Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 30
download
Luận văn phân tích và làm rõ các khái niệm, nội dung cơ bản, các đặc điểm, ý nghĩa các quy định pháp luật, quá trình hình thành và phát triển, các yếu tố tác động đến quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng hiện nay. Phân tích và làm rõ các quy định pháp luật trong Luật Hôn nhân và Gia đình, quy định về chế độ tài sản của vợ chồng hiện nay để làm cơ sở đánh giá hiệu quả của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRÌNH PHẠM ĐẮC DUY CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HÀ NỘI, năm 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRÌNH PHẠM ĐẮC DUY CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM NAY Ngành: Luật Kinh Tế Mã số: 8380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HÀ THỊ MAI HIÊN HÀ NỘI, năm 2019
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật về tài sản là một trong những chế định quan trọng trong pháp luật Dân sự Việt Nam nói chung và của Luật Hôn nhân và Gia đình nói riêng, đặc biệt là chế định tài sản của vợ chồng. Trong các thời kỳ lịch sử thì có nhiều quy định khác nhau về chế độ tài sản của vợ chồng và cùng với sự phát triển của xã hội thì những quy định về chế độ tài sản của vợ chồng ở mỗi thời kỳ được xây dựng, sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn của Đất Nước. Pháp luật điều chỉnh về chế độ sở hữu tài sản trong mối quan hệ vợ chồng, thể hiện sự công bằng, dân chủ, văn minh, sự phát triển của xã hội và pháp luật, đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay về nhu cầu sở hữu tài sản của con người. Việc nghiên cứu luận văn “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam hiện nay” là cần thiết và có cơ sở khoa học bởi: Thứ nhất: Đánh giá được sự phù hợp của quy định pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng trong quy định của Hiến Pháp, của hệ thống pháp luật của Nhà nước nói chung và Luật Hôn nhân và Gia đình nói riêng. Thứ hai: Xuất phát từ thực tiễn áp dụng pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng hiện nay về các quy định pháp luật còn chưa hoàn thiện và còn nhiều hạn chế, các quy định pháp luật hiện hành về chế độ tài sản của vợ chồng hiện nay vẫn chưa quy định chi tiết, rõ ràng, chưa có văn bản hướng dẫn thi hành, nhiều quy định còn mâu thuẩn, chồng chéo giữa quy định trong Bộ luật Dân sự và quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình dẫn đến công tác áp dụng pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng trong thực tế gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Thứ ba: Thực trạng các tranh chấp về tài sản trong quan hệ pháp luật vợ chồng hiện nay diễn ra thường xuyên và phức tạp, các tranh chấp về tài sản của vợ chồng có giá trị lớn, tài sản tranh chấp đa dạng và phức tạp về nguồn gốc, công sức đóng góp tạo dựng. Nhiều vụ án tranh chấp tài sản của vợ chồng với khối lượng tài sản lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều người, gây tốn kém nhiều thời gian công sức của các cơ quan tố tụng khi giải quyết tranh chấp liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng. Thứ tư: Hiện nay các tranh chấp tài sản của vợ chồng xảy ra thường xuyên dẫn đến tình trạng suy thoái về truyền thống văn hóa, đạo đức, lối sống của con người, phá
- vỡ truyền thống gia đình, làm mất trật tự an toàn xã hội, nảy sinh nhiều mâu thuẫn mới, tranh chấp mới trên nhiều lĩnh vực xã hội. Thứ năm: Công tác xét xử và thi hành án đối với các tranh chấp về tài sản trong quan hệ vợ chồng gặp nhiều khó khăn và vướng mắc vì tranh chấp về tài sản của vợ chồng hiện nay diễn ra thường xuyên và có nhiều tranh chấp phức tạp, giá trị tranh chấp lớn. Công tác xét xử các tranh chấp tài sản của vợ chồng tại Tòa án thường bị quá tải ở những thành phố lớn, đông dân cư như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,… Thứ sáu: Ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn có mật độ dân cư sinh sống đông đúc thì thực trạng vợ chồng ly hôn, thanh chấp tài sản diễn ra ngày càng thường xuyên và phức tạp, nhiều tranh chấp tài sản lớn, diễn biến vụ việc phức tạp từ đó gây khó khăn và áp lực quá tải cho công tác giải quyết các tranh chấp tài sản của vợ chồng. Vì vậy, chế độ tài sản của vợ chồng hiện nay cần phải được nghiên cứu chuyên sâu và làm rõ các khía cạnh của vấn đề. Từ đó, làm cơ sở để nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác áp dụng pháp luật. Từ những lý do đó tác giả nhận thấy được tầm quan trọng của “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay” là rất quan trọng và cần thiết, vấn đề cần phải được nghiên cứu và làm rõ không chỉ ở góc độ khoa học pháp lý mà còn phải nghiên cứu làm rõ vấn đề dưới nhiều góc độ khoa học như: Xã hội học, kinh tế