intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

24
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam được áp dụng trong thực tiễn đối với hoạt động lưu giữ và xử lý hàng hóa lưu giữ của doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài tại Việt Nam, làm rõ các vấn đề còn tồn tại phát sinh trong thực tiễn của hoạt động lưu giữ và xử lý hàng hóa lưu giữ của doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THANH LIÊM LƯU GIỮ VÀ XỬ LÝ HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VẬN CHUYỂN NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8.38.01.07 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TĂNG VĂN NGHĨA Hồ Chí Minh - 2020 1
  2. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình phát triển kinh tế và hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường, vai trò tác động, điều chỉnh của pháp luật để đảm bảo sự vận hành hiệu quả của nền kinh tế và hoạt động đúng đắn của các chủ thể kinh doanh là hết sức cần thiết. Do vậy, việc không ngừng hoàn thiện các quy định pháp luật không còn phù hợp là một nhu cầu cần thiết và diễn ra liên tục do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế. Hoạt động vận chuyển hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển từ nước ngoài vào Việt Nam đa phần được thực hiện bởi các hãng tàu nước ngoài để giao cho các cá nhân, đơn vị trong nước cũng thường phát sinh các trường hợp hàng hóa không có người nhận hay người nhận hàng từ chối nhận hàng, hoặc người vận chuyển không giao hàng hóa vì tiền cước và các chi phí phát sinh theo hợp đồng vận chuyển chưa được thanh toán đầy đủ. Thực tế này dẫn đến hàng hóa phải lưu kho, lưu bãi tại các cảng biển, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp cảng trong nước cũng như quyền lợi hợp pháp của các đơn vị vận chuyển nước ngoài bởi lẽ họ sẽ phải chịu các chi phí phát sinh trong các trường hợp nêu trên. Giải quyết được vấn đề lưu giữ và xử lý hàng hóa khi xảy ra các trường hợp này là một vấn đề quan trọng, góp phần giải quyết hàng hóa tồn đọng tại các cảng biển, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị vận chuyển hàng hóa và tăng cường hiệu quả hoạt động của các cảng biển. Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài theo pháp luật Việt Nam” để làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động logistics nói chung và hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hay các hoạt động khác liên quan đến vận chuyển hàng hóa đã được đề cập ở nhiều mức độ khác nhau. Ở Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu ở cấp tiến sỹ, thạc sỹ về hoạt động logistics và vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Tuy nhiên, gần như chưa có công trình nghiên 2
  3. cứu nào ở Việt Nam tập trung làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Gần đây, tác giả Trịnh Thế Cường có bài viết “Hàng hóa chậm luân chuyển tại cảng biển: Những bất cập và giải pháp” đăng trên Tạp chí Vietnam Logistics Review vào năm 2018, có đề cập đến các quy định và các vướng mắc trong hoạt động lưu giữ và xử lý hàng hóa tại các cảng biển Việt Nam và đề xuất một số giải pháp. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa đi sâu vào các vấn đề cụ thể phát sinh trong thực tiễn liên quan đến việc lưu giữ và xử lý hàng hóa của các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài tại Việt Nam, và chưa đề cập đến tính hiệu quả và tác động của pháp luật đối với việc lưu giữ và xử lý hàng hóa bằng đường biển về mặt lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là để tìm hiểu các quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động lưu giữ và xử lý hàng hóa lưu giữ của người vận chuyển là các doanh nghiệp nước ngoài, phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn, từ đó có những đề xuất về giải pháp hiệu quả hơn đối với hoạt động lưu giữ và xử lý hàng hóa lưu giữ của người vận chuyển là các doanh nghiệp nước ngoài. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam được áp dụng trong thực tiễn đối với hoạt động lưu giữ và xử lý hàng hóa lưu giữ của doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài tại Việt Nam, làm rõ các vấn đề còn tồn tại phát sinh trong thực tiễn của hoạt động lưu giữ và xử lý hàng hóa lưu giữ của doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài tại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 3
  4. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, cách thức, quy trình thực hiện lưu giữ, xử lý hàng hóa của người vận chuyển là các doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài tại Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện việc lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài tại các cảng biển Việt Nam trong những năm gần đây sau khi Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 có hiệu lực thi hành, và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp phân tích, tổng hợp, sử dụng số liệu thống kê, so sánh và đối chiếu, kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn với phương pháp luận chủ yếu là mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn hoạt động kinh tế và pháp luật. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn có thể sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia tư vấn xây dựng pháp luật trong lĩnh vực hàng hải, vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu của sinh viên ngành luật và thương mại quốc tế, và các nhà nghiên cứu pháp luật về hàng hải. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn có 5 phần, gồm phần mở đầu, ba chương tiếp theo và phần kết luận, cụ thể như sau: Phần mở đầu đề cập đến tính cấp thiết cần nghiên cứu cũng nhưng tình hình nghiên cứu về đề tài trong những năm gần đây, mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu. 4
  5. Chương 1 tập trung làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của hoạt động lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của doanh nghiệp nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, trình tự và thủ tục thực hiện việc lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Chương 2 tóm tắt sơ lược về lịch sử phát triển của hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trên thế giới và của Việt Nam, thực trạng hoạt động lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ở các cảng biển Việt Nam và các khó khăn, vướng mắc gặp phải trong thực tiễn. Chương 3 trình bày nhận định của tác giả về sự tác động của pháp luật hiện nay đối với hoạt động lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển tại các cảng biển Việt Nam và kiến nghị của tác giả nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Kết luận tóm tắt kết quả nghiên cứu đạt được cũng như các giải pháp cần xem xét thực thi nhằm nâng cao hiệu quả tác động pháp luật trong thực tiễn đối với hoạt động lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. 5
  6. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LƯU GIỮ VÀ XỬ LÝ HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VẬN CHUYỂN NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.1. Khái niệm lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển Khái niệm lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển được dùng để chỉ hai quyền riêng biệt của người vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau; đó là quyền lưu giữ hàng hóa vận chuyển như là người chiếm hữu hợp pháp hàng hóa và quyền định đoạt đối với hàng hóa bị lưu giữ trong một số trường hợp nhất định. 1.1.1. Lưu giữ hàng hóa Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ra đời và phát triển cùng với sự tiến bộ của xã hội loài người như là một nhu cầu tất yếu, nhằm phục vụ nhu cầu trao đổi và mua bán hàng hóa giữa các vùng trong cùng một lãnh thổ hay giữa các quốc gia và khu vực khác nhau ngày một phát triển. Từ vận chuyển hàng hóa dọc theo các bờ biển bằng những tàu thuyền nhỏ và thô sơ dựa vào sức người và sức gió, hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ngày nay được thực hiện bằng những con tàu lớn, hiện đại. Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được thực hiện trên cơ sở hợp đồng vận chuyển, là một loại hợp đồng song vụ. Người thuê vận chuyển thông thường là chủ sở hữu hàng hóa có nghĩa vụ thanh toán tiền cước vận chuyển và giao hàng hóa cho người vận chuyển để vận chuyển từ nơi giao hàng đến nơi trả hàng và giao cho người nhận theo yêu cầu của người thuê vận chuyển. Người vận chuyển có quyền nhận tiền cước vận chuyển và các chi phí liên quan theo hợp đồng vận chuyển, và có nghĩa vụ chăm sóc, bảo quản, gìn giữ hàng hóa đó từ khi nhận hàng để vận chuyển đến khi giao trả hàng hóa cho người nhận hàng theo yêu cầu của người thuê vận chuyển. Chủ sở hữu hàng hóa được xem là đã chuyển giao quyền chiếm hữu hàng hóa cho người vận chuyển khi họ giao hàng hóa cho người vận chuyển để vận chuyển từ nơi nhận hàng hóa đến nơi giao trả hàng hóa trên cơ sở hợp đồng vận chuyển mà 6
  7. qua đó người vận chuyển có nghĩa vụ chăm sóc, bảo quản và gìn giữ hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Do vậy, người vận chuyển là người chiếm hữu hợp pháp đối với hàng hóa được họ nhận vận chuyển một cách liên tục từ khi nhận hàng hóa từ người giao hàng hay người thuê vận chuyển để vận chuyển đến nơi trả hàng trên cơ sở hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Quyền lưu giữ hàng hóa vận chuyển bắt nguồn từ quyền chiếm hữu hợp pháp tài sản đã được chủ sở hữu hàng hóa chuyển giao cho người vận chuyển; và do vậy, người vận chuyển có thể sử dụng quyền này để bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Như vậy, lưu giữ hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là khái niệm dùng để chỉ quyền bảo vệ của người vận chuyển như là người chiếm hữu hợp pháp hàng hóa mà họ nhận vận chuyển trong suốt quá trình vận chuyển để đảm bảo người vận chuyển được thanh toán các khoản nợ phát sinh phải trả cho họ, và đảm bảo họ sẽ được chia sẻ trách nhiệm đối với các rủi ro gặp phải trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển mà họ phải chịu các chi phí phát sinh nhằm bảo quản, chăm sóc, cứu hàng hóa khỏi các hiểm họa trên biển. Nghiên cứu khái niệm này được sử dụng trong thực tiễn hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, chúng ta có thể thấy lưu giữ hàng hóa vận chuyển được thừa nhận rộng rãi trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như sau: - Lưu giữ hàng hóa để đảm bảo thanh toán tiền cước vận chuyển và các chi phí khác phát sinh phải trả cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. - Lưu giữ hàng hóa khi hàng hóa vận chuyển đến cảng trả hàng mà không có người nhận hàng hợp pháp đến nhận hàng hay người nhận hàng từ chối nhận hàng. Lưu giữ hàng hóa trong trường hợp này cũng có thể được xem là phát sinh từ nghĩa vụ của người vận chuyển, người chiếm hữu hàng hóa bởi lẽ người vận chuyển phải giao hàng cho đúng người nhận hàng hợp pháp và có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn hàng hóa cho đến khi giao trả cho người nhận hàng hợp pháp; người vận chuyển còn phải thông báo cho người thuê vận chuyển biết để họ thu xếp cho người khác nhận hàng trong trường hợp hàng hóa bị người có quyền nhận hàng trước đó từ chối 7
  8. nhận hay không có người đến nhận hàng tại cảng đích mặc dù hàng hóa đã được vận chuyển đến nơi giao trả hàng đã được thỏa thuận. - Lưu giữ hàng hóa để đảm bảo các đơn vị có lợi ích liên quan đến hàng hóa đóng góp vào tổn thất chung. Tổn thất chung là các chi phí mà chủ tàu bỏ ra nhằm mục đích cứu tàu và hàng hóa vận chuyển trên tàu khỏi các hiểm họa và rủi ro mà tàu gặp phải trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như tàu biển bị mắc cạn, va phải đá ngầm hay các hiểm họa khác làm cho tàu không thể tiếp tục hành trình, cần phải được cứu hộ và sửa chữa để tiếp tục hành trình. Các chi phí phát sinh để cứu hộ và sửa chữa trong những trường hợp này được xem là tổn thất chung và chủ sở hữu hàng hóa có nghĩa vụ đóng góp theo tỷ lệ tương ứng giữa giá trị hàng hóa, giá trị tàu biển và tổng chi phí tổn thất chung. Thực tiễn trong hoạt động hàng hải trên thế giới, chủ sở hữu tàu biển ít khi tự mình ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa, thông thường họ hay cho một đơn vị khác thuê tàu của mình trong một thời hạn nhất định, và người thuê tàu này có thể sử dụng tàu đã thuê để tự mình vận chuyển hàng hóa hoặc tiếp tục cho người khác thuê tiếp để người thuê tiếp theo sử dụng con tàu đó để vận chuyển hàng hóa. Khi có hiểm họa trên biển xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa, thì chủ tàu phải cứu tàu và hàng hóa cũng như các tài sản khác trên tàu sẽ làm phát sinh tổn thất chung; và do vậy, chủ sở hữu tàu biển có quyền lưu giữ hàng hóa để đảm bảo đóng góp tổn thất chung mặc dù chủ sở hữu tàu biển không phải là một bên của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. 1.1.2. Xử lý hàng hóa bị lưu giữ Khái niệm xử lý hàng hóa bị lưu giữ dùng đề chỉ quyền định đoạt của người vận chuyển và, hoặc của chủ tàu đối với hàng hóa bị lưu giữ để thu hồi tiền cước vận chuyển và các khoản phải thu khác của người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển, tiền đóng góp tồn thất chung và các chi phí phát sinh trong quá trình lưu giữ hàng hóa. Tuy nhiên, quyền định đoạt hàng hóa bị lưu giữ không phải là quyền đương nhiên của người vận chuyển được chuyển giao bởi chủ sở hữu hàng hóa. Chủ sở 8
  9. hữu hàng hóa chỉ chuyển giao quyền chiếm hữu hàng hóa cho người vận chuyển thông qua hợp đồng vận chuyển. Mặc dù vậy, nếu người vận chuyển hàng hóa không có quyền xử lý hàng hóa bị lưu giữ để thu hồi các khoản tiền mà họ có quyền được nhận theo hợp đồng vận chuyển thì quyền lưu giữ hàng hóa mà họ có được không còn ý nghĩa trong thực tiễn. Quyền xử lý hàng hóa vận chuyển bị lưu giữ chỉ có thể phát sinh từ quyền lưu giữ hàng hóa và chỉ xuất hiện sau khi người vận chuyển thực hiện quyền lưu giữ hàng hóa vận chuyển bằng đường biển mà các bên có lợi ích liên quan đến hàng hóa vẫn không thanh toán cho người vận chuyển các khoản tiền mà họ có quyền được nhận. Do vậy, có thể nói quyền xử lý hàng hóa bị lưu giữ là quyền phái sinh từ quyền lưu giữ hàng hóa. Mặc dù quyền xử lý hàng hóa được xem là quyền định đoạt hàng hóa, phái sinh từ quyền lưu giữ hàng hóa nhưng cần phải nhìn nhận đó là một quyền định đoạt bị hạn chế. Người vận chuyển chỉ có thể thực hiện quyền này sau khi đã thực hiện quyền lưu giữ hàng hóa và bị giới hạn trong các phương thức thực thi theo một quy trình chặt chẽ mà pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ sở hữu hàng hóa và các chủ thể khác có lợi ích đối với hàng hóa vận chuyển. Việc xử lý hàng hóa bị lưu giữ chỉ có thể được thực hiện sau khi hàng hóa đã bị lưu giữ trong một thời hạn hợp lý mà các khoản tiền nêu trên vẫn không được thanh toán hay không được đảm bảo thanh toán phù hợp hoặc vẫn không có người nhận hàng hợp pháp đến nhận hàng tại cảng đến, mà người thuê vận chuyển không thu xếp được người khác đến nhận hàng trong trường hợp này, cũng như trong trường hợp người nhận hàng ban đầu từ chối nhận hàng mà người thuê vận chuyển cũng không có yêu cầu khác liên quan đến hàng hóa bị lưu giữ. Do vậy, có thể nói xử lý hàng hóa bị lưu giữ là quyền định đoạt phái sinh từ quyền lưu giữ hàng hóa của người vận chuyển, bị giới hạn trong phạm vi và phương thức thực hiện do pháp luật quy định. Luận văn này không đi sâu nghiên cứu hoạt động lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển để đảm bảo đóng góp tổn thất chung mà không phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. 9
  10. 1.2. Cơ sở lý luận về lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển Lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là các quyền của người vận chuyển phát sinh từ quan hệ hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển cũng như với người nhận hàng khi xuất hiện các điều kiện mà theo đó người vận chuyển có thể thực hiện các quyền này theo hợp đồng và, hoặc theo quy định pháp luật được áp dụng. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường được thể hiện dưới hai hình thức chủ yếu là hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển, bao gồm vận đơn, giấy gửi hàng hay một hình thức văn bản tương tự khác, và hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Phần lớn hàng hóa ngày nay thường được đóng trong các container và vận chuyển trên các con tàu có trọng tải lớn, có thể vận chuyển hàng ngàn container của các chủ hàng và người thuê vận chuyển khác nhau. Thực tế, thì hình thức hợp đồng vận chuyển đối với các loại hàng hóa đóng trong container hầu hết đều là hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển mà phổ biến nhất là vận đơn. Nghiên cứu các điều khoản vận đơn của hầu hết các hãng tàu lớn trên thế giới, chúng ta thấy đều có điều khoản về lưu giữ hàng hóa vận chuyển, quy định người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa trong một số trường hợp cụ thể để bảo đảm thanh toán tiền cước vận chuyển và các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển cũng như quyền bán đấu giá hàng hóa vận chuyển để thu hồi các khoản tiền mà người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng phải trả [39], [40], [41]. Đối với việc vận chuyển hàng hóa có số lượng và khối lượng lớn thì người thuê vận chuyển thường không đóng trong các container để vận chuyển, mà họ thường thuê nguyên một con tàu có trọng tải phù hợp với số lượng và khối lượng hàng hóa cần vận chuyển để vận chuyển hàng hóa đó nhằm tiết giảm chi phí vận chuyển hoặc đối với hàng hóa không thể đóng trong các container. Hình thức hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong những trường hợp này được xem là hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Các chủ thể kinh doanh tham gia vào vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường áp dụng các mẫu hợp đồng vận chuyển 10
  11. theo chuyến thông dụng trên thế giới tùy thuộc vào đặc tích hàng hóa vận chuyển. Mẫu hợp đồng vận chuyển theo chuyến GENCON 1994 do Hiệp hội Vận tải Biển Quốc tế (BIMCO) ấn hành thường được sử dụng để vận chuyển hàng khô như nông sản và lâm sản. Đối với hàng hóa lỏng như xăng dầu, hóa chất, nhựa đường thì mẫu hợp đồng vận chuyển Tanker Voyage Charter Party của Hiệp hội môi giới và đại lý tàu biển Mỹ (ASBA) hoặc các mẫu tương tự của BIMCO thường được áp dụng. Trong hầu hết các hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển mà điển hình là các hợp đồng mẫu nêu trên đều có điều khoản quy định về lưu giữ hàng hóa vận chuyển để đảm bảo thu hồi các khoản tiền phải trả cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển [33], [36]. [37], [38]. Như vậy, có thể nói lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là các quyền của người vận chuyển được các bên thỏa thuận và được ghi nhận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Người vận chuyển có quyền thực hiện quyền lưu giữ hàng hóa để đảm bảo thu đủ tiền cước vận chuyển và các chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển; cũng như thực hiện quyền xử lý hàng hóa để bù đắp các khoản tiền trên nếu vẫn không được thanh toán trong một thời hạn hợp lý theo quy định của pháp luật. Trong quan hệ hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, thì người vận chuyển có nghĩa vụ chăm sóc, bảo quản và gìn giữ hàng hóa trong quá trình vận chuyển cho đến khi giao hàng hóa đó cho người nhận hàng hợp pháp. Người thuê vận chuyển cũng như người nhận hàng hóa theo hợp đồng vận chuyển có nghĩa vụ nhận hàng hóa kịp thời và đúng hạn khi hàng hóa được vận chuyển đến nơi trả hàng cho người nhận hàng theo hợp đồng vận chuyển. Do vậy, nghĩa vụ bảo quản và giữ gìn hàng hóa cũng như trách nhiệm của người vận chuyển đối với các rủi ro phát sinh đối với hàng hóa vẫn còn thuộc về người vận chuyển cho đến khi hàng hóa được giao trả cho người nhận hàng cho dù hàng hóa đã được vận chuyển đến nơi trả hàng nhưng người nhận hàng không đến nhận trong thời hạn hợp lý được quy định trong hợp đồng vận chuyển. Nếu người nhận hàng không đến nhận đúng thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển chắc chắn sẽ làm phát sinh thêm các chi phí 11
  12. cho người vận chuyển để thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, bảo quản và gìn giữ hàng hóa vận chuyển. Thực tế hoạt động thương mại nói chung cũng thường xảy ra tranh chấp giữa các bên mua bán hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển, mà có thể làm phát sinh việc người nhận hàng theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa không thể nhận được hàng hóa mà họ mua do người bán hàng cho họ (thường là người thuê vận chuyển) không giao đầy đủ chứng từ để họ có thể nhận hàng hóa từ người vận chuyển hoặc không thể nhận đúng hạn hàng hóa đó từ người vận chuyển. Các tranh chấp trong kinh doanh thương mại này cũng có thể làm cho người nhận hàng từ chối nhận hàng hóa vận chuyển bằng đường biển vì cho rằng hàng hóa đó không đúng chất lượng hay chủng loại mà họ mua từ người bán theo hợp đồng mua bán hàng hóa giữa họ và người bán hàng. Khi xảy ra các trường hợp nêu trên như hàng hóa không được nhận đúng thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng hay người nhận hàng không đến nhận hoặc từ chối nhận hàng thì người vận chuyển rõ ràng sẽ phải gánh chịu thêm các chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản và chăm sóc hàng hóa. Đối với hàng hóa đóng trong các container thì đó chính là các chi phí lưu kho bãi, chi phí bảo quản hàng hóa và thêm tiền điện đối với hàng hóa đông lạnh, tổn thất do không đưa container vào tiếp tục khai thác. Đối với hàng hóa vận chuyển theo chuyến khi người vận chuyển phải sử dụng cả một con tàu để vận chuyển thì các chi phí phát sinh rất nhiều như lương thuyền viên, chi phí bến cảng, neo đậu, đại lý, thực phẩm, nước uống, nhiên liệu và tổn thất do tàu không thể đưa vào tiếp tục khai thác vì hàng hóa vận chuyển vẫn còn nằm trên tàu do không có người nhận hay bị từ chối nhận. Quyền lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của người vận chuyển cũng được thừa nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong hệ thống pháp luật thực định, người vận chuyển có quyền thực hiện việc lưu giữ hàng hóa để đảm bảo thanh toán tiền cước vận chuyển và các khoản tiền khác phải trả cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển, đảm bảo đóng góp tổn thất chung và các chi phát sinh để bảo vệ, giữ gìn hàng hóa [19]. 12
  13. Trong hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, việc chậm thanh toán hay không thanh toán đầy đủ tiền cước vận chuyển hay tiền cước vận chuyển đúng hạn cũng thường xảy ra, trong khi đó người thuê tàu ở quốc gia này, người nhận hàng ở một quốc gia khác và người vận chuyển hay chủ tàu lại thuộc một quốc gia thứ ba. Do vậy, việc giải quyết tranh chấp và bảo đảm quyền lợi của các bên xảy ra trong hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể kéo dài và phức tạp nếu không có các biện pháp hữu hiệu, tăng cường bảo đảm tính ổn định trong hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Do vậy, quyền lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của người vận chuyển thật sự là cần thiết và là đòi hỏi khách quan trong hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Pháp luật của các quốc gia có cảng biển quốc tế cũng cho phép người vận chuyển, chủ tàu lưu giữ hàng hóa nếu tiền cước vận chuyển và các khoản tiền khác phát sinh phải trả theo hợp đồng không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn để đảm bảo người thuê vận chuyển hay người nhận hàng thanh toán các khoản tiền đó trong một thời hạn nhất định. Nếu quá thời hạn đó mà các khoản phải trả cho người vận chuyển hay chủ tàu vẫn chưa được thanh toán thì chủ tàu, người vận chuyển có quyền bán hàng hóa để bù đắp các chi phí và tổn thất phát sinh. Pháp luật hàng hải Trung quốc [22] cũng có quy định về quyền lưu giữ hàng hóa của người vận chuyển và bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ như sau: - Người vận chuyển có thể lưu giữ hàng hóa ở mức hợp lý nếu tiền cước vận chuyển, chi phí đóng góp tổn thất chung, tiền phạt chậm giao nhận hàng phải trả cho người vận chuyển và các khoản phí cần thiết khác mà người vận chuyển đã thanh toán hộ cho chủ sở hữu hàng hóa cũng như các khoản chi phí khác phải trả cho người vận chuyển vẫn chưa được thanh toán đầy đủ hay chưa có bảo đảm phù hợp. - Hàng hóa bị người vận chuyển lưu giữ mà vẫn không được nhận trong vòng 60 ngày kể từ ngày tàu đến cảng trả hàng, thì người vận chuyển có thể nộp đơn xin lệnh của Tòa án bán đấu giá hàng hóa đó. Khoản tiền thu được từ bán đấu giá hàng 13
  14. hóa được sử dụng để thanh toán các chi phí lưu kho, bán đấu giá, tiền cước vận chuyển và các khoản tiền khác phải trả cho người vận chuyển. Như vậy, có thể nói lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của người vận chuyển là các quyền của người vận chuyển được thừa nhận rộng rãi trên thế giới trong hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Người vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể thực hiện các quyền này trong các trường hợp nêu trên như là quyền đối ứng với nghĩa vụ của người vận chuyển trong việc chăm sóc, bảo quản và gìn giữ hàng hóa kể từ khi nhận hàng hóa để vận chuyển đến khi giao hàng hóa đó cho người nhận hàng theo hợp đồng vận chuyển, cũng như quyền xử lý hàng hóa đó khi không có người đến nhận hàng hoặc hàng hóa bị từ chối nhận hoặc bị từ bỏ bởi các bên có lợi ích liên quan đến hàng hóa để bù đắp các chi phí và tổn thất phát sinh. 1.3. Nhu cầu điều chỉnh và điều chỉnh pháp luật về hoạt động lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển Như đã phân tích trong mục 1.1. và 1.2. trên đây thì lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là các quyền của người vận chuyển phát sinh trên cơ sở hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp tham gia hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và được thừa nhận ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Quyền lưu giữ hàng hóa phát sinh trên cơ sở hợp đồng vận chuyển hàng hóa mà qua đó người vận chuyển có quyền chiếm hữu hàng hóa trong quá trình vận chuyển; và họ có quyền thực hiện quyền lưu giữ hàng hóa để đảm bảo thanh toán các khoản nợ. Mặc dù quyền xử lý hàng hóa của người vận chuyển không phải là quyền đương nhiên có được theo hợp đồng vận chuyển; tuy nhiên, nếu pháp luật không có quy định cho phép người vận chuyển thực hiện quyền này thì quyền lưu giữ hàng hóa sẽ mất hết ý nghĩa của nó trong thực tiễn. Do vậy, quyền xử lý hàng hóa bị lưu giữ là quyền phái sinh từ quyền lưu giữ hàng hóa của người vận chuyển hàng hóa trong một số trường hợp nhất định được pháp luật của nhiều quốc gia thừa nhận. 14
  15. Từ khi đất nước ta đổi mới và từng bước hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Hoạt động giao thương quốc tế ngày càng tăng trưởng, hàng hóa vận chuyển đến và đi từ các cảng biển Việt Nam ngày càng nhiều. Cũng như các hoạt động kinh doanh khác, hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng đã được xem xét và điều chỉnh bới các quy định pháp luật phù hợp, đảm bảo hoạt động đúng đắn của các chủ thể tham gia vào thị trường này ngay từ trong những năm đầu tiên đất nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới, mà hoạt động lưu giữ và xử lý hàng hóa là một trong những điều khoản cơ bản của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được ghi nhận tại hầu hết các hình thức khác nhau của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng là đối tượng cần phải điều chỉnh. Mặc dù người vận chuyển có quyền lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển nhưng cũng cần đảm bảo các quyền này được thực thi đúng đắn, công bằng, và bảo vệ được quyền của các bên có lợi ích liên quan đến hàng hóa vận chuyển mà cụ thể là người thuê vận chuyển và người nhận hàng. Hoạt động vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài đến Việt Nam để giao cho các cá nhân và tổ chức ở Việt Nam thường là các đơn vị mua hàng từ nước ngoài, và không tham gia ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển mà chỉ là người nhận hàng theo các hợp đồng vận chuyển này. Do vậy, khi người vận chuyển thực hiện quyền lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của người nhận hàng mặc dù họ có thể là bên ngay tình, và đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thanh toán tiền hàng hóa mà họ đã mua từ nước ngoài theo hợp đồng mua bán hàng hóa ký kết với người bán hàng. Do vậy, việc điều chỉnh hoạt động lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là nhu cầu khách quan phát sinh từ thực tiễn hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, góp phần bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. 15
  16. Việc lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển được pháp luật Việt Nam điều chỉnh bởi Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 bằng các điều khoản được quy định chủ yếu tại các điều 157, 167 và 168, cụ thể như sau:- - “Người vận chuyển có quyền từ chối trả hàng và có quyền lưu giữ hàng, nếu người giao hàng và người nhận hàng chưa thanh toán đủ các khoản nợ hoặc chưa nhận được sự bảo đảm thỏa đáng”; - “Người nhận hàng không đến nhận, từ chối nhận hàng hoặc trì hoãn việc nhận hàng thì người vận chuyển có quyền dỡ hàng và gửi vào một nơi an toàn, thích hợp và thông báo cho người giao hàng biết. Mọi chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm chi trả”; - “Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu không có người nhận số hàng gửi hoặc người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ; nếu là hàng hóa mau hỏng hoặc việc gửi là quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hóa thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá trước thời hạn đó”; - “Sau khi khấu trừ các khoản nợ của người nhận hàng, chi phí liên quan đến việc gửi và bán đấu giá hàng hóa quy định tại Điều 167 của Bộ luật này, số tiền còn thừa phải được gửi vào ngân hàng để trả lại cho người có quyền nhận số tiền đó. Trường hợp tiền bán hàng không đủ để thanh toán các khoản tiền quy định tại khoản 1 Điều này thì người vận chuyển có quyền tiếp tục yêu cầu những người có liên quan phải trả đủ. Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày bán đấu giá hàng hóa mà không có người yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa thì số tiền này được sung công quỹ nhà nước”. Ngoài ra, để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan trong việc lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 169/2016/NĐ-CP quy định về các trường hợp cụ thể mà người vận chuyển được quyền lưu giữ, xử lý hàng hóa bị lưu giữ, cũng như trình tự thủ tục thực hiện việc lưu giữ, xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. 16
  17. 1.4. Cơ sở pháp lý về việc lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển theo pháp luật Việt Nam Tương tự pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới có cảng biển và có pháp luật về hàng hải. Luật pháp Việt Nam cũng có các quy định về lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Quy định về lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của người vận chuyển tại các cảng biển Việt Nam có thể nói lần đầu tiên đã được luật hóa tại Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 1990 với các quy định sau: - Khoản 2, Điều 94 quy định: “Người vận chuyển có quyền từ chối trả hàng và có quyền lưu giữ hàng, nếu người thuê vận chuyển và người nhận hàng chưa thanh toán đủ các khoản nợ hoặc khi chưa nhận được sự bảo đảm thoả đáng. Các khoản nợ không trả đúng hạn được tính thêm lãi, theo lãi suất áp dụng tại ngân hàng giao dịch liên quan. Các khoản nợ này bao gồm cả các chi phí đóng góp vào tổn thất chung và tiền công cứu hộ được phân bổ cho hàng hoá”. - Khoản 1, Điều 96 quy định: “Nếu người nhận hàng không đến nhận hàng hoặc từ chối nhận hàng hoặc trì hoãn việc dỡ hàng, thì người vận chuyển có quyền dỡ hàng và ký gửi vào một nơi an toàn và thích hợp và thông báo cho người thuê vận chuyển biết. Mọi chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm bồi thường”. - Khoản 4, Điều 96 quy định: “Trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày tàu đến cảng đích, nếu không có người nhận số hàng ký gửi hoặc người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra một bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ; nếu là hàng hóa mau hỏng hoặc việc ký gửi là quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hóa thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá trước thời hạn đó”. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 55/1998/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 1998 về xử lý hàng hóa do người vận chuyển đường biển lưu giữ tại Việt Nam, quy định trình tự, thủ tục xử lý đối với hàng hóa mà người vận chuyển lưu giữ tại các cảng biển Việt Nam theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 1990. 17
  18. Như vậy, có thể nói từ khi đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới sau Đại hội Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VI vào năm 1986, chế định pháp luật về lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam đã xuất hiện ở nước ta như là một đòi hỏi khách quan để điều chỉnh hoạt động này. Các quy định này được kế thừa và tiếp tục được quy định trong Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005; mà cụ thể là các điều 84, 94 và 95 và hiện nay là tại các điều 157, 167 và 168 của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015. Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển tại các cảng biển Việt Nam, thì cơ sở pháp lý chính và chủ yếu hiện nay của chế định lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam có thể được xác định như sau: - Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015 có các quy định liên quan đến lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển như sau: Theo quy định tại khoản 2, Điều 157 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015, thì người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa nếu tiền cước vận chuyển và các chi phí khác được ghi trên chứng từ vận chuyển cũng như chi phí đóng góp tổn thất chung, cứu hộ hàng hóa được phân bổ cho hàng hóa vận chuyển bằng đường biển vẫn chưa được thanh toán cho người vận chuyển hoặc chưa có sự bảo đảm thỏa đáng mà người vận chuyển chấp nhận để chắc chắn rằng các khoản nợ đó sẽ được thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Một điểm cần lưu ý trong quy định này là việc lưu giữ hàng hóa cũng có thể được thực hiện bởi người vận chuyển để đảm bảo đóng góp tổn thất chung; và như vậy, lưu giữ hàng hóa trong trường hợp này chỉ có thể xảy ra khi người vận chuyển cũng chính là chủ sở hữu của tàu biển được dùng để vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng vận chuyển đó. Điều 167 và 168 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định trong trường hợp hàng hóa không có người nhận, bị từ chối nhận hay vì lý do nào đó mà hàng hóa vận chuyển bằng đường biển không được nhận trong thời hạn nhất định theo thỏa thuận của các bên liên quan trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, thì người vận chuyển cũng có quyền lưu giữ hàng hóa đó với mọi chi phí phát 18
  19. sinh đều phải do người có lợi ích liên quan đến hàng hóa chi trả. Nếu sau đó số lượng hàng hóa bị lưu giữ này cũng không có người nhận hoặc các khoản chi phí phát sinh như lưu kho, lưu bãi, xếp dỡ, chăm sóc, bảo quản hàng hóa đó không được thanh toán hay không được bảo đảm thanh toán hợp lý cho người vận chuyển trong một thời hạn do pháp luật quy định, thì người vận chuyển có quyền xử lý hàng hóa đó thông qua việc bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ để thu hồi toàn bộ và đầy đủ các khoản phí, chi phí, lệ phí và thuế phát sinh kể từ khi thực hiện việc lưu giữ hàng hóa cho đến khi xử lý xong hàng hóa bị lưu giữ đó. Nếu các khoản thu được từ việc bán đấu giá hàng hóa không đủ để thanh toán các khoản phí, chi phí, lệ phí và thuế phát sinh đó, thì người vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có quyền tiếp tục yêu cầu người có nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng vận chuyển trả các khoản tiền này. Trong trường hợp số tiền thu được từ bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ vẫn còn thừa sau khi đã trừ đi toàn bộ các khoản phí, chi phí, lệ phí và thuế phát sinh trong quá trình lưu giữ và xử lý hàng hóa, thì người vận chuyển hàng hóa đó có nghĩa vụ trả lại cho người có quyền nhận số tiền thừa đó, có thể là người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng, hoặc phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thừa đó nếu người có quyền nhận số tiền thừa đó không đến nhận trong một thời hạn nhất định. Các quy định về lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển được quy định trong Bộ luật hàng hải năm 2015 hiện nay có thể nói tương đồng với hầu hết pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới để đảm bảo thu đủ tiền cước vận chuyển và các chi phí phát sinh phải trả cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, và trong các trường hợp hàng hóa không có người nhận, bị từ chối nhận, phù hợp với thực tiễn được thừa nhận trong hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trên thế giới. Tuy nhiên, quy định về việc người vận chuyển phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền còn thừa từ việc bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ sau khi đã trừ đi các khoản tiền phải trả cho người vận chuyển và các chi phí phát sinh trong quá trình lưu giữ và xử lý hàng hóa bị lưu giữ có vẻ chưa phù hợp và thiếu cơ sở lý luận bởi các lý do sau: 19
  20.  Quyền lưu giữ hàng hóa của người vận chuyển phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được các bên thỏa thuận, đồng ý và được ghi trong hợp đồng vận chuyển và quyền xử lý hàng hóa là quyền phái sinh từ quyền lưu giữ hàng hóa đó. Nhà nước không phải là một bên của hợp đồng vận chuyển này; do vậy, về mặt lý luận không có quyền hay nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vận chuyển này, kể cả quyền nhận số tiền còn thừa từ việc bán đấu giá tài sản bị lưu giữ sau khi đã trừ đi các khoản tiền phải trả cho người vận chuyển.  Khi thực hiện quyền lưu giữ và xử lý hàng hóa theo hợp đồng vận chuyển bằng đường biển là người vận chuyển thực thi các quyền của mình phát sinh trên cơ sở hợp đồng vận chuyển khi xuất hiện các điều kiện nhất định cho phép người vận chuyển thực thi các quyền đó; và do vậy, người vận chuyển có thể có các vi phạm hợp đồng vận chuyển về mặt lý luận và thực tiễn nếu thực hiện quyền lưu giữ và xử lý hàng hóa này không đúng, hoặc không tuân thủ các điều khoản của hợp đồng vận chuyển và pháp luật áp dụng. Trong trường hợp này các chủ thể có lợi ích đối với hàng hóa như chủ sở hữu hàng hóa, người thuê vận chuyển hay người nhận hàng có thể kiện yêu cầu người vận chuyển bồi thường do vi phạm hợp đồng vận chuyển và vi phạm pháp luật trong việc thực thi quyền lưu giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Nhà nước rõ ràng không thể là một bên trong việc kiện đó cho dù người vận chuyển đã nộp số tiền còn thừa từ việc bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ sau khi đã trừ đi các khoản tiền phải trả cho người vận chuyển.  Các bên có lợi ích liên quan đến hàng hóa không yêu cầu hoặc không chứng minh được mình là người có quyền nhận số tiền còn thừa từ việc bán đấu giá tài sản bị lưu giữ sau khi đã trừ đi các khoản tiền phải trả cho người vận chuyển, thì người vận chuyển có quyền không trả lại cho họ số tiền còn thừa đó. Nếu không đồng ý, các bên có lợi ích liên quan đến hàng hóa có quyền khởi kiện tại cơ quan tài phán có thẩm quyền để đòi số tiền này. Trong trường hợp các bên có lợi ích liên quan đến hàng hóa không yêu cầu và không khởi kiện đòi hỏi số tiền còn thừa này, thì cần phải hiểu là họ đã từ bỏ quyền đó của mình đối với người vận chuyển; và người vận chuyển, do vậy, cũng không có nghĩa vụ trả số tiền này cho họ hay phải nộp vào ngân sách nhà nước. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0