intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Áp dụng pháp luật về hợp đồng thử việc từ thực tiễn tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:141

25
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Áp dụng pháp luật về hợp đồng thử việc từ thực tiễn tỉnh Bình Dương" hướng đến mục tiêu là nghiên cứu các quy định của pháp luật về hợp đồng thử việc và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương để thông qua đó tìm ra những bất cập, hạn chế làm chưa phát huy tính hiệu quả của quy định để đề xuất các giải pháp hoàn thiện và góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật từ thực tiễn tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Áp dụng pháp luật về hợp đồng thử việc từ thực tiễn tỉnh Bình Dương

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TÔ THỊ TRÚC LY ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8 38 01 07 UẬN V N THẠ S BÌNH DƢƠNG – 2023
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TÔ THỊ TRÚC LY ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8 38 01 07 UẬN V N THẠ S NGƢỜI HƢỚNG DẪN HO HỌ TS. NGUYỄN THỊ HOA TÂM BÌNH DƢƠNG – 2023
  3. LỜI M ĐO N Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chƣa từng đƣợc công bố hoặc đƣợc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của ngƣời khác đƣợc sử dụng trong luận văn này mà không đƣợc trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chƣa bao giờ đƣợc nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trƣờng đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Bình Dƣơng, ngày … tháng 3 năm 2023 Tác giả luận văn Tô Thị Trúc Ly i
  4. LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, Khoa Đào tạo Sau Đại Học, Quý Thầy, Cô là giảng viên tham gia giảng dạy đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian qua. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hoa Tâm, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn những ngƣời bạn, anh chị cùng chung lớp học Thạc sĩ Luật Kinh tế CH20LK02 đã góp ý, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nỗ lực, cố gắng lĩnh hội các ý kiến góp ý của Quý Thầy, Cô, anh chị, bạn bè cũng nhƣ tham khảo nhiều tài liệu, sách báo. Luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp quý báu của Quý Thầy, Cô và bạn đọc. Bình Dƣơng, ngày … tháng 3 năm 2023 Tác giả luận văn Tô Thị Trúc Ly ii
  5. MỤC LỤC LỜI M ĐO N .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do thực hiện đề tài ..................................................................................... 1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 3 2.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 3 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 6 6. Đóng góp của nghiên cứu ............................................................................... 7 7. Kết cấu luận văn ............................................................................................. 8 hƣơng 1 HÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC ................................................................. 9 1.1. Khái quát về hợp đồng thử việc ................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng thử việc ..................................... 9 1.1.2. Các nguyên tắc áp dụng trong giao kết hợp đồng thử việc ................. 17 iii
  6. 1.1.3. Các yếu tố tác động đến hợp đồng thử việc ........................................ 20 1.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật về hợp đồng thử việc .................... 27 1.2.1. Bảo vệ quyền lợi của người lao động trong hợp đồng thử việc .......... 27 1.2.2. Bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động trong hợp đồng thử việc28 1.3. Khái quát pháp luật về hợp đồng thử việc ................................................. 29 1.3.1. Khái niệm pháp luật về hợp đồng thử việc.......................................... 29 1.3.2. Nội dung pháp luật về hợp đồng thử việc ........................................... 31 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................. 34 hƣơng 2 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG ............................................... 36 2.1. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về hợp đồng thử việc và những hạn chế36 2.1.1. Hợp đồng thử việc ............................................................................... 36 2.1.2. Chấm dứt hợp đồng thử việc ............................................................... 49 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh về hợp đồng thử việc trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng và những bất cập, hạn chế .................................................... 52 2.2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh về hợp đồng thử việc đối với thời gian thử việc trên địa bàn tỉnh Bình Dương và những bất cập, hạn chế52 2.2.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật đối với hợp đồng thử việc trên địa bàn tỉnh Bình Dương và những bất cập, hạn chế ................................... 53 2.2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh về hợp đồng thử việc đối với quy định chấm dứt thời gian thử việc trên địa bàn tỉnh Bình Dương và những bất cập, hạn chế............................................................................................. 54 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................. 63 iv
  7. hƣơng 3 GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC QUA THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƢƠNG .............. 65 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về hợp đồng thử việc .. 65 3.2. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về hợp đồng thử việc .......... 66 3.3. Các giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật điều chỉnh về hợp đồng thử việc tại tỉnh Bình Dƣơng ..................................... 70 3.3.1. Giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về hợp đồng thử việc................................................................................................................. 70 3.3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật điều chỉnh về hợp đồng thử việc ở tỉnh Bình Dương ...................................................... 77 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................. 82 KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. vi PHỤ LỤC ........................................................................................................... xi v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLLĐ Bộ luật Lao động HĐLĐ Hợp đồng lao động NLĐ Ngƣời lao động NSDLĐ Ngƣời sử dụng lao động QHLĐ Quan hệ lao động vi
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Hợp đồng thử việc là công cụ pháp lý quan trọng để xác lập mối quan hệ lao động giữa ngƣời sử dụng lao động (NSDLĐ) và ngƣời lao động (NLĐ) trong quá trình thử việc đó. Hợp đồng ghi nhận những sự thỏa thuận giữa các bên về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thử việc. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn những trƣờng hợp NSDLĐ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của NLĐ để chèn ép NLĐ, những trƣờng hợp vì chƣa hiểu rõ quy định pháp luật đã làm cho quá trình thử việc không thực hiện đúng… Những điều này đã và đang tác động tiêu cực đến việc bảo vệ NLĐ của Nhà nƣớc, tác động không nhỏ vào tâm lý của NLĐ, làm ảnh hƣởng đến sự phát triển thị trƣờng lao động của Việt Nam. Bình Dƣơng là tỉnh phát triển công nghiệp với cơ cấu Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ - Nông, lâm nghiệp, thủy sản tính đến tháng 6 năm 2022 tƣơng ứng 65,29% - 24,20% - 2,31%1. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng là rất lớn. Đặc biệt, dƣới tác động của dịch Covid-19 trong giai đoạn từ cuối năm 2020 đến quý I năm 2022, thị trƣờng lao động của tỉnh Bình Dƣơng đã chịu tác động vô cùng to lớn. Tính đến trƣớc ngày 30/6/2021, trên địa bàn tỉnh có Bình Dƣơng trên 18.000 doanh nghiệp (sử dụng từ 10 lao động trở lên) hoạt động với khoảng 1,2 triệu lao động. Đến tháng 9/2021, dƣới ảnh hƣởng của dịch Covid-19, toàn tỉnh có 3.124 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng số lao động là 256.830 ngƣời, gần 15.000 doanh nghiệp (83%) ngừng hoạt động với 780.000 lao động bị ảnh hƣởng đến việc làm (69% lao động). Đến đầu năm 2022, sau khi trở lại trạng thái bình thƣờng mới, có trên 950.000 lao động trở lại làm việc (đạt tỷ lệ 90,1% so với tháng 5/2021) tại 18.000 đơn vị sử dụng lao động. Nhu cầu tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng là rất lớn. Theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dƣơng đến hết tháng 6/2022, có 2.282 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng khoảng 80.878 lao động. Đồng thời, dự báo thị trƣờng lao 1 Báo cáo số 156/BC-UBND ngày 24/6/2022 của UBND tỉnh Bình Dƣơng Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm và những nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022. 1
  10. động của tỉnh trong 6 tháng cuối năm 2022 tiếp tục có xu hƣớng nhu cầu tuyển dụng lớn hơn nguồn cung lao động, dự kiến cần khoảng 40.000 - 50.000 lao động để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp2. Có thể thấy rằng, số lƣợng lao động giao kết hợp HĐLĐ tại tỉnh Bình Dƣờng là vô cùng lớn, từ đó số lƣợng hợp đồng thử việc đƣợc giao kết và thực hiện cũng tƣơng ứng không nhỏ. Vì vậy, những hạn chế, bất cập trong áp dụng pháp luật về hợp đồng thử việc tại Bình Dƣơng cũng là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 ra đời và có những quy định mới nhất định so với BLLĐ và các văn bản hƣớng dẫn thi hành trƣớc đó. Tuy nhiên, lại chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này một cách đầy đủ để đánh giá tính hiệu quả và phù hợp thực tiễn của các quy định về hợp đồng thử việc trong các quy định mới này. Cho nên, để phát huy tính hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ và cả NSDLĐ trong quan hệ lao động (QHLĐ) nói chung và trong hợp đồng thử việc tại tỉnh Bình Dƣơng nói riêng là nhu cầu rất thiết thực. Do vậy, tác giả chọn đề tài: “Áp dụng pháp luật về hợp đồng thử việc từ thực tiễn tỉnh Bình Dương” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế của mình vì nó vừa mang tính thiết thực cho địa phƣơng vừa là góp phần vào sự phát triển của khoa học pháp lý. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Luận văn hƣớng đến mục tiêu là nghiên cứu các quy định của pháp luật về hợp đồng thử việc và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dƣơng để thông qua đó tìm ra những bất cập, hạn chế làm chƣa phát huy tính hiệu quả của quy định để đề xuất các giải pháp hoàn thiện và góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật từ thực tiễn tỉnh Bình Dƣơng. 2 Báo cáo số 258/BC-UBND ngày 29/9/2022 của UBND tỉnh Bình Dƣơng Thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội và các biện pháp cấp bách liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 thuộc lĩnh vực Ủy ban Xã hội phụ trách; Tình hình thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội giai đoạn 2016 - 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Trang 11-14. 2
  11. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt đƣợc mục tiêu tổng quát trên, Luận văn cần phải đạt đƣợc những mục tiêu cụ thể sau: - Tiếp tục nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng thử việc và pháp luật điều chỉnh về hợp đồng thử việc. - Phân tích và đánh giá các quy định hiện hành về hợp đồng thử việc và tìm ra những bất cập, hạn chế của các quy định này thông qua việc phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng thử việc tại tỉnh Bình Dƣơng. - Đề xuất một số giải pháp góp phần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thử việc và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng thử việc tại tỉnh Bình Dƣơng. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu - Hợp đồng thử việc là gì? Có những đặc trƣng nào để phân biệt với hợp đồng lao động? - Pháp luật về hợp đồng thử việc là gì? Pháp luật về hợp đồng thử việc bao gồm các nội dung nào? Những yếu tố nào tác động đến pháp luật về hợp đồng thử việc? - Pháp luật về hợp đồng thử việc có tồn tại bất cập, hạn chế nào làm ảnh hƣởng đến tính hiệu quả của nó trong quá trình áp dụng tại tỉnh Bình Dƣơng không? - Những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thử việc và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật qua thực tiễn tại tỉnh Bình Dƣơng là gì? Các giải pháp này đƣợc xây dựng dựa trên những nguyên tắc nào? 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu Pháp luật về lao động có nhiều nội dung nhƣ: giao kết và thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ), trách nhiệm lao động, thỏa ƣớc lao động… Trong đó, hợp đồng thử việc là tiền đề cho quá trình giao kết HĐLĐ về sau, tuy nhiên trong 3
