Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để luật hóa phát hành Tiền số quốc gia ở Việt Nam
lượt xem 11
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn "Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để luật hóa phát hành Tiền số quốc gia ở Việt Nam" là làm rõ bản chất, đặc điểm của Tiền số NHTW. Từ kết quả nghiên cứu về bản chất của tiền số ngân hàng trung ương, luận văn sẽ nhận diện các xu hướng lập pháp từ kinh nghiệm nghiên cứu, thử nghiệm, phát hành, sử dụng, quản lý tiền số của một số ngân hàng trung ương trên thế giới và đánh giá khuôn khổ pháp luật Việt Nam về phát hành tiền và phát hành tiền số VNĐ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để luật hóa phát hành Tiền số quốc gia ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG HỢP ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH CHỬ MINH TUẤN NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ LUẬT HÓA PHÁT HÀNH TIỀN SỐ QUỐC GIA Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số chuyên ngành: 8380107 Thành Phố Hồ Chí Minh – Tháng 05/2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG HỢP ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH CHỬ MINH TUẤN NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ LUẬT HÓA PHÁT HÀNH TIỀN SỐ QUỐC GIA Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số chuyên ngành: 8380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VIÊN THẾ GIANG Thành Phố Hồ Chí Minh – Tháng 05/2023
- (i) LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Chử Minh Tuấn, học viên lớp Cao học Khóa 2, chuyên ngành Luật Kinh tế, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế với đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để luật hóa phát hành Tiền số quốc gia ở Việt Nam” Tôi cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học. Trong luận văn có sử dụng, trích dẫn ý kiến, quan điểm khoa học của các tác giả. Các thông tin này được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện CHỬ MINH TUẤN
- (ii) LỜI CẢM ƠN Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế này không chỉ là kết quả từ sự học tập, nghiên cứu nghiêm túc, mà còn là tấm lòng biết ơn chân thành mà học viên xin kính gửi tới các Thầy/ Cô giáo Khoa Sau đại học, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, những bậc ân sư đã truyền thụ, chỉ dẫn, động viên, tận tình giúp đỡ để học viên hoàn thành chương trình. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Tôn sư trọng đạo”, học viên xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới TS. Bùi Hữu Toàn (GV môn Khoa học pháp lý), TS Ông Văn Năm (GV môn Triết học), TS. Đặng Thanh Hoa (GV môn Luật dân sự), TS. Bùi Kim Hiếu (GV môn Luật lao động), TS. Nguyễn Thị Kim Thoa (GV môn Luật doanh nghiệp) và các Thầy/ Cô khác, đã chia sẻ những tri thức, kinh nghiệm, hiểu biết quý báu, giúp học viên trang bị phương pháp tư duy đúng đắn, phương pháp nghiên cứu/ học tập khoa học và phương pháp ứng dụng hiểu biết pháp luật hiệu quả vào công việc, học tập và cuộc sống. Những tri thức, kinh nghiệm nền tảng này sẽ là hành trang thiết thực giúp học viên trên chặng đường nghiên cứu ở những bậc học tiếp theo. Trong quá trình học tập, học viên và các bạn lớp Cao học LKT - Khóa 2 nhận được sự giúp đỡ vô cùng quý giá từ các Thầy ở Khoa sau đại học, để vượt qua những khó khăn, rào cản, thách thức khi lớp bắt đầu trong mùa dịch Covid 2021, sau đó trở lại bình thường, chuẩn bị đề cương và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Sự tận tình giúp đỡ, chỉ bảo chu đáo, và tạo điều kiện về cơ sở vật chất của Giáo viên chủ nhiệm lớp: ThS. Lê Phan Thanh Hiệp và ThS. Trần Hữu Thuận, và Phó Trưởng Khoa SĐH - TS. Phùng Văn Ứng mang ý nghĩa động viên tinh thần rất lớn cho tất cả học viên và khó giãi bày hết. Sau cùng, học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Viên Thế Giang – GV môn Luật Ngân hàng và Tài chính, người thầy đạo đức, chính trực, kinh nghiệm phong phú, hiểu biết chuyên môn sâu rộng, thiện xảo trong nghiên cứu khoa học, đã truyền cảm hứng và tinh thần đam mê khoa học chân chính để học viên lựa chọn Tiền số NHTW làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ này. Em xin cảm ân và bày tỏ sự kính mến tới các Thầy, các Cô! Học viên: CHỬ MINH TUẤN
- (iii) TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn này nghiên cứu về quan điểm và định hướng xây dựng pháp luật về phát hành Tiền số NHTW của Ngân hàng Trung ương và Chính phủ một số quốc gia. Luận văn cũng xem xét Tiền số NHTW dưới góc độ pháp lý, các Đạo luật điều chỉnh việc phát hành Tiền số NHTW, những ảnh hưởng thiết kế kỹ thuật của Tiền số NHTW tới các vấn đề pháp lý. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề pháp lý mà các cơ quan làm luật của Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình xây dựng các quy định pháp luật về Tiền số quốc gia, tạo tiền đề cho việc phát hành Tiền số quốc gia (“Tiền số VNĐ”) trong tương lai. Ngoài ra, với giả định NHNN Việt Nam sẽ thúc đẩy phát hành Tiền số VNĐ trong tương lai, luận văn đã đưa ra những đề xuất cụ thể về nội dung pháp luật cần xem xét điều chỉnh, gồm: i) Nhận diện các nhóm quy định pháp luật hiện tại của Việt Nam sẽ bị tác động nếu Việt Nam quyết định phát hành Tiền số quốc gia; ii) Đề xuất các nội dung thay đổi, điều chỉnh cụ thể trong những văn bản pháp luật hiện hành để phù hợp với việc phát hành Tiền số quốc gia và iii) Đề xuất tên gọi các Chương và Điều trong dự thảo Luật Tiền số quốc gia để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu sau này của học viên hoặc những nhà nghiên cứu khác. Khung lý thuyết nền tảng phục vụ cho quá trình nghiên cứu, gồm: i) Lý thuyết về Tiền, ii) Lý thuyết về chức năng phát hành và quản lý lưu thông tiền của NHTW và iii) Lý thuyết xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Từ khóa: Tiền số ngân hàng trung ương, Tiền kỹ thuật số, Tiền điện tử, Tiền số quốc gia, Luật Tiền số quốc gia, Phát hành tiền.
- (iv) ABSTRACT This master thesis aims to explore legal views and policy directions of some central banks and goverments on formulating legislative documents in regard with CBDC insusance. The thesis also examines CBDC from legal perspectives and analyze the CBDC Act and the implications of CBDC technical designs on some fundamental legal issues. Based on such, the thesis synthesize concisely a number of legal matters that legislative branch of the Vientamese governement would have to consider during the process of formulating National Digitial Currency Act (“VND Digital Currency Act”), if any in the future. Moreover, given the assumption that the State Bank of Vietnam would issue VND Digital Curreny in the course of time, the paper also suggests specific legal works required to carry out, e.g.: i) Identifing the groups of Vietnamese legislative documents that will be impacted by the issuance of National Digital Currency; ii) Proposing specific changes and adjustments in current legal documents to fit with National Digital Currency issuance; iii) Illustrating examplary names of Chapters and Articles for the draft of National Digital Currency Act for future research activities conducted by other students or researchers. The underlying theoretical frameworks used in this paper include: i) Theory of Money, ii) Theory of the Central Bank’s functions in issuing and managing money circulation and iii) Theory of formulating and promulgating normative regulations and laws. Key words: Central bank digital currency, Cryptocurrencies, Digital Currency, National Digital Currency, National Digital Currency Act, Money Issuance.
- (v) DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ (Tiếng Anh) Dịch nghĩa (Tiếng Việt) 1 CBDC Central Bank Digital Currency Tiền số Ngân hàng Trung ương 2 DLT Distributed Leger Technology Công nghệ sổ cái phân tán 3 ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ương Châu Âu 4 e-CYN e-Chinese Yuan Tiền số Nhân dân tệ 5 FED Federal Reserves Cục dự trữ liên bang Mỹ 6 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế. 7 PBOC People’s Bank of China Ngân hàng nhân dân Trung Quốc 8 SOV Sovereign Currency Tiền số quốc đảo Marshall 9 USD US Dollar Dollar Mỹ 10 WB World Bank Ngân hàng thế giới STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 NHTW Ngân hàng Trung ương 2 NHTM Ngân hàng Thương mại 3 QPPL Quy phạm pháp luật 4 TCTD Tổ chức tín dụng 5 VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
- (vi) CÁC ĐỊNH NGHĨA Account-based CBDC – Tiền số NHTW dựa trên công nghệ tài khoản: là Tiền số mà NHTW cung cấp cho người dùng, được giữ tập trung trên các tài khoản tại NHTW, hoặc tại tài khoản tại một tổ chức tài chính được ủy quyền, hoặc được giữ trên tài khoản tại các trung gian khác được NHTW ủy quyền. CBDC system – Hệ thống Tiền số NHTW: là hệ thống thực hiện, thanh toán bù trừ, quyết toán hoặc ghi lại các khoản thanh toán Tiền số NHTW, bao gồm nền tảng hệ thống, đơn vị điều hành, người tham gia và nhà cung cấp dịch vụ; quy tắc pháp lý và quản trị; các hoạt động vận hành và quy trình thủ tục. Central Bank Digital Currency (CBDC) – Tiền số Ngân hàng Trung Ương (Tiền số NHTW): là một nghĩa vụ nợ của NHTW, được NHTW phát hành như là một công cụ thanh toán pháp định, được số hóa và lữu trữ trên sổ cái tập trung hoặc phi tập trung, được yết làm thước đo giá trị, theo yêu cầu của người nắm giữ có khả năng chuyển đổi thành tiền vật lý hoặc thành tiền gửi tại NHTM hoặc các tiền tệ khác, tại các thực thể được cấp phép. Cryptocurreny - Tiền kỹ thuật số mã hóa: là Tiền ảo (Virtual currency) có khả năng chuyển đổi, quản lý phi tập trung và được bảo vệ bằng thuật toán mã hóa. Digital currency - Tiền số: là một cách biểu hiện kỹ thuật số của Tiền ảo (không pháp định) và Tiền điện tử (có tính pháp định). DLT-based CBDC – Tiền số NHTW dựa trên công nghệ sổ cái phân tán: được lưu giữ trên một sổ cái được sao chép và chia sẻ giữa nhiều thành viên. Quyền xác minh và/hoặc thực hiện các giao dịch có thể được trao cho một nhóm thành viên được chọn (“được cấp phép”) hoặc bởi tất cả những thành viên tham gia mạng (“không cần cấp phép”). Sổ cái dựa trên công nghệ sổ cái phân tán có thể được truy cập bởi bất kỳ ai (“công khai”) hoặc bị hạn chế đối với một nhóm người tham gia được chọn (“nhóm riêng”). Electronic Money - Tiền điện tử: là bản ghi số tiền hoặc giá trị tài chính của người tiêu dùng được lưu trữ trong các hệ thống thanh toán như: thẻ trả trước, thiết bị di động, hoặc trên máy tính dưới dạng tài khoản của ngân hàng hoặc các tổ chức phi ngân hàng, nó thể hiện nghĩa vụ nợ của bên phát hành đối với bên nắm giữ.
- (vii) E-wallet/ Digital Wallet - Ví điện tử: là một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang in (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính…) cho phép lưu trữ một giá trị tiền tệ tương đương với số tiền được chuyển khoản từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ điện tử theo tỷ lệ 1:1. (khoản 1, Điều 1, của Nghị định 80/2016/NĐ-CP, ngày 01/07/2016). Epayment infrastructure services - Dịch vụ hạ tầng thanh toán gồm: dịch vụ chuyển mạch, dịch vụ bù trừ điện tử, dịch vụ cổng thanh toán điện tử. Fiat Currency - Tiền định danh: là loại tiền tệ mà giá trị của nó không được hỗ trợ/ đảm bảo bởi bất cứ loại hàng hóa vật chất nào, ví dụ như vàng, bạc… Legal Tender - Pháp định: là được pháp luật thừa nhận như một công cụ thanh toán mà không thể bị từ chối bởi bất kỳ ai khi công cụ đó được sử dụng cho mục đích thanh toán các khoản nợ, hoặc nghĩa vụ tài chính được ghi theo cùng đơn vị tiền tệ đó. Stable coin - Đồng tiền ổn định: là một loại tiền điện tử do tư nhân phát hành, mà giá trị của nó được đảm bảo một phần bằng (các) tài sản khác, nhằm duy trì giá trị gần theo tỷ lệ 1:1 với một đồng tiền pháp định. Non-cash payment instruments - Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của NHNN (khoản 1, Điều 1, của Nghị định 80/2016/NĐ-CP, ngày 01/07/2016). Payment services - Dịch vụ thanh toán bao gồm: dịch vụ chuyển tiền điện tử; thu hộ chi hộ; ví điện tử. theo Thông tư 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014. Retail CBDC – Tiền số NHTW bán lẻ: là tiền số do NHTW của một quốc gia, hoặc 1 liên minh tiền tệ, phát hành với mục đích để công chúng sử dụng trong các hoạt động thanh toán hàng ngày, tương tự như tiền giấy, tiền kim loại. Retail payment – Thanh toán bán lẻ: là các khoản thanh toán bán lẽ giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ và giữa các cơ quan của chính phủ. Smart Contract – Hợp đồng thông minh : là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên để thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý, trong đó một số
- (viii) hoặc tất cả các điều khoản và điều kiện được ghi lại, thực thi và/hoặc bảo đảm bằng thuật toán máy tính trong một môi trường phần mềm chuyên dụng. Token - Chuỗi số mã hóa: là một đơn vị kế toán trong mạng chuỗi khối được sử dụng để biểu thị số dư kỹ thuật số trong một tài sản cụ thể hoặc để giải thích cho các tài sản kỹ thuật số có thể hoán đổi cho nhau. Những chuỗi số mã hóa thường được sử dụng để tạo các công cụ phái sinh dựa trên sổ cái phân tán. Token-based CBDC – Tiền số NHTW dựa trên công nghệ chuỗi số mã hóa: là Tiền số được tạo dưới dạng chuỗi số mã hóa, là một biểu thị giá trị được gói gọn trong một bản ghi kỹ thuật số. Việc chuyển mã thông báo từ người dùng này sang người dùng khác không yêu cầu đối chiếu hai cơ sở dữ liệu mà bao gồm việc chuyển quyền sở hữu gần như ngay lập tức thông qua một hệ thống, rất giống với việc chuyển tiền mặt từ người này sang người khác. Wholesale CBDC – Tiền số NHTW bán buôn: là tiền số được NHTW của một quốc gia, hoặc 1 liên minh tiền tệ, phát hành với mục đích để các định chế tài chính sử dụng, ví dụ ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, cho hoạt động thanh toán các giao dịch có giá trị lớn. Virtual Currency - Tiền ảo: là một cách biểu hiện kỹ thuật số của giá trị có thể được trao đổi và có các chức năng như i) phương tiện trao đổi, ii) làm thước đo giá trị và iii) phương tiện cất trữ giá trị, nhưng lại không có tính pháp định để thực hiện thanh toán hợp lệ và hợp pháp đối với các nghĩa vụ nợ. Tiền ảo không được phát hành cũng như bảo đảm bởi bất kỳ một chính phủ nào và chỉ có 3 chức năng trên khi mà cộng đồng người sử dụng tiền ảo cùng thừa nhận với nhau các chức năng này. Wholesale payment– Thanh toán bán buôn: là các khoản thanh toán có giá trị lớn được thực hiện giữa các tổ chức tài chính (ví dụ: ngân hàng, quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm) và/hoặc các tập đoàn lớn (thường là đa quốc gia). Hoạt động thanh toán bán buôn cũng có thể là kết quả của việc tổng hợp nhiều giao dịch bán lẻ. Một số khu vực tài phán sử dụng cách phân loại này đối với hệ thống xử lý các khoản thanh toán có giá trị lớn.
- (ix) Các định nghĩa được sử dụng từ các tài liệu nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, gồm: 1. Central Bank Digital Currency – Background Technical Note, World Bank Group (11/2021) 2. Central Bank Digital Currency – A Payment Perspectives , World Bank Group (11/2021) 3. Central Bank Digital Currencies for Cross-boarder Payments – A review of current experiement and ideas, World Bank Group (11/2021)
- (x) MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ..................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................ v CÁC ĐỊNH NGHĨA ............................................................................................................ vi LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1 2. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 3 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 4. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu ........................................................................ 5 5. Ý nghĩa và ứng dụng ...................................................................................................... 6 NỘI DUNG........................................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1 - SỰ RA ĐỜI CỦA TIỀN SỐ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................... 8 1.1. Sự ra đời và việc xem xét phát hành Tiền số NHTW của các quốc gia ................. 8 1.1.1. Sự phổ biến của tiền kỹ thuật số mã hóa (cryptocurrencies) ........................... 8 1.1.2. Sự đi lên của tiền điện tử, tiền kỹ thuật số mã hóa tư nhân và những hệ lụy 12 1.1.3. Cân nhắc của các quốc gia trong phát triển Tiền số Ngân hàng trung ương19 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................... 21 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở quốc tế ...................................................................... 21 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................... 27 1.2.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................... 32 1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ................................................................................... 33 1.3.1. Cơ sở lý thuyết về Tiền ................................................................................... 34 1.3.2. Cơ sở lý thuyết về Chức năng phát hành, quản lý lưu thông tiền củaNHTW 38 1.3.3. Cơ sở lý thuyết về Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ............................ 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 54
- (xi) CHƯƠNG 2 - CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG PHÁT HÀNH TIỀN SỐ NGÂN HÀNG TRUNG TƯƠNG TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA ...................................................... 56 2.1. Khái niệm và lý thuyết pháp lý về Tiền số Ngân hàng trung ương ...................... 56 2.1.1. Định nghĩa và đặc điểm Tiền số Ngân hàng trung ương ............................... 56 2.1.2. Những tác động của Tiền số Ngân hàng trung ương ..................................... 58 2.1.3. Tiền số Ngân hàng trung ương dưới giác độ pháp lý .................................... 61 2.1.4. Thiết kế kỹ thuật của Tiền số Ngân hàng trung ương và ảnh hưởng pháp lý 68 2.2. Phân tích các vấn đề pháp lý liên quan tới Tiền số NHTW tại một số quốc gia .. 72 2.2.1. Tiền số Nhân dân tệ của Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) ........ 72 2.2.2. Tiền số Dollar Mỹ của Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ (FED) ..................... 79 2.2.3. Tiền số Ruble của Ngân hàng trung ương Liên Bang Nga ............................ 82 2.2.4. Tiền số Thái Bạt của Ngân hàng trung ương Thái Lan ................................. 87 2.2.5. Phát hành Tiền số NHTW của Cộng hòa Quốc đảo Marshall và Tiền số NHTW của Quốc gia Thịnh vượng chung Bahamas ................................................... 91 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................... 99 CHƯƠNG 3 - ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TIỀN SỐ QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM ................................................ 102 3.1. Nhận diện các quy định pháp luật liên quan đến phát hành và quản lý lưu thông Tiền số quốc gia tại Việt Nam ...................................................................................... 102 3.2. Các văn bản pháp luật và điều luật cụ thể cần rà soát, phân tích, đánh giá, đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung. ......................................................................................... 103 3.3. Đề xuất một vấn đề được quy định trong nội dung “Luật Tiền số quốc gia” ..... 114 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 117 KẾT LUẬN TOÀN VĂN ................................................................................................ 118 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. i
- 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tiền điện tử NHTW/ Tiền kỹ thuật số NHTW (sau đây gọi chung là Tiền số NHTW), do Chính phủ hoặc NHTW của quốc gia phát hành, là một hiện tượng xã hội có tính mới mẻ trong lịch sử phát triển tiền tệ thế giới. Từ những tiến bộ của khu vực tư nhân trong việc sáng tạo ra tiền kỹ thuật số mã hóa (cryptocurrencies), tới những bước đi mạnh mẽ của các NHTW và cơ quan lập pháp tại nhiều quốc gia đang trong giai đoạn vừa qua đã cho thấy việc nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và xây dựng khuôn khổ pháp lý cho Tiền số NHTW tại Việt Nam là rất cần thiết. Qua các phân tích về yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ tại các Khu vực Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, tác giả cho rằng xu hướng triển khai Tiền số NHTW là một nhu cầu tất yếu của các nền kinh tế lớn, kinh tế mở và kinh tế tăng trưởng dựa trên nền tảng công nghệ, kinh doanh, doanh nghiệp số. Ở Việt Nam, Bitcoin du nhập vào cộng đồng những người đào tiền (miners) khoảng những năm 2012, và thu hút mạnh mẽ lượng người dùng lớn vào hai giai đoạn 2017 và 2021. Người dùng Việt Nam, giống như tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản có khả năng nhận diện và khai thác rất nhanh xu thế phát triển của Bitcoin và các đồng tiền số mã hóa, đang bùng nổ tăng trưởng trên phạm vi khu vực Châu Á và trên thế giới. Trong xu hướng tăng giá của Bitcoin và các đồng tiền số khác, rất nhiều hội, nhóm đầu tư tiền ảo, tiền số được thành lập, bao gồm cả người dùng, nhà đầu tư, người đầu cơ, người tìm hiểu. Số lượng người dùng đạt hơn 5.9 triệu người1 vào thời điểm cuối 2021 cho thấy cộng đồng người dùng ở Việt Nam đánh giá cao tiền ảo/ tiền số, và coi đây là một loại tài sản số sinh lời hiệu quả (bên cạnh các tài sản tài chính truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, vàng...). Rất nhanh, các cơ quan quản lý nhà nước nhận thấy nhiều rủi ro trong hoạt động giao dịch mua bán Bitcoin và các đồng tiền số mã hóa giữa các cá nhân, và coi đây một kênh chuyển tiền ra nước ngoài bất hợp pháp, trốn thuế. Bên cạnh đó, do e ngại về khả năng kinh tế Việt Nam có thể bị “coin hóa” (giống như tình trạng Đô la hóa giai đoạn từ 2014 1 Dẫn theo: Vietnamnet Online, Việt Nam vào top 10 thế giới về tỷ lệ sở hữu tiền mã hoá, truy cập ngày 21/1/2022 tại địa chỉ: https://vietnamnet.vn/viet-nam-vao-top-10-the-gioi-ve-ty-le-nguoi-so-huu-tien-ma-hoa-810533.html
- 2 trở về trước), NHNN Việt Nam đã ban hành công văn số 5747/NHNN-PC về việc khẳng định: “Bitcoin, Litecoin không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt nam” 2 nhằm cảnh báo và ngăn chặn sự phổ biến của Bitcoin và các đồng tiền số mã hóa tư nhân khác. Tới đầu 2018, trước xu hướng đầu tư vào Bitcoin và các đồng tiền số/ tiền ảo tiếp tục tăng cao, Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị Số 10/CT-TTg về việc tăng cường quản lý các hoạt động Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác, trong đó yêu cầu mạnh mẽ “NHNN Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ảo, phát hiện các giao dịch đáng ngờ lien quan tới tiền ảo, phối hợp với Bộ Công An trong việc phát hiện, xử lý các hành vi sử dụng tiền ảo làm tiền tệ, phương tiện thanh toán trái pháp luật” 3. Ngay sau Chỉ thị của Thủ Tướng, Thống đốc NHNN Việt Nam cũng ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 13/04/2018 về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo. Chỉ thị này nêu rõ “các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, thực hiện dịch vụ thẻ, cấp tín dụng qua thể, hỗ trợ xử lý, thanh toán, chuyển tiền qua biên giới liên quan tới giao dịch tiền ảo cho khách hàng do có thể phát sinh những rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, gian lận, trốn thuế; báo cáo kịp thời các giao dịch đáng ngờ có liên quan tới tiền ảo, rà soát các tổ chức, cá nhân có giao dịch mua bán, trao đổi tiền ảo, các tổ chức có hoạt động xử lý giao dịch mua bán, trao đổi tiền ảo và có biện pháp xử lý đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và quản lý ngoại hối” 4. Sau gần 4 năm (từ 2017) đưa ra các văn bản có tính cấm đoán các hoạt động kinh doanh, sử dụng tiền ảo/ tiền số như một công cụ thanh toán, giữa 2021, Chính phủ Việt Nam đã giao NHNN nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ 2 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 5747/NHNN-PC ngày 21/7/2017 V/v trả lời kiến nghị của ông Vũ Thái Hà về việc thiết kế trung tâm máy tính Bitcoin, Litecoin và các loại tiền ảo để phúc đáp Công văn 7061/ĐMDN ngày 06/07/2017 của Văn phòng Chính phủ đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, xử lý và trả lời ông Vũ Thái Hà về kiến nghị liên quan đến việc thiết kế trung tâm máy tính đào Bitcoin, Litecoin và các loại tiền ảo. 3 Chỉ Thị 10/CT-TTg/ ngày 11/04/2018 của Thủ Tướng chính phủ v/v “Quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự” 4 Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 13/04/20219 của NHNN Việt Nam v/v “Các biện pháp tăng cường kiểm soát giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo”
- 3 chuỗi khối (blockchain) 5. Đây là một bước đi quan trọng, thể hiện sự quan tâm của nhà nước Việt Nam về việc tạo điều kiện cho đội ngũ các nhà nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế và chuyên gia lập pháp tiến hành đánh giá đầy đủ, toàn diện tính thực tiễn và ứng dụng công nghệ blockchain trong việc hình thành Tiền số NHTW của Việt Nam (còn có thể gọi là “Tiền số VNĐ” hoặc “Tiền số quốc gia”). Tới đây, các nghiên cứu về tiền số/ tiền ảo/ tiền điện tử và tiền số NHTW sẽ tăng lên đáng kể, giúp cơ quan quản lý nhà nước có những đánh giá đa chiều và góc nhìn đầy đủ vì ý nghĩa thực tiễn của Tiền số NHTW. Ngoài ra, Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025 nhấn mạnh: phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên nền tảng số hóa, đảm bảo an toàn, bảo mật, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng, trong đó có nội dung hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia6. Theo đó, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, dựa trên ứng dụng những công nghệ cốt lõi như nền tảng giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn (AI, Big Data, Data Analytics), điện toán đám mây (Cloud Computing), nhận dạng sinh trắc học (Biometrics); đẩy mạnh ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động, như: thanh toán qua QR Code, mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán di động (Mobile Payment), thanh toán phi tiếp xúc (Contactless). Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn tại một số các quốc gia (như Mỹ, Trung Quốc, Nga…), và tính mới trong nghiên cứu các nội dung pháp lý của Tiền số NHTW tại Việt Nam, học viên lựa chọn chủ đề “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để luật hóa việc phát hành Tiền số quốc gia ở Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Luật Kinh tế của mình. 2. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu Luận văn được triển khai dựa trên giả thuyết nghiên cứu sau đây: 5 Quyết định 942/QĐ-TTg, ngày 15/06/2021, v/v “Phê duyệt chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng tới 2030” 6 Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ v/v “Phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025”.
- 4 ▪ Xu hướng phát hành Tiền số của NHTW đã được các nước xem xét một cách nghiêm túc và có những cách thức điều chỉnh khác nhau từ thừa nhận, đang nghiên cứu đến tạm thời dừng. Mỗi cách thức lựa chọn quyết định lập pháp đều có cơ sở khoa học và thực tiễn riêng, phù hợp với bối cảnh và điều kiện của từng quốc gia. ▪ Trong điều kiện Việt Nam, việc xem xét nghiên cứu tiền số của ngân hàng trung ương đã được Chính phủ định hướng. Vấn đề tiếp theo là nghiên cứu, đánh giá toàn diện và các tác động cụ thể của việc phát hành Tiền số quốc gia (là cách gọi của Tiền số được NHTW phát hành xét trong bối cảnh Việt Nam) tới các mặt kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam, từ đó đưa ra lộ trình phát triển đưa tiền Tiền số quốc gia vào lưu thông. Việc nghiên cứu xây dựng, ban hành chính sách pháp luật và quy định pháp luật để luật hoá hoạt động phát hành Tiền số quốc gia vừa là tiền đề và là đích đến của quá trình này. ▪ Các quy định pháp luật về phát hành, sử dụng, quản lý tiền số của NHTW cần phải được dựa trên các nền tảng pháp lý rõ ràng, cụ thể. Để triển khai giả thuyết nghiên cứu nêu trên. Luận văn được thực hiện dựa trên trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: ▪ Bản chất pháp lý của Tiền số NHTW là gì? ▪ Xu hướng ghi nhận và điều chỉnh bằng pháp luật đối với Tiền số NHTW trên thế giới diễn ra như thế nào? ▪ Cần có những điều kiện kinh tế, pháp lý, hạ tầng kỹ thuật như thế nào để cho việc phát hành, quản lý và sử dụng Tiền số quốc gia ở Việt Nam (hay còn gọi là “Tiền số VNĐ”) được triên khai an toàn, hiệu quả? ▪ Nếu tiến hành luật hóa việc phát hành Tiền số quốc gia, thì có các văn bản pháp luật nào cần phải điều chỉnh/ bổ sung/ ban hành mới nhằm đảm bảo sự đồng bộ và nhất quán giữa hệ thống các văn bản pháp luật. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng: ▪ Các lý thuyết, quan điểm và nghiên cứu cho việc điều chỉnh pháp luật đối với Tiền số NHTW trên thế giới.
- 5 ▪ Kinh nghiệm lập pháp đối với tiền kỹ thuật số quốc gia của một số nước. ▪ Pháp luật Việt Nam về hoạt động phát hành phát tiền số của NHNN Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: ▪ Không gian: ở Việt Nam và một số quốc gia tại Khu vực Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ ▪ Thời gian: từ năm 2008 đến 2022. 3.3. Mục tiêu nghiên cứu nhằm: Mục đích nghiên cứu của Luận văn là làm rõ bản chất, đặc điểm của Tiền số NHTW. Từ kết quả nghiên cứu về bản chất của Tiền số NHTW, luận văn sẽ nhận diện các xu hướng lập pháp từ kinh nghiệm nghiên cứu, thử nghiệm, phát hành, sử dụng, quản lý tiền số của một số NHTW trên thế giới và đánh giá khuôn khổ pháp luật Việt Nam về phát hành tiền và phát hành Tiền số VNĐ, từ đó chỉ ra các vấn đề cần thiết trong quá trình luật hóa hoạt động phát hành Tiền số của NHNN Việt Nam với mục tiêu phát triển ngành ngân hàng, thị trường tài chính Việt nam trong bối cảnh số hóa nền kinh tế. 4. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu Tiền tệ là một hiện tượng kinh tế, xã hội có lịch trên dưới 2500 năm nay, và các quy luật xã hội về tiền có ảnh sâu rộng tới các quốc gia, cộng đồng xã hội, các tổ chức, cá nhân. Do vậy, khi nghiên cứu các khía cạnh thực tế, pháp lý và pháp luật về Tiền số NHTW trên thế giới nhằm kết luận, đánh giá khả năng áp dụng và thiết kế khung pháp lý cho Tiền số NHTW Việt Nam, người nghiên cứu nhận thấy cần có cách tiếp cận nghiên cứu liên ngành để giải quyết các giả thuyết/ câu hỏi nghiên cứu. Các kiến thức, tài liệu, số liệu phục vụ quá trình nghiên cứu thuộc các lĩnh vực: ▪ Kinh tế: lý thuyết tiền tệ, kinh tế vĩ mô, tổ chức thị trường tài chính và hoạt động của NHTW và NHTM. ▪ Khoa học công nghệ: công nghệ chuỗi khối, công nghệ sổ cái phân tán. ▪ Luật công (chính yếu) và Luật tư (bổ sung): Luật NHNN Việt Nam, pháp luật trong lĩnh vực quản lý hoạt động tài ngân hàng, pháp luật về giao dịch điện tử, bảo vệ thông tin và dữ liệu người dùng. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài gồm:
- 6 ▪ Phương pháp lịch sử: xem xét quá trình hình thành nên tiền số/ tiền điện tử do tư nhân và chính phủ tạo ra trong giai đoạn từ 2008 tới 2022. Xác định những nguyên nhân khách quan, cơ sở hình thành và tạo nên xu hướng phát triển Tiền số NHTW trên phạm vi một số quốc gia lớn trên thế giới và Việt Nam trong 5-10 năm tiếp theo. ▪ Phương pháp phân tích, tổng hợp: các tài liệu nghiên cứu, bài viết, tham luận của các nhà nghiên cứu về tiền số NHTW khu vực Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, các bài viết của tổ chức tài chính thế giới như IMF, BIS, WorldBank về cơ sở kinh tế, kỹ thuật và pháp lý của Tiền số NHTW. Mục tiêu nhằm khái quát những vấn đề chung nhất, chỉ ra tính tương đồng/ khác biệt trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý của quốc gia về Tiền số NHTW. ▪ Phương pháp diễn dich, quy nạp, logic và hệ thống: nhằm xâu chuỗi các vấn đề lý thuyết, kinh nghiệm thực tế trong triển khai Tiền số NHTW của các quốc gia lớn trên thế giới, qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý, chính sách cho đồng Tiền số NHTW tại Việt Nam. ▪ Phương pháp phân tích logic quy phạm: phương pháp phân tích luật viết được sử dụng để phân tích, đánh giá các quy định hiện hành của Việt Nam cũng như luật của một số nước trên thế giới. ▪ Phương pháp so sánh luật học: được sử dụng để so sánh, đối chiếu các xu hướng lập pháp, các điều kiện kinh tế xã hội là điều kiện để phát hành, quản lý, sử dụng Tiền số quốc gia ở Việt Nam. Phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng nhiều nhất tại Chương 1, còn phương pháp tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, logic, hệ thống, phương phân tích logic quy phạm và phương pháp so sánh luật học được sử dụng nhiều trong Chương 2 và 3. 5. Ý nghĩa và ứng dụng Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn này nhằm mục đích đóng góp chuyên môn, lý giải về thực tiễn, lý luận nhằm đề xuất xem xét luật hóa đồng Tiền số VNĐ/ Tiền số quốc gia của Việt Nam trong một tương lai gần. Về mặt lý thuyết, luận văn đã chỉ rõ cần sử dụng 3 nhóm lý thuyết nền tảng cần sử dụng để phân tích hiệu quả các quy định pháp luật về phát hành Tiền số NHTW, bao gồm:
- 7 i) Lý thuyết về Tiền, ii) Lý thuyết về vai trò của NHTW trong phát hành, quản lý và lưu thông tiền và iii) Lý thuyết xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Về mặt thực tiễn, luận văn đã đánh giá tương đối đầy đủ các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển Tiền số NHTW tại các quốc gia điển hình như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Thái Lan, Marshall và Bahamas qua đó đúc rút các kinh nghiệm, những vấn đề pháp lý liên quan tới hoạt động nghiên cứu, phát triển Tiền số NHTW của các quốc gia này. Về tính ứng dụng, Luận văn đã phân tích tương đối toàn diện các vấn đề, chỉ rõ những nội dung pháp lý cụ thể trong nhóm văn bản và nội dung quy phạm pháp luật cần xem xét điều chỉnh/ bổ sung/ thay thế/ viết mới, phục vụ việc phát hành Tiền số NHTW trong tương lai. Luận văn cũng đã đề xuất dự thảo tên gọi các Chương và các Điều trong Luật Tiền số quốc gia để các nhà nghiên cứu tham khảo xây dựng chi tiết (với giả định Việt Nam sẽ phát hành Tiền số quốc gia trong tương lai (còn gọi là “Tiền số VNĐ”)). Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn nhận thấy chủ đề Tiền số NHTW là một đề tài khó, có tính chất sâu và rộng về phạm vi xem xét/ đánh giá, đòi hỏi người nghiên cứu có sự am hiểu chắc về nền tảng lý thuyết kinh tế học, tài chính, tiền tệ, ngân hàng, đồng thời có hiểu biết và phương pháp áp dụng phân tích phù hợp về các yếu tố xã hội, chính trị và pháp luật liên quan đến quản lý tiền tệ của NHTW.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 266 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 335 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 103 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 104 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 215 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 120 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 76 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 89 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 30 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 180 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 105 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 32 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 15 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 82 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 15 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn