Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật điện: Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp giám sát và điều chỉnh phụ tải khách hàng tại Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu về hiện trạng lưới điện và cơ cấu phụ tải của các khách hàng có ảnh hưởng đến công suất đỉnh trong đồ thị phụ tải tổng của lưới điện TP.Hồ Chí Minh. Tìm hiểu về hiện trạng, chủng loại điện kế và các chương trình quản lý điện kế hiện nay của Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật điện: Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp giám sát và điều chỉnh phụ tải khách hàng tại Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- BÙI QUANG MINH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP GIÁM SÁT, ĐIỀU CHỈNH PHỤ TẢI KHÁCH HÀNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Kỹ thuật điện Mã số ngành: 60520202 TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- BÙI QUANG MINH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP GIÁM SÁT, ĐIỀU CHỈNH PHỤ TẢI KHÁCH HÀNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Kỹ thuật điện Mã số ngành: 60520202 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH QUANG MINH TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2016
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến sĩ Huỳnh Quang Minh Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 12 tháng 3 năm 2016 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS. Trần Thu Hà Chủ tịch 2 TS. Huỳnh Châu Duy Phản biện 1 3 TS. Trương Đình Nhơn Phản biện 2 4 TS. Trần Thanh Phương Ủy viên 5 TS. Dương Thanh Long Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV PGS.TS. Trần Thu Hà
- TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 20 tháng 8 năm 2015 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Bùi Quang Minh Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 12/4/1971 Nơi sinh: TPHCM Chuyên ngành: Kỹ thuật điện MSHV: 1441830015 I- Tên đề tài: Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp giám sát và điều chỉnh phụ tải khách hàng tại Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh. II- Nhiệm vụ và nội dung: 1) Tìm hiểu về hiện trạng lưới điện và cơ cấu phụ tải của các khách hàng có ảnh hưởng đến công suất đỉnh trong đồ thị phụ tải tổng của lưới điện TP.Hồ Chí Minh. 2) Tìm hiểu về hiện trạng, chủng loại điện kế và các chương trình quản lý điện kế hiện nay của Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh. 3) Đánh giá và đề xuất các giải pháp và công nghệ để giám sát việc điều chỉnh phụ tải của khách hàng khi tham gia chương trình DR. 4) Đề xuất các giải pháp để triển khai hiệu quả chương trình DR cho khu vực TP.HCM. III- Ngày giao nhiệm vụ: 8/2015 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 01/2016 V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Huỳnh Quang Minh CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn ” Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp giám sát và điều chỉnh phụ tải khách hàng tại Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn trong luận văn này, tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Bùi Quang Minh
- ii LỜI CÁM ƠN Để có thể hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy hướng dẫn, TS. Huỳnh Quang Minh là người trực tiếp hướng dẫn, định hướng trong việc chọn đề tài và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành đề tài. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành tới Quý thầy cô trường Đại Học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường để tôi có thể vận dụng vào công việc. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực TP.HCM, Ban Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện TP.HCM, Ban Kinh doanh, Ban Kỹ thuật và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong công tác, học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian vừa qua. Xin chân thành cảm ơn! TP.Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2016 Học viên thực hiện Luận văn Bùi Quang Minh
- iii TÓM TẮT Với xu hướng đô thị mới ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc nhiều tòa nhà cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, các khu công nghiệp dịch vụ, dân cư mới mọc lên nhanh chóng, đã ảnh hưởng rất lớn đến đồ thị phụ tải của khu vực TP.HCM, tạo ra đồ thị phụ tải không đồng đều , phụ tải giờ cao điểm và thấp điểm chênh lệch nhau khá cao. Vấn đề đặt ra là hàng năm ngành điện phải bỏ ra một lượng kinh phí rất lớn để xây dựng các nguồn điện nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải vào giờ cao điểm, nhưng trong giờ thấp điểm thì các nguồn điện này không phát huy hiệu quả, gây lãng phí đầu tư. Với mục đích giảm tải đỉnh tại những giờ cao điểm thông qua sự điều tiết phụ tải tự nguyện của khách hàng, là một trong những giải pháp quản lý nhu cầu điện năng (DSM), nhằm mục tiêu giảm chi phí đầu tư, tránh quá tải thiết bị tại những giờ cao điểm, giảm tổn thất điện năng, giảm chi phí vận hành đối với hệ thống điện hiện nay. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các số liệu đo đếm điện kế từ xa của các khách hàng sử dụng công suất lớn, các khách hàng đăng ký tham gia thử nghiệm 2 chương trình: Chương trình Tiết giảm phụ tải Curtailable Load Program (CLP) và Chương trình Điều chỉnh phụ tải điện khẩn cấp Voluntary Emergency Demand Response Program (VEDRP), để xây dựng các kịch bản điều chỉnh phụ tải, chạy thử nghiệm chương trình. Từ đó phân tích và đưa ra các ưu khuyết điểm của chương trình và đề xuất những giải pháp điều chỉnh phụ tải phù hợp với lưới điện hiện nay của Tổng Công ty Điện lực TP.HCM.
- iv ABSTRACT With the urban-developing-trend growing strongly; which skyscraper office building, shopping center, industrial and service center, as well as residential center are built up rapidly; the power system load diagram for Ho Chi Minh City area has been greatly affected, which leads to unbalanced load diagram. As a result, the gap between peak-hour load and off-peak-hour load is hugely increased. Electric Power Corporation loses a great annual cost to build up generator stations in order to solve the load demand at peak-hour; but for the off-peak-hour, these generator stations are not be used effectively, which wastes investment cost. For the purpose of solving the peak load at peak-hour through customers self- regulating, which is a method for distribution system management. With the intention of reducing the investment cost, avoiding overloaded system at peak-hour, and reducing the electric power loss for the existing electric power system. This research has been done based on remote measurement data from primary customers and those customers that agree to participate in 2 experiments which are: Curtailable Load Program (CLP) and Voluntary Emergency Demand Response Program (VEDRP). The main intention of this research is to build cases of load adjustment, experimentally simulate those two above programs. Base on those simulation results, strengths and weaknesses of those programs can be analysed; also, solutions are proposed to adjust load for existing electric power system of Ho Chi Minh City Electric Power Corporation (HCMPC).
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CÁM ƠN....................................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................................iii ABSTRACT ....................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ x DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... xi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ................................xii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề: ............................................................................................................ 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài: ...................................................................................... 1 1.3 Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu................................................... 2 1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................................ 2 1.3.2 Nội dung nghiên cứu: .................................................................................................................. 3 1.3.3 Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................................................... 3 1.3.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài : .............................................................................................. 4 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHỤ TẢI ĐIỆN CỦA CÁC KHÁCH HÀNG TRONG KHU VỰC ............. 5 TP HỒ CHÍ MINH. ..................................................................................................... 5 2.1. Tổng quan về lưới điện phân phối TP. Hồ Chí Minh .......................................... 5 2.1.1 Về nguồn điện: ................................................................................................................................ 5 2.1.2 Về lưới điện: .................................................................................................................................... 6 2.1.3 Khối lượng lưới điện phân phối .............................................................................................. 6 2.1.4 Tình hình phân phối điện năng ................................................................................................ 7 2.1.5 Tình hình tiêu thụ điện năng ..................................................................................................... 7 2.2 Phân tích và tìm hiểu số liệu thu thập và biểu đồ phụ tải ngày của các khu vực TP.HCM. ..................................................................................................................... 8 2.2.1 Khu vực phi công nghiệp ........................................................................................................... 8 2.2.2 Khu vực Công nghiệp .................................................................................................................. 9
- vi 2.2.3 Khu vực tiêu dùng dân cư .......................................................................................................... 9 2.2.4 Khu vực nông nghiệp ................................................................................................................. 10 2.2.5 Điện năng tiêu thụ của các khu vực kinh tế trong năm 2014: .................................. 10 2.2.6 Phụ tải của các khách hàng sử dụng điện có công suất lớn trong khu vực TP.HCM. ..................................................................................................................................................... 11 2.3. Phụ tải đỉnh của HTĐ TP.HCM năm 2015. ....................................................... 12 2.4 Nhận xét và đánh giá: .......................................................................................... 13 CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU VỀ CÁC CÔNG NGHỆ ĐO XA HIỆN NAY ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI..................................... 15 3.1 Giới thiệu tổng quan về điện kế điện tử .............................................................. 15 3.2 Giới thiệu về Điện kế điện tử .............................................................................. 15 3.3 Hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm từ xa .............................................................. 16 3.3.1 Dựa vào truyền dẫn trên đường dây tải điện (PLC) ......................................... 18 3.3.2 Dạng lưới RF Mesh .......................................................................................... 19 3.3.3 Dạng cây (Point to point) ................................................................................. 20 3.3.4 Giải pháp mạng viễn thông 3G/GPRS ............................................................. 21 3.3.5 Giải pháp thu thập số liệu đo đếm từ xa qua mạng IP (WAN hoặc Internet) .. 22 3.4 Tình hình triển khai thu thập dữ liệu đo đếm từ xa của EVN ............................. 23 3.4.1 Tình hình lắp đặt điện kế điện tử và hệ thống thu thập dữ liệu từ xa tại các đơn vị trong EVN ............................................................................................................. 23 3.4.1.1 Tình hình triển khai lắp đặt điện kế điện tử và thu thập từ xa. ..................... 23 3.4.1.2 Các giải pháp thu thập đã triển khai trong thời gian qua .............................. 25 3.5 Kinh nghiệm triển khai thu thập từ xa trên thế giới ............................................ 29 3.5.1 Tổng quan......................................................................................................... 29 3.5.2 Các dự án thí điểm ........................................................................................... 31 3.5.2.1 Kinh nghiệm tại các quốc gia phát triển ....................................................... 32 3.5.2.2 Kinh nghiệm của các quốc gia mới nổi ......................................................... 34 CHƯƠNG 4: TÌM HIỂU VỀ HIỆN TRẠNG, CHỦNG LOẠI ĐIỆN KẾ VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ ĐIỆN KẾ HIỆN NAY CỦA HCMPC.................... 37
- vii 4.1 Hiện trạng về chủng loại điện kế đang vận hành trên lưới ................................. 37 4.1.1 Lớp A, điện kế trạm 220 và 110 kV................................................................. 37 4.1.2 Lớp B, điện kế đo đếm ranh giới giữa các Công ty Điện lực .......................... 38 4.1.3 Lớp C, điện kế tổng trạm công cộng ................................................................ 38 4.1.4 Lớp D, điện kế trạm khách hàng ...................................................................... 39 4.1.5 Lớp E, điện kế khách hàng sau trạm công cộng .............................................. 39 4.2 Hệ thống quản lý dữ liệu đo ghi tại các trạm biến áp. ........................................ 42 4.2.1 Tổng quan hệ thống quản lý dự liệu đo............................................................ 42 4.2.2 Chương trình đo ghi xa tại trạm phân phối khách hàng ................................... 43 4.2.3 Chương trình quản lý vận hành lưới điện cao thế ............................................ 45 4.3. Nhận xét đánh giá hạ tầng đo đếm từ xa của HCMPC ...................................... 46 4.3.1 Về công nghệ truyền dẫn : ............................................................................... 46 4.3.2 Về quản lý cơ sở dữ liệu điện kế ...................................................................... 47 CHƯƠNG 5: TÌM HIỂU VỀ CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH PHỤ TẢI (DR) TRONG VIỆC QUẢN LÝ NHU CẦU ĐIỆN (DSM) .............................................. 52 5.1 Khái niệm DSM .................................................................................................. 52 5.1.1 Các mục tiêu khi áp dụng DSM cho việc quản lý nhu cầu điện ...................... 53 5.1.1.1 Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các hộ dùng điện .................... 53 5.1.1.2 Điều khiển nhu cầu điện năng phù hợp với khả năng cung cấp một cách kinh tế nhất. .......................................................................................................................................................... 55 5.1.2 Giải pháp thực hiện DSM ................................................................................ 60 5.1.2.1 Kiểm toán năng lượng điện ........................................................................... 60 5.1.2.2 Sử dụng năng lượng điện hiệu quả................................................................ 61 5.2 Khái niệm DRMS ................................................................................................ 61 5.3 Các giải pháp điều chỉnh phụ tải (DR) hiện đang áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới. ...................................................................................................................... 62 5.3.1 Chương trình Tiết giảm phụ tải điện Curtailable Load Program (CLP) ......... 63 5.3.2. Chương trình Điều chỉnh phụ tải điện khẩn cấp tự nguyện Voluntary Emergency Demand Response Program (VEDRP) .................................................. 64
- viii 5.3.3. Điều chỉnh phụ tải trực tiêp Direct Load Control Program (LDCP) .............. 65 5.3.4. Dịch chuyển phụ tải: ....................................................................................... 67 5.3.5 Biểu giá công suất cực đại thời gian thực Dynamic Peak Pricing (DPP): .......... 68 5.3.6 Biểu giá công suất cực đại tới hạn Critical Peak Pricing (CPP): ..................... 68 5.4 Triển khai vận hành thử nghiệm chương trình điều chỉnh phụ tải với một số khách hàng lớn của Tổng công ty Điện lực TP.HCM............................................... 69 5.4.1 Tổng quan về phần mềm thử nghiệm. .............................................................. 69 5.4. 2 Số liệu dùng để thử nghiệm chương trình. ...................................................... 70 5.4. 3 Cơ sở xác định đường phụ tải cơ sở của khách hàng ...................................... 71 5.4.4 Phương pháp tính toán Đường phụ tải cơ sở ................................................... 72 5.4.5 Cơ sở tính toán chi phí cho các khách hàng lớn tham gia chương trình DR trong khu vực TP.HCM. ............................................................................................ 76 5.4.5.1 Chương trình Tiết giảm phụ tải điện (Curtailable Load Program) .................... 76 5.4.5.2 Chương trình Điều chỉnh phụ tải điện khẩn cấp tự nguyện (Voluntary Emergency Demand Response Program) ..................................................................................... 77 5.4.6 Kịch bản thử nghiệm. ....................................................................................... 80 5.4.6.1 Kết quả thử nghiệm. ............................................................................................................... 84 5.4.6.2 Sự kiện CLP thứ nhất (thông báo trước 24h): ............................................................. 84 5.4.6.3 Sự kiện VEDRP thứ nhất (thông báo trước 2h): ........................................................ 85 5.4.6.4 Sự kiện CLP thứ hai: .............................................................................................................. 86 5.4.6.5 Sự kiện VEDRP thứ hai: ...................................................................................................... 87 CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH DR TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP.HCM ........ 89 6.1 Phân tích và đánh giá chương trình DR. ............................................................. 89 6.1.1 Đánh giá kết quả thử nghiệm ........................................................................... 89 6.1.2 Các lợi ích mang lại khi triển khai chương trình DRMS ................................. 91 6.1.3 Tiềm năng triển khai chương trình DR ............................................................ 91 6.2 Các giải pháp để triển khai hiệu quả chương trình DR. ...................................... 92 6.2.1 Thu thập dữ liệu và chọn lọc khách hàng tham gia chương trình .................... 92
- ix 6.2.2 Xác định các phụ tải có khả năng điều chỉnh của khách hàng ......................... 93 6.2.3 Xác định nguồn cung cấp và phụ tải của các khách hàng lớn ......................... 93 6.2.4 Giám sát chỉ số điện kế của các khách hàng tham gia chương trình DRMS theo thời gian thực. .................................................................................................... 94 6.2.5. Kết hợp với giải pháp điều chỉnh phụ tải trực tiếp.......................................... 95 6.2.6 Chế độ chính sách và truyền thông trong việc triển khai chương trình DR tới các khách hàng. ......................................................................................................... 95 CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................... 97 7.1 Kết luận ............................................................................................................... 97 7.2 Đề xuất ................................................................................................................ 97
