Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Phạm vi áp dụng Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
lượt xem 30
download
Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở nghiên cứu các quy định về phạm vi áp dụng của CISG, thực tiễn áp dụng các quy định về phạm vi áp dụng của CISG, Luận văn nhằm mục đích đưa ra những khuyến nghị đối với Việt Nam, cũng như đề xuất một số giải pháp cụ thể khi áp dụng các quy định về phạm vi áp dụng của CISG.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Phạm vi áp dụng Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHẠM VI ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ Ngành: LUẬT KINH TẾ TRỊNH ĐỨC THUẬN Hà Nội - năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Phạm vi áp dụng công ước viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Ngành: Luật Kinh Tế Mã số: 8380107 Họ và tên học viên: Trịnh Đức Thuận Người hướng dẫn: TS. Ngô Quốc Chiến Hà Nội - năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trịnh Đức Thuận
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ hết sức nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả của TS. Ngô Quốc Chiến, giảng viên khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và xin được gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Luật, tập thể Thầy, Cô giáo Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã giảng dạy, truyền thụ kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt khoá học và thời gian nghiên cứu luận văn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trịnh Đức Thuận
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ................................. vii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................3 2.1. Trên thế giới .................................................................................................3 2.2. Tại Việt Nam ................................................................................................4 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................6 4. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................6 5. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................6 6. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................6 7. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................6 8. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................7 9. Kết cấu của Luận văn........................................................................................7 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CISG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CISG ....8 1.1. Khái quát về CISG .........................................................................................8 1.1.1. Lịch sử hình thành CISG .........................................................................8 1.1.2. Nội dung cơ bản của CISG ......................................................................9 1.1.3. Thành công của CISG ............................................................................12 1.1.4. Việt Nam gia nhập CISG ........................................................................17 1.2. Khái quát về phạm vi áp dụng của CISG ..................................................17
- iv 1.2.1. Khái quát về các trường hợp áp dụng CISG .........................................17 1.2.2. Khái quát về các trường hợp không áp dụng CISG ..............................21 1.2.3. Ý nghĩa của việc xác định phạm vi áp dụng của CISG ........................23 CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CISG .......................................................................................26 2.1. Phạm vi áp dụng theo đối tượng .................................................................26 2.1.1. Hợp đồng mua bán .................................................................................26 2.1.2. Hàng hóa .................................................................................................35 2.1.3. Những nội dung bị loại trừ ....................................................................37 2.2. Phạm vi áp dụng CISG theo không gian ....................................................42 2.2.1. Khái niệm trụ sở thương mại .................................................................42 2.2.2. Trường hợp có nhiều trụ sở thương mại ...............................................44 2.2.3 Một số bảo lưu .........................................................................................46 2.3. Phạm vi áp dụng theo dẫn chiếu của quy phạm tư pháp quốc tế ............48 2.3.1. Mở rộng phạm vi áp dụng về không gian ..............................................48 2.3.2. Giới hạn phạm vi áp dụng theo quy định bảo lưu ................................50 2.4. Phạm vi áp dụng theo sự lựa chọn của các bên .........................................51 2.4.1. Lựa chọn áp dụng CISG (opting in) ......................................................51 2.4.2. Thỏa thuận loại trừ CISG (opting out) ..................................................53 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CISG .......................62 3.1. Một số khuyến nghị chung ...........................................................................62 3.2. Khuyến nghị về phạm vi áp dụng CISG theo đối tượng...........................64 3.2.1. Về hàng hóa không thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG ....................64 3.2.2. Về một số nội dung bị CISG loại trừ......................................................65
- v 3.2.3. Về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa ..........................................65 3.3. Khuyến nghị về phạm vi áp dụng CISG theo lãnh thổ .............................66 3.3.1. Về tính quốc tế của hợp đồng mua bán .................................................66 3.3.2. Về bảo lưu theo Điều 92 và Điều 93 ......................................................67 3.3.3. Về lựa chọn tùy nghi ..............................................................................67 KẾT LUẬN ..........................................................................................................69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ CISG Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods) HĐMBHHQT Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ICC Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce) PECL Bộ Nguyên tắc về Luật Hợp đồng Châu Âu (Principles of European Contract Law) PICC Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (Principles of International Commercial Contract) UCP Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice for Documentary Credits) UNCITRAL Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (United Nations Commission on International Trade Law) Unidroit Viện nghiên cứu quốc tế về thống nhất luật tư (L'Institut international pour l'unification du droit privé)
- vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Tên luận văn: Phạm vi áp dụng Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Luận văn đã đạt các kết quả chính như sau: - Đã trình bày khái quát về CISG và phạm vi áp dụng của CISG. - Đã phân tích các quy định và thực tiễn áp dụng các quy định về phạm vi áp dụng của CISG, trong đó nhấn mạnh đến: Phạm vi áp dụng theo đối tượng; phạm vi áp dụng theo không gian; phạm vi áp dụng theo dẫn chiếu của quy phạm tư pháp quốc tế; phạm vi áp dụng theo sự lựa chọn của các bên. - Đã phân tích một số án lệ nhằm cung cấp cách hiểu rõ hơn về một số nội dung quy định của CISG như: hợp đồng mua bán; hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán; tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa; trụ sở thương mại, opting in; opting out… - Đã đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam khi áp dụng các quy định về phạm vi áp dụng của CISG như: hàng hóa không thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG; một số nội dung bị CISG loại trừ; khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa; tính quốc tế của hợp đồng mua bán; các bảo lưu theo Điều 92 và Điều 93 và lựa chọn tùy nghi. Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tác giả đã viết một bài báo về phạm vi áp dụng của CISG và đã được đăng trên Tạp chí Kinh tế Đối ngoại (đính kèm luận văn này).
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hợp đồng thương mại quốc tế (HĐTMQT) có đặc trưng là có mối quan hệ gắn bó với hai hoặc nhiều quốc gia. Mối quan hệ gắn bó này được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, như các bên có quốc tịch khác nhau, có trụ sở tại các Quốc gia khác nhau, hợp đồng được ký kết, thực hiện, thay đổi, chấm dứt ở các Quốc gia khác nhau hoặc hợp đồng có đối tượng ở các Quốc gia khác nhau. Chính vì có mối liên hệ với hai hoặc nhiều Quốc gia khác nhau, nên HĐTMQT có thể chịu sự điều chỉnh của tất cả các Quốc gia hữu quan. Trong tư pháp quốc tế người ta gọi đây là hiện tượng xung đột pháp luật. Có hai cách cơ bản để giải quyết hiện tượng này, đó là mỗi quốc gia tự xây dựng các quy phạm xung đột trong nội luật cho phép cơ quan giải quyết tranh chấp dựa vào đó để xác định pháp luật của một quốc gia cụ thể cần được áp dụng để điều chỉnh HĐTMQT. Cách thứ hai là các quốc gia đàm phán, ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế nhằm thống nhất luật xung đột hoặc thống nhất luật nội dung. Công ước Viên 1980 của Liên Hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là CISG - United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods) là nỗ lực thống nhất luật thực chất (luật nội dung) trong lĩnh vực thương mại hàng hóa thành công nhất trong trong lịch sử. Là một công ước do Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) soạn thảo và thông qua tại Viên năm 1980, CISG là công ước thành công nhất trong lĩnh vực này, chấm dứt vai trò (không hiệu quả) của hai công ước LaHay năm 1964 về mua bán quốc tế động sản hữu hình. Sự thành công của CISG được thể hiện rõ ở số thành viên 89 hiện tại của nó, bao gồm hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Đức, Pháp 1. Điều chỉnh các giao dịch chiếm đến 80% thương mại hàng hóa thế giới. Một thống kê được tăng tải trên trang web của CISG cho biết có tới hơn 2500 vụ tranh chấp về hợp đồng mua 1 Có thể xem danh sách các quốc gia thành viên tại: http://www.uncitral.org/uncitral/en/uncitral_texts/sale_goods/1980CISG_status.html (truy cập ngày 19/11/2018)
- 2 bán hàng hóa quốc tế được tòa án và trọng tài áp dụng CISG để giải quyết 2. Việt Nam đã trở thành thành viên của công ước này và công ước đã có hiệu lực ở Việt Nam từ ngày 01/01/2017. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu, phổ biến các quy định của CISG đến các các doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức có liên quan tại Việt Nam là hết sức cần thiết, đặc biệt khi mà nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và các giao dịch mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng tăng về số lượng, về giá trị và đa dạng về đối tác, phức tạp về các vấn đề pháp lý liên quan. Để hiểu rõ và áp dụng hiệu quả CISG, các chủ thể không chỉ phải nghiên cứu các quy định về nội dung mà còn phải trả lời câu hỏi đầu tiên mang tính tiên quyết, đó là khi nào CISG được áp dụng? Mặc dù có đối tượng điều chỉnh là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng CISG không được áp dụng đối với mọi loại hàng hóa do Công ước có điều khoản loại trừ một số hàng hóa đặc biệt. Ngoài ra, do CISG có các quy định khá chung chung về hợp đồng, về yếu tố quốc tế của hợp đồng, về hàng hóa là đối tượng của hợp đồng…nên đặt ra một số vấn đề cần được làm rõ hơn thông qua việc nghiên cứu các thực tiễn xét xử cũng như học thuyết pháp lý về các vấn đề này. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho thấy có rất nhiều các tranh chấp liên quan đến vấn đề phạm vi áp dụng của CISG. Trong thực tiễn xét xử, các cơ quan tài phán đã diễn giải CISG khá linh động dựa trên các tình huống cụ thể và chính điều này khiến cho việc nghiên cứu thực tiễn xét xử trở nên rất cần thiết. Ngoài ra, xung quanh các quy định về phạm vi áp dụng của Công ước Viên vẫn tồn tại một số ý kiến chưa thống nhất. Vậy nên, câu hỏi được đặt ra Công ước Viên được áp dụng trong trường hợp nào, trường hợp nào không được áp dụng, hay nói cách khác, phạm vi áp dụng của Công ước viên được quy định như thế nào? Bên cạnh đó là việc liệu các bên có thể tự do thỏa thuận lựa chọn hay loại trừ luật áp dụng hợp đồng là Công ước Viên được không và bằng cách nào. 2 https://cisgvn.wordpress.com/2010/11/01/thanh-cong-c%E1%BB%A7a-cisg/ (truy cập ngày 19/11/2018)
- 3 Vì những lý do trên, học viên quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phạm vi áp dụng Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” làm luận văn thạc sỹ. Đề tài này là cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn quan trọng trong thời điểm hiện nay và phù hợp với chương trình đào tạo Thạc sỹ Luật học tại Trường Đại học Ngoại thương. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Trên thế giới Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về CISG nói chung và phạm vi áp dụng CISG nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về CISG nói chung và về phạm vi áp dụng của CISG nói riêng nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam cũng như áp dụng CISG ở Việt Nam chưa nhiều. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu sau đây: Các tác giả Clayton P. Gillette , Steven D. Walt, The UN Convention on Contracts for the International Sale of Goods: Theory and Practice, Cambridge University Press, 2016, đã phân tích khái quát quá trình hình thành của CISG, bình luận các quy định của CISG trong đó có các quy định liên quan tới phạm vi áp dụng của CISG và đánh giá sự phát triển các quy định đó tại một số quốc gia điển hình. Trong cuốn sách mang tựa đề The CISG: A New Textbook for Students and Practitioners, do Sellier European Law Pub ấn hành năm 2007, tác giả Jacob Ziegel đã chỉ ra những thành công của CISG bằng cách mô tả và phân tích các lĩnh vực mà Công ước đề cập, cụ thể là phạm vi áp dụng, các quy tắc hình thành hợp đồng và các điều khoản bán hàng thực tế. Một nghiên cứu khác cũng rất đáng chú ý đó là Selected problems concerning the CISG’ Scope of application, của Stefan Kröll năm 2009 đăng trên trang web chính thức của UNCITRAL 3 đã phân tích về các trường hợp không áp dụng CISG theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 CISG. 3 Có thể xem được tại: https://www.uncitral.org/pdf/english/CISG25/Kroll.pdf (truy cập ngày 19/11/2018).
- 4 Về phần mình, Franco Ferrari, 2011, Contracts for the International Sale of Goods: Applicability and Applications of the 1980 United Nations Convention, Martinus Nijhoff Publishers, cũng đã phân tích các trường hợp áp dụng của CISG; các vấn đề liên quan đến sự không phù hợp của hàng hóa được giao; và xác định tỷ lệ lãi trên số tiền còn thiếu. Cuốn sách nhấn mạnh cách CISG được diễn giải và áp dụng ở các khu vực pháp lý khác nhau. Joseph Lookofsky, 2012,Understanding the CISG in the USA 4th Edition, Kluwer Law International, đã phân tích 5 phụ lục và các văn bản liên quan và 2000 phán quyết của cơ quan tài phán trên cơ sở CISG để làm rõ các nội dung của CISG như: phạm vi CISG áp dụng; Giải thích công ước, Bồi thường thiệt hại, quyền miễn trừ… Tác giả Minh Hang Nguyen, trong luận án tiến sỹ luật học về “La convention de Vienne de 1980 sur la vente internationale de marchandises et le droit vietnamien de la vente” (Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán) đã so sánh các quy định thực chất của pháp luật Việt Nam với các quy định của CISG để đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên luận án chỉ tập trung phân tích và đề xuất các giải pháp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên chứ chưa có nhiều phân tích các quy định về phạm vi áp dụng của CISG. Các nghiên cứu trên tuy chưa trực tiếp giải quyết triệt để các vấn đề về phạm vi áp dụng của CISG nhưng vẫn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích để tác giả đưa ra các đánh giá các quy định về phạm vi áp dụng của CISG và đưa ra các đề xuất, khuyến nghị đối với các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam. 2.2. Tại Việt Nam Ở Việt Nam, tính đến nay, chưa có công trình hay sách chuyên khảo nào nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể về phạm vi áp dụng CISG. Các nghiên cứu công bố ở Việt Nam chủ yếu liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như vấn đề vi phạm hợp đồng. Một số ít đã bàn về phạm vi áp dụng của CISG nhưng còn khá sơ sài. Cụ thể:
- 5 Bài viết “Phạm vi áp dụng và không áp dụng của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” của tác giả Nông Quốc Bình đăng trên tạp chí Luật học số 10/2011. Bài viết này đề cập phạm vi áp dụng, phạm vi không áp dụng của Công ước Viên 1980, trên cơ sở đó tác giả có một số đề xuất với Việt Nam. Bài viết trực tiếp đề cập đến phạm vi áp dụng và không áp dụng của CISG – chủ đề nghiên cứu của Luận văn - nhưng chỉ dừng lại ở mức độ đưa ra vấn đề mà chưa có nhiều phân tích về thực tiễn xét xử liên quan đến các vấn đề này chưa nhiều và cho đến nay đã cũ. Bài viết “Phạm vi áp dụng của Công ước CISG cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Trinh đăng trên Tạp chí Tòa án điện tử 4cũng chỉ giới thiệu ngắn gọn về Công ước, phân tích tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của Công ước. Bài viết mặc dù có tiêu đề là phạm vi áp dụng của Công ước, nhưng dành rất ít thời lượng cho vấn đề này mà chủ yếu tập trung so sánh việc áp dụng Công ước trong tố tụng tòa án và tố tụng trọng tài và bình luận những trường hợp Công ước không áp dụng và phân tích mối quan hệ của công ước với luật quốc gia cũng như khả năng kết hợp áp dụng của công ước với Điều kiện thương mại quốc tế Incoterms và Bộ nguyên tắc Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế. Những công cụ trên dù khác nhau ở mức độ khái quát và tính cụ thể nhưng có thể sử dụng bổ sung cho nhau điều chỉnh một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bản thân tác giả của Luận văn này cũng có một bài viết về phạm vi áp dụng của CISG đăng trên tạp chí Kinh tế Đối ngoại năm 2018, tuy nhiên bài viết này còn chưa đề cập đến tất cả các trường hợp áp dụng và không áp dụng CISG. Như vậy, có thể thấy các công trình, bài viết của các tác giả ở Việt Nam chưa nghiên cứu một cách thấu đáo các quy định về phạm vi áp dụng của CISG. Cho tới nay mới chỉ xuất hiện một vài bài viết đề cập đơn lẻ đến vấn đề về phạm vi áp dụng CISG. Kế thừa những nghiên cứu tại cả Việt Nam và thế giới, Luận văn sẽ phân tích một cách toàn diện và có hệ thống các quy định về phạm vi áp dụng CISG và các thực tiễn xét xử liên quan. Trên cơ sở đó Luận văn sẽ đưa ra một số khuyến 4 Có thể xem được tại: https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/pham-vi-ap-dung-cua-cong-uoc-cisg-cho- hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te (truy cập ngày 19/11/2018).
- 6 nghị cho các cơ quan và doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng CISG. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết vấn đề nghiên cứu nêu ở trên, Luận văn sẽ tìm cách trả lời cho câu hỏi bao quát nhất là: Phạm vi áp dụng của CISG là gì? Để trả lời được câu hỏi lớn này, đề tài sẽ trả lời những câu hỏi nhỏ sau: Thứ nhất, đâu là những trường hợp áp dụng CISG? Thứ hai, đâu là những trường hợp không áp dụng CISG? Thứ ba, Việt Nam phải đối mặt với những cơ hội và thách thức gì khi áp dụng các quy định về phạm vi áp dụng CISG? Thứ tư, Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để có thể thực thi một cách hiệu quả các quy định về phạm vi áp dụng CISG? 4. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các quy định về phạm vi áp dụng của CISG, thực tiễn áp dụng các quy định về phạm vi áp dụng của CISG, Luận văn nhằm mục đích đưa ra những khuyến nghị đối với Việt Nam, cũng như đề xuất một số giải pháp cụ thể khi áp dụng các quy định về phạm vi áp dụng của CISG. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Luận văn sẽ giải quyết hai nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất, phân tích một cách toàn diện, có hệ thống các quy định về phạm vi áp dụng của CISG. Thứ hai, phân tích thực tiễn xét xử liên quan tới phạm vi áp dụng của CISG nhằm rút ra những kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam. 6. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là quy định về phạm vi áp dụng của CISG, các phán quyết của cơ quan tài phán (tòa án quốc gia và trọng tài thương mại quốc tế) liên quan tới phạm vi áp dụng của CISG. 7. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Luận văn không nghiên cứu tất cả các quy định của CISG, mà chỉ tập trung nghiên cứu các quy định về phạm vi áp dụng của
- 7 Công ước này. Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định về phạm vi áp dụng CISG không chỉ ở Việt Nam mà cả ở nước ngoài. Phạm vi về thời gian: Do dung lượng có hạn và để đảm bảo tính thời sự, luận văn sẽ không nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định về phạm vi áp dụng CISG từ khi Công ước này ra đời (1980) mà chủ yếu tập trung nghiên cứu các thực tiễn xét xử trong thời gian gần đây. 8. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu luật học truyền thống như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và nghiên cứu thực tiễn xét xử. Cụ thể: - Phương pháp phân tích, tổng hợp sẽ được sử dụng xuyên suốt Luận văn nhằm làm sáng tỏ vấn đề về phạm vi áp dụng của CISG. - Phương pháp so sánh luật học chủ yếu được sử dụng khi tác giả thấy cần thiết so sánh các quy định của CISG với pháp luật Việt Nam nhằm tạo tiền đề cho các đề xuất cụ thể. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn xét xử (case studies) được sử dụng chủ yếu ở các Chương 2, 3 nhằm làm rõ thực tiễn áp dụng các quy định trong thực tế. 9. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: - Chương 1: Khái quát chung về CISG và phạm vi áp dụng của CISG - Chương 2: Quy định và thực tiễn áp dụng quy định về phạm vi áp dụng của CISG - Chương 3: Một số khuyến nghị đối với Việt Nam khi áp dụng các quy định về phạm vi áp dụng của CISG
- 8 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CISG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CISG 1.1. Khái quát về CISG 1.1.1. Lịch sử hình thành CISG Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là CISG - Convention on Contracts for the International Sale of Goods) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) với nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Trên thực tế, nỗ lực thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã được khởi xướng từ những năm 30 của thế kỷ XX Unidroit (Viện nghiên cứu quốc tế về thống nhất luật tư). Unidroit đã cho ra đời của hai Công ước La Hay năm 1964. Công ước thứ nhất là Công ước về Luật thống nhất về thiết lập hợp đồng mua bán quốc tế các động sản hữu hình. Công ước này điều chỉnh việc hình thành hợp đồng (chào hàng, chấp nhận chào hàng). Công ước thứ hai là Công ước về Luật thống nhất cho mua bán quốc tế các động sản hữu hình. Công ước này đề cập đến quyền và nghĩa vụ của người bán, người mua và các biện pháp được áp dụng khi một trong các bên vi phạm hợp đồng. Tuy vậy, hai Công ước này rất ít được áp dụng trong thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau như: (1) Hội nghị La Hay chỉ có 28 nước tham dự với rất ít đại diện từ các nước xã hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển, vì thế người ta tin rằng các Công ước này được soạn có lợi hơn cho người bán từ các nước tư bản; (2) Các Công ước này sử dụng các khái niệm quá trừu tượng và phức tạp, rất dễ gây hiểu nhầm; (3) Các Công ước này thiên về thương mại giữa các quốc gia cùng chung biên giới hơn là thương mại quốc tế liên quan đến vận tải biển; (4) Quy mô áp dụng của chúng quá rộng, vì chúng được áp dụng bất kể có xung đột pháp luật hay không. Năm 1968, trên cơ sở yêu cầu của đa số các thành viên Liên Hợp Quốc, UNCITRAL đã khởi xướng việc soạn thảo một Công ước thống nhất luật nội dung áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm thay thế cho hai Công ước
- 9 La Hay năm 1964. Công ước Viên ra đời năm 1980, được soạn thảo dựa trên hai Công ước La Hay, song có những điểm đổi mới và hoàn thiện cơ bản. Cho tới nay, CISG đã trở thành một điều ước quốc tế được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, để có được sự thừa nhận đó CISG cũng phải trải qua một khoảng thời gian tương đối dài. Trong tám năm đầu tiên sau khi CISG được thành lập (1980), CISG thậm chí chưa thể phát sinh hiệu lực vì không đủ số quốc gia thành viên phê chuẩn. Bởi lẽ, theo Điều 99 (1) CISG chỉ có hiệu lực khi tối thiểu 10 quốc gia phê chuẩn CISG. Phải đợi đến năm 1988 thì yêu cầu này đã được thỏa mãn khi có đủ số lượng quốc gia, trong đó có Mỹ, chấp nhận và phê chuẩn CISG. Từ năm 1988 đến cuối thế kỷ số lượng quốc gia thành viên Công ước tăng chậm nhưng tiến độ ổn định. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã chứng kiến sự tăng tốc rõ rệt về số lượng các bên sử dụng CISG. Ngoài ra, các chủ thể của các Quốc gia chưa là thành viên của CISG đã lựa chọn CISG điều chỉnh hợp đồng của mình đã thúc đẩy ngày càng nhiều Quốc gia phê chuẩn Công ước này. Vì vậy, CISG đã hoàn thành mục tiêu của những người sáng tạo trong việc thiết lập luật thống nhất rộng rãi về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thường được coi là cung cấp hệ thống quy tắc cân bằng và trung lập. 1.1.2. Nội dung cơ bản của CISG CISG gồm 101 Điều, chia làm 4 phần với các nội dung chính sau: Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 13). Như tên gọi của nó cho thấy, phần này quy định các trường hợp CISG được áp dụng (từ Điều 1 đến Điều 6), đồng thời nêu rõ nguyên tắc trong việc áp dụng CISG, nguyên tắc diễn giải các tuyên bố, hành vi và xử sự của các bên, nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng. Công ước cũng nhấn mạnh đến giá trị của tập quán trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế. Phần 2: Xác lập hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng, từ Điều 14 đến Điều 24). Trong phần này, với 11 điều khoản, Công ước đã quy định khá chi tiết, đầy đủ các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 14 của Công ước định nghĩa chào hàng, nêu rõ đặc điểm của chào hàng và phân biệt chào hàng với các“lời mời chào hàng”. Các vấn đề hiệu lực của
- 10 chào hàng, thu hồi và hủy bỏ chào hàng được quy định tại các Điều 15, 16 và 17. Đặc biệt, tại các Điều 18, 19, 20 và 21 của Công ước có các quy định rất chi tiết, cụ thể về nội dung của chấp nhận chào hàng; khi nào và trong điều kiện nào, một chấp nhận chào hàng là có hiệu lực và cùng với chào hàng cấu thành hợp đồng; thời hạn để chấp nhận, chấp nhận muộn; kéo dài thời hạn chấp nhận. Ngoài ra, Công ước còn có quy định về thu hồi chấp nhận chào hàng, thời điểm hợp đồng có hiệu lực… Về vấn đề xác lập hợp đồng mua bán, CISG ghi nhận quy tắc chào hàng - chấp nhận chào hàng (offer-acceptance rule). Công ước quy định một chào hàng phải được gửi đến một hay một số người cụ thể, xác định và miêu tả đầy đủ về hàng hóa, số lượng, giá cả. Chào hàng có thể được thu hồi nếu thư thu hồi đến khách hàng trước hoặc cùng lúc với thư chào hàng, hoặc trước khi khách hàng gửi lại thư chấp thuận. Bất kỳ sự thay đổi nào với thư chào hàng ban đầu đều được xem như sự từ chối thư chào hàng trừ khi các điều khoản sửa chữa không làm thay đổi những điều khoản thiết yếu của thư chào hàng. Phần 3: Mua bán hàng hóa (từ Điều 25 đến Điều 88) quy định các vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng. Phần này được chia thành 5 chương với những nội dung cơ bản như sau: Chương I: Những quy định chung; Chương II: Nghĩa vụ của người bán; Chương III: Nghĩa vụ của người mua; Chương IV: Chuyển rủi ro; Chương V: Các điều khoản chung về nghĩa vụ của người bán và người mua, đây là chương có số lượng điều khoản lớn nhất, cũng là chương chứa đựng những quy phạm hiện đại, tạo nên ưu việt của CISG. Nghĩa vụ của người bán và người mua được quy định chi tiết, trong hai chương riêng, giúp cho việc đọc và tra cứu dễ dàng hơn. Về nghĩa vụ của người bán, Công ước quy định rất rõ nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ, đặc biệt là nghĩa vụ đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa được giao (về mặt thực tế cũng như về mặt pháp lý). CISG nhấn mạnh đến việc kiểm tra hàng hóa được giao (thời hạn kiểm tra, thời hạn thông báo các khiếm khuyết của hàng hóa). Những quy định này, rất phù hợp với thực tiễn và đã góp phần giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinh có
- 11 liên quan. Nghĩa vụ của người mua, gồm nghĩa vụ thanh toán và nghĩa vụ nhận hàng, được quy định tại các điều từ Điều 53 đến Điều 60. CISG không có một chương riêng về vi phạm hợp đồng và chế tài do vi phạm hợp đồng. Các nội dung này được lồng ghép trong Chương II, Chương III và Chương V. Trong các chương này, sau khi nêu các nghĩa vụ của người bán và người mua, CISG đề cập đến các biện pháp áp dụng trong trường hợp người bán/người mua vi phạm hợp đồng. Các biện pháp mà CISG cho phép người bán và người mua áp dụng khi một bên vi phạm hợp đồng bao gồm buộc thực hiện đúng hợp đồng, đòi bồi thường thiệt hại, hủy hợp đồng. Ngoài ra còn có một số biện pháp không có tính chất chế tài hoặc nhằm mục đích trừng phạt bên vi phạm, ví dụ biện pháp giảm giá (Điều 50), biện pháp bên bị vi phạm gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ để tạo điều kiện cho bên vi phạm tiếp tục thực hiện hợp đồng (khoản 1 Điều 47 và khoản 1 Điều 63) hay những biện pháp mà bên vi phạm có thể đưa ra nhằm khắc phục những thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra (khoản 1 Điều 48). Công ước cũng quy định rõ trường hợp áp dụng các biện pháp cụ thể (ví dụ biện pháp hủy hợp đồng hay đòi thay thế hàng chỉ được áp dụng trong trường hợp vi phạm cơ bản - khái niệm vi phạm cơ bản được nêu tại Điều 25). Chương V của Phần 3 quy định về vấn đề tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, vi phạm trước hợp đồng, việc áp dụng các biện pháp pháp lý trong trường hợp giao hàng từng phần, hủy hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Các Điều 74, 75, 76, 77, 78 của CISG là những điều khoản được dẫn chiếu đến rất nhiều trong các tranh chấp được áp dụng CISG, vì các điều khoản này quy định rất chi tiết về một biện pháp được áp dụng phổ biến nhất trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đó là tính toán tiền bồi thường thiệt hại. Các điều khoản khác trong chương này đề cập đến vấn đề miễn trách nhiệm, hậu quả của việc hủy hợp đồng và bảo quản hàng hóa trong trường hợp có tranh chấp. Phần 4: Các quy định cuối cùng (từ Điều 89 đến Điều 101). Phần này quy định về các thủ tục để các quốc gia ký kết, phê chuẩn, gia nhập Công ước, các bảo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 271 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 335 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 108 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 104 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 215 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 121 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 77 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 90 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 31 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 181 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 106 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 32 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 16 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 82 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 16 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn