intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

33
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THUỴ TƯỜNG VY PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC ANH ĐÀO Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi – Lê Thuỵ Tường Vy xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào, được hoàn thành với sự hướng dẫn khoa học nghiêm túc, nhiệt tình của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Anh Đào. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ tác phẩm nào khác hoặc các nội dung do các tác giả khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn này. Những tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụng trong luận văn này đều đảm bảo chính xác và đáng tin cậy. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 01 năm 2024 Tác giả luận văn Lê Thụy Tường Vy
  3. ii LỜI CẢM ƠN Sau hai năm học tập tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, được Quý thầy cô giảng dạy, hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm; đặc biệt là các thầy cô Khoa Luật kinh tế và Khoa Sau đại học, tôi đã tích luỹ được những kiến thức quý báu từ lý thuyết đến thực tiễn để có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới người hướng dẫn khoa học là TS.Nguyễn Ngọc Anh Đào đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận văn. Đồng thời, tôi xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, Lãnh đạo Khoa sau Đại học, các thầy cô giảng viên đã tận tình hướng dẫn, góp ý cho tôi trong cả quá trình học tập, nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, các anh chị em lớp CH2LKT và bạn bè đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc tìm kiếm tư liệu, hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn. Sau cùng, mặc dù đã cố gắng hết sức, được TS.Nguyễn Ngọc Anh Đào hướng dẫn tâm huyết, đóng góp tận tình, song luận văn chắc hẳn vẫn còn hạn chế, thiếu sót nhất định, kính mong Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sỹ trường Đại học Ngân hàng TP.HCM và những ai quan tâm đến đề tài này đóng góp ý kiến phản hồi để tôi hoàn thiện bài luận văn tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Lê Thụy Tường Vy
  4. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN 1.Tiếng Việt 1.1. Tiêu đề: “Pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp" 1.2. Tóm tắt: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là một trong những cá nhân quan trọng nhất trong quá trình vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Tuy pháp luật hiện nay đã quy định khá nhiều về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Do đó, mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, phân tích những nội dung của pháp luật Việt Nam quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những đánh giá nhằm làm rõ những ưu điểm, hạn chế của các quy định của pháp luật hiện hành về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Qua thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, tác giả chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong những quy định của pháp luật và tìm ra nguyên nhân để đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: phương pháp phân tích; phương pháp so sánh luật học; phương pháp diễn giải, quy nạp. Những kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đồng thời có giá trị và ý nghĩa nhất định trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và xây dựng pháp luật về doanh nghiệp nói chung và về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nói riêng. Thông qua luận văn, tác giả đưa ra một số kiến nghị có thể giúp giải quyết từng bước nhiều khó khăn, gút mắc trong việc áp dụng những quy định pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; hướng tới xây dựng hành lang pháp lý về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam nhưng cũng tiếp thu những góc nhìn đa dạng của luật pháp các nước, lãnh thổ khác nhau về quan hệ đại diện. 1.3. Từ khóa: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp
  5. iv 2. English 2.1. Title: “Vietnamese law on legal representatives of the business” 2.2. Abstract: The legal representative of the business is one of the most important individuals in the operation and development of the business. Although the current law has quite a lot of regulations on the legal representative of the business, it also reveals many limitations and shortcomings. Therefore, the objective of this title is study and analyze the contents of Vietnamese law on legal representatives of the business. From there, make assessments to clarify the advantages and limitations of the current legal provisions on legal representatives of the business. Through the practical application of the provisions of the law on the legal representative of the business, the author showed out the shortcomings and limitations in the provisions of the law and find out the reasons to propose ideas that recommend to improve the Vietnamese law on legal representatives of the business. The thesis uses the main research methods: analytical method; comparative jurisprudence method; interpretive and inductive methods. The research results of the thesis contribute to the completion of the legal corridor on the legal representative of the business and have certain value and significance in the research, teaching and law-making of the business in general and the legal representative of the business in particular. Through the thesis, the author offers a number of solutions that can help gradually resolve many difficulties and problems in applying Vietnam's legal regulations on legal representatives of the business; use to build a legal corridor on legal representatives of the business in accordance with business practices in Vietnam but also absorbs diverse perspectives of the laws of different countries and territories on representation 2.3. Keywords: legal representative of the business, Law on Enterprises.
  6. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt 1 BLDS Bộ luật dân sự 2 CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn 3 CTCP Công ty cổ phần 4 CTHD Công ty hợp danh 5 DN Doanh nghiệp 6 DNTN Doanh nghiệp tư nhân 7 ĐD Đại diện 7 HĐTV Hội đồng thành viên 8 HĐQT Hội đồng quản trị 9 NĐDTPL Người đại diện theo pháp luật 10 LDN Luật doanh nghiệp 11 LPS Luật phá sản
  7. vi MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................................3 3. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................6 3.1. Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................6 3.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................7 4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................7 4.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................7 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................8 6.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................8 7. Bố cục của luận văn ............................................................................................8 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP .......................................................................................10 1.1. Khái quát chung về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.....10 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.................................................................................................................10 1.1.1.1. Khái niệm người đại diện của doanh nghiệp ....................................10 1.1.1.2. Khái niệm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ............14 1.1.1.3. Đặc điểm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ......16 1.1.2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong các loại hình doanh nghiệp .....................................................................................................17 1.1.3. Bản chất pháp lý của việc đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp .19 1.1.3. Phạm vi đại diện của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ............................................................................................................................22 1.1.4. Vai trò của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ..............26 1.2. Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.....................................................................................................................29 1.2.1. Nguyên tắc cân bằng ...............................................................................29
  8. vii 1.2.2. Nguyên tắc minh bạch ............................................................................30 1.2.3. Nguyên tắc tự chủ ...................................................................................31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .....................................................................................33 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP ..................................................34 2.1. Địa vị pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp .......34 2.2. Tiêu chuẩn, điều kiện trở thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.....................................................................................................................35 2.2.1.Tiêu chuẩn chung về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp35 2.2.2.Tiêu chuẩn, điều kiện để trở thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo mỗi loại doanh nghiệp ...........................................................36 2.2.2.1.Đối với người đại diện theo pháp luật của Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên .............................................................................................36 2.2.2.2.Đối với người đại diện theo pháp luật của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên ........................................................................................................37 2.2.2.3.Đối với người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần ............38 2.2.2.4.Đối với người đại diện theo pháp luật của Công ty Hợp danh .........39 2.2.2.5. Đối với người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân ..39 2.3. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ................................................................................................................................40 2.3.1. Quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ...............40 2.3.2. Nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp...........45 2.4. Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với các giao dịch do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp xác lập, thực hiện ................................49 2.5. Cơ chế giám sát người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay..................................................................................................................51 2.6. Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ..................................................................................................54 2.6.1.Những ưu điểm ........................................................................................54 2.6.1. Những hạn chế ........................................................................................56
  9. viii KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .....................................................................................65 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP .......................................................................................66 3.1. Thực trạng thực hiện pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ..................................................................................................66 3.2. Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ................................................................................73 3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ........................................................................74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .....................................................................................81 KẾT LUẬN ...........................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................i
  10. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Để thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 10 năm 2021-2030, nhiệm vụ phát triển kinh tế luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm thực hiện. Trong đó, trọng tâm của vấn đề phát triển kinh tế đó chính là thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước, gia tăng cả về số lượng và chất lượng các doanh nghiệp, thể hiện tinh thần “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, huy động mọi nguồn lực phát triển nhanh và bền vững”. Có thể khẳng định rằng, Đảng và Nhà nước ta hầu như luôn chú trọng xây dựng một môi trường kinh doanh cởi mở cho doanh nghiệp. Đặc biệt, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp đã không ngừng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý để các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm tham gia thành lập các loại hình doanh nghiệp. Trong đó có không ít quy định pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đối tượng được xem như “bộ mặt” của doanh nghiệp, là một thành phần không thể thiếu trong cơ cấu nhân sự của bất kỳ doanh nghiệp nào. Doanh nghiệp là chế định pháp lý đặc thù trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ thể của quan hệ pháp luật với tư cách là pháp nhân. Tương tự như cá nhân, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cũng phát sinh các giao dịch, quyền lợi và nghĩa vụ với các chủ thể khác như Nhà nước, đối tác, với khách hàng... Tuy doanh nghiệp là một thực thể pháp lý độc lập nhưng bản thân doanh nghiệp lại không thể đích thân hành động vì đây là thực thể mang tính trừu tượng, phi vật lý. Do vậy, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thông qua hành vi cụ thể của con người, đó là người đại diện theo pháp luật. Theo đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người được chủ sở hữu của doanh nghiệp cử ra thay mặt doanh nghiệp để xử lý các vấn đề trong doanh nghiệp, giao dịch với bên ngoài vì sự phát triển của doanh nghiệp. “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự,
  11. 2 nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Toà án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.” (Khoản 1 Điều 12 LDN năm 2020). Đối với những chủ thể không thể tự mình tham gia quan hệ dân sự như doanh nghiệp thì đây là chế định pháp lý không thể thiếu, là chế định quan trọng bậc nhất đối với quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Mặc dù doanh nghiệp là chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật nhưng mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải thông qua người đại diện kể từ khi được đăng ký kinh doanh cho đến khi phá sản hoặc giải thể. Với địa vị pháp lý quan trọng như vậy nên trong các văn bản quy phạm pháp luật như BLDS năm 2015 và LDN năm 2020, Luật Phá sản năm 2014 đều có quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Các quy định này hình thành nên một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Việc áp dụng pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp vẫn còn có một số điểm vướng mắc cần làm rõ, chưa thống nhất, thậm chí gây khó khăn cho chính các cơ quan Nhà nước và ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt khi Việt Nam đang trên đà hội nhập như hiện nay, nhiều quy định pháp luật liên quan người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp vẫn chưa bắt kịp được xu hướng chung của thế giới, chưa phù hợp với một số quan điểm pháp lý phổ biến, được nhiều nước trên thế giới ghi nhận và thực hiện. Các tranh chấp liên quan đến người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong quan hệ hợp đồng rất phổ biến, cần có những giải pháp pháp lý phù hợp, kịp thời để giải quyết và hạn chế phần nào các tranh chấp liên quan. Việc tiếp tục nghiên cứu về chế định này có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần thúc đẩy sự bình đẳng, tôn trọng tính tự chủ, tiến bộ của xã hội; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; góp phần hạn chế những bản án, quyết định của các cấp xét xử bị hủy liên quan đến người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp từ đó tạo điều kiện để các tổ chức, pháp nhân kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình kinh doanh, tiết kiệm được chi phí tham gia vào tố tụng dân sự. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về người đại diện
  12. 3 theo pháp luật của doanh nghiệp" làm Luận văn tốt nghiệp, nhằm làm rõ thực trạng, nguyên nhân, đồng thời tăng cường sự hiểu biết, nhận thức về những quy định của pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thêm đầy đủ và đúng đắn từ đó có thề đưa ra những kiến nghị cụ thể góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong phạm vi và các cấp độ khác nhau, chế định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đã được nhiều học giả, nhà nghiên cứu, nhà khoa học quan tâm, phân tích thông qua những công trình nghiên cứu, bài viết khoa học tiêu biểu sau đây: Luận án Tiến sĩ Luật học năm 2021, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam – Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội: “Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thanh. Điểm mới của công trình khoa học này là hệ thống hóa những lý thuyết pháp lý hiện nay ảnh hưởng đến việc xác định mô hình đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; đánh giá các ưu điểm và tồn tại của quy định của pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân tích thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về các khía cạnh liên quan đến đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như: điều kiện trở thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, thẩm quyền đại diện, quyền và nghĩa vụ của người đại diện, cơ chế giám sát và trách nhiệm pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, nhất là làm rõ quy định của pháp luật về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và doanh nghiệp đối với bên thứ ba ngay tình. Luận văn Thạc sỹ Luật kinh tế năm 2020 , Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam – Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội: “Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2014 từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Thị Kiều Hạnh. Luận văn nghiên cứu các quy định của LDN năm 2014 về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật đối với chế định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp áp dụng tại
  13. 4 Thành phố Hồ Chí Minh từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Luật kinh tế năm 2021, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam – Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội: “Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2020” của tác giả Vũ Thị Hoài Thương. Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học về các quy định pháp lý về người đại diện của doanh nghiệp trong đó có người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của người đại diện đối với doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2020. Từ đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp để góp phần hoàn thiện Luật doanh nghiệp, giúp cho việc quản lý người đại diện trong công ty minh bạch, hiệu quả, bảo vệ được quyền lợi của chủ sở hữu, nhà đầu tư và các bên liên quan đến doanh nghiệp. Một số bài viết cũng có đề cập về các khía cạnh khác nhau về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như: Bài viết “Hành lang pháp lý về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhìn từ thực tiễn” của tác giả Bùi Đức Giang đăng trên Tạp chí Ngân hàng ngày 18/08/2021. Bài viết phân tích khái niệm, thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, về vấn đề chỉ định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Song song đó, tác giả bình luận về chế độ nhiều người đại diện theo pháp luật, so sánh với pháp luật các nước khác. Nói chung, trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích các ưu điểm và hạn chế của các quy định này dưới góc nhìn từ thực tiễn, đồng thời đánh giá một số tác động tới hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng. Bài viết “Một số hạn chế của quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp” của tác giả Mai Thị Ngọc Oanh đăng trên Tạp chí Luật sư Việt Nam ngày 27/06/2021. Trong bài viết này, tác giả phân tích những hạn chế của quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 như về quy định xác lập người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; về quy định tiêu chuẩn, điều kiện của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  14. 5 về số lượng người đại diện; quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Đồng thời, tác giả đưa ra một số đề xuất hoàn thiện các quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Bài viết “Hoàn thiện quy định của luật doanh nghiệp về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp” của tác giả Phạm Thị Lệ Xuân đăng trên Tạp chí Tòa án Nhân dân ngày 01/08/2022. Bài viết chỉ ra những bất cập, hạn chế trong quy định của Luật DN năm 2020 về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Tác giả tập trung phân tích những tồn tại, hạn chế của quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ở các khía cạnh cụ thể là về việc ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; về người đại diện theo pháp luật đối với Cty TNHH hai thành viên trở lên và về trường hợp DNTN có người đại diện theo pháp luật bị mất tích. Bên cạnh đó, bài viết cũng đề xuất hướng hoàn thiện tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung, bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nói riêng. Bài viết “Một số rủi ro pháp lý từ quy định cho phép doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật” của tác giả Lê Thảo Nguyên đăng trên Tạp chí Pháp luật và thực tiễn số 44/2020. Tuy trong bài viết tác giả phân tích các quy định của LDN năm 2014 về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp song những nhận định của tác giả vẫn có nhiều giá trị tham khảo để hoàn thiện hơn quy định pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Xét về góc độ của bên thứ ba liên quan thì không thể không nhắc đến bài viết “Quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao kết hợp đồng với người không phải đại diện theo pháp luật của công ty” của Phạm Văn Cường đăng trên Tạp chí Tòa án Nhân dân ngày 17/5/2019. Trong bài viết, tác giả phân tích các quy định của pháp luật về việc xác định trách nhiệm của công ty đối với những giao dịch, hợp đồng không do người đại diện theo pháp luật của công ty ký kết. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến hạn chế trong quy định pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao kết hợp đồng với người không được công nhận là người đại
  15. 6 diện theo pháp luật của công ty. Các bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả trên thật sự có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, là nguồn tài liệu tham khảo phong phú và có giá trị lớn đối với luận văn của bản thân tác giả Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưa thực sự bao quát, toàn diện hết các vấn đề liên quan đến người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mà thực tiễn đặt ra. Do vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này mang tính thời sự sâu sắc nhằm bổ sung, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020. Đây chính là “khoảng trống nghiên cứu” để người viết lựa chọn thực hiện luận văn về đề tài này ở cấp độ thạc sỹ. 3. Mục tiêu của đề tài 3.1.Mục tiêu tổng quát Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu, phân tích những nội dung của pháp luật Việt Nam quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Từ đó đưa những đánh giá những quy định pháp luật cụ thề này nhằm làm rõ các nguyên tắc chi phối, nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Qua thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, tác giả sẽ chỉ ra được các vấn đề còn vướng mắc, hạn chế của pháp luật và tìm ra nguyên nhân để đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. 3.2. Mục tiêu cụ thể Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu chung như trên, luận văn tập trung giải quyết những mục tiêu cụ thể sau: - Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  16. 7 - Hai là, nghiên cứu, phân tích các quy định của LDN năm 2020 về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. - Ba là, phát hiện những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thông qua thực tiễn áp dụng và chỉ ra những tồn tại trong các quy định pháp luật trong việc áp dụng trên thực tế, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và các quy định pháp luật Việt Nam về chế định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung trong khuôn khổ của Luận văn thạc sỹ, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu ở những nội dung cụ thể sau: + Đối với phần lý luận, tác giả nghiên cứu phân tích tổng hợp và đưa ra các quan điểm lý luận về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; nguyên tắc điều chỉnh pháp luật; tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi lĩnh vực pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. + Đối với phần thực trạng pháp luật, tác giả tập trung bình luận, đánh giá các quy định cơ bản nhất của pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp của từng loại hình doanh nghiệp. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, trên cơ sở có sự tham khảo pháp luật một số nước về đại diện từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu bối cảnh kinh tế - xã hội, pháp luật Việt
  17. 8 Nam từ năm 2018 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Triết học Mác – Lê nin. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích, phương pháp luật học so sánh, phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp, phương pháp tiếp cận liên ngành để tiếp cận và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Luận văn là công trình nghiên cứu một cách bao quát, có hệ thống lý luận pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trong đó, có nêu về khái niệm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, vai trò của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được trình bày tại luận văn cũng là một nội dung mà tác giả rất mong muốn kiến nghị đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giai đoạn sắp tới thực hiện việc quy định cụ thể hơn về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhằm bảo đảm đúng quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. - Với những đóng góp như trên, luận văn có thể được xem làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy, học tập trong các cơ sở đào tạo Luật chuyên ngành kinh tế. 7. Bố cục của luận văn Luận văn được kết cấu theo 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung gồm 3 chương và Phần kết luận. Phần nội dung của luận văn gồm 03 chương: CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
  18. 9 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
  19. 10 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát chung về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm người đại diện của doanh nghiệp “Đại diện” là một từ Hán – Việt vừa là động từ vừa là danh từ, hàm nghĩa là “thay mặt”. Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, “Đại diện là một người (người ĐD), một tập thể (ban ĐD) hoặc một cơ quan (cơ quan ĐD) được uỷ quyền nhân danh chủ thề trong quan hệ giao dịch.” ĐD là một quan hệ pháp luật. Chủ thể của quan hệ ĐD bao gồm người ĐD và người được ĐD. Trong những hoàn cảnh cụ thể, quan hệ ĐD có thể phát sinh một cách đương nhiên giữa chủ thể ĐD và chủ thể được ĐD, từ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, ví dụ như nhân viên bán hàng lẽ dĩ nhiên sẽ đại diện cho cửa hàng, công ty trong giao dịch với khách hàng; Bộ trưởng Bộ ngoại giao thay mặt quốc gia trong quan hệ đối ngoại. Ngoài ra, một chủ thể cũng có thể được xác định là ĐD cho một chủ thể khác căn cứ theo quy định cụ thể của pháp luật chẳng hạn những quy định về người giám hộ, hoặc thông qua các hình thức uỷ quyền. Đối với đa số các nước trên thế giới, dù là áp dụng hệ thống pháp luật Dân luật (Civil Law) hay theo hệ thống pháp luật Thông luật (Common Law), thì ĐD là một chế định pháp lý khá phổ biến. Đơn cử như tại khoản 1 Điều 99 Bộ luật Dân sự Nhật Bản năm 2005 quy định về người ĐD: “Một người đại diện biểu hiện ý định hoặc hành động thay mặt người được đại diện trong phạm vi thẩm quyền của mình sẽ ràng buộc trực tiếp người được đại diện”.1 Trong khi đó, ở nước Anh, nhà làm luật đã định nghĩa về chế định “đại diện (agency)” là một chế định thường dùng khi người ta muốn nói đến tư cách pháp lý của một người (người ĐD) có đủ thẩm quyền hoặc 1 Nguyên văn: “第九十九条代理人がその権限内において本人のためにすることを示してした 意思表示は、本人に対して直接にその効力を生ずる。”,民法(明治二十九年法律第八十九号 )最終更新:平成二十九年法律第四十四号, https://www.japaneselawtranslation.go.jp/en/laws/view/3494/ja
  20. 11 khả năng trong việc giúp hình thành quan hệ giữa một người khác (người được ĐD) với người thứ ba. Quan hệ ĐD có thể hình thành bất cứ lúc nào miễn là một người được quyền thay mặt người khác mà hành động, với điều kiện là bản thân người ĐD đó bằng lòng hành động như vậy.2 Ngoài ra, tại Điều 797 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan, chúng ta có thể thấy một định nghĩa khác về đại diện, đó là: “Đại diện là một hợp đồng mà theo đó, một cá nhân, được gọi là người ĐD, có quyền hành động thay cho cá nhân khác, được gọi là người được ĐD, và đồng ý hành động như vậy. Đại diện có thể là minh thị hoặc ngầm định ”.3 Ngoài ra, nhắc đến chế định đặc biệt như chế định ĐD thì không thể không nhắc đến Học thuyết về ĐD của Hoa Kỳ. Học thuyết này được trình bày trong Bản phát biểu số 3 về ĐD (Nguyên gốc tiếng Anh là “Restatement of agency 3rd”). Cụ thể, trong bản phát biểu, phần § 1.01 định nghĩa ĐD như sau: “ĐD là mối quan hệ ủy thác phát sinh khi một người (người được ĐD) thể hiện sự đồng ý với một người khác (người ĐD) rằng người đó sẽ hành động thay mặt cho người được ĐD và chịu sự điều chỉnh, kiểm soát của người được ĐD, và người ĐD thể hiện sự đồng ý hoặc bằng cách khác thể hiện sự đồng ý thông qua hành động.”4 Mặc dù có lịch sử trải qua quá trình xây dựng và sửa đổi không dài tuy nhiên pháp luật về dân sự của nước ta dần dần học hỏi thêm những kinh nghiệm tiên tiến mà các nước khác đang áp dụng trong lĩnh vực pháp luật về doanh nghiệp, đặc biệt là đối với chế định ĐD, cũng như tham khảo các lý thuyết kinh điển về ĐD đã xuất hiện và được công nhận ở các nước mà nền kinh tế thương mại đã phát triển rực rỡ hàng trăm năm nhằm từng bước hoàn thiện tương đối đầy đủ Bộ luật dân sự (BLDS) và Luật DN (LDN). Tại Việt Nam, chế định ĐD được quy định trong Chương IX Bộ 2 Lord Hailsham of St. Marylebone, Lord High Chancellor of Great Britain (1973). Halsbury’s Laws of England, Fourth Edition, Volume I, Administrative Law, Amiralty, Affiliation and Legitimation, Agency, Agriculture, Butterworths, London, p. 418. 3 Nguyên văn: “มาตรา 797 ่ อันว่าสัญญาตัวแทนนั น คือสัญญาซึงให ้บุคคลหนึง เรียกว่า ตัวแทน ้ ่ มีอานาจทาการแทนบุคคลอีกคนหนึง ่ เรียกว่าตัวการ และตกลงจะทาการดังนัน่ ้ อันความเป็ นตัวแทนนันจะเป็ นโดยตังแต่งแสดงออกชัดหรือโดยปริยายก็ย่อมได ้.”, ้ ้ ประมวลกฎหมายแพ่งและพาณิชย์, ประมวลกฎหมายแพ่งและพาณิชย์ (krisdika.go.th), truy cập ngày 10/11/2022. 4Nguyên văn: “Agency is the fiduciary relationship that arises when one person (a ‘‘principal’’) manifests assent to another person (an ‘‘agent’’) that the agent shall act on the principal’s behalf and subject to the principal’s control, and the agent manifests assent or otherwise consents so to act.”, § 1.01 Restatement of agency 3rd
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2