intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

67
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích các quy định pháp luật hiện hành về ưu đãi của thuế TNDN đối với DNNVV; Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ HỮU TRÍ PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ HỮU TRÍ PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phan Thị Thành Dương Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ với nội dung: “PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM” được thực hiện bởi chính học viên bằng dữ liệu được thu thập từ các nguồn xác thực của Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, ngân hàng thế giới, và hướng dẫn chi tiết từ giảng viên Ts. Phan Thị Thành Dương. Đây là công trình nghiên cứu và được hoàn thành hoàn toàn độc lập không sao chép, đã dẫn nguồn đầy đủ nếu có trích dẫn các thông tin có liên quan đến luận văn. Học Viên Lê Hữu Trí
  4. ii LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Ban giám hiệu, quý thầy cô khoa sau đại học trường đại học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt trong suốt quá trình của học viên tham dự khóa đào tạo thạc sĩ tại trường. Các thầy cô giảng viên đã tận tình chỉ bảo kiến thức và kinh nghiệm phong phú cho học viên. Cảm ơn cô Ts Phan Thị Thành Dương, Giảng viên trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hướng dẫn, trao đồi thêm kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học cho học viên, giúp học viên có khả năng hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đồng thời, xin cảm ơn ban lãnh đạo và anh Đạt chuyên viên phụ trách phòng thông tin và cơ sở dữ liệu, Cục đăng kí kinh doanh, Bộ Kế Hoạch Đầu Tư. Ban lãnh đạo và chị Thúy chuyên viên Vụ chính sách thuế, Bộ Tài Chính. Ngân hàng World Bank văn phòng Singapore, Jeany Yu Cordero chuyên gia nghiên cứu chính sách công đã đóng góp ý kiến, tư vấn dữ liệu nghiên cứu để đủ căn cứ đưa ra nhận định và phân tích. Cảm ơn những học viên, những nhà nghiên cứu đã có những công trình khoa học liên quan về đề tài luận văn của tôi, giúp tôi có nhiều cách nhìn nhận. Cuối cùng nhưng không kém quan trọng là bạn bè cùng khóa học, gia đình đã giúp đỡ hỗ trợ tinh thần cũng như đóng góp ý kiến cần thiết để tôi hoàn thành đầy đủ luận văn theo yêu cầu. Học Viên Lê Hữu Trí
  5. iii TÓM TẮT Thế giới đang biến chuyển rất nhanh trong bối cảnh công nghệ số và hiện đại hóa toàn diện, nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia hết sức cấp thiết, với vai trò định hướng phát triển toàn diện kinh tế, xã hội nhà nước cần có những biện pháp cụ thể bằng việc giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có đủ nguồn vốn tái đầu tư cũng như tồn tại trước tình hình đầy biến đổi và rủi ro sau đại dịch Covid 19, để làm được điều này, các quốc gia trên thế giới đã và đang đánh giá cao tầm quan trọng của Doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành phần doanh nghiệp đóng góp tỷ trọng lớn trong tăng trưởng kinh tế, ổn định việc làm, đáp ứng được chuỗi cung ứng cho toàn thế giới. Do đó, cần có chính sách cụ thể từ phía nhà nước là những qui định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách riêng biệt và tương xứng với vai trò đóng góp. Luận văn được thực hiện nhằm mục đích chỉ rõ ra những quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt nam, từ đó có cơ sở để doanh nghiệp, nhà nghiên cứu đánh giá đầy đủ về vấn đề ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp riêng với doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự khác biệt của luận văn là phân tích, làm sáng tỏ cũng như áp dụng thông lệ quốc tế phù hợp nào cho Việt Nam thông quá một quá trình sắp xếp logic: (i) Khái quát và lý luận những vấn đề ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp có liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ trên các nước và Việt Nam (ii) Những tác động, ảnh hưởng từ chính sách thuế ưu đãi thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ từ đó đánh giá sự cấp thiết trong vấn đề đưa ra những quy định cụ thể và kịp thời, mang tính lâu dài nhằm hỗ trợ cho loại hình doanh nghiệp trên (iii) Từ thực trạng áp dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam và thế giới, đưa ra phân tích, giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp sao cho phù hợp thông lệ quốc tế cũng như công bằng cho toàn thể các loại hình doanh nghiệp. Với vai trò đóng góp nhiều nhất cho nền kinh tế cũng như xã hội của doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần có những ưu đãi thuế thu nhập cho doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách tương xứng, mang tính lâu dài, dễ thực thi từ đó là động lực để doanh nghiệp tăng trưởng, đóng góp nhiều hơn. Từ khóa : Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, Doanh nghiệp vừa và nhỏ,
  6. iv ABSTRACT The world is changing very quickly in the context of digital technology and comprehensive modernization, the economic development needs of countries are very urgent, with the role of guiding the comprehensive development of the economy and society. The country needs to take specific measures by reducing the cost burden for businesses, businesses that have enough capital to reinvest as well as survive the changing and risky situation after the Covid-19 pandemic, in order to do this. Because of this, countries around the world have been appreciating the importance of small and medium enterprises, which contribute a large proportion in economic growth, job stability, and supply chain satisfaction. for the whole world. Therefore, it is necessary to have specific policies from the government, which are legal provisions on small and medium-sized enterprise income tax incentives, separately and commensurate with the role of contributions. The thesis is conducted with the aim of specifying the legal provisions on corporate income tax incentives in Vietnam, thereby providing a basis for businesses and researchers to fully evaluate the issue of tax incentives. separate enterprise income from small and medium enterprises, the difference of the thesis is to analyze, clarify as well as apply any appropriate international practices for Vietnam through a logical arrangement process: (i) Overview and theory of corporate income tax incentives related to small and medium enterprises in other countries and Vietnam (ii) Impacts and effects from the preferential corporate income tax policy for small and medium enterprises, thereby assessing the urgency in making specific, timely and lasting regulations. to support the above type of business (iii) From the current situation of applying corporate income tax incentives in Vietnam and the world, providing analysis and solutions to improve the corporate income tax incentive model to be in line with international practices. economic as well as equitable for all types of businesses. With the role of small and medium-sized enterprises contributing the most to the economy and society, it is necessary to have commensurate, long-term, and easy-to-implement income tax incentives for SMEs. That is the driving force for businesses to grow and contribute more. Key word: Income tax incentives for SMEs, theory of income tax incentives SMEs
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................................ii TÓM TẮT ............................................................................................................................................ iii ABSTRACT ......................................................................................................................................... iv LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài............................................................................... 2 2.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................................... 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài ....................................................................................................... 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài .......................................................................................................... 3 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4 6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................................................ 5 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ................................................................................................ 6 CHƯƠNG 1. PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ........................................................................................................................................... 9 1.1 Khái quát về ưu đãi về thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................... 9 1.1.1 Khái niệm ưu đãi về thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa........................................... 9 1.1.2. Đặc điểm của ưu-đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................ 10 1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh-tế và xã hội ......................................... 12 1.1.4. Vai trò của ưu-đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................ 15 1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 17 1.2.1. Khái niệm pháp luật về ưu-đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa................................. 17 1.2.2. Nguyên tắc điều chỉnh bằng pháp luật về ưu-đãi thuế TNDN riêng với doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................................................................................................................................... 18 1.2.3. Nội dung pháp luật về ưu-đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa................................ 20 1.2.4. Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................................................................................................. 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................................. 28 CHƯƠNG 2: THỰC-TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN-THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ƯU-ĐÃI THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH-NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM ............................... 28 2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................................................................................................. 28 2.1.1. Đối tượng ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................. 28 2.1.2. Điều kiện hưởng ưu-đãi về thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................... 31
  8. vi 2.1.3. Hình thức ưu-đãi thuế TNDN đối với doanh-nghiệp nhỏ và vừa .............................................. 33 2.1.4. Mức ưu-đãi thuế TN-DN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................................... 34 2.1.5. Thủ tục ưu-đãi thuế TNDN đối với doanh-nghiệp nhỏ và vừa .................................................. 35 2.2. Thực tiễn thực hiện quy định hiện hành của pháp luật về ưu-đãi về thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ............................................................................................. 36 2.2.1. Kết quả thực hiện pháp-luật về ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ..................................................................................................................................................... 36 2.2.2. Một số khó-khăn, trở-ngại trong quá-trình thực hiện pháp luật về ưu-đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ................................................................................................. 40 2.3. Tham khảo thông lệ quốc tế về thực tiễn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ và vừa và những khuyến nghị của World Bank .............................................................................................. 41 2.4. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam ............................................................................................................................................ 47 2.4.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp-luật về ưu-đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................................................................................................. 47 2.4.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp chính sách về ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam ................................................................................................. 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................................. 56 KẾT LUẬN ........................................................................................................................................ 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa KT - XH Kinh Tế - Xã Hội KH - CN Khoa học - Công nghệ UBTVQH Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội TNDN Thu nhập - doanh nghiệp DNN Doanh nghiệp – nhỏ
  10. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, trong đó ảnh hưởng nhất là lĩnh vực kinh tế. Thời gian qua Việt Nam đã thực hiện tốt nền kinh tế mở, chủ động hòa mình vào quốc tế, tăng cường và phát triển quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực với các nước trong đó có công tác xây dựng pháp luật, điều đó đã mang lại những thành tựu quan trọng tạo ra vị thế của đất nước ta. Thông qua các quy định pháp luật của mình, Nhà nước, Chính phủ đã thực hiện khá thành công vai trò điều chỉnh nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển. Trong đó có một lĩnh vực tiêu biểu đó là pháp luật về thuế. Thông qua các chính sách thuế, Nhà nước khuyến khích việc đầu tư, sản xuất đối với những lĩnh vực, ngành nghề. Thuế còn được sử dụng như là công cụ góp phần mang lại công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và giảm thiểu các vấn đề tiêu cực, hạn chế sự gia tăng các tệ nạn xã hội. Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, cần nhiều chính sách định hướng phát triển toàn diện hơn, dễ tiếp cận hơn, cụ thể là chính sách thuế ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm trực tiếp tăng cường khả năng tái đầu tư và vượt qua các giai đoạn khó khăn tài chính từ lúc đầu thành lập và trong quá trình hoạt động cần động lực để phát triển mạnh mẽ hơn, việc phân tích thực trạng quy định và thực tiễn thực thi đối với chính sách hiện tại, sẽ góp phần làm rõ hơn những điểm mấu chốt cho doanh nghiệp vừa nhỏ tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hiện tại. Theo thống kê của World Bank 2022, DNNVV (SMEs) đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong hầu hết các khu vực kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Các DNNVV chiếm phần lớn các loại doanh nghiệp trên toàn thế giới và đóng góp quan trọng vào việc tạo việc làm và phát triển kinh tế toàn cầu. Họ đại diện cho khoảng 90% doanh nghiệp và hơn 50% việc làm trên toàn thế giới. Các DNNVV chính thức đóng góp tới 40% thu nhập quốc dân (GDP) ở các nền kinh tế mới nổi1. Với vai trò đó, công tác hỗ trợ DNNVV được xem như một trong những 1 https://www.worldbank.org/en/topic/smefinance
  11. 2 nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam là đất nước đang phát triển, với nền kinh tế thị trường non trẻ 35 năm (1986-2021), theo thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư, hiện có 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó DNNVV chiếm 97%, đóng góp 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động. Xác định đúng vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế và dành cho nhóm doanh nghiệp này nhiều ưu đãi, hỗ trợ, trong đó có ưu đãi về thuế TNDN đã được nhiều nước trên thế giới làm từ rất sớm, bao gồm cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, so với số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay đang hoạt động, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế TNDN hiện hành của nhà nước chưa đảm bảo tương xứng với những đóng góp của nó vào nền kinh tế cũng như vào tổng thể an ninh xã hội nói chung. Những kết quả thi hành chính sách ưu đãi thuế đối với DNNVV thời gian qua phần nào đã hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp khi đây là doanh nghiệp còn non trẻ cần được hỗ trợ tài chính để duy trì và phát triển trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, về mặt hiệu quả áp dụng trên thực tế còn nhiều hạn chế do các chính sách thuế này chưa được cụ thể hóa áp dụng. Từ những phân tích trên về chính sách thuế ưu đãi áp dụng cho doanh nghiệp vừa va nhỏ để có thể tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế. Như vậy, việc nghiên cứu, đánh giá các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV đối với nền kinh tế nước ta, đồng thời nghiên cứu chính sách pháp luật ưu đãi thuế thu nhập DNNVV của các quốc gia khác từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật ưu đãi của thuế TNDN đối với DNNVV là cần thiết. Do đó, học viên đã chọn đề tài “Pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” là nội dung nghiên cứu của luận văn thạc sĩ luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi của thuế TNDN đối với DNNVV. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
  12. 3 Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, tác giả đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: (i) Nghiên cứu các vấn đề lý luận về pháp luật ưu đãi của thuế TNDN đối với DNNVV ở Việt Nam; (ii) Phân tích các quy định pháp luật hiện hành về ưu đãi của thuế TNDN đối với DNNVV; (iii) Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đặt ra khi nghiên cứu đề tài, luận văn cần trả lời được câu hỏi sau: - Một là, Tại sao phải đặt điều kiện ưu đãi của thuế TNDN đối với DNNVV là gì? - Hai là, hình thức và thủ tục ưu đãi của thuế TNDN đối với DNNVV? - Ba là, quy định pháp luật về ưu đãi của thuế TNDN đối với DNNVV có gì bất cập? - Bốn là, cần làm gì để hoàn thiện pháp luật ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV ở Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật về về ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV ở Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Về mặt nội dung trong khuôn khổ của Luận văn thạc sĩ, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu ở những nội dung cụ thể sau:
  13. 4 + Đối với phần lý luận, tác giả nghiên cứu phân tích tổng hợp và đưa ra các quan điểm lý luận về ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV, pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV; cơ cấu điều chỉnh pháp luật; tiêu chí đánh giá và sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến việc thực thi lĩnh vực pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV. + Đối với phần thực trạng pháp luật, tác giả tập trung bình luận, đánh giá pháp luật cơ bản nhất về ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV. + Đối với phần thực tiễn thi hành, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu ở hoạt động ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV. - Về không gian: Luận văn nghiên-cứu pháp-luật Việt Nam, trên cơ sở có sự tham khảo và so sánh pháp luật một số nước đúc kết thành kinh nghiệp để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu dựa theo hoạt động xã hội, kinh tế, pháp luật Việt Nam hiện hành, trong đó nghiên cứu chủ yếu tập trung vào thời điểm trong vòng 10 năm trở lại đây, đặc biệt nghiến cứu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015 và Luật Đầu Tư 2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp duy vật biên chứng, duy vật lịch sử của Triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của đảng và Nhà-nước về pháp luật thuế TNDN. Để làm rõ ván đề cần nghiên cứu, luận văn không chỉ dựa vào phương pháp luận chung như đã nêu trên mà còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như phuơng pháp phân tích; phuơng pháp luật học so sánh, phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp… để tiếp cận và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV ở Việt Nam. Cụ thể: - Phương pháp phân tích: phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong nội dung luận văn với mục đích phân tích lý thuyết về pháp luật thuế TNDN, lý thuyết pháp luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa, phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV, phân tích các hạn chế, bất cập của pháp luật ưu đãi thuế TNDN.
  14. 5 - Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 2 của luận văn Luận văn sử dụng phương pháp so sánh nhằm có một cái nhìn toàn diện hơn về những quy định pháp luật Việt Nam về pháp luật ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV hiện hành so với pháp lật giai đoạn trước đây. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp so sánh rất cần thiết để giúp tác giả tìm hiểu về những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật một số quốc gia trên thế giới cũng có quy định về ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từ đó, tác giả có cơ sở để nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV. - Phuơng pháp diễn giải, quy nạp: Hai phương pháp này được sử dụng hầu hết toàn bộ nội dung của luận-văn, nhưng nổi bật nhất là ở Chương 1 và Chương 2. Theo đó, việc kết hợp chặt chẽ phương pháp phân tích với phương pháp diễn giải, quy nạp giúp giải thích các luận cứ khoa học, quan điểm của tác giả đưa ra trong luận văn là có căn cứ, phù hợp, có tính logic. Trên cơ sở đó đưa ra các nhận xét, bình luận, quan điểm có chọn lọc để chuyển hoá vào nội dung của luận văn, đảm bảo các giải pháp mà tác giả đề xuất có tính kế thừa, hợp lý, tính khoa học cũng như tính thực tiễn cao. Trong các phuơng pháp trên thì các phương pháp: phân tích, diễn giải và quy nạp là các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu và xuyên suốt hầu hết các nội dụng của luận văn. 6. Đóng góp của đề tài - Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu một cách có hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV đối với nhóm đối tượng DNNVV mà không phải là với toàn bộ doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ở cấp độ luận-văn thạc-sĩ luật học. - Luận văn là công trình nghiên cứu một cách bao quát, có hệ thống lý luận pháp luật về thuế TNDN, lý luận về DNNVV, lý luận về đãi ngộ hay ưu đãi thuế TNDN riêng cho DNNVV; phân tích, đánh gía một cách tương đối với DNNVV. Trong đó, có thể kể đến những điểm đáng chú ý nhất đó là phân tích và đánh giá
  15. 6 lịch sử ra đời và phát triển của pháp luật ưu đãi thuế TNDN, lịch sử ra đời của khái niệm DNNVV, vai trò của DNNVV, sự tác động của pháp luật ưu đãi, đãi ngộ về thuế TNDN đối với sự phát triển của DNNVV. Ngoài ra, một số giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế TNDN đối với DNNVV tại luận văn là một nội dung tác giả rất mong muốn kiến nghị đến các CQNN có thẩm quyền trong giai đoạn sắp tới thực hiện rà soát, sửa đổi những quy-định của pháp luật về thuế TN-DN, góp phần giúp cho doanh nghiệp có thể thụ hưởng đầy đủ lợi ích và quyền của mình. - Với những đóng góp như trên, luận văn có thể được xem làm tài liệu tham khải cho việc nghiên cứu giảng dạy, học tập trong các cơ sở đào tạo Luật chuyên ngành kinh tế. 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Một trong những thành phần chính, quan trọng của pháp-luật về thuế TN-DN mà không chỉ các nhà hoạch định chính sách mà cộng đồng doanh nghiệp cũng rất quan tâm chính là ưu đãi thuế TNDN. Theo đó, trong suốt thời gian kể từ khi Luật Thuế lợi tức ra đời, đã có nhiều tổ chức, cá nhân và nhà khoa học nghiên cứu về nội dung này ở các phạm vi, mức độ, quy mô khác nhau. Kể từ sau thời điểm Luật thuế TNDN ra đời từ năm 2008 đến nay, vấn đề ưu đãi thuế TNDN nói chung và pháp luật về ưu đãi thuế TNDN nói riêng đã được nhiều công trình nghiên cứu từ các góc độ khác nhau. Ở mức độ khái quát, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau đây: - Đề tài “Pháp luật về ưu đãi về thuế TNDN tại Việt Nam” (2012) của tác giả Lưu Thi Tuyết đều đã trình bày cơ bản được những mục chung về ưu-đãi thuế TNDN, nhưng thời điểm thực hiện nghiên cứu là năm 2011 căn cứ vào luật thuế TNDN năm 2008, nên đến nay đã không còn phù hợp do luật này đã sửa đổi năm 2013; - Tác giả Ngô Thị Cẩm Lệ với đề tài “Pháp luật về thuế TNDN và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội” (2012) đã nêu vấn đề ưu đãi thuế TNDN, tuy nhiên phạm vi chỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  16. 7 - Tác giả Vũ Thị Thùy Linh với đề tài “Ưu đãi thuế TNDN theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hải Dương” (2015) tập trung chủ yếu vào thực tiễn áp dụng tại thành phố Hải Dương. - Đề tài “Pháp luật về ưu đãi thuế TNDN ở Việt Nam hiện nay” (2017) của tác giả Phan Quang Cường tuy đã có những phân tích, đánh giá bao quát, xuyên suốt từ khi Luật thuế TNDN 2008 được ban hành, nhưng chưa tập trung sâu vào đánh giá các quy định hiện hành, thực trạng trong hiện tại. Nghiên cứu pháp luật về các ưu-đãi thuế TNDN ở phạm vi rộng, mức độ chuyên sâu thì có thể kể đến một số công trình luận văn, khoá luận tốt nghiệp như Nguyễn Tiến Mạnh (2019), Pháp luật về ưu đãi thuế TNDN ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học, Đinh Thị Thơm (2012), Chế độ miễn giảm thuế TNDN – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, khoá-luận tốt-nghiệp. Ngoài ra, với phạm vi hẹp hơn, nội dung nghiên cứu về ưu đãi thuế TNDN cũng từng được đăng tải trên các tạp chí như: Hoàn thiện quy định về ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, Phạm Thị Hiền Thảo, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 8/2019; Giảm thuế suất chung và điều chỉnh ưu đãi thuế TNDN, Nguyễn Văn Phụng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, só 8/2013; Bất cập trong pháp luật về ưu-đãi thuế TN-DN và một số đề xuất, TS. Nguyễn Minh Hằng, ThS Nguyễn Hải Yến, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3/2019… Tuy nhiên, tính tới hiện tại, vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu tổng quát và chuyên sâu về lý luận cũng như thực tiễn pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta. Các tài liệu trên giúp cho tác giả có kiến thức tổng quát và nhận định được phần cần làm sáng tỏ cũng như đóng góp ý kiến để thực hiện nội dung “Pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, góp phần có nhìn nhận một cách đơn giản, dễ nắm bắt được nhu cầu áp dụng và thực hiện. Nhận định đối với tình hình đã nghiên cứu: Các tài liệu trên đây đã làm sáng tỏ một số vấn đề, tùy theo nhận định của từng tác giả có những lý luận liên quan đến đề tài và số ít thực tiễn như sau:
  17. 8 (i), Đã có đầy đủ cơ sở trong việc bổ sung, xây dựng hầu như gần đủ mặt lý luận pháp-luật về ưu đãi thuế TN-DN. (ii), Có những phân tích, nắm bắt được các quy định cũng như bình luận sâu sắc về hiện trạng pháp luật về ưu đãi thuế TNDN, từ đó đưa ra những nhận định riêng về ữu đãi cũng như đãi ngộ thuế TNDN có liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ (iii), Việc nghiên cứu thực tiễn từ nhiều nguồn góp phần đánh giá được những kết quả của thông lệ trên quốc tế và so sánh với Việt Nam nhằm nhận định cơ hội cũng như bất cập nhưng chưa thực sự sâu sát hay cập nhật thời điểm cấp bách này về vấn đề thuế thu nhập doanh nghiệp vừa và nhỏ được ưu đãi như thế nào trên thế giới Tuy nhiên, nghiên cứu, phân tích, đánh giá pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thật sự chưa đầy đủ và mang tính kịp thời so với thông lệ của quốc tế, với cách nhìn nhận rằng việc tổng hợp các ưu đãi, đãi ngộ về thuế riêng cho DNNVV tại Việt Nam dựa theo những ưu đãi thuế TNDN nói chung từ đó sử dụng nghiên cứu thông lệ quốc tế nào phù hợp với Việt Nam: (i) Tổng hợp được và bình luận theo nhu cầu cho việc kiện toàn mặt khái niệm về ưu đãi hay đãi ngộ thuế TNDN đối với DNNVV dựa trên cơ sở lý luận. (ii) Phân tích sâu về hiện trạng về ưu đãi hay đãi ngộ thuế TNDN đối với DNNVV, chỉ ra những lúng túng, không thiết thực, hiệu quả của việc áp dụng chung chung dựa theo thuế TNDN mang tính thời điểm riêng cho DNNVV từ đó đưa ra kiến nghị góp phần kiện toàn về thuế TNDN đối với DNNVV. (iii) Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn thực hiện về ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV ở Việt Nam, Luận văn sẽ bình luận, chỉ ra được cách thực hiện, lí do tại sao cần phải kiện toàn về ưu đãi hay đãi ngộ thuế TNDN đối với DNNVV.
  18. 9 CHƯƠNG 1. PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1 Khái quát về ưu đãi về thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1 Khái niệm ưu đãi về thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, trong những năm gần đây, các DNNVV được cho là nguồn động lực chính trong sự tăng trưởng toàn cầu, chiếm đến hơn 90% số lượng doanh nghiệp và trong đó là hơn 50% số lượng việc làm toàn cầu; chiếm tỷ trọng ở mức 70% tổng khối lượng hàng hóa, dịch vụ và ngoài ra còn tạo ra khoảng hơn 50% trên tổng số những sáng tạo, đổi mới về mặt công nghệ toàn cầu. Các chính phủ trên toàn thế giới đều nhận ra tầm ảnh hưởng của thuế TNDN đối với doanh nghiệp, và hướng tới thu hút các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh để đẩy mạnh năng suất và thúc đẩy tăng trưởng. Để đạt được điều này, các chính sách ưu-đãi và khuyến khích về thuế như giảm-thuế suất và thời gian miễn thuế được thực hiện tại các khu vực mục tiêu để tác động đến việc đầu tư vốn và tổ chức kinh doanh. Bên cạnh đó để cụ thể hóa về ngữ nghĩa “Ưu đãi”, Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “ưu đãi” là dành những điều kiện, lợi ích đặc biệt hơn các đối tượng khác. Còn “Đãi ngộ” là hàm ý sẽ được hưởng phần dành cho mình một cách tương xứng. Riêng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, với vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khía cạnh kinh tế cũng như khía cạnh xã hội, doanh nghiệp nhỏ và vừa không phân biệt lĩnh vực, địa bàn hoạt động, cần được nhà nước cho áp dụng những ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, cho dù là quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển, mọi chủ thể trong xã hội phải hoạt động theo pháp luật là các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tham gia thị trường ở khắp mọi nơi. Mặc dù các
  19. 10 công ty này nói chung là nhỏ, nhưng chúng có sự hiện diện lớn trên thị trường, sản xuất một lượng hàng hóa và dịch vụ đáng kể, đồng thời tạo cơ hội việc làm cho một số lượng lớn người lao động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng rất dễ bị tổn thương và phá sản do hạn chế về nguồn lực, dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh. Để hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp này, chính phủ đã thiết lập các chính sách như thuế TNDN ưu đãi, bao gồm miễn, giảm thuế và các ưu đãi khác. Các chính sách này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển mạnh trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, sáng tạo công nghệ. 1.1.2. Đặc điểm của ưu-đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Các ưu đãi về thuế TNDN đối với DNNVV được thể hiện đặc trưng bởi các đặc điểm sau: Thứ nhất, ưu-đãi thuế TNDN riêng với DNNVV phải được ban-hành bởi các CQNN có thẩm quyền theo quy định và thể hiện mối quan hệ pháp lý hai chiều giữa nhà nước và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà nước với vị thế là chủ thể mang tính quyền lực quản lý hoạt động thu thuế TNDN nói chung và thuế TNDN đối với DNNVV nói riêng để tạo nguồn thu cho NSNN. Nhà nước tổ chức quản lý quản lý xã hội bằng các CQNN, mỗi cơ quan được giao thẩm quyền khác nhau chẳng hạn có cơ-quan phụ trách thực hiện việc đề xuát hay xây dựng pháp luật, có cơ quan thực thi việc chấp hành pháp luật… Do đó có thể thấy rằng hoạt động thuế thể hiện tính quyền lực nhà nước trong đó, trong xã hội không ai có quyền bắt buộc người khác phải nộp tiền cho mình ngoài nhà nước bằng hình thức nộp thuế. Tương ứng với đó, chỉ nhà nước mới có quyền cho phép loại đối tượng nào nộp thuế sẽ được miễn, hoặc là giảm trách nhiệm nộp thuế. Theo đó, các quy định về ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV phải được quy định trong văn bản pháp luật do CQNN có thẩm quyền. Các quy định này cũng mang tính QLNN. Không một cơ quan quản lý nhà nước nào được phép hạn chế quyền của DNNVV trong việc hưởng các ưu đãi thuế TNDN đã được pháp luật ghi nhận. Như vậy, ta có thể thấy quan hệ pháp lý hai chiều giữa cơ quan nhà nước và DNNVV ở
  20. 11 đây, trong đó nhà nước trao quyền “phái sinh” cho người nộp thuế mà cụ thể là DNNVV, trong những bối cảnh và trường hợp cụ thể dựa theo tình hình kinh tế xã hội, những ngành nghề đặc trung khác nhau, những mục tiêu cần phải đạt được để cùng phát triển hài hòa, vì lẽ đó DNNVV có quyền được yêu cầu xem xét ưu đãi về thuế TNDN. Thứ hai, ưu-đãi thuế TNDN đối với DNNVV là cơ chế đảm bảo công bằng theo chiều ngang, dọc. Có thể thấy rằng, nhà nước luôn đặt ra các ưu đãi về thuế TNDN nói chung cho tất cả các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp và đáp ứng được các điều kiện hưởng đãi ngộ thuế TN-DN. Đồng thời để giữ vững sự công bằng, nhà nước cũng quy định các đãi ngộ thuế TNDN đối với DNNVV. Tuy nhiên, để được hưởng đãi ngộ thuế TNDN đối với DNNVV này, thì bản thân doanh nghiệp cần phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định pháp luật để có thể được xem là DNNVV không. Pháp luật ưu đãi thuế TNDN sẽ đưa ra các điều kiện và quyền lợi riêng có cho các DNNVV này. Điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của họ nhằm đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn lớn hơn khác trong quá trình hoạt động. Các chính phủ trên toàn thế giới ưu tiên phát triển về mặt xã hội đồng thời là kinh tế sao cho tương thích với chính sách quốc gia của họ. Thứ ba, ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV là biện pháp hỗ trợ tài chính, giảm mức độ chịu tác động của về tài chính đối với nhà nước. Ưu đãi thuế là một tập hợp các biện pháp khác với các quy định tiêu chuẩn của pháp luật về thuế, chủ yếu được thiết kế để cung cấp ưu đãi cho các nhóm người nộp thuế cụ thể, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này trong quá trình kinh doanh trong đó đặc biệt là đối với các DNNVV. Để khuyến khích ưu đãi đối với DNNVV, Nhà nước có thể đưa ra các ưu đãi về thuế riêng biệt ngoài các chính sách được áp dụng chung. Các chính sách chọn lọc này được ban hành cho DNNVV và có lợi hơn so với các doanh nghiệp thông thường. Với ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV riêng biệt thể hiện quan điểm hỗ trợ của Nhà nước, tạo động lực cụ thể cho người nộp thuế là DNNVV. Ưu đãi thuế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2