  12. quy định của pháp luật lao động, nội dung về hợp đồng thử việc chỉ chiếm một dung lƣợng nhỏ so với các nội dung khác. Chính vì vậy, các lĩnh vực lớn của pháp luật lao động luôn dành đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều công trình nghiên cứu về góc độ kinh tế, pháp lý về các lĩnh vực này. Còn việc nghiên cứu các quy định pháp luật về hợp đồng thử việc lại chƣa đƣợc nhiều công trình nghiên cứu về nó mặc dù nó cũng đóng vai trò quan trọng không kém, đặc biệt khi BLLĐ 2019 mới có hiệu lực trong thời gian gần đây (01/01/2021), chƣa có nhiều công trình nghiên cứu đối với Bộ luật mới này. Một số tài liệu tiêu biểu sau đây tác giả sử dụng tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài: - Võ Ngọc Huỳnh Nhƣ (2018), Pháp luật về hợp đồng thử việc, Luận văn Thạc sĩ Luật học, trƣờng Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về thử việc và hợp đồng thử việc. Đây có thể nói là tài liệu gần nhất đối với luận văn của tác giả. Trong bài viết, tác giả Huỳnh Nhƣ đã có phân tích về các quy định của pháp luật về thử việc, trên cơ sở phân tích các bất cập của quy định, tác giả đã có những kiến nghị khá hay về nội dung này. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đƣợc thực hiện theo BLLĐ và các văn bản hƣớng dẫn thi hành cũ. - Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Văn Bình (2021), Bình luận khoa học Bộ luật Lao động 2019, Nxb.Tƣ pháp, Hà Nội. Trong tác phẩm, thông qua việc mô tả, giải thích nội dung của từng điều luật, tác phẩm còn cung cấp các thông tin đa dạng của nhiều điều luật nhƣ: các yếu tố lịch sử và hiện tại của vấn đề; những khía cạnh lý luận, thực tiễn trong nƣớc và quốc tế; những đánh giá, bình luận góp ý… - Nguyễn Thị Phƣợng Nhi (2021), Bàn về khái niệm thử việc theo quy định Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, Tạp chí Công Thƣơng, số 8, tháng 4/2021. Mặc dù tên bài viết đề cập về khái niệm thử việc nhƣng những nội dung bên trong của bài viết chƣa thật sự đi sâu và làm rõ những vấn đề thuộc về bản chất của thử việc để cho ngƣời đọc thấy sự khác biệt giữa hợp đồng thử việc so với hợp đồng lao động. Tuy nhiên, đây là bài viết đề cập đến khái niệm thử việc theo BLLĐ 2019 nên nó cũng là nguồn tài liệu đƣợc tác giả sử dụng nhằm phân tích 4
  13. và so sánh để làm rõ nội dung này trong luận văn của mình. - Lƣờng Minh Sơn (2017), Một số vấn đề về quy định thử việc trong pháp luật lao động Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 06(109)/2017, trang 44-49. Trong bài viết, tác giả đã đi vào phân tích các quy định của pháp luật về thử việc, trên cơ sở đó tác giả đã có những kiến nghị về để hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đƣợc thực hiện theo BLLĐ 2012. - Lê Thị Hoài Thu (2015), Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật về hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 8(288), tháng 4/2015. Mặc dù bài viết không trực tiếp đề cập về hợp đồng thử việc mà chỉ đề cập về hợp đồng lao động nhƣng những nội dung bài viết theo tác giả có ý nghĩa về góc độ lý luận cao để tác giả học hỏi và hoàn thiện luận văn. Bởi lẽ, hợp đồng thử việc là cơ sở, tiền đề cho việc giao kết hợp đồng lao động nên hợp đồng thử việc mang trên mình một số đặc điểm nhất định của hợp đồng lao động. Các công trình khoa học đã công bố đã giải quyết đƣợc các vấn đề sau đây liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận văn: - Một số vấn đề lý luận về thỏa thuận thử việc, thời gian thử việc cũng nhƣ có những đánh giá nhất định về thực trạng quy định pháp luật về hợp đồng thử việc; - Có một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thử việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, do chủ đề nghiên cứu khác nhau cùng với thời gian công bố, phạm vi nghiên cứu nên những vấn đề sau đây liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận văn chƣa đƣợc giải quyết trong các công trình khoa học đã công bố: - Những vấn đề lý luận về thử việc, hợp đồng thử việc và những yếu tố tác động đến nó theo quy định của pháp luật hiện hành. - Xác định đƣợc những bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành về hợp đồng lao động thông qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dƣơng để từ đó có 5
  14. những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định này. Có thể nói rằng những công trình nghiên cứu nêu trên là nguồn tƣ liệu tham khảo cần thiết, là cơ sở để nhiều thế hệ sau kế thừa và phát triển nghiên cứu. Tuy nhiên, đến nay, trong sự hiểu biết của tác giả thì chƣa có một công trình nghiên cứu về phƣơng diện lý luận, pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng thử việc tại tỉnh Bình Dƣơng. Vì vậy, đề tài: “Áp dụng pháp luật về hợp đồng thử việc từ thực tiễn tỉnh Bình Dương” là công trình đầu tiên nghiên cứu việc áp dụng pháp luật về hợp đồng thử việc tại tỉnh Bình Dƣơng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật về hợp đồng thử việc và việc áp dụng pháp luật về hợp đồng thử việc tại tỉnh Bình Dƣơng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động về hợp đồng thử việc. - Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu việc áp dụng quy định về hợp đồng thử việc trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. - Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong giai đoạn 2019 – 6/2022. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn, tác giả sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: Thứ nhất, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân tích và giải thích các quy định pháp luật lao động Việt Nam và các văn bản, tài liệu liên quan đến một số vấn đề lý luận của thử việc và hợp đồng thử việc. Đây là phƣơng pháp mà tác giả sử dụng khá nhiều trong phần lý luận để làm bật lên những nét đặc trƣng của hợp đồng thử việc, các yếu tố tác động đến thử việc và quy định 6
  15. pháp luật về nó. Thứ hai, phƣơng pháp lịch sử, phân tích một số điểm nổi bật của BLLĐ 2019 so với BLLĐ trƣớc đó trong quy định thử việc. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích thấy đƣợc sự phát triển, tiến bộ của kỹ thuật lập quy, sự tiếp thu và hoàn thiện các quy định pháp luật trong nội dung này. Thứ ba, phƣơng pháp tổng hợp và phƣơng pháp so sánh, dựa trên các phân tích về lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật, so sánh các quy định pháp luật và rút ra những mặt đạt đƣợc, hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật về hợp đồng thử việc; từ đó, đƣa ra phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động về hợp đồng thử việc. Thứ tƣ, phƣơng pháp thu thập, xử lý, phân tích số liệu thông qua các báo cáo, tài liệu để đánh giá việc áp dụng pháp luật về hợp đồng thử việc trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Thứ năm, phƣơng pháp bình luận án, phân tích, bình luận các bản án của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dƣơng liên quan đến thử việc để đánh giá những hạn chế, bất cập trong áp dụng pháp luật về hợp đồng thử việc trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. 6. Đóng góp của nghiên cứu - Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý về hợp đồng thử việc theo quy định của BLLĐ 2019. Luận văn cung cấp thêm cơ sở luận cho việc bảo vệ NLĐ và cả NSDLĐ trong quan hệ thử việc, chỉ ra những điểm cần lƣu ý khi giao kết hợp đồng thử việc cũng nhƣ những cơ sở rõ ràng để các bên có thể chấp dứt việc thử việc hoặc tiếp tục ký kết hợp đồng lao động chính thức. - Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đã phân tích, đánh giá có hệ thống thực trạng pháp luật về hợp đồng thử việc hiện nay và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dƣơng. 7
  16. Bên cạnh đó, Luận văn cũng đã chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế nhất định trong quy định hiện hành làm cho pháp luật chƣa bảo vệ một cách có hiệu quả NLĐ trong quan hệ thử việc cũng nhƣ những khó khăn trong việc NLĐ có thể tự bảo vệ mình trong quan hệ thử việc. Luận văn cũng đã đƣa ra đƣợc một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng thử việc với những cơ sở lý luận nhất định để các quy định này phát huy đƣợc hết ý nghĩa của nó trong quá trình thử việc. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục chữ viết tắt và Mục lục, nội dung của luận văn gồm 03 chƣơng: Chƣơng 1: Khái quát về hợp đồng thử việc và pháp luật về hợp đồng thử việc. Chƣơng 2: Pháp luật về hợp đồng thử việc và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dƣơng. Chƣơng 3: Giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng thử việc qua thực tiễn tỉnh Bình Dƣơng. 8
  17. hƣơng 1 HÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC 1.1. Khái quát về hợp đồng thử việc 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng thử việc Thông thƣờng, trƣớc khi cùng nhau giao kết hợp đồng lao động, NSDLĐ và NLĐ hay tiến hành thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Bởi lẽ đây là giai đoạn quyết định khả năng đƣợc tuyển dụng chính thức của NLĐ và quyết định sự hợp tác, gắn bó lâu dài giữa NLĐ với NSDLĐ. Trong thời gian này, NSDLĐ có thể quan sát, kiểm tra khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của NLĐ, ở chiều ngƣợc lại NLĐ cũng xem về khả năng thích ứng công việc của mình cũng nhƣ tính tƣơng thích về môi trƣờng làm việc và các chế độ khác có liên quan. Mặc dù về lý luận là trong thỏa thuận và thực hiện thỏa thuận này giữa NLĐ và NSDLĐ có sự bình đẳng nhau nhƣng thực tiễn cho thấy NLĐ thƣờng “yếu thế” hơn NSDLĐ bởi NSDLĐ có quyền chi phối lao động một cách mạnh mẽ trong khi NLĐ đang cần việc làm, tiền lƣơng nên thƣờng lo sợ không đƣợc nhận vào làm việc hoặc sợ mất việc. Chính những yếu tố này đã tác động làm cho đôi khi một số quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong thời gian thử việc bị NSDLĐ xâm phạm. Theo Từ điển Luật học: “Thử việc là một dạng của chế độ giao kết HĐLĐ trƣớc khi HĐLĐ chính thức có hiệu lực. Nội dung, thời gian, quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian thử việc do các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận”3. Với cách tiếp cận này thì thử việc là một dạng quan hệ tiền quan hệ lao động đƣợc hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên chủ thể. Theo đó, hoạt động này nhằm mục đích mang lại lợi ích cho tất cả các bên, tạo tiền đề vững chắc cho quan hệ lao động sau này đƣợc hài hòa, ổn định và lâu dài4. Hay nói cách khác, có thể hiểu rằng thử việc là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ trên cơ sở hoàn 3 Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tƣ Pháp) (1999). Từ điển Luật Học, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, trang 486. 4 Lƣờng Minh Sơn (2017). Một số vấn đề về quy định thử việc trong pháp luật lao động Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 06(109)/2017, trang 44. 9
  18. toàn tự nguyện, bình đẳng về ý chí và có nội dung không trái với quy định pháp luật và đạo đức xã hội mà trong đó các chủ thể hoàn toàn tôn trọng lẫn nhau và thực hiện các cam kết theo thỏa thuận5. Và đây chính là góc độ mà luận văn này tiếp cận. Với cách hiểu trên thì có thể nhận thấy thử việc có những đặc điểm sau: Một là, thử việc là sự thỏa thuận dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng ngang nhau giữa các chủ thể: NSDLĐ và NLĐ. Thông qua nhu cầu tìm kiếm việc làm của NLĐ hay nhu cầu tuyển dụng lao động của NSDLĐ mà các bên có thể gặp gỡ, trao đổi và tiến đến thống nhất thỏa thuận về thử việc để tạo sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Tuy nhiên, cần lƣu ý rằng việc tự do thỏa thuận này phải phù hợp với pháp luật về thời gian thử việc, tiền lƣơng và các vấn đề liên quan khác trong quá trình thử việc. Hai là, thử việc là giai đoạn tiền đề cho việc ký kết HĐLĐ nhưng không phải là giai đoạn tất yếu luôn có trước khi ký kết HĐLĐ. Bởi lẽ nhƣ đã đề cập ở phần trên, thử việc là giai đoạn tiền đề cho việc giao kết HĐLĐ chính thức bởi lẽ thử việc đơn giản là làm thử một công việc, do đó thử việc chỉ có thể đƣợc thực hiện trong bối cảnh giữa NLĐ và NSDLĐ chƣa xảy ra quan hệ lao động (QHLĐ) chính thức về loại công việc cần làm thử. Khi QHLĐ đã đƣợc hình thành, tất yếu sẽ không thể diễn ra giai đoạn thử việc vì khi này thử việc trở nên vô nghĩa. Điều này là đƣơng nhiên bởi không một NSDLĐ nào lại thuê mƣớn NLĐ làm việc cho mình rồi mới kiểm tra trình độ, tay nghề của họ. Bên cạnh đó, cần lƣu ý rằng khi đã giao kết HĐLĐ thì mối liên kết giữa các chủ thể khá chặt chẽ, theo đó các bên không thể tùy tiện chấm dứt QHLĐ này. Cho nên, khi đã ký HĐLĐ chính thức với thời gian làm việc theo đúng quy định rồi mới đặt ra vấn đề thử việc thì có lẽ, dù một bên trong quan hệ không đạt yêu cầu của bên còn lại, việc muốn chấm dứt QHLĐ cũng khó đƣợc thực hiện. Do đó, có thể thấy rằng thử việc chính là giai đoạn tiền đề để các bên có thể chủ 55 Nguyễn Thị Phƣợng Nhi (2021). Bàn về khái niệm thử việc theo quy định Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, Tạp chí Công Thƣơng, Số 8, tháng 4/2021. 10
  19. động tìm hiểu về nhau và mang tính quyết định cho việc có hay không thực hiện giao kết HĐLĐ. Mặc dù thử việc có vai trò quan trọng trong việc hình thành QHLĐ chính thức nhƣng pháp luật hoàn toàn không bắt buộc giữa NLĐ và NSDLĐ phải trải qua giai đoạn này. Bởi đôi khi, cả hai phía NSDLĐ và NLĐ đều thấy rằng họ đáp ứng yêu cầu lẫn nhau, tin tƣởng và đạt đƣợc những thỏa thuận nhất định thì hoàn toàn có thể không cần phải thử việc; hoặc đối với trƣờng hợp không cần thử việc theo Luật định. Mặc dù nói là thử việc là thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ và đáp ứng đƣợc các nhu cầu không chỉ từ phía NSDLĐ mà còn từ NLĐ nhƣng thực tiễn thƣờng cho thấy thử việc có đƣợc diễn ra hay không thƣờng do NSDLĐ quyết định. Vì lẽ giai đoạn này có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả sử dụng lao động của NSDLĐ nên NSDLĐ thƣờng tận dụng giai đoạn này để để kiểm tra các yếu tố của NLĐ và vì vậy NSDLĐ hiếm khi khƣớc từ quyền lợi của mình trong trƣờng hợp này. Ba là, trong thử việc mối liên hệ giữa NLĐ và NSDLĐ thường không chặt chẽ, thiếu sự liên kết giống như trong mối liên hệ sau khi ký HĐLĐ chính thức. Nhƣ đề cập trên, thử việc là giai đoạn tiền đề để các bên xem xét sự hòa hợp lẫn nhau về các yếu tố: khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, môi trƣờng… nên khi kết thúc thời gian này, các bên mới chính thức ký kết HĐLĐ. Và khi HĐLĐ đã chính thức ký kết thì các bên mới chịu nhiều sự ràng buộc phức tạp, còn trong giai đoạn này thì mối liên hệ giữa các bên khá lỏng lẻo. Điều này đƣợc thể hiện ở chỗ các bên trong quan hệ thử việc có thể hủy bỏ thỏa thuận thử việc bất cứ khi nào mà không cần báo trƣớc và không phải bồi thƣờng theo những quy định quá phức tạp 6 . Theo đó, việc hủy bỏ thỏa thuận thử việc thƣờng diễn ra dễ dàng, đơn giản và không cần đáp ứng các điều kiện ràng buộc 6 Khoản 2 Điều 27 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 quy định: "2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trƣớc và không phải bồi thƣờng" 11
  20. phức tạp mà pháp luật lao động đặt ra nhƣ trong HĐLĐ. Việc hủy bỏ thỏa thuận thử việc này có thể xuất phát từ cả hai phía: NSDLĐ và NLĐ. Phần nhiều các trƣờng hợp hủy bỏ là xuất phát từ phía NLĐ bởi NLĐ không cần phải thực hiện nghĩa vụ thông báo, hủy bỏ thỏa thuận thử việc. Đôi khi việc hủy bỏ này có thể thực hiện một cách hết sức đơn giản thông qua việc NLĐ vắng mặt tại nơi làm việc trong khoảng thời gian dài cho đến khi thời gian theo thỏa thuận đã kết thúc. Ở phía ngƣợc lại, NSDLĐ thƣờng ít khi hủy bỏ thỏa thuận thử việc. Bởi lẽ, thay vì thông báo hủy bỏ việc thử việc thì nếu không muốn giao kết HĐLĐ, sau khi kết thúc thời gian thử việc, NSDLĐ sẽ ra thông báo về việc làm thử không đạt yêu cầu và sẽ không tiếp tục QHLĐ. Thông qua những hoạt động này cho thấy mối quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ trong thời gian thử việc này thƣờng không chặt chẽ. Bốn là, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc. Bởi lẽ, thử việc thực chất là một giai đoạn mang tính “thử thách” của NSDLĐ đối với NLĐ. Tuy nhiên, việc thử việc này không phải là mãi mãi mà cần có sự giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Sự giới hạn thời gian thử việc là tránh việc NSDLĐ lạm dụng kéo dài thời gian thử việc gây bất lợi cho NLĐ vì trong thời gian thử việc này NLĐ chƣa đƣợc ký HĐLĐ chính thức nên rất nhiều quyền lợi của họ bị hạn chế. Vì vậy, việc quy định thời gian thử thách là một trong nhiều quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp NLĐ. Tuy vậy, thời gian thử việc là bao nhiêu còn phụ thuộc vào loại công việc mà NLĐ đƣợc tuyển dụng vào làm việc. Bởi lẽ đối với các công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao thì việc thử việc không thể chỉ là một vài ngày trong khi đó đối với các công việc đơn giản thì chỉ cần thời gian ngắn đã có thể đánh giá tính thích hợp với công việc của NLĐ hay không? Cho nên pháp luật đã có những quy định về thời gian thử việc phù hợp với tính chất, 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2