intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nhận dạng các yếu tố tác động đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:139

35
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tà là nhận dạng các yếu tố tác động đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM; đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tác động đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM; đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nhận dạng các yếu tố tác động đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ----------------------------------- TRẦN ĐÌNH TÂN NHẬN DẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHẤP HÀNH AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRÊN CÁC CÔNG TRƢỜNG XÂY DỰNG DÂN DỤNG TẠI TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật XDCT Dân dụng và Công nghiệp Mã số ngành : 60580208 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ----------------------------------- TRẦN ĐÌNH TÂN NHẬN DẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHẤP HÀNH AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRÊN CÁC CÔNG TRƢỜNG XÂY DỰNG DÂN DỤNG TẠI TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật XDCT Dân dụng và Công nghiệp Mã số ngành : 60580208 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGÔ QUANG TƢỜNG Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2016
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ QUANG TƯỜNG (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM vào ngày 27 tháng 08 năm 2016. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS. Nguyễn Thống Chủ Tịch 2 TS. Nguyễn Anh Thư Phản biện 1 3 TS. Chu Việt Cường Phản biện 2 4 PGS.TS. Phạm Hồng Luân Ủy viên 5 TS. Đinh Công Tịnh Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP.HCM, ngày…… tháng…….năm 2016 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên: Trần Đình Tân Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 20 – 08 – 1989 Nơi sinh: Bình Phước. Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp. MSHV:1441870012 I. Tên đề tài: Nhận dạng các yếu tố tác động đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM II. Nhiệm vụ và nội dung: Nhận dạng các yếu tố tác động đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM. Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tác động đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM. Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM. Kết luận và kiến nghị. III. Ngày giao nhiệm vụ: (Ngày bắt đầu thực hiện Luận văn ghi trong Quyết định giao đề tài): ……………………………………………………….. IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ........................................................... V. Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS. Ngô Quang Tƣờng CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn này “Nhận dạng các yếu tố tác động đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào trên các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Học viên thực hiện Luận văn Trần Đình Tân
  6. ii LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên tôi chân thành cảm ơn Cha, Mẹ, Gia đình, Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn học đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Tôi kính gửi lời cảm ơn chân thành, quý mến đến Phó Giáo sƣ, tiến sĩ Ngô Quang Tƣờng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Tôi chân thành cám ơn tập thể cán bộ, nhân viên và Thầy cô tại Phòng quản lý khoa học và đào tạo sau đại học và Khoa kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp của trường đại học Công Nghệ TP.HCM đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn thủ tục trong suốt quá trình học để giúp các học viên hoàn thành khóa học. Tôi chân thành cám ơn những người bạn học Lớp 14SXD11, cám ơn những buồn, vui trong suốt quá trình học. Trân trọng kính chào. Trần Đình Tân
  7. iii TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm nhận dạng các yếu tố tác động đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM. Những yếu tố đó bao gồm: (1) Tính chuyên nghiệp, nghiêm minh, trách nhiệm của người sử dụng lao động; (2) Sự phối hợp tốt giữa các bên tham gia dự án trong công tác an toàn lao động; (3) Công tác huấn luyện, đào tạo kỹ năng an toàn lao động cho người lao động; (4) Ý thức, đạo đức và trách nhiệm của người lao động. Nghiên cứu được tiến hành trải qua 02 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành thông qua nghiên cứu định tính nhằm xác lập thang đo, sắp xếp các câu hỏi vào các nhóm nhân tố liên quan đến các lý thuyết sử dụng để nghiên cứu và hoàn chỉnh bảng hỏi nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức thông qua việc nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu, kiểm định thang đo, phân tích nhân tố PCA, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Dữ liệu được xử lý thông qua phần mềm SPSS v.20. Phương pháp hồi quy tuyến tính dùng để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy 04 nhân tố đề xuất đều có tác động nhất định đến biến phụ thuộc: việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy được sự cần thiết trong việc nâng cao ý thức, đạo đức của người lao động, tổ chức tốt công tác phối hợp giữa các bên tham gia dự án và thiết lập nội quy, hệ thống biển báo của công trường, tăng tính chuyên nghiệp trong quản lý, điều hành của cơ quan sử dụng lao động đồng thời công tác huấn luyện trang bị an toàn lao động cũng phải được thực hiện đồng bộ. Nghiên cứu cũng kiểm định được rằng khi các nhân tố tác động nếu được thực hiện tốt thì việc chấp hành an toàn lao động của người lao động sẽ tốt hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm trong biến định danh về chấp hành an toàn lao động tại công trường xây dựng dân dụng.
  8. iv ABSTRACT This research was carried out in order to identify factors affecting to the observance of occupational safety of workers in the civil contruction sites in HCMC. These factors include: (1) professionalism, strictness, the responsibilities of the employer,(2) Good coordination between the parties participating in ensuring labor safety; (3) The labor safety training for employees; (4) The sense of ethics and responsibility of the employees.. This research is proceeded in 2 phases: Preliminary Research and Main Research. Preliminary Research is conducted through qualitative research in order to establish the scale, sort of questions into groups related to the theory used to study and complete the study questionnaire. Main Research usually study through quantitative research aimed to collect and analyze data , test scale , analyze PCA factor , test models and hypotheses. Data is processed through SPSS v.20 software. Linear regression method used to test the model and research hypothesis. Research result shows that 04 proposed factors are certain to affect the dependent variable: the observance of occupational safety of workers in the civil construction sites in HCMC. It indicates the need of improving awareness and ethics of workers, organizing the coordination between the parties involved in the project, establishing Rules, Constructuon Site Sign, increasing the professionalism of the management and administration of employer, and also the labor safety equipment training need to inconsistently implemete. This research also demonstrates that if the factors conduct well, the observance of the safety of the workers will be better. This research also shows that there is not any diffirence between the identifier variables in observance of labor safety in civil construction sites.
  9. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................. ii TÓM TẮT .................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... ix DANH MỤC BẢNG ................................................................................... x DANH MỤC HÌNH .................................................................................. xii CHƢƠNG 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................... 1 1.1.Giới thiệu chung ................................................................................. 1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 2 1.3.Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 3 1.4.Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu .................................... 3 1.5.Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 3 1.5.1.Nghiên cứu sơ bộ ......................................................................... 3 1.5.2.Nghiên cứu chính thức ................................................................. 3 1.6.Kết cấu bài báo cáo nghiên cứu .......................................................... 4 -Tóm tắt chương 1 .................................................................................... 5 CHƢƠNG 2 – TỔNG QUAN ................................................................ 6 2.1.Cơ sở lý thuyết .................................................................................... 6 2.1.1.Định nghĩa về công trường xây dựng dân dụng, cơ sở pháp lý của quản lý an toàn lao động................................................................................... 6 2.1.2.Định nghĩa, khái niệm về an toàn lao động tại công trường xây dựng………... ................................................................................................... 8
  10. vi 2.1.3.Người lao động ........................................................................... 10 2.1.4.Các bên tham gia dự án, quyền và trách nhiệm của các bên trong quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng. ........................................ 11 2.1.5.Công tác huấn luyện an toàn lao động ....................................... 14 2.1.6.Giám sát việc thực thi an toàn lao động ..................................... 15 2.1.7.Các hình thức chế tài, xử phạt liên quan đến an toàn lao động.. 18 2.1.8.Tai nạn và một số lý thuyết về tai nạn ....................................... 19 2.1.9.Ngăn ngừa tai nạn lao động và xử lý khi sự cố tai nạn xảy ra ... 24 2.2.Một số nghiên cứu trước ................................................................... 25 2.3.Thực trạng an toàn lao động trong hoạt động xây dựng ................... 29 2.3.1.Thực trạng tai nạn lao động qua số liệu thống kê ...................... 29 2.3.2.Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động (căn cứ theo biên bản kết luận và báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH từ các vụ tai nạn làm chết người qua các năm từ 2007 đến 2014) ........................................................... 31 2.3.3.Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người (căn cứ theo biên bản kết luận và báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH từ các vụ tai nạn làm chết người qua các năm từ 2007 đến 2014) ............................................ 32 Tóm tắt chương 2 .................................................................................... 32 CHƢƠNG 3 – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 34 3.1.Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ........................... 34 3.1.1.Mô hình nghiên cứu ................................................................... 34 3.1.2.Các giả thuyết nghiên cứu .......................................................... 35 3.2.Quy trình nghiên cứu ........................................................................ 36 3.2.1.Thiết kế nghiên cứu .................................................................... 37 3.2.2.Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu ................................. 39
  11. vii 3.2.3.Xử lý và phân tích dữ liệu .......................................................... 39 3.3.Thu thập dữ liệu ................................................................................ 47 3.3.1.Quy trình thu thập dữ liệu .......................................................... 48 3.3.2.Cách thức phân phối bảng câu hỏi ............................................. 49 3.3.3.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp hành ATLĐ ...... 49 3.4. Các công cụ nghiên cứu ................................................................... 59 Tóm tắt chương 3 .................................................................................... 59 CHƢƠNG 4 – PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ THẢO LUẬN .................. 60 4.1. Phân tích dữ liệu.................................................................................. 60 4.1.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ..................................................... 60 4.1.2. Thống kê mô tả biến định lượng................................................... 69 4.1.3. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha ......................................... 75 4.2. Nghiên cứu chính thức..................................................................... 79 4.2.1. Phân tích nhân tố PCA đối với các thang đo biến độc lập ........ 79 4.2.2. Đặt lại tên nhân tố mới .............................................................. 86 4.2.3. Mô hình nghiên cứu chính thức ................................................ 90 4.2.4. Giả thuyết nghiên cứu chính thức ............................................. 90 4.2.5. Phân tích hồi quy ....................................................................... 91 4.2.6. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ............................................. 96 4.2.7. Kiểm tra sự khác biệt về việc chấp hành an toàn lao động giữa các thành phần định tính trong khảo sát……………………………...98 Tóm tắt chương 4 .................................................................................. 109 CHƢƠNG 5 – KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, ĐÓNG GÓP .................... 110 5.1. Kết luận .......................................................................................... 110 5.2 Kiến nghị ........................................................................................ 110
  12. viii 5.3. Đóng góp của đề tài ....................................................................... 112 5.3.1. Đóng góp về mặt học thuật ..................................................... 112 5.3.2. Đóng góp của đề tài về mặt thực tiễn ...................................... 114 5.4. Hạn chế của nghiên cứu này và hướng nghiên cứu tiếp theo ........ 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 116 PHỤ LỤC ...................................................................................................... Phụ lục 1: Bảng khảo sát ............................................................................
  13. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATLĐ : An toàn lao động CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa CP : Chính phủ DD&CN : Dân dụng và Công nghiệp ĐH : Đại học HĐLĐ : Hợp đồng lao động KHCN : Khoa học công nghệ LĐ-TB&XH : Lao động – Thương binh và Xã hội NĐ : Nghị định QĐ : Quyết định QH : Quốc hội TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TNLĐ : Tai nạn lao động TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TT : Thông tư TTg : Thủ tướng UBND : Ủy ban Nhân dân VSLĐ : Vệ sinh lao động XD : Xây dựng
  14. x DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình tai nạn lao động cả nước từ năm 2007 đến năm 2014.. 30 Bảng 2.2. Tình hình tai nạn lao động tại TP.HCM từ năm 2007 đến năm 2014 ................................................................................................................ 31 Bảng 3.1. Thống kê cách thức lấy mẫu .......................................................... 49 Bảng 4.1. Thống kê giới tính của người trả lời .............................................. 60 Bảng 4.2. Thống kê độ tuổi của người trả lời ................................................ 61 Bảng 4.3. Thống kê tình trạng hôn nhân của người trả lời ............................ 62 Bảng 4.4. Thống kê trình độ đã được đào tạo của người trả lời .................... 63 Bảng 4.5. Thống kê vị trí công tác tại cơ quan của người trả lời................... 64 Bảng 4.6. Thống kê thâm niên công tác trong ngành xây dựng của người trả lời . ………………………………………………………………………………65 Bảng 4.7. Thống kê mức thu nhập hàng tháng từ công việc xây dựng.......... 66 Bảng 4.8. Thống kê khu vực cơ quan công tác của người trả lời .................. 67 Bảng 4.9. Thống kê mô tả biến định lượng: Tính chuyên nghiệp, nghiêm minh, trách nhiệm của cơ quan sử dụng lao động. ........................................ 69 Bảng 4.10. Thống kê mô tả biến định lượng: Sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án trong công tác an toàn lao động. .................................................... 71 Bảng 4.11. Thống kê mô tả biến định lượng: Công tác huấn luyện, đào tạo kỹ năng an toàn lao động cho người lao động. ................................................... 72
  15. xi Bảng 4.12. Thống kê mô tả biến định lượng: Ý thực, đạo đức và trách nhiệm của người lao động. ........................................................................................ 73 Bảng 4.13. Thống kê mô tả biến định lượng: Việc chấp hành an toàn lao động của người lao động. ............................................................................... 75 Bảng 4.14. Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu. .......................................... 76 Bảng 4.15. Kiểm định độ tin cậy của dữ liệu. ................................................ 76 Bảng 4.16. Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu.- lần 2 ................................ 78 Bảng 4.17. Kiểm định độ tin cậy của dữ liệu - lần 2. .................................... 78 Bảng 4.18. Phân tích nhân tố PCA đối với các thang đo – Lần 1 .................. 79 Bảng 4.19. Phân tích nhân tố PCA đối với các thang đo – Lần 2 .................. 82 Bảng 4.20. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố ............................................ 86 Bảng 4.21. Nhân tố mới sau phân tích nhân tố PCA .................................... 86 Bảng 4.22. Độ phù hợp của mô hình ............................................................. 92 Bảng 4.23. Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình .................................. 93 Bảng 4.24. Ý nghĩa của các hệ số hồi quy riêng phần ................................... 94
  16. xii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu sơ bộ đề xuất ................................................. 35 Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu ..................................................................... 38 Hình 3.3. Quy trình thu thập dữ liệu .............................................................. 48 Hình 4.1. Thống kế giới tính của người trả lời .............................................. 60 Hình 4.2. Thống kê độ tuổi của người trả lời ................................................. 61 Hình 4.3. Thống kê tình trạng hôn nhân của người trả lời............................. 62 Hình 4.4. Thống kê trình độ đã được đào tạo của người trả lời ..................... 63 Hình 4.5. Thống kê vị trí công tác tại cơ quan của người trả lời ................... 64 Hình 4.6. Thống kê thâm niên công tác trong ngành xây dựng của người trả lời ................................................................................................................... 65 Hình 4.7. Thống kê mức thu nhập hàng tháng từ công việc xây dựng .......... 66 Hình 4.8. Thống kê khu vực cơ quan công tác của người trả lời ................... 67 Hình 4.9. Mô hình nghiên cứu chính thức ..................................................... 90 Hình 4.10. Biểu đồ Scatterplot ……...……………………………………....95 Hình 4.11. Biểu đồ Histogram ……………..………………….…………....96
  17. 1 CHƢƠNG 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Giới thiệu chung Trong sự phát triển kinh tế xã hội của bất cứ một quốc gia nào đều đi kèm với sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, xí nghiệp, đường sá, các công trường quốc phòng an ninh và phúc lợi xã hội. Sự phát triển ấy sẽ làm cho hoạt động xây dựng phát triển mạnh mẽ, nhất là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Các vấn đề kỹ thuật được ưu tiên chú trọng để tạo nên những công trình chất lượng, thẩm mỹ, đảm bảo công năng phục vụ như mục tiêu đề ra. Tuy nhiên để quá trình xây dựng một công trình được suông sẻ, trôi chảy, hiệu quả thì vấn đề an toàn lao động phải được quan tâm, đầu tư và tổ chức hiệu quả nhằm ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra bằng các biện pháp quản lý điều hành, đảm bảo điều kiện lao động. Theo báo cáo chính thức của Bộ LĐ-TB&XH, từ năm 2005 đến năm 2014, tại cả nước xảy ra 58.399 vụ tai nạn lao động, 61.315 người bị thương, trong đó có 5.232 vụ chết người, làm chết 5.791 người và 14.298 người bị thương nặng. Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, tỉ trọng các vụ tai nạn và số lượng người chết do tai nạn lao động luôn chiếm tỉ trọng lớn trên tổng số vụ, tổng số người chết trong cả nước, năm 2014, tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng chiếm 33,1% tổng số vụ và 33,9% tổng số người chết. Thống kê theo địa phương thì TP.HCM là nơi có số vụ tai nạn và số người chết do tai nạn lao động luôn có số lượng lớn nhất trong cả nước. Cũng theo Bộ LĐ-TB&XH, số vụ tai nạn lao động năm sau đều cao hơn năm trước, tai nạn lao động xảy ra trong tất cả các loại hình công trình xây dựng như công trình dân dụng, công trình giao thông, công trình thủy lợi thủy điện … Tai nạn lao động gây nên nhiều bi kịch cho con người, kinh tế, xã hội, làm gián đoạn tiến độ dự án, năng suất của ngành và danh tiếng của ngành (Trần Hoàng Tuấn, 2009). Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân để xảy ra tai nạn, mất an toàn lao động đến từ nhiều phía, chủ đầu tư, nhà thầu, năng lực cơ giới hóa, người lao động, thiên nhiên, môi trường ngoại tác… các văn bản pháp luật, ứng xử trong quản lý và ứng xử của người lao động.
  18. 2 Hiện nay, trong xu hướng hội nhập về khoa học công nghệ và kỹ thuật với thế giới, các chủ đầu, công ty tư vấn giám sát, các đơn vị thi công đã có những hệ thống biện pháp trong quản lý an toàn lao động, tuân thủ theo quy định của pháp luật, tuy nhiên tình hình tai nạn lao động vẫn diễn ra với nhiều nguyên nhân, bên cạnh những nguyên nhân do năng lực quản lý, kiểm soát của chủ đầu tư, các nhà thầu thi công, điều kiện thi công thì nguyên nhân “không chấp hành an toàn lao động của người lao động” là một trong các nguyên nhân chủ yếu. Ở góc nhìn trách nhiệm của người lao động, việc tuân thủ an toàn lao động của họ là đến từ đâu? Ý thức, trách nhiệm của họ, hay các quy định, quản lý còn chưa hiệu quả, chưa đủ tác động đến nghĩa vụ chấp hành của họ? Tại TP.HCM, chưa có nhiều nghiên cứu, nhận dạng các yếu tố nào, nguyên nhân nào tác động tốt hay cản trở việc chấp hành an toàn lao động của người lao động. Từ nhận thức đó, nghiên cứu này thực hiện việc “Nhận dạng các yếu tố tác động đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM” để nhận dạng những yếu tố và mức độ tác động của nó, từ đó có những khuyến nghị phù hợp cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng tại TP.HCM. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nhận dạng các yếu tố tác động đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM. Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tác động đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM. Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM.
  19. 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Những yếu tố nào tác động đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM? Tác động của các yếu tố tác động đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM ở mức độ nào? 1.4. Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những tổ chức và cá nhân tại công trường xây dựng dân dụng trên địa bàn TP.HCM. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện thông qua 2 bước nghiên cứu chính: 1.5.1. Nghiên cứu sơ bộ Từ cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi khảo sát. Sau đó tiến hành khảo sát thử, ghi nhận các ý kiến đóng góp. Trên cơ sở đó, sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện bảng câu hỏi. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha. 1.5.2. Nghiên cứu chính thức Phân tích nhân tố PCA (Principle Component Analysis ) để rút trích dự liệu, thu gọn tập biến. Thống kê mô tả để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động và phân tích một số thông tin khác có liên quan sau phân tích PCA. Phân tích hồi quy để khẳng định hoặc bác bỏ những giả thuyết nghiên cứu.
  20. 4 1.6. Kết cấu bài báo cáo nghiên cứu Bố cục bài báo cáo gồm 5 chương: - Chƣơng 1: Đặt vấn đề Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu; phạm vi và đối tượng nghiên cứu, và bố cục bài báo cáo nghiên cứu. - Chƣơng 2: Tổng quan Trình bày cơ sở lý thuyết, trong đó nêu các khái niệm, các định nghĩa liên quan đến công trường dân dụng, các bên tham gia một dự án, vấn đề an toàn lao động, huấn luyện và trang bị an toàn lao động, hành vi của con người, xử phạt và khắc phục khi sự cố mất an toàn lao động xảy ra; các lý thuyết về tai nạn, ngăn ngừa và xử lý tình huống mất an toàn lao động. Đề cập đến các nghiên cứu trước đây về an toàn lao động, các nguyên nhân dẫn đến tai nạn, phòng ngừa rủi ro tai nạn. Trình bày thực trạng an toàn lao động hiện nay thông qua các thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, các nguyên nhân tai nạn thực tế. - Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Giới thiệu mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu sẽ thực hiện. Trình bày về quy trình nghiên cứu, cách thức thu thập dữ liệu và các công cụ nghiên cứu sẽ phục vụ cho chương 4 – phân tích dữ liệu. - Chƣơng 4: Phân tích dữ liệu và thảo luận Phân tích dữ liệu đã thu thập được, nêu lên đặc điểm của mẫu nghiên cứu, thống kê biến định lượng. Đánh giá độ tin cậy của thang đo đã sử dụng. Tiến hành nghiên cứu chính thức, phân tích nhân tố PCA để rút trích dữ liệu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
34=>1