Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế độ tử tuất trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
lượt xem 7
download
Kết cấu của luận văn gồm phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 3 chương: Chương 1 - Một số vấn đề lý luận về chế độ tử tuất và pháp luật về chế độ tử tuất; Chương 2 - Thực trạng pháp luật về chế độ tử tuất và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam; Chương 3 - Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chế độ tử tuất tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế độ tử tuất trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN ĐÌNH NGUYÊN CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN ĐÌNH NGUYÊN CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 2014 Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thanh Huyền Hà Nội – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội. Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Trần Đình Nguyên i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể quý thầy cô trong khoa Luật trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội và đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy các chuyên đề toàn khóa học đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Đặc biệt, tácigiả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thanh Huyền, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo, đóng góp những ý kiến quý báu để tác giả có thể hoàn thành đƣợc luận văn này. Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, góc nhìn với thực tiễn còn chƣa sâu nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè. Xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện Trần Đình Nguyên ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu.................................................................................. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 4 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài ...................................................... 5 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 6 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT ................................................. 7 1.1. Một số vấn đề lý luận về chế độ tử tuất ................................................... 7 1.1.1. Khái niệm chế độ tử tuất ....................................................................... 7 1.1.2. Đặc điểm của chế độ tử tuất ................................................................. 9 1.1.3. Ý nghĩa chế độ tử tuất ......................................................................... 11 1.2. Một số vấn đề lý luận của pháp luật về chế độ tử tuất ............................ 13 1.2.1. Khái niệm pháp luật về chế độ tử tuất................................................. 13 1.2.2. Nguyên tắc áp dụng pháp luật về chế độ tử tuất ................................. 14 1.2.3. Nội dung pháp luật về chế độ tử tuất .................................................. 16 1.3. Pháp luật về chế độ tử tuất của một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam........................................................................... 17 1.3.1. Chế đội tử tuất theo pháp luật Thái Lan ............................................. 18 iii
- 1.3.2. Chế đội tử tuất theo pháp luật Đài loan .............................................. 20 1.3.3. Chế đội tử tuất theo pháp luật Ấn Độ ................................................. 21 1.3.4. Chế độ tử tuất theo pháp luật Trung Quốc.......................................... 22 1.3.5. Những gợi mở cho Việt Nam ............................................................... 23 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................. 25 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM ...................................................................... 26 2.1. Thực trạng các quy định về chế độ tử tuất trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 ..................................................................................................... 26 2.1.1. Thực trạng quy định chế độ tử tuất trong loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc ....................................................................................................... 26 2.1.2. Thực trạng quy định chế độ tử tuất trong loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện...................................................................................................... 37 2.2. Thực tiễn thực hiện chế độ tử tuất ......................................................... 41 2.2.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về chế độ tử tuất trong loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc .................................................................................... 41 2.2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về chế độ tử tuất trong loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện .................................................................................. 48 2.3. Đánh giá pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về chế độ tử tuất ...... 49 2.3.1. Những kết quả đã đạt được ................................................................. 49 2.3.2. Hạn chế, bất cập còn tồn tại và nguyên nhân ..................................... 55 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................. 64 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT TẠI VIỆT NAM ....................................................................... 65 3.1. Những yêu cầu đặt ra cần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tử tuất ................................................................................................ 65 iv
- 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ tử tuất ............... 66 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chế độ tử tuất ........................................................................................................... 69 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................. 74 KẾT LUẬN ................................................................................................. 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 76 v
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp NSDLĐ: Ngƣời sử dụng lao động NLĐ: Ngƣời lao động vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Tình hình giải quyết chế độ tử tuất qua các năm 43 Bảng 2.2: Tổng hợp thu chi quỹ hƣu trí và tử tuất trong 44 BHXH bắt buộc qua các năm 2015 – 2019 Bảng 2.3: Tổng hợp thu chi quỹ hƣu trí và tử tuất trong 48 BHXH tự nguyện qua các năm 2015 – 2019 vii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Bảo hiểm xã hội (BHXH) là hệ thống an sinh xã hội đƣợc tất cả các quốc gia công nhận là một trong những quyền cơ bản của con ngƣời. Hơn thế nữa, BHXH ra đời cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cũng chính là sự đảm bảo vững chắc cho những ngƣời yếu thế trong xã hội. Chính BHXH đang đem lại ý nghĩa to lớn trong quá trình giúp đỡ nhữngangƣời yếu thế này vƣợt qua khó khăn trong cuộc sống, góp phần ổn định và xây dựng nền kinh tế - thị trƣờng. Theo Từ điển Bách khoa toàn thƣ: BHXH làasự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở mộtiquỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH có sự bảo hộ củaanhà nƣớc theo pháp luật nhằm đảo bảo an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp nhần đảm bảo an toàn xã hội [30]. Khái niệm trên thểahiện rõ mục đích phi thƣơng mại và có sự bảo hộ của Nhà nƣớc thông qua quáatrình đóng góp và quản lý quỹ BHXH. Thực hiện tốt chính sách BHXH khônganhững góp phần đảm bảoiđời sống cho ngƣời tham gia mà còn gópiphần hỗ trợ, ổn định đời sống đối với những đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng một cách gián tiếp. Chếađộ tử tuất trong hệ thống BHXH đang thực hiệnanhiệm vụ này bằng việc hỗatrợ một phần chi phí mai táng, trợ cấp cho nhữngathân nhân của ngƣời tham giaaBHXH mà khi còn sống, họ phải có trách nhiệm, nghĩa vụ chăm sóc, nuôiidƣỡng. Việc quy định chế độ tử tuất nằm trong cácichế độ của BHXH chính đangaphát huy những mặt tích cực, đảm bảo an sinh xãahội. Theo số liệu báo cáo củaiBHXH Việt Nam, kết quả Hội nghị sơ kết 5a 1
- năm thực hiệnaNghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cƣờnga lãnh đạo của Đảng đối với công táciBHXH, BHYT giai đoạn 2012 -2020, có bình quân 21,048 ngƣời/năm hƣởngatrợ cấp tuấn hàng tháng, 26,788 hƣởng trợ cấp tuất một lần [7]. LuậtaBHXH năm 2014 tiếp tục dành 8 Điều (từ Điều 66 đếnaĐiều 71, Điều 80 và Điều 81) để quy định về chế độ tử tuất, luật này đã tiếp thu, sửa đổi những hạn chế, bất cập trong LuậtaBHXH 2006 và ở tại thời điểm này, khi Luật BHXH 2014ađang có hiệu lực thì pháp luật về chế độ tử tuất đang bƣớc đầu thể hiện đƣợc sự phù hợp, đáp ứng đƣợc nhữnga yêuacầu đặt ra trong tình hình kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, trong sự phát triển của đời sống xã hội thì pháp luật hiện hành sẽ không tránh khỏi đƣợc những bất cập, một số quy định, gây nhiều sự khó khăn trong quá trình thực hiên hoạt độngaquản lý nhà nƣớc cũng nhƣ đảm bảo chế độ cho ngƣời đủ điều kiện đƣợc hƣởng. Từ những diễn biến nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Chế độ tử tuất trong LuậtaBảo hiểm xã hộianăm 2014” có ý nghĩa và thực tiễn rất lớn, đƣa ra cái nhìn rõ hơn về các lý luận cũng nhƣ thực tiễn về chế độ tử tuất, góp phần đóng góp cho kinh tế - xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu Chế độ tử tuấtaluôn là một trong những chế độ quan trọng trongaLuật BHXH của bất kỳaquốc gia nào, là một nội dung gắn liền với hệathống BHXH, tuy nhiên đâyachỉ là một trong các chế độ của BHXH nên chƣaađƣợc các nhà nghiên cứuachú ý nhiều và nghiên cứu một cách toànadiện. Một số công trình liênaquan đến đề tài nhƣ: Chuyên đề nghiênacứu khoa học “Nghiên cứu và khảo sát chế độ tử tuất trên địa bàn thành phố Hà Nội – thực trạng, kiến nghị” của tác giả Chu Văn Tùy đƣợc sự đánh giáabởi Hội đồng của BHXH Việt Nam, tuy nhiên mứcađộ nghiên cứu của đề tài đến thời điểm nàyađã cũ và không cònaphù hợp tại thời điểm này. 2
- Chế độ tử tuất đƣợcanghiên cứu nhƣ là một thành tốanằm trong hệ thống các chế độ BHXH nhƣ: - Cuốn sách “Pháp luật an sinhaxã hội – những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Tiến sĩaNguyễn HiềniPhƣơng; - Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về bảo hiển xã hộiabắt buộc và thực tiễn thực hiệnatrên địa bànitỉnh Phú Thọ” của tác giả Phạm Lan Hƣơng; - Luận văn thạc sĩ “Pháp luâtavề Bảo hiểm xã hội tự nguyện – thựcatrạng và giải pháp” của tác giả Dƣơng Thảo Phƣơng; - Luận văn thạc sĩ “Phápaluật về bảo hiểm xã hội ở nƣớc ta hiện nay” của thạc sĩ Nguyễn Thị Hà; Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát trên cho thấy, ở nƣớc ta đã cóanhiều công trình nghiên cứu, các luậnaán, luận văn và các bài viết nghiên cứuamột phần về chế độ tửatuất gắn liền với BHXH cũng nhƣ đã làm rõ các nội dung cơ bản của chế độ tử tuất nhƣngachủ yếu tập trung nghiên cứu về kháianiệm, đặc điểm, chínhasách áp dụng và các hoạt động vềachế độ tử tuất. Tuy nhiên, nhữngicơ chế về việc thi hành pháp luật chế độ tử tuất chƣa thực sự đầyiđủ, chƣa rõaràng. Vì thế đòi hỏi cần phải có những công trìnhanghiên cứu bổ sung, khắc phục nhằm hoàn thiện hệ thống thi hành phápiluật về chế độ tử tuất. Bên cạnh đó, các công trìnhitrên chƣa nghiên cứu sâu nội dungacơ bản của chế độitử tuất, đã chỉ ra thực trạng và giảiipháp cho việc hoàn thiện pháp luậtivề chế độ tử tuất nhƣngichƣa phân tích về thực trạng thi hành pháp luật của chế độ này. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Chế độitử tuất trong Luật Bảo hiểm xãihội năm 2014” là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Việc luậnivăn đi sâu vào nghiên cứu một cách toàn diệnivề chế độ tử tuất là một trong số các chế độ thuộc hệ thống pháp luậtiBHXH Việt Nam, đánh giáinhững ƣu điểm, hạn chế về quy định pháp luật vềachế độ tử tuất và việc thực thi chế độ này trong thực tế, từ đó đƣa ra các đề xuất nhằm hoàn 3
- thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về chế độ tử tuất là cần thiết và không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào trƣớc đây. 3. Mục tiêu nghiênacứua Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chế độ tử tuất và pháp luật về chế độ tử tuất, sự điều chỉnh của pháp luật về chế độ tử tuất ở một số quốc gia, đề xuất bài học phù hợp với Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng về chế độ tử tuất và thực tiễn thực hiện, trên cơ sở đó luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chế độ tử tuất trong Luật BHXH. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a Đối tƣợng nghiên cứu. Luận văn tập trung nghiên cứu quy định pháp luật về chế độ tử tuất trong hai loại hình BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và tình hình thực hiện pháp luật của chế độ tử tuất hiện nay. Để thuận lợi trong việc sử dụng thuật ngữ nên cả ngƣời tham gia BHXH bắt buộc và ngƣời tham gia BHXH tự nguyện, trong luận văn này đƣợc tác giả thống nhất gọi chung là “ngƣời lao động”. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: phạm vi nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận của pháp luật về chế độ tử tuất và thực trạng quy định về chế độ tử tuất trong Luật BHXH năm 2014 cũng nhƣ thực trạng thực hiện pháp luật về chế độ tử tuất ở Việt Nam. Về thời gian: phạm vi nghiên cứu của luận văn đề cập từ thời điểm Luật BHXH 2014 có hiệu lực thi hành. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở phƣơng pháp nghiên cứu lý luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lenin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về 4
- Nhà nƣớc và pháp luật đặc biệt là về chính sách an sinh xã hội trong đó có chế độ tử tuất làm cơ sở để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Luận văn áp dụng các phƣơng pháp so sánh, đối chiếu trên cơ sở đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề an sinh xã hội, quy định của pháp luật quốc tế trong công ƣớc, khuyến nghị của tổ chức lao động quốc tế ILO và pháp luật về BHXH của một số nƣớc trên thế giới để làm rõ quy định pháp luật về chế độ tử tuất. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp – so sánh, kết hợp với lý luận và thực tiễn nhằm phân tích những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, tồn tại khi thực thi pháp luật về chế độ tử tuất tại Việt Nam. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá về các quy định của pháp luật hiện hành về chế độ tử tuất trong luật BHXH năm 2014, luận văn sẽ chỉ ra những khó khăn, vƣớng mắc, còn tồn tại và đƣa ra một số kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung những điểm chƣa hợp lý, góp phần hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về chế độ tử tuất trong BHXH. Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn với những đóng góp mới chủ yếu sau đây: - Luận văn phân tích, đánh giá một cách tƣơng đối đầy đủ thực trạng pháp luật về chế độ tử tuất, đƣa ra những đánh giá, những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực thi pháp luật tại Việt Nam. - Luật văn đƣa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật về chế độ tử tuất nhằm hoàn thiện các quy định trong BHXH để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật tại Việt Nam, tạo cơ sở vững chắc trong việc đảm bảo thu nhập, tạo lòng tin và nâng cao chất lƣợng đời sống của NLĐ. - Luận văn đặt ra một số yêu cầu về vấn đề mở rộng độ bao phủ của BHXH, hiện đại hóa công tác quản lý của cơ quan BHXH trên việc phân 5
- tích, đánh giá toàn diện trong thực tiễn áp dụng pháp luật về chế độ tử tuất, nhằm đƣa pháp luật BHXH nói chung và chế độ tử tuất đi gần hơn vào cuộc sống. - Luận văn có giá trị nhƣ một tài liệu tham khảo về vấn đề chế độ tử tuất ở Việt Nam. Luận văn cũng đƣa ra cái nhìn bao quát về việc thi hành pháp luật về chế độ tử tuất tại Việt Nam, giúp các cơ quan quản lý từ trung ƣơng đến địa phƣơng có thể xem xét nghiên cứu này để ngày càng hoàn thiện chính sách và quy định về chế độ tử tuất. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, luận văn đƣợc kết cấu làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về chế độ tử tuất và pháp luật về chế độ tử tuất Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về chế độ tử tuất và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chế độ tử tuất tại Việt Nam 6
- CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT 1.1. Một số vấn đề lý luận về chế độ tử tuất 1.1.1. Khái niệm chế độ tử tuất Thuật ngữ tử tuất Các quốc gia trên thế giới khi phát triển kinh tế đều gặp phải các thách thức và khó khăn nhất định, trong đó gồm có các vấn đề về tài chính, lạm phát, thâm hụt ngân sách, cho đến thực trạng thất nghiệp, nhu cầu giải quyết chế độ chính sách cho ngƣời dân. Trong xã hội, con ngƣời là trung tâm của mọi sự phát triển xã hội, vừa là đối tƣợng trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội, vừa là đối tƣợng tiêu dùng. Con ngƣời có nhiều nhu cầu khác nhau và tùy thuộc vào khả năng tài chính của mỗi ngƣời mà đạt đƣợc nhu cầu nhất định. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống cũng nhƣ quá trình sản xuất sẽ xuất hiện những trƣờng hợp khiến con ngƣời sẽ có thể gặp phải nhiều rủi ro nhƣ ốm đau, tai nạn, bệnh tật, dịch bệnh, mất việc làm, mất khả năng lao động, giá cả, bị chết… Để vƣợt qua những khó khăn tác động đến bản thân, gia đình con ngƣời cần có sự đùm bọc, chia sẻ từ xã hội. Trong quy luật phát triển của mỗi ngƣời, trải qua các gia đoạn sinh, lão, bệnh, tử là điều không thể tránh khỏi thì còn có nhiều yếu tố bên ngoài tác động. Vì vậy, cuộc đời mỗi ngƣời không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, màu da, điều kiện kinh tế cuối cùng đều phải đối mặt với cái chết. Có thể nói cuộc đời mỗi ngƣời ngắn hay dài, và rủi ro xảy đến với mỗi ngƣời có thể vào bất kỳ giao đoạn nào và với mỗi hoàn cảnh thì rủi ro đó lại có những tác động khác nhau đến những ngƣời thân của họ. Tƣơng thân tƣơng ái, giúp đỡ nhau trong những thời điểm hoạn nạn, khó khăn đã trở thành phong tục truyền thống mà dân tộc ta có đƣợc từ ngàn đời. Theo từ điển Tiếng việt, “tử” nghĩa là chết, “tuất” nghĩa rủ lòng thƣơng mà cầu cứu [27]. Tử tuất mang hàm ý hỗ trợ, cứu giúp gia đình, ngƣời thân 7
- của ngƣời đã chết. Việc giúp đỡ gia đình của ngƣời đã chết thể hiện qua việc hỗ trợ tổ chức ma chay, hỗ trợ thân nhân của ngƣời chết khi họ mất một phần thu nhập trong gia đình là việc làm hết sức cần thiết để có thể giúp họ ổn định trong giai đoạn đầu khi khó khăn mới xảy ra. Hoạt động này không chỉ bó hẹp trong phong tục, hƣơng ƣớc làng xã mà còn đƣợc pháp luật hóa nhằm tạo điều kiện cho sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng xã hội. Có thể hiểu khái quát rằng, “tử tuất” chính là một phần của chính sách an sinh xã hội mà mỗi quốc gia đều thể chế hóa thành quy định pháp luật nhằm tạo nên những quy định chung mang tinh thần chia sẻ của mọi ngƣời và kết nối giữ những ngƣời cùng sống trong cộng đồng, xã hội, thể hiện tinh thần và trách nhiệm đối với thành viên trong xã hội mình. Khái niệm về chế độ tử tuất Với sự pháp triển của nền kinh tế, khi tham gia vào thì trƣờng lao động thì NLĐ luôn mong muốn công sức mà họ bỏ ra là xứng đáng, tiền công họ nhận đƣợc là tƣơng ứng với sức lao động mà họ bỏ ra. Có thể thấy khi những NLĐ gặp phải những rủi ro dẫn đến nguồn thu nhập bị giảm, bị mất khiến đờì sống khó khăn, bản thân họ mong muốn có đƣợc cơ chế giúp đỡ họ và thân nhân của mình vƣợt qua những khó khăn đó. Trong quan hệ xã hội, những NLĐ, ngƣời thụ hƣởng chính sách BHXH khi tham gia vào thị trƣờng lao động không những là lao động để nuôi sống bản thân mà còn là nguồn lao động chính nuôi sống những thân nhân trong gia đình của họ. Vấn đề xảy ra khi NLĐ, ngƣời tham gia thụ hƣởng chính sách BHXH đó khi chết, nghĩa vụ nuôi dƣỡng ngƣời thân của họ vẫn còn nhƣng việc thực hiện trách nhiệm đó bị dừng lại, điều đó sẽ dẫn đến một trở ngại lớn trong việc ổn định lại cuộc sống cho thân nhân của họ, đặc biệt là đối với những đố tƣợng không có khả năng nuôi sống bản thân. Luật BHXH 2014 quy định rất chặt chẽ về khái niệm thân nhân nhƣ sau: “Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha 8
- đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của ngƣời tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dƣỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình” [34 Điều 3, khoản 6]. Khi NLĐ chết gia đình sẽ nhận khoản trợ cấp nhằm bảo đảm và ổn định cuộc sống khi họ không còn tồn tại. BHXH với bản chất là bảo hiểm cho thu nhập của NLĐ trong trƣờng hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động nên cũng sẽ có trách nhiệm trợ giúp cho thân nhân của NLĐ – những đối tƣợng đƣợc hƣởng từ thu nhập của NLĐ tham gia bảo hiểm khi còn sống. Ngay từ trong Bộ luật Hồng Đức năm 1483 đã có quy định buộc nhà nƣớc cung cấp lƣơng thực, nơi ở và thuốc men cho ngƣời bệnh tật, nghèo khó hay tật nguyền, cô nhi, quả phụ không nơi nƣơng tựa. Luật trừng phạt quan chức không thi hành nghĩa vụ đã đƣợc quy định rất rõ ràng [40]. Theo quan điểm cá nhân có thể kết luận: chế độ tử tuất là một trong các chế độ BHXH bao gồm mai táng phí và trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hàng tháng nhằm hỗ trợ hoặc thay thế một phần thu nhập bị mất cho thân nhân khi NLĐ, ngƣời đang đƣợc hƣởng chế độ BHXH chết theo quy đinh của pháp luật về BHXH. 1.1.2. Đặc điểm của chế độ tử tuất Chế độ tử tuất là hình thức bảo đảm có tính xã hội cao và mang những đặc điểm cơ bản nhƣ sau: Thứ nhất, chế độ tử tuất được áp dụng trong trường hợp người tham gia BHXH chết. Chế độ tử tuất là chế độ bảo hiểm nhằm mục đích mang lại lợi ích NLĐ, kể cả khi họ không còn sống. Theo một cách dễ hiểu, khi đã tham gia vào chế độ bảo hiểm tử tuất, NLĐ đƣợc bảo vệ trực tiếp quyền lợi của bảo thân và gia đình họ thông qua việc bảo đảm thu nhập cho đến cả sau khi chết. Khi còn trong thời gian làm việc, NLĐ đƣợc bảo đảm khi bị ốm đau, lao động 9
- nữ đƣợc trợ cấp thai sản khi sinh con; ngƣời bị tai nạn lao động đƣợc trợ cấp tai nạn lao động; khi đến tuổi kết thúc thời gian lao động thì đƣợc hƣởng tiền hƣu trí, khi chết thì đƣợc tiền chôn cất và gia đình đƣợc hƣởng trợ cấp tuất … Đây là đặc trƣng riêng của chế độ tử tuất khác biệt hẳn so với các chế độ BHXH khác trong hệ thống BHXH. Thứ hai, đối tượng thụ hưởng chế độ tử tuất không những là đối tượng tham gia BHXH mà còn là thân nhân của người tham gia BHXH. Trong các loại hình chế độ BHXH, tất cả các chế độ khác đều hƣớng đến đối tƣợng thụ hƣởng là ngƣời trực tiếp tham gia BHXH (NLĐ), còn chế độ tử tuất lại có sự phân biệt giữa ngƣời tham gia và ngƣời thụ hƣởng chế độ. Đối tƣợng đƣợc bảo hiểm là thu nhập của NLĐ và khi phát sinh rủi ro dẫn đến bảo hiểm thì gia đình NLĐ có quyền đƣợc hƣởng các khoản bù đắp khi NLĐ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đóng bảo hiểm và đáp ứng những điều kiện do luật định. Sự kiện làm căn cứ phát sinh chế độ tử tuất là do rủi ro dẫn đến cái chết của ngƣời tham gia BHXH. Vì những sự kiện và rủi ro này mà NLĐ và những ngƣời thân của họ đƣợc họ chu cấp bịihao hụt hoặc mất nguồn thu nhập. Vì vậy, những ngƣời phụ thuộc một phần (hoặc hoàn toàn) vào thu nhập của NLĐ cầniphải có khoản thu nhập khác bù vào để ổn định cuộc sống và sựibù đắp này chính là đƣợc thông qua qua các trợ cấp tiền tuất. Tuy nhiên, để đảm bảo sự công bằng, tất yếu rằng trợ cấp tiền tuất đƣợc chi trả đúngingƣời cần nó, phải có cáciđiều kiện làm phát sinh quyền lợi đối với bên thụihƣởng chế độ. Đây làiđặc thù riêng biệt rất lớn của chế độ tử tuất soivới các chế độ khác trong hệ thốngiBHXH. Chính vì vậy, chế độ tử tuấticó thể đƣợc xem là chế độ “dành cho ngƣời còn sống”, chế độ bảo hiểm gián tiếp mà những ngƣời nhận đƣợc không nhấtithiết phải là đối tƣợng tham giaibảo hiểm. Mỗiiquốc gia có nhữngiquy định riêng về điều kiện đƣợcinhận trợ cấp tuất đối với thân nhân NLĐichết tùy thuộc vào điều kiện kinh tếi- xã hội của quốc gia 10
- đó. Tuyinhiên mọi quy định về chế độitử tuất đều đƣợc xây dựng dựaitrên các tiêu chí đánh giá sự tổnithất của gia đình khi NLĐ chết đi và mứciđộ phụ thuộc của từng thân nhân vàoiNLĐ khi họ còn sống. Thứ ba, quỹ tử tuất được nhà nước thống nhất quản lý và hạch toán độc lập. Sự đóng góp của các bên tham gia chế độ tử tuất, baoigồm NLĐ, NSDLĐ và nhà nƣớc là nguồn hìnhithành cơ bản của quỹ BHXH nói chung, trong đó có quỹ hƣu trí, tử tuất. Trong cơ cấu của quỹ BHXH có nhiều bộ phận cấu thành và quỹ tử tuất là một quỹ thành phần có yêu cầu sử dụng và chế độ hƣởng khác biệt, do đó việc sử dụng quỹ tử tuất phải đúng mục đích. Đồng thời, quỹ tử tuất cũng đƣợc lập theo mô hình quỹ tồn tích cộng đồng nên việc hạch toán của quỹ đƣợc hạch toán hàng năm và báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý. Về mặt tài chính, quỹ tử tuất là một dạng quỹ tài chính độc lập tự thu, tự chi nằm trong tổng thể quỹ BHXH và độc lập với ngân sách Nhà nƣớc, có sự kiểm tra, giám sát của đại diện các bên tham gia: NLĐ, NSDLĐ và Nhà nƣớc. Thứ tư, hoạt độngicủa chế độ tử tuấtinhằm mục đích phi lợi nhuận. Có thể thấyiđối với các hình thức bảo hiểmitrong thực tế hoạt động vớiimục đích mang lại lợi nhuậnicho nhà đầu tƣ, tuy nhiên sự tồn tạiicủa chế độ tử tuất và hệ thống BHXH lạiinhằm mục tiêu xã hội. Trên thựcitế, chức năng này đƣợc thể hiện thôngiqua tổ chức quản lý BHXH, đây là tổichức dịch vụ công do Nhàinƣớc thành lập và hoạt động nhằm phục vụ mục đích kinh doanh, không mang lại lợi ích choicá nhân khi thực hiện hoạt động đóivà mục tiêu cuối cùngilà nhằm phục vụ sự nghiệpiBHXH nói chung. 1.1.3. Ý nghĩaichế độ tử tuất Thứ nhất, đối với gia đình NLĐ. Chế độ tử tuấtithay thế hoặc bù đắp một phần thu nhậpicủa NLĐ tham gia bảo hiểmidành cho chính ngƣời thân của họ khi họichết. Đây là ý nghĩa hết sức quan trọng vàigóp phần mang lại ý nghĩa toilớn của chế độ tử tuất. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 236 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn