intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo đảm an toàn thực phẩm tươi sống theo pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

37
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo đảm an toàn thực phẩm tươi sống theo pháp luật Việt Nam" nhằm góp phần làm rõ thêm lý luận pháp luật, cũng như thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống.Từ đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo đảm an toàn thực phẩm tươi sống theo pháp luật Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH HỒ THỊ THU HÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã ngành: 8380107 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH HỒ THỊ THU HÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã ngành: 8380107 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS TRẦN THỊ THU HÀ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ “BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG a a a a a a a TRONG LĨNH VỰC BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và a a a a a a a a a a a a a a a a nghiêm túc. a Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công a a a a a a a a a a a a a a a a a a trình. a Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do tôi tự thực hiện, trung thực a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a và không trùng lặp với các đề tài khác. a a a a a a a a Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với những cam đoan của mình. TP.HCM, ngày tháng năm 2023 Tác giả
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Thu Hà đã tân tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi thực hiện hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện. Xin chân thành Đảng ủy, Ban giám đốc và các anh chị em đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này. Trân trọng!
  5. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải 1 ATTP An toàn thực phẩm 2 BVQLNTD Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 3 NTD Người tiêu dùng 4 TTTM Trọng tài thương mại 5 TAND Toà án nhân dân 6 ASXH An sinh xã hội 7 SX&KD Sản xuất, kinh doanh 8 NĐTP Ngộ độc thực phẩm 9 TPTS Thực phẩm tươi sống 10 VPPL Vi phạm pháp luật 11 VPHC Vi phạm hành chính 12 Sở CT Sở Công thương 13 VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật 14 QLNN Quản lý nhà nước 15 CS Cơ sở 16 HH&DV Hàng hoá và dịch vụ 17 KTTT Kinh tế thị trường 18 BYT Bộ Y tế 19 Bộ CT Bộ Công thương 20 Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 21 QLTT Quản lý thị trường 22 TTDS Tố tụng dân sự
  6. iv DANH MỤC BẢNG/ BIỂU ĐỒ STT Tên bảng 1 Bảng 2.1: Số lượng vụ khiếu nại, yêu cầu của NTD qua Tổng đài 18006838 2 Bảng 2.2: Khiếu nại, yêu cầu tại các Sở CT và UBND cấp huyện trên toàn quốc
  7. v MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU ............................................................................................................. 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 3 2.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................... 3 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................ 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 4 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 4 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 5 7.1. Đóng góp về lý luận ........................................................................................... 5 7.2. Đóng góp về thực tiễn ......................................................................................... 5 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU..................................................... 5 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG ............................................................................................................................. 9 1.1. Khái quát về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống ..................................................................................................... 9 1.1.1. Khái quát về an toàn thực phẩm tươi sống .................................................... 9 1.1.2. Khái niệm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống ................................................................................................. 12 1.1.3. Ý nghĩa của bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống ........................................................................................ 15 1.2. Khái quát pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống .............................................................................. 18 1.2.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống ........................................................................... 18
  8. vi 1.2.2. Nội dung pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống ........................................................................... 19 1.3. Các yếu tố chi phối hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống ........................... 22 1.3.1. Yếu tố về kiến thức và thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng thực phẩm tươi sống ................................................................................................................... 22 1.3.2. Yếu tố về điều kiện kinh tế & xã hội và kỹ thuật, công nghệ....................... 23 1.3.3. Yếu tố về nhận thức pháp lý của cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống .. 24 1.3.4. Yếu tố về năng lực của chủ thể quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tươi sống. .......................................................................................................................... 24 1.3.5. Yếu tố về hiệu quả giải quyết tranh chấp giữa thương nhân và NTD trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tươi sống .................................................................... 25 Kết luận Chương 1 ..................................................................................................... 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........................................................................................... 28 2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống .............................................................................. 28 2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về việc đảm bảo các quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống ..................................... 28 2.1.2. Thực trạng quy định pháp luật về các phương thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống .......................... 39 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống tại Việt Nam ....................................... 46 2.2.1. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống ................................. 46 2.2.2. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về các phương thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống ............... 54 Kết luận Chương 2 ..................................................................................................... 61 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
  9. vii NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG ............................................................................................................... 62 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống ...................................................... 62 3.1.1. Thể chế hoá quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống ............... 62 3.1.2. Phải bảo đảm khả năng tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thông qua các thiết chế tài phán ............................................................................................... 64 3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ, khoa học và có tính khả thi cao. ............................ 65 3.2. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trên thực tiễn ..................................................................................... 66 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống............................................................... 66 3.2.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống ................................................................................................................................... 75 Kết luận Chương 3 ..................................................................................................... 81 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 82 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .............................. i DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................ii
  10. 1 1. GIỚI THIỆU Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu hàng ngày, cung cấp năng lượng và dinh dưỡng để con người hoạt động. Thực phẩm đóng vai trò là nhân tố thiết yếu để con người được sống và hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, thực phẩm cũng là nguồn gây những vấn đề bất lợi đối với sức khỏe con người nếu sử dụng thực phẩm nguy hại. Chính vì vậy, việc đảm bảo ATPP có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Phần lớn các quốc gia trên thế giới đều thấy được sự quan trọng của đảm bảo ATTP trong quá trình phát triển KT&XH; bởi ATTP không chỉ ảnh hưởng đến con người mà rộng hơn là vấn đề sức khỏe, ASXH và đặc biệt là sự phát triển của các thế hệ tương lai của mỗi quốc gia. Quá trình phát triển KT&XH sẽ thúc đẩy các thực phẩm được SX&KD ngày càng đa dạng, với nhiều chủng loại sản phẩm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển thì vấn đề đảm bảo ATTP được đặt ra là một thách thức lớn với hoạt động quản lý của nhà nước. Theo thống kê của BYT, từ 1/1 đến 31/5/2020, toàn quốc ghi nhận 48 vụ NĐTP làm hơn 870 người mắc, 824 người nhập viện điều trị và 22 người tử vong. So sánh với cùng kỳ năm 2019, tăng 11 vụ (29,7%) NĐTP, số người mắc tăng 18 người và tử vong tăng 17 người1. Có thể thấy trong lĩnh vực ATTP thì NTD là chủ thể chịu ảnh hưởng trực tiếp về sức khoẻ, tính mạng; đặc biệt đối với các loại TPTS luôn tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn nếu trong quá trình sản xuất, chế biến, phân phối không bảo đảm các quy định về ATTP. Nhận thức được tầm quan trọng việc bảo vệ NTD trong lĩnh vực đảm bảo ATTP tươi sống; trong những năm qua khung pháp lý về BVQLNTD trong lĩnh vực ATTP tươi sống ngày càng được hoàn thiện với sự ra đời của Luật ATTP năm 2010, Luật BVQLNTD năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh nhiều kết quả đạt được góp phần tích cực trong việc bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của NTD thực phẩm tươi sống (TPTS); đẩy lùi và ngăn chặn các hành VPPL luật về ATTP của các CS kinh doanh TPTS trong thời gian qua thì các quy định về 1 Đào Ánh Vân (2021), “Xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Hà Nội
  11. 2 BVQLNTD trong lĩnh vực ATTP tươi sống vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, chẳng hạn như: (i) Các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về ATTP ban hành chậm dẫn đến tình trạng khó khăn khi áp dụng trên thực tiễn; (ii) Hiện nay, có rất nhiều VBQPPL liên quan đến ATTP nói chung, tuy nhiên việc hệ thống hóa các văn bản này chưa được thực hiện dẫn đến áp dụng trên thực tiễn hết sức khó khăn. Cùng một vấn đề nhưng quá nhiều VBQPPL điều chỉnh. Ví dụ, về SX&KD sữa tươi phải áp dụng không dưới 25 VBQPPL, trong đó 06 Luật, 06 Nghị định, 13 thông tư hướng dẫn, liên quan đến 09 thủ tục hành chính, 05 cơ quan QLNN chưa kể đến các lĩnh vực khác như xử lý VPHC, QLTT, môi trường2…vvv. Bên cạnh chịu sự điều chỉnh của Luật ATTP năm 2010 thì pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực ATTP tươi sống còn được quy định bởi Luật BVQLNTD năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Có thể nói, sau hơn 10 năm thi hành, đã xuất hiện nhiều vấn để bất cập trong chính các quy định của Luật BVQLNTD và các văn bản hướng dẫn. Sự bất cập này có thể đến từ việc sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực và thế giới cũng như sự xuất hiện của nhiều phương thức kinh doanh, tiêu dùng mới mà thời điểm xây dựng Luật chưa xuất hiện. Sự bất cập này còn xuất hiệu do sự thay đổi của chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực khác có sự thay đổi dẫn đến sự không phù hợp, sự “vênh” giữa các văn bản pháp luật hiện hành3 Thực trạng trên cho thấy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện cả về CS lý luận và thực tiễn pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống nhằm đánh giá những ưu điểm, hạn chế, vướng mắc, đồng thời đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống là rất cần thiết và khách quan, đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ NTD trong tình hình mới. Với các vấn đề nêu trên thì tác giả đã chọn đề tài luận văn “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo đảm an toàn thực phẩm tươi sống theo pháp luật Việt Nam”. 2 Đặng Công Hiến (2017), Một số đánh giá về pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại của Việt Nam, Tạp chí Công thương, số 9 (8/2017), 3 Bộ Công thương (2022), Báo cáo số 155/BC-BC ngày 19 tháng 9 năm 2022 về tổng kết thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội
  12. 3 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát Luận văn nhằm góp phần làm rõ thêm lý luận pháp luật, cũng như thực trạng pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống.Từ đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống trong thời gian tới 2.2. Mục tiêu cụ thể Luận văn có ba mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống; Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh về BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống; từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục Thứ ba, phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống tại VN trong thời gian qua. Từ đó chỉ ra những vướng mắc, khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống; 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn sẽ trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Tại sao phải BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống? Câu 2: Các quy định pháp luật pháp luật và việc tổ chức thực hiện pháp luật ở VN hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu hoạt động BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống hay chưa? Câu 3: Làm thế nào để bảo vệ hiệu quả hoạt động BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống ở điều kiện nước ta hiện nay? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thứ nhất, Các học thuyết, quan điểm khoa học pháp lý về BVQLNTD và ATTP Thứ hai, Các quy định pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống theo Luật ATTP năm 2010; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết
  13. 4 thi hành một số điều của Luật ATTP; Nghị định 115/2018/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP) Luật BVQLNTD năm 2010; Nghị định 99/2011/NĐ- CP hướng dẫn Luật BVQLNTD …vvv; và các văn bản pháp luật có liên quan; Thứ ba, Các số kiệu thống kê của các cơ quan, tổ chức có liên quan về thực tiễn thực hiện pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống. là chế định có nội hàm tương đối rộng với nhiều nội dung khác nhau. Tuy nhiên với khuôn khổ của Luận văn thạc sĩ luật tác giả chỉ tập trung phân tích 2 nội dung cơ bản pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống.; bao gồm: (i) Quy định về việc đảm bảo các quyền lợi của NTD trong lĩnh vực đảm bảo ATTP tươi sống; (ii) Quy định về các phương thức BVQLNTD trong lĩnh vực đảm bảo ATTP tươi sống - Phạm vi về thời gian: Kể từ giai đoạn năm 2016 đến năm 2022 - Phạm vi về địa bàn: Cả nước 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp luật học so sánh, đối chiếu được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu một số vấn đề lý luận về pháp luật BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống. - Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh… được sử dụng trong Chương 2 để làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống ở VN. - Phương pháp quy nạp, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng trong Chương 3 khi trình bày các yêu cầu đặt ra và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống ở VN 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Luận văn nghiên cứu về các CS lý luận và các quy định pháp luật của VN về BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống. Tiếp đến, luận văn sẽ tiến hành phân tích & đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm
  14. 5 ATTP tươi sống trong thời gian qua. Từ đó, luận văn đề xuất những kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện pháp luật BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống; nhằm khắc phục những bất cập, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn áp dụng 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 7.1. Đóng góp về lý luận Luận văn được hoàn thành sẽ là công trình nghiên cứu có hệ thống pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực đảm bảo ATTP tươi sống. Từ những nghiên cứu lý luận và phân tích đánh giá về tình hình thực thi pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực đảm bảo ATTP tươi sống hiện nay, trên CS nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật của một số nước trên thế giới, Luận văn đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Kết quả nghiên cứu của Luận văn có giá trị tham khảo cho các cơ quan QLNN trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực đảm bảo ATTP tươi sống; góp phần xây dựng cơ chế chỉ đạo và điều hành công tác tổ chức thực hiện pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực đảm bảo ATTP tươi sống ở VN. 7.2. Đóng góp về thực tiễn Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy tại các CS đào tạo chuyên ngành luật; có giá trị tham khảo đối với các cơ quan QLNN trong quá trình thực thi, giải quyết các vấn đề liên quan 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Trong giai đoạn hiện nay, BVQLNTD trong lĩnh vực đảm bảo ATTP tươi sống là một vấn đề hết sức quan trọng, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới NTD mà còn có tác động đến sự phát triển bền vững của xã hội. Vấn đề BVQLNTD trong lĩnh vực đảm bảo ATTP tươi sống mặc dù xuất hiện và được đề cập trong khoa học luật ở VN; tuy nhiên chưa được các luật gia quan tâm nghiên cứu nhiều mà đa số tập trung nghiên cứu về ATTP nói chung. Tuy nhiên, có thể kể tên một số công trình tiêu biểu có liên quan như sau: Thứ nhất, Nhóm các bài bài khoa học - Nguyễn Tuấn Vũ (2016), “Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP: Nhìn từ khía cạnh QLNN và quyền lợi NTD”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 9(103)/2016. Bài viết đã
  15. 6 trình bày khái quát về giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, một số nội dung cơ bản và bàn luận liên quan đến giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. - Phạm Văn Hảo (2017), “Chế tài xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm”, Tạp chí Luật học. Số 5/2017. Bài viết đề cập các quyền của người tiêu dùng thực phẩm và các hành vi được coi là vi phạm quyền của người tiêu dùng thực phẩm; đánh giá thực trạng các chế tài xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; đưa ra một số góp ý nhằm hoàn thiện hệ thống chế tài xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. - Vũ Thị Thanh Huyền (2018), “Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý nhà nước. Bài viết đã phân tích và đánh giá những kết quả đạt được trong việc thực hiện pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm; từ đó chỉ ra những hạn chế cần khắc phục và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác này. - Võ Trung Tín, Trương Văn Quyền, Nguyễn Thị Hồng Thắm (2016), “Thực tiễn áp dụng pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối thành phố Hồ Chí Minh và các kiến nghị”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Số 19/2016. Bài viết đã phân tích thực trạng tình hình an toàn thực phẩm và thực trạng áp dụng pháp luật về an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối TP. Hồ Chí Minh, từ đó chỉ ra các bất cập và đưa ra một số kiến nghị. - Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh (2016), “Thực trạng phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm và một số kiến nghị”, Tạp chí Khoa học pháp lý. Số 9(103)/2016. Bài viết đã tập trung phản ánh thực trạng phòng ngừa các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm tại Việt Nam hiện nay;từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa các hành vi vi phạm này trong thời gian tới. Thứ hai, Nhóm các luận văn/luận án - Nguyễn Thị Vi Bình (2020), “Pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực ATTP và thực tiễn tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội. Luận văn đã trình bày những vấn đề lí luận về BVQLNTD trong lĩnh vực ATTP. Phân tích thực trạng pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực ATTP và thực tiễn thực thi
  16. 7 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vấn đề này. - Chu Bích Ngọc (2017), “Thực tiễn thi hành pháp luật về ATTP trong việc BVQLNTD ở VN”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội. Luận văn đã trình bày khái quát về thực phẩm, ATTP đối với NTD và pháp luật về ATTP trong việc BVQLNTD ở VN. Phân tích, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về ATTP trong việc BVQLNTD. Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vấn đề này ở VN. - Trịnh Trung Kiên (2018), “Pháp luật BVQLNTD trong lĩnh vực ATTP từ thực tiễn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường ĐH Mở Hà Nội. Luận văn đã làm rõ và phân tích những vấn đề lý luận về BVQLNTD trong lĩnh vực vệ sinh, ATTP như các khái niệm, đặc điểm, các biện pháp BVQLNTD trong lĩnh vực ATTP. Phân tích những hạn chế, vướng mắc khi áp dụng pháp luật bảo vệ quyền lợi của NTD và pháp luật về ATTP. Trên CS đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị, các nhóm giải pháp nhằm tăng cường BVQLNTD trong lĩnh vực ATTP. - Vũ Kiều Vân (2018), “Thực trạng thi hành Luật ATTP 2010 - Những bất cập và hướng hoàn thiện”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường ĐH Mở Hà Nội. Luận văn đã l àm rõ một số vấn đề lý luận cũng như phân tích, đánh giá các quy định hiện hành của Luật ATTP năm 2010. Trên CS chỉ ra hạn chế, vướng mắc trong quy định pháp luật và từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật ATTP. - Phạm Văn Hảo (2017), Pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh thực phẩm ở VN hiện nay, Luận án Tiến sĩ luật học, HVKHXH. Đây là một trong những công trình nghiên cứu sâu về lĩnh vực VSATTP ở góc độ bảo đảm quyền lợi cho NTD thực phẩm. Ở đề tài này, tác giả đã phân tích, làm rõ một số khái niệm có liên quan như VSATTP, việc thực hiện pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực VSATTP, đồng thời đánh giá việc thực hiện và đưa ra các giải pháp để BVQLNTD trong lĩnh vực VSATTP. - Đặng Công Hiến (2010), Pháp luật về kiểm soát vệ sinh ATTP trong hoạt động thương mại ở VN, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật - ĐH QGHN. Nét nổi bật của luận văn là tác giả đề cập ở góc độ pháp luật về VSATTP về mặt hình thức pháp lý, hệ thống văn bản pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại; nội dung, các quy định kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại. Nhìn chung việc đánh giá khá
  17. 8 bao quát và đầy đủ, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu lại tương đối hẹp, chỉ hướng đến việc kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại, trong khi đó vấn đề VSATTP đòi hỏi phải được nghiên cứu toàn diện về mọi mặt. Nhìn chung, các tài liệu cũng đã cung cấp các thông tin tương đối đầy đủ và toàn diện về khái niệm, cấu trúc pháp luật về ATTP và BVQLNTD. Bên cạnh đó, nhiều công trình cũng đề cập đến việc thực hiện pháp luật về ATTP và BVQLNTD. Do vậy, ở mức độ nhất định, trong quá trình nghiên cứu, Luận văn sẽ có sự tiếp thu, kế thừa những thành quả, các giá trị mà các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra, làm nền móng cho việc tiếp tục nghiên cứu về cả trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Ngoài ra, một số tài liệu đã đề cập đến kinh nghiệm thế giới về xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP và BVQLNTD .Đây là những kết quả nghiên cứu quý báu sẽ được kế thừa nhằm có những kiến nghị phù hợp cho việc hoàn thiện pháp luật VN. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu trực diện về pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống hiện nay còn rất ít, còn thiếu vắng các công trình nghiên cứu khái niệm, nội dung pháp luật về BVQLNTD trong lĩnh vực bảo đảm ATTP tươi sống. Đây cũng là nội dung luận văn sẽ phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện.
  18. 9 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG 1.1. Khái quát về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống 1.1.1. Khái quát về an toàn thực phẩm tươi sống 1.1.1.1. Quan niệm về thực phẩm tươi sống Từ khi con người bắt đầu xuất hiện trên trái đất đã cần đến thực phẩm để duy trì sự sống. Ở mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ khác nhau lại có những loại thực phẩm đặc trưng của mình. Tuy nhiên, thực phẩm hay còn gọi theo cách thông thường là thức ăn là bất kỳ thứ gì mà con người có thể ăn uống được. Thực phẩm bao gồm 3 nhóm chính là chất đạm, chất béo, và tinh bột. Trước đây, nguồn thực phẩm chủ yếu là do con người săn bắt, hái lượm được. Khi con người biết trồng trọt, chăn nuôi thì nhiều loại thực phẩm khác nhau đã ra đời để thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ thực phẩm ngày càng lớn4. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì những thực phẩm tiện lợi hơn như: thực phẩm ăn liền, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chức năng được sử dụng rộng rãi bởi chúng rất tiện ích, nhanh gọn và dễ sử dụng. Trong khoa học hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về “định nghĩa thực phẩm”. Tác giả Trần Quốc Khánh cho rằng: “Thực phẩm là một loại sản phẩm phổ biến nhất liên quan đến hoạt động sống của con người, hầu hết các loại sản phẩm mà con người có thể ăn hoặc uống được đều có thể gọi là thực phẩm, trừ các loại dùng để chữa bệnh”5. Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Nữ Linh Tâm lại nhìn nhận:“Thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho con người, phát triển duy trì sự sống và lao động, thực phẩm cũng chính là 4 Phí Trung Kiên (2018), “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ”, Luận văn thạc sĩ luật học, Viện Đại Học Mở Hà Nội, tr.23 5 Trần Quốc Khánh (2019), An toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ luật học, HVKHXH, tr.33
  19. 10 nguồn gây ngộ độc cho con người nếu như chúng ta không tuân thủ những biện pháp vệ sinh thực phẩm hữu hiệu”6. Dưới góc độ pháp lý, thì khoản 20, Điều 2, Luật ATTP năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) định nghĩa: “Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm”. Như vậy, Luật ATTP xác định phạm vi thực phẩm tương đối rộng theo nghĩa là: “sản phẩm mà con người ăn, uống”. Tuy nhiên, sản phẩm sẽ chỉ được coi là thực phẩm khi đáp ứng được các điều kiện an toàn cho con người và phù hợp với văn hóa của cộng đồng. Đồng thời, định nghĩa trên cũng loại trừ mỹ phẩm, thuốc lá và dược phẩm. Thực phẩm có thể được nhận dạng qua nhiều dạng như: thực phẩm đã qua chế biến (thực phẩm ăn liền, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm sơ chế) hoặc còn tươi sống; có thể là nước uống, sữa, rượu, bia; cũng có thể là dược phẩm (thực phẩm chức năng) và thực phẩm có xuất xứ từ động vật hoặc thực vật. Như vậy, thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng giúp con người phát triển về thể chất và trí tuệ, mà nó còn giúp chúng ta duy trì sự sống và sức lao động. Ngoài ra, thực phẩm còn có thể gây ra ngộ độc cho con người nếu như thực phẩm không được bảo đảm an toàn hoặc chế biến đúng cách. Trên cơ sở khái niệm về thực phẩm tại Khoản 20 thì nhà làm luật tiếp tục đưa ra định nghĩa về “Thực phẩm tươi sống” tại khoản 21, Điều 2, Luật ATTP năm 2010 sửa đổi, bổ sung 2018 như sau: “Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến”. 1.1.1.2. Khái niệm về an toàn thực phẩm tươi sống “ATTP” là một khái niệm khoa học có nội dung rộng hơn khái niệm vệ sinh thực phẩm hay chất lượng thực phẩm. Bởi , để biết thực phẩm có an toàn hay không, cần dựa vào một CS hiểu biết có tính khoa học, cho phép trả lời đâu là an toàn, đâu là nguy hại, bởi vì các chất độc có thể tích tụ trong cơ thể thời gian dài, ảnh hưởng đến sức khỏe một cách thầm lặng trước khi phát bệnh. Do đó, có ý kiến cho đã nhận định: ATTP với ý 6 Nguyễn Nữ Linh Tâm (2018), “Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị”, Luận văn thạc sĩ luật học Trường ĐH Luật, ĐH Huế, tr.31
  20. 11 nghĩa là những hành động của con người nhằm ngăn chặn các mối nguy, hạn chế và xử lý hậu quả do thực phẩm không an toàn gây ra đối với con người, động thực vật7. Trên thế giới, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về “ATTP”. Cụ thể như sau: * Theo định nghĩa của Tổ chức Lương thực - Nông nghiệp thế giới (FAO), ATTP được định nghĩa “ATTP là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho NTD khi nó được chế biến hoặc/và dùng theo mục đích sử dụng của nó8”. Theo định nghĩa này, ATTP là hoạt động bảo đảm cho thực phẩm không tác động xấu đến sức khỏe của NTD cả khi chế biến và sử dụng. Định nghĩa tuy đã thể hiện tính khái quát hóa nhưng chưa chỉ rõ được tác động của thực phẩm không an toàn đối với NTD, đó là gây hại gì cho NTD : sức khỏe, hay tính mạng, tinh thần,…? *Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “ATTP là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng”9 .Đây là khái niệm khá đầy đủ, tuy nhiên tính khái quát hóa chưa cao. * Theo trang Từ điển bách khoa toàn thực mở vi.wikipedia.org, khái niệm ATTP được đồng nhất với khái niệm ATTP. Theo đó “ATTP là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra…. 10 ”. Theo cách hiểu này, ATTP được xem như là một môn khoa học để giải quyết những vấn đề liên quan đến thực phẩm nhằm bảo đảm thực phẩm không gây ảnh hưởng xấu đến NTD. Dưới góc độ pháp lý, tại Khoản 1, Điều 2, Luật ATTP năm 2010 thì nhà làm luật đã đưa ra định nghĩa về “ATTP” như sau: “ATTP là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người11”. Đây là khái niệm khá khái quát khi nó chứa đựng đầy đủ những nội dung cốt lõi của vấn đề về ATTP. Theo khái niệm này, 7 Trần Thị Hồng Yến (2018), “Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Viện ĐH Mở Hà Nội 8 FAO/WHO (2000), Assuring food safety and quality: Guidelines for strengthening national food control systems (Bảo đảm an toàn và chất lượng thực phẩm: Hướng dẫn tăng cường hệ thống kiểm soát lương thực quốc gia), Geneva; 9 WHO (2002), WHO global strategy for food safety - Safety food for better health, 2002 10 Nguyễn Như Hiếu (2020), “Pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thực hiện tại Thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường ĐH Mở Hà Nội, 11 Khoản 1, Điều 2, Luật ATTP năm 2010
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2