Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay
lượt xem 15
download
Luận văn này nghiên cứu lý luận về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản Việt Nam, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƯU THỊ PHẤN QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HÀ NỘI, 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƯU THỊ PHẤN QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BÙI NGỌC CƯỜNG HÀ NỘI, 2020
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng đây là bài nghiên cứu của cá nhân em với sự hướng dẫn của thầy giáo TS.Bùi Ngọc Cường. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, các thông tin trích dẫn trong bài luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 9 năm 2020 Học viên luận văn Lưu Thị Phấn
- LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Luật – Học Viện Khoa Học Xã Hội đã chỉ dạy cho em những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cần thiết trong thời gian học tập vừa qua để em có thể thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn của mình. Đặc biệt em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo TS.Bùi Ngọc Cường đã luôn quan tâm, đồng hành và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình hoàn thành đề tài luận văn thạc sỹ này. Với trình độ còn hạn chế nên bài luận văn của em không tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong được các thầy cô giáo góp ý để em có điều kiện học hỏi cũng như tiếp thu, trang bị thêm kiến thức pháp luật phục vụ cho công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn!
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN .......... 100 1.1. Khái quát về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán ................................................................................................................... 100 1.2. Pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán ................................................................................................................... 212 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN THEO LUẬT PHÁ SẢN .................................................................................................................. 311 2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán ............................... 311 2.2. Các quy định pháp luật hiện hành về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán ............................................................................ 334 2.3. Một số nhận xét, đánh giá thực trạng pháp luật quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán tại Việt Nam ............................................ 49 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN ............................................................. 623 3.1. Quan điểm hoàn thiện ......................................................................... 623 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán .......................................................................................... 639 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán ........................................................................................ 6968 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 723 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 745
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT VIẾT ÐẦY ÐỦ 1 LPS Luật Phá sản 2 XHCN Xã hội chủ nghĩa 3 TAND Tòa án nhân dân 4 DNQLTLTS Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tại Việt Nam, trong tiến trình đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường, pháp luật về tham gia thị trường và rút khỏi thị trường của các chủ thể kinh doanh đã từng bước đổi mới, góp phần quan trọng trong việc tạo khuôn khổ pháp lý cần thiết, tương thích với các thông lệ quốc tế trong xu thế hội nhập. Tuy nhiên, cũng còn tồn tại nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình điều chỉnh pháp luật cần tiếp tục luận giải, trong đó có vấn đề điều chỉnh pháp luật về phá sản. Theo quy định pháp luật hiện hành, phá sản là tình huống diễn ra khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Mặc dù không phải tất cả các tình huống doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn đều dẫn đến phá sản doanh nghiệp, tình trạng mất khả năng thanh toán cho phép kích hoạt các thủ tục pháp lý về phá sản. Một trong những mục đích quan trọng của thủ tục này là cho phép các chủ nợ có thể bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của mình khi con nợ mất khả năng thanh toán. Để thực hiện mục đích này, quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng nhất của pháp luật về phá sản. Việc quản lý tài sản không chỉ có ý nghĩa ngăn cản việc tẩu tán tài sản, đảm bảo sự phân chia một cách công bằng và hợp lý cho các chủ nợ mà còn có ý nghĩa đảm bảo cho tài sản có thể được sử dụng một cách hiệu quả trong quá trình tiến hành các bước của thủ tục phá sản, cho phép doanh nghiệp có thể khôi phục lại hoạt động của mình nếu có khả năng. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế về pháp luật phá sản, đặc biệt đối với cơ chế quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Một số hạn chế có thể kể ra như tình trạng thiếu văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật có liên quan chưa đồng bộ, chưa phù hợp. Đặc biệt, ngay cả đối với LPS năm 2014 là đạo luật mới nhất được ban hành về phá sản và đã kế thừa những điểm tích cực, tiến bộ của LPS năm 2004, đồng thời có nhiều sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về phá sản để phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước và quốc tế, thực tiễn áp dụng các quy định LPS năm 2014 cũng cho thấy, một số quy định còn chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, chưa bao quát toàn diện những phát sinh trong thực tiễn, ví dụ: 1
- việc thực hiện thủ tục kiểm kê tài sản thường kéo dài, ảnh hưởng đến tâm lý mong muốn phục hồi doanh nghiệp của các bên liên quan; các chủ thể thực hiện quản lý tài sản có vị trí, vai trò, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu; đặc biệt, những yếu tố khác ảnh hưởng quan trọng đến kết quả thực hiện thủ tục này là sự thiếu minh bạch về tài chính, kế toán trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tâm lý bài trừ doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục phá sản nói chung trong xã hội… dẫn đến hiệu quả quản lý tài sản không cao, còn tạo ra những kẽ hở cho doanh nghiệp tẩu tán, làm thất thoát tài sản. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện những quy định của LPS năm 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng thủ tục phá sản, có thể tác động không nhỏ đối với sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Xuất phát từ lý do này, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay” làm đề tài Luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Việc nghiên cứu về phá sản và pháp luật phá sản cũng như khía cạnh quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không phải là một chủ đề nghiên cứu xa lạ ở Việt Nam và trên thế giới. Tại Việt Nam, có rất nhiều các công trình nghiên cứu công phu về chủ đề này đã được công bố (sách tham khảo, giáo trình, luận án, luận văn, các bài viết nghiên cứu…) đặc biệt là các công trình liên quan đến quá trình xây dựng, ban hành LPS doanh nghiệp năm 1993, LPS các năm 2004 và 2014. Ở nước ngoài, một số nghiên cứu đã thực hiện cho thấy chủ đề phá sản được phân tích, luận giải ở nhiều góc độ khác nhau như nội dung triết lý về phá sản doanh nghiệp và việc tái cấu trúc, bảo hộ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ, đưa ra các tiêu chí về phá sản…Các nghiên cứu này cung cấp những thông tin tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu về cơ chế giải quyết phá sản nói chung và vấn đề quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nói riêng ở Việt Nam. 2
- Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài khá đa dạng, từ nghiên cứu chung về luật phá sản đến phân tích từng khía cạnh cụ thể trong quá trình giải quyết phá sản của doanh nghiệp, trong phạm vi tìm hiểu của mình, tác giả đã nghiên cứu được một số công trình sau đây: * Tài liệu nghiên cứu trong nước: 1. PGS.TS. Dương Đăng Huệ (2005), Pháp luật phá sản của Việt Nam, Sách tham khảo, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Đây là công trình xác lập quan điểm về pháp luật phá sản trong nghiên cứu và xây dựng Luật Phá sản, nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về các vấn đề liên quan đến phá sản, phân tích về các chủ thể trong tố tụng phá sản, trong đó có chủ thể quản lý và thanh lý tài sản, nghiên cứu nhiều quy định mới trong LPS năm 2004 so với LPS doanh nghiệp năm 1993. Tuy nhiên, đây là công trình nghiên cứu chung, tổng thể các vấn đề mà không đi sâu phân tích về quản lý tài sản của doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. 2. Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Thực trạng phá sản doanh nghiệp và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam - Chủ nhiệm: ThS.Nguyễn Kim Anh. Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu và đánh giá pháp luật về phá sản ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, tìm hiểu thực trạng thi hành LPS doanh nghiệp năm 1993 ở Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là các văn bản pháp luật có liên quan đến phá sản doanh nghiệp và tổ chức bộ máy thực thi LPS doanh nghiệp năm 1993 như Tòa kinh tế thuộc TAND và các cơ quan thi hành án. Tuy nhiên, Đề tài đi sâu phân tích một số nét cơ bản đã được bổ sung, sửa đổi mà chưa đi sâu phân tích về vấn đề quản lý tài sản của doanh nghiệp. 3. Đề tài khoa học năm 2008 của Bộ tư pháp: “Thực trạng pháp luật về phá sản và việc hoàn thiện môi trường pháp luật kinh doanh tại Việt Nam”- PGS.TS.Dương Đăng Huệ và ThS.Nguyễn Thanh Tịnh làm chủ nhiệm. Đề tài đã phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục phá sản và tập trung vào vấn đề thực trạng thực hiện quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Làm rõ thực trạng giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, phát hiện những tồn tại, hạn chế của LPS năm 2004, các văn bản pháp luật có liên quan cũng như 3
- các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản. 4. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2009), Đề tài khoa học cấp bộ “Các giải pháp pháp lý nhằm giải quyết tốt hơn việc phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam”, Hà Nội - Chủ nhiệm PGS.TS Dương Đăng Huệ. Đề tài bàn về mục tiêu của pháp luật phá sản hiện đại và quan điểm hoàn thiện pháp luật phá sản Việt Nam không chỉ là việc thanh lý tài sản doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, mà còn có xu hướng hướng về doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ, đề xuất các giải pháp pháp lý nhằm giải quyết tốt hơn việc phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam. 5. Trương Hồng Hải (2004), Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ luật so sánh và phương hướng hoàn thiện, Luận án tiến sĩ luật học. Luận án tập trung nghiên cứu so sánh LPS doanh nghiệp năm 1993 của Việt Nam với LPS của một số nước như Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga…trên những vấn đề chủ yếu như: xác định tình trạng phá sản, phạm vi đối tượng của Luật Phá sản, quản lý tài sản phá sản, mô hình thủ tục tố tụng phá sản. Nghiên cứu đánh giá LPS doanh nghiệp Việt Nam trong mối quan hệ so sánh với luật phá sản của một số nước đồng thời rút ra kết luận về sự tương đồng cũng như sự khác biệt giữa pháp luật phá sản của Việt Nam với luật phá sản của các nước cũng như những nguyên tắc, yếu tố chi phối các đặc điểm đó. 6. Vũ Thị Hồng Vân - khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo quy định của pháp luật phá sản Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học. Luận án đã tập trung nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện về thủ tục quản lý và xử lý tài sản phá sản, trong đó có đề cập tới Tổ quản lý và thanh lý tài sản với tư cách là chủ thể của hoạt động đó, đồng thời Luận án cũng phân tích, đánh giá những bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật về chủ thể này trong thực tiễn. Tuy nhiên luận án chưa có được những nghiên cứu tổng hợp, toàn diện về Tổ quản lý và thanh lý tài sản với tư cách là một chủ thể đặc biệt trong tố tụng phá sản. 7. Dương Kim Thế Nguyên (2015), Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học. 4
- Luận án phân tích về khái niệm phá sản, thủ tục phá sản và những liên hệ đến LPS năm 2014, xác định rõ các đối tượng tổ chức tín dụng được áp dụng các quy định đặc thù về giải quyết phá sản theo hướng loại trừ những đối tượng không áp dụng các quy định này bao gồm, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và các tổ chức tài chính quy mô nhỏ. 8. An Phương Huệ (2004), Luật Phá sản của Việt Nam và Luật Phá sản của Cộng hòa Pháp – những nét tương đồng và khác biệt, Luận văn Thạc sỹ Luật học. Luận văn tập trung phân tích các quy định của pháp luật phá sản Việt Nam trong mối liên hệ so sánh với LPS Pháp, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm góp phần hoàn thiện pháp luật phá sản ở nước ta. 9. Nguyễn Đức Hải (2018), Pháp luật về quản tài viên và doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ Luật học. Luận văn phân tích chuyên sâu về chế định Quản tài viên và DNQLTLTS qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng, từ đó rút ra những nhận xét và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện. Ngoài các sách tham khảo, Đề tài khoa học và các luận án, luận văn nêu trên, còn có nhiều công trình nghiên cứu thể hiện dưới dạng các giáo trình, đặc san tuyên truyền, chuyên đề, các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, trang thông tin điện tử .v.v. * Tài liệu nghiên cứu nước ngoài: 1. Roy Goode (1997), Principles of Corporate Insolvency Law, Sweet and Maxwell, London cung cấp triết lý về phá sản doanh nghiệp và việc tái cấu trúc, bảo hộ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ, bàn về các nguyên tắc của pháp luật phá sản, đưa ra 10 nguyên tắc chung của pháp luật phá sản như quyền được tích lũy tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trước khi bị thanh lý hay nguyên tắc về sự bình đẳng giữa các chủ nợ không có tài sản bảo đảm. Đồng thời, phân tích về lý thuyết và phương thức thực hiện “tái cấu trúc” (restructure), “sắp xếp” (arrangement) doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ. 2. European Parliament (2010), Harmonisation of insolvency law at EU level, Brussels bàn về luật phá sản trong khối EU, phân tích đặc điểm, cách thức thực 5
- hiện tái cấu trúc doanh nghiệp trong thủ tục phá sản ở các nước. Phân chia ba tiêu chí để xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ gồm: Tiêu chí định lượng; tiêu chí kế toán; tiêu chí dòng tiền (cash-flow). 3. Alan Schwartz (2005), A Normative Theory of Business Bankruptcy, Yale Law School đã phân tích về Lý thuyết phá sản ban đầu, Lý thuyết phá sản hiện tại và quan điểm hiện đại về lãi suất và đầu tư trong mối quan hệ về hiệu quả giữa phá sản với những chi phí, lãi suất của pháp luật phá sản của Hoa Kỳ. 4. Eva Hüpkes (2003), Insolvency - why a special regime for banks?, https://www.imf.org/external/np/leg/sem/2002/cdmfl/eng/hupkes.pdf chỉ ra tính đặc thù hay chế độ đặc biệt của phá sản ngân hàng, tổ chức tín dụng với những tiêu chí khắt khe. 5. Richard M.Hynes, Steven D.Walt (2010), Why Banks Are Not Allowed in Bankruptcy”, Article 4, Washington and Lee Law Review lý giải tại sao các ngân hàng thì không được phép phá sản. Nhìn chung, các công trình trên thường tập trung vào việc phân tích, đánh giá khái quát về pháp luật phá sản, các cơ sở lý luận, nguyên tắc hoặc trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản của doanh nghiệp hoặc chủ yếu phân tích những vấn đề đó trên cơ sở các LPS doanh nghiệp năm 1993, 2004, 2014 và các kinh nghiệm từ nước ngoài. Các vấn đề về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán chủ yếu được lồng ghép trong nội dung nghiên cứu về phá sản. Trong một giới hạn nhất định, các công trình nêu trên đã đưa ra những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn, giúp cho tác giả học hỏi, kế thừa những nghiên cứu khoa học đó để góp phần xây dựng và hoàn thiện Luận văn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo pháp luật phá sản Việt Nam, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 6
- - Nghiên cứu, phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận chung của pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán; - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán; thực trạng thi hành pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán ở Việt Nam; - Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn: - Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và các quy định pháp luật có liên quan, từ đó phát hiện những hạn chế, bất cập để đề ra giải pháp hoàn thiện. - Luận văn giới hạn nghiên cứu quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (không bao gồm Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã, tổ chức tín dụng và hộ kinh doanh). 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Giới hạn về thời gian: Luận văn nghiên cứu giới hạn từ thời điểm LPS năm 2014 có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 01 năm 2015) trở lại đây; - Giới hạn về không gian: Luận văn giới hạn việc tìm hiểu thực tiễn thi hành pháp luật tại Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của Luận văn, tác giả áp dụng các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu như sau: 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, bao gồm phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 7
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống trong khoa học pháp lý như: - Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương của luận văn để làm rõ cơ sở lý luận của quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán như phân tích khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán; phân tích sự cần thiết và nội dung của thủ tục này; phân tích thực trạng pháp luật, thực trạng thi hành pháp luật và các giải pháp hoàn thiện pháp luật, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện thủ tục này. - Phương pháp hệ thống hóa các luận điểm khoa học, tổng hợp: Thông qua các phương pháp này, các thông tin đơn lẻ sẽ được tổng hợp, hệ thống hóa và xâu chuỗi thành các nhóm vấn đề, được phân tích, khái quát hóa thành các luận điểm, xây dựng khung lý thuyết, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật. Phương pháp này được sử dụng tại các chương nội dung của luận văn. - Phương pháp luật học so sánh được sử dụng để tham khảo quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam. Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp đối chiếu, diễn giải, quy nạp, lịch sử… để giải quyết những vấn đề cơ bản của Luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định này, nâng cao hiệu quả của việc quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nói riêng cũng như hiệu lực và hiệu quả của pháp luật phá sản nói chung. Cụ thể Luận văn có những đóng góp sau đây: Một là, nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trong sự đối chiếu, so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới. Hai là, phân tích những nội dung của pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, đồng thời chỉ ra một số quy định bất cập trong các 8
- văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam và những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Ba là, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị về phương hướng và một số giải pháp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Tác giả Luận văn hi vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc củng cố cơ sở lý luận liên quan đến quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trong pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay. Bổ sung vào hệ thống tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, học tập và những người làm công tác thực tiễn liên quan đến vấn đề phá sản doanh nghiệp và các chủ thể có thẩm quyền quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, trong đó đặc biệt là các nhà quản lý doanh nghiệp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được chia làm ba chương, cụ thể: Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo luật phá sản Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán 9
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN 1.1. Khái quát về quản lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp mất khả năng thanh toán Trên cơ sở đặc thù của hoạt động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, khoa học pháp lý ngày nay xem phá sản doanh nghiệp là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường [23, tr.33]. Đặc trưng cơ bản để xác định doanh nghiệp phá sản được khoa học pháp lý đánh giá trước tiên là dấu hiệu “mất khả năng thanh toán” các khoản nợ đến hạn, dấu hiệu này là căn cứ để khởi động các thủ tục pháp lý dẫn đến TAND ra quyết định thụ lý vụ việc yêu cầu tuyên bố phá sản và tiến hành các thủ tục phá sản. Như vậy, việc doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán là căn cứ để Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên, tình trạng mất khả năng thanh toán không nhất thiết sẽ dẫn tới việc mở thủ tục phá sản. Trong khoảng thời gian kể từ khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho tới khi Tòa án chính thức ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, nếu doanh nghiệp có thể khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán (có được nguồn thu, được cấp một khoản tín dụng mới...) thì doanh nghiệp vẫn có cơ hội thỏa thuận với chủ nợ về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 37, LPS năm 2014). Nếu trong khoảng thời gian tính từ khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đến trước ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản, nếu doanh nghiệp không còn trong tình trạng mất khả năng thanh toán thì thủ tục phá sản sẽ được chấm dứt (Điều 86, LPS năm 2014). Vì thế, việc xác định được nội hàm khái niệm doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ sẽ quyết định cơ sở pháp lý đầu tiên của một doanh nghiệp bị phá sản và là cơ sở cho việc thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như bảo vệ cho quyền, lợi ích của những người liên quan, đặc biệt là con nợ. Đây cũng là vấn đề được đặt ra trong pháp luật phá sản của các quốc gia trên thế giới. Theo đó, mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp (tiếng Anh được dịch là “inability to pay” hay là “insolvent” trong cụm từ “insolvent enterprise”) được hiểu là tình trạng một doanh nghiệp có một khoản nợ hay nghĩa vụ phải thực 10
- hiện đã đến hạn nhưng không được hoàn trả đúng hạn cho đến thời điểm xem xét vấn đề phá sản. Để xác định yếu tố “mất khả năng thanh toán”, quan điểm pháp lý của các nước trên thế giới được xác định theo nhiều cách khác nhau, trong đó thường được xác định theo một trong hai tiêu chí hoặc kết hợp một số tiêu chí sau: tiêu chí về định lượng và tiêu chí về định tính. Các tiêu chí định tính chỉ nêu ra trạng thái doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ lâm vào tình trạng phá sản mà không cần xác định bởi các con số cụ thể. Ví dụ: Tại Nhật Bản, Điều 126 LPS của Nhật Bản ban hành ngày 25/4/1922 quy định: “1. Khi một người mắc nợ không thể trả được nợ thì Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố người đó phá sản theo đơn đề nghị. 2. Khi một người mắc nợ ngừng trả tiền thì người đó được coi là không thể trả được nợ”. Như vậy, việc nhận định con nợ mất khả năng thanh toán là người mắc nợ ngừng trả tiền cho các khoản nợ đến hạn của mình, và điều này có thể bị Tòa án tuyên bố phá sản. Hay tại Liên Bang Nga, theo Điều 3 Luật Mất khả năng thanh toán (phá sản) của Cộng hòa Liên bang Nga năm 2002 thì các thể nhân, pháp nhân chỉ bị coi là đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán của con nợ nếu sau 03 tháng, kể từ ngày đến hạn phải trả mà họ không trả được các món nợ đến hạn đó. Sự quy định rõ ràng về thời gian chậm thanh toán nhằm khẳng định tính nghiêm trọng của tình trạng mất khả năng thanh toán của con nợ. Ở Hoa Kỳ, pháp nhân, cá nhân, nếu do làm ăn thua lỗ, không có khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn, thì có quyền nộp đơn ra Tòa phá sản để yêu cầu bảo hộ phá sản theo Chương 11 Luật Phá sản Mỹ năm 1800 (sửa đổi năm 1978) [25]. LPS Cộng hòa Pháp xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ là khi doanh nghiệp chứng minh được các khó khăn tài chính có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán [26]. Điều 2 LPS Trung Quốc cũng xác định doanh nghiệp thuộc các trường hợp không thể trả hết các khoản nợ đến hạn và tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả hết các khoản nợ, hoặc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ của mình, có thể nộp đơn lên TAND để tổ chức lại, thỏa hiệp hoặc thanh lý phá sản [27]. 11
- Các tiêu chí định lượng thường xác định trên cơ sở một lượng giá trị bằng tiền mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ không trả được vào một thời điểm nhất định, ví dụ, theo LPS của Singapore năm 1999 con nợ sẽ bị áp dụng thủ tục phá sản (lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán) khi không trả được số nợ đến hạn ít nhất là 5.000$ Singapore; theo luật Mất khả năng thanh toán của Cộng hòa Liên bang Nga năm 2002 thì số tiền đó là 100.000 rúp (Điều 6); ở Mỹ, số tiền này là không dưới 10.000 USD. Trong quan điểm pháp lý về mất khả năng thanh toán nợ khi xây dựng LPS ở Việt Nam, các nhà làm luật không dựa trên những tiêu chí định lượng cụ thể mà thiên về tiêu chí định tính. Cụ thể, tại Điều 864 Bộ luật Thương mại Sài Gòn năm 1972 đã viết: "Thương gia ngưng trả nợ có thể, đương nhiên hoặc theo đơn xin của trái chủ, bị Tòa tuyên án khánh tận”. LPS doanh nghiệp năm 1993 không đưa ra định nghĩa doanh nghiệp phá sản mà đưa ra khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản: “Doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn”. Quan điểm này cũng được các nhà lập pháp tiếp tục ghi nhận và kế thừa một phần tại Điều 3 LPS năm 2004: "Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”. LPS năm 2014 đã không còn sử dụng khái niệm doanh nghiệp "lâm vào tình trạng phá sản” như LPS năm 2004, mà thay vào đó là khái niệm doanh nghiệp “mất khả năng thanh toán”. Theo đó, Khoản 1 Điều 4 về giải thích từ ngữ LPS năm 2014 quy định: “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”. Đồng thời, LPS năm 2014 xác định mất khả năng thanh toán là “không thực hiện nghĩa vụ thanh toán” chứ không phải là “không có khả năng thanh toán” như trong LPS n năm 2004. Sự khác biệt ở đây thể hiện ở ý muốn chủ quan của doanh nghiệp. Nếu như trong LPS năm 2004, doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản được hiểu là đang ở trong tình trạng không có khả năng thanh toán (hết tài sản), thì 12
- đến LPS năm 2014, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phụ thuộc vào cả ý muốn chủ quan của doanh nghiệp đó và “không thực hiện nghĩa vụ thanh toán” có thể hiểu theo hai cách: một là doanh nghiệp đó không có tài sản để thanh toán; hai là doanh nghiệp vẫn có khả năng thanh toán nhưng không muốn thanh toán hoặc muốn trốn tránh nghĩa vụ. Có thể thấy, xét về điều kiện, khả năng của Nhà nước khó có thể kiểm soát tài sản, tài chính, hoạt động của doanh nghiệp nên từ khi ban hành Luật Phá sản từ năm 1993 cho đến nay việc lựa chọn tiêu chí định tính khi xác định yếu tố mất khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp là hợp lý, điều này sẽ tạo điều kiện cho việc sớm mở thủ tục phá sản cũng như khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [6]. Tóm lại, doanh nghiệp được xem là mất khả năng thanh toán khi có các đặc điểm như sau: Thứ nhất, khoản nợ của doanh nghiệp để xem xét việc mất khả năng thanh toán là khoản nợ mà doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động kinh doanh hợp pháp của mình (bao gồm cả những khoản nợ thương mại và phi thương mại, ví dụ như phải chấp hành một bản án có hiệu lực pháp luật). Theo LPS năm 2014 doanh nghiệp có 02 loại nợ là nợ có bảo đảm và nợ không có bảo đảm. Và có 03 chủ nợ là: chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần, và chủ nợ không có bảo đảm. Trong đó, khoản nợ đến hạn là điều kiện để đưa doanh nghiệp vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ chỉ bao gồm khoản nợ không có đảm bảo và khoản nợ có đảm bảo một phần, các khoản nợ này đã rõ ràng được các bên xác nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và không có tranh chấp, còn không bao hàm khoản nợ có đảm bảo vì đã có tài sản bảo đảm thi hành cho khoản nợ này. Thứ hai, về xác định giá trị khoản nợ, pháp luật một số nước như Singapore, Nga, Mỹ… chọn cách xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán căn cứ vào giá trị cụ thể của khoản nợ, còn pháp luật phá sản Việt Nam không quy định một mức khoản nợ cụ thể và không cần sự tương xứng giữa khoản nợ và tài sản hiện có của doanh nghiệp, với lý do “tình hình tài chính trong các doanh nghiệp rất khác nhau, có thể có những doanh nghiệp nợ vài ba chục triệu nhưng không có cách gì để trả, 13
- trong lúc cũng có những doanh nghiệp nợ tới vài ba trăm triệu vẫn có khả năng thanh toán bình thường” [23, tr.339-340]. Thứ ba, doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ được xem xét tại thời điểm xác định, bao gồm cả trường hợp doanh nghiệp không có khả năng thanh toán khoản nợ tạm thời và trường hợp doanh nghiệp không thể thanh toán khoản nợ ở thời điểm sau này, kể cả khi dự liệu việc có thể sử dụng các biện pháp can thiệp khác. Ngoài ra, còn trường hợp doanh nghiệp có khả năng thanh toán những khoản nợ nhưng doanh nghiệp cố tình không thanh toán và không giới hạn doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán với bao nhiêu khoản nợ thì được coi là mất khả năng thanh toán. Điều này có nghĩa là chỉ cần có một khoản nợ mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán dù là nợ lương, nợ thuế hay bất kỳ khoản nợ nào từ hợp đồng,... thì doanh nghiệp đó đã bị coi là mất khả năng thanh toán. Về bản chất, doanh nghiệp không mất khả năng thanh toán, nhưng về mặt pháp lý, đây vẫn được xem là trường hợp mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mất khả năng thanh toán nợ không chỉ là hiện tượng doanh nghiệp không thanh toán được nợ mà nó còn thể hiện doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng tài chính tuyệt vọng, có nghĩa là không thể trả được nợ và cần có sự can thiệp của Toà án hoặc phương án khác từ phía chủ nợ, các đối tác khác. Việc mất khả năng thanh toán có thể không trùng với biểu hiện bên ngoài là trả được nợ hay không, khi mà thực tế có những doanh nghiệp sự trả nợ chỉ là che đậy tình trạng tài chính tuyệt vọng của doanh nghiệp, họ phải sử dụng nhiều cách thức gian trá để bù đắp ngân quỹ như vay nặng lãi, thế chấp tài sản…[23, tr.340]. Thứ tư, thời hạn doanh nghiệp được xác định mất khả năng thanh toán là trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. LPS năm 2014 đã thay đổi cách tính thời hạn là khi chủ nợ có yêu cầu (như LPS năm 2004) thành “kể từ ngày đến hạn thanh toán”, điều này thể hiện tính khách quan, không bị phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chủ nợ (khi chủ nợ có yêu cầu) vì mỗi doanh nghiệp sẽ có rất nhiều chủ nợ, khi đó, có chủ nợ muốn yêu cầu, có chủ nợ không muốn yêu cầu, ngoài ra, điều này còn tạo cơ hội cho các chủ nợ là doanh nghiệp cạnh tranh lạm dụng quyền nộp đơn yêu cầu gây khó khăn cho con nợ. Ngoài ra, quy định này giúp cho chủ nợ không cần phải chứng minh đã 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 282 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 339 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 111 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 107 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 220 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 123 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 78 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 96 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 32 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 183 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 108 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 35 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 74 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 58 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
79 p | 24 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 20 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn