intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Môi trường và phát triển bền vững: Nghiên cứu tác động của một số hiện tượng thiên tai tới sản xuất nông nghiệp và sinh kế của cộng đồng dân cư tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

32
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đè tài là xác định được một số bằng chứng về tác động của các hiện tượng thiên tai ở khu vực nghiên cứu từ năm 1961 đến năm2010; đánh giá được tác động của các hiện tượng nói trên tới sản xuất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Môi trường và phát triển bền vững: Nghiên cứu tác động của một số hiện tượng thiên tai tới sản xuất nông nghiệp và sinh kế của cộng đồng dân cư tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trong bối cảnh biến đổi khí hậu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHAN NGỌC ANH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HIỆN TƢỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ TẠI HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội – 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƢỜNG PHAN NGỌC ANH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HIỆN TƢỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ TẠI HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành Môi trƣờng và Phát triển bền vững Mã số: Thí điểm Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải Hà Nội - 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, học viên xin bày tỏ lòng tri ân và kính trọng tới PGS. Nguyễn Xuân Hải – Trưởng khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Thầy là người đã trực tiếp hướng dẫn học viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Học viên xin được gửi tới thầy lòng biết ơn sâu sắc vìđã luôn tạo điều kiện về thời gian và tài liệu cũng như sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình để học viên luôn đạt được kết quả nghiên cứu tốt nhất. Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên cũng nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo và học hỏi được rất nhiều từ các anh chị thuộc đề tài KHCN – TB.03T/13-18, Chương trình “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”và các cán bộ thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hoá Môi trường. Học viên xin cảm ơn sự giúp đỡ chân thành và nhiệt tình đó. Để hoàn thành khóa luận này, học viên cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ của Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để học viên hoàn thành luậnvăn này. Cuối cùng, học viên xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người thân trong gia đình: bố me, anh chị và bạn bè đã luôn giúp đỡ, ủng hộ, động viên và chia sẻ những khó khăn, thuận lợi về cả vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn của học viên. Hà Nội, ngày 01tháng 12 năm 2016 Học viên Phan Ngọc Anh
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... v DANH MỤC TƢ̀ VIẾT TẮT ........................................................................................ vi MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 4 1.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ..................... 4 1.2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT SINH KẾ ................................................................. 5 1.2.1. Khái niệm sinh kế ................................................................................................ 5 1.2.2. Khung sinh kế bền vững (SLF) ............................................................................ 5 1.2.3. Cơ sở nguồn lực sinh kế của cộng đồng dân cƣ huyện Mai Sơn ......................... 7 1.3. TỔNG QUAN VỀ THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ................................... 8 1.3.1. Khái quát về thiên tai ........................................................................................... 8 1.3.2. Khái quát về BĐKH tại Việt Nam ..................................................................... 10 1.4. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................. 12 CHƢƠNG 2. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 15 2.1. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................................... 15 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .............................................................................. 15 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................... 18 2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 22 2.2.1.Phạm vi không gian............................................................................................. 22 2.2.2. Phạm vi thời gian ............................................................................................... 22 2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 23 2.3.1 Cách tiếp cận ....................................................................................................... 23 2.3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 25 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 31
  5. 3.1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐẶC ĐIỂM THIÊN TAI TẠI HUYỆN MAI SƠN TỈNH SƠN LA ............................................................................................................. 31 3.1.1. Biến đổi khí hậu ................................................................................................. 31 3.1.3. Hiện trạng thiên tai tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ......................................... 38 3.1.4. Tác động một số hiện tƣợng thiên tai tới sản xuất nông nghiệp và sinh kế tại địa phƣơng ......................................................................................................................... 47 3.2.1. Định hƣớng và mục tiêu các giải pháp .............................................................. 65 3.2.2. Đề xuất các giải pháp ......................................................................................... 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 74 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 79
  6. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. Khung sinh kế bền vững ................................................................................ 17 Hình 2. Bản đồ hành chính huyện Mai Sơn ................................................................ 17 Hình 3. Số ngày có nhiệt độ tối thấp nhỏ hơn 130C..................................................... 35 Hình 4. Số ngày có nhiệt độ tối cao lớn hơn 350C....................................................... 35 Hình 5. Số ngày có lƣợng mƣa trung bình trên 50mmm ............................................. 36 Hình 6. Lũ quét xảy ra trên địa bàn huyện Mai Sơn cuốn trôi cầu treo dân sinh ....... 41 Hình 7. Hạn hán xảy ra tại xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, 2015 .................................... 43 Hình 8. Hoa màu thiệt hại do băng tuyết bao phủ ...................................................... 44 Hình 9. Rét đậm kéo dài làm trâu bò bị chết tại huyện Mai Sơn ................................ 45 Các hình trong phụ lục Hình phụ lục 1. Bản đồ Cảnh báo lũ quét tỉnh Sơn La ................................................ 84
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Bảng tóm lƣợc thành phần quan trọng nhất trong vốn sinh kế của ngƣời dân tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La ...................................................................................... 7 Bảng 2. Các dạng thiên tai tại các khu vực địa lý và vùng kinh tế khác nhau.............. 9 Bảng 3. Các ngành và đối tƣợng chịu tác động của Biến đổi khí hậu ......................... 31 Bảng 4. Chỉ số S và chỉ số Sr của nhiệt độ tại 4 trạm từ năm 1960 – 2010................ 33 Bảng 5. Biểu hiện cáchiệntƣợng thiên tai xảyra tại huyện Mai Sơn .......................... 46 Bảng 6. Xếp hạng những hiêntƣợngthiên taixảy ra tại huyện Mai Sơn...................... 46 Bảng 7. Khảo sát hoạt động sản xuất nông nghiệp tại 3 xã của huyện Mai Sơn ........ 49 Bảng 8. Tỷ lệ các hộ bị mất mùa do ảnh hƣởng bởi các sự kiện thời tiết bất lợi trong 5 năm gần đây trên địa bàn huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La ................................................ 49 Bảng 9. Diện tích, năng suất, sản lƣợng cây lúa và ngô tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La từ năm 1990 đến năm 2015..................................................................................... 54 Bảng 10. Đánh giá mức độ tác động của các hiện tƣợng thiên tai.............................. 55 Bảng 11. Mức độ tác động của các hiện tƣợng thiên tai ............................................. 56 Bảng 12. Tổng thiệt hại do các hiện tƣợng thời tiết cực đoan trên địa bàn tỉnh Sơn La bao gồm cả huyện Mai Sơn.......................................................................................... 61 Bảng 13. Số lƣợng các công trình bị ảnh hƣởng do các hiện tƣợng thời tiết cực đoan trên địa bàn tỉnh Sơn La bao gồm cả huyện Mai Sơn .................................................. 61
  8. DANH MỤC TƢ̀ VIẾT TẮT BĐKH: Biến đổi khí hậu TN &MT: Tài nguyên và Môi trƣờng PTBV: Phát triển bền vững SXNN: Sản xuất nông nghiệp
  9. MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Kinh tế nông nghiệp, nông thôn là thành phần không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế - xã hội của quốc gia của Việt Nam, với phần lớn dân số làm nghề nông. Tuy nhiên, nền kinh tế nông nghiệp đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Trong đó sự ảnh hƣởng của các hiện tƣợng thiên tai là một trong những khó khăn đối với sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các vùng nông thôn miền núi, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn và trình độ dân trí chậm phát triển. Ở đây thƣờng xảy ra hạn hán, lũ quét, ngập úng, sạt lở, xói mòn, ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống của ngƣời dân cũng nhƣ gia tăng thêm tình trạng nghèo đói cho khu vực. Mai Sơn là huyện miền núi phía Bắc thuộc tỉnh Sơn La, khu vực thƣờngxuyênxảyra các hiện tƣợng thiêntaiđã tác động rất lớn đến sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, nguồn sinh kế của ngƣời dân tại huyện Mai Sơn lại phụ thuộc phần lớn vào sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, dân cƣ của huyện Mai Sơn tập trung nhiều đồng bào dân tộc sinh sống nhƣ Thái, Kinh, H’Mông, Khơ Mú, Xinh Mun, Mƣờng. Chính vì vậy cộng đồng dân cƣ tại huyện Mai Sơn là những đối tƣợng chịu những tổn thƣơng mạnh mẽ bởi các tác động của hiện tƣợng thiên tai cực đoan xảy ra có liên quan đến khí hậu. Năm 1991, Mai Sơn là một trong những huyện xảy ra lũ lớn trên toàn địa bàn tỉnh Sơn La. Lũ đã nhấn chìm và cuốn trôi hàng trăm nóc nhà, làm thiệt hại lớn đến diện tích trồng cấy ven các con suối Nặm Lạ, Nặm Pàn... Năm 1997, hạn hán làm thiệt hại lớn đến sản xuất. Tháng 9/2008, do ảnh hƣởng của cơn bão số 6, một trận lũ lớn đã xảy ra trên phần lớn địa bàn huyện, làm sập đổ và cuốn trôi 107 nóc nhà, làm ngập úng hơn 700 ngôi nhà khác, sạt lở trên diện rộng, đe dọa hơn 250 ngôi nhà. Lũ đã cuốn trôi hầu hết các cầu cống bê tông, cầu treo dọc các con suối, làm thiệt hại 1
  10. hàng trăm ha ruộng lúa, hàng chục ha ao hồ, cuốn trôi trên 7.000 tấn ngô đã thu hái để trong kho. Các trục đƣờng giao thông nhƣ quốc lộ 6, đƣờng 101 vào Tà Hộc bị hƣ hỏng nặng. Trong đó ở một số xã, nhƣ Tà Hộc, Chiềng Chăn đã xảy ra lũ quét cục bộ, cuốn trôi nhiều nhà cửa, trâu bò. Đặc biệt, sạt lở lớn tại bản Mè (xã Tà Hộc), làm thiệt hại nhiều nhà cửa và tài sản khác, 36 hộ của bản phải di dời đến nơi ở mới. Tổng thiệt hại ƣớc tính trên 115 tỷ đồng. Tháng 5/2013, gió lốc lớn đã xảy ra tại hai xã Chiềng Chăn và Tà Hộc, làm thiệt hại hơn 850 nóc nhà, 1 ngƣời chết, 4 ngƣời bị thƣơng, tổng thiệt hại ƣớc tính trên 15 tỷ đồng. Theo những ngƣời cao tuổi, những tai hoạ nhƣ dông sét, lở núi, hỏa hoạn, hạn hán... xảy ra trong huyện ngày càng nhiều và thƣờng xuyên hơn, mức độ thiệt hại ngày càng lớn, làm ảnh hƣởng đến sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ thực tế nhƣ vậy đề tài “Nghiên cứu tác động của một số hiện tượng thiên tai tới sản xuất nông nghiệp và sinh kế của cộng đồng dân cư tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trong bối cảnh biến đổi khí hậu” đã đƣợc lựa chọn với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa những nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến tình trạng kinh tế xã hội nông thôn miền núi Việt Nam, đồng thời đề xuất các định hƣớng giải pháp thích hợp với chính quyền và cộng đồng dân cƣ tại địa phƣơng. Mục tiêu đề tài - Xác định đƣợc một số bằng chứng về tác động của các hiện tƣợng thiên tai ở khu vực nghiên cứu từ năm 1961 đến năm 2010; - Đánh giá đƣợc tác động của các hiện tƣợng nói trên tới sản xuất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu - Xác định đƣợc đặc điểm và xu hƣớng biến đổi của một số hiện tƣợng thiên tai từ 1961 đến 2010 tại điểm nghiên cứu. - Đánh giá đƣợc những tổn thất do thiên tai gây ra đối với sinh kế của cộng đồng dân cƣ tại vùng nghiên cứu. 2
  11. - Đề xuất đƣợc giải pháp ứng phó với thiên tai trong bối cảnh BĐKH với điều kiện của địa phƣơng. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng: Sản xuất nông nghiệp và sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng dƣới tác động của thiên tai trong bối cảnh đến BĐKH: - Trong sản xuất nông nghiệp, tập trung đến lĩnh vực quan trọng nhất của địa phƣơng là sản xuất ngô; - Trong sinh kế, tập chung nghiên cứu đến thành phần quan trọng nhất của các nguồn vốn; là nhân tố quan trọng nhất quyết định sản xuất nông nghiệp và các giải pháp ứng phó thiên tai. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Hoàn thiện những nghiên cứu về đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cƣ tại các địa phƣơng miền núi phía Bắc nƣớc ta nói chung và cộng đồng dân cƣ tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La nói riêng. - Đề xuất các giải pháp ứng phó đối với sự biến đổi khí hậu, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đối với sản xuất nông nghiệp và sinh kế của ngƣời dân huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Kết cấu của luận văn MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Địa bàn, phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3
  12. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 1.1.1. Khái quát sản xuất nông nghiệp Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sản xuất nông nghiệp đƣợc sử dụng tùy thuộc vào mục đích quản lí của mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ, địa lý. Theo Vũ Đình Thắng, nông nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả ngành lâm nghiệp và thủy sản [21].Theo Bộ NN&PTNT, quy địnhSXNN ở xã theo nghĩa rộng bao gồm các tiểu ngành: nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, thuỷ sản, diêm nghiệp [2]. Nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp 22,1% GDP năm 2008, gần 30% giá trị xuất khẩu và trên 60% lực lƣợng lao động. Nông nghiệp nƣớc ta tăng trƣởng cao và ổn định trong thời gian dài, đạt đƣợc những thành tựu to lớn mặc dù thƣờng gặp những tổn thất nặng nề do thiên tai. [8]. Sau 30 năm đổi mới (1986 - 2016), Việt Nam đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao trong nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lƣơng thực. Sản lƣợng lƣơng thực Việt Nam không những đủ cho nhu cầu trong nƣớc mà còn có khối lƣợng lớn cho xuất khẩu. Bình quân lƣơng thực đầu ngƣời tăng từ 445 kg năm 2000 lên 501 kg năm 2008. Từ một nƣớc thiếu lƣơng thực trong một thời gian dài Việt Nam đã trở thành nƣớc xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Hiện nay, bốn cây lƣơng thực chính của Việt Nam đó là lúa, ngô, sắn, khoai [51]. Tuy Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp với 75% dân số sống bằng nông nghiệp và 70% lãnh thổ là khu vực nông thôn nhƣng cuộc sống ngƣời dân còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. SXNN hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên các hộ cá thể, quy mô nhỏ, trình độ khoa học kỹ thuật chƣa cao. Đây là một thách thức lớn dƣới tác động của BĐKH [12]. 4
  13. SXNN của Việt Nam hiện nay còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Khi thời tiết thay đổi sẽ ảnh hƣởng rất lớn tới SXNN, nhất là trồng trọt, làm giảm năng suất. Ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nông nghiệp, có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, trong đó sản xuất lƣơng thực nhƣ lúa, ngô, rau màu giữ vị trí then chốt trong ngành nông nghiệp.Việt Nam hiện đạt đƣợc an ninh lƣơng thực trên phạm vi toàn quốc gia. Tuy nhiên vấn đề đảm bảo an ninh lƣơng thực ở cấp hộ gia đình trên phạm vi cả nƣớc vẫn đang còn là một vấn đề lớn, đặc biệt ở vùng miền núi phía Bắc. Tại huyện Mai Sơn, cây trồng chủ lực đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp đó là cây ngô. 1.2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT SINH KẾ 1.2.1. Khái niệm sinh kế Theo BộPháttriểnquốctếAnh(DFID)năm1999, sinhkế đƣợc định nghĩa là:“Sinhkếbaogồmcáckhảnăng,cáctàisản(baogồmcảcácnguồnlựcvậtchất,xãhội)vàc áchoạtđộngcầnthiếtđểkiếmsống” [33]. Sinhkếbềnvững:Sinhkếtrởnênbềnvữngkhinógiảiquyếtđƣợcnhững căngthẳngvà độtbiến, hoặccó khảnăng phục hồi,duy trìvàtăng cƣờngkhả năngvànguồnlực hiệntạivà tƣơng laimàkhônglàmtổn hạiđếncơsởtàinguyên thiên nhiên [33].Tiêuchísinhkếbềnvữnggồm: antoàn lƣơng thực, cảithiện điềukiện môi trƣờng tựnhiên,cảithiện điềukiện môitrƣờng cộngđồng-xã hội,cảithiệnđiềukiệnvậtchất,đƣợcbảovệtránhrủirovà các cúsốc. 1.2.2. Khung sinh kế bền vững (SLF) SLF là chữ viết tắt của Sustainable Livelihoods Framework (Khung Sinh kế Bền vững) do Bộ Phát triển Hải ngoại Anh Quốc – DFID (Department For International Development, 2001) phát triển, đã nêu lên những yếu tố chính ảnh hƣởng đến sinh kế ngƣời dân. 5
  14. Thành phần cơ bản của khung phân tích sinh kế gồm các nguồn vốn (tài sản), tiến trình thay đổi cấu trúc, ngữ cảnh thay đổi bên ngoài, chiến lƣợc sinh kế và kết quả của chiến lƣợc sinh kế đó. Nguồn vốn hay tài sản sinh kế: Là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con ngƣời có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế của họ. Nguồn vốn hay tài sản sinh kế đƣợc chia làm 5 loại: - Vốn nhân lực: Vốn nhân lực là khả năng, kỹ năng, kiến thức làm việc và sức khỏe để giúp con ngƣời theo đuổi những chiến lƣợc sinh kế khác nhau nhằm đạt đƣợc kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ. - Vốn tài chính: Vốn tài chính là các nguồn tài chính mà ngƣời ta sử dụng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu trong sinh kế. - Vốn tự nhiên: Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ đất, nƣớc,… mà con ngƣời có đƣợc hay có thể tiếp cận đƣợc nhằm phục vụ cho các hoạt động và mục tiêu sinh kế của họ. - Vốn vật chất: Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và hàng hóa vật chất nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động sinh kế. Nguồn vốn vật chất thể hiện ở cả cấp cơ sở cộng đồng hay cấp hộ gia đình. - Vốn xã hội: Nó nằm trong các mối quan hệ xã hội (hoặc các nguồn lực xã hội) chính thể và phi chính thể mà qua đó ngƣời dân có thể tạo ra cơ hội và thu đƣợc lợi ích trong quá trình thực thi sinh kế. Khung SLF là một công cụ giúp hiểu về sinh kế, mục đích áp dụng khung sinh kế bao gồm: - Mục đích chung nhất của khung SLF là giảm nghèo; - Hiểu rõ hơn về tất cả các khía cạnh của vấn đề nghèo; - Giúp định ra các ƣu tiên hành động; - Giúp tìm ra chiến lƣợc sinh kế phù hợp; 6
  15. - Sử dụng khung sinh kế bền vững trong quá trình đánh giá tính tác động của thiên tai. - Chỉ một loại vốn không thì có thể không đủ để tạo ra sinh kế bền vững nhƣng để phát triển bền vững thì mức độ cần từng loại vốn có mức quan trọng khác nhau, phù hợp từng thời điểm nhất định đối với cộng động dân cƣ địa phƣơng, đặc biệt là các hộ nghèo trong cộng đồng. Nguồn vốn sinh kế Ngữ cảnh Chính Chiến lƣợc Kết quả/mục tiêu dễ bị tổn sách và sinh kế: của sinh kế: Thể chế, - Dựa trên - Tăng thu nhập thƣơng;X tiến trình tài nguyên, - Tăng phúc lợi u hƣớng Nhân lực, (cấu trúc - Không - Giảm tổn thƣơng mùa vụ, Vật chất, dựa trên - Cảithiện an toàn Chính các tác Xã hội, Tự tài nguyên, lƣơng thực phủ, khu động, từ nhiên; Tài vực tƣ - Di cƣ. - Sử dụng tài bên ngoài chính nhân, luật nguyên bền vững pháp,chín hơn h sách…) Hình 1: Khung sinh kế bền vững 1.2.3. Cơ sở nguồn lực sinh kế của cộng đồng dân cƣ huyện Mai Sơn Dựa thuyết sinh kế DFID cũng nhƣ công tác điều tra thực địa tại khu vực nghiên cứu, những nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La đƣợc trình bày theo bảng dƣới đây. Bảng1.Bảng tóm lược thành phần quan trọng nhất trong vốn sinh kế của người dân tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La Nguồn vốn Thành phần quan trọng nhất - Kinh nghiệm về thiên tai của các hộ dân; 7
  16. Nhân lực - Trình độ sản xuất nông nghiệp của các hộ dân; - Tổ chức, lực lƣợng ứng phó thiên tai tại địa phƣơng. - Tiền dự trữ trong các hộ gia đình; Tài chính - Tiền huy động từ các tổ chức tín dụng; - Tiền huy động từ ngƣời thân quen. Xã hội - Quan hệ trong trao đổi, mua bán hàng hóa; - Tập quán và văn hoá địa phƣơng - Thể chế cộng đồng - Khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin của ngƣời dân - Đất canh tác, sản xuất; Tự nhiên - Rừng - Nguồn tài nguyên nƣớc - Giống cây trồng, vật nuôi. - Diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản - Cơ sở hạ tầng; Vật chất - Sản xuất công nghiệp - Vật chất kỹ thuật; - Tài sản cộng đồng; - Tài sản hộ gia đình 1.3. TỔNG QUAN VỀ THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.3.1. Khái quát về thiên tai Thiên tai Theo Luật Phòng chống Thiên tai đƣợc Quốc hội thông qua năm 2013, Thiên tai là hiện tƣợng tự nhiên bất thƣờng có thể gây thiệt hại về ngƣời, tài sản, môi trƣờng, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mƣa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mƣa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mƣa lũ hoặc dòng chảy, nƣớc dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mƣa đá, sƣơng muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác [19]. 8
  17. Thiên tai là các hiện tƣợng tự nhiên nhƣ bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa phun trào, sóng thân, vòi rồng (lốc xoáy), trƣợt lở đất đá, cháy rừng... gây ra sự tổn hại về ngƣời và vật chất cho cộng đồng và các hệ sinh thái [12]. Hiện tƣợng thiên tai khí tƣợng thủy văn trong luận văn này đƣợc hiểu là các dạng thiên tai có nguồn gốc từ khí tƣợng thủy văn gây ra nhƣ bão, lốc, lũ lụt, hạn hán... Việt Nam đƣợc cho là một trong những nƣớc trên thế giới chịu tác động lớn nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu. Các loại thiên tai phổ biến bao gồm bão, lũ, lụt, lũ quét, hạn hán [12]. Theo số liệu của Cục quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão từ năm 1996- 2008, các loại thiên tai nhƣ bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán và các dạng thiên tai khác đã làm chết và mất tích hơn 9.600 ngƣời, giá trị thiệt hại về tài sản ƣớc tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm. Mức độ tác động thiên tai ở Việt Nam ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng nhƣ chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lƣờng [33]. Thiên tai xảy ra trên khắp nƣớc ta, song về số lƣợng, tần suất, cƣờng độ và sự tác hại của từng loại khác nhau theo các vùng miền, nhƣ sau [12]: Bảng 2. Các dạng thiên tai tại các khu vực địa lý và vùng kinh tế khác nhau Các khu vực địa lý và vùng kinh tế Đông Châu Bờ Bờ Cao Đông Châu Khu Thiên tai Bắc và thổ biển biển nguyên Bắc thổ vực Tây sông Bắc Nam Nam sông kinh tế Bắc Hồng Trung Trung Bộ Mekong biển Bộ Bộ Bão *** **** **** **** ** *** *** **** Lụt - **** **** *** *** *** **** **** 9
  18. Lũ *** - *** *** *** *** * *** Gió xoáy ** ** ** ** * ** ** ** Hạn hán *** * ** *** ** *** * *** Lở đất ** ** ** ** * ** *** *** Ký hiệu: Đặc biệt nghiêm trọng (****), Nghiêm trọng (***), Trung bình (**), Nhẹ (*), Không ảnh hưởng (-) Theo số liệu tại bảng 2, thì vùng Tây Bắc, trong đó có huyện Mai Sơn thuộc tỉnh Sơn La chịu tác động nghiêm trọng của bão, lũ, hạn hán. 1.3.2. Khái quát về BĐKH tại Việt Nam Theo IPCC (2007) [39], biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do những tác động từ bên ngoài, hoặc do tác động thƣờng xuyên của con ngƣời làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển hoặc sử dụng đất. BĐKH với các biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nƣớc biển dâng, chủ yếu là do các hoạt động kinh tế - xã hội của con ngƣời gây phát thải quá mức vào khí quyển các khí gây hiệu ứng nhà kính [1]. Một số công trình nghiên cứu về các yếu tố và hiện tƣợng khí hậu cực trị đƣợc thực hiện cho các nƣớc Đông Nam Á trong đó có Việt Nam của Manto và Cộng sự (2001) [36] đã xem xét xu thế giáng thuỷ ngày cực đại từ năm 1961 đến năm 1998 cho khu vực Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dƣơng. Kết quả cho thấy số ngày mƣa (ngày có lƣợng mƣa từ 2mm trở lên) nhìn chung giảm đáng kể ở khu vực Đông Nam Á. Phân tích số liệu giáng thuỷ ngày ở các nƣớc khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ từ 1950 – 2000, Endo và Cộng sự[34] đã chỉ ra rằng số ngày ẩm ƣớt (ngày có giáng thuỷ trên 1mm) có xu thế giảm ở hầu hết các nƣớc này, trong khi đó cƣờng độ giáng thuỷ trung bình của những ngày ẩm ƣớt lại có xu thế răng lên. Tại Việt Nam, mƣa 10
  19. lớn tăng lên ở phía Nam nhƣng lại giảm ở phía Bắc. Số ngày khô liên tiếp cực đại năm có xu thế giảm ở những khu vực bị ảnh hƣởng bởi giáng thuỷ trong thời kỳ gió mùa mùa đông. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, đã nêu lên một số điểm nhƣ sau về biểu hiện của BĐKH [4]: - Nhiệt độ:Trong 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng từ 0,50C đến 0,70C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía Nam; - Tốc độ dâng lên của mực nƣớc biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993-2008); - Lƣợng mƣa:Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lƣợng mƣa trung bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911- 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. - Số đợt không khí lạnh ảnh hƣởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, các biểu hiện dị thƣờng lại thƣờng xuất hiện mà gần đây nhất là đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 ở Bắc Bộ; - BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ lụt, hạn hán ngày càng ác liệt (gia tăng về cƣờng độ và độ bất thƣờng); - Bão có cƣờng độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Phân tích số ngày nắng nóng trong từng thời kỳ trên lãnh thổ Việt Nam, Nguyễn Đức Ngữ (2009) [14] cho rằng, số ngày nắng nóng trong thập kỉ 1991 – 2000 nhiều hơn so với các thập kỷ trƣớc, đặc biệt ở Trung Bộ và Nam Bộ. Phân tích các trung tâm khí áp ảnh hƣớng đến Việt Nam để giải thích sự tăng lên của nhiệt độ trung bình trên một số trạm đặc trƣng trong thời kỳ 1961 – 2000, Nguyễn Viết Lành (2007) [16], cho rằng nhiệt độ trung bình trong thời kỳ này đã tăng lên từ 0,4 – 0,60C, nhƣng xu thế tăng rõ rệt nhất xảy ra trong thập kỷ cuối và trong mùa đông, 11
  20. đặc biệt là trong tháng 1, nguyên nhân là do sự mạnh lên của áp cao Thái Bình Dƣơng trong thời kỳ này. Cũng theo Nguyễn Đức Ngữ (2009), một cách biểu hiện của BĐKH là các hiện tƣợng cực đoan của thời tiết và thiên tai (nóng, rét hại, bão, lũ lụt, hạn hán…) xảy ra với tần suất cao hơn, cƣờng độ và độ khác thƣờng lớn hơn [14]. Nhƣ vậy, đối với miền Bắc Việt Nam: BĐKH làm cho lƣợng mƣa ở giảm, số lƣợng các đợt không khí lạnh giảm nhƣng số ngày rét hại có thể kéo dài nhiều hơn. BĐKH tác động đến tất cả lĩnh vực đời sống xã hội, mọi vùng lãnh thổ, trong đó ngành nông nghiệp là ngành chịu tác động lớn nhất; vùng ven biển và miền núi là những vùng chịu tác động lớn nhất. Nhƣ vậy SXNN ở miền núi phía Bắc chịu ảnh hƣởng rất lớn từ BĐKH, nhất là ngành trồng cây lƣơng thực. Nhận biết đƣợc tác động của BĐKH đến sự phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ đã tham gia các chƣơng trình chung tay với thế giới nhằm ứng phó với BĐKH, ví dụ nhƣ: Nghị định thƣ Kyoto, Chƣơng trình nghị sự 21… về phát triển bền vững. 1.4. Lịch sử nghiên cứu Tác động của thiên tai, BĐKH tới sản xuất nông nghiệp, sinh kế nông nghiệpđã trở thành đối tƣợng nghiên cứu hấp dẫn của nhiều tổ chức khoa học trong, các sở và ban ngành. Các công trình về điều tra cơ bản, nghiên cứu chuyên đề về BĐKH và lĩnh vực nông nghiệp đang ngày một diễn ra nhiều và phong phú hơn, có thể kể tên một số nghiên cứu dƣới đây:  Báocáo đánhgiá lần 4vềbiến đổikhíhậu:Gắn thích ứngbiến đổikhíhậuvớiquảnlýrủirothiêntai,nghiêncứuđiểnhìnhởVịêtNam của NguyễnHữuNinh,Oxfam Việt Nam (2007) đãphân tích ảnh hƣởng của tần suất hạn hán tới sinh kế của cộng đồng tại các khu vực thƣờng xuyên bị hán hán của tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đề cập tới cộng đồng cảm nhận nhƣ thế nào với hạn hán và thay đổi khí hậu, chính quyền địa phƣơng và các tổ chức phi 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2