học, đạo đức học… Vì vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ chế độ tài sản của vợ chồng, góp phần hoàn thiện quy định pháp luật, ổn định các quan hệ Hôn nhân và Gia đình, tạo cơ sở pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng. Bên cạnh những hiệu quả của quy định pháp luật hiện hành đem lại và những kết quả trong công tác tố tụng đã đạt được, trong thời gian qua công tác áp dụng pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng còn gặp nhiều khó khăn và cần phải có giải pháp để giải quyết. Vì vậy, việc nghiên cứu luận văn “Chế đội tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay” là cần thiết nhằm làm rõ vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn. Từ đó, chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật, điều hòa mối quan hệ Hôn nhân và Gia đình trong xã hội, nâng cao hiệu quả công tác áp dụng pháp luật trong thực tiễn.
- 2. Tình hình nghiên cứu Chế độ tài sản của vợ chồng là đề tài nghiên cứu khoa học đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ, khía cạnh và địa phương khác nhau như: - Nguyễn Thị Kim Dung (2014), “Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong pháp luật Việt Nam” luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội”. - Lê Thị Hà (2016), “Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam”, luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội”. - Trương Thị Lan (2016) “Chế độ tài sản pháp định theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội”. - Lê Đình Nghị, “Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 ở Việt Nam hiện nay”, luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội. - Đào Thanh Huyền (2017), “Giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong các vụ án ly hôn, từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương”, Luận án tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội”. - Ngoài những tác giả trên, còn nhiều tác giả khác cũng nghiên cứu về “Chế độ tài sản của vợ chồng” dưới nhiều góc độ khoa học và nghiên cứu ở nhiều địa phương khác nhau. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên của các tác giả về cơ bản đã tiếp cận chế độ tài sản của vợ chồng nói chung và chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình nói riêng dưới nhiều góc độ lý luận khoa học và thực tiễn, nghiên cứu thực trạng ở nhiều địa phương là khác nhau. Mỗi công trình nghiên cứu tiếp cận vấn đề ở các khía cạnh khác nhau, nghiên cứu về lý luận, thực tiễn, phân tích đánh giá thực trạng và có những kiến nghị, giải pháp khác nhau phù hợp với từng thời điểm và từng địa phương. Hiện nay tình hình nghiên cứu chế định tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình là rất cần thiết, góp phần đánh giá được hiệu quả và tầm quan trọng của pháp Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 trong thực tiễn áp dụng, ngoài ra, nghiên cứu còn làm rõ những vấn đề tồn tại bất cập hiện nay về chế độ tài sản của vợ chồng. Từ đó đánh giá thực trạng, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu
- quả áp dụng pháp luật. Đặc biệt, là trên địa bàn các thành phố lớn, đông dân cư sinh sống như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn là cơ sở nghiên cứu khoa học và pháp lý để làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn chế độ tài sản của vợ chồng hiện nay. Phân tích và làm rõ các khái niệm, nội dung cơ bản, các đặc điểm, ý nghĩa các quy định pháp luật, quá trình hình thành và phát triển, các yếu tố tác động đến quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng hiện nay. Phân tích và làm rõ các quy định pháp luật trong Luật Hôn nhân và Gia đình, quy định về chế độ tài sản của vợ chồng hiện nay để làm cơ sở đánh giá hiệu quả của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nghiên cứu tình hình thực tiễn hiện nay của chế định tài sản vợ chồng để chỉ ra thực trạng, tìm ra nguyên nhân của những khó khăn vướng mắc, từ đó kiến nghị những giải pháp tích cực nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để làm rõ chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định Luật hôn nhân và Gia đình thì luận văn tập trung nghiên cứu những nhiệm vụ sau: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về chế độ tài sản của vợi chồng như: khái niệm, nội dung cơ bản, đặc điểm, ý nghĩa, các yếu tố tác động đến chế độ tài sản của vợ chồng. - Làm rõ quá trình hình thành và phát triển của các quy định pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng. - Phân tích nội dung chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. - Nghiên cứu và làm rõ nội dung của các quy định pháp luật trong Luật Hôn nhân và Gia đình và pháp luật có liên quan đến tài sản nói chung, tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng.
- - Phân tích đánh giá tình hình thực tiễn, thực trạng của chế độ tài sản của vợ chồng ở nước ta hiện nay. Từ đó, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, tìm ra nguyên nhân và kiến nghị giải pháp. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng trong: Hiến pháp 2013, Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, và các văn pháp luật hướng dẫn thi hành. Nguyên cứu các số liệu thực tiễn đã thu thập để tổng hợp, phân tích, đánh giá và rút ra tình hình thực tiễn hiện nay của chế độ tài sản của vợ chồng. Nghiên cứu thực trạng giải quyết các tranh chấp tài sản của vợ chồng tại Tòa án và tham khảo các bản án, Quyết định của Tòa án trong xét xử và giải quyết các vụ việc liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng. 5. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình từ năm 2015 đến nay. Nghiên cứu chế định này tập trung chủ yếu trong thời gian hiệu lực của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Luận văn nghiên cứu chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 trên phạm vi cả nước thông qua các báo cáo, tổng hợp của Tòa án nhân dân các cấp. 6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về chế độ Hôn nhân và Gia đình trên tinh thần của Hiến pháp 2013. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng để nghiên cứu trong các phần của Luận văn, phương pháp này cho phép nghiên cứu rõ các vấn đề lý luận của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành.
- - Phương pháp luận từ lý luận đến thực tiễn và tính độc lập tương đối tác động ngược trở lại lý luận nhận thức. - Phương pháp so sánh: Được sử dụng nhằm tham khảo và so sánh các điểm giống và khác nhau từ đó tìm ra những ưu điểm và hạn chế. - Phương pháp thống kê và phân tích số liệu thống kê: dựa trên số liệu thống kê của Tòa án nhân nhân Tối cao qua các báo cáo trong công tác xét xử và giải quyết các vụ việc và vụ án lên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng. - Phương pháp tư vấn chuyên gia: trao đổi và lấy ý kiến tư vấn sau đó chọn lọc và nghiên cứu. - Phương pháp tham khảo các tài liệu như: sách, báo, bài viết, tạp chí, tra cứu internet. 7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn - Luận văn có ý nghĩa to lớn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận khoa học về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định luật Hôn nhân và Gia đình. Từ đó, có cơ sở khoa học để đi sâu nghiên cứu các nội dung của vấn đề, kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật. - Luận văn cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho công tác lập pháp, hành pháp và tư pháp trong thực tiễn áp dụng pháp luật. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu chuyên sâu chế độ tài sản của vợ chồng, dùng làm tài liệu để giảng dạy và cơ sở để kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật. 8. Cấu trúc của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Nội dung của luận văn được thiết kế thành ba chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận vể chế độ tài sản của vợ chồng. Chương 2: Thực trạng chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của luật hôn nhân và gia đình hiện hành và thực tiễn thực hiện. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chế độ tài sản vợ chồng ở Việt Nam hiện nay.
- CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG 1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa chế độ tài sản của vợ chồng 1.1.1. Khái niệm Tài sản đóng vai trò quan trọng trong mọi mối quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng, là trung tâm trong mọi quan hệ pháp luật dân sự. Vì vậy, trong xã hội tài sản được xem là một dạng vật chất có giá trị và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các mối quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật. Theo từ điển Luật học “Tài sản là của cải, vật chất dùng vào mục đích sản xuất và tiêu dùng” [25]. Theo BLDS 2015 thì tài sản được quy định như sau: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai” [21, Điều 105]. Từ những khái niệm trên thì ta có thể thấy khái niệm tài sản nói chung là ám chỉ vật chất có giá trị đối với con người, đối với hoạt động sản xuất, đối với sự phát triển của xã hội. Khái niệm tài sản là một khái niệm đa dạng và phức tạp về loại tài sản, giá trị tài sản, hình thức của tài sản. Vì vậy, khái niệm tài sản cần phải được nghiên cứu và làm rõ trước khi đưa ra khái niệm về tài sản của vợ chồng. Mối quan hệ vợ chồng là một trong những mối quan hệ gắn bó giữa hai người giữa nam và nữ sau khi kết hôn, họ cùng chung sống với nhau, cùng tham gia hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất, cùng chăm lo cho gia đình và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Mối quan hệ vợ chồng được pháp luật hiện nay công nhận và bảo vệ khi họ thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng theo các chế định luật định. Kết hôn là quyền của con người được Hiến pháp 2013 ghi nhận là quyền của con người và được pháp luật công nhận, bảo vệ “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau” [18]. Mối quan hệ hôn nhân còn được pháp luật quy định trong BLHS, BLDS và chi tiết hơn là Luật Hôn nhân và Gia đình. Nam, nữ kết hôn với nhau là nền tảng để duy trì nòi giống, chung sức tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Gia đình được xem là nền tảng của xã hội, trong đó vợ, chồng, con cái vừa là thành viên trong gia đình,
- vừa là thành viên của xã hội. Vợ chồng với tư cách là một công dân của xã hội, vì vậy họ có quyền sở hữu tài sản gồm các quyền chiếm hữu, sử dụng và quyền định đoạt tài sản của mình. Quyền sở hữu là quyền của công dân được Hiến pháp 2013 ghi nhận và bảo vệ. Ngoài ra quyền sở hữu của công dân còn được quy định trong BLDS, BLHS Luật Hôn nhân và Gia đình,…Tuy nhiên, vấn đề sở hữu tài sản là một vấn đề phức tạp và luôn có sự thay đổi cũng như thường xuyên nảy sinh mâu thuẩn, tranh chấp nên những quy định pháp luật hiện hành đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực trong điều chỉnh mối quan hệ tài sản này. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc quy định và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến chế độ sở hữu tài sản của vợ chồng. Vợ chồng là những công dân được pháp luật quy định và bảo vệ về quyền sở hữu tài sản dựa trên việc xác lập mối quan hệ vợ chồng, mà đối tượng này có những quy định cụ thể và rõ ràng hơn khác với các chủ thể có quyền sở hữu tài sản bình thường không có mối quan hệ vợ chồng. Khi vợ chồng có quyền sở hữu tài sản thì khi đó mới có thể tạo lập nên khối tài sản chung hoặc tài sản riêng. Như vậy, việc pháp luật quy định và điều chỉnh chế độ tài sản của vợ chồng là chủ trương đúng đắn, phù hợp với nhu cầu con người và tình hình thực tiễn, đúng với quy định của Hiến pháp. Sau khi hết hôn, vợ chồng cùng nhau chung sức, góp tài sản tạo dựng và phát triển khối tài sản chung nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, đầy đủ cơ sở vật chất, xây dựng kinh tế gia đình phát triển, góp phần ổn định và phát triển của xã hội. Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và quy định của pháp luật liên quan thì mối quan hệ vợ chồng được pháp luật công nhận và bảo vệ khi người vợ và người chồng tiến hành đến cơ quan chức năng đăng ký kết hôn thì họ chính thức được nhà nước công nhận là vợ chồng. Việc đăng ký kết hôn phải hoàn toàn tự nguyện, đúng thủ tục và đúng quy định pháp luật. Từ việc đăng ký kết hôn đó sẽ nãy sinh nhiều quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật mới như: quan hệ vợ chồng, quan hệ gia đình, quan hệ tài sản chung, quan hệ tài sản riêng, quan hệ thừa kế, nghĩa vụ tài chính,…
- Từ những phân tích trên về tài sản và quan hệ vợ chồng thì khái niệm về chế độ tài sản của vợ chồng như sau: “Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu của vợ, chồng, bao gồm các quy định về căn cứ, nguồn gốc xác lập tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản đó; các trường hợp tài sản, các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng và nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chế độ tài sản của vợi chồng [4, tr.8]. 1.1.2. Đặc điểm của chế độ tài sản vợ, chồng Vì tài sản của vợ chồng là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng hoặc là sở hữu riêng của vợ chồng nên chế độ tài sản có những đặc điểm riêng biệt khác với chế độ về tài sản thông thường. Có những quy định pháp luật chuyên ngành điều chỉnh khác với tài sản thông thường của cá nhân và tổ chức được điều chỉnh bởi BLDS mà thay vào đó là chịu sự quy định của BLDS, Luật Hôn nhân và Gia đình, các VBQPPL có liên quan. Chế độ tài sản của vợ chồng có nhiều vấn đề liên quan đến điều kiện kinh tế và xã hội, truyền thống dân tộc, đạo đức, tôn giáo. Thứ nhất: Chủ thể của quan hệ sở hữu trong chế độ tài sản của vợ chồng phải là quan hệ hôn nhân hợp pháp, phải là vợ chồng và thỏa mãn các quy định pháp luật về Hôn nhân và Gia đình như năng lực dân sự, độ tuổi, phải tự nguyện, không vi phạm các quy định cấm kết hôn, không vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, phải làm đầy đủ các thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Thì mới đảm bảo thực hiện được chế độ tài sản của vợ chồng theo đúng quy định pháp luật. Thứ hai: Chế độ tài sản của vợ chồng gắn liền với mối quan hệ Hôn nhân, tồn tại trong thời kỳ Hôn nhân, chấm dứt khi quan hệ Hôn nhân chấm dứt bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành hoặc vợ, chồng có người chết trước. Chế độ tài sản của vợ chồng tồn tại theo quy định của pháp luật và do pháp luật điều chỉnh. Trong đó, quy định căn cứ xác lập, chấm dứt chế độ tài sản này phụ thuộc vào điều kiện phát sinh và chấm dứt của quan hệ hôn nhân. Tài sản của vợ chồng trong thời kỳ Hôn nhân là nguồn bảo đảm đối với cuộc sống về vật chất và tinh thần của vợ chồng và các thành viên trong gia đình. Xuất phát từ quan hệ hôn nhân, quan hệ gia đình mà chế độ
- tài sản của vợ chồng lệ thuộc vào sự tồn tại của mối quan hệ hôn nhân được pháp luật công nhận và chấm dứt khi vợ hoặc chồng chết trước, hoặc có bản án, quyết định của Tòa án tuyên vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên, sau khi ly hôn người vợ hoặc người chồng có thể xác lập mối quan hệ vợ chồng và tài sản của vợ chồng đối với một người khác khi họ đăng ký kết hôn với một người khác và được pháp luật công nhận là vợ chồng. Thứ ba: Các VBQPPL về chế độ tài sản của vợ chồng được xây dựng nhằm mục đích trước tiên là bảo đảm quyền và lợi ích của vợ chồng trong mối quan hệ hôn nhân, gia đình, tôn trọng truyền thống đạo đức con người, là cơ sở để vợ chồng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với tài sản, đối với người thân trong gia đình và đối với xã hội. Đồng thời, các chủ thể có liên quan đến tài sản của vợ chồng phải nghiêm chỉnh tuân theo và thực hiện các quy định pháp luật về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm liên quan đến tài sản của vợ chồng. Thứ tư: Các VBQPPL về chế độ tài sản của vợ chồng là cơ sở pháp lý để thực hiện các quyền sở hữu tài sản của vợ hoặc chồng như quyền: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản giữa vợ và chồng với nhau, giữ vợ chồng với với các chủ thể khác. Qua đó, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình và của gia đình trong đó có lợi ích của cá nhân người vợ hoặc chồng hoặc chủ thể khác liên quan đến tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng chung sống với nhau nên có nhiều nhiều quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật mới về quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản. Do đó, cần phải xác định trong các giao dịch về tài sản của vợ chồng, trường hợp nào phải có sự đồng ý thống nhất của vợ chồng, trường hợp nào được coi là đã có sự đồng ý của vợ chồng, trường hợp nào người vợ hoặc chồng có quyền tự ý quyết định tài sản của cả vợ chồng. Việc xác định này nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng liên quan đến tài sản của mình và quyền lợi của người khác trong các giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng. Thứ năm: Các VBQPPL về chế độ tài sản của vợ chồng là căn cứ pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa người vợ và người chồng và với người khác có liên quan khi Tòa án tuyên ly hôn hoặc giải quyết phân chia tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng.
- Thứ sáu: Chế độ tài sản của vợ chồng tuy được pháp luật quy định nhưng trên thực tế cũng phải đảm bảo các yếu tố về đạo đức, thuần phong mỹ tục, tôn giáo và truyền thống dân tộc. Giữa quy định pháp luật và đạo đức có mối quan hệ gắn bó với nhau. Đạo đức là cơ sở nền tảng xây dựng nên các quy định pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng. Từ đó, điều chỉnh hài hòa góp phần bảo vệ mối quan hệ gia đình, bảo vệ mối quan hệ vợ chồng, bảo vệ khối tài sản chung của vợ chồng, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Thứ bảy: Các VBQPPL về chế độ tài sản của vợ chồng là căn cứ pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh và giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng và với người liên quan. Tòa án ngoài giải quyết ly hôn, giải quyết việc nuôi con thì nếu vợ chồng có tài sản và yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết phân chia tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng khi có yêu cầu. Tòa án phải giải quyết phân chia tài sản vợ chồng theo quy định của pháp luật và việc phân chia tài sản cũng có thể dựa trên nguồn gốc, công sức đóng góp vào khối tài sản của vợ chồng. Hiện nay tài sản của vợ chồng được chia thành các chế độ tài sản như sau: + Chế độ tài sản pháp định (theo quy định của pháp luật) + Chế độ tài sản của vợ chồng theo sự thỏa thỏa thuận của vợ chồng Chế độ tài sản của vợ chồng phân theo quyền sở hữu thì gồm có tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của vợ hoặc chồng. 1.1.3. Nội dung của quy định pháp luật về chế độ tài sản vợ chồng Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Tài sản chung của vợ, chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung; quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Điều 34 Luật
- Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Trong khi đó, điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ chồng thì phải ghi tên cả hai vợ chồng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền ở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người; cụ thể như quy định ở thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/04/2014 của Bộ Công an về đăng ký xe, điều 25 quy định: xe là tài sản chung của vợ, chồng thì chủ xe tự nguyện khai là tài sản chung của vợ chồng, phải ghi đầy đủ họ tên, chữ ký của vợ, chồng trong giấy đăng ký xe. Như vậy, đối với những tài sản có giá trị lớn như: đất, nhà, xe thì pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng, chung của vợ chồng sẽ được thể hiện cả tên vợ và chồng trên giấy chứng nhận sở hữu, sử dụng và khi thực hiện các quyền đối với những tài sản chung này thì phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Đối với tài sản riêng của vợ, chồng. Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Như vậy, tài sản riêng có hai thời điểm hình thành đó là trước thời kỳ hôn nhân và trong thời kỳ hôn nhân. Căn cứ xác định và phân chia tài sản của vợ chồng - Thứ nhất: về căn cứ xác định và phân chia tài sản chung của vợ, chồng Về căn cứ xác định tài sản chung của vợ, chồng Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”. Theo đó, khi công dân có quyền sở
- hữu các tài sản thì các tài sản đó được công nhận là tài sản hợp pháp của họ. Vợ, chồng là những cá nhân và họ đương nhiên có các quyền đó. Khi có quyền sở hữu tài sản thì mới có thể tạo lập nên khối tài sản dù là tài sản chung hay tài sản riêng của cá nhân. Về sở hữu chung của vợ chồng: - Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. - Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản cung. - Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản chung. - Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án. - Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật về Hôn nhân và Gia đình thì tài sản chung của vợ chông được áp dụng theo chế độ tài sản này. Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 lại quy định khá cụ thể về chế định tài sản chung của vợ chồng: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sịnh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 40 của Luật này; Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”. - Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. - Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Luật dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ dân sự nói chung, quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ nói riêng và các quan hệ nhân thân khác trên cơ sở bình đẳng, độc lập của chủ
- thể khi tham gia các quan hệ đó. BLDS và Luật Hôn nhân và Gia đình đều có chung một đối tượng điều chỉnh là nhóm quan hệ nhân thân và tài sản trong quan hệ Hôn nhân và Gia đình. Trong đó, BLDS 2015 có một số quy định cụ thể vấn đề sở hữu, chiếm hữu, định đoạt và thừa kế tài sản. Qua đó, các quy định pháp luật nhằm mục đích điều chỉnh các mối quan hệ xa hội liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng. Về căn cứ phân chia tài sản chung của vợ, chồng. Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “ Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại điều 42 của Luật này, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại điều 59 của Luật này”. Như vậy. Việc chia tài sản chung của vợ chồng có thể được giải quyết theo thỏa thuận của vợ chồng hoặc thông qua con đường Tòa án. Bên cạnh đó, thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật. Tại thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-BTP ngày 06/01/2016 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau: “Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thoả thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp, vợ chồng không thoả thuận được mà có yêu cầu thì Toà án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận hay theo luật định, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Toà án xử lý như sau: Trường hợp không có văn bản thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận hay theo luật định. Trường hợp không có văn bản thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Toà án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thoả thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thoả thuận hoặc thoả thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản
- 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. - Khi giải quyết ly hôn, nếu có yêu cầu tuyên bố thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Toà án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. - Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Toà án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Toà án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Toà án hướng dẫn họ để giải quyết bằng một vụ án khác. - Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau: + Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng; + Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn;
- + Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự; + Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn. Về căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng Kể từ khi luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 được ban hành và có hiệu lực, qua đó có nhiều quy định đột phá và tích cực so với Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cụ thể: Một là, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã bỏ căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng là “đồ dùng, tư trang cá nhân”. Điều này xuất phát từ nhu cầu giải quyết những bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật đối với căn cứ không phù hợp nói trên. Bởi, theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì cứ là đồ dùng, tư trang cá nhân thì đều là tài sản riêng của vợ, chồng mà không có quy định nào hạn chế giá trị tài sản, không quy định loại tài sản nào được xem là đồ dùng, tư trang cá nhân thuộc sở hữu riêng; bên cạnh đó, pháp luật cũng không xem xét nguồn gốc hình thành đồ dùng, tư trang là tài sản chung hay riêng. Do vậy, có thể hiểu người nào (vợ hoặc chồng) quản lý, sử dụng tài sản đó sẽ được xác định là tài sản riêng của người đó. Với quy định như vậy rõ ràng là không phù hợp, vô tình đã tạo khe hở cho vợ hoặc chồng chuyển dịch trái phép tài sản chung sang tài sản riêng, gây thiệt hại cho bên còn lại. Ngoài ra, xuất phát từ văn hoá truyền thống của người Việt Nam trong việc tặng, cho con cái các loại tư trang vào ngày cưới hỏi, văn hoá cất giữ tiền bạc thông qua các loại tư trang; vì vậy, thiết nghĩ các món trang sức trong trường hợp này được ghi nhận như một sự tích luỹ của cải vật chất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, mang thuộc tính
- “tiền tệ”, như một phương thức cất giữ, tiết kiệm tài sản chung của gia đình. Do đó, việc pháp luật Hôn nhân gia đình bỏ căn cứ nên trên là hoàn toàn phù hợp và được xem là bước tiến mới trong quá trình sửa đổi luật. Hai là, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 xác định cụ thể khối tài sản hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng chính là tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Trong khi đó, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, đưa ra những căn cứ xác định tài sản chung, đồng thời lại vừa đưa ra những căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng. Quy định như vậy thì về cơ bản đã khá rõ ràng cho việc áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, thực tế giải quyết tranh chấp vẫn xảy ra những trường hợp tài sản “mập mờ” chưa được xác định là tài sản chung hay tài sản riêng, bởi nó không thuộc trường hợp theo quy định tại Điều 27 và Điều 32 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, do vậy, loại tài sản trên đã được Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 xác định cụ thể đó là tài sản riêng của vợ, chồng là một minh chứng cụ thể. Do đó, việc Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 xác định tài sản hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng đó chính là tài sản riêng của vợ, chồng. Đây là một bước tiến bộ, đảm bảo quyền tài sản riêng của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho quá trình áp dụng pháp luật. Ba là, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã có những căn cứ xác định tài sản riêng còn là các “tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình”. Sở dĩ, pháp luật quy định nhóm tài sản này thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng là dựa vào đặc điểm cũng như tác dụng của nó. Đảm bảo được quyền tự do cá nhân cũng như các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, như thế nào được coi là “thiết yếu” thì đây là một vấn đề cần được xem xét. Đối với những cá nhân hoặc những gia đình có mức sống khác nhau thì khái niệm đồ dùng thiết yếu sẽ không giống nhau. Chẳng hạn như, đối với cá nhân này thì những vật dụng như xoong, nồi, bát đĩa, giày dép, quần áo là những đồ dùng thiết yếu hàng ngày, nhưng đối với cá nhân khác thì lại xem những vật dụng như điện thoại, laptop, ô tô, tủ lạnh… là những đồ dùng thiết yếu của mình, do vậy nó tuỳ thuộc vào điều kiện sống của mỗi cá nhân cụ thể là khác nhau. Việc pháp luật quy định cụ thể như vậy được coi là một bước đột phá tiến bộ, linh hoạt và đã thể hiện rất rõ việc trao quyền tài phán
- cho cơ quan xét xử (Toà án) trong việc xem xét để giải quyết vụ việc dựa trên hoàn cảnh cụ thể của từng cá nhân, gia đình khi phát sinh quan hệ pháp luật tranh chấp. Bốn là, tài sản riêng của vợ, chồng còn gồm các loại tài sản quy định của pháp luật đó là tài sản riêng của vợ, chồng. Quy định này tưởng chừng chỉ là căn cứ để dự liệu cho các trường hợp pháp luật chưa dự liệu hết nhưng thực tế nó lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và vô cùng lớn trong quá trình nhận thức và là cơ sở pháp lý vững chắn trong việc áp dụng pháp luật – điều mà trước đây, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 chưa thể hiện được. Với quy định như vậy đã giúp dẫn chiếu cho việc áp dụng các quy định của văn bản pháp luật khác trong việc xác định cụ thể các loại tài sản, đặc biệt là tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ chồng được hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Chẳng hạn như, theo Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP TANGTC ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, xác định tài sản mà người có công với cách mạng được nhận trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của người đó, hay dẫn chiếu xác định tài riêng của vợ, chồng dựa vào thoả thuận chế độ tào sản chung sống. Năm là, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định tài sản mà vợ, chồng thoả thuận là tài sản riêng của mỗi bên theo thoả thuận về chế độ tài sản được lập trước khi kết hôn là tài sản riêng của mỗi người. Đây tiếp tục lại là một bước đột phá lớn nữa trong việc quy định chế độ tài sản của vợ, chồng, đảm bảo phù hợp theo nguyên tắc tự thoả thuận và định đoạt của pháp luật dân sự; đảm bảo phù hợp với tình hình mới trong quan hệ hôn nhân gia đình trong điều kiện nhu cầu ngày càng cao trong việc chủ động đầu tư, sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế là tài sản của bản thân cá nhân và gia đình; đây cũng được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu trong việc phân định và bảo vệ tài sản của mỗi bên vợ, chồng trong điều kiện mà khối tài sản có trước khi kết hôn của các cặp vợ chồng ngày càng tăng. Ngoài ra, để đảm bảo giữ vững tính cộng đồng của hôn nhân, đảm bảo cho lợi ích chung của gia đình, con cái, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã đưa ra những nguyên tắc, những điều kiện có hiệu lực của thoả thuận, đồng thời giao cho Toà án tối cao tiếp tục hoàn thiện các điều kiện có hiệu lực của thoả thuận.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 302 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 343 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 116 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 109 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 228 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 132 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 85 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 107 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 34 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 191 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 118 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 36 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 75 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 59 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 66 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
79 p | 25 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 90 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 26 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn