intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam vay vốn Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank, Ltd Đài Loan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

23
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Pháp luật về thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam vay vốn Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank, Ltd Đài Loan" với mục tiêu là thông qua việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và phân tích quy định pháp luật về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, về thế chấp tài sản của doanh nghiệp Việt Nam vay vốn ngân hàng HNCB TW; đánh giá thực trạng về cho vay, cấp tín dụng có thế chấp tài sản của Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank cho khách hàng là doanh nghiệp Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam vay vốn Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank, Ltd Đài Loan

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH DƯƠNG QUỐC HÙNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN ĐỂ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VAY VỐN NGÂN HÀNG HUA NAN COMMERCIAL BANK, LTD. ĐÀI LOAN LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh Tế Mã số: 8 38 01 07 TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH DƯƠNG QUỐC HÙNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN ĐỂ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VAY VỐN NGÂN HÀNG HUA NAN COMMERCIAL BANK, LTD. ĐÀI LOAN LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh Tế Mã số: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH BÌNH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Dương Quốc Hùng – mã số học viên: 020702210017, là học viên lớp Cao học Khóa 2 chuyên ngành Luật Kinh tế, Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ Luật Kinh tế với đề tài “Pháp luật về thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam vay vốn Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank, Ltd Đài Loan” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học-TS. Nguyễn Thanh Bình. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên cao học Dương Quốc Hùng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi nhận được hướng dẫn và giúp đỡ của nhiều cá nhân và tổ chức. Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thanh Bình, người đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, các Thầy Cô đã giúp đỡ, góp ý và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn của mình. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn đến các cá nhân, tập thể bạn bè và gia đình tôi luôn giúp đỡ, động viên tôi để có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  5. iii TÓM TẮT Đề tài: “Pháp luật về thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam vay vốn Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank, Ltd Đài Loan” Trong thời đại của nền kinh tế thị trường như hiện nay, nhu cầu vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là rất lớn. Thông qua hệ thống ngân hàng (đại diện là các ngân hàng thương mại (NHTM)), là các “kênh” bơm vốn chủ yếu cho các công ty, doanh nghiệp. Trong đó, kinh doanh lĩnh vực ngân hàng là hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam. Lĩnh vực cho vay rất hay xảy ra các rủi ro, bởi đây là loại hình kết nối với mọi hoạt động sản xuất, loại hình kinh doanh nói chung. Để hoạt động cho vay được an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro, ở hấu hết các quốc gia đều quy định chặt chẽ trong cấp hạn ngạch vay, đặc biệt quan tâm đến việc cấp vay có đảm bảo bằng tài sản thế chấp. TSBĐ cho khoản vay là tài sản do bên vay hoặc bên bảo lãnh cung cấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Chính vì thế, việc nghiên cứu về hợp đồng thế chấp tài sản (TCTS) về cho vay của NHTM là rất cấp thiết. Luận văn lựa chọn đề tài trên và sử dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp đã hoàn thành các nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, luận văn hệ thống hóa các vấn đề cơ bản liên quan đến cơ sở lý luận pháp luật về hợp đồng thế chấp, đưa ra một số khái niệm, đặc điểm pháp lý của hợp đồng TCTS, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về TCTS, qua đó nắm bắt được nội dung cơ bản liên quan đến TCTS tại các NHTM nói chung và Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank (HNCB) nói riêng. Thứ hai, luận văn làm rõ thực trạng HĐTD tại HNCB được bảo đảm bằng tài sản thế chấp. Trong đó, đề cập đến các hoạt động và kết quả của việc cho vay, tóm lược về hoạt động cầm cố tài sản để vay vốn, những loại hình TCTS mà HNCB đang áp dụng. Thứ ba, luận văn xem xét thực trạng áp dụng pháp luật đối với TCTS nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng vay tại HNCB, từ đó nêu ra kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật TCTS, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TCTS tại HNCB. Từ khóa: hoạt động cho vay có thế chấp, pháp luật về TCTS, hoàn thiện công tác TCTS tại HNCB
  6. iv ABSTRACT Subject: “Law on mortgage of property to ensure the performance of obligations of Vietnamese enterprises borrowing capital of Hua Nan Commercial Bank, Ltd Taiwan” In the current era of the economic market, the demand for loans to invest in production and business development of enterprises is very large. Through the banking system (represented by commercial banks), are the main "channels" of providing capital for businesses. In which, banking is a completely open field in Vietnam's commitment to join the World Trade Organization (WTO). Lending activities always have potential risks, because in general this is a factor associated with all business activities. In order to ensure safety, efficiency and minimize risks in lending activities, there are strict regulations on lending in all countries around the world, of which special focus on lending activities secured by properties mortgaged. In this case, the secured loans are the assets of borrowers or guarantors to secure the performance of their obligations. As the result, it is very important to study the bank’s mortgage assets in lending activities in particular. The thesis selected this topic and used appropriate research methods have completed the following main contents: Firstly, the thesis systematizes the issues related to the legal basis of mortgage contracts, giving some concepts and legal characteristics of asset mortgage contracts, analyze the provisions of the current Vietnamese laws on assets mortgage, in order to grasp the basic contents related to mortgage of properties at the banks in general and Hua Nan Commercial Bank (HNCB) in particular. Next, the thesis clarifies the situation of assets mortgage to secure loan contracts at HNCB. In which, the activities and results of the credit grant are mentioned, the activities of mortgaging assets to secure loans are stated, and the types of property mortgage that HNCB is applying. Finally, the thesis examines the current situation of applying the law on mortgage of assets to ensure the performance of loan contract obligations at HNCB, thereby making recommendations to contribute for improving the law on mortgage of assets and improving the quality of mortgage activities management at HNCB. Key words: law on assets mortgage, mortgage lending activities, improving assets mortgage activities at HNCB
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank, Ltd Đài HNCB TW Loan (Hua Nan Bank) Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank, Ltd – chi HNCB HCM nhánh TP.HCM NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam TSBĐ Tài sản bảo đảm TCTD Tổ chức tín dụng HĐTD Hợp đồng vay, Hợp đồng tín dụng TG Tỷ giá BPBĐ Biện pháp bảo đảm TCTS Thế chấp tài sản GTGT Giá trị gia tăng QSDĐ Quyền sử dụng đất BLDS Bộ luật dân sự L/C Thư tín dụng SBLC Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C) TAIFX3 Lãi suất bình quân liên ngân hàng Đài Loan VNIBOR Lãi suất bình quân liên ngân hàng Việt Nam HNFHC Hua Nan Financial Holdings Corporation OCGF Overseas Credit Guarantee Fund
  8. vi Mục lục Lời cam đoan ....................................................................................................................... i Lời cám ơn .......................................................................................................................... ii Tóm tắt ............................................................................................................................... iii Abstract .............................................................................................................................. iv Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................................. v Mục lục .............................................................................................................................. vi Danh mục bảng .................................................................................................................. ix Danh mục hình, biểu đồ...................................................................................................... x Phần mở đầu ....................................................................................................................... 1 1. Giới thiệu ......................................................................................................................... 1 2. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu .................................................................................. 4 3. Mục tiêu đề tài ................................................................................................................. 5 4. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 6 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 7 7. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................... 8 8. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................... 8 Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng.................. 9 1.1. Lý luận chung về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ..................................... 9 1.1.1. Khái niệm biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ................................................... 9 1.1.2. Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ..................................... 11 1.1.3. Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự chủ yếu được áp dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng ..................................................................................................... 13 1.2. Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp Việt Nam......................................... 16 1.2.1. Khái niệm thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tín dụng trong hoạt động cho vay ................................................................................................... 16 1.2.2. Đặc điểm của thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng ........................................................................... 17 1.2.3. Phân loại thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng ........................................................................... 19 1.2.3.1 Thế chấp toàn bộ bất động sản và thế chấp một phần .......................................... 19 1.2.3.2 Thế chấp bằng máy móc thiết bị và cầm cố số dư tiền gửi, sổ tiết kiệm ............. 21 1.2.3.3 Thế chấp bảo đảm nghĩa vụ cho chính mình và thế chấp bảo đảm nghĩa vụ cho bên thứ ba ......................................................................................................................... 22 Kết luận chương 01 .......................................................................................................... 24
  9. vii Chương 2. Quy định pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng .............................................................. 25 2.1. Các phương thức cho vay của ngân hàng .................................................................. 25 2.1.1. Phương thức cho vay từng lần trong cấp tín dụng trung-dài hạn ........................... 25 2.1.2. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng kết hợp phương thức cho vay tuần hoàn trong cấp tín dụng ngắn hạn..................................................................................... 27 2.2. Các quy định liên quan đến hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng tín dụng ..................................................................................................................... 29 2.2.1 Quy định về ký kết và thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng tín dụng .............................................................................................................. 29 2.2.2. Quy định về hiệu lực của hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng tín dụng ..................................................................................................................... 30 2.2.3. Quy định về xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng tín dụng ......... 31 2.2.4. Quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng tín dụng ...................................................................................... 32 2.3. Pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng ............................................................................................. 34 2.3.1. Quy định về chủ thể tham gia quan hệ thế chấp, điều kiện thế chấp và tài sản thế chấp .................................................................................................................................... 34 2.3.1.1 Chủ thể tham gia quan hệ thế chấp ........................................................................ 34 2.3.1.2 Tài sản thế chấp và điều kiện thế chấp .................................................................. 35 2.3.2. Quy trình thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại........................................................ 39 Kết luận chương 02 .......................................................................................................... 41 Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại Hua Nan Commercial Bank và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật ................. 42 3.1. Tổng quan về Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank và hoạt động cho vay của Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank, Ltd ................................................................... 42 3.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Hua Nan ........................................................................ 42 3.1.2. Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank Ltd-chi nhánh TP.HCM.......................... 43 3.1.3. Quá trình Hoạt động kinh doanh ............................................................................ 44 3.2. Thực tiễn thế chấp tài sản để bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hua Nan ....................................................................................... 49 3.2.1. Chủ thể của thế chấp tài sản ................................................................................... 49 3.2.2. Đối tượng của hợp đồng thế chấp........................................................................... 50 3.2.3. Đăng ký thế chấp ..................................................................................................... 52 3.2.4. Nội dung của hợp đồng thế chấp tài sản.................................................................. 53 3.2.5. Thứ tự ưu tiên thanh toán và xử lý tài sản thế chấp ............................................... 56
  10. viii 3.2.6. Những kết quả đạt được và các hạn chế, vướng mắc trong quá trình thế chấp tài sản để bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng tín dụng .................................................................... 57 3.2.7. Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng ở Việt Nam .. 58 3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với khoản vay ngân hàng nước ngoài ........................................................... 64 3.3.1. Về chế định thế chấp tài sản .................................................................................... 64 3.3.2. Về chủ thể của thế chấp tài sản ............................................................................... 65 3.3.3. Về đối tượng của thế chấp tài sản............................................................................ 66 3.3.4. Về đăng ký thế chấp tài sản .................................................................................... 67 3.3.5. Về loại hình của thế chấp tài sản và xử lý tài sản thế chấp .................................... 70 Kết luận chương 3 ............................................................................................................ 72 Kết luận............................................................................................................................. 73 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... I
  11. ix Danh mục hình, biểu đồ Hình 2.1 Quy trình thế chấp gián tiếp tài sản bảo đảm cho ngân hàng Hua Nan Bank tại Đài Loan ................................................................................................................. 26 Biểu đồ 3.1 Quy mô, cơ cấu dư nợ theo tài sản bảo đảm tại chi nhánh TP.HCM ...... 46 Biểu đồ 3.2 Cơ cấu dư nợ doanh nghiệp Việt Nam theo tài sản bảo đảm tại Hua Nan Bank Đài Loan ............................................................................................................. 48
  12. x Danh mục bảng Bảng 2.1 Điều kiện nhận thế chấp bất động sản ......................................................... 36 Bảng 3.1 Dư nợ tín dụng cho vay tại chi nhánh TP.HCM .......................................... 45 Bảng 3.2 Quy mô, cơ cấu dư nợ theo tài sản bảo đảm tại chi nhánh TP.HCM .......... 45 Bảng 3.3 Dư nợ tín dụng Hua Nan Bank Đài Loan trực tiếp cho doanh nghiệp Việt Nam vay vốn ................................................................................................................ 47
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU Đặt vấn đề Hoạt động cho vay là một trong các nghiệp vụ cơ bản của NHTM, mang lại lợi nhuận chính cho các TCTD trong và ngoài nước. Tuy nhiên, vấn đề mà các NHTM đang phải đối mặt là rủi ro mất vốn trong lĩnh vực cho vay do người vay không trả được khoản tiền nợ. Rủi ro này gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường của nguồn vốn ngân hàng, nếu bị nghiêm trọng hơn có thể khiến hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị âm vốn thua lỗ, thậm chí là ngân hàng bị phá sản. Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank tại Đài Loan (sau đây gọi là HNCB TW) cũng là TCTD có nguồn thu chủ yếu từ lĩnh vực cho vay các doanh nghiệp Việt Nam phù hợp với thông tư 12/2022/TT-NHNN (hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp), cũng sẽ vướng phải các rủi ro tín dụng tiềm ẩn từ hoạt động cấp tín dụng của mình. Chính vì thế, các biện pháp giảm thiểu và phòng ngừa rủi ro trong lĩnh vực cho vay cần được áp dụng thích hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng trong và ngoài nước. Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank từ lúc thành lập và hoạt động đến nay đã hơn 100 năm. HNCB TW cũng có chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh. HNCB TW cũng dần đi vào ổn định trong hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam và quốc tế. Nguồn thu nhập chủ yếu của HNCB TW là từ việc cấp tín dụng, cho vay khách hàng doanh nghiệp và tổ chức kinh tế chiếm trên 90% tổng doanh thu và lợi nhuận, đặt biệt là các khoản cho vay hợp vốn. Tuy trong quá trình hoạt đông cho vay có phát sinh nợ xấu và nợ quá hạn ở mức thấp, tình trạng một số khách hàng phá sản, không trả được nợ, thậm chí sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro nợ xấu và chuyển qua theo dõi ngoại bảng, nhưng con số này dường như sẽ tăng lên đáng kể trong những năm tới. Ngoài ra, việc cạnh tranh trên thị trường cho vay doanh nghiệp giữa các ngân hàng ngày càng quyết liệt, nên việc xét cấp tín dụng càng ngày càng được nới lõng
  14. 2 các tiêu chí xem xét để tăng doanh số và tăng số lượng khách hàng vay. Điều này làm tăng rủi ro cho vay và chất lượng tín dụng yếu kém của ngân hàng. Mặt khác, việc kiểm tra kiểm soát sau cho vay, đi thăm thực tế và đánh giá mục đích sử dụng về vốn vay vẫn chưa được thật sự chú trọng, đặc biệt là đối với các khách hàng vay có năng lực tài chính không tốt, bị thua lỗ nhiều năm liên tiếp, cũng sẽ gây ra rủi ro chậm trả nợ hoặc không trả được nợ cho HNCB TW. Một trong các biện pháp để hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay của ngân hàng trong và ngoài nước là có TSBĐ đối với khoản vay. Đối với HNCB TW thì TSBĐ chủ yếu cho khoản vay ngân hàng nước ngoài này là BĐS và tiền gửi của khách hàng là doanh nghiệp Việt Nam vay vốn trực tiếp HNCB TW. Vấn đề pháp lý đối với việc xử lý TSBĐ khi doanh nghiệp Việt Nam vay vốn mà không hoàn trả được nợ để có thể chuyển được nguồn tiền ra khỏi lãnh thổ Viêt Nam cho HNCB TW thu hồi nợ vay quá hạn là vấn đề cần phải được làm rõ. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Pháp luật về thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam vay vốn Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank, Ltd Đài Loan” để nghiên cứu tìm hiểu, giải đáp các vấn đề về pháp lý đối với TSBĐ đối với khoản vay của doanh nghiệp Việt Nam vay vốn HNCB TW, góp phần hạn chế, giảm thiểu rủi ro mất vốn trong quá trình cho vay của HNCB TW, cũng như các rủi ro pháp lý vướng mắc mà HNCB TW có thể gặp phải khi nhận TSBĐ và xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ vay trên lãnh thổ Việt Nam chuyển qua lãnh thổ Đài Loan. Tính cấp thiết của đề tài: Hoạt động cấp tín dụng của NHTM là một trong những hoạt động truyền thống và quan trọng, hoạt động này ngoài việc mang lại lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động, các chi phí hoạt động, thì cũng là 1 trong những nhân tố góp phần để thu hút khách hàng đến sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. NHTM trong quá trình xem xét cho vay cần chú ý đến vấn đề TSBĐ cho HĐTD và cần nắm rõ các quy định pháp luật về đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay tránh thất thoát vốn cho vay. Các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ luôn gặp phải những rủi ro tiềm tàng, từ việc giải quyết các khoản nợ phải
  15. 3 trả tồn đọng trong bản thân doanh nghiệp đến việc kinh doanh sản xuất kém hiệu quả và khóc liệt trong cạnh tranh của nền kinh tế, từ đó dẫn đến việc không có khả năng trả khoản nợ vay tại ngân hàng, vì vậy hoạt động tài trợ vốn của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro. Bên cạnh đó, việc kinh doanh của hầu hết các NHTM tập trung vào tăng doanh số dư nợ tín dụng, nhưng chất lượng tín dụng chưa cao, việc quản trị rủi ro còn nhiều bất cập, tỷ lệ nợ xấu, quá hạn và có khả năng mất vốn vay vẫn làm đau đầu các nhà quản trị rủi ro. Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tới hơn 80% nguồn lợi nhuận của các ngân hàng và nếu rủi ro tín dụng xảy ra thì ngân hàng sẽ bị sụt giảm thu nhập đáng kể. Tình trạng lỗ vốn kéo dài làm mất uy tín của ngân hàng, thậm chí có thể đẩy nhà băng đến nguy cơ phá sản. Chỉ cần một khách hàng mất khả năng trả nợ thì bao nhiêu công sức, lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị xóa bỏ một cách nhanh chóng, nếu đây là khoản vay lớn thì nó còn có thể ảnh hưởng xấu đến năng lực tài chính và danh tiếng của ngân hàng. Trước sức ép tăng trưởng của nền kinh tế, HNCB TW đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ kinh doanh, giữ vững và phát huy vai trò là ngân hàng nước ngoài hoạt động tốt và bền vững tại thị trường Việt Nam và quốc tế, cũng như là giữ vững được uy tín trong hoạt động ngân hàng của Tập đoàn tài chính Hua Nan xếp hạng thứ 201 trong top 1.000 ngân hàng lớn trên thế giới (do The Banker xếp hạng và công bố vào tháng 7/2022). Nhận thức được vai trò và uy tín của chi nhánh ngân hàng, đồng thời để tránh được nguy cơ sụt giảm chất lượng tín dụng luôn tồn tại và có khả năng đe dọa đến sự phát triển bền vững của mình, HNCB TW đã phối hợp với Ngân hàng Hua Nan chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh công tác cải cách toàn diện, nhất là trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Do đó, kể từ lúc mới thành lập chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đến nay đã nhiều năm liền ngân hàng không những đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng trong hệ thống các chi nhánh ở nước ngoài, mặc dù tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức thấp nhất trong toàn hệ thống cũng như trong nước Việt Nam. Tuy nhiên, rủi ro phát sinh nợ xấu vẫn tồn tại và có thể xảy ra trong tiến trình hoạt động cho vay của chi nhánh TP.HCM cũng như HNCB TW, đặc biệt là chưa
  16. 4 hiểu rõ về các quy định của luật đối với quy trình cho vay có TSBĐ và khách hàng vay sử dụng tài sản để thế chấp, cầm cố chưa phù hợp quy định pháp luật. Xuất phát từ lý do về rủi ro trong hoạt động cho vay trên, HNCB TW cũng như chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cần yêu cầu người vay phải đưa, cung cấp TSBĐ cho khoản vay theo đúng quy định của pháp luật, từ đó cần làm rõ, nắm bắt và hiểu rõ luật, các quy định liên quan đến đảm bảo nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam vay vốn tại ngân hàng HNCB TW. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Pháp luật về đảm bảo nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam vay vốn Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank, Ltd Đài Loan” để có cơ hội được nghiên cứu, tìm hiểu và đúc kết những kinh nghiệm pháp luật, những quy định về đảm bảo trách nhiệm, nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đối với ngân hàng nước ngoài, nhằm hạn chế rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra trong quá trình tài trợ vốn vay cho khách hàng doanh nghiệp, từ đó góp phần phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của HNCB TW và của chi nhánh TP.Hồ Chí Minh. 2. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Việc nghiện cứu các quy định pháp luật về BPBĐ tiền vay nói chung và việc TCTS bảo đảm cho khoản vay đã được biết đến qua nhiều công trình, nghiên cứu như sách, báo, tạp chí, chẵn hạn như: “Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” (Vũ Thị Hồng Yến, luận án Tiến sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013); “Xử lý TSBĐ tiền vay của tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam” (Trần Thanh Thanh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012); “Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” (Nguyễn Trung Hiếu, Luận văn Thạc sĩ luật học năm 2015, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội); “Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam – Thực trạng và hướng giải quyết”, sách chuyên khảo, Nguyễn Thị Nga, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2015 – mục đích chính là tác giả đã trình bày một cách có hệ thống, các BPBĐ khoản vay của các TCTD, nêu lên những bất cập và hướng khắc phục, hoàn thiện pháp luật về bảo đảm khoản vay của các TCTD, có so sánh với các nước trên thế giới về các BPBĐ đối với tiền vay chẵn hạn như: Nhật bản, Pháp, Mỹ, Liên
  17. 5 bang Nga… Tạp chí ngân hàng số 17/2010 “Đặc điểm pháp lý và mối quan hệ hiệu lực giữa hợp đồng thế chấp tài sản với HĐTD trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng” của TS. Nguyễn Văn Tuyến, người viết đã nói đến mối quan hệ pháp lý giữa hợp đồng thế chấp và HĐTD, các hoạt động mang tính chất nghiệp vụ của NHTM và pháp luật được áp dụng trong hoạt động cho vay của NHTM, chỉ ra những thiếu sót và đề ra hướng hoàn thiện pháp luật trong hoạt động của NHTM. Các công trình, nghiên cứu nêu trên đã khai thác 1 vài nội dung pháp lý của các BPBĐ, nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và toàn diện về các quy định mới của BLDS 2015 và các văn bản pháp luật mới liên quan đến việc thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả khoản vay của doanh nghiệp Việt Nam vay vốn nhà băng nước ngoài. Mặt khác, mức độ cần sử dụng nguồn vốn vay của các công ty ngày một tăng, đặc biệt là tiếp cận được nguồn tiền vay ngoại tệ của ngân hàng nước ngoài chuyển vể. Ngoài ra, nhu cầu mở rộng cho vay của các NHTM trong và ngoài nước luôn cần đảm bảo được mức độ hiệu quả, an toàn, tính cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Do đó, việc nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật về cầm cố, TCTS trong hoạt động vay vốn đối với các nhà băng nước ngoài có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế như hiện nay. 3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thông qua việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và phân tích quy định pháp luật về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, về TSBĐ của doanh nghiệp Việt Nam vay vốn ngân hàng HNCB TW; đánh giá thực trạng về cho vay, cấp tín dụng có TSBĐ của Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank cho khách hàng là doanh nghiệp Việt Nam vay, đề xuất các giải pháp nhằm để hoàn thiện các công cụ pháp lý trong quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank. Mục tiêu cụ thể: + Làm rõ cơ sở lý luận về TCTS để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ tín dụng ngân hàng;
  18. 6 + Chi tiết hóa các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, về TSBĐ của doanh nghiệp Việt Nam vay vốn ngân hàng; + Trên cơ sở phân tích những mặt tồn tại phát sinh, thực trạng rủi ro tín dụng, để từ đó đưa ra những BPBĐ khoản vay phù hợp với quy định của pháp luật; + Đánh giá quy trình nội bộ liên quan đến áp dụng pháp luật trong hạn chế rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoat động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng này; + Đưa ra các nhận xét, đánh giá cụ thể và đề ra giải pháp để khắc phục, đồng thời đề xuất giúp ngân hàng này hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng pháp lý phát sinh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc không thể xử lý TSBĐ và chuyển tiền trả vay qua đến HNCB TW ở lãnh thổ Đài Loan. 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank – chi nhánh TP.HCM đang thực hiện những biện pháp bảo đảm nào nhằm hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng vay ? - Kết quả đạt được trong việc áp dụng pháp luật để quản trị rủi ro khoản vay có TSBĐ tại ngân hàng Hua Nan là như thế nào ? - Nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý và những mặt còn tồn tại hoặc phát sinh chưa phù hợp quy định trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank là gì ? - TSBĐ khoản vay của Ngân hàng Hua Nan gồm những loại nào ? Có phù hợp với quy định pháp luật không ? - Việc xử lý TSBĐ khoản vay tại Ngân hàng Hua Nan có khả năng thực thi theo đúng quy định hay không ? - Tiền thu được từ việc xử lý TSBĐ có được chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để trả nợ vay quá hạn không ?  Trên cơ sở đó, đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hạn chế và làm giảm thiểu rủi ro tín dụng trong quá trình hoạt động cho vay khách hàng là doanh nghiệp tại Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank Đài Loan 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu:
  19. 7 Là các quy định của pháp luật về TCTS để bảo đảm thực thi nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam vay vốn các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam qua thực tiễn hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank, Ltd Đài Loan Phạm vi nghiên cứu: + Các doanh nghiệp Việt Nam vay vốn có TSBĐ cho nghĩa vụ trả nợ vay tại Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank tại Đài Loan. + Các doanh nghiệp Việt Nam có TSBĐ để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm cho khoản vay nước ngoài tại Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank Đài Loan thông qua việc bắt cầu khoản vay tại Ngân hàng Hua Nan chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. + Các loại TSBĐ mà Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank Đài Loan đang nhận cầm cố, thế chấp. + Phạm vi của thời gian nghiên cứu: số liệu và thông tin của các năm 2020-2022 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đề tài sử dụng phương pháp định tính, phương pháp phân tích dữ liệu và tổng hợp dữ liệu + Nghiên cứu tài liệu Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan rủi ro tín dụng, công tác quản trị tín dụng và các quy định pháp luật về TSBĐ, về đảm bảo nghĩa vụ trả nợ để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, còn dùng phương pháp này để nghiên cứu những đề tài, luận văn hoặc báo cáo khoa học có liên quan để tham khảo và học tập kinh nghiệm. Phương pháp này cũng được sử dụng để nghiên cứu các văn bản pháp quy về ngân hàng và các hoạt động của nhà băng, các tài liệu của Ngân hàng Hua Nan Commercial Bank để phục vụ cho việc phân tích sau này. + Thu thập số liệu Số liệu sơ cấp: sao chép các tài liệu, số liệu do Ngân hàng cung cấp. Số liệu thứ cấp: sàng lọc phân tích đánh giá số liệu. Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động cho vay sẽ có rủi ro tín dụng nếu khoản vay không có đảm bảo.
  20. 8 - Phương pháp quan sát, mô tả thực tế: theo dõi, quan sát thực tiển áp dụng pháp luật về hoạt động cho vay có TSBĐ của Ngân hàng Hua Nan để từ đó mô tả, đánh giá trạng thái thực trạng lổ hỏng liên quan đến áp dụng pháp luật trong ngân hàng này - Phương pháp nghiên cứu tình huống: xem xét, phân tích các tình huống pháp luật liên quan đến nhận TSBĐ của các NHTM trong nước, các bản án và các bài viết liên quan đến xử lý TSBĐ thu hồi nợ. Đồng thời, luận văn cũng sẽ xem xét và đánh giá một số vấn đề liên quan đến ngoại hối mua ngoại tệ chuyển tiền trả vay nước ngoài. - Phương pháp so sánh, khảo sát, đánh giá: tìm hiểu các ý tưởng pháp lý, các giải pháp pháp lý, thiết chế pháp lý cụ thể trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, tại Hua Nan Bank Đài Loan (thông qua cán bộ tín dụng và các khoản cho vay thực tế) hoặc các quốc gia (đặc biệt là Đài Loan) tương tác với nhau thế nào, có thể học hỏi được ở nhau những gì ? 7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu của đề tài liên quan đến tài sản đảm bảo của doanh nghiệp Việt Nam thế chấp, cầm cố để vay vốn tại HNCB TW hoặc thông qua hình thức bắt cầu thế chấp, cầm cố cho chi nhánh TP.HCM nhẳm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho các HĐTD đã ký kết. 8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Thông qua việc nghiên cứu đề tài, giúp hệ thống hóa những rủi ro tín dụng trong quá trình hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng Hua Nan TP.HCM cũng như HNCB TW, đánh giá được tình hình quản trị rủi ro trong công tác cho vay của 2 ngân hàng này. Trên cơ sở phân tích những thực trạng và rủi ro tồn tại và rủi ro tiềm ẩn, để thấy được việc TSBĐ cho khoản vay là cần thiết, các quy định pháp luật về đảm bảo thực thi nghĩa vụ trả nợ cho các HĐTD đã ký kết đối với doanh nghiệp vay vốn ngân hàng nước ngoài thật sự hữu ích cho định hướng công tác quản trị rủi ro trong thời gian tới và mạnh dạn đưa ra vài giải pháp nhằm hoàn thiện 1 số quy định, bổ sung sửa đổi các thỏa thuận về TSBĐ cho khoản vay của HNCB TW và của chi nhánh TP.HCM để phù hợp với quy định pháp luật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2