Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Khai thác chung dòng sông Mê Kông” - Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và các nước liên quan
lượt xem 7
download
Qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề về khai thác chung dòng sông Mê Kông, lấy đó làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp tác khai thác chung dòng sông Mê Kông trong giai đoạn hiện nay. Luận văn có mục đích nâng cao nhận thức và hiểu biết sâu hơn về cơ chế hợp tác khai thác chung dòng sông Mê Kông, làm rõ các cơ sở pháp lý, sự tác động ảnh hưởng cũng như đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn cơ chế khai thác chung sông Mê Kông giữa các quốc gia liên quan với Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Khai thác chung dòng sông Mê Kông” - Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và các nước liên quan
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT -----*----- NGUYỄN ĐƢ́C LICH ̣ “KHAI THÁC CHUNG DÒNG SÔNG MÊ KÔNG” VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ CÁC NƢỚC LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2013
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN ĐƢ́C LICH ̣ “KHAI THÁC CHUNG DÒNG SÔNG MÊ KÔNG” VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ CÁC NƢỚC LIÊN QUAN Chuyên ngành : Luật Quố c tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa hoc̣ : TS. Nguyễn Lan Nguyên Hà Nội – 2013
- MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU Chƣơng 1. NHƢ̃ NG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC CHUNG DÒNG SÔNG MÊ KÔNG 5 1.1. Các quan niệm về khai thác chung 5 1.2. Cơ sở pháp lý đảm bảo cơ chế khai thác chung dòng sông Mê Kông 8 1.2.1. Điề u ước quố c tế phổ cấ p toàn cầ u 8 1.2.2. Điề u ước quố c tế khu vực 13 1.2.3. Điề u ước quố c tế lưu vực 14 Chƣơng 2. THƢ̣C TRẠNG KHAI THÁC CHUNG DÒNG SÔNG MÊ KÔNG GIƢ̃ A CÁC QUỐC GIA TRONG LƢU VƢ̣C 39 2.1. Pháp luật một số nước hạ lưu vực sông Mê Kông 39 2.1.1. Pháp luật của Lào 39 2.1.2. Pháp luật của Campuchia 40 2.1.3. Pháp luật của Thái Lan 40 2.1.4. Pháp luật của Việt Nam 41 2.2. Thực tiễn khai thác chung dòng sông Mê Kông giữa các quố c gia trong lưu vực 49
- 2.2.1. Cơ sở khoa học của hoạt động khai thác chung dòng sông Mê Kông 49 2.2.2. Quá trình hơ ̣p tác khai thác chung dòng sông Mê Kông 54 2.2.3. Đánh giá tác đô ̣ng đố i với Viê ̣t Nam 66 Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM XÂY DƢ̣NG VÀ GIẢI PHÁP HOÀ N THIỆN CƠ CHẾ HỢP TÁC KHAI THÁC CHUNG DÒ NG SÔNG MÊ KÔNG 76 3.1. Nguyên tắ c, mục tiêu xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp tác khai thác chung dòng sông Mê Kông 76 3.1.1. Nguyên tắ c xây dựng và hoàn thiê ̣n cơ chế hơ ̣p tác khai thác chung dòng sông Mê Kông 76 3.1.2. Mục tiêu xây dự ng và hoàn thiê ̣n cơ chế hơ ̣p tác khai thác chung dòng sông Mê Kông 78 3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế h ợp tác khai thác chung dòng sông Mê Kông 80 3.2.1. Thông qua khuôn khổ pháp lý 80 3.2.2. Thông qua hoa ̣t đô ̣ng ngoa ̣i giao 86 3.2.3. Thông qua hơ ̣p tác kinh tế 87 3.2.4. Thông qua vai trò của các tổ chức quố c tế 90 KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC 102
- DANH MỤC CÁC CHƢ̃ VIẾT TẮT ACMECS : Hợp tác Kinh tế Ayeyawadi - Chao Phraya - Mekong ADB : Ngân hàng Phát triể n Châu Á ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BDP : Quy hoạch Phát triển Lưu vực CLMV : Hợp tác bốn nước Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam CLV : Tam giác phát triển CNMC : Uỷ ban sông Mê Công Campuchia ECAFE : Hô ̣i đồ ng Kinh tế về Châu Á và Trung Đông EIA : Đánh giá tác động môi trường ESCAP : Hô ̣i đồ ng Kinh tế – Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương GMS : Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng IRN : Tổ chức ma ̣ng lưới Sông ngòi Thế giới LMI : Cơ chế hơ ̣p tác sáng kiế n các nước ha ̣ nguồ n Mê Kông MPCC : Tiểu ban Mê Công về Biến đổi khí hậu MRC : Uỷ hội sông Mê Công quốc tế MRCS : Ban thư ký Uỷ hội sông Mê Công quốc tế NGO : Tổ chức phi chính phủ NMC : Uỷ ban sông Mê Công quốc gia NMCS : Ban thư ký Uỷ ban sông Mê Công quốc gia PDIES : Thủ tục Trao đổi và chia sẻ thông tin và dữ liệu PMFM : Thủ tục Duy trì Dòng chảy trên Dòng chính
- PNPCA : Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thoả thuận PWQ : Thủ tục Chất lượng nước PWUM : Thủ tục Giám sát sử dụng nước RBC : Uỷ ban Lưu vực sông RBO : Tổ chức Lưu vực sông TNMC : Uỷ ban sông Mê Công Thái Lan USD : Đô la Mỹ VNMC : Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam WB : Ngân hàng thế giới WCD : Ủy ban thế giới về Đập
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỔ Số hiệu, Tên Sơ đồ Trang Sơ đồ Sơ đồ 1 Tổ chức Ủy hô ̣i sông Mê Kông quố c tế (MRC) 30
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lưu vực sông Mê Kông trải dài qua lãnh thổ 6 nước là Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Nguồ n nước sông Mê Kông là tài nguyên vô cùng quý giá của các quố c gia lưu vực nói chung và cư dân số ng quanh lưu vực nói riêng . Trong nhiề u thâ ̣p kỷ qua các quố c gia đã tiế n hành khai thác tài nguyên này mô ̣t cách tự do đă ̣c biê ̣t là các quố c gia thươ ̣ng nguồ n và gây ra những tác đô ̣ng xấ u đế n môi trường của lưu vực. Theo Tiến sĩ C.Hart Schaaf, cựu ủy viên Ủy ban sông Mê Kông quố c tế , "...Đây là người khổng lồ đang ngủ, chứa trong lòng một khối tiềm năng to tát về thủy điện, về dẫn thủy nhập điền cũng như khả năng phòng lụt, một nguồn năng lượng bị bỏ quên...”[73]. Chính vì lẽ đó mà hiện nay, có hai vấn đề chính gây mâu thuẫn giữa các bên là việc xây dựng các con đập hay việc phá hủy những chỗ chảy xiết của đoạn sông Mê Kông. Một loạt các đập thủy điê ̣n đã được xây dựng trên các nhánh của dòng sông này, đáng kể nhất là đập tại Mạn Loan (1.500MW), Đại Triều Sơn (1.350MW), Cảnh Hồng (1.350KW), Nọa Trác Độ và đặc biệt đập Tiểu Loan (4.200MW) tại Trung Quố c mới hoàn thành cao nhất thế giới tới 292 m với sức chứa tương đương toàn bộ các hồ chứa của vùng Đông Nam Á cộng lại và khoảng hơn một chục đập khác đang được thi công và nghiên cứu để triể n khai xây dựng trong thời gian tới ở tỉnh Vân Nam – Trung Quố c [31]. Các nước Lào , Thái Lan và Campuchia cũng đang có kế hoạch xây dựng các đập ngăn nước nhưng hiện đang bị người dân và các quốc gia khác phản đối... Mặc dù hiện nay vẫn chưa có con số thống kê đầy đủ về tác hại sẽ có tác động như thế nào đến các nước hạ nguồn sông Mê Kông, đă ̣c biê ̣t là Việt Nam. Trong mối tương quan về khai thác và sử dụng nguồn lợi trên sông Mê Kông, đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi về khai thác chung tài
- nguyên nước dòng sông Mê Kông , tác động đối với Việt Nam và kiế n nghị các giải pháp hoàn thiê ̣n cơ chế hơ ̣p tác khai thác chung giữa các quốc gia lưu vực sông Mê Kông . Bởi lẽ hiện nay , việc khai thác chung dòng sông Mê Kông đang đặt ra nhiều vấn đề mà các quố c gia phải ngồi lại với nhau bàn bạc, thống nhất để khai thác có hiệu quả nhất nguồn nước mà dòng sông mang lại. Và đặc biệt hơn , Việt Nam là quốc gia nằm ở cuối sông Mê Kông . Do vậy, việc khai thác tự do của các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông sẽ tác động tiêu cực và gây hậu quả không lường về dòng chảy, môi trường sinh thái… Chính vì lẽ đó mà tác giả đã mạnh dạn chọn “Khai thác chung dòng sông Mê Kông” Vấ n đề đặt ra đố i với Viê ̣t Nam và các nước liên quan là đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề sông Mê Kông nhưng chủ yế u các bài viế t , đề tài nghiên cứu ho ặc sách chuyên khảo đều xem xét dưới khiá ca ̣nh kinh tế , môi trường và hợp tác quốc tế như: Nguyễn Trầ n Quế – Kiề u Văn Trung : Sông và tiểu vùng Mê K ông – Tiề m năng và hợp tác phát triển quố c tế – NXB Khoa học Xã hội 2001; Maria Serena I.Diokno and Nguyen Van Chinh: The MeKong arranged & rearranged (Cấu trúc và tái cấu trúc khu vực sông Mê Kông) – NXB Mekong Press 2006; Nguyễn Thị Hồng Nhung: Vai trò của chính quyền địa phương trong hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng – NXB Khoa học Xã hội 2011; Nguyễn Thị Hoàn: Thực trạng, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong hợp tác phát triển vùng sông Mê Kông – Hội thảo Đại học Kinh tế Quốc Dân; Nguyễn Công Trọng: Sông Mê Kông – những tiềm năng kinh tế: Qua nghiên cứu của Uỷ ban điều phối hạ lưu sông Mê Kông (1957-1972) – Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam 2008. Ngoài ra còn có một luận án, luận văn cũng nghiên cứu về vấn đề nguồn nước nhưng ở mức chung theo pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế như: Đinh Công Tuấn: Pháp luật bảo vệ nguồn nước ở Việt Nam, thực trạng – phương hướng hoàn thiện – Luận án tiến sĩ
- (LA.GVLA 000525); Nguyễn Hải Hà An: Quy chế pháp lý về Ủy ban bảo vệ môi trường nước theo các lưu vực sông - Luận văn Thạc sĩ 2010; Tiêu Thị Hà: Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam – Luận văn Thạc sĩ 2010; Đỗ Thị Ngọc Bích : Luật Tài nguyên nước – thực trạng và phương hướng hoàn thiê ̣n – Luâ ̣n văn Tha ̣c si ̃ 2010… Các công trình khoa học trên đều đi sâu vào phân tích làm rõ lý luận và thực tiễn về pháp luật bảo vệ nguồn nước quốc tế nói chung. Tuy nhiên, chưa có công triǹ h nào nghiên cứu sâu về cơ s ở pháp lý cũng như thực tiễn của hoạt động hợp tác khai thác chung dòng sông Mê Kông giữa các nước và đánh giá tác động của việc khai thác chung đó đối với Việt Nam. 3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cƣ́u 3.1. Mục đích nghiên cứu Qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề về khai thác chung dòng sông Mê Kông, lấy đó làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế hơ ̣p tác khai thác chung dòng sông Mê Kông trong giai đoạn hiện nay. Luận văn có mục đích nâng cao nhâ ̣n thức và hiể u biế t sâu hơn về cơ chế hơ ̣p tác khai thác chung dòng sông Mê Kông, làm rõ các cơ sở pháp lý , sự tác động ảnh hưởng cũng như đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn cơ chế khai thác chung sông Mê Kông giữa các quốc gia liên quan với Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên luận văn cần làm rõ các nhiệm vụ sau đây: - Làm rõ cơ sở pháp lý về khai thác chung dòng sông Mê Kông. - Nghiên cứu pháp luâ ̣t của mô ̣t số nước liên quan về viê ̣c khai thác chung sông Mê Kông và thực tiễn hoa ̣t đô ̣ng khai thác chung đó . Đồng thời đánh giá những tác động và ảnh hưởng của viê ̣c khai thác chung đố i với Viê ̣t Nam.
- - Kiế n nghi ̣ các giải pháp hoàn thiện cơ chế khai thác chung dòng sông Mê Kông giữa các quốc gia với Viê ̣t Nam. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Hơ ̣p tác khai thác chung dòng sông Mê Kông đươ ̣c diễn ra trên các liñ h vực khác nhau như : hơ ̣p tác khai thác tài nguyên thiên nhiên , hơ ̣p tác giao thông, hơ ̣p tác thương ma ̣i và du lich ̣ , hơ ̣p tác năng lươ ̣ng… nhưng Luận văn này tập trung nghiên cứu về khai thác c hung tài nguyên nước dòng sông Mê Kông trên cơ sở pháp lý mà các quố c gia đã ký kế t . Đồng thời đánh giá thực trạng, sự tác động của hoạt động khai thác chung và những ảnh hưởng đến Việt Nam. Luận văn đề xuất các kiến nghi va ̣ ̀ giải pháp hoà n thiê ̣n cơ chế hơ ̣p tác khai thác chung dòng sông Mê Kông giữa các quốc gia với Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u Viê ̣c nghiên cứu , đánh giá các vấ n đề trong luâ ̣n văn dựa trên cơ sở phương pháp luâ ̣n của Chủ nghiã duy vâ ̣t biê ̣n chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Ngoài ra, tác giả còn kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tić h , tổ ng hơ ̣p , so sánh , điề u tra , khảo sát ...kế t hơ ̣p giữa lý luâ ̣n với thực tiễn. 6. Kết cấu của luâ ̣n văn Ngoài phần mở đầu , kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn bao gồm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề pháp lý tổng quan về khai thác chung dòng sông Mê Kông. Chương 2: Thực tra ̣ng khai thác chung dòng sông Mê Kông giữa các quố c gia trong lưu vực
- Chương 3: Quan điể m xây dựng và giải pháp hoàn thiê ̣n cơ chế hơ ̣p tác khai thác chung dòng sông Mê Kông.
- Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC CHUNG DÒNG SÔNG MÊ KÔNG 1.1. Các quan niệm về khai thác chung Thông thường, khái niệm khai thác chung được hiểu là hoạt động có thể diễn ra ở vùng đất liền, các sông quốc tế, lưu vực sông quốc tế và ở các vùng biển khơi. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, hoạt động này thường được tiến hành phổ biến hơn tại các vùng biển vì lý do là các đường ranh giới phân định biển chưa được xác định. Trong khi đó khai thác chung các sông quốc tế, lưu vực sông quốc tế được tiến hành dựa vào sự tự nguyện hay thỏa thuận vì các con sông đó nằm ở quốc gia nào thì quốc gia đó có quyền khai thác. Do đó, mô hình khai thác chung sông quốc tế, lưu vực sông quốc tế vẫn chưa có nhiều trên thực tiễn. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất, đầy đủ về khai thác chung. Về mặt thuật ngữ, trong các tài liệu, văn bản pháp lý hiện nay sử dụng từ tiếng Anh là “Joint development”, dịch sang tiếng Việt là “hợp tác phát triển”, “phát triển chung” hoặc “khai thác chung”. Cũng có nhiều nhà khoa học cũng đưa ra các định nghĩa khác nhau về khai thác chung. Theo tiến sĩ William Onorato: “Khai thác chung là một cơ chế mà theo qua đó toàn bộ vấn đề tranh chấp biên giới được gác sang một bên để tạo bầu không khí hợp tác về chính trị ngay từ ban đầu xung quanh việc khai thác” [11]. Theo nghiên cứu của Trung tâm Đông Tây (Hawaii – Hoa Kỳ), các luật gia đã đưa ra khẳng định: “Khai thác chung thường được sử dụng như một thuật ngữ chung, bao gồm các hoạt động từ việc hợp nhất hóa các tài nguyên có trong khu vực đến việc đơn phương khai thác tài nguyên có chung ở ngoài đường ranh giới quy định và các hình thức đa dạng nằm giữa hai dạng này” [11]. Theo tiến sĩ luật học Robin R. Churchil – Khoa Luật, Trường Đại học xứ
- Wales (Anh) lại cho rằng: “Khai thác chung được coi như là một khu vực tại đó hai hoặc nhiều quốc gia có, theo luật quốc tế, các quyền chủ quyền về thăm dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên của khu vực đó và khai thác dưới một dạng chung nào đó hoặc một sự dàn xếp chung” [11]. Theo Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra định nghĩa về khai thác chung trong lĩnh vực biển theo các tiếp cận khác nhau như sau [11]: - Với tính chất là một hành vi pháp lý: “Khai thác chung là cách ứng xử của hai hay nhiều quốc gia, trong bối cảnh đang tranh chấp phân định ranh giới chủ quyền quốc gia trên biển hoặc tuy không có tranh chấp hay có tranh chấp đã được giải quyết nhưng thấy cần thiết có sự hợp tác, cùng nhau khai thác, quản lý các nguồn tài nguyên ở một vùng biển nhất định, dựa trên cơ sở bình đẳng và chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan”. - Với tính chất là một quan hệ pháp luật: “Khai thác chung là quan hệ giữa hai hay nhiều quốc gia (hoặc các tổ chức kinh tế được Nhà nước cho phép, ủy quyền), trên cơ sở thỏa thuận thống nhất các vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan đến phân định ranh giới chủ quyền quốc gia trên biển, trong việc thiết lập và duy trì trong một thời gian nhất định cơ chế hợp tác cùng khai thác, quản lý các nguồn tài nguyên ở một vùng biển nhất định, dựa trên cơ sở bình đẳng và chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan…”. - Với tính chất là một chế định pháp luật: “Chế định khai thác chung là tổng hợp các quy định pháp lý luật quốc tế và quốc gia về các vấn đề liên quan đến cơ chế hợp tác giữa hai hay nhiều quốc gia (hoặc các tổ chức kinh tế được Nhà nước cho phép, ủy quyền) cùng khai thác, quản lý các nguồn tài nguyên ở một vùng biển nhất định, dựa trên cơ sở bình đẳng và chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan”.
- Khai thác chung có vai trò rất quan trọng bởi cơ chế này sẽ làm mền hóa những xung đột, căng thẳng giữa các quốc gia hữu quan. Giải pháp này có thể tạm thời gác lại hoặc hạn chế tranh chấp có thể kéo dài ảnh hưởng đến quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước, hạn chế tình trạng căng thẳng có dẫn đến hoạt động chạy đua vũ trang hoặc xung đột vũ trang. Mặt khác, khai thác chung là giải pháp tạm thời, không ảnh hưởng đến việc phân định cuối cùng, nên cũng có thể đáp ứng được nhu cầu khai thác tài nguyên phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Đối với những khu vực đang tồn tại tranh chấp, các quốc gia không thể đơn phương tiến hành khai thác, nó sẽ làm cho tình trạng tranh chấp trở nên xấu đi. Thỏa thuận khai thác chung sẽ tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc về việc khai thác, phân chia lợi nhuận, giải quyết tranh chấp về lợi ích kinh tế nên việc phân định sau này sẽ dễ dàng hơn. Như vậy có thể nói rằng, khai thác chung góp phần vào việc giải quyết các tranh chấp về sử dụng nguồn nước sông quốc tế. Là một quốc gia nằm cuối hạ lưu vực sông Mê Kông, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những vấn đề như việc khai thác của các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng rất lớn đế môi trường sinh thái, dòng chảy, lượng nước tưới tiêu cho nông nghiệp…Vì vậy , nghiên cứu một cách khoa học, có hệ thống về khai thác chung dòng sông Mê Kông giữ a các quố c gia với Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, vừa góp phần giải quyết mối quan hệ hài hòa về lợi ích chung xuất phát từ việc khai thác chung nguồ n nước sông Mê Kông với các quốc gia có sông Mê Kông chảy qua, vừa bảo vệ được môi trường phía cuối hạ nguồn sông Mê Kông để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồ ng bằng sông Cửu Long và các vùng khác có nhánh sông Mê Kông chảy qua.
- 1.2. Cơ sở pháp lý đảm bảo cơ chế khai thác chung dòng sông Mê Kông 1.2.1. Điều ƣớc quố c tế phổ cấ p toàn cầ u Từ đầ u thể kỷ XX , Hô ̣i nghi lầ ̣ n thứ hai của Hô ̣i quố c liên về thông tin và quá cảnh đã thông qua Công ước 1923 về phát triể n thủy điê ̣n có thể có những tác đô ̣ng đế n hai hay nhiề u quố c gia nhằ m ta ̣o điề u kiê ̣n thúc đẩ y sự hơ ̣p tác trong liñ h vực năng lươ ̣ng thủy điê ̣n giữa các quố c gia . Công ước trên là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên trong lĩnh vực sử dụng nguồn nước quố c tế vào mu ̣c đích phi giao thông nhưng Công ước chưa có hiê ̣u lực do không có đủ số quố c gia phê chuẩ n . Đóng góp quan tro ̣ng nhấ t của Công ước này là việc hình thành một số nguyên tắc về hợp tác giữa các quốc gia liên quan, trong đó quan tro ̣ng nhấ t là nghiã vu ̣ trao đổ i thông tin và nghiã vu ̣ thương lươ ̣ng giữa các quố c gia có liên quan khi các công trình thủy điê ̣n mà các quốc gia thành viên tiến hành có thể gây ra những tác động bất lợi cho các quố c gia khác . Các nguyên tắc trên đã góp phần hình thành những nguyên tắc và quy phạm cơ bản đầu tiên trong lĩnh vực luật về sử dụng các nguồn nước quố c tế . Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về sử dụng nguồn nước là nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý các dòng sông quốc tế. Quy tắc Helsinki 1966 của Hội Luật quốc tế được coi là văn bản quốc tế đầ u tiên quy định về viê ̣c sử du ̣ng các nguồ n nước quố c tế với nguyên tắ c : “Mỗi quốc gia lưu vực trong phạm vi lãnh thổ của mình có quyền được chia sẻ công bằng và hợp lý trong viê ̣c sử dụng hữu ích tài nguyên nước của một lưu vực sông quố c tế ” (Điề u 4). Quy tắc Helsinki 1966 tuy chỉ là mô ̣t văn bản của mô ̣t tổ chức quố c tế phi chin ́ h phủ nhưng nó thực sự đánh dấ u mô ̣t c ái mốc quan trọng trong quá trình phát triển của luật về sử dụng các nguồn nước quốc tế vào các mục đích
- phi giao thông. Ý nghĩa quan trọng của Quy tắc Helsinki 1966 đươ ̣c thể hiê ̣n ở một số điểm sau: Thứ nhấ t, Quy tắ c là mô ̣t văn bản đầ u tiên tâ ̣p hơ ̣p những tâ ̣p quán quố c tế đươ ̣c công nhâ ̣n rô ̣ng raĩ trong thực tiễn điề u ước và thực tiễn quố c gia , và qua đó đã góp phầ n quan tro ̣ng cho viê ̣c pháp điể n hóa luâ ̣t về sử du ̣ng các nguồ n nước quố c tế . Thứ hai , Những nguyên tắ c như chia sẻ công bằ ng nước của lưu vực sông quố c tế , nghĩa vụ bảo vệ môi trường nước và nghĩa vụ trao đổi thông tin…đươ ̣c quy đinh ̣ trong Quy tắ c đã góp phầ n to lớn cho sự phát triể n tiế n bô ̣ luật về sử dụng các nguồn nước quốc tế. Thứ ba, Quy tắ c đã đưa ra mô ̣t khái niê ̣m rấ t mới mẻ trong liñ h vực luâ ̣t về sử du ̣ng các nguồ n nước đươ ̣c chia sẻ giữa hai hay nhiề u quố c gia : Khái niê ̣m lưu vực sông quố c tế . Khái niệm này là một xuất phát điểm quan trọng cho viê ̣c quản lý tổ ng hơ ̣p nguồ n nước của mô ̣t lưu vực sông quố c tế và đồ ng thời cũng là mô ̣t giải pháp hiê ̣u quả duy nhấ t mà chắ c chắ n là các quố c gia ven lưu vực sông phải lựa chọn. Sau khi ra đời, nhiề u quy đinh ̣ trong Quy tắc Helsinki 1966 đã đươ ̣c các quố c gia ven nguồ n nước quố c tế áp du ̣ng rô ̣ng raĩ và đươ ̣c đưa vào nhiề u điề u ước về sử du ̣ng nước ở nhiề u khu vực khác nhau trên thế giới . Nhiề u điề u ước quố c tế song phương và khu vực đã đươ ̣c hiǹ h thành trên cơ sở của các quy định trong Quy tắc này . Điể n hiǹ h là Tuyên bố chung về nguyên tắ c sử du ̣ng nước ở ha ̣ lưu vực sông Mê Kông 1975 (gọi tắt là Tuyên bố chung 1975) của bố n nước ha ̣ lưu sông Mê Kông đã gầ n như phản ánh toàn bô ̣ những nguyên tắ c cơ bản trong Quy tắc Helsinki 1966. Vào năm 1997, Công ước của Liên hơ ̣p quố c về Luâ ̣t sử du ̣ng các nguồ n nước quố c tế vào các mu ̣c đích phi giao thông , mô ̣t điề u ước phổ câ ̣p toàn cầu với nội dung khá toàn diện trong lĩnh vực sử dụng nguồn nước quốc
- tế (gọi tắt là Công ước 1997). Công ước gồ m 37 điề u, 1 Phụ lục về Trọng tài và Tuyên bố về cách hiểu một số điều trong Công ước. Mô ̣t trong những đóng góp quan trọng của Công ước cho việc phát triển luật về sử dụng nguồn nước quố c tế là Công ước đã đưa ra đươ ̣c khái niê ̣m “nguồ n nước quố c tế ” tương đố i toàn diê ̣n , đươ ̣c các quố c gia công nhâ ̣n rô ̣n g raĩ . Khái niệm nguồn nước đươ ̣c đinh ̣ nghiã trong Công ước là mô ̣t hê ̣ thố ng các nguồ n nước mă ̣t và nước ngầ m ta ̣o thành mô ̣t thể thố ng nhấ t qua những mố i quan hê ̣ với nhau về vâ ̣t chấ t và thông thường chảy vào mô ̣t điể m cuố i cùng . Mô ̣t nguồ n nước đươ ̣c gọi là một nguồn nước quốc tế khi các phần của nguồn nước đó nằm trên lãnh thổ của hai hay nhiề u quố c gia. Công ước cũng đã đưa ra các nguyên tắ c cu ̣ thể như nguyên tắ c sử du ̣ng công bằ ng và hơ ̣ p lý nguồ n nước quố c tế (Điề u 5); nghĩa vụ không gây hại đáng kể (Điề u 7); nghĩa vụ trao đổi thông tin và tham khảo liên quan đến những tác đô ̣ng qua biên giới quố c gia (Điề u 11 và Điều 17); nghĩa vụ bảo vệ môi trường nguồ n nước (Điề u 20,21,22 và Điều 23). Những nguyên tắ c và quy pha ̣m cơ bản nói trên đã đươ ̣c ghi nhâ ̣n rô ̣ng raĩ trong các điề u ước song phương, điề u ước khu vực và các văn bản ghi nhớ liên quan đế n hơ ̣p tác khai thác chung dòng sông Mê Kông giữ các quố c gia trong lưu vực. Công ước 1997 đã đưa ra các nguyên tắ c và quy pha ̣m mới buô ̣c các quố c gia có nguồ n nước quố c tế chảy qua phải tuân thủ chă ̣t che:̃ - Ghi nhâ ̣n nghiã vu ̣ của các quố c gia thành viên phải tiế n hành những biê ̣n pháp cầ n thiế t để đa ̣t đươ ̣c viê ̣c sử du ̣ng nguồ n nước quố c tế mô ̣t cách tố i ưu và bề n vững (Điề u 5). Đây là mô ̣t nguyên tắ c cực kỳ cầ n thiế t cho viê ̣c quản lý nguồn nước quốc tế một cách hợp lý; - Đưa ra các yế u tố để xác đinh ̣ thế nào là sử du ̣ng hơ ̣p lý và công bằ ng nguồ n nước quố c tế (Điề u 6);
- - Khẳ ng đinh ̣ nghiã vu ̣ hơ ̣p tác chung giữa các quố c gia ven nguồ n nước để giải quyế t những vấ n đề nảy sinh trong quá triǹ h s ử dụng, phát triển, bảo tồn các nguồn nước quốc tế (Điề u 8); - Xác định rõ ràng nghĩa vụ trao đổi tư liệu và thông tin trên cơ sở thường xuyên là nghiã vu ̣ rấ t cầ n thiế t cho viê ̣c sử du ̣ng và phát triể n bề n vững nguồ n nước quốc tế (Điề u 9); - Tạo ra một cơ chế trao đổi thông tin , tư liê ̣u, trao đổ i và thương lươ ̣ng giữa các quố c gia liên quan đế n viê ̣c thực hiê ̣n các dự án và các biê ̣n pháp đươ ̣c hoa ̣ch đinh ̣ có thể gây ra những tác đô ̣ng bấ t lơ ̣ i cho các quố c gia ven nguồ n nước khác (Điề u 11,12,13,14,15,16,17,18 và Điều 19); - Đưa ra nghiã vu ̣ bảo vê ̣ môi trường mô ̣t cách toàn diê ̣n trong đó không chỉ bao gồ m nghiã vu ̣ bảo vê ̣ môi trường nước và còn bảo vê ̣ hê ̣ sinh thái của cả nguồn nước và môi trường bên ngoài nguồn nước (Điề u 20, Điề u 22 và Điều 23); - Xác định nghĩa vụ hợp tác để ngăn chặn và giải quyết hậu quả của những trường hơ ̣p khẩ n cấ p (Điề u 27 và Điều 28). Những nguyên tắ c và quy phạm mới nói trên là những phát triển rất quan tro ̣ng của luâ ̣t về sử du ̣ng các nguồ n nước quố c tế , đồ ng thời là những quy pha ̣m điề u chin ̉ h các quố c gia trong hơ ̣p tác khai thác chung nguồ n nước sông quố c tế . Bên ca ̣nh đó , Công ước 1997 còn có những điểm hạn chế nhấ t đinh ̣ : Thứ nhấ t , trong khi có ưu điể m là đã nêu bâ ̣t đươ ̣c khía ca ̣nh ngăn chă ̣n những tác đô ̣ng bấ t lơ ̣i ở mức đô ̣ đáng kể qua biên giới quố c gia , nghĩa vụ không gây hại nêu tr ong Điề u 7 của Công ước cũng giảm nhẹ trách nhiệm của những quốc gia gây hại đối với các quốc gia bị gây hại . Dường như trách nhiê ̣m của quố c gia gây ha ̣i chỉ nảy sinh trong trường hơ ̣p
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 313 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 216 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 173 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 238 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 114 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 115 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 113 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 82 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 157 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 66 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn