intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh

Chia sẻ: Cảnh Phương Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

34
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh" nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, phân tích, đánh giá, tìm hiểu các quy định của pháp luật về Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh. Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trong thực tiễn để rút ra được những mặt còn tồn tại và bất cập của pháp luật. Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LƯU PHÚC VINH BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số chuyên ngành: 8 38 01 07 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LƯU PHÚC VINH BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số chuyên ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ NGUYỄN GIA THIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Lưu Phúc Vinh Là học viên Cao học Lớp CH2LKT chuyên ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh. Mã số học viên: 020702210050 Tên đề tài: “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh” Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Nguyễn Gia Thiện Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM Tôi cam đoan: Luận văn chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu của tác giả, các nội dung nghiên cứu, kết quả, cũng như các số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được dẫn nguồn đầy đủ. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Tác giả Lưu Phúc Vinh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành bài nghiên cứu này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Thầy TS. Lê Nguyễn Gia Thiện đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong giai đoạn nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt lại kiến thức quý báu và bổ ích để tôi có thể vận dụng vào trong bài nghiên cứu này và trong công việc trong tương lai sắp tới. Do kiến thức còn hạn hẹp, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng đề tài vẫn không tránh được những sai sót. Rất mong nhận được sự nhận xét của các Thầy, Cô để tôi có thể hoàn thiện bài nghiên cứu này một cách hoàn chỉnh nhất. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Lưu Phúc Vinh
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh”. Như chúng ta đã biết, văn hóa giải trí đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó sự phát triển về lĩnh vực điện ảnh là được thể hiện rõ nét nhất. Nền điện ảnh phát triển, không những mang lại nhiều nét đẹp về ý nghĩa văn hóa, mà còn mang lại những giá trị kinh tế rất lớn cho đất nước. Từ đây, vấn đề bảo hộ QTG liên quan đến TPĐA trở thành vấn đề được quan tâm của các nhà biên kịch, đạo diễn, sản xuất phim. Qua những phân tích trên cho ta thấy được sự cần thiết của việc bảo hộ QTG đối với TPĐA và những điều kiện cần có về bảo hộ QTG đối với TPĐA. Bên cạnh đó sự hình thành và phát triển của các quy định pháp luật về bảo hộ QTG đối với TPĐA là một vấn đề hết sức quan trọng. Trên thực tế, thực trạng về vấn nạn xâm phạm QTG đối với TPĐA cũng như là việc thi hành các quy định pháp luật về bảo hộ QTG đối với TPĐA vẫn còn một số bất cập và hạn chế. Để khắc phục tình trạng này, tác giả đã đưa ra những định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hộ QTG đối với TPĐA trong thời gian tới nhằm mục đích giải quyết các mặt hạn chế, bất cập còn tồn tại trong thực tiễn. Từ khóa: Bảo hộ, Quyền tác giả, Tác phẩm điện ảnh
  6. iv ABSTRACT Topic: "Copyright protection for cinematographic works". As we know, entertainment culture plays an extremely important role. In which, the development of the film industry is most clearly shown. The film industry's development not only brings many cultural significance but also brings enormous economic value to the country. From here, the issue of copyright protection for cinematographic works has become a concern for screenwriters, directors, and film producers. Through the above analysis, we can see the necessity of copyright protection for cinematographic works and the necessary conditions for copyright protection for cinematographic works. In addition, the formation and development of legal regulations on copyright protection for cinematographic works are an extremely important issue. In reality, the situation of copyright infringement for cinematographic works as well as the enforcement of legal regulations on copyright protection for cinematographic works still has some limitations and drawbacks. To overcome this situation, the author has proposed directions and solutions to improve the legal framework on copyright protection for cinematographic works in the near future to solve the existing limitations and drawbacks in practice. Keywords: Protection, copyright, cinematographic works.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................. iii ABSTRACT .................................................................................... iv MỤC LỤC ........................................................................................ v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ............................... viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH .................................. ix PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................. 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 4 4.2.1. Phạm vi về nội dung............................................................................ 4 4.2.2. Phạm vi về thời gian ........................................................................... 4 4.2.3. Phạm vi về không gian ........................................................................ 4 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 5 6. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 5 7. Đóng góp của đề tài ................................................................................. 6 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ........................................................ 6 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH....................................................... 9
  8. vi 1.1. Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giả ......................................... 9 1.1.1. Khái niệm quyền tác giả...................................................................... 9 1.1.2. Đặc điểm của quyền tác giả .............................................................. 11 1.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh .............................................................................................................. 13 1.2.1. Khái niệm Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh ............ 13 1.2.2 Đặc điểm của bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh ......... 16 1.3. Vai trò của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh . 19 1.4 Nguyên tắc bảo hộ Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh ......... 21 1.4.1. Đối tượng của quyền tác giả được bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật .............................................................................. 21 1.4.2. Quyền tác giả thiên về bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm ............. 21 1.4.3. Hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động ....................... 22 1.4.4. Quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối ...................... 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG I .......................................................................... 24 CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ........................................ 25 2.1. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả ............................................... 25 2.2 Chủ thể quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh ............................ 26 2.2.1. Tác giả, đồng tác giả ......................................................................... 27 2.2.2 Chủ sở hữu quyền tác giả tác đối với tác phẩm điện ảnh .................. 29 2.3 Nội dung về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh ..................... 32 2.3.1 Quyền nhân thân ................................................................................ 33 2.3.2 Quyền tài sản ...................................................................................... 39 2.4 Giới hạn quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh .......................... 45 2.4.1 Sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền thù lao .................................................................................................................. 46
  9. vii 2.4.2. Sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả ................................................ 52 2.5. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh ............ 53 2.6. Hành vi xâm phạm quyền tác giả đối tác phẩm điện ảnh .............. 55 2.6.1. Quy định của Điều ước quốc tế......................................................... 55 2.6.2. Quy định của Pháp luật Việt Nam .................................................... 60 2.7. Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh ... 67 2.7.1 Biện pháp dân sự ................................................................................ 67 2.7.2 Biện pháp hành chính ......................................................................... 69 2.7.3. Truy cứu trách nhiệm hình sự ........................................................... 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG II ........................................................................ 75 KẾT LUẬN ..................................................................................... 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................... i
  10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ Luật SHTT sung năm 2009, 2019) QTG Quyền tác giả NCKH Nghiên cứu khoa học KH và CN Khoa học và Công nghệ TP Tác phẩm TPĐA Tác phẩm điện ảnh HVVP Hành vi vi phạm TAND Tòa án Nhân dân PL Pháp luật DSST Dân sự sơ thẩm BLDS Bộ luật Dân sự năm 2015 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đội, bổ BLHS sung năm 2017)
  11. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT ISP Internet Service Provider Nhà cung cấp mạng Internet Comprehensive and Hiệp định đối tác toàn diện và CPTPP Progressive Agreement for tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Trans-Pacific Partnership WCT WIPO Copyright Treaty Hiệp ước WIPO về bản quyền Agreement on Trade- Hiệp định về các khía cạnh liên TRIPS Related Aspect of quan đến Thương mạ của Quyền Intellectual Property Rights Sở hữu trí tuệ FTA free trade agreement Hiệp định thương mại tự do WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đặt vấn đề Hoạt động điện ảnh thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần nâng cao đời sống kinh tế xã hội, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước. Trên cơ sở đó, điện ảnh không đơn thuần chỉ được sử dụng để giải trí mà còn là một trong những công cụ đắc lực được các nước đưa vào khi xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh văn hóa quốc gia mình. Đặc biệt ở thời đại công nghệ như hiện nay, vấn đề bảo vệ tài sản trí tuệ liên quan đến TPĐA đã trở thành vấn đề được quan tâm của các hãng sản xuất phim, các rạp chiếu phim, kể các đơn vị kinh doanh phim,… Không những thế việc sở hữu QTG đối với TPĐA cũng là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước đã chú trọng quan tâm. Điều này được thể hiện bằng sự ra đợi của Luật SHTT, Luật Điện ảnh năm 2006 và một số hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành của Chính Phủ với nội dung cụ thể hóa những quy định liên quan đến lĩnh vực điện ảnh và QTG. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng các văn bản pháp luật đưa vào thực tiễn vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa quy định PL và thực tiễn áp dụng, vẫn còn những khó khăn trong việc thực thi những quy định PL này. 1.2 . Tính cấp thiết của đề tài Thực tế đã chứng minh điện ảnh càng phát triển thì đi đôi với nó là các HVVP QTG ngày càng nhiều và phổ biến. Và trong tất cả các lĩnh vực bị xâm phạm bản quyền thì xâm phạm bản quyền điện ảnh luôn ở mức độ cao, càng ngày càng tăng theo cấp số nhân. Hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, uy tín của chủ sở hữu mà còn xâm phạm nghiêm trọng QTG được pháp luật bảo vệ. Bên cạnh những bộ phim được công chiếu chính thức, thì có hàng loạt các bản tóm tắt nội dung phim và các bộ phim được đăng tải lên trên mạng trực tuyến, và thử hỏi trong số đó có bao nhiêu phim đã xin phép và có sự đồng ý của tác giả? Đây chỉ là
  13. 2 một trường hợp nhỏ trong vô vàn các trường hợp bị xâm phạm về QTG và các quyền liên quan đến QTG. Đó là thực tế khách quan mà pháp luật nước ta cần phải quan tâm hơn nữa nhằm bảo vệ QTG cũng như ngăn chặn những hành vi tiêu cực, xâm phạm đến quyền và lợi ích của tác giả. Vì vậy cần phải có sự thay đổi về pháp luật SHTT, ban hành các quy định quản lý rõ ràng và cần có biện pháp xử lý mạnh đối với các HVVP. Việc Quốc hội thông qua và ban hành Luật SHTT ra đời đã phần nào hoàn thiện và giúp cho hoạt động nghệ thuật trong nước có nhiều thay đổi tích cực, tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc nhằm bảo hộ hoạt động điện ảnh nói riêng và các đối tượng khác trong Luật SHTT nói chung. Nhưng hiện nay tình trạng này không hề giảm đi, mà còn gia tăng khó kiểm soát. Nhận thức được thực trạng xâm phạm QTG đối với TPĐA ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ những lí do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về Bảo hộ QTG đối với TPĐA, Phân tích, đánh giá, tìm hiểu các quy định của pháp luật về Bảo hộ QTG đối với TPĐA. Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật bảo hộ QTG đối với TPĐA trong thực tiễn để rút ra được những mặt còn tồn tại và bất cập của pháp luật. Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong việc bảo hộ QTG đối với TPĐA. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được những mục tiêu tổng quát nêu trên. Thì cần phải xác định được những mục tiêu cụ thể sau: Phân tích và tìm hiểu về các cơ sở lý luận trong việc bảo hộ QTG đối với TPĐA như: Khái niệm, đặc điểm của bảo hộ QTG đối với TPĐA, vai trò và các
  14. 3 nguyên tắc cơ bản liên quan đến việc thực hiện pháp luật về bảo hộ QTG đối với TPĐA. Phân tích và làm rõ nội dung về các quy định của PL Việt Nam hiện hành về bảo hộ QTG đối với TPĐA. Đưa ra những dẫn chứng, ví dụ cụ thể để làm rõ tình trạng thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hộ QTG đối với TPĐA để có cơ sở đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế về quy định pháp luật về bảo hộ QTG đối với TPĐA. Đưa ra các kiến nghị, giải pháp để sửa đổi và bổ sung một số quy định của Luật SHTT hiện hành để Luật SHTT hoàn thiện và xóa bỏ được những khó khăn, bất cập. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra ra nghiên cứu đề tài, luận văn cần trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Pháp luật về bảo hộ QTG trong lĩnh vực điện ảnh phải sửa đổi, bổ sung như thế nào nhằm đảm bảo quyền giữa các bên tham gia? Câu hỏi 2: Sự phát triển của điện ảnh đặt ra những vấn đề gì đối với bảo hộ QTG. Một trong những vấn đề đó chính là sự đảm bảo cân bằng lợi ích của tác giả hoặc chủ sở hữu TP với quyền tiếp cận tri thức, thụ hưởng văn hóa, nghệ thuật của người dân? Câu hỏi 3: Thực tiễn thi hành pháp luật về việc bảo hộ QTG đối với TPĐA. Theo đó cần phải chỉnh sửa như thế nào để nhằm đảm bảo được sự cân bằng lợi ích của người sáng tạo và lợi ích công cộng?
  15. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các lý thuyết về bảo hộ QTG, quy định của pháp luật SHTT Việt Nam và các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên về bảo hộ QTG và thực tiễn bảo vệ QTG thông qua thực tiễn áp dụng pháp luật và các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo hộ QTG. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi về nội dung Tác giả nghiên cứu Luận văn một cách toàn diện, khái quát nhất về những quy định của hệ thống văn bản PL Việt Nam trong các lĩnh vực nghệ thuật, khoa học, giáo dục….. và bảo hộ QTG trong các lĩnh vực này. Và trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ chuyên ngành về luật kinh tế, luận văn tập trung vào nghiên cứu vấn đề bảo hộ QTG đối với TPĐA. Cụ thể là nghiên cứu về bảo hộ QTG nhằm đảm bảo bảo vệ các quyền của người sáng tạo TP. Từ đó đưa ra các phân tích cũng như đánh giá khách quan về vấn đề bảo hộ QTG về TPĐA. Nêu lên được các kiến nghị và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện hơn đối với hệ thống quy định của PL hiện nay. 4.2.2. Phạm vi về thời gian Tác giả tập trung chủ yếu tìm hiểu và phân tích, làm rõ các nội dung về bảo hộ QTG đối với TPĐA từ năm 2005 đến nay. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật trong nước BLDS; Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015; Luật SHTT; Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020; BLHS và các văn bản hướng dẫn luật; Luật điện ảnh năm 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2009) của bảo hộ QTG đối với TPĐA. 4.2.3. Phạm vi về không gian Luận văn tập trung trình bày về thực tiễn áp dụng pháp luật và các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đang diễn ra trong phạm vi cả nước từ đó nghiên cứu đưa ra giải pháp giải quyết các vấn đề còn tồn tại liên quan đến lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh.
  16. 5 5. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu dựa trên sự kết hợp giữa các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua đó cũng tạo tiềm lực vững mạnh để xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Đồng thời tác giả cũng nghiên cứu các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền SHTT của nước ta. Đây được xem như là phương pháp luận khoa học. Được tác giả sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận văn nhằm xem xét, đánh giá khách quan về thực tiễn thi hành pháp luật trong vấn đề bảo hộ QTG đối với TPĐA nói riêng và các TP văn học, khoa học, nghệ thuật nói chung. Xét trên khía cạnh đề tài là một công trình nghiên cứu khoa học pháp lý. Thì luận văn cũng được nghiên cứu bằng các phương pháp khoa học như: Phân tích, tổng hợp, so sánh luật học,… Nhưng trong đó tác giả sử dụng chủ yếu hai phương pháp đó là: a. Phương pháp tổng hợp: được tác giả dùng khi xem xét đánh giá một vấn đề nhằm rút ra những kết luận chung nhất, để đưa ra các kiến nghị cũng như biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý đối với quyền bảo hộ tác giả trong TPĐA. Và phương pháp này sẽ được sử dụng xuyên suốt của Luận văn b. Phương pháp phân tích - so sánh: được sử dụng chủ yếu tại Chương II của Luận văn. Việc sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá bình luận và làm sáng tỏ các quan điểm cũng như những nội dung, vấn đề nghiên cứu của luận văn. Đồng thời cũng nêu lên được sự tương đồng hoặc ưu, hạn chế của hệ thống PL Việt Nam so với các nước khác. 6. Nội dung nghiên cứu Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu hai chương: Chương I: Khái quát về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh.
  17. 6 Chương II: Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh và các kiến nghị hoàn thiện. 7. Đóng góp của đề tài Một là, đề tài cung cấp cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn của hệ thống quy định pháp luật về bảo hộ QTG không chỉ trong PL Việt Nam mà còn trong pháp luật quốc tế. Hai là, kết quả nghiên cứu luận văn cũng đã đánh giá về thực trạng thi hành pháp luật hiện nay trong việc bảo hộ QTG đối với TPĐA. Tác giả hy vọng những kiến nghị được đề xuất sẽ có giá trị thiết thực, hữu ích đối với việc hoàn thiện nâng cao hệ thống pháp lý trong bảo hộ QTG nói chung. Ngoài ra, khóa luận này có thể cung cấp thông tin, sử dụng làm tài liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, làm tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ luật sư, kiểm soát viên…..Làm tài liệu tham khảo để sửa đổi, bổ sung Luật SHTT. 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Hiện nay, xuất hiện khá nhiều luận văn, đề tài nghiên cứu về vấn đề bảo hộ QTG đối với TPĐA. Các đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo đăng tạp chí, luận văn gần đây mới đề cập đến xâm phạm QTG đối với TPĐA, cụ thể là: Công trình: Sáng tạo văn học, nghệ thuật và quyền tác giả ở Việt Nam năm 2005 của tác giả Vũ Mạnh Chu, NXB Chính trị quốc gia. Giới thiệu khái quát chung về hệ thống PL của Việt Nam và thực trạng vi phạm QTG chủ yếu qua ba khía cạnh chính: một là pháp lý, hai là thực thi và cuối cùng là du khảo văn hóa. Công trình: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên Internet theo quy định của Điều ước Quốc tế và Pháp luật của Việt Nam năm 2016 của tác giả Nguyễn Thu Hương, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn này đi sâu nghiên cứu về vai trò cũng như làm nổi bật ý nghĩa quan trọng của việc bảo hộ QTG đối với TPĐA Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung. Luận văn nghiên cứu các văn kiện quốc tế, điều ước quốc tế, pháp luật của một số quốc gia nhằm so sánh sự tương đồng khác biệt đối với hệ thống quy định PLVN. Bên cạnh đó TP này cũng
  18. 7 làm nổi bật những ưu điểm cũng như hạn chế các quy định trong hệ thống văn bản PL Việt Nam so với quốc tế và một số quốc gia trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giá đối vơí TPĐA. Công trình: Thực trạng giải quyết tranh chấp về quyền tác giả tại Việt Nam giai đoạn 2006-2012 và một số đề xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật và thực thi về sở hữu trí tuệ năm 2012 của nhóm tác giả: Nguyễn Hợp Toàn, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trần Văn Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nội dung nghiên cứu về việc khai thác, sử dụng QTG, quyền liên quan thông qua hoạt động chuyển giao quyền, ủy thác quyền cho tổ chức đại diện, tổ chức quản lý tập thể; một cách cụ thể. Đồng thời tác giả còn tập trung phân tích về một số vụ tranh chấp về QTG. Nhằm làm rõ các nguyên nhân để rồi từ đó đề xuất giải pháp cũng như kiến nghị góp phần làm hoàn thiện hệ thống PL Việt Nam. Công trình: Copyright Protection of Formats in the European Single Market của tác giả Maximilian von Grafenstein. Công trình tập trung nghiên cứu trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu tin học pháp lý Châu Âu năm 2012. Công trình: “The Lifespan for Copyright of Audiovisual Works” Năm 2012, báo cáo của IRIS plus. Công trình đề cập chủ yếu đến việc xác định thời hạn bảo hộ các TPĐA, thời điểm TPĐA thuộc về công chúng ở theo pháp luật các quốc gia ở Châu Âu nhìn nhận dưới góc độ luật Bản quyền của Anh. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên, chỉ mang tính khái quát, gợi mở về các quy định của pháp luật về bảo hộ QTG đối với TPĐA, cũng như là có những so sánh các quy định pháp luật về bảo hộ QTG đối TPĐA tại Việt Nam so với các quy định của pháp luật quốc tế. Chỉ có một số công trình tập trung vào việc phân tích thực trạng pháp luật về bào hộ QTG đối với TPĐA, để chỉ ra được những hạn chế, bất cập còn tồn tại. Từ đó, có thể đề xuất các giải pháp khắc phục và hoàn thiện pháp luật về bảo hộ QTG đối với TPĐA. Tuy nhiên, nghiên cứu, phân tích, đánh giá pháp luật về bảo hộ QTG đối với TPĐA và việc áp dụng các quy định này một cách có hệ thống toàn diện thì dường như vẫn còn thiếu một công trình như vậy. Các công trình nghiên cứu nêu
  19. 8 trên sẽ là cơ sở, tiền đề để tác giả thực hiện đề tài, góp phần đưa ra những giải pháp thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế trong xã hội hiện nay. Luận văn của tác giả sẽ tiếp tục triển khai và nghiên cứu những nội dung sau: Một là, phân tích cơ sở lý luận cho việc xây dựng và hoàn thiện khái niệm về bảo hộ QTG đối với TPĐA, tổng kết và phân tích sự phát triển của các quy định về bảo hộ QTG đối với TPĐA. Hai là, bình luận, đánh giá, phân tích về các quy định của pháp luật về bảo hộ QTG đối với TPĐA và nêu ra các thực trạng về bảo hộ QTG đối với TPĐA. Từ đó, chỉ ra được những tồn tại hạn chế tồn tại của pháp luật hiện hành. Ba là, dựa trên cơ sở thực thi các quy định về bảo hộ QTG đối với TPĐA, luận văn sẽ phân tích, chỉ ra được những hạn chế, bất cấp trong quá trình thực hiện các quy định về bảo hộ QTG đối với TPĐA trong thực tiễn. Từ đó đưa ra đề xuất, giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về bảo hộ QTG đối với TPĐA trong thực tiễn.
  20. 9 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH 1.1. Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giả 1.1.1. Khái niệm quyền tác giả Theo dòng phát triển pháp luật của các quốc gia trên thế giới về quyền sở hữu trí tuệ nói chung, thuật ngữ quyền tác giả ngày càng được nhìn nhận dưới góc độ rộng hơn về bản chất và giới hạn bảo hộ, đồng thời xác định rõ và cụ thể hơn hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền tác giả và ghi nhận ngày càng nhiều những biện pháp hữu hiệu hơn để bảo hộ sản phẩm trí tuệ của tác giả khỏi hành vi xâm phạm này. Mặc dù hệ thống pháp luật giữa các quốc gia là khác nhau dẫn đến việc mỗi nơi có cách định nghĩa riêng về quyền tác giả, tuy nhiên, về ghi nhận chung thì quyền tác giả được biết đến như một loại quyền chính đáng của những người sáng tạo, những người tham gia vào hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khoa học. Theo từ điển Tiếng Việt, Tác giả là người sáng tác một TP văn học, nghệ thuật, hoặc khoa học 1. Như vậy tác giả là người sáng tạo ra các TP viết như sách, kịch, thơ,...Nói chính xác hơn, tác giả là người đã tạo ra hoặc ban sự sống cho một thứ gì đó và có trách nhiệm đối với thứ đó hay nói cách khác đó là QTG. Trong pháp luật quốc tế, khái niệm về QTG đã quy định những trường hợp đồng ý hoặc không đồng ý cho phép người khác sử dụng TP, phổ biến TP của tác giả. Hệ thống pháp luật dân sự đã bảo vệ các quyền vốn có của tác giả. Theo dòng lịch sử nước ta, khái niệm về QTG cũng được biết đến từ đầu thập niên 40 của TK XX, QTG được xem là quyền quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhằm tạo nên những TP mang giá trị tinh thần cũng như phục vụ cho sự nghiệp dựng và giữ nước ngày càng phát triển trong mọi lĩnh vực.2 Pháp luật Việt Nam cũng đã xây dựng và dần hoàn thiện để quy định đầy đủ hơn về lĩnh vực quyền tác giả. Chế định quyền tác giả được ghi nhận trong các 1 Lưu Văn Hy (2009), Từ điển tiếng Việt, NXB Thanh Niên, tr.908 2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017). “Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ”, NXB Công an Nhân dân, Tr.33
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2