Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quy định về các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân: Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện
lượt xem 22
download
Luận văn "Quy định về các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân: Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với hoàn thiện quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN tại Việt Nam, từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về nội dung này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quy định về các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân: Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN: THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN: THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN PHƯƠNG NAM Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận án còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Thị Hồng
- ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Trước tiên tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian tôi theo học tại trường. Xin cảm ơn gia đình đã luôn giúp đỡ, hỗ trợ để bản thân tôi có thể tập trung hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Phan Phương Nam, người hướng dẫn trực tiếp và hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian tôi thực hiện đề tài. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả! Luận văn hẳn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của Quý thầy cô và các bạn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2023 Tác giả. Nguyễn Thị Hồng
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Quy định về các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân: Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện Nộp thuế là nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước. Trong đó thuế thu nhập cá nhân đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước những năm qua. Kể từ khi Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành chính thức kể từ ngày 01/01/2009, đã có nhiều ý kiến về những ưu điểm của luật thuế này như đã xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa cá nhân trong nước và cá nhân là người nước ngoài, tính giảm trừ cho người nộp thuế để giảm bớt nghĩa vụ đóng thuế của người nộp thuế khi phải chăm sóc, phụng dưỡng nhiều người phụ thuộc…Quy định các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân có ý nghĩa rất lớn trong việc chia sẻ một phần gánh nặng về thuế đối với cá nhân có thu nhập, đồng thời góp phần vào việc thực hiện tốt hơn về chính sách xã hội. Tuy nhiên khi áp dụng các quy định này vào thực tiễn trong thời gian qua đã phát sinh nhiều bất cập và gây khó khăn cho người nộp thuế. Trên cơ sở đánh giá một cách khách quan và toàn diện về thực trạng thi hành pháp luật về các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quy định về các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân: Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện” làm nội dung nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ. Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với hoàn thiện quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam, từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về nội dung này. Với sự kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp liệt kê, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh để giải quyết nội dung khoa học của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm vào thực tế áp dụng, xây dựng những luận cứ cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam. Từ khóa: Thu nhập cá nhân, khoản giảm trừ, giảm trừ gia cảnh, người phụ thuộc.
- iv ABSTRACT Regulations on deductions in personal income tax: Reality and recommendations for improvement Paying taxes is a citizen's obligation to the Government. In which, personal income tax has contributed significantly to the Government budget in recent years. Since the Law on Personal Income Tax took effect officially from January 1, 2009, there have been many opinions about the advantages of this tax law such as eliminating discrimination between domestic individuals and foreign individuals, calculating deductions for taxpayers to reduce taxpayers' tax obligations when taking care of many dependents... Regulations on deductions in income tax individuals have great significance in sharing a part of the tax burden for income earners, and at the same time contributing to the better implementation of social policies. However, when applying these regulations in practice in recent years, many inadequacies and difficulties have arisen for taxpayers. On the basis of an objective and comprehensive assessment of the current state of law enforcement on deductions in personal income tax in Vietnam, the author has selected the topic "Regulations on deductions in Personal income tax: Reality and recommendations for improvement" as the research content for the Master's Thesis. On the basis of clarifying theoretical and practical issues for completing regulations on deductions when calculating personal income tax in Vietnam, thereby proposing solutions to further improve legislative regulations on this subject. With the combination of using research methods such as enumeration, statistics, analysis, synthesis and comparison methods to solve the scientific content of the topic. The research results of the topic have systematized the theoretical basis, practical application, built the arguments for proposing solutions to complete the regulations on deductions when calculating personal income tax in Vietnam. Keywords: Personal income, deduction, family deduction, dependents.
- v Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu. STT TỪ VIẾT TẮT 1 Bảo hiểm thất nghiệp BHTN 2 Bảo hiểm xã hội BHXH 3 Bảo hiểm y tế BHYT 4 Cơ quan thuế CQT 5 Giảm trừ gia cảnh GTGC 6 Khoản giảm trừ KGT 7 Mã số thuế MST 8 Người nộp thuế NNT 9 Người phụ thuộc NPT 10 Thu nhập cá nhân TNCN 11 Tiền lương tiền công TLTC
- vi MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... ix MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 01 1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 01 2. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 02 2. Mục tiêu đề tài ...................................................................................................... 03 4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 04 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 04 6. Đóng góp của đề tài .............................................................................................. 05 7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ....................................................................... 05 8. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 08 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ VÀ QUY ĐỊNH VỀ CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ..................................................................................................................... 09 1.1.Khái quát chung về các giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân .................. 09 1.1.1Khái niệm, đặc điểm và vai trò của các giảm trừ trong thuế thu nhập cá Nhân ........................................................................................................................ 09 1.1.1.1.Khái niệm các giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân................................... 09 1.1.1.2. Đặc điểm của các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân ................. 11 1.1.1.3.Vai trò của các giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân.................................. 12 1.1.2.Những nguyên tắc cơ bản áp dụng các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân ...................................................................................................................... 15 1.2.Khái quát chung quy định về các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân ......................................................................................................................... 17 1.2.1 Quy định về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân .......................... 17 1.2.1.1 Quy định chủ thể được giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân ..... 17 1.2.1.2 Quy định về người phụ thuộc trong giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân ......................................................................................................................... 21 1.2.1.3 Quy định về mức giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân ............... 23
- vii 1.2.1.4 Quy định tính giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân ..................... 24 1.2.2 Quy định về các khoản giảm trừ liên quan đến các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện ...................................................................................................... 26 1.2.3 Quy định về các khoản giảm trừ liên quan đến các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học ............................................................................................... 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ........................................ 2.1. Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng và những bất cập, hạn chế trong quy định về các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân ......................... 32 2.1.1 Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng và những bất cập, hạn chế trong quy định về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân .......................................... 32 2.1.1.1 Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng và những bất cập, hạn chế trong quy định về chủ thể được giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân ..................... 32 2.1.1.2. Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng và những bất cập, hạn chế trong quy định về người phụ thuộc trong giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân .. 35 2.1.1.3. Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng và những bất cập, hạn chế trong quy định về mức giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân ............................ 38 2.1.2 Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng và những bất cập, hạn chế trong quy định về các khoản giảm trừ liên quan đến các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện ...................................................................................................................... 44 2.1.3 Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng và những bất cập, hạn chế trong quy định về các khoản giảm trừ liên quan đến các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học................................................................................................................ 45 2.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định về các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân ..................................................................................................................... 47 2.2.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân .......................................................................................................................... 47
- viii 2.2.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định về các khoản giảm trừ liên quan đến các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện ................................................................... 54 2.2.3 Kiến nghị hoàn thiện quy định về các khoản giảm trừ liên quan đến các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học................................................................. 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 56 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. i PHỤ LỤC 01: BẢNG KÊ GIẢM TRỪ GIA CẢNH CHO NGƯỜI PHỤ THUỘC PHỤ LỤC 02: BẢNG KÊ KHAI VỀ NGƯỜI PHẢI TRỰC TIẾP NUÔI DƯỠNG PHỤ LỤC 03: BẢNG KÊ CHI TIẾT NGƯỜI PHỤ THUỘC GIẢM TRỪ GIA CẢNH PHỤ LỤC 04: TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công) PHỤ LỤC 05: TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (Áp dụng đối với cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế) PHỤ LỤC 06: TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (Áp dụng đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công)
- ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu 1: Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng Biểu 2: Số tiền thuế được giảm theo các mốc thu nhập: Biểu 3: Tỷ lệ số thuế TNCN phải nộp/ thu nhập Biểu 4: Biến động chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam từ 2013 đến 2022.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Từ trước tới nay Thuế có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển đời sống xã hội và kinh tế ở mỗi quốc gia trên thế giới. Thuế TNCN là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. Đây là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân nhằm góp phần cho sự phát triển của đất nước. Có thể nói, quá trình thực hiện Luật thuế TNCN đã phát huy tác dụng tích cực của công tác quản lý và thu thuế trên nhiều mặt. Luật thuế TNCN thể chế hóa thành công chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực tài chính, tăng cường công tác kiểm soát, phân phối và điều tiết thu nhập. Ngoài ra, Luật thuế TNCN đã góp phần làm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về thuế, đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện: hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu và rộng. Luật Quản lý thuế năm 2006 ra đời và có hiệu lực đánh dấu bước đầu hoàn thiện trong công tác quản lý thuế nói chung, quản lý thuế TNCN nói riêng. Tuy nhiên, Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 được ban hành và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2009 với cơ sở được xây dựng trên Pháp lệnh số 35/2001/PL-UBTVQH10 (ngày 19/5/2001) về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Luật đã sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2012 và năm 2014 nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về Thuế TNCN với mục đích phù hợp với sự phát triển ngày càng đi lên của nền kinh tế xã hội, đảm bảo sự công bằng trong điều tiết thu nhập của mọi người dân trong xã hội, đảm bảo động viên những NNT có thu nhập, khuyến khích mọi họ tích cực tăng gia lao động, sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế. Trước hết là làm giàu cho bản thân của NNT, sau đó là làm giàu cho gia đình, xã hội. Thuế TNCN là khoản tiền mà NNT có thu nhập phải trích nộp vào ngân sách nhà nước một phần tiền lương hoặc các nguồn thu khác sau khi đã tính các khoản được giảm trừ. Thuế TNCN được xây dựng trên nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế. Thuế TNCN không đánh vào NNT có thu nhập thấp, chỉ đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Do đó, việc nộp thuế TNCN chính là để cân
- 2 bằng mức độ giàu nghèo giữa các tầng lớp góp phần hạn chế sự phân biệt đối xử giữa người giàu và người nghèo. Luật thuế TNCN đã có những quy định rất nhân văn, đảm bảo tính công bằng và hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế. Ví dụ như các quy định miễn trừ không tính vào thu nhập tính thuế, quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN và các quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN. Trong đó quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân của cá nhân cư trú là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người nộp thuế và cũng là nội dung còn có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Quy định về các KGT khi tính thuế thu nhập cá nhân có ý nghĩa rất lớn đối cá nhân NNT nói riêng và những người thân của họ nói chung, giúp đảm bảo an sinh xã hội, góp phần đảm bảo công bằng và bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội. 2. Tính cấp thiết của đề tài: “Trong cuộc sống không có gì tất yếu, ngoài cái chết và thuế”. Đây là một phát biểu bất hủ của Ông Benjamin Franklin, ông là người soạn thảo tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Điều này cho chúng ta thấy rằng sự ra đời và hình thành của thuế là tất yếu bên cạnh các hiện tượng kinh tế – xã hội khác, cùng với sự hình thành và phát triển của Nhà nước. Ở bất kỳ mô hình Nhà nước nào thì quan hệ giữa Nhà nước và NNT dường như là không thay đổi. Nộp thuế là nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước. Về phía Nhà nước, đánh thuế vừa là đặc quyền vừa là một trong những bài toán khó nhất, đòi hỏi sự xem xét thận trọng và kỹ lưỡng. Liên quan đến vấn đề này, Adam Smith cho rằng thu thuế phải “bình đẳng, xác thực, tiện lợi và ít tốn kém”. Là một trong những loại thuế trực thu cơ bản, thuế TNCN có tác động mạnh mẽ đối với mỗi công dân bởi vì thuế gắn liền với thu nhập của họ. Nếu Nhà nước có một chính sách thuế hợp lý sẽ tạo ra một nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách. Nhưng ngược lại, nếu chính sách thuế TNCN chưa phù hợp sẽ dẫn đến những hiện tượng tiêu cực như né thuế, trốn tránh nộp thuế hoặc gian lận trong việc nộp thuế. Kể từ khi Luật thuế TNCN có hiệu lực thi hành chính thức kể từ ngày 01/01/2009, đã có nhiều ý kiến về những ưu điểm của luật thuế mới này như thuế đã xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa cá nhân trong nước và cá nhân là
- 3 người nước ngoài, tính GTGC cho NNT để giảm bớt nghĩa vụ đóng thuế của NNT khi phải chăm sóc, phụng dưỡng nhiều NPT…Những cải thiện đó phần nào rút bớt khoảng cách giữa các tầng lớp người dân trong xã hội. Tuy nhiên, có không ít ý kiến dư luận vẫn chưa hoàn toàn đồng tình với các quy định của Luật thuế TNCN như mức GTGC còn thấp, chưa cập nhật theo tình hình kinh tế xã hội và bình quân thu nhập tính trên đầu người…Về đối tượng phải nộp thuế vẫn còn những ý kiến về sự bất bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế hoặc sự bất hợp lý trong cách tính thuế đối với những khoản thu nhập của NNT thì khi ấy hiện tượng tiêu cực như trốn thuế, né thuế, gian lận thuế vẫn có cơ hội thực hiện và hậu quả là Nhà nước sẽ mất một nguồn thu ngân sách không nhỏ. Các khoản giảm trừ là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công (TLTC), từ kinh doanh bao gồm GTGC, các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Ý nghĩa của quy định này rất lớn trong việc chia sẻ một phần gánh nặng đối với những NNT có thu nhập về số thuế phải nộp, mặt khác góp phần vào việc thực hiện tốt hơn chính sách xã hội đối với những NPT cần được sự chia sẻ thu nhập, được hỗ trợ về vật chất để đảm bảo cuộc sống từ người có thu nhập; từ đó đảm bảo quyền được chăm sóc, được nuôi dưỡng và được phát triển bình thường về thể chất lẫn tinh thần. Trong đó mức GTGC cho bản thân NNT và NPT đã trải qua nhiều lần điều chỉnh, gần đây nhất ngày 02/06/2020 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 đã ban hành Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh trong thuế TNCN. Tuy nhiên khi áp dụng các quy định các KGT trong thuế TNCN vào thực tiễn trong thời gian qua có những bất cập và gây khó khăn cho NNT. Trên cơ sở đánh giá một cách khách quan và toàn diện về thực trạng thi hành pháp luật về các KGT trong thuế TNCN tại Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quy định về các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân: Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện” làm nội dung nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ. 3. Mục tiêu của đề tài • Mục tiêu tổng quát:
- 4 Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với hoàn thiện quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN tại Việt Nam, từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về nội dung này. • Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục đích nêu trên, các nhiệm vụ cơ bản đề tài sẽ tập trung vào bao gồm: Thứ nhất, hệ thống hóa, xây dựng và luận giải một số vấn đề lý luận cơ bản về quy định về các KGT khi tính thuế TNCN của cá nhân cư trú. Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng quy định về các KGT khi tính thuế TNCN của cá nhân cư trú ở Việt Nam dưới góc độ được hoàn thiện liên tục từ khi có Luật số 04/2007/QH12 Thuế thu nhập cá nhân ban hành có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 tới nay. Thứ ba, phân tích, đánh giá áp dụng thực tiễn quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân của cá nhân cư trú. Thứ tư, đề xuất những giải pháp để tiếp tục hoàn thiện quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN của cá nhân cư trú. 4. Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu như trên, luận văn cần trả lời những câu hỏi như sau: Những nội dung cơ bản của quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN ở Việt Nam là gì? Quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN ở Việt Nam còn tồn tại những bất cập và hạn chế nào? Những định hướng, kiến nghị nào để hoàn thiện quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN của cá nhân cư trú? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu i. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu quy định về về các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân đặt trong mối tương quan với thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. ii. Phạm vi nghiên cứu
- 5 Luận văn đi sâu nghiên cứu quy định về các KGT khi tính thuế TNCN của cá nhân cư trú, cụ thể: - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN và áp dụng vào thực tiễn. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu các quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam. - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN từ khi Luật Thuế TNCN 04/2007/QH12 được ban hành và có hiệu lực ngày 01/01/2009 tới nay. 6. Đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm vào thực tế áp dụng, xây dựng những luận cứ cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung, phát triển lý luận về quy định về các khoản giảm trừ nói riêng và pháp luật thuế TNCN nói chung. Luận văn là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, học tập, góp phần cho việc hoạch định chính sách và phục vụ cho việc áp dụng thực tiễn trong các cơ quan thi hành pháp luật và các cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN. 7. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Nhìn chung, các vấn đề về thuế TNCN, quản lý thuế TNCN, pháp luật quản lý thuế TNCN đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và với các mức độ sâu sắc khác nhau. Và các công trình nghiên cứu đã có phần đề cập tới quy định các khoản giảm trừ trong thuế TNCN. Tuy nhiên để nghiên cứu chuyên sâu lý luận, thực tiễn về quy định các khoản giảm trừ trong thuế TNCN thì vẫn rất ít. Tiêu biểu có những công trình nghiên cứu sau đây: i. Tình hình nghiên cứu về pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân Các đề tài nghiên cứu của các tác giả trước đây về pháp luật thuế TNCN đều tập trung vào nhóm các quy định về: phạm vi áp dụng thuế TNCN, căn cứ tính thuế, kỳ
- 6 tính thuế và qui định về quản lý thuế TNCN. Về quy định pháp luật thuế TNCN còn được nghiên cứu ở địa phương cụ thể như: Đề tài Luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền, Đại học Quốc gia Hà nội năm 2015. Tác giả đã có một cách nhìn tổng quát về quản lý thuế TNCN, cùng với việc đưa ra những đề xuất giải pháp để hoàn thiện các vấn đề pháp lý; luận văn sẽ mang đến “cách nhìn chân thực nhất”, qua đó, cơ quan Nhà nước sẽ có các định hướng cũng như khắc phục được những mặt hạn chế của pháp luật thuế TNCN, giúp cho việc quản lý các đối tượng nộp thuế được tốt hơn, góp phần ổn định nguồn thu lâu dài cho ngân sách nhà nước. Tác giả cũng đã đề cập cách xác định khoản trừ gia cảnh ở Việt Nam lựa chọn hình thức giảm trừ tiêu chuẩn để đảm bảo cho việc tính toán đơn giản tạo thuận lợi cho NNT tuân thủ pháp luật. Luận văn thạc sĩ Luât kinh tế (2015) “ Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân qua thực tiễn thi hành tại Chi cục Thuế quận Kiến An Thành phố Hải Phòng”, Tác giả Nguyễn Thị Hường đã nghiên cứu các vấn đề lý luận về pháp luật quản lý thuế TNCN và đánh giá thực trạng pháp luật, tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý thuế TNCN ở quận Kiến An, thành phố Hải Phòng để trên cơ sở đó đề ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân, giúp hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật thuế tại Việt Nam1. Tác giả cũng đã trình bày các quy định về hồ sơ, thủ tục cấp MST NPT tại cơ quan thuế. Về “Thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” tác giả Nguyễn Thị An đã nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về thuế TNCN ở địa phương. Tác giả cũng khái quát quy định các khoản giảm trừ theo Luật số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN. Tác giả Trịnh Thu Hảo đã có đề tài luận văn Thạc sĩ Luật học (2015) nghiên cứu về vấn đề “Bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú 1 Nguyễn Thị Hường (2015), “Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân qua thực tiễn thi hành tại Chi cục Thuế quận Kiến An Thành phố Hải Phòng”, Đại học Quốc gia Hà Nội
- 7 theo pháp luật Việt Nam”. Tác giả khái quát các thay đổi về quy định mức giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam từ năm 2009 đến 2015. Nội dung tác giả nghiên cứu có so sánh quy định về GTGC ở một số nước trên thế giới như: Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Trung Quốc với quy định tại Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra một số bất cập trong việc điều chỉnh mức GTGC cho NNT và kiến nghị tiếp tục phải xem xét, điều chỉnh Luật thuế TNCN, xây dựng GTGC có tính khả thi, đảm bảo sau khi nộp thuế, NNT vẫn giữ lại được phần thu nhập tối thiểu trung bình xã hội dùng để tái tạo sức lao động của bản thân NNT và phần để nuôi dưỡng những NPT. Năm 2016, tác giả Huỳnh Văn Diện đã có đề tài Luận văn Tiến sĩ Luật học nghiên cứu về “Pháp luật thuế thu nhập cá nhân từ thực tế thành phố Cần Thơ”. Trong nghiên cứu này tác giả đã đề cập nhiều về quy định các khoản giảm trừ trong thuế TNCN, đã nói lên thực trạng khi áp dụng quy định này ở Việt Nam và nêu lên một số bất cập trong việc thực hiện những quy định này. ii. Công trình nghiên cứu về quản lý thuế TNCN được đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu khoa học. Có thể kể đến các công trình sau: Tác giả Nguyễn Vinh Hưng có bài viết “Luật Thuế thu nhập cá nhân: Một số bất cập và kiến nghị” đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam số 62(4) 4.2020. Bài viết nêu lên những bất cập về quy định về mức GTGC hiện nay của Luật thuế TNCN năm 2009 (đã được sửa đổi, bổ sung các năm 2012 và 2014) không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội lúc bấy giờ và kiến nghị một số vấn đề nhằm đưa quy định phù hợp hơn với tình hình và hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam lúc bấy giờ. Bài viết “Bảo đảm công bằng trong thuế thu nhập cá nhân” của ThS. Trần Minh Đức đăng tải trên Ấn phẩm Nghiên cứu lập pháp số 6(214), tháng 3/2012, tác giả phân tích những bất cập về quy định về giảm trừ gia cảnh theo Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007. Gần đây nhóm nghiện cứu TS. Nguyễn Thị Diệu Thu, TS. Nguyễn Thị Kim Oanh và ThS. Nguyễn Thị Tâm đã có bài viết: “Giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân: những bất cập và hướng hoàn thiện”, đăng trên Tạp chí kế toán &
- 8 kiểm toán số tháng 9/2020. Bài viết đã phân tích việc áp dụng quy định GTGC vào thực tế phát sinh những bất cập và gây khó khăn cho NNT có thu nhập chịu thuế. Nhóm tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quy định GTGC trong thuế TNCN. Nhìn chung các công trình kể trên chủ yếu nghiên cứu, phân tích những quy định của pháp luật thuế TNCN. Trên cơ sở kế thừa những đóng góp của các công trình nghiên cứu trước, luận văn tiếp tục giải quyết những vấn đề về mặt pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định về các khoản giảm trừ trong thuế TNCN ở thời điểm hiện tại. 8. Phương pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp liệt kê, tổng hợp, phân tích, phương pháp thống kê và so sánh để giải quyết các nội dung khoa học của đề tài cụ thể: - Ở chương 1, tác giả sử dụng phương pháp liệt kê, phân tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ các quy định về các KGT khi tính thuế TNCN của cá nhân cư trú ở Việt Nam từ khi Luật thuế TNCN năm 2007 có hiệu lực tới nay. - Ở chương 2, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phân tích: nghiên cứu thực tiễn thi hành quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích tính toàn diện, thống nhất, phù hợp, hiệu quả, bình đẳng trong các quy định của pháp luật.
- 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ VÀ QUY ĐỊNH VỀ CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1.1. Khái quát chung về các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân 1.1.1.1. Khái niệm các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân Thuế là khoản thu nộp bắt buộc, là một công cụ rất hiệu quả và chủ yếu giúp tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà nhà nước. Tính bắt buộc ở đây là, đối với NNT là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điều kiện mà không phải là quan hệ thanh toán dù trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Sự ra đời của Thuế TNCN xuất phát từ yêu cầu thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập đảm bảo công bằng xã hội. Bởi vì, trong nền kinh tế thị trường, việc phân phối thu nhập chủ yếu thông qua cơ chế thị trường, đó là khả năng lao động, chất lượng lao động và sức mạnh về tư liệu sản xuất, tài sản, tiền vốn và một số yếu tố khác. Ai có được nhiều những yếu tố trên sẽ có ưu thế chiếm giữ phần thu nhập xã hội nhiều hơn. Sự phân phối mang tính kinh tế này tất yếu dẫn đến sự phân cực giàu nghèo. Rõ ràng trong xã hội hiện đại thu nhập của mỗi tổ chức, cá nhân hay gia đình là không thể đồng đều trong khi đó những nhu cầu sống tối thiểu thì lại gần như nhau. Những người không có khả năng lao động, không có thu nhập và thu nhập quá thấp không đảm bảo cho mức sống sinh hoạt tối thiểu trong cuộc sống. Thuế thu nhập chính là công cụ để Nhà nước thực hiện yêu cầu này. Hơn nữa, việc đánh thuế vào người có nhiều thu nhập cũng là lẽ công bằng, bởi họ cũng nhờ vào xã hội mà họ có nguồn thu nhập đó.2 Thuế TNCN đã tồn tại khá lâu đời tại các nước phát triển. Thuế TNCN lần đầu tiên ra đời ở nước Anh ( năm 1841) sau đó đến Nhật ( năm 1887), Đức ( năm 2 Ts. Phạm Thị Giang Thu và đồng tác giả, Giáo trình Luật Thuế Việt Nam (tái bản lần thứ 3)- Trường Đại học luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công An Nhân Dân 2008 (tr.173-174)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 272 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 336 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 109 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 104 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 215 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 121 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 77 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 90 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 31 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 181 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 106 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 33 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 73 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 16 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 82 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 16 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn