Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương
lượt xem 10
download
Luận văn "Pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương" nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và quy định pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như thực tiễn thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bình Dương nói riêng và tại Việt Nam nói chung. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÀ THỊ GIANG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÀ THỊ GIANG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: TS. NGUYỄN THỊ THU THỦY Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Hà Thị Giang cam đoan luận văn “ Pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương ” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Những nội dung và kết quả nghiên cứu không có sự sao chép hay giả mạo của các tác giả khác. Các tài liệu và số liệu được trích dẫn theo đúng quy định, tin cậy và chính xác. Kết quả nghiên cứu luận văn này chưa từng được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Học viên HÀ THỊ GIANG
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn của mình, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các quý thầy cô Trường đại học Ngân hàng nói chung và quý thầy cô khoa Luật kinh tế nói riêng đã tạo điều kiện cho học viên được học tập và nghiên cứu về ngành Luật kinh tế. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn cô TS. Nguyễn Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ học viên trong thời gian hoàn thành luận văn của mình. Lời tri ân cuối cùng học viên cũng xin được đến gia đình của mình, cảm ơn gia đình đã động viên và ủng hộ học viên trong khoảng thời gian học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tên đề tài: Pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương. 2. Nội dung: Lý do chọn đề tài: Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ và thu hút ĐTTTNN vào ngành CNHT được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp. Tuy nhiên, pháp luật về đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Từ những vấn đề nêu ra ở trên, học viên cho rằng, việc nghiên cứu một cách hệ thống về vai trò và tác động của pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp hỗ trợ qua thực tiễn tại tỉnh Bình Dương có tính cấp thiết cao và có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn. Mục tiêu nghiên cứu : Mục tiêu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận và quy định pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như thực tiễn thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bình Dương nói riêng và tại Việt Nam nói chung. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp phân tích, logic, thu tập thông tin, so sánh, đánh giá…để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, mục tiêu cụ thể của luận văn. Kết quả nghiên cứu: : Làm rõ những cơ sở lý luận và quy định pháp luật về ĐTTTNN đối với ngành CNHT cũng như thực tiễn tại tỉnh Bình Dương. Qua đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị về hoàn thiện pháp luật và các chính sách ưu đãi cho việc ĐTTTNN vào ngành CNHT.
- iv 3. Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, công nghiệp hỗ trợ, luật đầu tư
- v THE ENGLISH ABSTRACT 1. Title: Law on Foreign Direct Investment for supporting industries through practice in Binh Duong province. 2. Contents: Rationale: The development of supporting industries and attraction of foreign direct investment into the supporting industries is considered one of the top priority policies of Vietnam in order to promote the development of the industry. However, the law on investment in general and foreign investment in supporting industries in particular still has many limitations. From the aforementioned issues above, it is believed that systematical research on the role and impact of the law on foreign direct investment, especially on the supporting industry through practice in Binh Duong province is of high urgency and of practical significance. Purpose of research: The purpose of the thesis is to clarify the theoretical issues and legal provisions on foreign direct investment for supporting industries as well as the practice of implementing foreign direct investment activities for supporting industries in Binh Duong province in particular and in Vietnam in general. Therefore, a number of solutions are proposed to improve the law and investment incentive policies for foreign direct investment enterprises in supporting industries. Method of research: The thesis uses various research methods such as analytics, logical thinking, information collection, comparison, assessment, etc. to achieve the general objectives and specific objectives of the thesis. Results of research: The thesis clarifies the theoretical basis and legal provisions on foreign direct investment for the supporting industry as well as practice in Binh Duong province. Thereby proposing solutions and recommendations on improving the law and incentive policies for foreign direct investment into the supporting industry.
- vi Keywords: Foreign direct investment, supporting industries, law on investment.
- vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Cụm từ trong tiếng Việt 1 CP Chính phủ 2 DN Doanh nghiệp 3 ĐTTTNN Đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 CNHT Công nghiệp hỗ trợ 6 CNPT Công nghiệp phụ trợ 7 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 8 CNH Công nghiệp hóa 9 HĐH Hiện đại hóa 10 UBND Ủy ban nhân dân
- viii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ............................................... 12 1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ. ....... 12 1.1.1. Khái niệm đầu tư ................................................................................................. 12 1.1.2. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài: ................................................................ 16 1.1.3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ....................................................... 21 1.1.4. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ...... 23 1.1.5 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ..... 26 1.1.6. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ. ........ 29 1.2. Pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ. ......... 32 1.2.1. Khái niệm pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ .................................................................................................................................... 32 1.2.2. Đặc điểm pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam .............................................................................................................. 33 1.2.3. Nội dung pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ .................................................................................................................................... 34 1.3. Các yếu tố tác động tới pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam .................................................................................... 39 1.3.1. Yếu tố kinh tế........................................................................................................ 39 1.3.2. Yếu tố quản lý nhà nước ....................................................................................... 40 1.3.3. Yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế ............................................................................ 41 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................... 42 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG. .............................................. 43 2.1.Thực trạng pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ .................................................................................................................................... 43 2.1.1. Quy định pháp luật về chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ................................................................................................................... 43 2.1.2. Quy định về nguồn vốn và cơ chế hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ............................................................................................... 48 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ. .............................................................................................. 58 2.2.1. Những kết quả đạt được........................................................................................ 58
- ix 2.2.2. Những hạn chế tồn tại ........................................................................................... 59 2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bình Dương .................................................................................. 62 2.3.1. Thực tiễn chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bình Dương đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ ............................................................................................... 62 2.3.2 Một số ngành công nghiệp hỗ trợ có sự tham gia đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tiêu biểu tại tỉnh Bình Dương. .............................................................................. 69 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................... 78 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI BÌNH DƯƠNG ................................................................................................ 79 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về đầu tư nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ................................................................................................................... 79 3.2. Các giải pháp hoàn thiện về chính sách pháp luật về thu hút đầu tư nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ......................................................................................... 80 3.3. Những kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách đầu tư nước ngoài đối với ngành công nghiệp tại tỉnh Bình Dương ......................................................................... 84 3.4. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại Bình Dương ......................................................... 86 3.5. Đề xuất chính sách ưu đãi đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại Bình Dương ..................................................................................................... 87 3.5.1. Tổ chức quản lý .................................................................................................... 87 3.5.2. Tổ chức thực hiện ................................................................................................. 87 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................... 90 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. i
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn với phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam những năm gần đây. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ là hoạt động đầu tư trong đó nhà đầu tư bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng nguồn lực đầu tư đối với ngành công nghiệp hỗ trợ. Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ tùng linh kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu. Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, một số ngành công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày, lắp ráp ô tô, xe máy… hầu như chưa có công nghiệp hỗ trợ đi kèm, nên phải phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, khiến sản xuất nhiều khi còn manh mún, bị động, chi phí sản xuất cao cụ thể: ngành như sản xuất lắp ráp ô tô các bộ phận đều phải nhập khẩu, từ động cơ đến các vật liệu, chi tiết đơn giản khác như vải bạt, da, mút, ốc vít….như ngành công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp xe máy của Việt Nam đã có thể tự sản xuất được khoảng 70% các loại linh kiện, phụ tùng, còn lại 30% thì phải nhập khẩu nguyên vật liệu. Ngành cơ khí chế tạo đều quá lạc hậu, sản phẩm làm ra chưa đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thị trường, chưa đúc được những mác thép có chất lượng và độ bền cao. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp biến dạng dẻo kim loại ở trạng thái nóng (cán, rèn dập) cũng còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Khâu nhiệt luyện và xử lý chất lượng bề mặt các sản phẩm cơ khí còn yếu đã ảnh
- 2 hưởng xấu đến chất lượng của các chi tiết thành phẩm. Các sản phẩm đối với dầu khí, dàn khoan của doanh nghiệp trong nước hầu như chưa phù hợp với môi trường biển, dầu khí dễ cháy nổ, đòi hỏi độ tin cậy cao và nghiêm ngặt về các chỉ tiêu kỹ thuật theo các yêu cầu của cơ quan kiểm định, đăng kiểm quốc tế….đều phụ thuộc vào việc cung cấp đến từ các doanh nghiệp FDI Trước thực trạng trên, Việt Nam thực hiện chủ trương thu hút FDI (Foreign Direct Invesment) trong hoạt động hỗ trợ công nghệ góp phần giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký gần 70,6 tỷ USD; Thứ hai là Nhật Bản (60,3 tỷ USD). Các nước, vùng lãnh thổ tiếp theo là Singapore và Đài Loan, Hồng Kông. Riêng Trung Quốc đại lục trong 5 năm gần đây đứng thứ 7… FDI hiện nay đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố, trong đó có tỉnh Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, với vị trí thuận lợi nên việc cơ cấu kinh tế của Bình Dương tiếp tục dịch chuyển tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp. Trong năm 2020 cơ cấu kinh tế của Bình Dương tiếp tục dịch chuyển tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, cơ cấu kinh tế của Bình Dương tiếp tục dịch chuyển tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, đến nay, Bình Dương đã thu hút được 3.953 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 35,8 tỷ USD, đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn FDI, chỉ sau TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong đó tập chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất, gia công đồ gỗ gia dụng, sắt thép, linh kiện điện tử và các sản phẩm đồ điện gia dụng. Tuy nhiên, so với tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương thì mức đóng góp của các doanh nghiệp FDI cho việc nâng cao năng lực công nghiệp Việt Nam vẫn còn rất thấp tại tỉnh Bình Dương. Các mối liên kết giữa khối doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp còn hạn chế bởi nhiều nguyên nhân như khung pháp lý về FDI cần được thực hiện theo hướng giảm các tác động tiêu cực và tăng các lợi ích tiềm tàng của khu vực này đối với nền kinh tế, chính sách thuế và tài chính liên quan cần được quan tâm, thủ tục hành chính về thông quan,… đặc biệt việc mời gọi được các công ty xuyên quốc gia (MNC)
- 3 đầu tư vào tỉnh Bình Dương là rất cần thiết, góp phần làm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo dựng mạng lưới công nghiệp hỗ trợ, liên kết kinh doanh. Đây là vấn đề còn nhiều bất cập, cần được nghiên cứu cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư FDI đối với ngành công nghiệp phụ trợ tại các địa phương, tạo dựng các công cụ liên kết hiệu quả thông qua xây dựng chính sách liên kết ngành, ươm tạo DN và qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 2. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giúp nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu nền kinh tế. Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nói chung và tại Bình Dương nói riêng ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu. Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp. Bình Dương hiện có 29 khu công nghiệp, 12 cụm công nghiệp với hơn 43.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Bình Dương nằm trong top 5 địa phương có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh của cả nước. Sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ bước đầu đã hình thành sự liên kết sản xuất giữa các DN trong nước và các DN FDI; đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước từng bước tiếp cận công nghệ tiên tiến. Xác định phát triển công nghiệp hỗ trợ giữ vai trò quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp khác, tỉnh Bình Dương đã và đang nỗ lực xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho ngành này. Bình Dương cũng là một trong những địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài dẫn đầu cả nước đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo chiếm nhiều ưu thế. Mặc dù, thời gian qua năng lực ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Bình Dương đã được cải thiện đáng kể. Bên cạnh những kết quả đạt được, những năm qua, các doanh nghiệp trong tỉnh hầu hết sử dụng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thành phẩm. Công
- 4 nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung chưa đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu cho sản xuất trong nước cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và công nghiệp hỗ trợ phát triển chưa tương xứng đã ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp trong cả nước. Để phát triển được ngành công nghiệp hỗ trợ, không thể thiếu được những hành lang pháp lý về đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, pháp luật về đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế như : việc thực hiện một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ còn nhiều vướng mắc, thiếu tính nhất quán, chưa ổn định. Thủ tục hành chính còn nhiều nhiêu khê, phức tạp trong quá trình đầu tư dự án…vv. Các chính sách ưu đãi đầu tư còn dàn trải, thiếu tính chọn lọc. Đứng trước những cơ hội và thách thức trên, Chính phủ cần đặc biệt quan tâm cải cách chính sách pháp luật về kinh tế nói chung và đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng, tạo hành lang pháp lý để doanh nghiệp phát triển trong môi trường kinh doanh an toàn, bền vững. Từ những vấn đề nêu ra ở trên, học viên cho rằng, việc nghiên cứu một cách hệ thống về vai trò và tác động của pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp hỗ trợ qua thực tiễn tại tỉnh Bình Dương có tính cấp thiết cao và có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn. Chính vì vậy, học viên đã chọn đề tài : “ Pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương” làm luận văn thạc sỹ của mình. 3. Mục tiêu của đề tài 3.1. Mục tiêu tổng quát Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận và quy định pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như thực tiễn thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bình Dương nói riêng và tại Việt Nam nói chung. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
- 5 về các chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ. 3.2. Mục tiêu cụ thể Dựa trên mục tiêu tổng quát đề tài tập trung các mục tiêu cụ thể sau đây: - Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam đối với ngành công nghiệp hỗ trợ. - Thực trạng pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ. Qua đó, đánh giá những hạn chế, bất cập và vướng mắc của hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ. - Đánh giá thực tế thực hiện các chính sách về đầu tư nước ngoài đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương. - Đề xuất được các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ. 4. Câu hỏi nghiên cứu 4.1. Về khía cạnh lý luận - Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? - Ngành công nghiệp phụ trợ là gì? - Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp phụ trợ là gì? - Xác định nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp phụ trợ - Đánh giá các yếu tố tác động tới pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ. Pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ có đặc điểm gì? Pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ bao gồm những nội dung cơ bản nào? Có những hạn chế, bất cập nào không? 4.2. Về khía cạnh thực tiễn Thực tiễn áp dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ có những vướng mắc, bất cập gì?
- 6 4.3. Về kiến nghị, đề xuất Với những bất cập, vướng mặc đã nghiên cứu thì cần phải có những giải pháp gì để hoàn thiện pháp luật? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả thực thi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bình Dương? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu: - Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và những quy định của pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bình Dương, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung. 5.2. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài nghiên cứu các cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ. - Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống các quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ qua quy định của Luật đầu tư năm 2014, 2020 và những văn bản quy phạm pháp luật khác đến nay. - Đề tài nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung từ năm 2014 đến hiện nay. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài một cách hiệu quả, tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin là phương pháp chính được tác giả sử dụng nhằm nghiên cứu các vấn đề trong trạng thái vận động biến đổi không ngừng của các sự vật, hiện tượng và trong mối quan hệ tổng thể giữa các tác động qua lại giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng khác, trong quá trình từ hình thành đến phát triển qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Bên cạnh đó, tác giả còn dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của
- 7 Nhà nước Việt Nam trong điều kiện xây dựng một nền kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu. Bên cạnh đó, để hoàn thành Luận văn này, tác giả đã sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: -Phương pháp logic: Trên cơ sở tham khảo những công trình khoa học, đề tài hệ thống hoá các lý luận dựa trên các quy định của pháp luật, giáo trình, sách chuyên kháo để từ đó học viên làm rõ các khái niệm, cơ sở lý luận và mở rộng vấn đề cần nghiên cứu có liên quan đến đề tài. - Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp quan trọng được áp dụng chính trong Chương 1 và Chương 2 Luận văn để phân tích khái niệm, đặc điểm đặc trưng pháp lý liên quan tới đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ - Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong phạm vi Chương 2 để thu thập một số thông tin cần thiết để chứng minh thực trạng pháp luật về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ở từ tại tỉnh Bình Dương nói riêng và hiệu quả áp dụng pháp luật trên phạm vi cả nước nói chung. - Phương pháp so sánh: được áp dụng chủ yếu ở Chương 2 của Luận văn để đánh giá được những điểm tiến bộ của pháp luật cũng như sự phù hợp của pháp luật về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ, cần sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu, so sánh quy định pháp luật qua các thời kỳ để làm rõ bản chất của vấn đề được đề cập tới. - Phương pháp đánh giá: Sau khi thu thập thông tin và phân tích, tổng hợp và so sánh các quy định pháp luật về pháp luật về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bình Dương, tác giả sẽ đưa ra các quan điểm đánh giá các ưu điểm và hạn chế còn tồn đọng cùng các nguyên nhân của hạn chế của quy định pháp luật. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 2 và Chương 3 của Luận văn. - Phương pháp tổng hợp: từ những vấn đề được phân tích, phương pháp tổng hợp được dùng đồng bộ trong tất cả các chương của Luận văn để tổng hợp các quan điểm khác nhau về nhận thức khoa học xung quanh các khái niệm, quy phạm pháp luật liên quan đến
- 8 pháp luật pháp luật về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ. 7. Nội dung nghiên cứu Luận văn được thực hiện bao gồm các nội dung như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp phụ trợ Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bình Dương. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại Bình Dương. 8. Tổng quan tình hình nghiên cứu đến đề tài - Luận văn thạc sỹ: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng của Nguyễn Đình Thắng (năm 201 Đề tài đã góp phần hệ thống hóa, bổ sung một phần lý luận về FDI và QLNN đối với DNFDI, thực hiện tổng kết công tác QLNN đối với các DNFDI tại Đà Nẵng, Từ đó thấy được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng. - Có được những căn cứ để đề xuất giải pháp có giá trị tham khảo trong việc hoàn thiện QLNN đối với các DNFDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời gian tới - Luận án tiến sỹ kinh tế: Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nghiên cứu vùng kinh tế Đông Nam Bộ- Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh của Cao Tấn Huy (năm 2019). Đề tài đề tài xác định và lượng hóa được các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư (theo cách tiếp cận theo góc độ về hành vi của nhà đầu tư) và tìm ra 11 được một điểm mới so với các nghiên cứu trước là đó là yếu tố liên kết vùng có tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, so với các công trình đã công bố, tiếp cận các yếu tố tác động đến thu hút FDI thường các tác giả mới tập trung vào phân tích định tính tác động tích cực, tiêu cực mà ít được kiểm định và lượng hóa mức độ tác động của các yếu tố đó tới thu hút FDI vào vùng kinh tế. -Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Viết Bằng và cộng sự trong bài “Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Đồng Nai” [3]. Nhóm tác giả
- 9 cho rằng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động bởi 08 yếu tố, bao gồm: Kết cấu hạ tầng đầu tư, chính sách đầu tư, chất lượng dịch vụ công, nguồn nhân lực, môi trường sống và làm việc, chi phí đầu vào cạnh tranh, lợi thế ngành đầu tư, thương hiệu địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 08 yếu tố tác động đến quyết định của nhà đầu tư thì yếu tố KCHT và nguồn nhân lực là các yếu tố tác động nhiều nhất. Điều này có nghĩa là, KCHT và nguồn nhân lực là 02 yếu tố mà các nhà đầu tư xem xét nhiều nhất trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Vì vậy, để các nhà đầu tư quyết định đầu tư vào các KCN (KCN) trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo địa phương cần quan tâm nhiều đến 02 yếu tố này. Đây sẽ làm cơ sở để thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. - Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Quốc Hương trong bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào Việt Nam”. Tác giả cho rằng dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam chịu tác động trực tiếp bởi 04 nhóm yếu tố, bao gồm: nhóm yếu tố khung chính sách; nhóm yếu tố kinh tế; nhóm yếu tố chất lượng thể chế; và nhóm yếu tố về thông tin quá khứ về vốn FDI thu hút được. - Tác giả Nguyễn Minh Tiến trong bài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa FDI với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”, tác giả Nguyễn Minh Tiến cho rằng dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam chịu tác động của 07 yếu tố: Quy mô thị trường, nguồn nhân lực, Độ mở thương mại, KCHT, lao động có kỹ năng, chính sách kinh tế vĩ mô, ổn định kinh tế vĩ mô. - Nhóm tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang trong bài nghiên cứu “Thuộc tính địa phương và sự hài lòng của doanh nghiệp” đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư vào tỉnh Tiền Giang. Nhóm tác giả cho rằng doanh nghiệp cảm thấy hài lòng đối với một địa phương sẽ đầu tư vốn vào địa phương đó. Nhóm tác giả cho rằng sự hài lòng của nhà đầu tư chịu tác động trực tiếp bởi các yếu tố, bao gồm: hạ tầng cơ bản, mặt bằng, lao động, hỗ trợ chính quyền, dịch vụ kinh doanh, ưu đãi đầu tư, văn hóa, đào tạo kỹ năng, môi trường sống Những công trình nêu trên đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trên nhiều khía cạnh khác nhau, ở nhiều địa phương khác nhau và trong những khoảng thời gian khác nhau. Trên cơ sở các công trình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 266 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 335 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 103 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 104 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 215 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 120 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 76 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 89 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 31 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 181 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 105 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 32 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 16 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 82 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 16 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn