intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

44
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận những nội dung cơ bản của chế định xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của BLHS 2015, nghiên cứu thực tiễn áp dụng để xác định một số bất cập, qua đó đề ra những giải pháp hoàn thiện quy định về vấn đề này trong thời gian tới góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh và phòng chống tội phạm ở nước ta hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRỊNH THỊ HẠNH XÓA ÁN TÍCH ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI BỊ KẾT ÁN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội, 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRỊNH THỊ HẠNH XÓA ÁN TÍCH ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI BỊ KẾT ÁN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 8380101.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH LÊ VĂN CẢM Hà Nội, 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi được GS.TSKH Lê Văn Cảm hướng dẫn thực hiện. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Đồng thời tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học của luận văn này. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin trân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Trịnh Thị Hạnh i
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... vi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu ..........................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn..............................................3 3.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................4 5. Các phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................4 6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn ......................................................5 7. Dự kiến kết quả .....................................................................................................5 Chƣơng 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÓA ÁN TÍCH ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI BỊ KẾT ÁN....................................................................................7 1.1. Khái niệm, nội hàm của án tích và xóa án tích..............................................7 1.1.1. Án tích ..............................................................................................................7 1.1.2. Xóa án tích.....................................................................................................15 1.2. Quan niệm về ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án và chính sách pháp luật hình sự của nhà nƣớc ta đối với ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án....................................21 1.2.1. Quan niệm về ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án ...............................................21 1.2.2. Chính sách pháp luật của Nhà nƣớc ta đối với ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án ..............................................................................................................................28 ii
  5. 1.3. Khái niệm, điều kiện, thủ tục và ý nghĩa của xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án ..............................................................................................30 1.3.1. Khái niệm xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án ....................30 1.3.2. Điều kiện để ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án đƣợc xóa án tích ...................32 1.3.3. Thủ tục xóa án tích.......................................................................................33 1.3.4. Ý nghĩa của xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án .................35 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .......................................................................................38 Chƣơng 2. CÁC QUY PHẠM VỀ XÓA ÁN TÍCH ĐỐI VỚI ............................39 NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI BỊ KẾT ÁN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ...........................................................................................39 2.1. Khái quát lịch sử luật hình sự quy định về xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án trƣớc pháp điển hóa lần thứ 3 (năm 2015) .............................39 2.1.1. Giai đoạn trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 ......................39 2.1.2. Giai đoạn thi hành Bộ luật hình sự năm 1985 .........................................41 2.1.3. Giai đoạn thi hành Bộ luật hình sự năm 1999 .........................................43 2.2. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án .......................................................................................................46 2.2.1. Các trƣờng hợp đƣợc coi là không có án tích ...........................................46 2.2.2. Đƣơng nhiên đƣợc xóa án tích ...................................................................52 2.2.3. Xóa án tích trong trƣờng hợp đặc biệt .......................................................61 2.2.4. Cách tính thời hạn xóa án tích ...................................................................63 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .......................................................................................68 CHƢƠNG 3.THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ XÓA ÁN TÍCH.... ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI BỊ KẾT ÁN, NHỮNG VƢỚNG MẮC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ............................................................................................69 3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án....................................................................................................................69 iii
  6. 3.1.1. Đánh giá khái quát về việc xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án ..............................................................................................................................69 3.1.2. Những vƣớng mắc trong quá trình áp dụng các quy định về xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án ......................................................................74 3.2. Những kiến nghị để đảm bảo thi hành, hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án ..............83 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .......................................................................................88 KẾT LUẬN ..............................................................................................................89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................90 iv
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Cụm từ viết tắt Cụ từ đầy đủ 1 BLHS: Bộ luật hình sự 2 BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự 3 LLTP: Lý lịch tư pháp 4 TAND: Tòa án nhân dân 5 TNHS: Trách nhiệm hình sự 6 VKSND Viện kiểm sát nhân dân 7 TTLT-BTP-TANDTC – Thông tư liên tịch-Bộ tư VKSNDTC-BCA-BQP: pháp-Tòa án nhân dân tối cao-Viện kiểm sát nhân dân tối cao-Bộ công an- Bộ quốc phòng v
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Bảng thống kê số vụ án, số bị cáo và số bị cáo tái phạm, tái phạm nguy hiểm là ngƣời dƣới 18 tuổi đã bị xét xử trong giai đoạn 5 năm (từ năm 2014 đến năm 2018)................................................................................................70 Bảng 3.2. Bảng thống kê tổng số ngƣời ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án đƣợc Toà án cấp giấy chứng nhận xoá án tích và quyết định xóa án tích trong giai đoạn 4 năm (từ năm 2014 đến năm 2018) .....................................................................71 vi
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thanh thiếu niên là thế hệ tương lai của đất nước, là lớp người kế thừa sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, có vai trò xung kích trong các cuộc cách mạng của dân tộc ta. Mặc dù đã từng mắc sai lầm dẫn đến phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình, nhưng sau khi thi hành án xongcần cho họ cơ hội làm lại cuộc đời, xóa đi cảm giác mặc cảm, bởi quá khứ tội lỗi của mình và tránh sự kỳ thị của người khác, dễ dàng hòa nhập với cộng đồng. Việc xóa án tích đối với người dưới 18 tuổicòn mang tính phòng ngừa tội phạm cao, bởi lẽ xóa án tích đã góp phần động viên người bị kết án tích cực cải tạo, học tập, lao động và ngăn ngừa họ phạm tội mới để nhanh chóng trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội. Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi là một phần trong chế định xóa án tích được quy định trong Luật hình sự Việt Nam. Xóa án tích là một trong những quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người bị kết án, bởi trong một số trường hợp nếu người phạm tội đã bị kết án, thuộc trường hợp có án tích nhưng chưa được xóa là một trong những cơ sở để định tội, để xem xét các trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm – là những tình tiết định khung hình phạt trong một số tội phạm hoặc là tình tiết tăng nặng TNHS được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS). Do đó việc nghiên cứu các vấn đề về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi là rất cần thiết. Qua 3 lần pháp điển hóa, BLHS 2015 trên cơ sở kế thừa và phát triển BLHS 1985 và BLHS 1999 đã sửa đổi cơbản chế định xóa án tích cho người bị kết án theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người bị kết án tái hòa nhập cộng đồng, ổn định để làm ăn, sinh sống. Đồng thời BLHS 2015 cũng đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng liên quan đến quy định về xoá án tích đối với người dưới 18 tuổi. Hiện nay cũng chưa có nhiều văn bản quy phạm pháp 1
  10. luật hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, dẫn đến khó tránh khỏi trường hợp về cùng nội dung mà có những nhận thức khác nhau. Do đó, nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để tiếp tục hoàn thiện BLHS hiện hành và giải quyết những vướng mắc của thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự là việc rất cần thiết, không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa cả về thực tiễn trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Vì tất cả những lý do đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Xóa án tích đối với ngƣời dƣới 18 tuổi bị kết án theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015” để nghiên cứu thực hiện luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Về xóa án tích, đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu sau: Về giáo trình, sách chuyên ngành: “Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung)”, sách chuyên khảo sau đại học của tác giả Lê Cảm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; “Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2018; “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 Phần thứ nhất – Những quy định chung” của tác giả Đinh Văn Quế, Nxb Thông tin và truyền thông, 2017;“Từ điển Luật học năm 1999”, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. Về luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ gồm có: “Chế định xóa án tích theo luật hình sự Việt Nam” của Nguyễn Quang Long, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật Đại học quốc gia, 2013; “Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam” của Nguyễn Cao Cương, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2015. Tài liệu nghiên cứu là các bài viết đăng trên tạp chí: “Bất cập trong áp dụng các quy định về xóa án tích và xác nhận trong lý lịch tư pháp”, Nguyễn Văn Đồng, tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 5/2017; “Hoàn thiện các quy định về xóa án tích đối với người bị kết án trong Bộ luật hình sự năm 2015”, 2
  11. Phan Thị Phương Hiền, tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 1/2017; “Hoàn thiện các quy định về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án trong Bộ luật hình sự năm 2015”, Phan Thị Phương Hiền, đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật… Tuy nhiên đối với đối tượng đặc biệt là người dưới 18 tuổi thì đây có thể nói là công trình nghiên cứu đầu tiên có sự đầu tư đi sâu vào từng quy định của pháp luật để đánh giá, phân tích, chỉ ra những vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện các quy định về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận những nội dung cơ bản của chế định xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của BLHS 2015, nghiên cứu thực tiễn áp dụng để xác định một số bất cập, qua đó đề ra những giải pháp hoàn thiện quy định về vấn đề này trong thời gian tới góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh và phòng chống tội phạm ở nước ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Các nội dung nghiên cứu đảm bảo theo sát các mục tiêu đã đề ra bao gồm: 1) Nêu khái niệm và đặc điểm cơ bản về án tích, xóa án tích chung và đối với người dưới 18 tuổi bị kết án riêng; 2) Nêu các quy phạm của pháp luật hình sự Việt Nam về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án, chỉ ra những điểm tương đồng hoặc được sửa đổi, bổ sung để lý giải, phân tích các quy định của BLHS hiện hành về vấn đề đang nghiên cứu. 3) Phân tích, đánh giá những vấn đề vướng mắc của quy định về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi, đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện hơn nữa quy định của pháp luật. 3
  12. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu, luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của luật hình sự Việt Nam, cụ thể là về: khái niệm xóa án tích, các trường hợp đương nhiên được xóa án tích, các trường hợp được coi là không có án tích, thủ tục xóa án tích…đối với chủ thể đặc biệt là người dưới 18 tuổi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi nghiên cứu, mặc dù chế định xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi được quy định tại một điều luật riêng nhưng việc tìm hiểu các quy định về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án phải đặt trong mối quan hệ với các quy định xóa án tích khác của Phần thứ nhất BLHS 2015. Ngoài đối tượng nghiên cứu ở trên, luận văn còn đề cập đến một số quy phạm của luật tố tụng hình sự, luật thi hành án hình sự nhằm giải quyết nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu. Đồng thời nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi dựa trên số liệu thống kê của cả nước trong phạm vi 3 năm gần đây; trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện pháp luật và khắc phục những bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật. Luận văn nghiên cứu về chế định xóa án tích đối với đối tượng cụ thể là người dưới 18 tuổi, số lượng vụ án có án tích tại các địa bàn cụ thể là không nhiều. Do đó, luận văn sẽ nghiên cứu những vấn đề thực tiễn thi hành quy định này dựa trên số liệu của cả nước để có cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề cần nghiên cứu. 5. Các phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu của Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Luận văn sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu cụ thể, tổng hợp, phân 4
  13. tích, so sánh, thống kê, logic, kết hợp với các phương pháp khác như tổng kết thực tiễn, chuyên gia, điều tra xã hội học. 6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn Xóa án tích được đề cập lần đầu tiên và chính thức trong BLHS 1985 và dần được hoàn thiện ở BLHS 1999 và hiện tại là BLHS 2015. Hiện nay có một số tác giả đã và đang nghiên cứu về chế định xóa án tích theo quy định của Luật hình sự Việt Nam, nhưng đều chỉ là nghiên cứu chung và chưa có công trình, tác phẩm nào đi sâu vào nghiên cứu chi tiết các quy định về xóa án tích đối với chủ thể đặc biệt là người dưới 18 tuổi. Đây là công trình đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sỹ nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về vấn đề xóa án tích đối với đối tượng đặc biệt là người dưới 18 tuổi. Những kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng sau: Về mặt lý luận: Luận văn là chương trình nghiên cứu đề cập riêng đến những quy định của pháp luật hiện hành về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi với những đóng góp về mặt khoa học đã nêu trên. Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần vào việc xác định đúng đắn nội dung cơ bản của việc áp dụng các quy định của pháp luật về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi, có ý nghĩa to lớn đối người bị kết án, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh và phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, luận văn còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, học tập tại cơ sở nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành luật ở nước ta. 7. Dự kiến kết quả Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Một số vấn đề chung về án tích và xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án 5
  14. Chƣơng 2: Các quy phạm về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam Chƣơng 3: Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án, những vướng mắc và một số kiến nghị 6
  15. Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÓA ÁN TÍCH ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI BỊ KẾT ÁN 1.1. Khái niệm, nội hàm của án tích và xóa án tích 1.1.1. Án tích Năm 1985, BLHS đầu tiên của nước ta ra đời trên cơ sở của nền kinh tế bao cấp và thực tiễn của tình hình tội phạm thời kỳ đó. BLHS năm 1985 với ý nghĩa là nguồn duy nhất trong đó quy định tội phạm và hình phạt. Vấn đề xóa án tích cũng chính thức được quy định trong văn bản pháp lý này, với tên gọi “xóa án”, “can án”, bản chất tương tự như vấn đề án tích, xóa án tích mà luận văn đang nghiên cứu. Tiếp theo đó ở các lần pháp điển hóa sau (BLHS năm 1999, BLHS năm 2015), xóa án tích cũng được kế thừa và có nhiều sự thay đổi. Để hiểu về xóa án tích, trước tiên phải nghiên cứu từ khái niệm, đặc điểm của chế định án tích. Tuy nhiên chưa có một văn bản pháp lý nào quy định cụ thể về án tích. Do đó, khái niệm án tích và nội hàm của nó chưa được hiểu một cách thống nhất. Theo từ điển luật học, án tích là “đặc điểm xấu (hậu quả) về nhân thân của người đã bị kết án và áp dụng hình phạt được ghi và lưu lại trong lí lịch tư pháp trong thời gian luật định” [38, tr.14]. Khi người phạm tội bị kết án về tội danh nào đó trong BLHS và bị Tòa án áp dụng hình phạt, sau khi người đó chấp hành xong hình phạt thì có thể được xóa án tích nếu đủ các điều kiện mà BLHS quy định. Trước khi được xóa án tích mà người bị kết án phạm tội mới có thể bị xác định là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Trong khoa học luật hình sự Việt Nam và trên thế giới hiện nay có một số bài viết có đề cập về vấn đề này như sau:  PGS.TS Phạm Hồng Hải, “Án tích là hậu quả pháp lý của bản án kết 7
  16. tội mà Tòa án tuyên đối với người phạm tội” [15, tr.276]. Quan điểm này đã chỉ ra được án tích là hậu quả pháp lý bất lợi chỉ áp dụng cho người phạm tội thông qua bản án kết tội của Tòa án. Điểm bất lợi đó thể hiện ở chỗ nó sẽ được coi là một điều kiện để đánh giá mức độ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đó là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Quan điểm này còn nhiều chỗ chưa phù hợp là trong thực tế không phải mỗi bản án kết tội của Tòa án đều làm phát sinh án tích, ví dụ như trường hợp người bị kết án là người từ đủ 18 tuổi trở lên bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng; người được miễn hình phạt; người bị kết án là người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý; người bị áp dụng biện pháp tư pháp...không làm phát sinh án tích.  TS. Nguyễn Thị Lan lại cho rằng: “Án tích là một dấu ấn, cho thấy người có án tích đã từng bị kết án vì đã phạm tội” [20, tr.12-13]. Quan điểm này đã chỉ ra được rằng chỉ có những người phạm tội mà đã bị Tòa án kết án, thì mới có án tích. Tuy nhiên, quan điểm này cũng có những điểm chưa thật sự hợp lý. Đó là việc dùng thuật ngữ "dấu ấn" để chỉ hậu quả pháp lý của người bị kết án phải gánh chịu là chưa phù hợp, thiếu chuẩn xác, nó chưa đánh giá đúng bản chất pháp lý của án tích cũng như tính nghiêm khắc của hình phạt. Và mặt khác, cũng giống như quan điểm của PGS.TS Phạm Hồng Hải thì dùng thuật ngữ “người bị kết án” làm căn cứ là không chính xác, vì có nhiều trường hợp bị kết án nhưng không bị áp dụng hình phạt thì cũng không bị coi là có án tích.  TS. Nguyễn Tuyết Mai coi án tích là một trong những hậu quả pháp lý của việc bị kết án, gắn với người bị kết án [10, tr. 367]. Quan điểm này có nhiều nét tương đồng với quan điểm nêu trên, chưa phản ánh đúng bản chất 8
  17. của án tích. Cần được hiểu án tích là hậu quả pháp lý phát sinh đối với người bị kết án, nhưng người đó phải chịu hình phạt, khi chấp hành xong hình phạt đó và có đủ các điều kiện thì được xóa án tích. Khi nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS năm 1985, thông qua các tài liệu như Bản kết luận điều tra; Bản cáo trạng và Bản án của Toà án, nhận thấy các văn bản này thường sử dụng cụm từ “tiền án” thay cho cách hiểu đó là bản án kết tội trước đó chưa được xoá án (án tích), việc sử dụng cụm từ “tiền án” thay cho việc xác định người đó chưa được xóa án tích như vậy chưa phản ánh đúng bản chất pháp lý của án tích trong pháp luật hình sự.  GS.TSKH Lê Cảm: Án tích là hậu quả pháp lý của việc người bị kết án bị áp dụng hình phạt theo bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án và là giai đoạn cuối cùng của việc thực hiện TNHS, được thể hiện trong việc người bị kết án mặc dù đã chấp hành xong bản án (bao gồm hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của Toà án) nhưng vẫn chưa hết án [4,tr. 829].  NCS. Nguyễn Quang Long cho rằng: Án tích là tình trạng pháp lý cụ thể của người bị kết án với loại hình phạt tương ứng, kèm theo một số hậu quả bất lợi cho người đó trong một thời hạn nhất định, bắt đầu từ khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật cho đến khi hết án tích hoặc xóa án tích [19, tr.35].  ThS. Nguyễn Cao Cường có quan điểm: Án tích là sự kiện pháp lý hình sự phát sinh khi người phạm tội bị kết án, phải chịu hình phạt theo quyết định của bản án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án đó phải gánh chịu án tích trong khoảng thời gian nhất định kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật khi án tích đóđược xoá bỏ theo quy định của pháp luật [6, tr.15]. Về cơ bản, ba quan điểm của GS.TSKH Lê Văn Cảm, NCS. Nguyễn Quang Long và ThS. Nguyễn Cao Cường đều phản ánh đầy đủ bản chất của án tích. 9
  18. Trong khoa học luật hình sự Liên Xô cũ và Liên Bang Nga cũng có một số quan điểm về án tích như sau:  Theo quy định của BLHS Liên Bang Nga 1986: Người bị kết án về một tội phạm bị coi là người có án kể từ ngày bản án kết tội có hiệu lực pháp luật cho đến khi được xóa án. Theo quy định của Bộ luật này, án tích được tính trong trường hợp tái phạm và khi quyết định hình phạt (Điều 87 BLHS Liên bang Nga năm 1996).  GS.TSKH luật Tkatrevxki Iu.M: “Án tích là hậu quả pháp lý của chủthể xuất hiện do sự kiện người này bị kết án một hình phạt nào đó về tội phạm đã thực hiện và kèm theo các hậu quả pháp lý nhất định đối với chính bản thân người này” [Trích theo 4, tr.827].  GS.TSKH luật Rarôg A.L cho rằng án tích là tình trạng pháp lý đặc biệt của người bị kết án một hình phạt đối với tội đã phạm và tình trạng này được bắt đầu từ khi bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật và tiếp diễn cho đến thời điểm hết hoặc xóa án tích [Trích theo 4, tr.826]. Như vậy, chỉ riêng khái niệm án tích, trong giới nghiên cứu khoa học luật nói chung đã tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu các quan điểm nêu trên, có thể đưa ra định nghĩa khoa học về án tích như sau: Án tích là hậu quả pháp lý bất lợi và là đặc điểm xấu về nhân thân của người phạm tội bị kết án và áp dụng hình phạt theo bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án, buộc người bị kết án đó phảigánh chịu án tích trong khoảng thời gian nhất định kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật cho đến khi hậu quả pháp lý đó được xóa bỏ theo quy định của pháp luật hình sự. Qua khái niệm trên có thể thấy nội hàm của án tích thể hiện như sau: Thứ nhất, án tích là hậu quả pháp lý bất lợi của người bị kết án. Hậu quả pháp lý được hiểu là kết cục tất yếu sẽ dẫn đến mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trong trường hợp vi phạm pháp luật. Khi thực hiện hành vi phạm tội, bị 10
  19. Tòa án xét xử, bị kết tội và áp dụng hình phạt thì mặc dù chấp hành xong hình phạt nhưng người bị kết án vẫn phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi, đó là án tích và bị lưu lại trong lý lịch tư pháp. Người có án tích sẽ bị hạn chế về quyền lợi so với những người không có án tích. Lý luận và thực tiễn cho thấy không phải tất cả người phạm tội nào đã bị kết án đều phải chịu án tích. Theo quy định của BLHS 1985 và BLHS 1999 thì chỉ người nào bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật và phải chịu hình phạt thì mới phát sinh án tích. Như vậy trường hợp người bị kết án nhưng được miễn hình phạt, bị áp dụng các biện pháp tư pháp như:giáodục tại trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 96 BLHS, biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định tại Điều 49 BLHS...thì sẽ không làm phát sinh sự kiện pháp lý về án tích. Có thể thấy chế định này cũng là đặc trưng cơ bản đánh giá mức độ nghiêm khắc của hình phạt so với các biện pháp tư pháp khác. Theo quy định của Điều 69 BLHS 2015 thì người bị kết án do lỗi vô ý về tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng hoặc được miễn hình phạt thì người bị kết ánđược coi là không có án tích, tức là không phát sinh sự kiện pháp lý về án tích. Trong vấn đề trách nhiệm pháp lý, điểm khác biệt giữa việc bị áp dụng chế tài hình sự và các chế tài khác ở chỗ: Nếu như ở các vi phạm pháp luật khác thì người vi phạm sau khi chấp hành xong các chế tài xử lý thì mọi trách nhiệm chấm dứt, còn đối với người vi phạm mà bị áp dụng chế tài hình sự thì sau khi chấp hành xong hình phạt trách nhiệm pháp lý của họ vẫn chưa chấm dứt; đó là họ vẫn bị coi là có án tích trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này sẽ mang lại cho người bị kết án rất nhiều bất lợi. Đây chính là đặc điểm nỗi bật nhất để đánh giá mức độ nghiêm khắc nhất của hình phạt so với các biện pháp tư pháp khác. Vậy sự bất lợi của án tích được thể hiện ở các phương diện sau: - Việc người phạm tội còn mang án tích sẽ phải chịu hậu quả pháp lý 11
  20. hình sự nghiêm khắc hơn, án tích là căn cứ để xác định hành vi của người đó có cấu thành tội phạm hay không hoặc là điều kiện, căn cứ để xác định là tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Nói cách khác án tích sẽ là điều kiện, cơ sở để định tội danh hoặc là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay là tình tiết định khung hình phạt cho hành vi của người phạm tội khi còn mang án tích. Người đang trong thời gian mang án tích (chưa được xóa án tích) nếu phạm tội mới do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý thì sẽ xác định là tái phạm (khoản 1 Điều 53 BLHS) hoặc thuộc hai trường hợp sau thì được xác định là tái phạm nguy hiểm (khoản 2 Điều 53): Trường hợp người bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; trường hợp đã tái phạm và chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý. Dấu hiệu tái phạm, tái phạm nguy hiểm là một trong những căn cứ để xác định các tình tiết định khung hình phạt hoặc là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của hành vi phạm tội mới. Ví dụ: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác(Điều 134) quy định: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:…n)Tái phạm nguy hiểm”; theo quy định này, người nào cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tổn cơ thể dưới 11% nhưng thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì sẽ đủ yếu tố cấu thành tội này và bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ví dụ khác như: Tội trộm cắp tài sản (Điều 173) quy định: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2