intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của quản lý vốn luân chuyển đến hiệu quả quản trị tài chính Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh giai đoạn 2013 – 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

45
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của đề tài là phân tích tác động của quản lý vốn luân chuyển đến hiệu quả quản trị tài chính công ty cổ phần Nhựa Bình Minh giai đoạn 2013 – 2018. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của quản lý vốn luân chuyển đến hiệu quả quản trị tài chính Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh giai đoạn 2013 – 2018

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM TRẦN THỊ THANH THÚY TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH GIAI ĐOẠN 2013 – 2018 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM TRẦN THỊ THANH THÚY TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH GIAI ĐOẠN 2013 – 2018 Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (hƣớng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS TRẦN NGỌC THƠ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với tên đề tài “Tác động của quản lý vốn luân chuyển đến hiệu quả quản trị tài chính công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh giai đoạn 2013 – 2018” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự chỉ dẫn của GS.TS Trần Ngọc Thơ. Các số liệu, tài liệu đƣợc nêu trong bài có nguồn trích dẫn rõ ràng và đáng tin cậy. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của luận văn này. Tác giả luận văn Trần Thị Thanh Thúy
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT ABSTRACT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................2 1.4 Phạm vi và đơn vị nghiên cứu .......................................................................3 1.5 Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................3 1.6 Kết cấu của luận văn ......................................................................................3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY .....................................................................................................................................4 2.1 Lý thuyết về vốn luân chuyển .......................................................................4 2.1.1 Khái niệm ................................................................................................4 2.1.2 Các thành phần ...........................................................................................6 2.1.2.1 Khoản phải thu ........................................................................................6 2.1.2.2 Hàng tồn kho ...........................................................................................6 2.1.2.3 Nợ ngắn hạn ............................................................................................6 2.1.2.4 Tiền và các khoản đầu tƣ ngắn hạn.........................................................6 2.1.3 Các chỉ tiêu đo lƣờng ..............................................................................7 2.2 Lý thuyết về hiệu quả quản trị tài chính của công ty ....................................7 2.2.1 Định nghĩa về hiệu quả quản trị tài chính ...............................................7 2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị tài chính....................................7 2.3 Mối quan hệ giữa vốn luân chuyển và hiệu quả quản trị tài chính công ty ...8
  5. 2.3.1 Khoản phải thu tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của công ty ....8 2.3.2 Hàng tồn kho tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của công ty .......9 2.3.3 Khoản phải trả tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của công ty...10 2.3.4 Chu kỳ luân chuyển tiền mặt tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của công ty..........................................................................................................11 2.3.5 Các nghiên cứu thực nghiệm về quản lý vốn luân chuyển ...................11 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH (BMP) GIAI ĐOẠN 2013 – 2018 ....................................................15 3.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh .......................................15 3.1.1 Thông tin chung ....................................................................................15 3.1.2 Ngành nghề và vị thế trên thị trƣờng ....................................................15 3.1.3 Tình hình tài chính ................................................................................16 3.1.4 Những vấn đề tồn tại về quản lý vốn luân chuyển tại BMP .................20 3.2 Phân tích tác động của quản lý vốn luân chuyển đến hiệu quả quản trị tài chính Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh giai đoạn 2013 – 2018 ..........................21 3.2.1 Phân tích tác động quản lý khoản phải thu khách hàng ........................21 3.2.2 Phân tích tác động quản lý hàng tồn kho ..............................................26 3.2.3 Phân tích tác động quản lý khoản phải trả ............................................28 3.2.4 Phân tích tác động quản lý chu kỳ luân chuyển tiền mặt .....................30 3.3 Đánh giá tác động của quản lý vốn luân chuyển đến hiệu quả quản trị tài chính Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh giai đoạn 2013 – 2018 ..........................34 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT QUẢN LÝ VỐN LUÂN CHUYỂN NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH ....38 4.1 Một số đề xuất về quản lý vốn luân chuyển nâng cao hiệu quả tài chính tại Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh…… .................................................................38 4.1.1 Số ngày phải thu khách hàng ................................................................38 4.1.2 Số ngày tồn kho ....................................................................................39 4.1.3 Số ngày phải trả ngƣời bán ...................................................................40 4.1.4 Chu kỳ tiền mặt .....................................................................................40 4.2 Kết luận ............................................................................................................41 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BMP Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh CCC Chu kỳ luân chuyển tiền ĐVT Đơn vị tính NTP Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Khả năng sinh lời giai đoạn 2013-2018.................................................... 16 Bảng 3.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2013-2018 .............................. 17 Bảng 3.3: Tỷ lệ thanh toán BMP, NTP 2013-2018 ................................................... 21 Bảng 3.4: Năng lực hoạt động giai đoạn 2013-2018 ................................................ 21 Bảng 3.5: Các chỉ số hiệu quả quản trị nợ phải thu BMP và NTP ........................... 22 Bảng 3.6: Nợ xấu BMP năm 2018 ............................................................................ 23 Bảng 3.7: Trích tài liệu hƣớng dẫn quy chế kiểm soát công nợ khách hàng ............ 25 Bảng 3.8: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho giai đoạn 2013-2018.. .26 Bảng 3.9: Cơ cấu hàng tồn kho giai đoạn 2013-2018 ............................................... 28 Bảng 3.10: Tiền mặt dƣ thừa..................................................................................... 33
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất ................................. 5 Hình 2.2: Sơ đồ chu kỳ vốn luân chuyển .................................................................... 5 Hình 3.1: Biểu đồ tăng trƣởng doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2013-2018 .......... 17 Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu tài sản giai đoạn 2013-2018 ............................................. 18 Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2013-2018 ...................................... 19 Hình 3.4: Biểu đồ hiệu quả quản trị nợ phải thu giữa BMP và NTP ........................ 22 Hình 3.5: Biểu đồ hiệu quả quản trị hàng tồn kho giữa BMP và NTP ..................... 27 Hình 3.6: Biểu đồ hiệu quả quản trị nợ phải trả giữa BMP và NTP ......................... 29 Hình 3.7: Sơ đồ chu kỳ tiền mặt của BMP năm 2018............................................... 30 Hình 3.8: Biểu đồ khả năng thanh toán BMP 2013-2018 ......................................... 31 Hình 3.9: Biểu đồ biến động ROE và ROA giai đoạn 2013-2018 ............................ 34 Hình 3.10: Biểu đồ biến động ROE và ROA giai đoạn 2013-2018 .......................... 34 Hình 3.11: Chu kỳ tiền mặt BMP giai đoạn 2013-2018 ........................................... 35
  9. TÓM TẮT Các công ty có thể sử dụng các phƣơng pháp quản lý vốn luân chuyển nhƣ là một cách tiếp cận nhằm tác động đến hiệu quả quản trị tài chính, với mục tiêu cuối cùng là gia tăng lợi nhuận. Bài luận văn này cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về tác động của việc quản lý vốn luân chuyển và các thành phần của vốn luân chuyển đến lợi nhuận, dựa trên dữ liệu của Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (BMP) đƣợc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong khoảng thời gian 6 năm: 2013-2018. Bằng phƣơng pháp thống kê mô tả, cho thấy rằng kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) có mối tƣơng quan nghịch với lợi nhuận. Và quản lý vốn luân chuyển có mối quan hệ chặt chẽ với hiệu quả quản trị tài chính, là một thành phần quan trọng trong tài chính doanh nghiệp vì nó trực tiếp ảnh hƣởng đến tính thanh khoản và lợi nhuận công ty. Từ khóa: quản lý vốn luân chuyển, lợi nhuận, Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh.
  10. ABSTRACT Companies can use working capital management methods as an approach to impact financial management efficiency, with the ultimate goal of increasing profitability. The purpose of this research is to investigate the effect of working capital management on firm’s profitability by using data of Binh Minh Plastics Joint Stock Company (BMP) listed on HOSE during a period of 6 years from 2013-2018. By the method of descriptive statistics, it is shown that the cash conversion cycle (CCC) is negatively correlated with the company's profit. And management of working capital has a close relationship with financial management efficiency, is an important component in corporate finance because it directly affects the liquidity and profitability of the company. Keywords: Working capital management, profitability, Binh Minh Plastics Joint Stock Company.
  11. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Sự bất ổn của kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đặt áp lực rất lớn lên vai các nhà quản trị trong việc tối đa hóa lợi nhuận. Vì thế, để hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn hay còn gọi là vốn luân chuyển. Vốn luân chuyển là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và tiềm lực của một doanh nghiệp, có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp đó. Để tiến hành những hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải nắm giữ một lƣợng vốn luân chuyển nhất định. Chính vì vậy, quản lý vốn luân chuyển là vấn đề luôn đƣợc các nhà quản trị đặc biệt quan tâm. Việc nghiên cứu về quản lý vốn luân chuyển sao cho công ty đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất không phải là đề tài xa lạ đối với các nhà nghiên cứu trên thế giới. Cụ thể, Mutaju Isaack Marobhe (2014) trong việc quản lý vốn luân chuyển đến lợi nhuận của các doanh nghiệp trên thị trƣờng chứng khoán Đông Phi. Hay nghiên cứu của Archavli, K. Siriopoulos, S. Arvanitis về vai trò của việc quản lý vốn luân chuyển trong việc duy trì hoạt động của các doanh nghiệp ở Hy Lạp (2010). Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho thấy quản lý vốn luân chuyển, trong đó việc quản lý các tài sản hiện tại và nợ ngắn hạn là chức năng chính của quản lý tài chính trong tất cả các công ty. Quản lý vốn luân chuyển có mối quan hệ chặt chẽ với hiệu quả tài chính công ty và là thành phần quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp vì nó ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán và lợi nhuận của các doanh nghiệp (Lazaridis và Tryfonidis, 2006). Tại Việt Nam, trong giai đoạn trƣớc khủng hoảng, việc quản lý vốn luân chuyển ít đƣợc chú trọng, hầu nhƣ chỉ có các công ty đa quốc gia hay các tập đoàn lớn mới có những phòng ban chuyên biệt để nghiên cứu về lĩnh vực này. Thực tế, trong những năm gần đây, một số công ty cổ phần lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nhƣ công ty cổ phần Sỹ Ngàn hay công ty thép Dana…Năm 2018, theo Phòng
  12. 2 Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có hơn 90.000 doanh nghiệp phải giải thể và phá sản. Điều này một phần là do các tác động chung của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhƣng phần lớn là do các doanh nghiệp không có những biện pháp đảm bảo cho mình trƣớc những rủi ro của thị trƣờng. Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP) hiện là đơn vị dẫn đầu thị trƣờng ngành nhựa vật liệu xây dựng với 43% thị trƣờng miền Nam, 5% thị trƣờng miền Bắc và 28% cả nƣớc (Nguồn: SCG Research). Tuy thị trƣờng ngành ống nhựa cạnh tranh khốc liệt nhƣng BMP vẫn giữ đƣợc mức lợi nhuận ổn định. Doanh thu bình quân giai đoạn 2013 – 2018 đạt mức 3.058 tỷ đồng. Với nguồn tài chính mạnh, khả năng thanh toán cao, cụ thể tại ngày cuối năm 2018, một đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo đến 5 đồng tài sản ngắn hạn. Dòng tiền tạo ra đủ đáp ứng các hoạt động nên BMP vẫn không sử dụng vốn vay. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) năm 2018 đạt 15%, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với các năm trƣớc. Trong khi đó, theo bảng cân đối kế toán, tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản của BMP luôn rất cao cụ thể năm 2018 là 1.807 tỷ đồng và nợ ngắn hạn rất thấp 359 tỷ đồng (Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán BMP năm 2013 – 2018). Câu hỏi đặt ra, nếu nhƣ BMP quản trị vốn luân chuyển tốt hơn có thể sẽ đạt đƣợc hiệu quả quản trị tài chính tốt hơn, tỷ suất sinh lợi cao hơn. Vì thế, việc tìm hiểu đề tài “Tác động của quản lý vốn luân chuyển đến hiệu quả quản trị tài chính công ty cổ phần Nhựa Bình Minh giai đoạn 2013 – 2018” là cần thiết. Nghiên cứu này nhằm cung cấp cho BMP cũng nhƣ những nhà quản lý một góc nhìn về quản trị tài chính doanh nghiệp. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Phân tích tác động của quản lý vốn luân chuyển đến hiệu quả quản trị tài chính công ty cổ phần Nhựa Bình Minh giai đoạn 2013 – 2018. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Vốn luân chuyển tác động nhƣ thế nào đến hiệu quả quản trị tài chính của công ty cổ phần Nhựa Bình Minh giai đoạn 2013 – 2018?
  13. 3 Những đề xuất nào cần thực hiện trong việc quản lý vốn luân chuyển để làm tăng hiệu quả quản trị tài chính của Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh? 1.4 Phạm vi và đơn vị nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: công ty cổ phần Nhựa Bình Minh - Phạm vi thời gian: giai đoạn 2013 – 2018 Đơn vị nghiên cứu: các thành phần của vốn luân chuyển và tác động của vốn luân chuyển đến hiệu quả quản trị tài chính công ty cổ phần Nhựa Bình Minh. 1.5 Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Thông tin dữ liệu cần thu thập: dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính hợp nhất của công ty cổ phần Nhựa Bình Minh đƣợc công bố trên website Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) giai đoạn 2013 – 2018. Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để thực hiện nghiên cứu đề tài này. 1.6 Kết cấu của luận văn Luận văn có bố cục gồm các chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan về tác động của vốn luân chuyển đến hiệu quả quản trị tài chính công ty Chương 3: Thực trạng về tác động của quản lý vốn luân chuyển đến hiệu quả quản trị tài chính Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh giai đoạn 2013 – 2018 Chương 4: Đề xuất - Kết luận Tài liệu tham khảo
  14. 4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY 2.1 Lý thuyết về vốn luân chuyển 2.1.1 Khái niệm Vốn luân chuyển đƣợc định nghĩa chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, đƣợc chuyển hóa từ tiền mặt đến hàng tồn kho, khoản phải thu và trở về hình thái ban đầu là tiền mặt (Teruel và Solano, 2006). Chu kỳ sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp thƣờng gồm ba giai đoạn kế tiếp nhau: mua, sản xuất, bán và thu tiền. Để tiến hành sản xuất, doanh nghiệp cần phải có nguyên vật liệu, các loại nguyên vật liệu này đƣợc mua từ nhà cung cấp, khối lƣợng mua mỗi lần thƣờng rất lớn, đủ sử dụng trong khoảng thời gian nhất định, trong thời gian này nguyên vật liệu đƣợc tồn trữ và bảo quản tại kho. Sau đó, nguyên vật liệu sẽ đƣợc xuất kho đƣa vào xƣởng sản xuất, qua quá trình sản xuất, nguyên vật liệu chuyển thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và cuối cùng là thành phẩm nhập kho để chờ bán. Giai đoạn tiếp theo của chu kỳ kinh doanh là giai đoạn tiêu thụ, thành phẩm đƣợc xuất kho giao cho khách hàng, phần lớn các giao dịch thực hiện theo phƣơng thức bán chịu làm phát sinh các khoản nợ phải thu, đến kỳ hạn thanh toán doanh nghiệp mới thu đƣợc tiền. Tới đây một chu kỳ kinh doanh đã kết thúc, số tiền thu đƣợc sẽ đƣợc sử dụng để mua nguyên vật liệu cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Qua phân tích chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ta thấy rằng có nhiều loại tài sản khác nhau nằm trong chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp, từ khâu dự trữ các yếu tố đầu vào cho đến khi sản phẩm đƣợc tiêu thụ và chờ thu tiền. Chu kỳ kinh doanh bao gồm thời gian tồn kho và thời gian thu tiền bán hàng.
  15. 5 Hình 2.1: Sơ đồ chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất (Nguồn: tạp chí phát triển và hội nhập) Chu kỳ vốn tài trợ cho chu kỳ kinh doanh đƣợc gọi là chu kỳ vốn luân chuyển. Chu kỳ vốn luân chuyển đƣợc tính từ lúc doanh nghiệp trả tiền mua hàng cho đến lúc thu đƣợc tiền bán hàng. Vì vậy, chu kỳ vốn luân chuyển chính là chu kỳ tiền mặt (CCC) đƣợc xác định trên cơ sở chu kỳ kinh doanh trừ cho thời gian trả tiền mua hàng, tức là trừ bớt thời gian doanh nghiệp chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp. Hình 2.2: Sơ đồ chu kỳ vốn luân chuyển (Nguồn: tạp chí phát triển và hội nhập)
  16. 6 Theo Defoof (2003), thƣớc đo để đánh giá một công ty có khả năng quản lý vốn luân chuyển tốt hay không đó là chu kỳ tiền mặt. Nếu chu tiền mặt của công ty càng dài thì số lƣợng vốn luân chuyển đƣợc đầu tƣ càng lớn. Còn những công ty có chu kỳ tiền mặt ngắn hơn sẽ giúp họ tiết kiệm đƣợc các chi phí tài chính một cách đáng kể, do đó lợi nhuận sẽ tăng lên. Vì vậy, bằng việc giảm thiểu thời gian luân chuyển tiền mặt, các doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả hơn (Nobanee và AlHajjar, 2009). 2.1.2 Các thành phần 2.1.2.1 Khoản phải thu khách hàng Khoản phải thu khách hàng đƣợc xem nhƣ là khoản tiền cho khách hàng vay trong ngắn hạn. Mục tiêu quản lý nợ của công ty là giảm thiểu đến mức tối đa thời gian thu tiền khách hàng. Do vậy, số ngày phải thu khách hàng đƣợc đại diện cho chính sách thu các khoản phải thu của công ty. 2.1.2.2 Hàng tồn kho Hàng tồn kho là hàng hóa dự trữ để bán nhƣ là một hoạt động kinh doanh của công ty. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam thì hàng tồn kho đƣợc định nghĩa là những tài sản: (a) Đƣợc giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thƣờng; (b) Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang; (c) Nguyên liệu, vật liệu và dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Hàng tồn kho là các tài sản rất cần thiết và quan trọng của công ty. 2.1.2.3 Nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn là các loại nợ có thời gian đáo hạn dƣới một năm, bao gồm các khoản phải trả và vay từ các tổ chức tín dụng…Tài sản lƣu động chính của một công ty gồm một số hóa đơn chƣa thanh toán từ các công ty khác. Số dƣ có của công ty này phải là số dƣ nợ của công ty khác. Vì vậy, nợ ngắn hạn chính của một công ty gồm khoản phải trả - tức là nợ còn phải trả cho các công ty khác. 2.1.2.4 Tiền và các khoản đầu tƣ ngắn hạn
  17. 7 Tiền mặt bao gồm tiền thu từ các khoản phải thu, tiền trong két tại công ty, tiền gửi trong tài khoản ở ngân hàng. Ngoài ra còn có các khoản đầu tƣ ngắn hạn. 2.1.3 Các chỉ tiêu đo lƣờng Theo Richards và Laughlin (1980), với khái niệm vốn luân chuyển thì chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả của vốn luân chuyển là chu kỳ tiền mặt (Cash Conversion Cycle - CCC). Chu kỳ tiền mặt đƣợc tính toán theo công thức sau: Chu kỳ tiền mặt = Số ngày thu tiền + Số ngày tồn kho – Số ngày trả tiền Việc rút ngắn chu kỳ tiền mặt có thể đƣợc thực hiện thông qua các biện pháp nhƣ: giảm số ngày tồn kho bằng cách sản xuất và bán hàng hóa nhanh hơn, giảm số ngày phải thu khách hàng bằng việc hối thúc bên mua chịu trả nợ nhanh hơn hoặc trì hoãn các khoản phải trả cho nhà cung cấp (Nobanee, 2009). Từ một góc độ khác, việc tăng chu kỳ tiền mặt cũng có thể làm tăng lợi nhuận vì lƣợng hàng tồn kho lớn đi kèm với chính sách tín dụng thƣơng mại nới lỏng có thể giúp cho doanh số bán hàng cao. Hàng tồn kho lớn làm giảm rủi ro về hàng tồn kho. Tín dụng thƣơng mại có thể kích thích doanh số bán hàng, cho phép khách hàng có thể đánh giá chất lƣợng sản phẩm trƣớc khi chi trả cũng nhƣ giúp cho công ty bán đƣợc sản phẩm cho những khách hàng không có khả năng trả tiền ngay (Long, Maltiz, Ravid, 1993 và Deloof, Jegers, 1996). Bên cạnh đó, lợi nhuận của công ty cũng có thể giảm khi CCC giảm. Hơn nữa, rút ngắn CCC có thể ảnh hƣởng xấu đến lợi nhuận công ty, giảm số ngày tồn kho có thể làm thiếu hụt hàng hóa, giảm số ngày phải thu khách hàng có thể làm cho công ty mất khách hàng tín dụng tốt và kéo dài thời gian thanh toán sẽ làm ảnh hƣởng uy tín công ty. Tuy nhiên, dù sao thì chu kỳ tiền mặt ngắn hơn sẽ mang lại chi phí cơ hội cao so với chu kỳ tiền mặt dài hơn (Nobanee, 2009). 2.2 Lý thuyết về hiệu quả quản trị tài chính của công ty 2.2.1 Định nghĩa về hiệu quả quản trị tài chính
  18. 8 Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp là tối đa hóa thu nhập, tối thiểu hóa chi phí, nhầm tối đa lợi nhuận bằng cách phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu - ROE (Theo Chakravarthy, 1986). 2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị tài chính Hiệu quả quản trị tài chính đƣợc đo lƣờng bằng nhiều thƣớc đo khác nhau tùy vào mục đích nghiên cứu nhƣng thƣờng sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE). Thứ nhất: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on total assets ratio - ROA) ( ) ( ) Chỉ tiêu này đo lƣờng khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tƣ vào tài sản của công ty, phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty. Là cơ sở để chủ sở hữu đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và đƣa ra quyết định huy động vốn. Amarjit Gill (2011) đã chứng minh giữa vốn luân chuyển và ROA có mối quan hệ cùng chiều. Thứ hai: Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thƣờng (Return on equity ratio - ROE) ( ) ( ) Tỷ số này đo lƣờng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của một công ty để tạo ra thu nhập và lãi cho các cổ đông cổ phần phổ thông. Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tƣ rất quan tâm, vì tỷ số này cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tƣ vào công ty. Tỷ số này càng cao thì sẽ thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ. 2.3 Mối quan hệ giữa vốn luân chuyển và hiệu quả quản trị tài chính công ty 2.3.1 Khoản phải thu khách hàng tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của công ty Khoản phải thu khách hàng đƣợc xem là các khoản tiền cho khách hàng vay trong ngắn hạn. Nếu nợ phải thu khách hàng tăng lên đồng nghĩa với việc công ty đang mở rộng chính sách bán chịu để có nhiều khách hàng nhƣng phải tốn nhiều chi phí.
  19. 9 Khoản phải thu khách hàng tăng, doanh thu có thể tăng nhƣng có thể gặp phải rủi ro về nợ xấu. Tuy nhiên với chính sách bán hàng khắt khe, doanh thu có thể giảm và ảnh hƣởng đến hiệu quả quản trị tài chính của công ty. Và chỉ số tài chính để đánh giá khoản phải thu khách hàng là số ngày thu tiền và vòng quay phải thu khách hàng. Số ngày thu tiền: là thời gian trung bình tính từ lúc công ty bán hàng cho đến khi công ty thu đƣợc tiền bán hàng. ( ) Vòng quay phải thu khách hàng: ( ) Đây là chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà công ty áp dụng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy công ty đƣợc khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhƣng nếu so sánh với các đơn vị cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì công ty có thể sẽ bị mất khách hàng. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nếu chỉ số này giảm có thể là công ty đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vƣợt quá mức. 2.3.2 Hàng tồn kho tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của công ty Hàng tồn kho là các tài sản ngắn hạn đƣợc dùng để dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Chỉ số tài chính đánh giá hàng tồn kho là số ngày tồn kho và vòng quay hàng tồn kho. Số ngày tồn kho: là khoảng thời gian trung bình tính từ khi công ty mua nguyên vật liệu cho đến khi sản phẩm đƣợc tiêu thụ. Khi tính tồn kho bình quân, tác giả sử dụng chỉ tiêu tồn kho chƣa trừ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, vì khi hàng tồn kho giảm do lập dự phòng giảm giá chỉ là quá trình đánh giá lại hàng tồn kho, chứ không phải do thành phẩm đã tiêu thụ (đã luân chuyển).
  20. 10 ( ) Từ số ngày tồn kho ta tính đƣợc vòng quay hàng tồn kho: ( ) Vòng quay hàng tồn kho: chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả nhƣ thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì nhƣ thế có nghĩa là lƣợng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trƣờng tăng đột ngột thì có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngƣng trệ. 2.3.3 Khoản phải trả tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của công ty Khoản phải trả là nguồn vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp. Việc công ty chậm thanh toán sẽ làm giảm áp lực cho dòng tiền hoạt động nhƣng ảnh hƣởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp và ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả quản trị tài chính trong dài hạn. Chỉ số đo lƣờng khoản phải trả là số ngày trả tiền và vòng quay phải trả. Số ngày trả tiền: còn đƣợc gọi là số ngày mua chịu, là khoảng thời gian trung bình tính từ khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu cho tới khi trả tiền cho nhà cung cấp. ( ) Từ số ngày trả tiền ta tính đƣợc vòng quay phải trả: ( )
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2