm định dữ liệu chuỗi thời gian (dùng để kiểm định hiệu ứng BS nội địa), trong khi mô hình kiểm định giữa các quốc gia (dùng để kiệm định hiệu ứng BS quốc tế) vẫn không thay đổi. Mặc dù, một vài tác giả đã đƣa ra những điều chỉnh đối với mô hình kiểm định giữa các quốc gia. Phần lớn các điều chỉnh này liên quan đến sự thiếu hụt trong dữ liệu cần thiết. Kravis, Heston và Summers (1983) đƣa ra tỷ lệ năng suất khu vực và Heston, Daniel Nuxoll và Summers (1994) sử dụng mức giá tƣơng đối khu vực làm biến phụ thuộc. Không lâu sau, Laszlo Halpern và Charles Wyplosz (1998) và Kornelia Krajnyak và Jeromin Zettelmeyer (1998) sử dụng tiền lƣơng nhƣ một đại diện cho mức giá ở những quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi (transition countries). Tuy nhiên, Asea và Mendoza (1994) đã chứng minh rằng chính mức bình quân sản lƣợng đầu ra trên đầu ngƣời (chứ không phải tổng lƣợng đầu ra) xác định mức giá của khu vực phi ngoại thƣơng. Mặc dù vậy, mô hình kiểm tra chéo giữa các quốc gia không thay đổi là do bản chất của dữ liệu chuỗi thời gian đƣợc sử dụng.
- 9 Trong khi đó, mô hình của Asea và Mendoza (1994) đƣa ra cần sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian. Trong khi dữ liệu chuỗi thời gian theo khu vực chỉ có sẵn đối với một số quốc gia. Vì vậy, những nhà nghiên cứu mặc nhiên bỏ qua kết luận cũng nhƣ mô hình của hai ông trong những nghiên cứu mô hình với số lƣợng lớn các quốc gia hoặc trong trƣờng hợp các quốc gia không có sẵn dữ liệu chuỗi thời gian theo khu vực. Khi đó, các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng GDP bình quân đầu ngƣời làm biến đại diện cho năng suất khu vực. 2.2.3 Phƣơng pháp phân tích định lƣợng sử dụng Cùng với sự phát triển trong mô hình ban đầu, giả thiết BS đã đƣợc kiểm định trong một lƣợng lớn các bài nghiên cứu với các dữ liệu và phƣơng pháp khác nhau. Kiểm định định lƣợng đầu tiên là phân tích OLS đối với dữ liệu chéo của khu vực ở mức giá và thu nhập ở 12 quốc gia (Balassa, 1964). Vào những năm đầu thập niên 80, Hsieh (1982) sử dụng các kỹ thuật liên quan đến biến công cụ, và sau đó Hali Edison và Jan Klovland (1987) và Bahmani- Oskooee (1992) sử dụng kỹ thuật kiểm định đồng liên kết (E/G technique – của Rober Engle và Cliver Granger, 1987). Tuy nhiên, OLS vẫn là phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng chính ở giai đoạn này. Vào những năm cuối thập niên 90, thì kỹ thuật phân tích đồng liên kết mới đƣợc sử dụng phổ biến. Phƣơng pháp kiểm định đồng liên kết Johansen (1990) đƣợc sử dụng lần đầu bởi Bahmani-Oskooee và Hyun-Jae Rhee (1996) và trở thành kỹ thuật phổ biến nhất trong kiểm định lý thuyết BS (Menzie Chinn 1997; Ioannis Halikias, Phillip Swagel và William Allan 1999, Stephen Deloach 2001; Taylor và Sarno 2001; Balazs Egert 2002a). Mặt dù, kỹ thuật kiểm định Johansen phức tạp hơn kỹ thuật E/G, nhƣng cả hai có cùng lƣợng bài nghiên cứu sử dụng. Bên cạnh đó, một số kỹ thuật phân tích định lƣợng khác cũng đƣợc sử dụng. Bao gồm Fully Modified Ordinary Least Squares (Canzoneri, Cumby và Diba 1999; Egert 2002b; Egert và Rault 2003) hay GLS (Bahmani-Oskooee và Nasir 2001; Halpern và Wyplosz 2001), hay Nonlinear techniques (Chinn 2000; Taylor và Sarno 2001), và Dynamic Ordinary Least Squares (Ehsan Choudhri và Mohsin Khan 2004; Chinn 1997), hoặc Fixed Effects Panel Model (Fischer 2002; Adriana
- 10 Lojschova 2003) và GMM (Halpern và Wyplosz 1998; Olga Arratibel, Diego và Christian Thimann 2002). Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại thì OLS vẫn là kỹ thuật đƣợc sử dụng nhiều nhất trong suốt thời gian kể từ khi hiệu ứng BS đƣợc xây dựng, kể cả bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu bảng. 2.2.4 Biến độc lập đƣợc thêm vào mô hình ban đầu Bên cạnh mức giá và năng suất lao động, các nhà nghiên cứu đã thêm vào một số biến độc lập nhằm nỗ lực giải thích những sai lệch trong mô hình chuẩn ban đầu. Hsieh (192) thêm vào biến tiền lƣơng nhằm giải thích vấn đề giữa sự gia tăng và chênh lệch tiền lƣơng quá mức. Edison và Klovland (1987) đã nới lỏng giả định LOOP cho hàng hóa ngoại thƣơng và sử dụng thêm điều kiện ngoại thƣơng (terms of trade) làm biến độc lập. Clauge (1988) thì thêm vào độ mở kinh tế. Rogoff (1992) sử dụng thêm giá dầu và tiêu dùng của chính phủ nhầm giải thích vị thế “ngƣời chấp nhận giá” (price taker) của những nhà nhập khẩu dầu và sự thiên lệch trong tiêu dùng chính phủ đối với hàng hóa khu vực phi ngoại thƣơng. Việc thêm vào những biến giải thích nhầm mục đích điều chỉnh mô hình phù hợp với thị trƣờng không hoàn hảo, ảnh hƣởng của phía cầu của nền kinh tế, ảnh hƣởng của những cú sốc bên ngoài và quy mô của các liên kết quốc tế. Bên cạnh những biến đại diện trên, vẫn còn một số biến đƣợc sử dụng thêm vào mô hình nhƣ tổng cung tiền và lạm phát đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng tác động dài hạn của chính sách tiền tệ và phía cầu nói chung. 2.2.5 Phân biệt khu vực ngoại thƣơng và phi ngoại thƣơng Lý thuyết BS dựa trên sự phân chia hàng hóa ở khu vực ngoại thƣơng và phi ngoại thƣơng. Tuy nhiên, rất ít hàng hóa có thể phân biệt một các dễ dàng vào khu vực phi ngoại thƣơng. Thực tế, tất cả hàng hóa đều đƣợc xem là “có thể giao dịch” (tradable) ở một vài khu vực đƣợc xác định bởi chi phí vận chuyển, mặc dù phần lớn các nhà kinh tế học cho rằng một vài hàng hóa ở vài khía cạnh có thể đƣợc xem là “khả mại ít hơn” (less tradable) một số hàng hóa khác.
- 11 Dựa vào bài nghiên cứu gốc của Officer (1976), các nhà nghiên cứu giả định đơn giản rằng ngành sản xuất và/hoặc công nghiệp sẽ là khu vực ngoại thƣơng trong khi dịch vụ sẽ thuộc khu vực phi ngoại thƣơng. Đây chỉ là giả định cơ bản nhất. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã thêm vào ngành nông nghiệp vào khu vực ngoại thƣơng, tuy nhiên một số lại tranh luận bởi vì ngành nông nghiệp thƣờng đƣợc cho là mức giá bị kiểm soát bởi nhà nƣớc nên không thể đƣa vào. Bên cạnh đó, những sản phẩm thuộc cơ sở vật chất, ví dụ năng lƣợng, nƣớc thì đƣợc đƣa vào những bài nghiên cứu đầu tiên với phân loại vào ngành ngoại thƣơng, trong khi đó những năm đầu thập niên 90 thì bị loại ra. Có thể thấy, kiểm định thực nghiệm là căn cứ tin cậy nhất để xác định phân loại khu vực ngoại thƣơng gồm những ngành nào. Bài nghiên cứu đầu tiên áp dụng phƣơng pháp này là De Gregorio, Giovannini và Wolf (1994) đã thực hiện kiểm định thực nghiệm trên những ngành khác nhau của cùng một nền kinh tế. Dữ liệu của các ông dựa trên dữ liệu ngành của OECD, bao gồm 14 quốc gia và 20 ngành giai đoạn 1970 – 1985. De Gregorio, Giovannini và Wolf (1994) sử dụng tỷ lệ xuất khẩu trên tổng lƣợng sản xuất của một ngành hàng nhằm xác định mức độ “khả mại” (tradedness). Theo kết quả của bài nghiên cứu, ngành nông nghiệp, khai khoáng và hầu hết ngành sản xuất có tỷ lệ xuất khẩu trên tổng lƣợng sản xuất từ 23,6 đến 59,9 %, nông nghiệp có tỷ lệ thấp nhất và sản xuất kim loại có tỷ lệ cao nhất. Ngoại lệ duy nhất trong ba ngành này là sản suất khoáng sản phi kim loại có tỷ lệ xuất khẩu chiếm 13,5%. Mặt khác, tỷ lệ xuất khẩu của ngành dịch vụ là thấp hơn 5%. Trong ngành dịch vụ, thì vận chuyển có tỷ lệ là 27,8%, trong khi các ngành dịch vụ khác chỉ có tỷ lệ ở mức 1,9%. De Gregorio, Giovannini and Wolf (1994) định nghĩa một ngành thuộc khu vực ngoại thƣơng khi nó có hơn 10% lƣợng xuất khẩu trong toàn bộ lƣợng hàng đƣợc sản xuất ra. Khi đó, các ông xác định nông nghiệp, khai khoáng, sản xuất và vận chuyển thuộc khu vực ngoại thƣơng, và những ngành dịch vụ còn lại thuộc khu vực
- 12 phi ngoại thƣơng. Đây là cơ sở phân loại đƣợc sử dụng hầu hết trong các nghiên cứu hiệu ứng BS. Ngoài cơ sở phân loại đã đƣợc phát triển bởi De Gregorio, Giovannini and Wolf (1994), thì một số tác giả có hƣớng tiếp cận khác nhƣ Arratibel, Rodriguez- Palenzuela và Thinman (2002); Egert (2002a; 2002b) cho rằng công nghiệp là ngành duy nhất thuộc khu vực ngoại thƣơng, và Chinn (1997); Philipp Rother (2000) cho rằng chỉ có sản xuất mới thuộc khu vực ngoại thƣơng. Một vài tác giả khác thì thêm khai khoáng và nông nghiệp vào khu vực ngoại thƣơng nhƣ Asea và Mendoza (1994); Chinn và Johnson (1997). Trong khi De Greogorio và Wolf (1994); Asea và Mendoza (1994) phân loại ngành vận chuyển và xây dựng vào khu vực ngoại thƣơng thì Stefano Micossi và Gian Maria Milesi-Ferretti (1994); Takatoshi Ito, Isard and Steven Symansky (1997) xếp vào khu vực phi ngoại thƣơng. Lý do các bài nghiên cứu này sử dụng khác khung phân loại của De Gregorio là bởi vì thiếu dữ liệu. Một bài kiểm định thực nghiệm đối với lý thuyết BS chuẩn cần sử dụng dữ liệu đầu ra theo khu vực, số lƣợng lao động, mức giá và thậm chí là vốn. Những quốc gia không thuộc tổ chức OECD thì sẽ rất khó thu đƣợc những dữ liệu đầy đủ và chính xác. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng khung phân loại theo bài nghiên cứu của Morris Goldstein (1979). Ông đã phân loại dựa trên ba tiêu chí bao gồm: mức độ tham gia thƣơng mại với nƣớc ngoài của hàng hóa khu vực ngoại thƣơng phải cao hơn khu vực phi ngoại thƣơng, thay đổi trong tƣơng quan mức giá giữa các quốc gia của hàng hóa ngoại thƣơng phải cao hơn phi ngoại thƣơng, và cuối cùng là hàng hóa ngoại thƣơng có khả năng thay thế cho hàng hóa ngoại thƣơng từ những quốc gia khác (nhập khẩu) hơn hàng hóa phi ngoại thƣơng. Từ đó, ông liệt kê những ngành nghề thuộc khu vực ngoại thƣơng bao gồm nông nghiệp, săn bắn, lâm và ngƣ nghiệp, khai khoáng và mỏ, và sản xuất. Tất cả ngành nghề còn lại ông đƣa vào khu vực phi ngoại thƣơng.
- 13 2.2.6 Các vấn đề liên quan đến biến đại diện năng suất lao động Liên quan đến việc lựa chọn biến đại diện năng suất lao động khi kiểm định lý thuyết BS cũng mang lại những tranh cãi lớn trong giới nghiên cứu. Thông thƣờng, lựa chọn đơn giản nhất của các nhà nghiên cứu là sử dụng năng suất các nhân tố tổng hợp (total facfor productivity – TFP) hoặc năng suất lao động trung bình. Việc tranh cãi về biến đại diện này không chỉ liên quan đến vấn đề thực tiễn mà còn là vấn đề lý thuyết. Tranh cãi liên quan đến vấn đề lý thuyết ở đây là do bản chất của chỉ số sử dụng. Các nhà nghiên cứu không ủng hộ sử dụng năng suất lao động trung bình với lý do khi so sánh giữa TFP, thì năng suất lao động trung bình tăng trƣởng nhanh hơn trong giai đoạn kinh tế trì trệ. Vì vậy, nó không phải là một chỉ số đáng tin cậy của việc đại diện cho tốc độ tăng trƣởng bền vững (De Gregorio và Wolf). Mặc khác, cũng có những nhà nghiên cứu ủng hộ việc sử dụng năng suất lao động trung bình với những giải thích khác nhau. Chẳng hạn, TFP là kết quả tính từ dữ liệu vốn của từng khu vực (sector capital stocks), đây là dữ liệu kém tin cậy hơn dữ liệu đƣợc tính từ lƣợng lao động làm việc và giá trị gia tăng của khu vực ấy, hoặc hàm sản xuất để tính toán TFP không hoàn toàn tƣơng tự nhƣ giả định trong BS. Theo Coricelli và Jazbec (2001), mặt dù khá nhiều nhà nghiên cứu thể hiện sự đồng tình trong việc lựa chọn TFP là biến đại diện cho năng suất lao động sẽ tốt hơn, nhƣng do việc thiếu dữ liệu ở từng khu vực, cũng nhƣ năng suất gộp ở một số quốc gia kém phát triển, hay đang chuyển đổi, các nhà nghiên cứu từ cuối thập niên 90 và sau này sử dụng năng suất lao động trung bình thay vì TFP. 2.2.7 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm Tồn tại nhiều kết quả khác nhau trong bằng chứng thực nghiệm của các bài nghiên cứu hiệu ứng BS đối với nhau đối với những quốc gia đƣợc kiểm định. Có khá nhiều bài nghiên cứu đã cho thấy tồn tại hệ số BS có ý nghĩa thống kê và đúng dấu kỳ vọng cho các quốc gia đƣợc nghiên cứu. Có thể thấy bằng chứng rõ ràng nhất giữa mối quan hệ giữa năng suất và mức giá đƣợc tìm thấy ở nghiên cứu thực nghiệm giữa các khu vực là ở bài nghiên cứu gốc của Balassa (1964). Các bài
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 185 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn