intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

6
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu của luận văn chính là đi sâu vào những vấn đề lý luận và thực tiễn về CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam, trên cơ sở có đối chiếu so sánh với các quy định trên thế giới và xem xét thực trạng giải quyết đơn yêu cầu cho công nhận và thi hành tại Việt Nam các PQTTNN nhằm góp phần làm rõ và phong phú thêm về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề pháp lý này, tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ của pháp luật quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRÀ THỊ THU DUNG PHÁP LUẬT VỀ CHO CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH TẠI VIỆT NAM PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRÀ THỊ THU DUNG PHÁP LUẬT VỀ CHO CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH TẠI VIỆT NAM PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÀNH QUỐC TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Thông tin, số liệu trong luận văn là xác thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả công trình nghiên cứu của mình TÁC GIẢ Trà Thị Thu Dung
  4. iv LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn đến các thầy/cô giáo Khoa Luật Kinh tế của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ trong quá trình học tập tại trường. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của PGS.TS. Bành Quốc Tuấn đã hỗ trợ tác giả hoàn thành luận văn. Bên cạnh những nghiên cứu đạt được, luận văn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Do đó, tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của hội đồng, của các nhà khoa học, giảng viên để giúp tác giả có thể hoàn thiện hơn đề tài này. Trân trọng./.
  5. v TÓM TẮT LUẬN VĂN Tóm tắt: Song song với việc phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp bằng TTTM trong các quan hệ thương mại quốc tế, CNVCTHPQTTNN hiện nay đang là vấn đề rất phổ biến và được quan tâm. Kể từ thời điểm Việt Nam tham gia Công ước New York 1958, LTTTM 2010 ra đời và sau đó là BLTTDS 2015 với các thay đổi, bổ sung về thủ tục CNVCTHPQTTNN, theo đó, vấn đề CNVCTHPQTTNN đã có nhiều tiến bộ khi các quy định pháp luật được thể hiện tương đối rõ ràng và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng và giải quyết các đơn yêu cầu CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế nhất định, dẫn tới tỷ lệ từ chối công nhận phán quyết của TTNN còn cao. Luận văn “Pháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài” trình bày, phân tích các quy định về CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam cũng như tham khảo các kinh nghiệm quốc tế và trong đó chỉ ra một số bất cập và đưa ra kiến nghị hoàn thiện. Từ khóa: Trọng tài thương mại quốc tế, cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của TTNN, Công ước New York.
  6. vi ABSTRACT Abstract: In parallel with the strong development of the dispute settlement by commercial arbitration in the international economy and trade exchanges, the demand for recognition and enforcement of foreign arbitration awards in Vietnam has increased and concerned by many people. Since Vietnam became a member of the New York Convention 1958, the Commercial Arbitration Law 2010 was born and then the Civil Procedure Code of 2015 with changes and additions to recognition and procedures in enforcement of foreign arbitral awards, the regulation of recognition and enforcement of foreign arbitral awards has made much more appropriate in the progress and legal provisions. However, several shortcomings and certain limitations have been unveiled in recognizing and enforcing foreign arbitral awards in Vietnam for the last time, made a high rate of refusal to recognize foreign arbitral awards. The thesis "The Law on Recognition and enforcement of foreign arbitration awards in Vietnam"provides an introduction and analysis of the provisions on recognition and enforcement of foreign arbitral awards in Viet Nam as well as some references of international experiences, which point out some shortcomings and make recommendations for improvement. Key words: International commercial arbitration, Recognition and enforcement of foreign arbitration awards in Vietnam, New York Convention 1958
  7. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Việt PQTT Phán quyết trọng tài PQTTNN Phán quyết trọng tài nước ngoài CNVCTH Công nhận và cho thi hành CNVCTHPQTTNN Công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài BLTTDS Bộ luật Tố tụng Dân sự LTTTM Luật Trọng tài Thương mại TTNN Trọng tài nước ngoài TTTM Trọng tài thương mại Công ước New York Công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi 1958 (hay Công ước hành phán quyết trọng tài nước ngoài New York)
  8. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Anh Cụm từ Tiếng Việt UNCITRAL United Nations Ủy ban của Liên Hợp quốc về Commission On Luật thương mại quốc tế International Trade Law
  9. ix MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. .................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2 4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3 5. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 3 6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu..................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 8 8. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 9 9. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH TẠI VIỆT NAM PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI ..................... 11 1.1. Khái quát chung về cho công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài . ……………………………………………………………………… 11 1.1.1.Khái niệm phán quyết của trọng tài nước ngoài………………………..11 1.1.2.Khái niệm công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.......... ....................................................................................................... 14 1.1.3.Đặc điểm của pháp luật về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ......................................................................................... 16 1.1.4.Nguyên tắc chung về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ........................................................................................................ 18 1.1.5.Ý nghĩa của việc cho công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ................................................................................................................. 22
  10. x 1.2. Nguồn luật điều chỉnh về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam ................................................................................... 25 1.2.1.Công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.................................................................. 25 1.2.2.Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.......................................................................... 27 1.3. Pháp luật một số quốc gia về cho công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài trên thế giới. ........................................................................ 30 1.3.1.Pháp luật của Đức................................................................................... 30 1.3.2.Pháp luật của Singapore......................................................................... 33 1.3.3. Pháp luật của Australia (Úc).................................................................. 35 1.3.4. Pháp luật của Hàn Quốc........................................................................ 37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 39 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI ....................................................................................................... 40 2.1. Quy định về “Phán quyết trọng tài nước ngoài” theo pháp luật Việt Nam.40 2.1.1. Khái niệm “Phán quyết trọng tài nước ngoài” tại Việt Nam …………40 2.1.2. Phạm vi công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam: ......................................................................................................... 44 2.2. Nguyên tắc và thủ tục cho công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. ......................................................................... 47 2.2.1. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. .......................................................................................... 47 2.2.2. Thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. …………………………………………………………. 52
  11. xi 2.3. Quy định về từ chối cho công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam .................................................................................................. 57 2.3.1.Các bên tham gia thỏa thuận trọng tài không có (đủ) năng lực ký kết......59 2.3.2.Một bên không được thông báo kịp thời và hợp thức hoặc vì nguyên nhân chính đáng khác mà không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình......... 61 2.3.3.Các vi phạm tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc bằng phương thức trọng tài. ........................................................................................................... 62 2.3.4. Trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam....................... 64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 67 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT. ........................................................ 68 3.1. Thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. ............................................................... 68 3.1.1.Tình hình giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các phán quyết của Trọng tài nước ngoài. ....................................................... 69 3.1.2.Những bất cập, hạn chế trong thực tiễn giải quyết yêu cầu về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. ............... 71 3.2. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. ................................................................................................. 80 3.2.1.Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ....................................................... 81 3.2.2.Giải pháp hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ................................................................................... 83
  12. xii 3.2.3.Giải pháp về nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. ....................................................... 91 3.2.4.Xem xét việc áp dụng Luật mẫu UNCITRAL trong hoạt động giải quyết các tranh chấp về trọng tài thương mại nói chung và yêu cầu về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài nói riêng............................ 93 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................. 96 KẾT LUẬN...................................................................................................... 97
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng mạnh mẽ, các hoạt động giao kết hợp đồng thương mại quốc tế diễn ra ngày càng phổ biến trong xu hướng hội nhập thế giới. Theo đó, TTTM là phương thức giải quyết tranh chấp được hầu hết các doanh nghiệp ưa thích chọn lựa khi ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế. TTTM với lịch sử lâu đời và phổ biến trên toàn cầu, đã ngày càng chứng tỏ được sự hữu hiệu trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại quốc tế. Dù vậy, vì tính chất của các tranh chấp thường liên quan tới nhiều quốc gia, mang tính quốc tế, do đó sự thành công của trọng tài quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào việc quyết định trọng tài có được thi hành hay không. Đứng trước sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế quốc tế và giao lưu thương mại, nhu cầu CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam cũng bắt đầu tăng theo. Nhiều năm qua, công cuộc cải cách pháp luật và tư pháp ở nước ta đã diễn ra mạnh mẽ, trong đó có hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật trong nước và gia nhập, ký kết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực tư pháp quốc tế. Trong đó, phải kể đến phát triển chế định CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam, mà điển hình là việc gia nhập “Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của TTNN” (Công ước New York), trở thành thành viên “Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc (UNCITRAL)” và ban hành các văn bản pháp luật nhằm thực thi việc CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam. Theo đó, pháp luật Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển phương thức giải quyết tranh chấp bằng TTTM, đánh dấu sự ra đời của Luật Trọng tài thương mại 2010 (LTTTM 2010) và cải thiện thủ tục CNVCTHPQTTNN bằng những sửa đổi, bổ sung các quy định tương ứng trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015). Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua hoạt động CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế nhất định. Theo pháp luật Việt Nam, TTNN “là trọng tài được thành lập trên cơ sở quy định của pháp luật nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp có thể phát sinh ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam”. PQTTNN là phán quyết “do TTNN tuyên để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa
  14. 2 thuận lựa chọn”, tức là không phụ thuộc vào địa điểm giải quyết tranh chấp. LTTTM 2010 không quy định rõ địa điểm tố tụng trọng tài có ảnh hưởng như thế nào đến tính chất “nước ngoài” của trọng tài và căn cứ nào để xác định trọng tài được thành lập theo pháp luật nước ngoài. Do đó, với quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, việc xác định một PQTT có phải là PQTTNN hay không còn bất cập. Thêm vào đó, các cơ sở để từ chối công nhận và cho thi hành PQTTNN cũng còn nhiều bất cập, chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng. Trước những yêu cầu của thực tiễn, việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật về CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam nhằm góp phần làm rõ cơ sở lý luận; tìm ra những điểm bất cập, vướng mắc của quy định pháp luật và việc áp dụng thực tiễn. Từ đó kiến nghị các giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các vấn đề này theo tinh thần cải cách tư pháp, phù hợp với các quy định thế giới. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về cho công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài” làm công trình nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu của đề tài Mục đích của nghiên cứu của luận văn chính là đi sâu vào những vấn đề lý luận và thực tiễn về CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam, trên cơ sở có đối chiếu so sánh với các quy định trên thế giới và xem xét thực trạng giải quyết đơn yêu cầu cho công nhận và thi hành tại Việt Nam các PQTTNN nhằm góp phần làm rõ và phong phú thêm về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề pháp lý này, tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ của pháp luật quốc tế; đồng thời đưa ra được những kiến nghị cụ thể để hạn chế những bất cập, thiếu sót của quy định pháp luật và đề xuất được những phương hướng, giải pháp tăng cường tính hiệu quả của hoạt động công nhận và cho thi hành PQTTNN tại Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Về mặt lý luận: Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định như thế nào về CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam? CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của ngành tư pháp nói chung và sự phát triển kinh tế- xã hội hiện nay? Hệ quả của việc yêu cầu CNVCTHPQTTNN bị từ chối là gì?
  15. 3 Về mặt thực tiễn: Thực trạng giải quyết đơn yêu cầu CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Các hạn chế, bất cập trong việc áp dụng pháp luật về CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam là gì? Các giải pháp nào có thể hạn chế những bất cập và góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam? 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống những vấn đề pháp lý trong quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về CNVCTHPQTTNN. Đồng thời xuất phát từ việc phân tích các bản án và phán quyết của cơ quan tố tụng nhằm tìm ra những vấn đề còn thiếu sót, những điểm chưa hợp lý của luật dựa trên nền tảng lý luận được hình thành từ chương 1 và chương 2 của luận văn. Những kiến nghị cụ thể sẽ được đưa ra tại chương 3để góp phần hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến hoạt động CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Đề tài nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành, cụ thể là Pháp luật về TTTM; Pháp luật về TTDS về thủ tục CNVCTHPQTTNN; Công ước New York 1958. Bên cạnh việc nghiên cứu LTTTM 2010 và LTTDS 2015, đề tài sẽ dựa trên những quy định của pháp luật thế giới để có sự so sánh, đối chiếu. Bên cạnh đó, đề tài sẽ có sự nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật thông qua bản án, quyết định của cơ quan tố tụng. Nội dung luận văn chỉ tập trung vào phân tích các phán quyết của TTNN về kinh tế thương mại, không bao gồm các vụ việc dân sự. Không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn ở việc nghiên cứu các quy định pháp luật về CNVCTHPQTTNN theo LTTDS 2015 và Công ước New York 1958; bình luận một số bản án qua thực tế giải quyết đơn yêu cầu CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam, đặc biệt tại những tỉnh thành lớn có hoạt động thương mại quốc tế nổi bật như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… Thời gian: Luận văn nghiên cứu các nội dung liên quan đến vấn đề CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam từ khi LTTTM 2010 và BLTTDS 2015 có hiệu lực tới nay. Bên cạnh đó, với mục đích đi sâu về mặt lý luận, tác giả cũng sẽ tìm hiểu
  16. 4 những quy định pháp luật mang tính chất nền tảng cho hoạt động CNVCTHPQTTNN là Công ước New York năm 1958. 6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, việc hoàn thiện pháp luật về CNVCTHPQTTNN đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học, giáo trình, bài viết đăng trên các tạp chí, luận văn thạc sĩ Luật học, các bài tham luận trong các hội thảo khoa học của nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học của Việt Nam. Tác giả xin phép được liệt kê sau đây: Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế 2019 (TS. Trần Minh Ngọc và TS. Vũ Thị Phương Lan là chủ biên, NXB Tư pháp). Trong tài liệu, nội dung công nhận và cho thi hành phán quyết của TTTM quốc tế được đề cập tại Mục 4 Chương V: “Trọng tài quốc tế”. Nội dung nghiên cứu cũng đề cập các vấn đề lý luận và quy định pháp luật. Công trình cũng đóng vai trò tham khảo quan trọng trong quá trình tác giả nghiên cứu đề tài luận văn. Vũ Thị Phương Lan, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: “Quy định của BLTTDS 2015 về giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2017). Công trình nghiên cứu đã nêu sự cần thiết và quan điểm chỉ đạo xây dựng BLTTDS 2015; nghiên cứu các quy định của BLTTDS 2015 về thủ tục CNVCTH tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, PQTTNN; địa vị pháp lý của các chủ thể nước ngoài trong tố tụng dân sự tại Tòa án Việt Nam và thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Bành Quốc Tuấn, sách chuyên khảo: “Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài” (Nxb. Chính trị quốc gia, 2015). Trên cơ sở các quy định của các điều ước quốc tế, các hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự mà Việt Nam tham gia, các quy định trong BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Luật tương trợ tư pháp năm 2007, Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 và các văn bản khác có liên quan, liên hệ với tình hình thực tế cũng như đối chiếu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, và trên cơ sở những quan điểm của riêng mình, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng, những vấn đề đặt ra đối với hoạt động CNVCTH các bản án, quyết định dân sự của Toà án
  17. 5 nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này trong thời gian tới. Lê Thế Phúc, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài” (Viện Khoa học xét xử - Tòa án nhân dân tối cao, 2009). Mặc dù công trình này đã được nghiên cứu khá lâu nhưng vẫn có rất nhiều giá trị về mặt lý luận. Trong công trình khoa học các tác giả đã trình bày và phân tích rất chi tiết những nội dung cơ bản có liên quan như khái niệm bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của TTNN, khái niệm công nhận và cho thi hành, các nguyên tắc, trình tự, thủ tục, điều kiện CNVCTH. Tuy nhiên, công trình chưa đề cập nhiều đến kinh nghiệm quốc tế để đối chiếu, so sánh với pháp luật Việt Nam làm cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị khoa học của công trình nghiên cứu. Bành Quốc Tuấn, “Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài” (Luận án tiến sỹ, 2015). Luận án đã nghiên cứu sâu về cơ sở khoa học của việc hoàn thiện pháp luật về CNVCTH tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài; phân tích thực trạng hiện nay về đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Mặc dù Luận án từ năm 2015 nhưng có thể nói những kết quả nghiên cứu này đã đóng góp những nội dung cơ bản nhất và mang tính lý luận, có liên quan chặt chẽ đến vấn đề luận văn nghiên cứu bởi vì công nhận và cho thi hành quyết định của bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam có nhiều vấn đề tương tự với CNVCTHPQTTNN. Ngoài ra, một số luận văn thạc sĩ như: Phạm Văn Hải, “Pháp luật công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam – Lý luận và thực tiễn” (Luận văn thạc sĩ, 2022), Lê Hải Long “Pháp luật và thực tiễn công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ở Việt Nam” (Luận văn thạc sĩ, 2019); Nguyễn Thanh Phong, “Thủ tục công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài” (Luận văn thạc sĩ, 2019) cũng góp phần nghiên cứu về vấn đề của luận văn.
  18. 6 Bên cạnh các công trình nghiên cứu khoa học, vấn đề luận văn nghiên cứu cũng được đề cập trong rất nhiều bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành của Việt Nam từ trước đến nay. Có những bài viết không nghiên cứu vấn đề CNVCTH như là nội dung chính nhưng có đề cập trong nội dung nghiên cứu, có những bài viết tập trung phân tích chuyên sâu một nội dung cụ thể liên quan đến vấn đề CNVCTH. Tiêu biểu có thể đề cập một số bài viết như: Nguyễn Thị Thanh Ngân, “Công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài - kinh nghiệm từ Công ước New York năm 1958 và Luật Mẫu UNCITRAL” (Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 10, tháng 5/2021 tr. 12-20). Bài viết đã trình bày, phân tích các quy định về CNVCTHPQTTNN tại Công ước New York năm 1958; Luật Mẫu UNCITRAL về trọng tài quốc tế năm 1985 (Luật Mẫu); và các quy định của pháp luật Việt Nam về CNVCTHPQTTNN, trong đó chỉ ra một số bất cập và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Vũ Thị Phương Lan và Nguyễn Thu Thủy, “Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài theo BLTTDS 2015” (Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 2/2018, tr. 47 – 59). Bài viết phân tích, làm rõ những quy định về CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam theo quy định của BLTTDS 2015. Trên cơ sở đối chiếu, so sánh với điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đặc biệt là Công ước New York 1958 về CNVCTHPQTTNN, các tác giả tập trung làm rõ sự phù hợp và những vấn đề đặt ra trong quá trình thi hành BLTTDS 2015 về CNVCTHPQTTNN, từ đó đề xuất hướng hoàn thiện. Nguyễn Văn Tuấn, “CNVCTHPQTTNN theo quy định của Công ước New York năm 1958 kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” (Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. Bộ Tư pháp, Số chuyên đề Hội nhập quốc tế về pháp luật, 2017, tr. 36 – 46). Bài viết cung cấp một số thông tin về kinh nghiệm của một số quốc gia là thành viên trong việc thực hiện các quy định của Công ước New York 1958. Và một số bài viết khác như: Dương Thị Bích Đào, “Công ước New York năm 1958 về CNVCTHPQTTNN và kinh nghiệm khi Việt Nam gia nhập, thực thi Công ước Liên Hợp quốc về thoả thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hoà giải” (Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, 2021. Số chuyên đề 10, tr. 19-25). Lê
  19. 7 Nguyễn Gia Thuận, “Phán quyết trọng tài phi chính thức: Quy định của pháp luật Italia, thực tiễn thi hành tại Đức và một số đề xuất cho Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 5, 2019). Bành Quốc Tuấn, “Thực tiễn CNVCTH tại Việt Nam PQ của TTNN theo BLTTDS 2015 và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật” (Tạp chí Khoa học pháp lý số 3, 2019). Nguyễn Thị Thuỳ Dung, “Thực tiễn giải quyết yêu cầu CNVCTH bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, quyết định của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài tại TAND TP. Hồ Chí Minh” (Tài liệu Hội nghị Tập huấn Công nước New York 1958 về Công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN, Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01/2019). Bành Quốc Tuấn, “Áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong CNVCTH tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của nước ngoài” (Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 18, 2017). Phạm Minh Thắng, “Trật tự công cộng - công cụ cản trở việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài”, (Trường Đại học Luật Hà Nội, Số đặc san Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 2012). Một số tài liệu như: Bộ Tư pháp - Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, “Sổ tay hướng dẫn thực hiện Công ước New York 1958 về CNVCTHPQTTNN” (NXB Dân Trí, Hà Nội, 2017) hay Tòa án nhân dân tối cao, “CNVCTH phán quyết của TTNN tại Việt Nam”(Tài liệu tập huấn trực tuyến ngày 25/6/2018) hay Nguyễn Mạnh Dũng, “Báo cáo đánh giá, so sánh quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành PQTT với Luật Mẫu UNCITRAL, đề xuất khả năng áp dụng Luật Mẫu tại Việt Nam” (Báo cáo nghiên cứu độc lập, 2020). Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề CNVCTHPQTTNN trong thời gian qua. Nhìn chung, các công trình khoa học đã công bố tại Việt Nam về cơ bản đã giải quyết được nhiều vấn đề lý luận liên quan đến nội dung của luận văn. Tuy nhiên, một số công trình đã công bố trong thời gian khá lâu nên không có điều kiện nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành để đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn nhất, một số giải pháp hoàn thiện pháp luật đưa ra đã được cụ thể hóa trong các quy định pháp luật ban hành sau đó nhưng đến nay cũng đã phát sinh những hạn chế trên thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu. Nhận thấy tầm quan trọng của việc đánh giá, phân
  20. 8 tích tổng thể các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành cũng như tham khảo kinh nghiệm của pháp luật quốc tế và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về cho CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, Tác giả lựa chọn đề tài này nhằm cố gắng tiếp tục nghiên cứu đầy đủ hơn những luận cứ khoa học liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật về CNVCTH tại Việt Nam PQTTNN trong giai đoạn hiện nay. 7. Phương pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp các phương pháp như phân tích, hệ thống hóa các quy định pháp luật, thống kê, so sánh, tổng hợp, bình luận án, đánh giá. Phương pháp luận của chủ nghĩa triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế xã hội, về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng xuyên suốt toàn đề tài, áp dụng phương pháp này để tổng hợp và phân tích những quy định của pháp luật đối với hoạt động CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam, nhằm hiểu rõ mục đích, vai trò, ý nghĩa của các quy định pháp luật về lĩnh vực này. Ngoài ra, phương pháp phân tích, bình luận án được sử dụng chủ yếu trong chương 3 để làm rõ những bất cập, thiếu sót về hoạt động công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN thông qua thực tiễn xét xử và đưa ra một số góp ý, kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam. Phương pháp thống kê: được sử dụng để làm rõ thực trạng giải quyết đơn yêu cầu CNVCTHPQTTNN tại Việt Nam trên thực tế. Trên cơ sở kết hợp với phương pháp phân tích để đưa ra những đánh giá về thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu và áp dụng pháp luật trong hoạt động công nhận và cho thi hành các PQTTNN tại Việt Nam. Phương pháp so sánh, đối chiếu: được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bằng cách thực hiện dựa trên việc tham chiếu các tài liệu khoa học, như: Báo khoa học, sách chuyên khảo, giáo trình, luận văn…nhằm xây dựng cơ sở lý luận và tìm ra sự tương đồng, khác biệt trong quy định của pháp luật hiện hành, từ đó phân biệt các quy định. Thông qua phương pháp so sánh, đối chiếu có thể tìm ra nguồn gốc, cốt lõi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2