
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành – Thực tiễn tại Tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 5
download

Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về hợp đồng lữ hành, tranh chấp về hợp đông lữ hành và thực tiễn giải quyết tranh chấp loại hợp đồng này tại Tỉnh Quảng Ninh đề tài đƣa ra những kiến nghị cũng nhƣ những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lữ hành và nâng cao chất lƣợng giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành – Thực tiễn tại Tỉnh Quảng Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG LỮ HÀNH – THỰC TIỄN TẠI TỈNH QUẢNG NINH Ngành: LUẬT KINH TẾ VŨ VĂN HOÀNG HÀ NỘI - năm 2019 `
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG LỮ HÀNH - THỰC TIỄN TẠI TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Luật kinh tế Mã số: 1706610020 Họ và tên học viên: Vũ Văn Hoàng Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Hà Công Anh Bảo Hà nội – Năm 2019 `
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án không trùng lặp và chƣa từng đƣợc công bố ở các công trình nghiên cứu trƣớc đó. Tôi đã hoàn thành các môn học và đã hoàn tất các nghĩa vụ theo quy định của trƣờng Đại Học Ngoại Thƣơng. Tôi xin chân thành cảm ơn Tác giả luận án Vũ Văn Hoàng `
- DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt UBND Ủy ban nhân dân GQTC Giải quyết tranh chấp TTDS Tố tụng dân sự BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự TAND Tòa án Nhân dân TTTM Trọng tài thƣơng mại `
- TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Tên luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành – Thực tiễn tại Tỉnh Quảng Ninh Nhƣ đã đề câp nhƣng công trình nghiên cứu, bài viết đã phân t ch dƣới nhiều góc độ khác nhau về hợp đồng lữ hành, về các phƣơng thức giải quyết tranh chấp cụ thể trong hợp đồng du lịch mà pháp luật cho phép hay những giải pháp mà các công ty lữ hành cần chú ý khi giải quyết tranh chấp liên quan đến dịch vụ du lịch và hợp đồng lữ hành. Qua tìm hiểu về tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu công trình nghiên cứu đã đạt đƣợc các kết quả sau. - Đã đƣa ra khái niệm đặc điểm dịch vụ lữ hành và hợp đồng lữ hành - Đã đƣa ra khái niệm đặc điểm về tranh chấp hợp đồng lữ hành - Đã đƣa ra đƣợc những yếu tố tác động đến việc giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành và các cách thức giải quyết. - Đã đƣa ra nhƣng biện pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành tại Tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua. - Đã có những phân tích nhất định về hợp đồng lữ hành. - Đã có nhiều phân tích về các phƣơng thức GQTC về du lịch nói chung, nhƣ GQTC bằng trọng tài, tòa án, hòa giải thƣơng lƣợng vv... - Đã đƣa ra các giải pháp đối với công ty cung cấp dịch vụ lữ hành. Các giải pháp đối với khách du lịch. - Đƣa ra các kiến nghịvề hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lƣợng giải quyết các vấn đề tranh chấp hợp đồng lữ hành du lịch tại Tỉnh Quảng Ninh và một số kiến nghị đối với cơ quan Nhà Nƣớc. `
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... I DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................II TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN .....................................III MỤC LỤC ................................................................................................................ IV MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................................................1 2. Mục đ ch nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài ..............................................................................2 2.1. Mục đ ch nghiên cứu.............................................................................................................................. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................................................. 2 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ..........................................................................................................2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................................................3 5. Tình hình nghiên cứu ...........................................................................................................................3 6. Cơ cấu của luận văn ..............................................................................................................................5 CHƢƠNG I. MỘT SỐ VÁN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG LỮ HÀNH VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG LỮ HÀNH......................................................................6 1.1. Một số vấn đề lý luận về hợp đồng lữ hành và tranh chấp về hợp đồng lữ hành .............6 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm dịch vụ lữ hành .................................................................................... 6 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng lữ hành ....................................................................... 8 1.2.2. Phân loại hợp đồng lữ hành...................................................................................................................13 1.2.3. Vai trò của hợp đồng lữ hành đối với hoạt động kinh doanh của các công ty du lịch .............14 1.2. Tranh chấp về hợp đồng lữ hành...................................................................................................... 17 1.2.1. Khái niệm về tranh chấp hợp đồng lữ hành.......................................................................................17 1.2.3. Nguyên nhân tranh chấp về hợp đồng lữ hành.................................................................................18 1.2.4. Phân loại tranh chấp về hợp đồng lữ hành .......................................................................21 1.3. Một số lý luận về giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành.......................................................... 21 1.3.1. Các phƣơng thức giải quyết tranh chấp ..............................................................................................22 1.3.2. Những yếu tố tác động đến việc giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành.....................29 `
- CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG LỮ HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH. .............32 2.1. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành lữ hành tại Quảng Ninh... 32 2.1.1. Khung pháp lý về giao kết và thực hiện hợp đồng lữ hành ở Tỉnh Quảng Ninh ........32 2.1.2. Thực trạng các qui định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành ở Quảng Ninh thông qua thƣơng lƣợng và hòa giải.......................................................................................46 2.2.3. Thực trạng các qui định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành ở Quảng Ninh thông qua tòa án ..........................................................................................................................51 2.2.4. Thực trạng các qui định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành ở Quảng Ninh thông qua trọng tài ......................................................................................................................54 2.2. Thực tiễn về giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành ở Quảng Ninh ....................................... 57 2.2.1. Những tranh chấp phổ biến về hợp đồng lữ hành ở Quảng Ninh................................................57 2.2.2. Biện pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành ở Quảng Ninh trong thời gian vừa qua..61 CHƢƠNG III. GIẢI PHÁP, KẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG LỮ HÀNH TẠI TỈNH QUẢNG NINH. ......................................................64 1. Các giải pháp đối với công ty cung cấp dịch vụ lữ hành ................................................. 64 2. Các giải pháp đối với khách hàng .............................................................................................. 70 3. Một số kiến nghị đối với cơ quan Nhà Nƣớc........................................................................ 72 KẾT LUẬN ...............................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................85 `
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay các giao dịch kinh tế diễn ra ngày càng sôi động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cùng với sự phát triển đó thì nhu cầu tất yếu là cần phải có một cơ sở pháp lý nhằm bảo đảm cho việc thực hiện các giao dịch này. Hợp đồng là một là một lựa chọn hàng đầu đối với các nhà đầu tƣ. Đa số các giao dịch đều đƣợc cụ thể hóa dƣới hình thức hợp đồng nó là căn cứ nhằm ràng buộc các bên vào những gì mà họ đã cam kết để khi có tranh chấp xảy ra thì đó là một trong các căn cứ quan trọng để xác định trách nhiệm của các bên. Chính vì vậy vấn đề pháp lí về hợp đồng đƣợc các bên đặc biệt chú ý, nhằm đảm bảo tính chặt chẽ về mặt nội dung và hình thức trong tất cả các giao dịch và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiện nay pháp luật về hợp đồng của nƣớc ta đã hình thành và ngày càng hoàn thiện đồng thời cũng đang đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với pháp luật hợp đồng của thế giới có nhƣ vậy mới bảo đảm khả năng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong những năm vừa qua hoạt động du dịch tại Tỉnh Quảng Ninh ngày càng phát triển, thu hút nhiều nhà đầu tƣ vào lĩnh vực này đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Tỉnh. Đi đôi với sự phát triển của hoạt động du lịch thì số lƣợng hợp đồng lữ hành đƣợc ký kết ngày càng tăng với nội dung phong phú và đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Với việc ban hành Luật Du lịch 2017, có hiệu lực ngày 1/1/2018 và các văn bản pháp luật hƣớng dẫn thì pháp luật Việt Nam đã có tạo ra hành lang pháp cho hợp đồng lữ hành đƣợc ký kết và thực hiện. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy cùng với sự gia tăng số lƣợng hợp đồng lữ hành thì số lƣợng vụ tranh chấp về hợp đồng này cũng không ngừng gia tăng dẫn đến nhu cầu giải quyết tranh chấp về loại hợp đồng này trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh cũng gia tăng. Hợp đồng lữ hành là một loại hợp đồng dịch vụ do đó những tranh chấp phát sinh từ loại hợp đồng này cũng có những đặc điểm riêng biệt đòi hỏi quá trình giải quyết tranh chấp cũng có sự khác biệt so với các loại hợp đồng khác. Vì vậy việc nghiên cứu giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hãnh trên một địa bàn có hoạt `
- 2 động du lịch phát triển nhƣ Tỉnh Quảng Ninh là nhu cầu cần thiết nhằm đề xuất những giải pháp nâng cao chất lƣợng và hạn chế những tranh chấp về loại hợp đồng này. Vì vậy đề tài “Giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành – Thực tiễn tại tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn Thạc sỹ luật kinh tế. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về hợp đồng lữ hành, tranh chấp về hợp đông lữ hành và thực tiễn giải quyết tranh chấp loại hợp đồng này tại Tỉnh Quảng Ninh đề tài đƣa ra những kiến nghị cũng nhƣ những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lữ hành và nâng cao chất lƣợng giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành tại Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận và các qui định pháp luật về hợp đồng lữ hành và tranh chấp về loại hợp đồng này. - Nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh - Đề xuất các kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lƣợng giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Phạm vi nội dung: Đề tài luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hợp đồng lữ hành và giải quyết tranh chấp hợp đồng này. Nội dung nghiên cứu bao gồm các qui định của pháp luật, thực tiễn áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành. Việc nghiên cứu một số vụ việc sẽ nhằm mục đ ch minh họa thêm cho các quan điểm liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành. - Phạm vi không gian: Đƣợc giới hạn liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng lữu hành tại Tỉnh Quảng Ninh. - Phạm vi thời gian: 2005 đến 2018 `
- 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu ngƣời viết vận dụng phƣơng pháp phân t ch tổng hợp, thống kê một cách khoa học, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành và giải quyết tranh chấp về dịch vụ du lịch kết hợp với việc tìm hiểu thực tiễn áp dụng tại tỉnh tác giả đƣa ra những so sánh đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn cùng với khía cạnh pháp lý khác để làm rõ nét đặc thù trong việc giải quyết. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại tăng cƣờng hơn nữa hiệu quả đối với việc giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành và sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật thực định. 5. Tình hình nghiên cứu Pháp lệnh Du Lịch đƣợc nâng lên thành luật du lịch 2005 nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, gia nhập WTO. Từ nền kinh tế đóng cửa chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa luật du lịch cần đƣợc nghiên cứu một cách khoa học để đảm báo tính thống nhất và khả thi. Cũng có không t công trình nghiên cứu về du lịch tiêu biểu có giá trị nhƣ: - Năm 2007 Nguyễn Thị Kinh Dung, “ Pháp luật về kinh doanh du lịch-thựctrạng và hƣớng hoàn thiện” 2007 Đại học luật Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên cứu khái quát về luật du lịch 2005 so sánh đánh giá luật du lịch 2005 với pháp lệnh du lịch 1999, nghiên cứu thực tiễn áp dụng, chỉ ra những bất cập khi mới bắt đầu áp dụng luật du lịch. Loại hình kinh doanh lữ hành cũng đƣợc nghiên cứu đánh giá trong công trình. - Năm 2010 Nguyễn Thị Thanh Loan “Pháp luật về kinh doanh lữ hành –Thực trạng và hƣớng hoàn thiện” Đại học luật Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây là công trình nghiên cứu sâu hơn về luật lữ hành. Trong công trình này tác giả đã xác định đƣợc nội dung của kinh doanh lữ hành vài trò đối với sự phát triển của nghành du lịch Việt Nam. - Năm 2010 Phạm Cao Thái “ Pháp luật và thực thi pháp luật trong hoạt động lữ hành hƣớng dẫn du lịch ở Việt Nam hiện nay” Đại học khoa học và nhân văn Hà Nội. Đây không phải là công trình chuyên nghành Luật học. Tuy nhiên luận văn này đánh giá khá sâu sắc về các văn bản quy phạm điều chỉnh hoạt động du lịch. Pháp luật về lữ hành đƣợc tác giả phân tích trên góc độ quản lý nhà nƣớc về lữ hành. Khảo sát `
- 4 đánh giá những hoạt động lữ hành và hƣớng dẫn du lịch đã phát sinh trong thực tiễn cần đƣợc pháp luật điều chỉnh. - Năm 2011 Nguyễn Trùng Khánh “ Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” Kinh nghiệm một số nƣớc Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam 2011. Viện khoa học xã hội Việt Nam. Công trình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển dịch vụ lữ hành du lịch của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, nghiên cứu phát triển dịch dịch vụ lữ hành du lịch ở khu vực Đông Á. - Năm 2010 Nguyên Lâm Trâm Anh “ Xử lý vi phạm hành ch nh trong lĩnh vực du lịch” Đại học luật Thành Phố Hồ Chí Minh. Công trinh nghiên cứu chuyên sấu về xử lý vi phạm hành ch nh trong lĩnh vự du lịch. Trong đó có thể phạt vi phạm trong lĩnh vực lữ hành. - Số 12/2012 Đỗ Cẩm Thơ tạp chí du lịch Việt Nam, bài viết đƣa ra khái niệm về du lịch trách nhiệm, bản chất của du lịch có trách nhiệm, mối quan hệ giữa phát triển du lịch bền vững và du lịch có trách nhiệm. Vai trò của kinh doanh lữ hành đối với du lịch có trách nhiệm đã đƣợc tác giả làm rõ. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành Du Lịch năm 2007 của tác giảTrần Việt Dũng “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế”. Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ du lịch Việt Nam từ đó chỉ ra những điểm mạnh điểm yếu, thách thức và cơ hội đối với ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. - Luận văn thạc sĩ năm 2009 của tác giả Nguyễn Tiến Lực: “Năng lực cạnh tranh lữ hành du lịch quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, của trƣờng Đại học ngoại thƣơng Hà Nội”. Đề tài đã khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc lĩnh vực lữ hành du lịch, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế; Phân t ch đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành du lịch quốc tế. - Bài viết đăng trên báo điện tử tổng cục du lịch ngày 12 tháng 4 năm 2017 `
- 5 của tác giả Minh Nhân - Vụ thể thao và Du lịch có tựa đề: “Tour giá rẻ Tour 0 đồng Bản chất và giải pháp”. Đã làm rõ những vấn đề trong các Tour du lịch từ đó đƣa ra đề xuất, giải pháp xử lý thỏa đáng hành vi chanh chấp không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ở Việt Nam. - Năm 2004 tác giả Nguyễn Thị Mơ công bố công trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc xuất bản thành sách chuyên khảo,“ Lựu chọn bƣớc đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thƣơng mại” trong đó phân t ch khả năng mở cửa, từ góc độ quốc gia, thị trƣờng dịch vụ Việt Nam theo cam kết quốc tế. - Năm 2010 Phòng thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam đã xuất bản cuốn sách có nhan đề “ Cẩm nang hợp đồng thƣơng mại”. Cuốn sách này cung cấp một cái nhìn tổng quan về hợp đồng thƣơng mại dịch vụ chủ yếu trên thế giới và ở Việt Nam. Các công trình khoa học nêu trên và một số công trình khác đã nhìn nhận pháp luật du lịch từ nhiều góc độ khác nhau tạo tiền đề nghiên cứu phát triển đánh giá t nh hợp lý của luật du lịch, nghiên cứu tính khả thi của pháp luật hiện hành. Từ đó các tác giả đã đƣa ra các kiến nghị khoa học có giá trị. 6. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn đƣợc cơ cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng I: Một số vấn đề lý luận về hợp đồng lữ hành và giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành. Chƣơng II: Thực trạng và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành tại tỉnh Quảng Ninh. Chƣơng III: Giải pháp, kiến ngh về hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lƣợng giải quyết các tranh chấp hợp đồng lữ hành tại tỉnh Quảng Ninh. `
- 6 CHƢƠNG I. MỘT SỐ VÁN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG LỮ HÀNH VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG LỮ HÀNH. 1.1. Một số vấn đề lý luận về hợp đồng lữ hành và tranh chấp về hợp đồng lữ hành 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm dịch vụ lữ hành Kinh doanh Lữ Hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, thiết lập các chƣơng trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chƣơng trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chƣơng trình và hƣớng dẫn du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành đƣơng nhiên đƣợc phép tổ chức mạng lƣới đại lý lữ hành. Tại Điều 3 Khoản 9 Luật Du lịch 2017 đƣa ra khái niệm kinh doanh dịch vụ lữ hành: Là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chƣơng trình du lịch cho khách du lịch. Với cách qui định này có thể hiểu theo nghĩa hẹp là kinh doanh dịch vụ lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các chƣơng trình du lịch, tuy nhiên để có thể tổ chức đƣợc các chƣơng trình này cần phải thực hiện nhiều công đoạn nhƣ hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, thiết lập các chƣơng trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chƣơng trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện tổ chức các chƣơng trình và hƣớng dẫn du lịch. Vì vậy, có thể hiểu theo nghĩa rộng là kinh doanh lữ hành du lịch đƣợc hiểu là doanh nghiệp đầu tƣ để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đ ch hƣởng hoa hồng hoặc lợi nhuận. Kinh doanh lữ hành du lịch có thể là kinh doanh một, nhiều hoặc tất cả các dịch vụ thỏa mãn hầu hết các nhu cầu thiết yếu đặc trƣng và các nhu cầu khác của khách du lịch. Kinh doanh lữ hành là một loại hình kinh doanh dịch vụ. Vì vậy hoạt động kinh doanh lữ hành có các đăc trƣng cơ bản sau: - Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp: Sản phẩm lữ hành là sự kết hợp của nhiều dịch vụ nhƣ: Dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lƣu trú dịch vụ ăn uống... của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh. Sản phẩm lữ hành là các chƣơng `
- 7 trình du lịch trọn gói (package tour) hay từng phần, khách hàng phải trả tiền trọn gói các dịch vụ trong chƣơng trình du lịch trƣớc khi đi du lịch. - Sản phẩm lữ hành không đồng nhất giữa các lần cung ứng do chất lƣợng dịch vụ cấu thành phụ thuộc vào tâm lý, trạng thái tình cảm của cả ngƣời phục vụ lẫn ngƣời cảm nhận. Mà các yếu tố đó thì lại thay đổi và chịu tác động của nhiều nhân tố trong những thời điểm khác nhau. - Sản phẩm lữ hành bao gồm các hoạt động điễn ra trong cả một quá trình từ khi đón khách theo yêu cầu cho đến khi khách trở lại điểm xuất phát gồm: + Những hoạt động đảm bảo nhu cầu của chuyến đi nhu cầu giải trí, tham quan. + Những hoạt động đảm bảo nhu cầu thiết yếu của khách chuyến đi nhƣ đi lại ăn ở, an ninh... - Không giống nhƣ ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm lữ hành không bảo quản lƣu kho lƣu bãi đƣợc và giá của sản phẩm lữ hành có t nh linh động cao. - Chƣơng trình du lịch trọn gói đƣợc coi là sản phẩm đặc trƣng trong kinh doanh lữ hành. Một chƣơng trình du lịch trọn gói có thể đƣợc thực hiện nhiều lần vào những thời điểm khác nhau. - Kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ rõ nét: Ở các thời vụ khác nhau trong năm nhu cầu của du khách cũng khác nhau. Chẳng hạn, vào mùa hè nhu cầu du lịch nghỉ biển tăng rất cao nhƣng vào mùa đông thì ngƣợc lại, vào mùa xuân nhu cầu du lịch lễ hội cũng tăng mạnh làm cho hoạt động kinh doanh lữ hành có tình thời vụ. Vì vậy, trong kinh doanh lữ hành đòi hỏi các nhà quản trị phải nắm bắt đƣợc tính thời vụ nhằm có những biện pháp hạn chế tính thời vụ, duy trì nhịp độ phát triển đều đặn và nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành. - Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong kinh doanh lữ hành: Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành diễn ra trong cùng một thời gian. Trong kinh doanh lữ hành, chúng ta chỉ tiến hành phục vụ khách du lịch khi có sự có mặt của khách trong quá trình phục vụ. Có thể xem khách hàng là yếu tố “nguyên liệu đầu vào” trong quá trình kinh doanh lữ hành. Vì thế trong kinh doanh lữ hành sản phẩm không thể sản xuất `
- 8 trƣớc. Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành diễn ra trong cùng một không gian. Các sản phẩm lữ hành không thể vận chuyển mang đến tận nơi để phục vụ khách hàng. Khách hàng chỉ có thể thoả mãn nhu cầu khi vận động gặp gỡ. Nhƣ vậy, khách hàng là bộ phận tham gia trực tiếp không thể tách rời từ quá trình sản xuất. Ngoài ra những đặc điểm trên, hoạt động kinh doanh lữ hành còn phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố tự nhiên, quỹ thời gian nhàn rỗi trình độ dân tr cũng nhƣ phụ thuộc vào thu nhập của ngƣời dân. Từ những đặc điểm cơ bản trên cho thấy việc kinh doanh lữ hành rất dễ gặp rủi ro nó đòi hỏi các công ty lữ hành phải có mối quan hệ rộng với các đối tác, các nhà cung ứng tin cậy có đội ngũ nhân viên lành nghề. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng lữ hành Khái niệm hợp đồng lữ hành đã đƣợc đề cập tại Điều 52, Luật Du lịch 2005, theo đó: Hợp đồng lữ hành là sự thoả thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch về việc thực hiện chƣơng trình du lịch. Đến Luật Du lịch 2017 thì có một số điều chỉnh theo đó tại Điều 39 qui định:“Hợp đồng lữ hành là sự thỏa thuận việc thực hiện chƣơng trình du lịch giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch.” Nhƣ vậy khái niệm hợp đồng lữ hành tại Luật Du lịch 2017 đã có đề cập thêm một chủ thể đó là đối tác của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đó là các doanh nghiệp so với Luật 2005. Tuy nhiên, việc bổ sung này chỉ có tác dụng làm rõ thêm đối tƣơng tham gia hợp đồng lữ hành tránh trƣờng hợp chỉ hiểu khách hàng của các doanh nghiệp này chỉ đơn thuần là khách du lịch. Đặc điểm của hợp đồng lữ hành - Chủ thể hợp đồng lữ hành: Bao gồm một bên là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và bên còn lại có thể là doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch. Pháp luật có các qui định cụ thể để một doanh nghiệp đƣợc phép thực hiện kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Điều 31 Luật Du lịch 2017 đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Pháp luật qui định chặt chẽ về vấn đề sử dụng giấy phép của chủ thể kinh doanh dịch vụ lữ hành. `
- 9 - Về hình thức: Tại Việt Nam hợp đồng có thể lập bằng văn bản, lời nói và hành vi theo qui định của Bộ Luật Dân sự, tuy nhiên, hợp đồng lữ hành lại phải thành lập bằng văn bản. (Khoản 2 Điều 39 Luật Du lịch 2017) - Về nội dung: Về nội dung của hợp đồng nói chung thì pháp luật Việt Nam không qui định các nội dung bắt buộc mà chỉ mang tính khuyến nghị các nội dung cần phải có tại Điều 398 Bộ Luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên đối với hợp đồng lữ hành thì phải có các thông tin cụ thể về số lƣợng, chất lƣợng, giá dịch vụ, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chƣơng trình du lịch;Giá trị hợp đồng và phƣơng thức thanh toán;Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trƣờng hợp bất khả kháng; Điều kiện và trách nhiệm tài ch nh liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng; Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch. Nhƣ vậy nội dung của hợp đồng lữ hành là những quyền và nghĩa vụ mà các bên cam kết thực hiện sau khi giao kết hợp đồng cùng với những quy định mang tính chất bắt buộc mà pháp luật có quy định. Ngoài những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định các bên tham gia hợp đồng có thể cam kết riêng đƣợc gọi là các điều khoản tùy nghi. Nhƣ vậy, tùy theo loại hợp đồng dịch vụ du lịch lữ hành mà các bên có quyền và nghĩa vụ phù hợp. - Đối tƣợng của hợp đồng là sản phẩm lữ hành. Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp khi nó là sự kết hợp của nhiều dịch vụ nhƣ: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lƣu trú, dịch vụ ăn uống... của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh. Sản phẩm lữ hành là các chƣơng trình du lịch trọn gói (package tour) hay từng phần, khách hàng phải trả tiền trọn gói các dịch vụ trong chƣơng trình du lịch trƣớc khi đi du lịch.Sản phẩm lữ hành không đồng nhất giữa các lần cung ứng do chất lƣợng dịch vụ cấu thành phụ thuộc vào tâm lý, trạng thái tình cảm của cả ngƣời phục vụ lẫn ngƣời cảm nhận. Mà các yếu tố đó thì lại thay đổi và chịu tác động của nhiều nhân tố trong những thời điểm khác nhau. Sản phẩm lữ hành bao gồm các hoạt động điễn ra trong cả một quá trình từ khi đón khách theo yêu cầu cho đến khi khách trở lại điểm xuất phát gồm: Những hoạt động đảm bảo nhu cầu của chuyến đi nhu cầu giải trí, tham quan; Những hoạt động đảm bảo nhu cầu thiết yếu của khách chuyến đi nhƣ đi lại ăn ở, an ninh... Không giống nhƣ ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm lữ hành không bảo `
- 10 quản lƣu kho lƣu bãi đƣợc và giá của sản phẩm lữ hành có t nh linh động cao. Chính điều này sẽ làm nên sự phức tạp của hợp đồng lữ hành về mặt pháp lý. - Hợp đồng lữ hành phải thuân thủ theo qui trình nhƣ sau: Bƣớc 1: Thu thập đầy đủ các thông tin về tuyến điểm tham quan, giá trị của tuyến điểm đó phong tục tập quán và các thông tin có liên quan đến việc tổ chức các chuyến đi nhƣ: loại hình phƣơng tiện vận chuyển, loại hình cơ sở lƣu trú và chất lƣợng, giá cả các dịch vụ các thông tin khác nhƣ thủ tục hải quan vi sa đổi tiền, chế độ bảo hiểm cho khách... Bƣớc 2: Sơ đồ hoá tuyến du lịch, lên kế hoạch và lịch trình chi tiết về các tuyến điểm độ dài tour địa điểm xuất phát phƣơng tiện vận chuyển và các dịch vụ ăn nghỉ. Việc thiết kế hành trình du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lƣỡng về tính khả thi của chƣơng trình thông qua việc nghiên cứu và khảo sát thực địa, hợp đồng với các đối tác cung cấp dịch vụ. Bƣớc 3: Định giá chƣơng trình du lịch phải căn cứ vào tổng chi ph chƣơng trình du lịch bao gồm chi phí cố định (giá vận chuyển, quảng cáo, quản lý hƣớng dẫn viên) và các chi phí biến đổi khác (ăn ngủ, bảo hiểm tham quan…) và lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp. Mức giá trọn gói chƣơng trình du lịch nhỏ hơn mức giá các dịch vụ cung cấp trong chƣơng trình du lịch, việc tính giá phải đảm bảo t nh đúng t nh đủ để có thể trang trải các chi phí bỏ ra cũng nhƣ mang lại lợi nhuận cần thiết cho doanh nghiệp và có khả năng hấp dẫn thu hút khách hàng. Bƣớc 4: Viết thuyết minh cho chƣơng trình du lịch, ứng với mỗi chƣơng trình du lịch thì phải có một bản thuyết minh. Một điểm quan trọng trong bản thuyết minh là phải nêu lên giá trị của tuyến điểm du lịch. Bản thuyết minh phải rõ ràng, chính xác có t nh hình tƣợng, có tính biểu cảm nhằm phản ánh và nâng cao chất lƣợng và giá trị các điểm đến. Quảng cáo và tổ chức bán Sau khi xây dựng và tính toán giá xong một chƣơng trình du lịch các doanh nghiệp cần tiến hành quảng cáo và chào bán. Trong thực tế mỗi doanh nghiệp có cách trình bày chƣơng trình của mình một cách khác nhau. `
- 11 Tuy nhiên, những nội dung chính cần cung cấp cho một chƣơng trình du lịch trọn gói bao gồm: tên chƣơng trình mã số độ dài thời gian, mức giá, hành trình theo ngày. Các khoản không bao gồm giá trọn gói nhƣ đồ uống mua bán đồ lƣu niệm và những thông tin cần thiết khác tuỳ theo đặc điểm riêng đặc điểm và nội dung của hoạt động kinh doanh lữ hành 3/5 của chƣơng trình du lịch. Chƣơng trình du lịch là sản phẩm không hiện hữu khách hàng không có cơ hội thử trƣớc khi quyết định mua. Do đó quảng cáo có một vai trò rất quan trọng và cần thiết nhằm khơi dậy nhu cầu, thuyết phục, giúp khách hàng lựa chọn và thúc đẩy quyết định mua. Các phƣơng tiện quảng cáo du lịch thƣờng đƣợc áp dụng bao gồm: Quảng cáo bằng ấn phẩm, quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng,... Doanh nghiệp tổ chức bán chƣơng trình du lịch của mình thông qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Bán trực tiếp nghĩa là các doanh nghiệp lữ hành trực tiếp bán các chƣơng trình du lịch của mình cho khách hàng. Doanh nghiệp quan hệ trực tiếp với khách hàng thông qua các hợp đồng bán hàng. Bán gián tiếp tức là doanh nghiệp lữ hành uỷ quyền tiêu thụ các chƣơng trình du lịch của mình cho các đại lý du lịch. Doanh nghiệp quan hệ với các đại lý du lịch thông qua các hợp đồng uỷ thác. Tổ chức thực hiện chƣơng trình du lịch du lịch theo hợp đồng đã ký kết bao gồm quá trình thực hiện các khâu: tổ chức tham quan vui chơi giải trí, mua sắm, làm các thủ tục hải quan, bố tr ăn ở đi lại. Để tổ chức thực hiện các chƣơng trình du lịch doanh nghiệp cần có những chuẩn bị nhất định về: Hƣớng dẫn viên, các thông tin về đoàn khách các lƣu ý về hành trình và các yếu tố cần thiết khác. Trong quá trình tổ chức thực hiện chƣơng trình du lịch hƣớng dẫn viên sẽ là ngƣời chịu trách nhiệm chính. Vì vậy hƣớng dẫn viên phải là ngƣời có khả năng làm việc độc lập có trình độ nghiệp vụ, phải có những kiến thức hiểu biết về lịch sử văn hoá ch nh trị, kinh tế, luật pháp và những hiểu biết nhất định về tâm lý khách hàng, về y tế... để ứng xử và quyết định kịp thời các yêu cầu của khách và đảm bảo chƣơng trình du lịch đƣợc thực hiện theo đúng hợp đồng. Hƣớng dẫn viên sẽ phải thực hiện việc giao dịch với các đối tác dịch vụ trong việc cung cấp dịch vụ theo đúng hợp đồng đảm bảo thực hiện hành trình du lịch đã ký kết (giúp khách khai báo các thủ tục có liên quan đến chuyến đi sử lý kịp thời các tình huống phát sinh...) cung cấp các thông tin cần thiết `
- 12 cho khách về phong tục tập quán nơi đến, mạng lƣới giao thông các dịch vụ vui chơi giải tr ngoài chƣơng trình... Giám sát các dịch vụ cung cấp và báo cáo kịp thời các vấn đề phát sinh trong chƣơng trình du lịch để xin ý kiến cấp quản lý có thẩm quyền giải quyết. Thanh quyết toán hợp đồng và rút kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng sau khi chƣơng trình du lịch đã kết thúc, doanh nghiệp lữ hành cần làm thủ tục thanh quyết toán hợp đồng trên cơ sở quyết toán tài chính và giải quyết các vấn đề phát sinh còn tồn tại tiến hành rút kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng. Khi tiến hành quyết toán tài chính doanh nghiệp thƣờng bắt đầu từ khoản tiền tạm ứng cho ngƣời dẫn đoàn trƣớc chuyến đi đến các chi tiêu phát sinh trong chuyến đi và số tiền hoàn lại doanh nghiệp. Trƣớc khi quyết toán tài ch nh ngƣời dẫn đoàn phải báo cáo tài chính với các nhà quản trị điều hành khi đƣợc các nhà quản trị chấp thuận. Sau đó sẽ chuyển qua bộ phận kế toán. Đặc điểm và nội dung của hoạt động kinh doanh lữ hành 4/5 toán của doanh nghiệp để thanh toán và quản lý theo nghiệp vụ chuyên môn. Sau khi thực hiện chƣơng trình du lịch xong, doanh nghiệp lữ hành sẽ lập những mẫu báo cáo để đánh giá những gì khách hàng ƣa th ch và không ƣa th ch về chuyến đi để từ đó rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục cho chƣơng trình du lịch tiếp theo. Các mẫu báo cáo này thƣờng đƣợc thiết lập từ những phiếu điều tra đƣợc doanh nghiệp in sẵn phát cho khách hàng để khách hàng tự đánh giá về những ƣu nhƣợc điểm của những chƣơng trình du lịch mà họ vừa tham gia. Tất cả các báo cáo trên đƣợc các nhà quản lý điều hành và ngƣời thiết kế chƣơng trình nghiên cứu để đƣa ra những điều chỉnh và thay đổi cho chƣơng trình. Những thay đổi đó có thể áp dụng ngay cho các chuyến đi tiếp theo hoặc cho mùa vụ du lịch sau. Hợp đồng lữ hành là hợp đồng dân sự: Hợp đồng lữ hành có thể đƣợc ký kết bởi các chủ thể pháp nhân với cá nhân hoặc pháp nhân với pháp nhân. Trong đó một bên, bên cung cấp dịch vụ lữ hành, nhằm mục đ ch sinh lợi nhuận nhƣng bên sử dụng dịch vụ lữ hành thì hƣớng tới thỏa mãn nhu cầu du lịch, thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của mình chứ không thể hiện tính lợi nhuận ở đây. Vì vậy hợp đồng lữ hành mang đặc điểm của hợp đồng dân sự. `
- 13 1.2.2. Phân loại hợp đồng lữ hành - Căn cứ vào phạm vi cung cấp dịch vụ lữ hành thì sẽ có dịch vụ lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế vì vậy sẽ có hợp đồng lữ hành nội địa và hợp đồng lữ hành quốc tế. Đối với hợp đồng lữ hành nội địa thì có những yêu cầu cụ thể về điều kiện kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ tại Khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch 2017 nhƣ sau: Là doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng; Ngƣời phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trƣờng hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa. Còn đối với hợp đồng lữ hành quốc tế thì có qui định yêu cầu khác về ngƣời phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng. - Căn cứ vào tính chất hoạt động thì có hợp đồng kinh doanh đại lý lữ hành và kinh doanh chƣơng trình du lịch. Hợp đồng kinh doanh đại lý lữ hành là hợp đồng giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và bên nhận đại lý là tổ chức cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành theo đó bên nhận đại lý sẽ nhận bán chƣơng trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch để hƣởng hoa hồng. Đối với loại hợp đồng này phải có qui định về nội dung nhƣ tên địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý;Chƣơng trình du lịch giá bán chƣơng trình du lịch đƣợc giao cho đại lý, mức hoa hồng đại lý, thời điểm thanh toán; Quyền và trách nhiệm của các bên. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý. - Căn cứ vào nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ, hợp đồng lữ hành có thể chia thành hợp đồng lữ hành theo kết quả công việc và hợp đồng lữ hành theo nỗ lực khả năng cao nhất. Hợp đồng lữ hành theo kết quả công việc là hợp đồng có tính chất của loại dịch vụ đƣợc cung cấp yêu cầu bên cung cấp dịch vụ phải đạt đƣợc một kết quả nhất định thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với các điều khoản và mục đ ch hợp đồng. (Điều 79 Luật Thƣơng mại 2005), còn hợp đồng lữ hành theo nỗ lực khả năng cao nhất là hợp đồng có tính chất của loại dịch vụ đƣợc cung cấp yêu cầu bên cung cấp phải nỗ lực cao nhất để đạt đƣợc kết quả `

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p |
329 |
52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p |
356 |
51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p |
134 |
33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p |
120 |
28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p |
247 |
28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p |
153 |
26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p |
101 |
23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p |
121 |
22
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p |
41 |
20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng cho thuê hàng hóa theo Luật Thương mại Việt Nam
88 p |
77 |
18
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p |
44 |
17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p |
206 |
17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p |
147 |
17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p |
82 |
16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p |
65 |
15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p |
74 |
13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
79 p |
30 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p |
98 |
8


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
