intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản theo pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

14
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản theo pháp luật Việt Nam" là làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản; phân tích thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản ở Việt Nam; từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản theo pháp luật Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN PHỤNG ANH BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh tế Mã ngành: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN PHỤNG ANH BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh tế Mã số chuyên ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN XUÂN BANG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan danh dự của tác giả rằng luận văn là công trình nghiên cứu riêng của tác giả và không có những sao chép từ các công trình nghiên cứu của các tác giả khác. Tác giả luận văn Nguyễn Phụng Anh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Xuân Bang người đã tận tình, tỉ mỉ hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Khoa Sau Đại học, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, giảng viên Trường Ðại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy, đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi những tình cảm sâu sắc tới gia đình, lãnh đạo và đồng nghiệp tại đơn vị công tác, các anh chị học viên, bạn bè, luôn quan tâm, động viên và nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2023. Tác giả luận văn Nguyễn Phụng Anh
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1. Tên đề tài: BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 2. Tóm tắt:Quyền tiếp cận thông tin nói chung và quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay còn rất nhiều điểm bất cập. Cá nhân, doanh nghiệp chủ yếu tiếp cận thông tin thông qua các cơ quan báo chí; mạng lưới đài phát thanh, truyền hình Trung ương, địa phương phát sóng trong cả nước; thông tin qua mạng internet… Bên cạnh đó, hoạt động công khai, minh bạch thông tin của các cơ quan nhà nước chưa có tính thực chất, chưa đem lại hiệu quả Việc nghiên cứu đề tài “Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản theo pháp luật Việt Nam” bằng các phương pháp nghiên cứu như quy nạp, khảo sát, phân tích, tổng hợp sẽ là làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản; phân tích thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản ở Việt Nam; từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản ở Việt Nam, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý về quyền tiếp cận thông tin của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3. Từ khóa: bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, quyền tiếp cận thông tin đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản.
  6. iv ABSTRACT ENSURING THE RIGHT OF ACCESS TO INFORMATION OF SEAFOOD IMPORT AND EXPORT ENTERPRISES IN ACCORDANCE WITH VIETNAMESE LAW 1. Title: ENSURING THE RIGHT OF ACCESS TO INFORMATION OF SEAFOOD IMPORT AND EXPORT ENTERPRISES IN ACCORDANCE WITH VIETNAMESE LAW 2. Abstract: The right to approach information, especially that of seafood import and export enterprises, under Vietnamese law currently has many drawbacks. The popular channels being used to access the information are newspapers, radios, television stations broadcasting, the internet, etc. Besides, the state agencies are not very effective in publicity and transparency activities. By using research methodologies such as induction, survey, analysis, and synthesis, this study with topic "Ensuring the right of access to information of seafood import and export enterprises in accordance with Vietnamese law" will enlightening, demonstrate the theoretical basis of ensuring the right of approach to information of seafood import and export enterprises; analyze the current legal situation and implement the law on ensuring the right of approaching to information of seafood import and export enterprises in Vietnam; thereby providing orientations and solutions to improve the law and enhance the efficiency of law enforcement on ensuring the right to approaching information of seafood import and export enterprises in Vietnam; contribute to advancing the legal framework on the right to approach information of Vietnam in the nearby future. 3. Keywords: ensuring the right to access information, the right to access information for enterprises, enterprises importing and exporting seafood.
  7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Viết tắt Viết đầy đủ DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp FAO Liên Hiệp Quốc Cục Quản lý chất lượng nông lâm NAFIQAD sản và thủy sản NĐ Nghị định NK Nhập khẩu Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện RCEP khu vực VN Việt Nam XNK Xuất nhập khẩu XK Xuất khẩu Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu VASEP Thủy sản Việt Nam Liên đoàn Thương mại và Công VCCI nghiệp Việt Nam
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................................. iii ABSTRACT ............................................................................................................................... iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .......................................................................... v MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề .............................................................................................................................. 1 2. Mục tiêu ................................................................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................................ 3 4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................... 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4 6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................... 4 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................................. 5 6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ....................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM .......................................................................................................... 10 1.1. Những vấn đề lý luận chung về quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản ...................................................................................................................................10 1.1.1. Khái niệm về quyền tiếp cận thông tin .............................................................................................. 10 1.1.2. Thông tin cần tiếp cận của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản ............................................ 11 1.1.3. Sự cần thiết của quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản ............... 13 1.1.4. Đặc trưng của quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản .................. 15 1.1.5. Những nguyên tắc của quyền tiếp cận thông ..................................................................................... 17 1.2. Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam ........................................................................................................20 1.2.1. Khái niệm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản ......... 20 1.2.2. Những cách thức, biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản ....................................................................................................................................................... 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................................... 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM ............................ 32
  9. vii 2.1. Thực trạng bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản đối với nhóm thông tin liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xuất nhập khẩu thủy sản............................................................................32 2.1.1. Những thành tựu đã đạt được trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản đối với nhóm thông tin liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xuất nhập khẩu thủy sản ........................................................................ 32 2.1.2. Những bất cập, hạn chế trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản đối với nhóm thông tin liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xuất nhập khẩu thủy sản .................................................................................. 38 2.2. Thực trạng bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản đối với nhóm thông tin liên quan đến các đối tác giao kết hợp đồng xuất khập khẩu thủy sản ...........................................................................................................................................................42 2.2.1. Những thành tựu đã đạt được trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản đối với nhóm thông tin liên quan đến các đối tác giao kết hợp đồng xuất khập khẩu thủy sản ....................................................................................................................................................... 42 2.2.2. Những bất cập, hạn chế trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đối với nhóm thông tin liên quan đến các đối tác giao kết hợp đồng xuất khập khẩu thủy sản .... 45 2.3. Thực trạng bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản đối với nhóm thông tin liên quan đến thị trường xuất nhập khẩu trong ngành thủy sản ..47 2.3.1. Những thành tựu đã đạt được trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản đối với nhóm thông tin liên quan đến thị trường xuất nhập khẩu trong ngành thủy sản ............................................................................................................................................................... 47 2.3.2. Những bất cập, hạn chế trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản đối với nhóm thông tin liên quan đến thị trường xuất nhập khẩu trong ngành thủy sản .................................................................................................................................................................... 50 2.4. Thực trạng thực thi quyền tiếp cận thông tin tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay ....................................................................................................................53 2.4.1. Những thành tựu đã đạt được trong việc thực thi quyền tiếp cận thông tin tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay....................................................................................................... 53 2.4.2. Những bất cập, hạn chế trong việc thực thi quyền tiếp cận thông tin tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay ............................................................................................................... 56 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 62 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN Ở VIỆT NAM ......................................................................................................................................... 63 3.1. Những định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản ở Việt Nam ...................................................................................................................................................63 3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản ở Việt Nam.......................................................67
  10. viii KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 77 KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... i I. TIẾNG VIỆT ....................................................................................................................................... i II. TIẾNG ANH ....................................................................................................................................... v III. TRANG WEB ................................................................................................................................... vi PHỤ LỤC ................................................................................................................................ viii
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Một khái niệm khá mới so với các quyền cơ bản khác của con người và ít được đề cập đến trong đời sống đó là quyền tiếp cận thông tin, là một trong những quyền thuộc nhóm quyền công dân của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên, Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển, Công ước UNECE về Tiếp cận thông tin môi trường. Trên thế giới, quyền tiếp cận thông tin ngày càng được công nhận rộng rãi. Nhiều hiệp định, hiệp ước quốc tế, kế hoạch hành động và tuyên bố quốc tế đưa ra các yêu cầu bắt buộc hoặc khuyến nghị các quốc gia thành viên ban hành văn bản pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận thông tin. Quyền tiếp cận thông tin còn là một hành lang pháp lí giúp nhà nước tăng tính minh bạch, phòng chống tham nhũng tại các cơ quan chính phủ. Do đó, tính đến hiện nay trên thế giới đã có khoảng hơn 100 quốc gia ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh quyền tiếp cận thông tin. Quốc gia đầu tiên ban hành luật là Thụy Điển (1766), với những quốc gia khác ban hành luật vào những năm 1990. Ở châu Á, Thái Lan (1997), Hàn Quốc (1996 và 2004, sửa đổi 2008), Nhật Bản (2001), Ấn Độ (2001, 2005), Trung Quốc (2007), Indonesia (2008), v.v. Ở Việt Nam, trên cơ sở các quy định và nguyên tắc thực hiện quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền tiếp cận thông tin được hiến định lần đầu tại Hiến pháp năm 1992, sau đó là Hiến pháp năm 2013. Để bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin, đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật được hành, trong đó có Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018. Trong quá trình hiện thực hóa Hiến pháp, trong công cuộc đổi mới kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật dựa trên nguyên tắc pháp quyền, thực tiễn thi hành trong thời gian qua vẫn còn những vướng mắc, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.
  12. 2 Với một đất nước lấy tiền đề nông nghiệp làm sự phát triển như Việt Nam, thiên nhiên ưu đãi vị trí địa lí giáp với biển Đông từ 3 phía: Đông, Nam và Tây Nam. Có đường bờ biển dài 3.260km kéo dài từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang, với các vùng biển và thềm lục địa, trung bình cứ 100km đất liền thì có 1km bờ biển. Theo thống kê đến năm 2022, hiện có trên 31% dân số cả nước sinh sống ở 28 tỉnh thành phố ven biển bằng các nhóm nghề dựa vào việc khai thác các thế mạnh của biển đã thu hút về đây hơn 13 triệu lao động.1 Qua đó có thể thấy các lợi thế dành cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản hiện nay ở nước ta là vô cùng to lớn, việc thực hiện các đề tài nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản đối với Việt Nam là vô cùng cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giải quyết việc làm, góp phần to lớn vào việc ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu các giải pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam là vô cùng cần thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành. Hiện nay, vẫn có ít công trình đề cập đến bảo đảm quyền tiếp cận thông tin theo hướng nghiên cứu tổng thể các quy định của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, đề tài “Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản theo pháp luật Việt Nam” sẽ được nghiên cứu cụ thể, sâu sát với tinh thần mong muốn làm sáng tỏ thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản, từ đó đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản ở nước ta. 2. Mục tiêu Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản; phân tích thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin 1 Nguyễn Chu Hồi, Kinh tế biển Việt Nam nhìn từ góc độ tài nguyên và môi trường, Tạp chí Lý luận chính trị số 5 - 2013.
  13. 3 của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản ở Việt Nam; từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu cụ thể của đề tài là đưa ra các giải pháp để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản tại Việt Nam được thực thi có hiệu quả. Tiến hành khảo sát thực trạng áp dụng quyền tiếp cận thông tin các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thủy sản tại một số địa bàn cụ thể để đưa ra các nhận định về những hạn chế còn tồn đọng. Đưa ra các định hướng và giải pháp hướng đến tính ứng dụng cao hỗ trợ cho các doanh nghiệp bảo đảm được thực hiện quyền tiếp cận thông tin, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý về quyền tiếp cận thông tin của Việt Nam. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Với nhiệm vụ đưa ra giải pháp tối ưu nhất để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản tại Việt Nam, Luận văn sẽ làm rõ thực trạng áp dụng quyền tiếp cận thông tin hiện nay, những bất cập, hạn chế trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin nói chung và với doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản nói riêng. Từ đó đáp ứng được nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu là tìm ra giải pháp cho các vấn đề nói trên. Bên cạnh đó, qua nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý, Luận văn cũng góp phần bổ sung, làm giàu tri thức trong lĩnh vực quyền tiếp cận thông tin, đây là một để tài để các các thế hệ sau có thể kế thừa và phát triển. Giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 4. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài “Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản theo pháp luật Việt Nam” cần đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:
  14. 4 - Cơ sở lý luận của quyền tiếp cận thông tin của doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản như thế nào? - Thực trạng thực thi pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản ở Việt Nam trong thời gian qua như thế nào? - Làm sao để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài “Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản theo pháp luật Việt Nam” chủ yếu nghiên cứu quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam. Từ đó đưa ra một số định hướng và giải pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin các doanh nghiệp trong lĩnh vực nói trên. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu thống kê thực tế tại một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các tư liệu nghiên cứu dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam, kế thừa từ một số công trình, đề tài nghiên cứu của các tác giả, đồng thời tham khảo chính sách từ các tổ chức thế giới trong lĩnh vực thủy sản cùng các quy định của pháp luật quốc tế. Về thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Triết học Mác - Lê Nin. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận văn kế thừa, tham khảo, phân tích và tổng kết lại những kết quả các công trình nghiên cứu, khảo sát về quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản từ đó đưa ra những nhận xét riêng của mình về việc tiếp cận thông tin và thực hiện quyền đó.
  15. 5 Phương pháp so sánh: So sánh về quyền tiếp cận thông tin của nước ta với các nước trên thế giới đồng thời so sánh quyền tiếp cận thông tin của các văn bản quy phạm pháp luật trong nước qua các thời kì. Phương pháp quy nạp: Từ những kết quả thống kê, điều tra, khảo sát về thực hiện quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản và nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản đối với quyền này để có thể đúc kết ra những giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo quyền tiếp cận thông tin cho chủ thể nêu trên. Phương pháp khảo sát: Sử dụng phương pháp khảo sát tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản và các tổ chức, hiệp hội, cơ quan nhà nước để nghiên cứu mức độ hiệu quả của việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin trong thực tiễn hiện nay. Luận văn cũng khai thác thông tin tư liệu của các công trình nghiên cứu đã công bố, các bài viết nghiên cứu để chứng minh cho các luận điểm. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Với mục tiêu phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp tối ưu nhất để bảo đảm cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản tại Việt Nam được tiếp cận thông tin theo đúng quy định pháp luật, Luận văn sẽ làm rõ thực trạng áp dụng quyền tiếp cận thông tin hiện nay, những bất cập, hạn chế trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin nói chung và với doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản nói riêng. Từ đó đáp ứng được mục tiêu của đề tài nghiên cứu là tìm ra giải pháp cho các vấn đề nói trên. Bên cạnh đó, qua nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý, Luận văn cũng góp phần bổ sung, làm giàu tri thức trong lĩnh vực quyền tiếp cận thông tin, đây là một đề tài được tiếp tục kế thừa và phát triển. Giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước Việt Nam về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản. 6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Tác giả David Banisar với công trình nghiên cứu nhan đề: Freedom of Information Around the World 2006- A Global Survey of Access to Government
  16. 6 Information Laws2 (Tạm dịch: Tự do thông tin trên toàn thế giới 2006- Khảo sát toàn cầu về quyền tiếp cận thông tin của chính phủ). Công trình này khảo sát toàn cầu về quyền tiếp cận thông tin của chính phủ. Tác giả David Banisar cho rằng, quyền tự do thông tin là quyền tự do tìm kiếm và tiếp nhận thông tin. Tuy không đưa ra định nghĩa của mình về quyền tiếp cận thông tin nhưng điều này đã thể hiện sự đồng tình của tác giả David Banisar với quy định của pháp luật về định nghĩa quyền tự do thông tin. Ngoài ra, David Banisar đã đưa ra một vài nhận xét đánh giá, nhưng chưa thực sự toàn diện và sâu sắc mà chủ yếu dùng quy định của pháp luật để thể hiện cái nhìn của mình. Tác giả Toby Mendel có công trình nghiên cứu “Freedom of information: A comparative legal survey” (Tạm dịch: Tự do thông tin: Khảo sát pháp lý so sánh), thông qua cuộc khảo sát diện rộng tại nhiều quốc gia, ông đã đưa ra những đánh giá của mình về quyền tự do thông tin trong pháp luật của một số quốc gia dưới góc nhìn luật so sánh. 3 Các tác giả Mukelani Dimba và Richard Calland, qua công trình nghiên cứu Freedom of information law in south Africa – A country study (Tạm dịch: Luật tự do thông tin ở Nam Phi – Nghiên cứu quốc gia) đã đề cập những điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của Luật về tự do thông tin như: ảnh hưởng của làn sóng dân chủ tràn qua khu vực này vào những năm giữa thập niên 80 của thế kỷ trước; sự tác động ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, kinh tế và nhận thức của công dân. Từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu của người dân về tìm kiếm các thông tin liên quan đến quá trình thực hiện công việc của các cơ quan công quyền. Tác giả đã tìm hiểu về hiện trạng pháp luật của một số quốc gia Nam Á trong việc bảo đảm tự do thông tin và cho thấy, hầu hết các quốc gia ở đây đều có các đạo luật nhằm giới hạn những thông tin không được công bố rộng rãi. Với công trình nghiên cứu này, tác giả đã tiếp cận dưới góc độ giới hạn quyền tự do thông tin ở một số quốc gia Nam Á để từ đó đi đến 2 David Banisar, Freedom of Information Around the World 2006- A Global Survey of Access to Government Information Laws, Governmental Accountability Project, 2010, tr 141. 3 Toby Mendel, Freedom of information: A comparative legal survey, Second Edition, United Nation, UNESCO, 2008.
  17. 7 kết luận rằng khả năng mở rộng quyền tiếp cận thông tin ở khu vực này còn bị hạn chế nhiều bởi sự viện cớ về yếu tố văn hóa hoặc bí mật quốc gia. Nghiên cứu “Những xu hướng toàn cầu về quyền thông tin - một khảo sát ở Nam Á” do Ủy ban nhân quyền Pakistan công bố tháng 7/2001 có tính chất tham chiếu rộng rãi tới pháp luật quốc tế, các khu vực cũng như đến một số quốc gia cụ thể gồm Ấn Độ, Pakistan, Srilanka. Tác phẩm đã tổng kết được những quy tắc nền tảng nhất trong các quy định của pháp luật quốc tế về quyền tự do thông tin, tổng hợp từ những quy định của Liên hiệp quốc cho đến Hiệp hội các quốc gia Châu Mỹ và cả Hội đồng Châu Âu. Qua đó có thể thấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quyền tiếp cận thông tin từ rất sớm trên thế giới. Đối vối những công trình xoay quanh đề tài nghiên cứu về quyền tiếp cận thông tin, các tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh quy định của pháp luật về quyền tiếp cận thông tin giữa các quốc gia và phương pháp khảo sát, được tiến hành tại nhiều quốc gia. Từ đó giúp người đọc có cái nhìn khái quát về quy định hiện hành của quyền tiếp cận thông tin tại mỗi quốc gia. 6.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Qua quá trình tham khảo, nghiên cứu về đề tài “Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản theo pháp luật Việt Nam”, có một số công trình nghiên cứu liên quan như sau: “Quyền tiếp cận thông tin và đảm bảo thực hiện ở Việt Nam”4 của tác giả Đoàn Văn Chung công bố năm 2014 tại Đại học quốc gia Hà Nội là một đề tài tập trung phát triển ý tưởng về quyền tiếp cận thông tin và các giải pháp để bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Song, riêng lĩnh vực doanh nghiệp, cụ thể là xuất nhập khẩu thì sản thì hoàn toàn không đề cập đến. Tác giả Đỗ Thu Hương với công trình nghiên cứu “Quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”5, công bố năm 2012, tại Đại học quốc gia Hà Nội mang đến cái nhìn song song về thực trạng quyền tiếp cận thông tin trong 4 Đoàn Văn Chung, Quyền tiếp cận thông tin và đảm bảo thực hiện ở Việt Nam, Luận án, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014. 5 Đỗ Thu Hương, Quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Luận văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.
  18. 8 nước và quốc tế bằng phương pháp so sánh, làm nổi bật tính kế thừa và nội hóa các điều khoản quốc tế, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế và khó khăn chung khi áp dụng ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở góc độ khái quát, chưa đi sâu vào phát triển khía cạnh thực tiễn của các doanh nghiệp – đầu tàu quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế. Tác giả Nguyễn Đăng Dung với công trình “Tiếp cận thông tin: pháp luật và thực tiễn trên thế giới và Việt Nam”6, công bố năm 2011 tại Đại học Quốc gia Hà Nội, đây là công trình đã tập hợp các bài viết nghiên cứu của nhiều tác giả, cung cấp kiến thức ở nhiều góc độ khác nhau của quyền tiếp cận thông tin các nước và của Việt Nam. Cũng tương tự như đề tài “Quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” của tác giả Đỗ Thu Hương đã nêu ở trên, công trình này tập hợp nhiều công trình khác lại, so sánh và làm rõ điểm giống và khác, mặt hạn chế và tích cực của quyền tiếp cận thông tin. Tác giả Chu Thị Thái Hà với bài viết “Thông tin được tiếp cận và nội hàm của quyền tiếp cận thông tin”.7 Theo tác giả, luật về quyền tiếp cận thông tin của các nước quy định về phạm vi thông tin được tiếp cận không giống nhau. Luật Tiếp cận thông tin chỉ nên quy định việc công dân, tổ chức tiếp cận thông tin bằng cách tìm kiếm, thu thập và yêu cầu cung cấp thông tin. Tác giả Thái Vĩnh Thắng trong bài viết “Quyền tiếp cận thông tin – điều kiện thực hiện các quyền con người và quyền công dân”8 nêu lên quyền tiếp cận thông tin là quyền của mọi công dân được tiếp cận các thông tin được ban hành và lưu trữ tại cơ quan, tổ chức công quyền, đặc biệt là cơ quan hành chính nhà nước. Quyền tiếp cận thông tin là điều kiện tiên quyết để thực hiện quyền con người và quyền công dân. Sách tham khảo: “Các văn kiện quốc tế và luật của một số nước về tiếp cận thông tin” của Viện nghiên cứu quyền con người, do Nhà xuất bản Công an nhân dân 6 Nguyễn Đăng Dung, Tiếp cận thông tin: pháp luật và thực tiễn trên thế giới và Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2011. 7 Chu Thị Thái Hà, Thông tin được tiếp cận và nội hàm của quyền tiếp cận thông tin, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Chuyên đề về Xây dựng Luật tiếp cận thông tin, tháng 9 năm 2009. 8 Thái Vĩnh Thắng (2009), Quyền tiếp cận thông tin – điều kiện thực hiện các quyền con người và quyền công dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 17.
  19. 9 xuất bản năm 2007 đã tập hợp và dịch một số văn kiện cơ bản của Liên hiệp quốc và luật của một số quốc gia về quyền tiếp cận thông tin. Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Vân, “Cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin”9 cho rằng: bên cạnh những quy định cụ thể về phương thức, trình tự, thủ tục tiếp cận thông tin cần có những quy định cụ thể về cơ chế bảo đảm cho quyền tiếp cận thông tin được thực thi trên thực tế. Với vai trò là một trong những quyền cơ bản của con người, quyền tiếp cận thông tin bao hàm hai khía cạnh: quyền được chủ động tiếp cận và thu thập thông tin do nhà nước nắm giữ và trách nhiệm của cơ quan nhà nước phải cung cấp thông tin cho công dân. Sách tham khảo “Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam”10 do tác giả Phan Trung Hiền làm chủ biên, sách chia nội dung thành 2 phần chính. Phần 1 nghiên cứu về quyền tiếp cận thông tin và pháp luật về quyền tiếp cận thông tin tại Việt Nam. Phần 2 đi sâu vào quyền tiếp cận thông tin trong một số lĩnh vực cụ thể như thuế, hình sự, sở hữu trí tuệ, đất đai, môi trường, kinh doanh bảo hiểm, v.v. Sách sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đang có hiệu lực tại Việt Nam làm cơ sở pháp lý nên có tính thực tế cao. Mặc dù đã có những đề tài nghiên cứu xoay quanh quyền tiếp cận thông tin, tuy nhiên hiện nay vẫn có ít công trình đề cập đến quyền tiếp cận thông tin theo hướng nghiên cứu tổng thể các quy định của pháp luật nói chung và riêng về đề tài “Bảo đảm quyền tiếp cập thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản tại Việt Nam” thì hiện nay hoàn toàn chưa có. Vì vậy, với đề tài này đã thể hiện sự mong muốn góp phần làm rõ thêm các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về vấn đề này, cũng như xác định nguyên nhân và gợi ý một số giải pháp để thực thi có hiệu quả những quy định về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản tại Việt Nam. 9 Nguyễn Thị Thu Vân (2009), Cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc Hội, Số 17. 10 Phan Trung Hiền (2020), Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
  20. 10 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM 1.1. Những vấn đề lý luận chung về quyền tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản 1.1.1. Khái niệm về quyền tiếp cận thông tin Khái niệm quyền tiếp cận thông tin được chính thức ghi nhận trong hai Công ước quốc tế là “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (tiếng Anh: International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt: ICCPR). Điều 19 ICCPR không đề cập đến thuật ngữ “tiếp cận thông tin”, Bình luận chung số 34 của Công ước thành lập Ủy ban Nhân quyền (Human Rights Committee - HRC) (2011), cũng như nhiều kết luận của Báo cáo viên đặc biệt về tự do ngôn luận và biểu đạt trước đó, đã đặc biệt lưu ý đến quyền tiếp cận các thông tin nắm giữ bởi cơ quan nhà nước. HRC giải thích rằng quyền này được bao hàm trong khoản 2 Điều 19, theo đó, mọi người có quyền tiếp cận thông tin mà các cơ quan công quyền nắm giữ, các thông tin đó bao gồm các dạng hồ sơ bất kể hình thức lưu trữ, nguồn tin và ngày xác lập. Quyền tiếp cận thông tin bao gồm quyền của truyền thông được tiếp cận thông tin về các vấn đề công, quyền của công chúng nói chung được tiếp nhận sản phẩm truyền thông, quyền của cá nhân biết được các cơ quan công quyền, cá nhân hay tổ chức nào kiểm soát, có thể kiểm soát dữ liệu cá nhân của mình… Bên cạnh đó còn có các tổ chức quốc tế khác như Tổ chức vì An ninh và Hợp tác của châu Âu, Tổ chức các quốc gia châu Mỹ. Sau Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, các quốc gia trên thế giới đã lần lượt luật hoá quyền tiếp cận thông tin tại quốc gia của mình như Hoa Kỳ ban hành Luật Tự do thông tin (năm 1966), Canada (1983), Hungary (1992), Anh (2000),
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2