Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản
lượt xem 14
download
Mục đích của luận văn là phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản để đề xuất các giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả pháp luật cũng như hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM TÀI SẢN Ngành: Luật kinh tế TẠ NHẬT ANH Hà Nội, năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 Họ và tên học viên: Tạ Nhật Anh Người hướng dẫn: TS Nguyễn Bình Minh Hà Nội, năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Tạ Nhật Anh
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ hết sức nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả của TS Nguyễn Bình Minh, giảng viên khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và xin được gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Luật, tập thể Thầy, Cô giáo Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã giảng dạy, truyền thụ kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt khoá học và thời gian nghiên cứu luận văn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Tạ Nhật Anh
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................. v TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................vi LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM TÀI SẢN VÀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM TÀI SẢN .... 9 1.1. Tổng quan về kinh doanh bảo hiểm tài sản............................................. 9 1.1.1. Khái niệm kinh doanh bảo hiểm tài sản ....................................... 9 1.2. Tổng quan về trục lợi bảo hiểm ..............................................................17 1.2.1. Khái niệm về trục lợi bảo hiểm và phòng chống, trục lợi bảo hiểm .........................................................................................................17 1.2.2. Nguyên nhân trục lợi bảo hiểm ...................................................21 1.2.3. Hậu quả trục lợi bảo hiểm ...........................................................24 1.3. Các loại trục lợi bảo hiểm tài sản ...........................................................26 1.3.1. Căn cứ vào giai đoạn bảo hiểm....................................................26 1.3.2. Căn cứ vào đối tượng tiến hành trục lợi bảo hiểm .....................28 1.3.3. Căn cứ vào các thủ đoạn gian lận bảo hiểm tài sản ...................30 1.3.4. Căn cứ vào hình thức trục lợi ......................................................32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM TÀI SẢN ..............................................................................................................................33 2.1. Thực trạng về trục lợi bảo hiểm tài sản tại Việt Nam ..........................33 2.1.1. Tình hình trục lợi bảo hiểm những năm gần đây ......................33 2.2.2. Hình thức trục lợi bảo hiểm .........................................................34 2.2.3. Hậu quả của trục lợi bảo hiểm ....................................................42 2.2. Pháp luật Việt Nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm tài sản ..........43 2.2.1. Nhóm các quy định chung về phòng, chống trục lợi bảo hiểm..44
- iv 2.2.2. Nhóm các quy định điều chỉnh hành vi của các bên trong hợp đồng bảo hiểm .........................................................................................46 2.2.2. Nhóm các quy định về quản lý nhà nước về phòng, chống trục lợi bảo hiểm .............................................................................................50 2.2.3. Nhóm các quy định của pháp luật khác có liên quan điều chỉnh hành vi trục lợi bảo hiểm .......................................................................52 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM TÀI SẢN ......54 3.1. Làm rõ khái niệm trục lợi bảo hiểm ......................................................54 3.2. Hoàn thiện quy định về hợp đồng bảo hiểm tài sản .............................55 3.3. Hoàn thiện các quy định về phòng ngừa rủi ro và giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm .............................................................................59 3.4. Bổ sung quy định về đăng ký hợp đồng bảo hiểm tài sản ....................64 KẾT LUẬN .........................................................................................................66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết Tiếng Anh Tiếng Việt tắt ABI Association of British Insurers Hiệp hội Bảo hiểm Anh FBI Federal Bureau of Investigation Cục điều tra liên bang Dịch vụ thanh tra tranh chấp tài FOS Financial Ombudsman Service chính ICA Insurance Council Australia Hội đồng bảo hiểm Úc Công ty TNHH Dịch vụ dữ liệu IDS Insurance Data Service Inc. bảo hiểm Văn phòng về Trục lợi bảo hiểm IFB Insurance Fraud Bureau của Anh IRS Insurance Reference Services Dịch vụ tham khảo bảo hiểm National Association of Insurance Hiệp hội quốc gia Cơ quan quản NAIC Commissioners lý bảo hiểm Hoa Kỳ Cơ sở dữ liệu về trục lợi quốc NFD National Fraud Database gia National Fraud Strategic Authority Cơ quan Chiến lược Quốc gia NFSA (UK) của Anh về Gian lận Văn phòng quốc gia về tội phạm NICB National Insurance Crime Bureau bảo hiểm Offical of Inspector General (US Vụ thanh tra của Bộ sức khỏe và OIG Department of Health and Human dịch vụ nhân lực Mỹ Services) Cơ sở dữ liệu về trục lợi của SFD Staff Fraud Database nhân viên
- vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tên luận văn: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản Luận văn đã đạt được các kết quả chính sau: - Đã làm rõ các khái niệm liên quan đến kinh doanh bảo hiểm tài sản, như bảo hiểm tài sản, kinh doanh bảo hiểm tài sản, đặc điểm của bảo hiểm tài sản, rủi ro trong bảo hiểm tài sản và tổn thất trong bảo hiểm tài sản. - Đã phân tích khái niệm trục lợi bảo hiểm, nguyên nhân dẫn đến trục lợi bảo hiểm và hậu quả của trục lợi bảo hiểm. - Đã làm rõ khái niệm trục lợi bảo hiểm tài sản, trong đó tập trung nghiên cứu trục lợi bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, Các loại trục lợi bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. - Đã làm rõ thực trạng về trục lợi bảo hiểm tài sản ở Việt Nam và pháp luật về phòng, chống trục lợi bảo hiểm tài sản. - Đã đề xuất một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp đồng bảo hiểm tài sản; giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm; đăng ký hợp đồng bảo hiểm tài sản.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế những năm gần đây, các hoạt động kinh doanh, thương mại diễn ra ngày càng nhiều và kèm theo đó hoạt động bảo hiểm cũng diễn ra hết sức sôi động, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tính đến 31/12/2017, thị trường bảo hiểm có 64 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, nhân thọ, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Tổng tài sản toàn thị trường đạt 316.300 tỷ đồng, tăng 27,4% so với năm 2016, tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế đạt 247.815 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2016, tổng doanh thu toàn thị trường đạt 132.369 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm đạt 107.821 tỷ đồng (tăng 23,4% so với năm 2016), doanh thu đầu tư đạt 24.548 tỷ đồng, số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm là 31.904 (Bộ Tài Chính, 2018, tr. 5). Còn theo số liệu đăng tải trên trang web chính thức của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 41.344 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vào nền kinh tế 231.973 tỷ đồng, trong đó khối nhân thọ đạt 193.508 tỷ đồng, tăng 41%; khối phi nhân thọ đạt 38.465 tỷ đồng, tăng 27%. Các Doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo công ăn việc làm cho 702.282 lao động, trong đó có 29.584 cán bộ nhân viên và 672.698 đại lý (Ngô Trung Dũng, 2018). Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường bảo hiểm Việt Nam, đã xuất hiện tình trạng trục lợi bảo hiểm. Những năm gần đây, trục lợi bảo hiểm nói chung và trục lợi bảo hiểm vật chất nói riêng ở Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng về số lượng và phát triển phức tạp về quy mô cũng như thủ đoạn trục lợi, gây thiệt hại về vật chất, uy tín cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm,
- 2 đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và phòng chống trục lợi bảo hiểm nói riêng đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung phần nào đã cho thấy sự phức tạp của vấn đề và các khó khăn khi áp dụng các quy định của luật nhằm phòng chống trục lợi bảo hiểm. Ngoài ra, trong công tác ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm, hoạt động quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đóng vai trò quan trọng, nhằm đảm bảo cho các chủ thể liên quan thực hiện hành vi một cách có trách nhiệm, tuân thủ quy định của pháp luật. Với mục đích nhằm ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các nội dung giám sát của mình thông qua việc ban hành các quy định như: Cấp phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; quản lý, giám sát sản phẩm bảo hiểm; quản lý, giám sát kênh trung gian bảo hiểm. Các nội dung này được cơ quan nhà nước thực hiện bằng phương thức giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ cũng như thực hiện thẩm quyền của mình trong việc áp dụng các chế tài đối với chủ thể vi phạm. Thời gian qua các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cũng như Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính đã nghiên cứu áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa hạn chế trục lợi trong bảo hiểm và đã thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên thực tế các biện pháp này chưa thật sự giải quyết hiệu quả tình trạng trục lợi trong bảo hiểm nói chung và trục lợi trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển nói riêng. Trên góc độ nghiên cứu, một số tác giả cũng đã phân tích thực trạng trục lợi bảo hiểm và đặc biệt là trục lợi bảo hiểm xe cơ giới nhằm đưa ra một số giải pháp phòng ngừa hiện tượng này. Tuy nhiên, như phần tổng quan tình hình nghiên cứu sẽ được trình bày dưới đây cho thấy, các nghiên cứu này mới chỉ
- 3 tập trung nghiên cứu một vài khía cạnh của hiện tượng trục lợi bảo hiểm và thường nhấn mạnh đến trục lợi bảo hiểm xe cơ giới. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng đã có những thay đổi trong thời gian gần đây và các nghiên cứu này chưa đề cập đến các quy định mới này. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách tổng thể các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản nhằm đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam là hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Vì những lẽ trên, học viên đã lựa chọn chủ đề “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình. Đề tài này phù hợp với chuyên ngành đào tạo Thạc sỹ Luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Ngoại thương. 2. Tình hình nghiên cứu Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và trục lợi bảo hiểm nói riêng không phải là chủ đề mới. Đã có khá nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về trục lợi bảo hiểm được thể hiện trong các giáo trình về bảo hiểm, trong các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ cũng như các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Cụ thể, có thể kể đến các công trình tiêu biểu sau: Các tác giả Đào Thanh Bình và Hoàng Đình Minh trong bài viết về “Giải pháp ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm vật chất” đăng trên Tạp chí Tài chính số 8 năm 2014 đã phân tích thực trạng trục lợi bảo hiểm xe cơ giới, nhiện diện một số hình thức gian lận bảo hiểm xe cơ giới và đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế trục lợi bảo hiểm xe cơ giới.
- 4 PGS. TS Trần Sỹ Lâm, trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về “Hạn chế trục lợi trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, nghiệm thu năm 2014, đã phân tích tổng quan về trục lợi và hạn chế trục lợi trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, phân tích hiện tượng trục lợi và phương pháp hạn chế trục lợi trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển tại một số nước trên thế giới và đưa ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về: phòng ngừa trục lợi trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển; xử lý trục lợi trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Đề tài này cũng đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế trục lợi trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển cho Việt Nam. Tuy nhiên, Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu trục lợi trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, vốn là một lĩnh vực hết sức chuyên biệt, chứ chưa nghiên cứu trục lợi trong bảo hiểm tài sản nói chung. Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm, trong một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Bộ Tài chính tài trợ về“Trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam-Nguy cơ và Giải pháp” nghiệm thu năm 2012, đã phân tích thực trạng về trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam, đánh giá các tác hại mà hiện tượng này gây ra và đề xuất một số giải pháp nhằm phòng ngừa hiện tượng này. Tại Trường Đại học Ngoại thương có đề tài luận văn thạc sỹ bảo vệ năm 2013 của Nguyễn Lệ Thủy về “Phòng chống trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại một số doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam ”, cũng như đề tài luận văn thạc sỹ năm 2012 của Nguyễn Thị Phượng về“Kinh nghiệm phòng ngừa và đấu tranh chống trục lợi bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ở một số nước khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu”.
- 5 Tác giả Doãn Hồng Nhung trong bài viết “Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa, ngăn chặn trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, tập 30, số 3 năm 2014, tr 33-40, đã phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện, trong đó nhấn mạnh đến việc tăng các mức phạt tiền. Nguyễn Thị Hoài Thu (2012) trong bài viết về “Hoàn thiện các quy định của pháp luật để ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam”, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 03 (212) tháng 2 năm 2012, đã phân tích tình hình trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm, thực tiễn xử lý các hành vi trục lợi bảo hiểm và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm để ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm. Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên chủ yếu phân tích các khía cạnh kinh tế – quản lý của vấn đề trục lợi bảo hiểm, coi đó là một phần của quản trị rủi ro mà doanh nghiệp cần phải quan tâm thực hiện. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu đã đề cập trực tiếp đến vấn đề trục lợi bảo hiểm nói chung, nhưng chưa đi sâu phân tích các đặc trưng của trục lợi bảo hiểm tài sản và cũng chưa tính đến các sửa đổi của Bộ luật hình sự năm 2015. Như vậy, cho đến nay, chưa có đề tài nào mới nghiên cứu, đánh giá một cách tổng thể về pháp luật Việt Nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản để đề xuất các giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả pháp luật cũng như hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
- 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích hoạt động kinh doanh bảo hiểm để làm rõ bản chất loại hình kinh doanh này Thứ hai, nhận diện các phương thức, hành vi trục lợi bảo hiểm, đặc biệt là trục lợi bảo hiểm tài sản. Thứ ba, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm nói chung và phòng, chống trục lợi bảo hiểm tài sản nói riêng. Thứ tư, đề xuất các giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm tài sản. Thứ năm, kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm tài sản. 5. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các hành vi trục lợi bảo hiểm tài sản ở Việt Nam và các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống trục lợi và hạn chế trục lợi bảo hiểm tài sản. Ngoài ra, do bảo hiểm tài sản rất đa dạng, nên trong một số mục, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu loại hình bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. 6. Phạm vi nghiên cứu Các hoạt động kinh doanh bảo hiểm rất đa dạng và các hành vi trục lợi cũng rất đa dạng. Vì vậy, luận văn này sẽ không đề cập đến tất cả các hành vi trục lợi bảo hiểm nói chung mà sẽ có giới hạn cả về nội dung nghiên cứu, về không gian nghiên cứu và thời gian nghiên cứu.
- 7 Về nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các dạng trục lợi điển hình trong bảo hiểm tài sản, cũng như các biện pháp hạn chế trục lợi chủ yếu của các cơ quan quản lý nhà nước chức năng và các doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng đối với các đối tượng trục lợi. Các hành vi trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ sẽ không được đề tài này nghiên cứu. Về không gian nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các hành vi trục lợi bảo hiểm tài sản ở Việt Nam và quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Các hành vi trục lợi, các tranh chấp về trục lợi bảo hiểm ở nước ngoài, các quy định của pháp luật nước ngoài về phòng, chống trục lợi bảo hiểm nếu được trích dẫn trong Luận văn thì chỉ để làm ví dụ hoặc đối tượng so sánh chứ không phải là đối tượng nghiên cứu chính của Luận văn. Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hiện tượng trục lợi, các thủ đoạn trục lợi, các biện pháp trục lợi bảo hiểm tài sản và các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm từ năm 2000, tức là thời điểm Việt Nam có đạo luật chuyên ngành đầu tiên về kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu sâu hơn giai đoạn từ năm 2010 trở lại đây, tức là thời điểm Việt Nam có một luật mới sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 20001. 7. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu luật học truyền thống, như: phân tích, tổng hợp tình huống, phân tích án lệ và so sánh luật học. 1 Để việc trích dẫn được ngắn gọn hơn, thứ tự các điều luật được trích dẫn sẽ là thứ tự trong văn bản hợp nhất số 12/VBHN-VPQH ngày 23 tháng 07 năm 2013 về Luật kinh doanh bảo hiểm. Trong Luận văn này, Luật Kinh doanh bảo hiểm được hiểu là Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010. Khi đề cập đến quy định cũ thì Luận văn sẽ nêu rõ đó là Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.
- 8 Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng xuyên suốt luận văn nhằm làm sáng tỏ các vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, về các hành vi trục lợi bảo hiểm và các quy định của pháp luật về phòng, chống trục lợi bảo hiểm. Phương pháp phân tích án lệ sẽ được sử dụng chủ yếu trong Chương 2 nhằm làm sáng tỏ hơn sự phức tạp của vấn đề trục lợi bảo hiểm, cũng như rút ra các bài học tạo tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả các quy định của pháp luật về phòng, chống trục lợi bảo hiểm tài sản và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Phương pháp so sánh luật học sẽ được sử dụng chủ yếu tại Chương 1 và Chương 2 nhằm làm rõ các ưu điểm và nhược điểm của pháp luật Việt Nam trong tương quan với pháp luật nước ngoài, nhằm tạo tiền đề cho các đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam. 8. Kết cấu của Luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các chữ viết tắt, Luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: - Chương 1: Tổng quan về kinh doanh bảo hiểm tài sản và trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản - Chương 2: Thực trạng về trục lợi bảo hiểm tài sản tại Việt Nam và pháp luật về phòng, chống trục lợi bảo hiểm tài sản - Chương 3: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam phòng, chống trục lợi bảo hiểm tài sản.
- 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM TÀI SẢN VÀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM TÀI SẢN 1.1. Tổng quan về kinh doanh bảo hiểm tài sản 1.1.1. Khái niệm kinh doanh bảo hiểm tài sản 1.1.1.1. Khái niệm “bảo hiểm tài sản” Pháp luật Việt Nam không đưa ra định nghĩa về bảo hiểm tài sản mà chỉ có quy định chung về bảo hiểm phi nhân thọ, theo đó bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ (khoản 18, Điều 3, Luật kinh doanh bảo hiểm). Như vậy, bảo hiểm tài sản nằm trong nhóm bảo hiểm phi nhân thọ. Bảo hiểm tài sản, như tên gọi của nó cho thấy, có đối tượng là một loại tài sản. Bảo hiểm hiểm tài sản thường được thể hiện bằng hợp đồng bảo hiểm nhằm cung cấp sự đền bù về mặt tài chính cho chủ sở hữu hoặc người thuê tài sản, trong trường hợp tài sản bị hư hỏng hoặc trộm cắp. Các loại tài sản được bảo hiếm rất đa dạng. Theo pháp luật Việt Nam, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (khoản 1, Điều 105 BLDS năm 2015). Tài sản bao gồm hai loại là bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai (khoản 2, Điều 105 BLDS năm 2015). Tất cả các loại tài sản kể trên đều có thể trở thành đối tượng của bảo hiểm tài sản. Trong thực tiễn, các bên có quyền thỏa thuận về loại tài sản được bảo hiểm. 1.1.1.2. Khái niệm kinh doanh bảo hiểm tài sản Pháp luật Việt Nam cũng không có định nghĩa về kinh doanh bảo hiểm tài sản mà chỉ có định nghĩa về “kinh doanh bảo hiểm”. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh bảo hiểm là “hoạt động của doanh
- 10 nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Do đối tượng của kinh doanh bảo hiểm tài sản là tài sản mà tài sản lại có các dạng rất khác nhau nên bảo hiểm tài sản cũng rất đa dạng, thường là do các bên tự do thỏa thuận, nhưng cũng có thể do pháp luật bắt buộc. Có thể kể đến các loại bảo hiểm tài sản tiêu biểu sau. a) Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản Đây là loại bảo hiểm nhằm bảo toàn tài sản doanh nghiệp một cách an toàn và hiệu quả nhất. Đối tượng của loại bảo hiểm này bao gồm tài sản cố định, các công trình xây dựng (nhà cửa, kho tàng, văn phòng…), hàng hóa lưu kho, nguyên vật liệu, tư liệu sản xuất… của các doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất, trung tâm thương mại, khách sạn, dịch vụ… Phạm vi của loại bảo hiểm này là toàn bộ tổn thất vật chất xảy ra bất ngờ đối với tài sản đã được bảo hiểm, do bất kỳ nguyên nhân nào không bị loại trừ trong Quy tắc bảo hiểm và vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn bảo hiểm. b) Bảo hiểm bắt buộc Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội. Theo Điều 8 Luật kinh doanh bảo hiểm, tại Việt Nam bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn
- 11 pháp luật; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Bảo hiểm cháy, nổ. Như vậy, bảo hiểm tài sản bắt buộc chỉ liên quan đến bảo hiểm cháy, nổ. Đối tượng của loại bảo hiểm tài sản bắt buộc này có thể là nhà cửa, công trình xây dựng và các trang thiết bị kèm theo, máy móc thiết bị, hàng hoá lưu kho (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm), vật tư và các tài sản khác. Loại bảo hiểm tài sản bắt buộc này có phạm vi là Tổn thất vật chất bất ngờ gây ra do cháy, nổ không lường trước được xảy ra đối với các tài sản được bảo hiểm theo danh mục tài sản mà Người được bảo hiểm kê khai. Trong đó: Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng do nổ hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác; Nổ là phản ứng hoá học gây ra việc giải phóng khí và năng lượng đột ngột với khối lượng lớn đồng thời phát ra âm thanh và ảnh hưởng vật lý đến các vật xung quanh nhưng loại trừ thiệt hại tới bản thân nồi hơi, bình chứa, máy móc sử dụng áp lực và chất liệu chứa trong đó. c) Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt Cần lưu ý đây không phải là loại bảo hiểm tài sản bắt buộc, mà là một loại bảo hiểm theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm nhằm bảo hiểm cho các các tài sản đặc biệt dễ cháy hoặc dễ hỏng hóc, hư hại hoặc tiêu hao. Các rủi ro mà các bên có thể thỏa thuận là: cháy, nổ, sét., giông bão, lũ lụt, đâm va, động đất, nổ nồi hơi và hoặc các thiết bị bình chứa hơi đốt, rò rỉ nước từ hệ thống Sprinkler… d) bảo hiểm gián đoạn kinh doanh Trong thực tiễn kinh doanh, doanh nghiệp có thể phải đố diện với rủi ro công việc kinh doanh bị gián đoạn, ngừng trệ do thiệt hại tài sản hay một phần tài sản được bảo hiểm với mục đích kinh doanh. Loại bảo hiểm gián đoạn kinh doanh cung cấp nguồn tài chính cho doanh nghiệp được bảo hiểm để giúp
- 12 doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và khôi phục hoạt động kinh doanh như trước khi sự cố xảy ra. Đối tượng bảo hiểm là lợi nhuận bị mất đi do hoạt động sản xuất kinh doanh của Người được bảo hiểm bị gián đoạn. Loại bảo hiểm này bồi thường cho mất lợi nhuận kinh doanh và các chi phí cố định mà người được bảo hiểm phải tiếp tục chi trả trong khi hoạt động kinh doanh đã bị đình trệ, cản trở hoặc bị ảnh hưởng do có sự cố tổn thất tài sản tại cơ sở kinh doanh của người được bảo hiểm. 1.1.1.3. Đặc điểm của bảo hiểm tài sản Kinh doanh bảo hiểm tài sản có đối tượng hẹp hơn so với kinh doanh bảo hiểm nói chung và vì thế nó cũng có những tính chất chuyên biệt hơn so với các đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm nói chung (bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ). Cụ thể, bảo hiểm tài sản có các đặc điểm sau: Thứ nhất, chỉ bảo hiểm khi xác định được giá trị tài sản là đối tượng của bảo hiểm. Chính điều này đòi hỏi phải có phương pháp phù hợp để xác định giá trị tài sản. Trong thực tế, giá trị của tài sản có thể được tính trên cơ sở giá thị trường hoặc theo thỏa thuận giữa các bên. Thứ hai, số tiền chi trả của công ty bảo hiểm được xác định dựa trên nguyên tắc bồi thường. Giá trị bồi thường bằng giá trị tổn thất của tài sản cộng với chi phí hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất, chi phí phát sinh theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm và chi phí giám định thiệt hại (nếu có). Các phương thức bồi thường rất đa dạng, có thể bằng tiền, bằng sửa chửa, khôi phục hoặc thay thế tài sản. Thứ ba, trách nhiệm bồi thường trong trường hợp bảo hiểm trùng. Bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Pháp luật không cấm bên mua bảo hiểm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 282 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 339 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 111 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 107 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 220 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 123 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 78 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 96 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 32 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 183 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 108 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 35 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 74 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 58 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 17 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 20 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn