intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam

Chia sẻ: Cảnh Phương Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

6
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam" làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật Việt Nam hiện hành, đưa ra các nhận xét thực trạng hiện nay còn tồn đọng, vướng mắc, từ đó tác giả đề xuất, kiến nghị các giải pháp và trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới một cách có chọn lọc nhằm nâng cao vai trò, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CẤN ĐÌNH VŨ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành : Luật Kinh tế Mã ngành : 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CẤN ĐÌNH VŨ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành : Luật Kinh tế Mã ngành : 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VIÊN THẾ GIANG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, trung thực./. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận văn Cấn Đình Vũ
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu, quan tâm động viên của Quý Thầy Cô cũng như đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Thầy hướng dẫn khoa học Tiến sĩ Viên Thế Giang đã chỉ ra hướng nghiên cứu, tận tình, tận tâm hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu của Ban lãnh đạo nhà Trường, Ban lãnh đạo Khoa Sau đại học và xin cảm ơn toàn thể các Giảng viên Khoa Luật của Trường Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè, cơ quan, đồng nghiệp đã luôn động viên, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận văn Cấn Đình Vũ
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tên đề tài: Pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT tại Việt Nam. 2. Tóm tắt: Việc bảo vệ quyền lợi của NTD trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT tại Việt Nam là hết sức cần thiết. Pháp luật đã có hệ thống quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD, tuy nhiên chưa cụ thể hóa trong lĩnh vực NHĐT nên dẫn đến một số bất cập, ảnh hưởng đến quyền lợi của NTD. Kết cấu luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích,... để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT. - Chương 2: tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích,... để nêu lên vấn đề thực trạng về pháp luật bảo vệ NTD trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT. - Chương 3: tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích,... để đưa ra những giải pháp pháp lý góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ NTD trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT tại Việt Nam. 3. Từ khóa: bảo vệ quyền lợi NTD, dịch vụ NHĐT, thực thi pháp luật.
  6. iv ABSTRACT 1. Title: Laws on protection of consumers' interests in e-banking services in Vietnam. 2. Abbreviate: It is essential to protect the interests of consumers in e-banking services sector in Vietnam. The current Vietnamese laws has a legal systematic approach on protecting the interests of consumers, but still lacking of specific regulations on the field of e-banking. This shortage has leaded to a number of inadequacies which affect the interests of consumers significantly. This thesis structure consists of 3 chapters: - Chapter 1: The author uses synthetic methods, analytical methods,... to review the basic theoretical issues of the law to protect the interests of consumers in e-banking services industry. - Chapter 2: The author uses synthetic methods, analytical methods,... to present the current status of the laws on consumer protection in e-banking services industry. - Chapter 3: The author uses synthetic methods, analytical methods,... to suggest legal solutions to improve the effectiveness of consumer protection in the e-banking services industry in Vietnam. 3. Keywords: Protection of consumer rights, e-banking services, laws enforcement.
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NTD Người tiêu dùng NHĐT Ngân hàng điện tử TCTD Tổ chức tín dụng NHNN Ngân hàng nhà nước MB Dịch vụ ngân hàng qua mạng điện thoại di động Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development) BHTG VN Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................ iii ABSTRACT ...................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. v MỤC LỤC ......................................................................................................................vi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1 1.2 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 3 2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 3 2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 3 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 3 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................ 4 4.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 4 4.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 4 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 5 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 5 7.1. Về ý nghĩa khoa học......................................................................................... 5 7.2. Về ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 5 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU .................................................... 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ.... 7 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ ...................... 7 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ ngân hàng điện tử ...................................................... 7 1.1.2. Các đặc trưng của dịch vụ ngân hàng điện tử ............................................... 9
  9. vii 1.1.3. Phân loại dịch vụ ngân hàng điện tử ...........................................................12 1.2. HƯỚNG TIẾP CẬN VIỆC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ BẰNG CÔNG CỤ PHÁP LUẬT ..........20 1.2.1. Khái niệm về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ..................................20 1.2.2. Nội dung pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trong cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử ................................................................................................222 1.2.3. Trách nhiệm bảo mật thông tin người tiêu dùng trong cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử ..................................................................................................34 1.2.4. Trách nhiệm của bên thứ ba trong cung ứng hệ thống hạ tầng cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. .......................368 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ ..........3939 2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ ..................3939 2.1.1. Quyền cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử và yêu cầu bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng trong cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử ............................39 2.1.2. Điều kiện cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử của tổ chức tín dụng.......477 2.2. THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ ..................................................51 2.2.1. Nhận tiền gửi trực tuyến .............................................................................51 2.2.2. Sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản ..............................................5555 2.2.3. Những bất cập, hạn chế trong thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử .............................6075 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁP LÝ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ..............................................................................7676 3.1. Xu hướng số hóa trong hoạt động ngân hàng và sự cần thiết phải bảo vệ người tiêu dùng trong cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử .................................7676 3.1.1. Xu hướng số hóa trong hoạt động ngân hàng .........................................7676
  10. viii 3.1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ người tiêu dùng trong cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử ...........................................................................................................81 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ..........................................................................8485 3.2.1. Cần có quy phạm xác định giới hạn trách nhiệm của ngân hàng khi xảy ra sự cố gây thiệt hại về tài sản cho người tiêu dùng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ...........................................................................................................85 3.2.2. Cân nhắc hình sự hóa các hành vi vi phạm gây thiệt hại nghiêm trọng trong hoạt động ngân hàng điện tử của tổ chức tín dụng ..................................8989 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................9595 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................i
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT tại Việt Nam mà cụ thể là bảo vệ NTD sử dụng dịch vụ này đóng một vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo hoạt động giao dịch của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam luôn được thông suốt, liền mạch và an toàn tuyệt đối. Hiện nay, với vai trò là cơ quan chuyên môn tham mưu trực tiếp cho Chính phủ để điều tiết, đảm bảo sự hoạt động ổn định và phát triển đi lên của lĩnh vực ngân hàng thì ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tham mưu cho Quốc hội và Chính phủ ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương, công khai, minh bạch trong các hoạt động của các TCTD, trong đó có các NHTM nhằm đảm bảo quyền lợi của các TCTD và của NTD. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động lớn đến mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Cuộc cách mạng này mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức. Trong bối cảnh đó, lĩnh vực ngân hàng cần có phương hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của ngành, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Tại Việt Nam, từ năm 2006, NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt. Đề án này đã được điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và sự phát triển của công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt. Xu hướng NHĐT tại Việt Nam bắt đầu chỉ với vài giao dịch phổ biến. Nhưng càng ngày càng nhiều tính năng, tiện ích được thêm vào để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của NTD một cách tốt nhất. Ví dụ: NTD có thể quản lý tài khoản thanh toán, tài khoản thẻ tín dụng, truy vấn số dư, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm, mua sắm trực tuyến… Ngoài ra, diễn biến phức tạp của dịch Covid- 19 đã thay đổi thói quen tiêu dùng của NTD và trở thành “cú hích” khiến dịch vụ NHĐT bùng nổ. Minh chứng là trong quý I/2021, hoạt động thanh toán không dùng
  12. 2 tiền mặt đạt mức tăng trưởng khá. So với cùng kỳ năm 2020, giao dịch qua kênh Internet đạt 156,2 triệu lượt với giá trị 8,1 triệu tỷ đồng, tăng 55,9% về số lượng và 28,4% về giá trị; giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 395,05 triệu lượt với giá trị hơn 4,6 triệu tỷ đồng, tăng 78% về số lượng và 103% về giá trị1. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có hai mặt đối lập của nó, ngoài những tiện ích mang lại cho NTD, thì cùng với sự phát triển của công nghệ số sẽ làm tăng những lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tội phạm công nghệ cao hoạt động ngày càng tinh vi. Ngày nay, xu thế tội phạm công nghệ cao tấn công vào lĩnh vực ngân hàng, tài chính tại Việt Nam đang ngày càng tăng cả về số lượng lẫn mức độ tinh vi, phức tạp và gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Theo thống kê của công ty phần mềm Symantec, Việt Nam đứng thứ 11 trên thế giới về các hoạt động đe dọa tấn công mạng. Hiệp hội An toàn thông tin số Việt Nam VNISA đưa ra chỉ số an toàn thông tin năm 2018 là 45.6%2. Trong thời gian qua, đã xảy ra hàng loạt các vụ việc tài khoản ngân hàng bị xâm nhập khiến NTD chịu thiệt hại đáng kể về tài sản3. Mặc dù cơ quan chức năng có sự can thiệp, đưa ra các giải pháp, tuyên truyền cho NTD ý thức việc bảo mật an toàn thông tin cá nhân, tuy nhiên sự can thiệp này chưa đủ mạnh do thiếu hành lang pháp lý bảo vệ NTD, do đó chưa đáp ứng được kỳ vọng của NTD. Hậu quả của hành vi xâm nhập tài khoản ngân hàng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của NTD. Xét ở khía cạnh cao hơn, việc quyền lợi của NTD không được đảm bảo sẽ gây ra sự hoài nghi của NTD về tính an toàn trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT, làm cho hoạt động ngân hàng mất tính duy trì ổn định, ảnh hưởng sâu đậm đến nền kinh tế của Việt Nam. Từ những thực trạng nêu trên, việc nghiên cứu bản chất của hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT và cơ chế bảo vệ NTD, kết hợp đánh giá thực tiễn công tác bảo 1 Vân Linh, Thanh toán phi tiền mặt tăng tốc, truy cập lần cuối vào 05/06/2021 https://baodautu.vn/thanh-toan-phi-tien-mat-tang-toc-d144214.html) 2 Trần Linh, Phát triển công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, truy cập lần cuối vào 13/10/2020 (http://tapchinganhang.gov.vn/phat-trien-cong-nghe-so-trong-linh-vuc-ngan-hang-tai-chinh.htm) 3 Thanh Xuân, Hàng loạt chiêu lừa đảo hack tài khoản mới, truy cập lần cuối 07/06/2021 (https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/hang-loat-chieu-lua-dao-hack-tai-khoan-moi-1394835.html)
  13. 3 vệ NTD trong hoạt động NHĐT, từ đây phân tích những vấn đề pháp lý còn tồn đọng và kiến nghị một số giải pháp là những yêu cầu mang tính cấp thiết. Với ý nghĩa này, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam” để nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Mục tiêu tổng quát Tác giả xác định mục tiêu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật Việt Nam hiện hành, đưa ra các nhận xét thực trạng hiện nay còn tồn đọng, vướng mắc, từ đó tác giả đề xuất, kiến nghị các giải pháp và trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới một cách có chọn lọc nhằm nâng cao vai trò, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ NTD trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT tại Việt Nam. 2.2 Mục tiêu cụ thể Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu sau: Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về bảo vệ NTD trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT tại Việt Nam. Thứ hai, nghiên cứu đánh giá hệ thống pháp luật Việt Nam và thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ NTD trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT tại Việt Nam. Thứ ba, đề xuất các kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo vệ NTD trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được tác giả cụ thể hóa bằng những câu hỏi nghiên cứu sau: - NTD là gì? Bảo vệ NTD là gì? Sử dụng công cụ nào để thực hiện việc bảo vệ NTD? Có cần thiết phải bảo vệ NTD hay không? - NHĐT là gì? Chủ thể nào cung ứng dịch vụ NHĐT tại Việt Nam?
  14. 4 - Thực trạng pháp luật về bảo vệ NTD trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT hiện nay được quy định có những hạn chế, vướng mắc gì? Đủ sức bảo vệ NTD hay chưa? - Những giải pháp về pháp luật để giải quyết những hạn chế, vướng mắc đó? - Tiếp tục có những giải pháp gì về pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo vệ NTD? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Đề tài được tác giả nghiên cứu giới hạn trong phạm vi hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến vấn đề bảo vệ NTD trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT tại Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứu về tình hình thực hiện của các TCTD, NTD, cơ quan quản lý nhà nước; Mối quan hệ pháp luật tiêu dùng giữa bên cung ứng dịch vụ NHĐT và NTD khi có hành vi xâm phạm quyền lợi NTD xảy ra, những rủi ro và thiệt hại của NTD, hậu quả pháp lý và cơ chế bảo vệ NTD của bên cung ứng dịch vụ NHĐT trong trường hợp này. Ngoài ra, tác giả nghiên cứu thêm nguồn tư liệu pháp luật nước ngoài có liên quan đến vấn đề bảo vệ NTD trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT nhằm củng cố quan điểm của tác giả trong vấn đề bảo vệ NTD trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT tại Việt Nam. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu về bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam bằng pháp luật. Cụ thể là Luật bảo vệ người tiêu dùng, Luật giao dịch điện tử và Luật các tổ chức tín dụng - Phạm vi thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2023. - Phạm vi không gian: Người tiêu dùng là khách hàng tham gia giao dịch các cung ứng dịch vụ của ngân hàng trên phạm vi trên lãnh thổ Việt Nam. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đề tài được tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: + Phương pháp phân tích logic quy phạm. + Phương pháp phân tích, tổng hợp.
  15. 5 + Phương pháp so sánh luật học. 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả tập trung nghiên cứu các nội dung sau: + Bản chất hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT và cơ chế bảo vệ NTD của bên cung ứng dịch vụ tại Việt Nam. + Khung khổ, hành lang pháp luật về bảo vệ NTD trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT tại Việt Nam. + Thực trạng pháp luật về bảo vệ NTD trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT tại Việt Nam. + Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ NTD trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT tại Việt Nam. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 7.1. Về ý nghĩa khoa học - Đề tài góp phần làm rõ các vấn đề lý luận chung và thực trạng của pháp luật về bảo vệ NTD trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT ở nước ta hiện nay. 7.2. Về ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo để tiếp tục đi sâu nghiên cứu những vấn đề của pháp luật về bảo vệ NTD trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT. Ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp những kiến thức cần thiết mang lại những giá trị thực tế cho người làm công tác nghiên cứu. Ngoài ra, với kết quả nghiên cứu này, tác giả mong muốn đóng góp những kiến nghị, đề xuất của cá nhân nhằm củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật. 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Hiện nay tại Việt Nam mới chỉ có Luật bảo vệ quyền lợi NTD (năm 2010) trong nhiều lĩnh vực, chưa có pháp luật chuyên biệt về bảo vệ NTD trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT. Do đó, vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới dừng lại ở hình thức là sách chuyên
  16. 6 khảo, bài báo, bài viết, luận văn nghiên cứu có liên quan. Có thể kể đến các nghiên cứu như: Sách “Phát triển dịch vụ NHĐT tại Việt Nam” của TS. Phạm Thu Hương, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Sách “Vai trò của Hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD” của TS. Nguyễn Thị Vân Anh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Sách “Hỏi - Đáp về Luật bảo vệ NTD” của NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Sách “Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại” của PGS. TS Phan Thị Cúc, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội; Sách “Cẩm Nang Quy Chế Hoạt Động Ngành Ngân Hàng” của tác giả Quí Lâm - Kim Phượng, NXB Tài chính, Hà Nội.... Các luận văn như: Luận văn Thạc sĩ Luật học “Pháp luật về bảo vệ NTD trong giao dịch điện tử ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Quyên; Luận văn Thạc sĩ Luật học “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính: lý luận và thực tiễn” của tác giả Bùi Tiến Đạt.... và các bài viết trên tạp chí, website uy tín như: “Bảo đảm an toàn hoạt động NHĐT từ thực tiễn pháp luật Việt Nam” của TS. Viên Thế Giang đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học: An ninh tài chính của Việt Nam trong hội nhập quốc tế; “Giám sát an toàn công nghệ: Điều kiện bảo đảm phát triển bền vững dịch vụ tài chính công nghệ ở Việt Nam hiện nay” của ThS. Võ Thị Mỹ Hương đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Hoạt động ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; “Giải pháp tăng cường an ninh, bảo mật trong phát triển ngân hàng số” của tác giả Thanh Thúy đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 03/ 2019; “Quy định của Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 và một số kiến nghị” của tác giả Lê Văn Sua đăng trên website Bộ Tư pháp; “Đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng là nhiệm vụ trọng tâm” của tác giả Thoa Lê đăng trên website Ngân hàng Nhà nước; “Thực trạng an toàn, an ninh mạng tại các ngân hàng Việt Nam” của tác giả Hà Thị Trúc Lan đăng trên website Tạp chí Công thương; “Định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng” của tác giả Nguyễn Thị Ái Linh đăng trên website Tạp chí Tài chính... Đề tài “Pháp luật về bảo vệ NTD trong hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT tại Việt Nam” có thể xem là đề tài chuyên khảo đầu tiên, tập trung phân tích bản chất, thực trạng và quy định hiện hành nhằm kiến nghị hoàn thiện cơ chế bảo vệ NTD trong hoạt động NHĐT.
  17. 7 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ Ngân hàng điện tử Khi bàn đến khái niệm dịch vụ NHĐT người ta thường bàn đến nội hàm của “Ngân hàng điện tử”. Trên thế giới, loại hình dịch vụ NHĐT (Tiếng Anh: E- banking) đã xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử, lần đầu tiên được cung ứng từ năm 1980 bởi một ngân hàng ở Scotland. Tuy nhiên, dịch vụ NHĐT chính thức được cung ứng bởi các ngân hàng vào năm 1990, tiền thân của dịch vụ này là việc NTD sử dụng đường dây điện thoại và các thiết bị điện tử để truy cập hệ thống ngân hàng. Mỹ và Châu Âu là những nơi đầu tiên manh nha các hình thức của E- banking, biểu hiện bằng việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng từ xa thông qua các thiết bị như điện thoại, máy tính và ngày càng trở nên phổ biến cho đến ngày nay. Ở Việt Nam, NHĐT bắt đầu được biết đến và có những nền móng đầu tiên vào giữa những năm 2000. Tuy nhiên, phải đến đầu thập niên 2010, dưới sự phát triển và tác động của cuộc cách mạng 4.0, xu hướng E-banking mới thực sự bùng nổ. Xuất phát từ sự phát triển công nghệ thông tin cũng như kỷ nguyên số trong những nấc thang phát triển kinh tế xã hội chung của nhân loại ngày nay đã tác động lớn đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng đã đến gần hơn với NTD nhờ mạng lưới Internet hay viễn thông, việc trao đổi thông tin giữa NTD và ngân hàng được giản lược chỉ qua một cái click chuột hay bàn phím điện thoại là kết nối thành công. Máy tính và Internet đã mở ra hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, nhanh gọn, chính xác và nhất là nó có tính kết nối rộng khắp giữa các châu lục, vùng miền trên toàn thế giới. Có thể nói, thuật ngữ “NHĐT” không còn xa lạ với chúng ta trên tất cả mọi phương diện giao dịch. Thực tế hiện nay, đã có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau về “NHĐT”. Chẳng hạn như: “NHĐT là khả năng của một kế hoạch có thể truy cập từ xa vào một Ngân hàng nhằm thu thập thông tin, thực hiện các giao dịch thanh toán, tài
  18. 8 chính dựa trên các tài khoản lưu ký tại ngân hàng đó và đăng ký các dịch vụ mới”4. Nếu coi ngân hàng cũng như một thành phần của nền kinh tế số, một khái niệm tổng quát nhất về NHĐT diễn đạt cụ thể như sau: “NHĐT là ngân hàng mà tất cả các giao dịch giữa ngân hàng và NTD dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng”5. Khái niệm dịch vụ NHĐT được hiểu với rất nhiều định nghĩa khác nhau theo nhiều quan điểm đưa ra từ nhiều quốc gia trên thế giới. Về mặt bản chất, NHĐT gồm các dạng của giao dịch giữa ngân hàng và NTD dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa để từ đó cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Hiện nay, NHĐT tồn tại dưới hai hình thức là: hình thức ngân hàng trực tuyến chỉ tồn tại trên cơ sở mạng Internet, cung cấp 100% dịch vụ thông qua mạng Internet và mô hình kết hợp giữa hệ thống NHTM truyền thống và điện tử hóa các dịch vụ truyền thống, nghĩa là phân phối những sản phẩm dịch vụ cũ trên những kênh phân phối mới. Dịch vụ ngân hàng NHĐT của ngân hàng cho phép NTD có khả năng truy cập từ xa nhằm: thu thập thông tin; thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các khoản lưu ký tại ngân hàng và đăng ký sử dụng các dịch vụ mới. Theo Quyết định 35/2006/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động NHĐT là hoạt động ngân hàng được thực hiện qua các kênh phân phối điện tử. Kênh phân phối điện tử là hệ thống các phương tiện điện tử và quy trình tự động xử lý giao dịch được các TCTD sử dụng để giao tiếp với NTD và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho NTD. Nghiên cứu theo góc độ pháp luật thương mại điện tử Việt Nam 6, phương tiện điện tử là các phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học điện tử hoặc công nghệ tương ứng. Mạng viễn thông bao gồm mạng Internet, mạng điện thoại, mạng vô tuyến, mạng Intranet, mạng Extrane. Dịch vụ NHĐT là một loại dịch vụ được ngân hàng cung 4 Hà Thị Trúc Lan, Thực trạng an toàn, an ninh mạng tại các ngân hàng Việt Nam. Tạp chí tin học ngân hàng số 4/2013. 5 Phạm Thu Hương, Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam, NXB Hồng Đức 2014. 6 Năm 2005 và năm 2023 có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2024.
  19. 9 cấp đến NTD các sản phẩm, dịch vụ mới và truyền thống của ngân hàng thông qua các kênh phân phối điện tử tương tác như Internet, điện thoại, các thiết bị thanh toán trực tuyến chuyên dụng... Sử dụng dịch vụ NHĐT, NTD được đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ ngân hàng mà không phải đến quầy giao dịch gặp nhân viên ngân hàng. Theo quy định về hoạt động thương mại điện tử hiện hành thì hoạt động thương mại điện tử được hiểu là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác7. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, dịch vụ NHĐT là sự kết hợp giữa một số hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống với điện tử viễn thông và công nghệ thông tin. Loại hình dịch vụ này là một dạng của thương mại điện tử (e-commerce) ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Bởi vì các giao kết liên quan đến lĩnh vực ngân hàng trong thương mại điện tử có giá trị pháp lý như bản gốc. Tức là nó được thừa nhận như một bản chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc nếu đáp ứng cả hai điều kiện: i) Có sự bảo đảm đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ thời điểm thông tin được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử; ii) Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. Như vậy, Tác giả có thể đưa ra định nghĩa về dịch vụ NHĐT (E-banking) được hiểu là các nghiệp vụ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng được phân phối trên các kênh điện tử như Internet, điện thoại, mạng không dây thay vì phải đến quầy giao dịch gặp nhân viên ngân hàng để thực hiện giao dịch. 1.1.2. Các đặc trưng của dịch vụ Ngân hàng điện tử Dịch vụ NHĐT hiểu theo nghĩa trực quan, đó là loại dịch vụ ngân hàng được NTD thực hiện nhưng không phải đến quầy giao dịch gặp nhân viên ngân hàng. Cho nên dịch vụ NHĐT có những đặc trưng cơ bản sau đây: Thứ nhất, NTD tự phục vụ: xét theo góc độ bảo vệ quyền lợi NTD thì các TCTD phải “Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, 7 Khoản 1 điều 4 Nghị định Số: 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử.
  20. 10 đúng hạn gốc và lãi của các khoản tiền gửi”8. Đối với việc dịch vụ NHĐT có lượng NTD tham gia giao dịch là tổ chức, cá nhân tham gia, họ sẽ tự phục vụ thông qua dụng cụ điện tử của chính họ. Tức là cũng giống như việc tự đi mua hàng tại siêu thị hay những trang mua bán trên mạng, dịch vụ NHĐT có đặc điểm là NTD sẽ tự mình lựa chọn, giao dịch và hạch toán với hệ thống máy tính của ngân hàng mà không cần đến sự trợ giúp trực tiếp của nhân viên ngân hàng. Điều này dựa trên cơ sở tính bảo mật của dịch vụ NHĐT và sự minh bạch, rõ ràng trong thông tin ngân hàng. Để thực hiện được đặc trưng cơ bản này, pháp luật quy định các TCTD kinh doanh hoạt động ngân hàng phải xây dựng nền tảng kỹ thuật số có liên quan đến các giao dịch dịch vụ NHĐT này để NTD giao dịch. Thứ hai, vốn đầu tư lớn: để cung ứng dịch vụ NHĐT đòi hỏi ngân hàng đầu tư một lượng vốn ban đầu khá lớn để xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại, đúng định hướng. Liên quan tới vấn đề vốn đầu tư lớn có thể quan tâm đến cơ sở dữ liệu dự phòng, Luật các TCTD hiện hành có quy định: “TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng cơ sở dữ liệu dự phòng để bảo đảm hoạt động an toàn và liên tục”9. Muốn an toàn và liên tục trong hoạt động dịch vụ NHĐT thì phải đầu tư xây dựng dữ liệu dự phòng. Thứ ba, chính xác, tức thời: dịch vụ NHĐT trong TCTD giúp NTD có thể liên lạc với ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện để thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào và ở bất kỳ vị trí địa điểm nào. Điều này đặc biệt có ý nghĩa phục vụ ứng dụng linh hoạt, dễ dàng gắn kết gia tăng số lượng NTD tham gia. Bởi vì ngoài khách hàng là doanh nghiệp lớn thì TCTD hoạt động dịch vụ NHĐT còn có một lượng NTD như: họ có ít thời gian đến văn phòng trực tiếp giao dịch ngân hàng, các khách hàng nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân có số lượng giao dịch với ngân hàng không nhiều, số tiền giao dịch mỗi lần không lớn. Thứ tư, giúp giảm chi phí tăng doanh thu: pháp luật hiện hành có quy định về tính tự chủ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng như sau: “TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu 8 Khoản 2 điều 10 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 9 Khoản 1 điều 15 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2