- x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - DSM (Demand Side Management): Quản lý nhu cầu - DR (Demand Response): Điều chỉnh phụ tải - DRMS (Demand Response Managerment System): Hệ thống quản lý chương trình điều chỉnh phụ tải. - CLP (Curtailable Load Program): chương trình tiết giảm phụ tải điện. - VEDRP (Voluntary Emergency Demand Response Program): Điều chỉnh công suất khẩn cấp tự nguyện - TBA: Trạm biến áp - EVN: Tập đoàn điện lực Việt Nam - ERAV (Electricity Regulatory Authority of Vietnam): Cục Điều Tiết Điện Lực - HCMPC: Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh - TCTĐL : Tổng Công ty Điện lực - HTĐ: Hệ thống điện - ĐTPT: Đồ thị phụ tải - EE (Energy Efficiency): Hiệu quả năng lượng - SSM (Supply Side Management): Quản lý nguồn cung cấp - PLC (Power Line Carrier Communication): Giao tiếp trên đường dây tải điện
- xi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Danh mục các nguồn điện cấp điện cho khu vực TP. Hồ Chí Minh ...... 24 Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình kinh doanh điện năng của TP.HCM giai đoạn 2012 – 2014 .......................................................................................................................... 25 Bảng 2.3: Cơ cấu tiêu thụ điện năng của các khu vực kinh tế năm 2014 ................ 28 Bảng 4.1: Thống kê điện kế theo niên hạn sử dụng ................................................. 57 Bảng 4.2: Tóm tắt các chương trình đã thực hiện trong thời gian qua .................... 59 Bảng 5.1: Chi phí khuyến khích của chương trình Điều chỉnh phụ tải (CLP) ......... 95 Bảng 5.2 Chi phí của chương trình Điều chỉnh phụ tải điện khẩn cấp tự nguyện (VERDP) .................................................................................................................. 96
- xii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 2.1. Biểu đồ biểu diễn tỷ trọng các thành phần phụ tải năm 2012 ...................... 7 Hình 2.2. Biểu đồ biểu diễn tỷ trọng các thành phần phụ tải năm 2013 .................... 8 Hình 2.3. Biểu đồ biểu diễn tỷ trọng các thành phần phụ tải năm 2014 ..................... 8 Hình 2.4. Đồ thị phụ tải ngày khu vực phi công nghiệp ............................................ 9 Hình 2.5. Đồ thị phụ tải ngày khu vực công nghiệp ................................................... 9 Hình 2.6. Đồ thị phụ tải ngày khu vực tiêu dùng dân cư .......................................... 10 Hình 2.7: Đồ thị phụ tải ngày khu vực nông nghiệp ................................................. 10 Hình 2.8. Đồ thị phụ tải của các khách hàng lớn sử dụng trên 100.000 Kwh/tháng . 11 Hình 2.9 Đồ thị phụ tải từng giờ năm 2015 .............................................................. 12 Hình 2.10 Đồ thị phụ tải đỉnh xuất hiện vào ngày 19/5/2015 .................................. 13 Hình 3.1 Các công nghệ giao tiếp với điện kế từ xa ................................................. 17 Hình 3.2 Công nghệ PLC ........................................................................................ 19 Hình 3.3 Công nghệ RF Mesh .................................................................................. 20 Hình 3.4 Công nghệ Point to Point ........................................................................... 21 Hình 3.5 Công nghệ 3G hoặc GPRS ........................................................................ 22 Hình 3.6 Nguyên lý hoạt động của công tơ VINASINO .......................................... 26 Hình 3.7 Mô hình công nghệ PLC của VINASINO .................................................. 26 Hình 3.8 Mô hình RF của EVNCPC ........................................................................ 28 Hình 3.9 Các dự án AMI trên thế giới ...................................................................... 31 Hình 3.10 Bản đồ của AMI và AMR ở các nước Đông Nam Á ............................... 35 Hình 3.11 Bản đồ các dự án thí điểm hệ thống đo đếm thông minh trên ................. 36 thế giới ...................................................................................................................... 36 Hình 4.1 Sơ đồ các lớp điện kế. ................................................................................ 37 Hình 4.2 Giao diện của chương trình ....................................................................... 43 Hình 4.3 Giao diện hiển thị số liệu ........................................................................... 44 Hình 4.4 Giao diện hiển thị số liệu 2 ........................................................................ 44 Hình 4.5 Giao diện hiển thị Biểu đồ sản lượng theo thời gian ................................. 45
- xiii Hình 4.6 Giao diện màn hình chính của chương trình .............................................. 45 Hình 4.7 Giao diện hiển thị số liệu 2 ........................................................................ 46 Hình 4.8 Mô hình liên kết các hệ thống quản lý dữ liệu đo đếm tập trung ............... 47 Hình 4.9 Mô tả hệ thống đo xa trạm công cộng sử dụng công nghệ PLC ................ 50 Hình 4.10 Mô tả hệ thống đo xa trạm công cộng sử dụng công nghệ ...................... 50 RF-Mesh ................................................................................................................... 51 Hình 5.1 Đồ thị điều chỉnh phụ tải đỉnh của Thái Lan ............................................. 54 Hình 5.2 Các biện pháp điều khiển trực tiếp dòng điện ............................................ 57 Hình 5.3 Kết quả của việc điều chỉnh phụ tải (DRMS) ............................................ 62 Hình 5.4 Mô hình hệ thống điều khiển bằng sóng (Ripple Control) ........................ 65 Hình 5.5 Giao diện chính của chương trình DR ....................................................... 69 Hình 5.6 Biểu đồ đường phụ tải cơ sở ...................................................................... 75
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Đặt vấn đề: Hiện tại lưới điện TP.Hồ Chí Minh có đồ thị phụ tải không đồng đều , phụ tải giờ cao điểm và thấp điểm chênh lệch nhau khá cao. Hiện nay công suất của lưới điện TP.HCM giao động trong khoãng từ 1200MW đến 3000MW (Pmax ~ 3000MW, Pmin ~ 1200MW). Vấn đề đặt ra là trong khi hàng năm Ngành điện phải bỏ ra một lượng kinh phí rất lớn để xây dựng các nguồn điện nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải vào giờ cao điểm, nhưng trong giờ thấp điểm thì các nguồn điện này không phát huy hiệu quả, gây lãng phí đầu tư. Để giải quyết vấn đề đó và để đảm bảo việc sử dụng hợp lý nguồn cung cấp cũng như mạng lưới truyền tải và phân phối điện hiện có, cần tìm được cách làm cho đường cong phụ tải phù hợp với công suất sản xuất. Hiện nay các chương trình quản lý nhu cầu điện (DSM) đã được áp dụng rất hiệu quả ở các nước trên thế giới, các chương trình quản lý nhu cầu điện bao gồm: - Biểu giá theo thời gian sử dụng: Phương pháp điều khiển phụ tải gián tiếp. - Điều khiển tốc độ và hiệu suất động cơ. - Nâng cao hệ số công suất vận hành của lưới điện. - Nâng cao hiệu suất quạt thông gió và máy điều hoà không khí. - Nâng cao hiệu suất đèn chiếu sáng. - Điều khiển phụ tải trực tiếp Hiện nay EVN và HCMPC cũng đang áp dụng một số biện pháp nhằm giảm phụ tải vào giờ cao điểm bao gồm: - Sử dụng công tơ điện tử biểu giá theo thời gian - Sử dụng đèn huỳnh quang compact, các thiết bị tiết kiệm điện . . . Trong các biện pháp nêu trên, phương pháp điều khiển phụ tải gián tiếp thông qua sự điều tiết phụ tải tự nguyện của khách hàng tại những giờ cao điểm đang được Tổng Công ty nghiên cứu triển khai áp dụng theo yêu cầu của ERAV. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Với mục đích giảm tải đỉnh tại những giờ cao điểm thông qua sự điều tiết phụ tải tự nguyện của khách hàng sử dụng điện, nhằm mục tiêu giảm chi phí đầu tư, tránh quá tải thiết bị tại những giờ cao điểm, giảm tổn thất điện năng, giảm chi phí vận hành đối với hệ thống . . . bằng việc thiết lập giải pháp hạn chế công suất đỉnh và hướng khách
- 2 hàng tới hành vi sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả thông qua các chương trình điều tiết phụ tải của khác hàng lớn (sử dụng >1Mwh/1 tháng). Điều chỉnh phụ tải khách hàng (Demand Response - DR) là một hình thức quản lý nhu cầu điện (Demand Side Management - DSM) trong ngắn hạn nhằm khuyến khích khách hàng chủ động giảm nhu cầu sử dụng điện khi nhận được yêu cầu từ Công ty Điện lực trong thời gian cao điểm hoặc trong các điều kiện bất thường của hệ thống điện để giúp cân bằng cung cầu trong hệ thống. Khách hàng tham gia các chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR) sẽ nhận được các khoản khuyến khích bằng tiền hoặc các hình thức phù hợp khác từ các Công ty Điện lực. Nguyên tắc vận hành cơ bản của các chương trình này là: + Tổng công ty sẽ gửi thông báo đề nghị tiết giảm phụ tải đến khách hàng đã ký thỏa thuận tham gia chương trình (thông báo trước 24h đối với Chương trình Tiết giảm phụ tải và trước 2h đối với Chương trình Điều chỉnh phụ tải điện khẩn cấp tự nguyện). + Khách hàng tham gia chương trình sẽ chủ động cắt giảm các phụ tải điện không cần thiết trong khoảng thời gian theo thông báo của Tổng công ty + Khách hàng nào giảm lượng điện năng sử dụng trong khoảng thời gian theo yêu cầu của Tổng công ty sẽ nhận được các hỗ trợ tài chính căn cứ vào sản lượng điện năng tiết giảm được của khách hàng. Vấn đề đặt ra khi triển khai chương trình: Các giải pháp thu thập giá trị đo xa tại các điện kế của khách hàng khi tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải, để theo dõi đồ thị phụ tải và xác định chính xác sản lượng điện năng khách hàng đã tiết giảm để làm cơ sở thanh toán chi phí hỗ trợ. Cách thức vận hành chương trình điều chỉnh phụ tải thí điểm tại HCMPC, đảm bảo yêu cầu đề ra là giảm được phụ tải đỉnh vào những giờ cao điểm và khi có sự cố nguồn cần phải sa thải phụ tải trong thời gian ngắn. 1.3 Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thực hiện và triển khai chương trình DR cho khu vực TP.HCM. Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu hiện trạng lưới điện khu vực TPHCM. - Tìm hiểu về các công nghệ đo xa hiện nay đang được áp dụng trong nước và
- 3 trên thế giới - Tìm hiểu về hiện trạng, chủng loại điện kế và các chương trình quản lý điện kế hiện nay của HCMPC - Nghiên cứu các giải pháp triển khai chương trình điều chỉnh phụ tải (DR) trong việc quản lý nhu cầu điện (DSM). 1.3.2 Nội dung nghiên cứu - Thu thập và nghiên dữ liệu đo xa tại các điện kế của khách hàng lớn hiện nay. - Trên cơ sở thu thập số liệu, nghiên cứu cách phân tích dữ liệu để xây dựng đồ thị phụ tải của khách hàng khi diễn ra sự kiện điều chỉnh phụ tải. Xây dựng các đường phụ tải cơ sở để làm cơ sở thanh toán chi phí cho khách hàng. - Đề xuất giải pháp giám sát chỉ số điện kế của các khách hàng tham gia chương trình DR theo thời gian thực. - Nghiên cứu và đánh giá việc tác động của chương trình DR. Từ kết quả nghiên cứu này sẽ đưa ra được một cách nhìn tổng quan về các thành phần phụ tải tham gia vào công suất đỉnh của hệ thống, chi phí cho việc thực hiện để từ đó có các kế hoạch triển khai chương trình một cách tối ưu nhất, đem lại lợi ích cho cả ngành điện và hộ tiêu thụ. 1.3.3 Phương pháp nghiên cứu - Thu thập và tìm hiểu về các chương trình DSM/DR hiện nay đang được áp dụng trên thế giới. - Nghiên cứu và đánh giá quá trình xây dựng chương trình DR hiện nay. - Tìm hiểu phụ tải phụ tải của các khách hàng lớn trong khu vực TP.HCM. - Nghiên cứu các báo cáo khoa học, báo cáo đánh giá quá trình triển khai DR tại Việt Nam và trên thế giới. - Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng các lý thuyết đã nghiên cứu, tính toán và xây dựng đồ thị phụ tải cơ sở, tính toán lượng công suất đỉnh cắt giảm, điện năng tiết giảm, chi phí thanh toán cho khách hàng khi tham gia thực hiện giải
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động
143 p | 352 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm in theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 tại Công ty TNHH MTV In Bình Định
26 p | 302 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng hệ thống phục vụ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ tại tỉnh Bình Định
24 p | 292 | 70
-
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật của hệ thống truyền tải điện lạnh và siêu dẫn
98 p | 186 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng khai phá dữ liệu để trích rút thông tin theo chủ đề từ các mạng xã hội
26 p | 227 | 30
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống Uni-Portal hỗ trợ ra quyết định tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
26 p | 214 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng giải thuật di truyền giải quyết bài toán tối ưu hóa xếp dỡ hàng hóa
26 p | 242 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư Xây dựng cơ bản tại thành phố Đà Nẵng
26 p | 122 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 202 | 15
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng giải pháp phòng vệ nguy cơ trên ứng dụng web
13 p | 147 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phương pháp đồ thị và ứng dụng trong dạy Tin học THPT
26 p | 178 | 12
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Vấn đề bề rộng khe nứt ở khớp dẻo của dầm bê tông cốt thép
26 p | 96 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng thuật toán ACO cho việc định tuyến mạng IP
26 p | 157 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá luật kết hợp mờ đa cấp và ứng dụng
26 p | 128 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác Vỉa 10 mức -300 Công ty than Hà Lầm
98 p | 23 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật phòng chống cháy nổ khí metan khi khai thác xuống sâu dưới mức -35, khu Lộ Trí - Công ty than Thống Nhất - TKV
73 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất công nghệ cơ giới hóa đồng bộ hạng nhẹ có thu hồi than nóc khai thác vỉa L7, Cánh Tây, công ty cổ phần than Mông Dương-Vinacomin
95 p | 17 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn