Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Hoàn thiện các quy định về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động THA dân sự có liên quan đến các TCTD và thực tiễn thực hiện tại TPHCM
lượt xem 13
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn "Hoàn thiện các quy định về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động THA dân sự có liên quan đến các TCTD và thực tiễn thực hiện tại TPHCM" nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS tại TPHCM, từ đó, giải quyết được việc thu hồi nợ xấu cho các TCTD trên địa bàn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Hoàn thiện các quy định về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động THA dân sự có liên quan đến các TCTD và thực tiễn thực hiện tại TPHCM
- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LƢƠNG QUANG HÒA HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ Mã số chuyên ngành: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- O DỤC VÀ ĐÀO TẠO NH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NH TP.HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LƢƠNG LƢƠNG QUANG QUANG HOÀ HÒA HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO HOÀN ĐẢM THIỆN TRONG CÁC QUY HOẠT ĐỘNGĐỊNH VỀHÀNH THI XỬ LÝ ÁN TÀIDÂN SẢN BẢO ĐẢM SỰ CÓ TRONG HOẠT ĐỘNG THA DÂN SỰ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC TCTD LIÊN QUAN ĐẾN CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ THỰC VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỄN THỰC HIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã ngành: 8380107 Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ Mã số chuyên ngành: 8 LUẬN VĂN THẠC SĨ 38 01 07 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ THU HÀ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ THU HÀ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện các quy định về XLTSBĐ trong hoạt động THA dân sự có liên quan đến các TCTD và thực tiễn thực hiện tại TPHCM” là kết quả nghiên cứu tâm huyết và nghiêm túc của tác giả, các số liệu và kết quả nghiên cứu mang tính trung thực, việc sử dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả khác được trích dẫn đầy đủ đảm bảo tính liêm chính trong học thuật. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lƣơng Quang Hòa
- ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thiện được công trình nghiên cứu “Hoàn thiện các quy định về XLTSBĐ trong hoạt động THA dân sự có liên quan đến các TCTD và thực tiễn thực hiện tại TPHCM” tác giả xin được cảm ơn tới các cá nhân, tổ chức đã giúp đỡ và đồng hành cùng tác giả trong quá trình nghiên cứu. Trước hết, tôi xin cảm ơn chân thành tới giảng viên hướng dẫn TS. Trần Thị Thu Hà. Cô đã tận tình hướng dẫn tôi từ khi nhận đề tài đến khi kết thúc luận văn. Đặc biệt, tôi cũng rất biết ơn đến đội ngũ cán bộ, giảng viên Khoa Luật, Khoa sau đại học và các viện, phòng của Trường Đại học ngân hàng TPHCM đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới cơ quan mà tôi đang công tác đã tạo điều điều kiện về thời gian, công việc trong quá trình tôi tham gia chương trình cao học tại Trường Đại học ngân hàng TPHCM. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân, bạn bè đã luôn đồng hành để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lƣơng Quang Hòa
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn có tên là "Hoàn thiện các quy định về XLTSBĐ trong hoạt động THA dân sự có liên quan đến các TCTD và thực tiễn thực hiện tạị TPHCM". Luận văn nghiên cứu các nội dung cơ bản như sau: Những vấn đề lý luận cơ bản về XLTSTBĐ trong hoạt động THA dân sự có liên quan đến các TCTD bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc XLTSBĐ trong hoạt động THADS có liên quan đến các TCTD; Điều chỉnh của pháp luật về XLTSBĐ trong hoạt động THADS có liên quan đến các TCTD ở các khía cạnh cụ thể là: Các biện pháp, thủ tục, thẩm quyền XLTSBĐ trong hoạt động THADS có liên quan đến các TCTD. Bên cạnh đó, luận văn còn xác định các yếu tố ảnh hưởng đến XLTSBĐ trong hoạt động THADS có liên quan đến các TCTD làm căn cứ để đánh giá thực trạng XLTSBĐ trong hoạt động THADS có liên quan đến các TCTD. Phần thực trạng pháp luật XLTSBĐ trong hoạt động THADS có liên quan đến các TCTD và thực tiễn thực hiện tại TPHCM tập trung vào các nội dung sau: Thực trạng pháp luật về XLTSBĐ trong hoat động THADS có liên quan đến các TCTD ở Việt Nam hiện nay ở các khía cạnh thực trạng các quy định pháp luật về các biện pháp xử lý, thủ tục xử lý và thẩm quyền XLTSBĐ trong hoạt động THADS có liên quan đến các TCTD ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời cũng đánh giá những thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về XLTSBĐ trong hoạt động THADS có liên quan đến các TCTD tại TPHCM Luận văn đưa ra một số phương hướng cũng như những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định về XLTSBĐ trong hoạt động THA ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định về XLTSBĐ trong hoạt động THA liên quan đến các TCTD ở TPHCM hiện nay. Từ khóa: Xử lý tài sản bảo đảm, thi hành án dân sự, tổ chức tín dụng
- iv ABSTRACT The title of the thesis is "Completing regulations on handling of collateral in civil judgment enforcement activities related to credit institutions and practice in Ho Chi Minh City". The thesis has the following basic contents: Basic theoretical issues on handling security assets in civil judgment enforcement activities related to credit institutions, including: Concept, characteristics , principles of handling security assets in civil judgment enforcement activities related to credit institutions; The adjustment of the law on handling security assets in civil judgment enforcement activities is related to credit institutions in the following aspects: Measures, procedures and competence to handle assets security in civil judgment enforcement activities related to credit institutions. In addition, the thesis also identifies factors affecting the handling of collateral in civil judgment enforcement activities related to credit institutions as a basis for assessing the current situation of asset handling. security in civil judgment enforcement activities related to credit institutions. The actual situation of the law on handling security assets in civil judgment enforcement activities related to credit institutions and practice in Ho Chi Minh City focuses on the following contents: Legal status The law on handling security assets in civil judgment enforcement activities related to credit institutions in Vietnam today in terms of the actual situation of legal provisions on handling measures and procedures. handling and competence to handle security assets in civil judgment enforcement activities related to credit institutions in Vietnam today. At the same time, it also assesses the advantages and disadvantages in the process of implementing the law on handling security assets in civil judgment enforcement activities related to credit institutions in Ho Chi Minh City. The thesis offers a number of directions as well as specific solutions to improve the regulations on handling collaterals in the enforcement activities in Vietnam and improve the efficiency of implementing regulations on the handling of collateral in real estate. Judgment enforcement activities related to credit institutions in Ho Chi Minh City today. Keywords: Security asset handling, civil judgment enforcement, credit institutions
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt BĐG Bán đấu giá BA Bản án CHV Chấp hành viên HĐTD Hợp đồng tín dụng NH Ngân hàng QĐ Quyết định TAND Toà án nhân dân TSBĐ Tài sản bảo đảm TCTD, NH Tổ chức tín dụng, NH THADS THA dân sự TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh XLTSBĐ Xử lý tài sản bảo đảm VKSND Viện kiểm sát nhân dân
- a MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ................................................................. v MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ...................................................................... 3 3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................................ 4 4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 7 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................. 7 7. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài……………………………………………………...9 8. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 10 CHƢƠNG 1 ................................................................................................................... 11 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 11 1.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động thi hành án dân sự có liên quan đến các tổ chức tín dụng .................................................................. 11 1.1.1. Khái niệm xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động thi hành án dân sự có liên quan đến các tổ chức tín dụng .............................................................................................. 11 1.1.2. Đặc điểm, vai trò của xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động thi hành án dân sự có liên quan đến các tổ chức tín dụng .................................................................................. 14 1.1.3. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động thi hành án dân sự có liên quan đến các tổ chức tín dụng .............................................................................................. 16 1.2. Điều chỉnh của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động thi h dân sự có liên quan đến các tổ chức tín dụng .................................................................................. 18
- b 1.2.1. Các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động thi hành án dân sự có liên quan đến các tổ chức tín dụng .............................................................................................. 18 1.2.2. Các thủ tục xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động thi hành án dân sự có liên quan đến các tổ chức tín dụng .............................................................................................. 19 1.2.3. Thẩm quyền xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động thi hành án dân sự có liên quan đến các tổ chức tín dụng .............................................................................................. 20 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động thi hành án dân sự có liên quan đến các tổ chức tín dụng ....................................................................... 22 1.3.1. Yếu tố chính trị.................................................................................................. 22 1.3.2. Yếu tố pháp lý ....................................................................................................... 22 1.3.2. Yếu tố trình độ chuyên môn, văn hoá, nhận thức ............................................. 23 CHƢƠNG 2 ................................................................................................................... 26 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................... 26 2.1. Thực trạng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoat động thi hành án dân sự có liên quan đến các tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay ................................................ 26 2.1.1. Thực trạng pháp luật về các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động thi hành án dân sự liên quan đến các tổ chức tín dụng ......................................................... 26 2.1.2. Thực trạng pháp luật về thủ tục xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động thi hành án dân sự liên quan đến các tổ chức tín dụng………………………………………….... ..30 2.1.3. Thực trạng pháp luật về thẩm quyền xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động thi hành án dân sự có liên quan đền các tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay ....................... 34 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động thi hành án dân sự có liên quan đến các tổ chức tín dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh..................... 39 2.2.1. Thành tựu của thực hiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động thi hành án dân sự có liên quan đến các tổ chức tín dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh ............ 39 2.2.2. Hạn chế của thực hiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động thi hành án dân sự có liên quan đền các tổ chức tín dụng tại TP. Hồ Chí Minh ....................... 43
- c 2.2.3. Đánh giá chung về việc thực hiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động thi hành án dân sự có liên quan đền các tổ chức tín dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................................................................................... 54 CHƢƠNG 3 ................................................................................................................... 61 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM LIÊN QUAN ĐẾN TỔ CHỨC TÍN DỤNGTRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH…………………………………………………………………………………...61 3.1. Phương hướng hoàn thiện các quy định và nâng cao hiêụ quả thực hiện các quy định về xử lý tài sản bảo đảm liên quan đến tổ chức tín dụng trong hoạt động thi hành án tại Thành phố Hồ Chí Minh....................................................................................................... 61 3.1.1. Yêu cầu khách quan hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong thi hành án dân sự .................................................................................................. 61 3.1.2. Các định hướng cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm liên quan đến tổ chức tín dụng để thu hồi nợ trong thi hành dân sự..................................... 62 3.1.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm liên quan đến TCTD trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................... 62 3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động thi hành án ở Việt Nam hiện nay ............................................................................................... 63 3.2.1. Hoàn thiện quy định về xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp nhiều tài sản bảo đảm cho một nghĩa vụ.................................................................................................... 63 3.2.2. Hoàn thiện quy định về bán đấu giá tài sản bảo đảm liên quan đến các tổ chức tín dụng của cơ quan thi hành án dân sự .............................................................................. 63 3.2.3 Hoàn thiện quy định về việc định giá tài sản thi hành án ................................. 64 3.2.4. Cần cụ thể hoá một số quy định liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự liên quan đến tổ chức tín dụng....................................................... 66 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động thi hành án ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ........................................ 66 3.3.1. Tăng cường công tác phối hợp giữa ngành thi hành án và tòa án ..................... 66
- d 3.3.2. Tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan thi hành án và các tổ chức tín dụnh .............................................................................................................................................. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... i
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ và ảnh hưởng đến cả lợi nhuận của các TCTD đó chính là tình trạng nợ quá hạn tăng cao trong những năm gần đây. Do đó, vấn đề thu hồi nợ quá hạn là một trong những mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của các TCTD, trong đó chú trọng việc XLTSBĐ trong các HĐTD. Việc XLTSBĐ có thể do chính các TCTD thực hiện hoặc phải thông qua các biện pháp xử lý bằng tố tụng. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, ngày càng gia tăng các vụ việc XLTSBĐ cho các TCTD bằng biện pháp tố tụng bởi thông qua biện pháp này, bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, việc thu hồi nợ sẽ diễn ra dễ dàng hơn. XLTSBĐ bằng biện pháp tố tụng tức là bảo đảm thực thi trên thực tế bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Và cơ quan thực hiện đảm bảo việc thi hành sau khi BA, QĐ có hiệu lực pháp luật đó chính là cơ quan THADS. Trong tổng vụ và việc phải THA thì việc XLTSBĐ để thu hồi nợ xấu cho các TCTD có xu thế ngày càng phổ biến bởi kinh tế ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung đang chịu ảnh hưởng của những biến động của thị trường, khủng hoảng kinh tế. Do đó, việc tăng cường hiệu quả xử lý TSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS là một vấn đề quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Trong những năm qua, nhà nước đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật THADS đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động THADS trong các nghiệp vụ như việc áp dụng các BPBĐ, BPCC để thi hành các bản án. Bên cạnh đó, đối với nghiệp vụ xử lý TSBĐ liên quan đến các TCTD ngoài những thủ tục chung về THADS, nhà nước đã ban hành các văn bản dưới luật, cơ quan THADS còn xây dựng các quy chế phối hợp xử lý nợ xấu cho các TCTD giữa cơ quan THADS, TAND, VKSND và các TCTD. Một số văn bản dưới Luật như Nghị quyết số 42/2017/QH 14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, Chỉ thị số 06/CT –NHNN ngày 20/7/2017 về thực hiện nghị quyết 42, Thông tư số 09/2017/TT – NHNN ngày 14/8/2017 về mua bán xử lý nợ xấu, … đã tháo gỡ được một số điểm khó khăn
- 2 trong quá trình xử lý nợ xấu cũng như sự phối hợp với các cơ quan tố tụng, cơ quan THADS trong việc hỗ trợ giải quyết thu hồi nợ cho các TCTD bằng quyền lực nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quan THADS đối với XLTSBĐ liên quan đến các TCTD. Tuy nhiên, các quy định nêu trên vẫn còn những nhược điểm nhất định dẫn đến những khó khăn trong quá trình cơ quan THADS tiến hành các thủ tục có liên quan đến XLTSBĐ, từ đó số án tồn đọng vẫn còn có xu hướng gia tăng, nhiều vụ việc kéo dài mà chưa giải quyết được dứt điểm. Mặc dù đã có khung pháp lý cơ bản điều chỉnh nhưng thiếu những quy định một cách cụ thể và trực tiếp nhưng vẫn còn sự mâu thuẫn, chồng chéo, khó phân định được cách thức áp dụng pháp luật như vấn đề chi phí THADS, TSBĐ của khoản nợ xấu đã bị kê biên để THA theo Điều 90 Luật THADS thì tiếp tục kê biên hay trả lại cho TCTD để xử lý theo quy định tại NQ 42, … Từ thực trạng đó, cần thiết phải đưa ra những phương hướng để hoàn thiện các quy định pháp luật THADS về XLTSBĐ liên quan đến các TCTD. Đặc biệt, đối với TPHCM, đây là trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, do đó, những hoạt động tín dụng diễn ra hết sức sôi nổi bởi quy luật cung cầu. Số lượng các TCTD trên địa bàn chiếm con số khá lớn, nhu cầu vay vốn tăng cao, TSBĐ tiền vay có giá trị kéo theo việc xuất hiện nợ xấu là không thể tránh khỏi. Công tác THA, thu hồi nợ cho các TCTD là một trong những công tác trọng tâm của Cục THADS TP HCM. Tiến độ thụ lý giải quyết các vụ việc thi hành BA, QĐ của TAND nói chung và thụ lý, giải quyết thi hành BA, QĐ liên quan đến việc thu hồi nợ cho TCTD nói riêng đã kịp thời, đúng quy trình và đạt hiệu quả. CQTHADS TPHCM có mối quan hệ phối hợp với các TCTD; NH nhà nước TPHCM ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. Theo số liệu thống kê năm 2021 của Cơ quan THADS TPHCM: Tổng số việc thụ lý liên quan đến hoạt động NH là 4.727 việc (chiếm 5,36 % số việc thụ lý toàn Thành phố), tăng 186 việc so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, số việc có điều kiện THA là 2.160 việc (chiếm 45,69 %), số việc chưa có điều kiện THA là 2.567 việc (chiếm 54,31 %). Đã tổ chức THA xong 263 việc, đạt tỷ lệ 12,18 % trên tổng số có điều kiện THA. So với năm 2020, kết quả THA xong về việc giảm 256 việc, tương đương 49,33 % (Cục THADS TPHCM, 2021). Có thể nhận thấy, mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết TSBĐ liên quan đế các
- 3 TCTD nhưng vẫn còn số lượng án tồn đọng khá cao. Điều này xuất phát từ những khó khăn nhất định về thể chế pháp lý, điều kiện đại dịch Covid 19, từ sự hợp tác của các chủ thể THADS, ... Do đó, việc nâng cao hiệu quả chất lượng XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS tại TPHCM là một vấn đề cần thiết được quan tâm và chú trọng. Xuất phát từ những thực tế đó đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện cả về cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật về XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS dưới góc độ Luật Kinh tế, phân tích thực tiễn thực hiện tại TPHCM nhằm đánh giá những ưu điểm, hạn chế, vướng mắc, đồng thời đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật THADS về XLTSBĐ liên quan đến các TCTD cũng như nâng cao hiệu quả XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS tại TPHCM, góp phần hỗ trợ các TCTD trên địa bàn có thể thu hồi nợ trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện các quy định về XLTSBĐ trong hoạt động THA dân sự có liên quan đến các TCTD và thực tiễn thực hiện tại TPHCM” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học NH TPHCM cho khóa học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS tại TPHCM, từ đó, giải quyết được việc thu hồi nợ xấu cho các TCTD trên địa bàn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Để đạt được mục đích đã nêu trên, các nhiệm vụ cụ thể của luận văn được xác định như sau: - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS.
- 4 - Nghiên cứu và đánh giá các quy định của pháp luật hiện nay về XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS. - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS tại TPHCM. - Làm sáng tỏ và đưa ra phương hướng, giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS, nâng cao chất lượng XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS tại TPHCM. 3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề XLTSBĐ liên quan đến các TCTD để thu hồi nợ trong THADS tuy đóng vai trò rất quan trọng góp phần hỗ trợ việc thu hồi nợ của các TCTD, nhưng XLTSBĐ liên quan đến các TCTD để thu hồi nợ trong THADS ở nước ta mới chỉ được quan tâm đúng mức và bắt đầu có một số nghiên cứu quy mô trong thời gian gần đây, được thể hiện trong nhiều công trình khoa học công bố trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành và các Luận văn Thạc sỹ, Luận án Tiến sỹ. Có thể điểm tên một số các công trình, bài viết như: Luận văn thạc sĩ “Xử lý tài sản thế chấp NH để thu hồi nợ trong THA dân sự từ thực tiễn TPHCM” của tác giả Từ Trung Hiếu, năm 2016, Học viện khoa học xã hội đã đưa ra được những cơ sở lý luận về hoạt động THADS, thực trạng quy định của pháp luật về hoạt động XLTS thế chấp để thu hồi nợ trong THADS, tập trung nghiên cứu các thủ tục xử lý và thống kê được kết quả và hạn chế trong việc áp dụng các thủ tục để kê biên, và các biện pháp xử lý khác đối với TSBĐ để thu hồi nợ cho các TCTD của cơ quan THADS tại TPHCM. Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về xử lý tài sản thế chấp NH để thu hồi nợ thông qua THA” của tác giả Ngô Minh Thuận, năm 2013, Trường Đại học Luật TPHCM. Luận văn này tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về các thủ tục và biện pháp XLTS thế chấp từ các HĐTD và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật đó trong nghiệp vụ XLTS thế chấp liên quan đến hoạt động NH của cơ quan THADS. Luận văn đã đánh giá được những ưu điểm cũng như bất cập tại một số quy định pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật vể
- 5 xử lý tài sản thế chấp NH. Mặt khác, luận văn đưa ra một số thực tiễn áp dụng pháp luật làm hệ quy chiếu để rà soát tính khả thi của quy định pháp luật. Luận văn thạc sĩ “Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để THA dân sự từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang” của Hoàng Thị Thu Trang, năm 2017, Học viện Khoa học xã hội. Đây là công trình nghiên cứu việc XLTS thế chấp nói chung của cơ quan THADS với đối tượng TSBĐ là QSDĐ. Luận văn đã nghiên cứu các quy định pháp luật cũng như thực tiễn thực thi các quy định pháp luật về XLTS thế chấp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Luận văn đã chỉ ra những nét đặc thù trong nghiệp vụ XLTSBĐ là QSDĐ, việc áp dụng cả các quy định pháp luật chuyên ngành về đất đai trong quá trình xử lý, sự phức tạp, thay đổi hiện trạng đối với TSBĐ là QSDĐ. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp căn cơ và sát thực khi áp dụng quy trình XLTS thế chấp là QSDĐ của cơ quan THADS nói chung và cơ quan THADS Bắc Giang nói riêng. Luận văn thạc sĩ “Cơ sở pháp lý để xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi nợ cho các NH thương mại” của tác giả Vũ Thị Kim Oanh, năm 2009, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn phân tích những cơ sở pháp lý quan trọng để XLTSBĐ nhằm thu hồi nợ cho chủ thể là NH thương mại. Trong những quy định pháp luật đó có quá trình thoả thuận của TCTD với bên có TSBĐ, cơ sở pháp lý giải quyết bằng tố tụng và có cơ sở pháp lý cho việc XLTSBĐ của cơ quan THADS. Luận văn nhấn mạnh giải pháp phối hợp giải quyết giữa cơ quan THADS với các cơ quan tố tụng và các TCTD để việc thu hồi nợ xấu được diễn ra thuận lợi, thu hồi được nợ xấu cho NH thương mại. Bên cạnh những công trình là luận án, luận văn còn có khá đa dạng các công trình nghiên cứu về XLTSBĐ liên quan đến TCTD của cơ quan THADS như: “Một số vấn đề về cưỡng chế kê biên, XLTS của người phải THA” của tác giả Dương Quỳnh Hoa đăng trên Tạp chí Khoa học kiểm sát số 48 năm 2021; “Một số bất cập, hán chế khi áp dụng biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế THA theo pháp luật về THA dân sự” của tác giả Nguyễn Thanh Tùng, Tạp chí công thương số tháng 6, năm 2022; “ Các biện pháp TSBĐ trong thực tế cấp tín dụng” của tác giả Trần Quang Vinh, tạp chí ngân hàng, tháng 10 năm 2021, …
- 6 Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu nghiên cứu về vấn đề XLTSBĐ liên quan đến TCTD nói chung mà chưa đi sâu dưới góc độ là một nghiệp vụ của cơ quan THADS. Có công trình bàn về XLTSBĐ của NH trong hoạt động THADS nhưng mới chỉ dừng lại ở đối tượng là tài sản thế chấp và chủ yếu tập trung khai thác nghiên cứu về thủ tục XLTS thế chấp. Có công trình đi quá sâu vào thực trạng những chưa tìm ra nguyên nhân của thực trạng XLTSBĐ trong hoạt động THADS; chưa chú trọng đến những cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc đánh giá khách quan và đầy đủ các quy định hiện nay cũng như tạo cơ sở cho những giải pháp hoàn thiện pháp luật về XLTSBĐ trong hoạt động THADS. Do đó, cần phải có nghiên cứu mang tính hệ thống và đầy đủ nhất từ cơ sở lý luận đến thực tiễn và giải pháp cho việc XLTSBĐ của cơ quan THADS có liên quan đến các TCTD. Từ đó, tác giả nhận thấy cần tiếp tục bổ sung, nghiên cứu về mặt lý luận chú trọng về những yêu cầu đặt ra đối với các quy định pháp luật về XLTSBĐ liên quan các TCTD trong hoạt động THADS; xác định các yếu tố tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy định pháp luật đó; đánh giá một cách khách quan về quy định hiện nay và kết quả, hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS; từ đó đề ra những giải pháp thiết thực và hữu hiệu để hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này cũng như góp phần hỗ trợ tốt việc thu hồi nợ cho các TCTD trên địa bàn TPHCM. 4. Câu hỏi nghiên cứu (i) Cơ sở nào để XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS? (ii) Các quy định pháp luật về XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS và thực tiễn thực hiện tại TPHCM đã đáp ứng được yêu cầu về hiệu quả thu hồi nợ của các TCTD hay chưa? (iii) Làm thế nào để nâng cao hiệu quả thu hồi nợ của các TCTD thông qua việc XLTSBĐ của cơ quan THADS tại TPHCM trong giai đoạn hiện nay?
- 7 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật về XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS và việc thực hiện các quy định đó của cơ quan THADS tại TPHCM. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung Luận văn đề cập tới các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về XLTSBĐ liên quan đến các TCTD để thu hồi nợ trong THADS. Để có cơ sở rà soát và đánh giá các quy định này, tác giả nghiên cứu đối tượng dưới góc độ lý luận mang tính khoa học để làm rõ bản chất của XLTSBĐ liên quan đến TCTD để thu hồi nợ trong THADS. Từ đó, dựa trên nền tảng lý luận này, tác giả đánh giá, phân tích thực trạng các quy định pháp luật về XLTSBĐ liên quan đến THADS để thu hồi nợ trong THADS, thực tiễn thực hiện tại TP HCM và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này. Luận văn chỉ đề cập tới việc XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS mà không để cập tới việc XLTSBĐ của TCTD. Đây là biện pháp tố tụng để XLTSBĐ mà các TCTD thường lựa chọn để thu hồi nợ có hiệu quả. - Phạm vi về không gian và thời gian Luận văn nghiên cứu về các quy định pháp luật tại Việt Nam về XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS. Đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS tại TPHCM trong giai đoạn 5 năm từ 2017 đến 2022. 6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể 6.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật, kinh tế, xã hội; chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoạt động của THADS và vấn đề xử lý nợ xấu của các TCTD. Trên cơ sở đó, Luận văn sử dụng các phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề cụ thể như sau:
- 8 - Phương pháp tiếp cận hệ thống: cách tiếp cận này hướng đến việc đánh giá, xem xét đối tượng nghiên cứu một cách toàn diện, đặt vấn đề nghiên cứu trong mối tương quan với nhiều yếu tố, bộ phận cấu thành của cùng một hệ thống và sự tác động qua lại với các hệ thống khác. - Phương pháp tiếp cận đa ngành và liên ngành: dựa trên cách tiếp cận này, Luận văn sẽ khai thác, phân tích thông tin ở nhiều góc cạnh, phương diện của các ngành khoa học xã hội như: tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, chính trị học, luật học so sánh… để trả lời các câu hỏi nghiên cứu; soi chiếu, luận giải, chứng minh cho các luận điểm của giả thuyết nghiên cứu. 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp luật học so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê, phương pháp khảo sát, phương pháp lịch sử cụ thể, … Để hoàn thành mục đích nghiên cứu thì có sự kết hợp giữa các phương pháp trong từng phần của luận văn, phương pháp phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong luận văn. Đối với mỗi mục, mỗi chương cụ thể trong luận văn, sẽ được sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ đạo khác nhau. Cụ thể: - Phương pháp logic, lịch sử được sử dụng chủ yếu ở chương 1. Trên cơ sở tham khảo những công trình nghiên cứu khoa học trước đó, đề tài hệ thống hóa các lý luận dựa trên các quy định của pháp luật, giáo trình, sách chuyên khảo và bài viết được đăng trên một số báo và tạp chí chuyên ngành. Từ đó, làm rõ các khái niệm, cơ sở lý luận và mở rộng hơn các vấn đề liên quan đến pháp luật về XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS. - Phương pháp phân tích được tác giả sử dụng trong toàn bộ 02 chương của luận văn. Tại chương 1 tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích những khái niệm, đặc điểm của XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS, những yêu cầu, trình tự, thủ tục XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS, ... Trong chương 2, khi nghiên cứu về thực trạng của pháp luật hiện hành XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS, thực tiễn thực hiện tại TPHCM, tác giả sử dụng phân tích các quy định pháp luật, các số liệu thống kê để
- 9 đưa ra những đánh giá khách quan, xác định những nguyên nhân của thực trạng tạo cơ sở cho những giải pháp được đề cập ở chương 3. - Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng để đánh giá sự đồng bộ trong các quy định có liên quan tại các văn bản cùng điều chỉnh vấn đề XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS để tìm ra những mẫu thuẫn, hạn chế cần khắc phục. Phương pháp này còn được sử dụng để so sánh quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước về XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS. - Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn, trên cơ sở các tài liệu đã phân tích, so sánh, tác giả sử dụng phương pháp này để tổng hợp, khái quát lại những vấn đề đã nêu ra, làm cơ sở đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS. - Phương pháp khảo sát được sử dụng ở chương 2 để khảo sát thực tiễn áp thực tiễn thực hiện pháp luật về XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS tại THHCM - Phương pháp thống kê số liệu được sử dụng tập hợp các số liệu có liên quan đến pháp luật về XLTSBĐ liên quan đến các TCTD trong hoạt động THADS và thực tiễn thực hiện tại TPHCM nhằm phân tích, so sánh, tổng hợp, … để tìm ra giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về nội dung đề tài. 7. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài Ý nghĩa về mặt lý luận: Luận văn phân tích và đưa ra được những quan điểm khoa học có ý nghĩa trong việc tạo ra cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc đánh giá thực trạng về XLTSBĐ trong hoạt động THADS. Từ đó, khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực này của Đảng và Nhà nước ta trong việc quán triệt đường lối cũng như quan điểm chỉ đạo. Ý nghĩa về thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật cũng như thực hiện pháp luật về XLTSBĐ của cơ quan THADS liên quan đến các TCTD, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả trong nghiệp vụ này của cơ quan THADS. Do đó, luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trịnh xây dựng pháp luật, trong quá trình tham mưu của cơ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 289 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 343 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 114 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 109 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 225 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 130 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 83 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 104 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 33 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 188 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 113 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 36 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 75 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 59 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
79 p | 25 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 88 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 23 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn