intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quy định pháp luật về thế chấp tài sản của bên thứ ba để đảm bảo khoản vay tại Ngân hàng thương mại

Chia sẻ: Cảnh Phương Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

19
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quy định pháp luật về thế chấp tài sản của bên thứ ba để đảm bảo khoản vay tại Ngân hàng thương mại" nhằm đề xuất, kiến nghị các giải pháp để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình áp dụng, hướng hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản bên thứ ba để đảm bảo việc áp dụng các quy định của pháp luật thật sự hữu hiệu, bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quy định pháp luật về thế chấp tài sản của bên thứ ba để đảm bảo khoản vay tại Ngân hàng thương mại

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ NGỌC TÚ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN CỦA BÊN THỨ BA ĐỂ ĐẢM BẢO KHOẢN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật kinh tế Mã ngành: 8 38 01 07
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ NGỌC TÚ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN CỦA BÊN THỨ BA ĐỂ ĐẢM BẢO KHOẢN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật kinh tế Mã ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHAN THỊ THÀNH DƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi: Vũ Thị Ngọc Tú Học viên Cao học Luật kinh tế Khóa 2 – Trường Đại học Ngân hàng Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, số liệu và một số kiến thức của tác giả trong luận văn được sử dụng trung thực, có đầy đủ nguồn dữ liệu đáng tin của một công trình khoa học. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 08 năm 2023 Tác giả Vũ Thị Ngọc Tú
  4. iii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành nội dung luận văn chuyên ngành Luật Kinh tế, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô Khoa Luật Kinh tế, khoa Sau Đại học Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS Phan Thị Thành Dương đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn với tinh thần trách nhiệm cao độ và sự giúp đỡ nhiệt tình, tận tâm tận tụy. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè, đặc biệt là tập thể Lớp CH2LKT (khóa 2021 – 2023) đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn!
  5. iv TÓM TẮT Tiêu đề: Quy định pháp luật về thế chấp tài sản bên thứ ba để đảm bảo khoản vay tại NHTM Tóm tắt: Trong các hoạt động NHTM thì nghiệp vụ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập. Chính vì vậy các Ngân hàng vẫn dành nhiều nguồn lực để khai thác, phát triển hoạt động tín dụng. Một trong những vấn đề hay được đề cập song song với việc cấp tín dụng của các Ngân hàng là biện pháp bảo đảm tiền vay. Biện pháp bảo đảm tiền vay cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay nói riêng, cấp tín dụng nói chung. Trong đó việc Thế chấp tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người khác vẫn đang bỏ ngỏ theo các quy định hiện hành. Vì vậy, dẫn đến việc hiểu và áp dụng luật của các đối tượng có sự khác biệt, thậm chí có tình trạng HĐTC bị tuyên vô hiệu. Luận văn triển khai nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về biện pháp bảo đảm Thế chấp tài sản bên thứ ba để đảm bảo khoản vay tại NHTM, thực trạng thực thi quy định; từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, triển khai hiệu quả biện pháp bảo đảm này. Luận văn trình bày và phân tích những quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm: chủ thể tham gia giao dịch; TSTC của bên thứ ba; hình thức, hiệu lực của GDBĐ; nội dung HĐTC…Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu các đặc điểm cơ bản của biện pháp bảo đảm này, phân biệt với các biện pháp bảo đảm khác, cụ thể là bảo lãnh. Tiếp đó luận văn phân tích những thực trạng, tình huống đã diễn ra thực tế để có thể kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật, giải pháp cho NHTM để kiểm soát rủi ro. Từ khóa: Thế chấp tài sản bên thứ ba, đảm bảo nghĩa vụ người khác, tài sản bên thứ ba
  6. v SUMMARY Title: Legal regulations on mortgage of third-party properties to secure loans at commercial banks Abstract : In commercial banking activities, credit operations still hold for a large proportion of income. Therefore, banks still spend a lot of resources to exploit and develop credit operations. One of the issues often mentioned in parallel with the credit granting of banks is the loan security measure. Loan security is also one of the factors affecting the efficiency of lending activities in particular and credit granting in general. In which, the mortgage of property to secure the performance of debt repayment obligations of others is still open according to current regulations. Therefore, leading to the understanding and application of the law of different subjects, even the mortgage contract is declared invalid. The thesis conducts research on current legal provisions on third-party collateral to secure loans at commercial banks, the actual situation of regulatory enforcement; then make recommendations to improve the law and effectively implement this safeguard measure. The thesis presents and analyzes the legal provisions on security measures: subjects participating in transactions; Third-party collateral; form and effect of security transactions; content of the mortgage contract... Besides, the article also states the basic characteristics of this security measure, distinguishing it from other security measures, namely the guarantee. Then, the thesis analyzes the actual situations and situations that have taken place in order to be able to recommend solutions to improve the law, solutions for commercial banks to control risks. Keywords : Mortgage of third-party property, guarantee of other people's obligations, property of third-party
  7. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Từ viết tắt 1 BĐS Bất động sản 2 BLDS Bộ luật dân sự 3 BNTC Bên nhận thế chấp 4 BTC Bên thế chấp 5 GDBĐ Giao dịch bảo đảm 6 HĐCV Hợp đồng cho vay 7 HĐTC Hợp đồng thế chấp 8 HGĐ Hộ gia đình 9 HTTTL Hình thành trong tương lai 10 NĐ Nghị định 11 NHNN Ngân hàng nhà nước 12 NHTM Ngân hàng thương mại 13 HĐBĐ Hợp đồng bảo đảm 14 QSDĐ Quyền sử dụng đất 15 QSHNƠ Quyền sở hữu nhà ở 16 TCTD Tổ chức tín dụng 17 TSBĐ Tài sản bảo đảm 18 TSGLVĐ Tài sản gắn liền với đất 19 TSTC Tài sản thế chấp
  8. vii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1 2.1 Mục tiêu tổng quát.............................................................................................1 2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3 5. Đóng góp của đề tài ................................................................................................4 6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ........................................................................5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN BÊN THỨ BA ĐỂ ĐẢM BẢO KHOẢN VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................................10 1.1 Khái quát về thế chấp tài sản bên thứ ba đảm bảo khoản vay tại các ngân hàng thương mại......................................................................................................10 1.1.1 Khái niệm về thế chấp tài sản bên thứ ba đảm bảo khoản vay tại ngân hàng thương mại ..................................................................................................10 1.1.2 Đặc điểm thế chấp tài sản của bên thứ ba để đảm bảo khoản vay tại ngân hàng thương mại .........................................................................................13 1.1.3 Sự khác biệt giữa biện pháp thế chấp tài sản của bên thứ ba và bảo lãnh ...................................................................................................................16 1.1.4 Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật về thế chấp tài sản bên thứ ba đảm bảo khoản vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ................26 1.2 Nội dung cơ bản của quy định pháp luật về thế chấp tài sản bên thứ ba để đảm bảo khoản vay tại ngân hàng thương mại ....................................................28 1.2.1 Chủ thể tham gia giao dịch thế chấp tài sản của bên thứ ba..................28
  9. viii 1.2.2 Tài sản thế chấp của bên thứ ba ..............................................................33 1.2.3 Nội dung của Hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba .......................34 1.2.4 Hình thức, hiệu lực của giao dịch bảo đảm thế chấp tài sản của bên thứ ba ...................................................................................................................36 1.2.5 Xử lý tài sản thế chấp của bên thứ ba......................................................41 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................44 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT THẾ CHẤP TÀI SẢN BÊN THỨ BA ĐỂ ĐẢM BẢO KHOẢN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..................................................................................45 2.1 Thực trạng áp dụng pháp luật thế chấp tài sản bên thứ ba để đảm bảo khoản vay tại ngân hàng thương mại ....................................................................45 2.1.1 Xác định chủ thể tham gia giao dịch thế chấp tài sản bên thứ ba ............45 2.1.1.1 Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng thế chấp tài sản bên thứ ba ................45 2.1.1.2 Xác định chủ thể tham gia giao kết hợp đồng thế chấp đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất của hộ gia đình............................................................47 2.1.1.3 Giao kết hợp đồng thế chấp thông qua ủy quyền ......................................51 2.1.2 Nhầm lẫn giữa 2 biện pháp bảo đảm: thế chấp tài sản bên thứ ba và bảo lãnh .......................................................................................................................55 2.1.3 Vướng mắc khi đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba ......59 2.1.4 Giao dịch bảo đảm vô hiệu do nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt trong một khoảng thời gian ...........................................................................................61 2.1.5 Các rủi ro ảnh hưởng đến việc vận dụng pháp luật trong khi thực hiện giao dịch bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba. .................................................64
  10. ix 2.1.6 Vướng mắc khi bên thế chấp, bên vay là doanh nghiệp đang tiến hành thủ tục phá sản .....................................................................................................68 2.2 Một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản bên thứ ba và nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng thương mại ........................69 2.2.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về thế chấp tài sản bên thứ ba trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại .........................................69 2.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại .............74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................77 KẾT LUẬN ...................................................................................................................79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ i
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Từ thực tiễn hoạt động tín dụng của các NHTM thì biện pháp bảo đảm thế chấp là biện pháp bảo đảm được sử dụng phổ biến nhất. Thế chấp tài sản có đặc điểm cơ bản là BTC không phải chuyển giao tài sản cho BNTC mà họ vẫn có thể sử dụng, khai thác TSBĐ miễn không làm thay đổi, suy giảm giá trị tài sản. Xét về mặt chủ thể, thế chấp tài sản có thể chia thành thế chấp tài sản của chính bên vay và thế chấp tài sản bên thứ ba. Trong quan hệ bảo đảm mà một bên dùng tài sản của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của bên khác đang được sử dụng nhiều trên thực tế. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều chủ thể vẫn chưa thể xác định biện pháp bảo đảm được sử dụng. Việc nhầm lẫn đôi khi từ Tòa án nhân dân các cấp, cơ quan thi hành án hay các cơ quan chức năng. Từ đó, việc phân định chính xác phạm vi bảo đảm, quyền và nghĩa vụ các bên tham gia giao dịch, thời điểm xử lý tài sản bảo đảm…cũng chưa chính xác. Bên cạnh đó, thực tiễn diễn ra một số vấn đề xoay quanh biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản của bên thứ ba như: xác định số lượng thành viên hộ gia đình tham gia giao dịch thế chấp, giao dịch thế chấp có khả năng vô hiệu do có thời gian gián đoạn, bên thế chấp/bên có nghĩa vụ phá sản, mất khả năng thanh toán sẽ ảnh hưởng đến việc xử lý TSBĐ như thế nào…Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu các “Quy định pháp luật về Thế chấp tài sản bên thứ ba để đảm bảo tiền vay tại các NHTM” là việc cần thiết và chọn nghiên cứu về đề tài này. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về thế chấp tài sản của bên thứ ba, phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba tại các NHTM, chỉ ra những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp thực tiễn nhằm hoàn thiện pháp
  12. 2 luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba tại các NHTM. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Mô tả tổng quan về thế chấp tài sản bên thứ ba để đảm bảo khoản vay tại NHTM: khái niệm, đặc điểm, chủ thể tham gia giao dịch, hiệu lực HĐTC tài sản của bên thứ ba… - Nêu lên thực trạng pháp luật áp dụng biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản bên thứ ba để đảm bảo khoản vay tại các NHTM. - Đề xuất, kiến nghị các giải pháp để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình áp dụng, hướng hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản bên thứ ba để đảm bảo việc áp dụng các quy định của pháp luật thật sự hữu hiệu, bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động tín dụng tại các NHTM. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài Các quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba (chủ thể tham gia; tài sảm thế chấp của bên thứ ba, hình thức và hiệu lực của GDBĐ thế chấp tài sản bên thứ ba, nội dung HĐTC…) tại các văn bản pháp luật như: BLDS năm 1995, BLDS năm 2005, BLDS năm 2015, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2021 Quy định thi hành BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, Luật đất đai năm 2013, Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010 sửa đổi năm 2017, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 Quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng…Bên cạnh đó luận văn phân tích một số trường hợp xảy ra trong thực tế, kèm theo trích dẫn một số bản án để làm rõ hơn thực trạng. Từ đó, tác giả đề nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và dành cho NHTM. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu các Quy định pháp luật về thế chấp tài sản bên thứ ba đảm bảo khoản vay tại NHTM. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn chưa giải quyết triệt để những vấn đề như: lý thuyết vật quyền và trái quyền. Bên cạnh đó, trong
  13. 3 quá trình phân tích thực trạng có đề cập đến một số bản án để minh chứng cho những lập luận của mình, tác giả không có điều kiện tiếp cận toàn bộ bản án nên chưa khái quát hết thực trạng liên quan việc thực thi pháp luật trong quan hệ thế chấp tài sản một bên để đảm bảo nghĩa vụ của người khác tại NHTM. - Phạm vi không gian: tại các NHTM - Phạm vi thời gian: từ năm 2005 – 2023 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận, kết hợp phương pháp tư duy logic và duy vật biện chứng để hệ thống hoá một số cơ sở lý luận về thế chấp tài sản bên thứ ba đảm bảo khoản vay tại NHTM. Trong khoa học pháp lý, các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của pháp luật, chịu sự tác động của các điều kiện kinh tế, chính trị. Do đó, khi nghiên cứu đề tài này, tác giả đã đặt vấn đề nghiên cứu trong một không gian chịu sự chi phối và tác động của nhiều yếu tố, từ đó xem xét và đánh giá vấn đề một cách tổng quát và toàn diện. - Phương pháp phân tích: phương pháp này được sử dụng xuyên suốt toàn đề tài, áp dụng phương pháp này để giải thích những quy định của pháp luật đối với thế chấp tài sản bên thứ ba, nhằm hiểu rõ mục đích, vai trò, ý nghĩa của các quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm này. Tiếp đó, tác giả tiếp tục phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về biện pháp bảo đảm này, từ đó chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. - Phương pháp tổng hợp: là phương pháp liên kết, sắp xếp thông tin đã thu thập và đánh giá để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích, đánh giá pháp luật, tác giả sẽ đưa ra những kết luận, nhận định cụ thể về thế chấp tài sản bên thứ ba theo pháp luật hiện hành. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: được sử dụng trong quá trình nghiên cứu hệ thống các quy định pháp luật về Biện pháp thế chấp bên thứ ba như: BLDS năm 1995, BLDS năm 2005, BLDS năm 2015, Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010 sửa đổi năm 2017, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm
  14. 4 2021 ..., để tìm kiếm những điểm khác biệt, mâu thuẫn, chồng chéo từ đó tìm ra nguồn gốc, cốt lõi vấn đề, kết luận và đưa ra các kiến nghị, đề xuất phù hợp. Phương pháp này, giúp phát hiện những khuyết điểm của văn bản của pháp luật hay phát hiện những quy định cần đổi mới để phù hợp với sự thay đổi của xã hội, giúp đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn hơn. Bên cạnh đó, phương pháp so sánh, đối chiếu còn được luận văn sử dụng trong việc phân tích hiệu lực HĐTC, hiệu lực đối kháng bên thứ ba của một số nước trên thế giới và Việt Nam, từ đó thấy được những điểm tương đồng, khác biệt trong các quy định của pháp luật một số nước trên thế giới với Việt Nam, cũng như những điểm tiến bộ, điểm mới trong các quy định của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ. 5. Đóng góp của đề tài Đề tài là công trình khoa học nghiên cứu về quy định pháp luật về thế chấp tài sản bên thứ ba để đảm bảo khoản vay tại NHTM ở Việt Nam, đề tài có những đóng góp mới là: - Về mặt lý luận, Luận văn đã hệ thống hóa: + Những lý luận về thế chấp tài sản bên thứ ba - một trong những biện pháp bảo đảm tín dụng được sử dụng phổ biến tại các NHTM Việt Nam. + Những quy định pháp luật hiện hành về biện pháp thế chấp tài sản bên thứ ba: chủ thể tham gia giao dịch, hiệu lực HĐTC tài sản bên thứ ba, nội dung chính HĐTC, xử lý TSBĐ… - Về mặt thực tiễn: + Nêu lên thực trạng áp dụng pháp luật cụ thể trong việc nhận thế chấp tại NHTM và những vướng mắc thực tế và thường xuyên phát sinh từ việc áp dụng các quy định của pháp luật đó. + Đề xuất một số kiến nghị, một số giải pháp nhằm hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan nhằm triển khai có hiệu quả, thống nhất quy
  15. 5 định pháp luật trên thực tế và nâng cao mức an toàn trong triển khai hoạt động thế chấp tài sản của bên thứ ba tại các NHTM. 6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Việc nghiên cứu pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay nói chung và bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba nói riêng đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu như: 6.1 Luận án, luận văn Công trình nghiên cứu về bảo đảm khoản vay bằng TSTC của bên thứ ba: -Nguyễn Quang Hương Trà (2021), Thế chấp bất động sản theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Luận án Tiến sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội: Luận án đã phân tích quan điểm khoa học về BĐS tồn tại ở thể thức quyền, yếu tố vật quyền và trái quyền của biện pháp thế chấp BĐS, làm sáng tỏ phương diện lý luận trong khoa học pháp lý về thế chấp BĐS. Bên cạnh đó, bài viết đã nhận diện được điểm tích cực, hạn chế của pháp luật. Từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật: phân biệt giữa yếu tố vật quyền và trái quyền để điều chỉnh phù hợp. Trọng tâm và phạm vi của luận án là nghiên cứu chung về thế chấp bất động sản nên đây là nguồn tài liệu tham khảo cho tác giả trong phần tổng quan về thế chấp tài sản bên thứ ba để đảm bảo khoản vay tại NHTM. - Phạm Thị Vân Anh (2016), Bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng thế chấp tài sản bên thứ ba trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Phần 1 bài viết đã nêu các quy định về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của NHTM: khái niệm, đặc điểm nghĩa vụ trả nợ, bản chất vai trò của thế chấp bằng tài sản bên thứ ba, phân biệt các biện pháp bảo đảm: cầm cố so với thế chấp tài sản bên thứ ba, bảo lãnh và thế chấp tài sản bên thứ ba. Phần tiếp theo, luận văn đề cập đến các quy định về giao dịch thế chấp bằng tài sản bên thứ ba, hiệu lực của giao dịch thế chấp, HĐBĐ khoản vay bằng thế chấp của bên thứ ba.
  16. 6 Đề tài có viết về thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản bên thứ ba trong quá trình xử lý TSBĐ khoản vay và những bất cập tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Tuy nhiên phần thực trạng mà luận văn đề cập khá chung chung, không cụ thể được vướng mắc cụ thể đang gặp phải. Từ đó, phần nội dung tiếp theo là Đề xuất, kiến nghị nâng cao hiệu quả pháp luật cũng khá trừu tượng. - Lê Thị Thu Ánh (năm 2015), Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội: Bài viết đã khái quát chung về bảo đảm tiền vay bằng thế chấp của bên thứ ba, khái quát về pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản bên thứ ba tại NHTM. Tuy nhiên phần nêu thực trạng áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản bên thứ ba tại các NHTM còn khá sơ sài, chủ yếu chỉ phân tích các nội dung luật mà chưa chỉ ra được nhũng bất cập, vướng mắc khi áp dụng vào thực tiễn. Do đó nội dung phần đề xuất kiến nghị để giải quyết các vướng mắc trong xảy ra trong thực tiễn cũng chưa sâu sắc. - Trần Văn Nhiên (năm 2015), Quy định của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba tại ngân hàng thương mại, Luận văn Thạc sĩ học, Đại học Luật TP HCM: Bài viết đã làm rõ hơn các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thế chấp QSDĐ của bên thứ ba tại NHTM, nêu lên được bất cập trong các quy định của pháp luật và đề xuất những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về thế chấp QSDĐ của bên thứ ba tại NHTM. Bên cạnh đó, đề tài cũng khuyến cáo một số vấn đề pháp lý đối với NHTM và người sử dụng đất. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tài sản sản thế chấp là quyền sử dụng đất. 6.2 Sách và công trình nghiên cứu khoa học - Sách Chín biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng của tác giả Luật sư Trương Thanh Đức, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản 2021, tái bản lần thứ ba: Quyển sách cung cấp thông tin cơ bản về các biện pháp bảo đảm theo BLDS năm 2015,
  17. 7 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP; phân tích, luận giải các biện pháp bảo đảm về quy định pháp lý và khả năng áp dụng thực tiễn, gợi mở cách thức thực hiện cho các chủ thể. - Sách Pháp luật về Giao dịch bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng ở Việt Nam của tác giả Đoàn Đức Lương, Viên Thế Giang, Võ Thị Mỹ Hương, nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2015: công trình nghiên cứu đã trình bày những vấn đề lí luận cơ bản về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng; phân tích các qui định pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng, gồm: lựa chọn biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, pháp luật về hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đăng kí giao dịch bảo đảm, xử lí tài sản bảo đảm và giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch bảo đảm. - Bài viết Rủi ro pháp lý từ Hợp đồng thế chấp tài sản bên thứ ba, của hai tác giả Nguyễn Phương Linh và Nguyễn Văn Phương đăng trên Tạp chí Ngân hàng, số 23, tháng 12/2012: bài viết này được các tác giả nghiên cứu tại thời điểm có một số tòa án tuyên vô hiệu đối với HĐTC QSDĐ của bên thứ ba. Các tác giả đã đề cập đến một số quy định của pháp luật liên quan đến thế chấp QSDĐ của bên thứ ba, đồng thời nêu lên hậu quả của việc tòa án tuyên HĐTC vô hiệu dưới nhiều góc độ kinh tế, xã hội, pháp luật. Tuy nhiên, các bài viết này cũng chỉ dừng lại ở việc nêu lên thực trạng áp dụng pháp luật là chủ yếu, chưa có các luận giải vấn đề mang tính chất lý luận và chưa đề cập đến các khía cạnh pháp lý khác nhau so với thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề thế chấp QSDĐ của bên thứ ba. - Bài viết Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba của tác giả Đoàn Thái Sơn, đăng trên Tạp chí ngân hàng số 12/2012, bài viết chủ yếu đưa ra một số vấn đề thực tiễn xảy ra đối với HĐTC QSDĐ của bên thứ ba. Bài viết đề cập đến các nội dung dưới cái nhìn tổng thể, tuy nhiên không đi sâu phân tích thực tế tại một NHTM cụ thể nào. - Bài viết Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cho người khác trong Bộ luật dân sự năm năm 2015 của tác giả Nguyễn Hồng Hải, đăng trên VIETNAM LAW & LEGAL
  18. 8 FORUM Vol. 23 – No 276 August 2017: Bài viết đã nêu khái niệm và sự cần thiết “bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cho người khác. Qua đó, tác giả phân tích cơ sở pháp lý của việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng tài sản bên thứ ba thông qua các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự (tự do, tự nguyện của các chủ thể; không thuộc các trường hợp bị hạn chế vì lý do quốc phòng an ninh, không gây thiệt hại cho người khác…). Tác giả cũng đề cập đến các thể thức có thể áp dụng: dùng tài sản bên thứ ba để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên trả nợ và dùng tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình. Bài viết đã khái quát những nội dung xoay quanh các hình thức đảm bảo của nghĩa vụ dân sự của bên thứ ba, tuy nhiên bài viết chỉ dừng lại ở việc phân tích các hình thức đảm bảo mà chưa đánh giá từng biện pháp có ưu nhược điểm gì, cũng như chưa nêu thực trạng đang triển khai các thể thức này như thế nào. - Bài viết Bảo đảm khoản vay bằng tài sản bên thứ ba: từ quy định pháp luật đến thực tiễn áp dụng của Tiến sĩ Bùi Đức Giang, đăng trên báo Ngân hàng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, số 7/2020, trang 13 – 15. Bài viết đã phân tích giá trị pháp lý của biện pháp bảo đảm bằng tài sản bên thứ ba qua BLDS và sự thừa nhận biện pháp thế chấp bằng BĐS của người thứ ba tại Thông tư số 07/2019/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 25 tháng 11 năm 2019. Bên cạnh đó bài viết cũng đã nêu vấn đề: có hay không sự vi phạm Luật Doanh nghiệp nếu sử dụng tài sản của doanh nghiệp để đảm bảo nghĩa vụ của đối tượng khác. Cuối cùng, bài viết đã kết luận: hành lang pháp lý về bảo đảm bằng tài sản bên thứ ba vẫn tiềm ẩn một số khoảng trống, hạn chế nhất định và vẫn tiềm ẩn rủi ro pháp lý cả cho TCTD lẫn bên bảo đảm. Những bài luận văn, luận án, nghiên cứu trên đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận từ lý thuyết đến thực tiễn. Nhìn chung các công trình trên có những đặc điểm như sau: Một là, mặt đạt được: về cơ bản, các công trình đã có những phân tích về lý luận và pháp luật hiện hành về bất động sản, thế chấp bất động sản, tài sản thế chấp của bên thứ ba, hiệu lực của hợp đồng thế chấp tài sản bên thứ ba... Đây là nguồn tài liệu tham
  19. 9 khảo cho tác giả trong quá trình triển khai chương 1: tổng quan về thế chấp tài sản của bên thứ ba để đảm bảo khoản vay tại NHTM Hai là, mặt hạn chế: những công trình nghiên cứu trên nghiên cứu dựa trên những quy định cũ như BLDS năm 2005, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về GDBĐ, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về GDBĐ. Do đó, tính thực tiễn của đề tài không đảm bảo phù hợp diễn biến thực tế các tồn tại, vướng mắc phần nào đã được giải quyết bởi các quy định mới. Do đó, đề tài “Quy định pháp luật về thế chấp tài sản bên thứ ba để đảm bảo khoản vay tại NHTM” sẽ kế thừa những lý luận của các nghiên cứu khoa học, luận văn trước đó. Bên cạnh đó, tác giả cũng có dẫn chiếu so sánh một số quy định pháp luật tại các quốc gia khác và Việt Nam để người đọc có thể cách nhìn khái quát hơn về biện pháp thế chấp tài sản, tài sản bên thứ ba. 7 Kết cấu luận văn: Nội dung luận văn được kết cấu bởi 02 chương sau đây: Chương 1: Tổng quan về thế chấp tài sản bên thứ ba để đảm bảo khoản vay tại ngân hàng thương mại Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật thế chấp tài sản bên thứ ba để đảm bảo khoản vay tại ngân hàng thương mại và một số kiến nghị
  20. 10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN BÊN THỨ BA ĐỂ ĐẢM BẢO KHOẢN VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về thế chấp tài sản bên thứ ba đảm bảo khoản vay tại các ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm về thế chấp tài sản bên thứ ba đảm bảo khoản vay tại ngân hàng thương mại Theo quy định tại Điều 292 BLDS năm 2015 có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản. Trong số đó, có 7 biện pháp được gọi là GDBĐ, 2 biện pháp: bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản chỉ được gọi là biện pháp bảo đảm. Ta có thể phân nhóm các biện pháp bảo đảm như sau: Nếu xét tiêu chí luật định, có thể chia thành hai nhóm: - Nhóm 1: là nhóm biện pháp bảo đảm xác lập theo quy định của luật: cầm giữ tài sản. - Nhóm 2: là nhóm biện pháp bảo đảm xác lập theo sự thoả thuận gồm 8 biện pháp: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp. Nếu xét về tiêu chí tính chất, có thể chia thành hai nhóm - Nhóm 1: nhóm biện pháp bảo đảm bằng tài sản (mang tính đối vật): Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, ký cược, ký quỹ, đặt cọc, cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu. - Nhóm 2: nhóm biện pháp bảo đảm không bằng tài sản (mang tính đối nhân): bảo lãnh, tín chấp1 1 Nguyễn Hồng Hải (2017), “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cho người khác trong BLDS năm 2015”– Vietnam Law & Legal Forum, Vol.23 – No 276 August 2017
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2