intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

18
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH; phân tích, đánh giá một số quy định pháp luật và tình hình thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam; đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động này ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN TOẢN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8 38 01 07 TP. Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN TOẢN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHÓA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM THOA TP. Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN ……. Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi và những nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực. Những nội dung phân tích và trích dẫn trong luận văn này được trích dẫn từ các nguồn tài liệu đúng quy định. TRẦN VĂN TOẢN
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Nhà trường, Quý Thầy/Cô giáo đang làm việc tại Khoa Luật Kinh tế – Khoa sau đại học cùng với tất cả các thầy cô giáo, cán bộ, công nhân viên Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Kim Thoa – người trực tiếp hướng dẫn Tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp. Cô đã giúp Tôi tích lũy thêm nhiều kiến thức, hết lòng chỉ dạy, hỗ trợ Tôi trong việc định hướng, chỉnh sửa, cũng như hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này. Một lần nữa, với lòng biết ơn chân thành, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả Quý Thầy/Cô giáo, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ Tôi trong suốt thời gian qua. Luận văn tốt nghiệp này là kết quả của việc “học việc” nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng là một trong những trải nghiệm đầu tiên trên con đường nghiên cứu khoa học của bản thân Tôi. Với vốn kiến thức thực tiễn và kỹ năng lập luận còn nhiều hạn chế, luận văn tốt nghiệp không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Quý Thầy/Cô giáo để có thể thêm phần hoàn thiện kiến thức và nâng cao hơn kỹ năng cho bản thân. Trân trọng ! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2023 TRẦN VĂN TOẢN
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: Thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. Cùng với sự bùng nổ và phát triển công nghệ số, dữ liệu lớn, thông tin trên không gian số, các tổ chức HĐNH cũng đang đứng trước những thử thách rất lớn liên quan đến việc BMTT khách hàng. Mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã tương đối đầy đủ để điều chỉnh về BMTT nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp thời với những yêu cầu thực tiễn. Trong luận văn tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp xuyên suốt nhằm làm sáng tỏ thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng do đó tất cả các chủ thể liên quan trong hoạt động ngân hàng cần có nghĩa vụ tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp dụng các quy định pháp luật. Ngoài ra, tác giả có sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp Luật học so sánh nhằm đối chiếu quy định pháp luật về thực thi pháp luật bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam ở từng thời kì khác nhau đồng thời so sánh những quy định pháp luật tại một số quốc gia trên thế giới để từ đó nhận thấy những điểm bất cập, những khoản trống pháp lý cần khắc phục để đưa ra giải pháp bảo đảm thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Để đạt được các mục tiêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận về thực thi pháp luật BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam; Hai là, phân tích, so sánh, đánh giá những quy định pháp luật liên quan đến thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH theo quy định của pháp luật Việt Nam trong sự so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới; Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam. Qua đó, phát hiện những hạn chế, bất cập; những khó khăn, vướng mắc; từ đó xác định phương hướng, đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về BMTT khách hàng ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo đối với các tổ chức HĐNH và các chủ thể liên quan, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, nâng cao chất lượng dịch vụ, tránh rò rỉ thông tin khách hàng; Từ khoá: bảo mật thông tin khách hàng; chuyển đổi số; pháp luật
  6. iv ABSTRACT Title: Law enforcement on customer information confidentiality in banking operations in Vietnam. With the rapid growth and advancement of digital technology, big data, and information in the digital realm, banking institutions are also confronted with significant challenges pertaining to customer information confidentiality. While there exists a comprehensive framework of legal documents to govern information confidentiality, it is not always responsive to practical demands in a timely manner. In this thesis, the author has applied a method of analysis and summary to elucidate the law enforcement of customer information confidentiality; thereby all relevant entities involved in banking operations are obliged to comply with, observe, and effectively apply these legal regulations. In addition, the author utilizes various approaches, including comparative jurisprudence, to analyse the law enforcement of customer information confidentiality in banking operations in Vietnam from time to time. Furthermore, the author compares the legal regulations across multiple countries to identify any shortcomings and legal gaps to be improved to suggest the solutions helping the law enforcement concerning of customer information confidentiality in banking operations in Vietnam. In order that the above objectives can be successfully obtained, the thesis focuses on carrying out the following research tasks: Firstly, clarify the theoretical issues related to the law enforcement of customer information confidentiality in banking operations in Vietnam; Secondly, analyze, compare, and review the legal regulations related to the law enforcement of customer information confidentiality in banking operations under Vietnamese law in comparison with the law in several countries in the world; Thirdly, analyze and review the current legal status and the law enforcement of customer information confidentiality in banking operations in Vietnam in order to detect the shortcomings and inadequacies; difficulties and problems; and to determine plansand suggest the solutions that contribute to perfecting the law and improving the effectiveness of law enforcement of customer information confidentiality in Vietnam.
  7. v The research findings of the thesis are used for the reference of banking institutions and other relevant entities and the findings also help raise awareness, promote accountability, enhance service quality, and prevent information leakage. Keywords: customer information confidentiality; digital transformation; laws.
  8. vi BẢNG VIẾT TẮT CÁC THUẬT NGỮ STT Từ viết tắt Nội dung diễn giải 1 BLDS Bộ luật dân sự 2 BMTT Bảo mật thông tin 3 CNNHNNg Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 4 CNTT Công nghệ thông tin 5 CQNN Cơ quan nhà nước 6 HĐNH Hoạt động ngân hàng Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổ, bổ sung 7 Luật các TCTD năm 2017 8 QHPL Quan hệ pháp luật 9 QPPL Quy phạm pháp luật 10 NHNNVN Ngân hàng nhà nước Việt Nam 11 NHS Ngân hàng số 12 NHTM Ngân hàng thương mại 13 TCTD Tổ chức tín dụng 14 VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
  9. i MỤC LỤC BẢNG VIẾT TẮT CÁC THUẬT NGỮ ................................................................. vi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 6. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 6 7. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 6 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ................................................................... 7 9. Bố cục tổng quát của luận văn ....................................................................... 11 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO MẬT THÔNG TIN CỦA KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ................................................................................ 12 1.1. Khái quát về thông tin và bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ............................................................................................................. 12 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ...........................................................................................................................12 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng..........................................................................................................16 1.1.3. Cơ sở pháp lý của bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ...................................................................................................................18 1.2. Khái luận thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng .................................................................................................... 20 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng ...........................................................................................................................20 1.2.2. Nội dung thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ................................................................................................22
  10. ii 1.3. Sự cần thiết phải bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ....................................................................................................................... 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 29 CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO MẬT THÔNG TIN CỦA KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM ......................................................................................................................... 30 2.1. Thực trạng pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam ......................................................................................... 30 2.1.1. Quy định của pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam ............................................................................30 2.1.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam ....................................................................36 2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về bảo mật thông tin của khách hàng trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam....................................................................... 48 2.2.1. Thực tiễn tuân thủ pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ........................................................................................48 2.2.2. Thực tiễn chấp hành pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ........................................................................................55 2.2.3. Thực tiễn sử dụng pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ........................................................................................59 2.2.4. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ........................................................................................62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 65 CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO MẬT THÔNG TIN CỦA KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM ....................................................... 66 3.1. Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam ............................................................................................................... 66 3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam ... 68
  11. iii 3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam ... 69 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ........................................................................................70 3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng .........................................................72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 75 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... i
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, hệ thống ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt, là kênh dẫn vốn chủ yếu phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao đời sống nhân dân. Song, tổ chức tín dụng (TCTD) không trực tiếp làm ra của cải vật chất mà “sống” được nhờ khách hàng. Chính vì thế, giữ khách hàng là điều quan trọng nhất cho sự tồn tại của TCTD. Bảo mật thông tin (BMTT) khách hàng là tiêu chí không thể thiếu trong quá trình hoạt động của TCTD. Hiện nay, Việt Nam có khoảng trên 100 triệu dân, là nước đông dân thứ 15 trên thế giới. Dân số đông và sự phát triển nhanh chóng của hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện lợi góp phần đưa hoạt động bán lẻ trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp, trong đó có các ngân hàng. Đây là cơ hội để ngân hàng cơ cấu lại nguồn thu, dịch chuyển dần từ thu dịch vụ tín dụng sang thu dịch vụ thông qua phát triển cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, đáp ứng nhu cầu thanh toán của người dân. Trong hoạt động ngân hàng (HĐNH), nguồn lực kinh doanh không chỉ dừng lại ở tiền tệ, dòng vốn, mà dữ liệu thông tin khách hàng cũng là một nguồn lực hoạt động, thông tin của khách hàng cũng là tài sản vô cùng quý giá. BMTT khách hàng được xem là cốt lõi đánh giá sự tin tưởng với doanh nghiệp nói chung và với ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu và xây dựng thương hiệu bền vững sau này. Thời gian qua, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và truyền thông đã tạo ra những cơ hội mới để cơ sở hạ tầng tài chính hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra những thách thức liên quan đến BMTT của khách hàng bởi thông tin khách hàng của các ngân hàng không chỉ tồn tại trong mối quan hệ giữa chủ thể cung cấp thông tin và chủ thể được phép tiếp nhận thông tin mà còn có thể được tiết lộ cho chủ thể xử lý thông tin. Khách hàng vốn là người yếu thế hơn so với TCTD trong quan hệ BMTT của mình trong HĐNH. Bởi khi cung cấp các thông tin liên quan cho TCTD, họ không có đầy đủ các
  13. 2 công cụ để giám sát quá trình BMTT mà mình cung cấp theo luật định. Do đó, việc bảo đảm sự cân bằng về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia vào quan hệ BMTT khách hàng trong HĐNH thông qua công cụ pháp lý của Nhà nước là cần thiết để nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiền, thực hiện các giao dịch qua ngân hàng, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh ngân hàng, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ xác định chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng như sau: Xây dựng tài chính điện tử và thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, bền vững. Triển khai ứng dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán”.1 Việc chuyển đổi số cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc quản lý và bảo vệ dữ liệu khách hàng. Các TCTD phải đảm bảo rằng dữ liệu của khách hàng được lưu trữ và quản lý đúng cách để tránh các sai sót hoặc lỗ hổng bảo mật. Họ cũng cần đảm bảo rằng họ tuân thủ các quy định và quyền riêng tư đang áp dụng trong lĩnh vực của mình. Có thể nhận thấy pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH đã có những quy định ghi nhận rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể và mối quan hệ tương quan quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong việc thực thi BMTT khách hàng. Bên cạnh đó, NHNNVN cũng đã có những nỗ lực trong tạo lập được hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia HĐNH thực thi pháp luật về BMTT, quy định các nguyên tắc, thủ tục để TCTD cung cấp thông tin khách hàng theo luật định và cả trách nhiệm liên quan trong quá trình này. Song, cùng với sự bùng nổ và phát triển công nghệ số, dữ liệu lớn, thông tin trên không gian số, các tổ chức HĐNH cũng đang đứng trước những thử thách rất lớn liên quan đến việc BMTT khách hàng. Mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã tương đối đầy đủ để điều chỉnh hoạt động BMTT trong HĐNH nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp thời với những yêu cầu thực tiễn. Việc phân tích một cách có hệ thống các quy định liên quan đến pháp luật 1 Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ,
  14. 3 BMTT khách hàng của các TCTD, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH là nội dung vẫn rất cần thiết. Đây là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam” làm luận văn của mình. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH; phân tích, đánh giá một số quy định pháp luật và tình hình thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam; đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động này ở Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được các mục tiêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận về thực thi pháp luật BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam. Hai là, phân tích, so sánh, đánh giá những quy định pháp luật liên quan đến thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH theo quy định của pháp luật Việt Nam trong sự so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới. Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam. Qua đó, phát hiện những hạn chế, bất cập; những khó khăn, vướng mắc; từ đó xác định phương hướng, đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về BMTT khách hàng ở Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu chung: Luận văn “Thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam” được tiến hành để trả lời cho câu hỏi: Pháp luật ngân hàng cần phải sửa đổi, bổ sung như thế nào để các TCTD và các chủ thể liên quan bảo đảm thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH?.
  15. 4 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể: i) Pháp luật ngân hàng hiện hành có tạo điều kiện để đảm bảo thực thi pháp luât BMTT khách hàng trong HĐNH không? ii) Thực tiễn thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam làm phát sinh những vướng mắc gì? iii) Pháp luật ngân hàng hiện hành cần phải bổ sung những quy định gì để góp phần bảo đảm việc thực thi pháp luật và nâng cao hiệu quả việc thực thi pháp luật về BMTT khách hàng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Lý luận về bảo đảm bí mật thông tin khách hàng của các TCTD. - Các QPPL điều chỉnh hoạt động BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. - Diễn biến của thực tiễn thực thi liên quan đến hoạt động BMTT khách của các TCTD. - Định hướng chiến lược phát triển ngành ngân hàng ở Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu “Bí mật thông tin trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm bí mật quốc gia trong ngành ngân hàng, bí mật kinh doanh ngân hàng, bí mật thông tin liên quan đến khách hàng. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả tâp trung nghiên cứu quy định pháp luật về bảo đảm bí mật thông tin của khách hàng trong HĐNH của TCTD”.2 Đồng thời, tác giả cũng chỉ tâp trung nghiên cứu quy định pháp luật về thực thi pháp luật BMTT của khách hàng trong HĐNH của các TCTD là các NHTM trong các hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp sau: 2 Xem thêm Điều 1 Nghị định số 117/2018/NĐ-CP
  16. 5 Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngoài ra, để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: 5.1. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt luận văn để phân tích, bình luận, đánh giá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực thi pháp luật BMTT khách hàng như khái niệm, đặc điểm thông tin khách hàng trong HĐNH, nghĩa vụ BMTT khách hàng, cơ sở pháp lý của nghĩa vụ BMTT khách hàng, bản chất của thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH; phân tích quy định pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam nhằm phát hiện các QPPL mà người làm luật muốn xây dựng và được thể hiện trong văn bản cũng như quá trình thực hiện các quy định về BMTT khách hàng trong HĐNH. Trên cơ sở đó, phương pháp tổng hợp được sử dụng nhằm đưa ra những nhận định, rút ra các kết luận, đề xuất các kiến nghị hoàn hiện pháp luật, các giải pháp thực thi pháp luật BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam. 5.2. Phương pháp Luật học so sánh Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và 2 để so sánh, đối chiếu, đánh giá các quan điểm khoa học. So sánh, đối chiếu những quy định pháp luật về thực thi pháp luật BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam ở từng thời kì khác nhau. Từ đó có những góc nhìn một cách khách quan hơn các quy đinh pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH, nhận diện những điểm bất cập, những khoảng trống pháp lý cần khắc phục để hoàn thiện hơn về thực thi pháp luật BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam. 5.3. Phương pháp lịch sử Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và 2 để xem xét, phân tích các tài liệu theo thời gian có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài để xây dựng tổng quan các vấn đề nghiên cứu, xác định các vấn đề nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời phương pháp này cũng được sử dụng để xem xét, phân tích quá trình hình thành và ghi nhận việc thực thi pháp luật BMTT khách hàng trong các VBQPPL đã được ban hành trước đây với những thay đổi trong việc xác định và ghi nhận phạm vi, giới hạn, nội dung của việc thực
  17. 6 thi pháp luật BMTT khách hàng trong bối cảnh sự phát triển khoa học công nghệ số, nền tảng số hóa các dữ liệu ngành ngân hàng. Tuy nhiên, việc cụ thể các phương pháp nghiên cứu như trên chỉ mang tính chất tương đối bởi trong luận văn của mình, tùy vấn đề, nội dung nghiên cứu mà tác giả thường đan xen, kết hợp các phương pháp nghiên cứu nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của mình. 6. Nội dung nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam để từ đó làm rõ các quy định của PLVN hiện hành liên quan đến thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam; đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam trong bối cảnh số hóa và chuyển đổi số hiện nay. 7. Đóng góp của đề tài Ý nghĩa khoa học Luận văn góp phần làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH như: phân tích, so sánh, đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam làm cơ sở khoa học cho việc xác định nội dung cần thiết thực thi pháp luật về BMTT khách hàng, làm rõ những thiếu sót trong việc thực thi pháp luật BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam; từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đã phân tích thực tiễn thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam, kết hợp với việc so sánh kinh nghiệm tại một số nước khác để từ đó, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và đề xuất những giải pháp bảo đảm thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH tại Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức HĐNH, khách hàng, các chủ thể liên quan trong quá trình thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam.
  18. 7 Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo đối với các tổ chức HĐNH và các chủ thể liên quan, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, nâng cao chất lượng dịch vụ, tránh rò rỉ thông tin khách hàng; Đối với khách hàng (người tiêu dùng tài chính) có thêm thông tin để tham khảo và bảo vệ thông tin của chính mình; Riêng đối với các nhà làm luật, hy vọng đây cũng là tài liệu tham khảo cho các cơ quan lập pháp trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thực thi pháp luật BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam. 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH là nội dung được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn nhận thấy có một số công trình nghiên cứu nổi bật, liên quan mật thiết đến đề tài, cụ thể như sau: (1) Bài viết “Nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng theo quy định pháp luật một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa (2016), Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam (7)”. Bài viết phân tích một số quy định về nghĩa vụ BMTT khách hàng của tổ chức HĐNH theo quy định pháp luật của một số nước trên thế giới và so sánh với pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra một vài khuyến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, đảm bảo cân bằng lợi ích của khách hàng và lợi ích của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Bài viết được tác giả luận văn kế thừa, tiếp tục nghiên cứu trong chương 2, 3 của luận văn. (2) Bài viết An toàn thông tin bảo mật tại các ngân hàng thương mại Việt Nam của Hạ Thị Thiều Dao (2019), Tạp chí Ngân hàng (12). Bài viết trình bày thực trạng đảm bảo an toàn, BMTT trong ngành ngân hàng dưới phương diện hạ tầng kỹ thuật, nhân lực và tổ chức, quản trị CNTT. Từ đó, tác giả đưa ra một số gợi ý đảm bảo an toàn bảo mật ngân hàng gắn với phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho NHTM. Dù vậy, đây là những thông tin mà tác giả luận văn cần tham khảo thêm khi nghiên cứu về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật BMTT khách hàng trong HĐNH tại chương 3 của luận văn. (3) Bài viết Bàn về vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử (2019), của Nguyễn Thị Thu Hằng, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam (2).
  19. 8 Bài viết chỉ dừng lại ở việc chứng minh sự cần thiết của việc bảo vệ thông tin cá nhân người tiêu dùng trong thương mại điện tử, làm rõ các yếu tố chi phối, khái quát khuynh hướng điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề này, từ đó đề xuất việc ban hành một đạo luật chung để bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân người tiêu dùng, mà chưa phân tích mối quan hệ giữa thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân. Bài viết chưa làm rõ nghĩa vụ bảo vệ thông tin người tiêu dùng trong thương mại điện tử không chỉ là góp phần bảo vệ quyền riêng tư người tiêu dùng, quyền lợi của người tiêu dùng mà còn góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử phát triển, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển, Ngoài ra, bài viết cũng chưa làm rõ được nghĩa vụ bảo vệ thông tin người tiêu dùng, đó không chỉ là nghĩa vụ của người bán mà còn là nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ mạng, chủ sở hữu website thương mại điện tử và của chính người tiêu dùng. Dẫu vậy, nội dung bài viết cũng được tác giả luận văn tham khảo khi đề cập đến BMTT khách hàng trong ngân hàng số, khi phân tích các yếu tố chi phối, tác động đến việc thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH được đề cập trong chương 2,3 của Luận văn. (4) Bài viết Nghĩa vụ bảo mật thông tin giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam (2020) của Đinh Thị Tâm, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại (122). Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích các quy định về nghĩa vụ BMTT giai đoạn tiền hợp đồng theo BLDS năm 2015 và một số quy định chuyên biệt như hoạt động nhượng quyền thương mại, HĐNH, hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luât liên quan đến nghĩa vụ BMTT giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam. Bài viết trên đã giúp tác giả luận văn có thêm căn cứ để phân tích, khẳng định tính đúng đắn của quy định pháp luật về nghĩa vụ của TCTD là BMTT khách hàng trong HĐNH không chỉ khi đã thiết lập quan hệ hợp đồng mà TCTD còn phải có nghĩa vụ bảo mật trước khi giao kết hợp đồng và sự cần thiết phải quy định cụ thể về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ BMTT giai đoạn tiền hợp đồng. Kết quả của bài viết có giá trị tham khảo được tác giả vận dụng khi nghiên cứu các nội dung tại chương 2 của luận văn. (5) Bài viết Bảo mật thông tin khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số của tác giả Nguyễn Thị Thái Hưng (2020), Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 3+4. Bài viết phân tích tác động của ngân hàng số, rủi ro khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng số, vấn
  20. 9 đề BMTT khách hàng trong thời đại số hóa, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro, đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ thông tin của khách hàng. Kết quả của bài viết có giá trị tham khảo bổ ích được tác giả vận dụng khi nghiên cứu các nội dung tại chương 2 của luận văn đồng thời tác giả đưa ra những kiến nghị, những giải pháp BMTT của khách trong HĐNH ở Việt Nam. (6) Bài viết Bảo đảm an toàn, bí mật thông tin khách hàng trong ngân hàng điện tử tại Việt Nam- Nhìn từ góc độ pháp lý của Nguyễn Thị Kim Thoa (2021), Tạp chí Ngân hàng (16). Bài viết phân tích một số khía cạnh pháp lý liên quan đến an toàn, BMTT khách hàng của TCTD khi cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử theo quy định pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm an toàn, BMTT khách hàng trong HĐNH điện tử ở Việt Nam. Bài viết được tác giả tham khảo khi phân tích thực trạng pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH tại chương 2 của luận văn. (7) Bài viết Xử phạt vi phạm hành chính trong bảo mật thông tin khách hàng hiện nay và hướng hoàn thiện của Nguyễn Thị Kim Thoa (2021), Tạp chí Ngân hàng (19). Bài viết đề cập đến vai trò của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong BMTT khách hàng trong HĐNH, phân tích quy định của pháp luật về xử phạt hành vi vi phạm nghĩa vụ BMTT khách hàng trong HĐNH, từ đó đưa ra một vài khuyến nghị nhằm bảo đảm quyền được BMTT khách hàng. Bài viết có giá trị tham khảo khi tác giả nghiên cứu tại chương 3 của luận văn. (8) Luận án Pháp luật về bảo đảm bí mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam của Nguyễn Thị Kim Thoa (2020), Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học quốc gia TPHCM). Luận án đã: "i) Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo đảm bí mật thông tin khách hàng trong HĐNH). ii) Phân tích, so sánh, đối chiếu pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước trên thế giới về những vấn đề pháp lý có liên quan. iii) Phân tích, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam. iv) Đề xuất phương hướng, giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật về BMTT khách hàng trong HĐNH ở Việt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2