intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ ngành Tâm lý học: Tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong môn Mỹ thuật - Mã Ngọc Thể

Chia sẻ: 10 10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

317
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ ngành Tâm lý học: Tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong môn Mỹ thuật của Mã Ngọc Thể trình bày về cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu tính sáng tạo của học sinh tiểu học qua bài tập vẽ tranh trong môn mỹ thuật, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính sáng tạo cho học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật cũng như nâng cao tính sáng tạp trong dạy học. Mời các bạn cùng đón đọc.

 

 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ ngành Tâm lý học: Tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong môn Mỹ thuật - Mã Ngọc Thể

  1. Tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong môn Mỹ thuật Mã Ngọc Thể Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Luận văn ThS ngành: Tâm lý học; Mã số: 60 31 80 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Thành Nghị Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Xác định cơ sở lý luận và phương pháp luận làm cơ sở nghiên cứu tính sáng tạo của học sinh tiểu học qua bài tập vẽ tranh trong học môn mỹ thuật. Lựa chọn trắc nghiệm và phương pháp nghiên cứu để chỉ ra mức độ tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật. Tiến hành khảo sát hiện trạng và thực hiện các test trắc nghiệm đo mức độ tính sáng tạo trên mẫu học sinh đã lựa chọn, xử lý phân tích thực trạng tính sáng tạo của số học sinh đã làm trắc nghiệm. Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính sáng tạo cho học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật cũng như nâng cao tính sáng tạo trong dạy học các môn học khác góp phần nâng cao hơn nữa chấ t lươ ̣ng dạy học - giáo dục tại trường tiể u ho ̣c. Keywords: Tâm lý trẻ em; Mỹ thuật; Học sinh tiểu học Content 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Những năm gần đây, người ta thường đòi hỏi nền giáo dục phải trang bị cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo như là một phẩm chất quan trọng của con người hiện đại, đặc biệt là từ khi thế giới đã bắt đầu chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức. Ở nước ta, yêu cầu đó cũng đã được nhiều nhà giáo dục khuyến nghị đưa vào như là một nội dung quan trọng của triết lý giáo dục nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Nhưng, sáng tạo là gì? tư duy sáng tạo là gì? dạy cho học sinh về tư duy sáng tạo là dạy những nội dung gì? và quan trọng hơn nữa là dạy như thế nào để thật sự bồi dưỡng và nâng cao được năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. 1.2. Tiểu học là bậc học đầu tiên, là nền tảng cho các bậc học tiếp theo, là tiền đề cho quá trình đào tạo và phát triển năng lực của những công dân tương lai. Điều 27, Luật
  2. Giáo dục qui định: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [18]. Như vậy, phát triển tính sáng tạo cho học sinh, từ đó giúp học sinh phát triển nhân cách toàn diện là một trong những mục tiêu của giáo dục tiểu học. Điều này cho thấy, vấn đề nghiên cứu và nâng cao tính sáng tạo của học sinh tiểu học là rất cần thiết. Nó góp phần đạt được mục tiêu giáo dục tiểu học cũng như tạo cơ sở cho việc dạy học sát đối tượng. Năm được trình độ, khả năng của học sinh tiểu học thì có thể tìm được phương pháp, cách thức dạy học phù hợp nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy học tiểu học. 1.3. Trên thực tế hiện nay, việc phân loại mức độ tính sáng tạo của học sinh tiểu học nói chung và phân loại mức độ sáng tạo trong học môn mỹ thuật nói riêng chủ yếu dựa vào điểm số (học lực) của học sinh và sự đánh giá, nhận xét của giáo viên. Vì vậy, nghiên cứu tính sáng tạo của học sinh tiểu học bằng các công cụ đo khách quan dựa trên cơ sở tâm lý học là rất cần thiết để giúp nhà nghiên cứu, giáo viên tiểu học có hướng đánh giá mức độ sáng tạo của học sinh phù hợp hơn. Kết quả nghiên cứu, đánh giá tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật sẽ là cơ sở khoa học để nâng cao hiệu quả dạy học môn mỹ thuật và các môn khác. 1.4. Gần đây, ở nước ta cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tính sáng tạo của học sinh, sinh viên. Nhưng các công trình nghiên cứu về tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong học tập một môn học cụ thể còn ít, đặc biệt là các công trình đi sâu nghiên cứu tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật dưới góc độ tâm lý học. Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài: “Tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật” đã được lựa chọn và nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài chỉ ra hiện trạng mức độ tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật cũng như nâng cao tính sáng tạo trong dạy học các môn học khác góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và dạy học ở trường tiểu học. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu
  3. Tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật 3.2. Khách thể nghiên cứu - Là học sinh tiểu học và giáo viên dạy mỹ thuật của 2 trường Tiểu học trên địa bàn Quận Đống Đa - Hà Nội. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Trong đề tài này, tập trung nghiên cứu tính sáng tạo của học sinh tiểu học qua trắc nghiệm TSD-Z và bài tập vẽ tranh trong học môn mỹ thuật ở trường tiểu học. - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2008 - 2010. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lý luận và phương pháp luận làm cơ sở nghiên cứu tính sáng tạo của học sinh tiểu học qua bài tập vẽ tranh trong học môn mỹ thuật. - Lựa chọn trắc nghiệm và phương pháp nghiên cứu để chỉ ra mức độ tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật - Tiến hành khảo sát hiện trạng và thực hiện các test trắc nghiệm đo mức độ tính sáng tạo trên mẫu học sinh đã lựa chọn, xử lý phân tích thực trạng tính sáng tạo của số học sinh đã làm trắc nghiệm. - Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính sáng tạo cho học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật cũng như nâng cao tính sáng tạo trong dạy học các môn học khác góp phần nâng cao hơn nữa chấ t lươ ̣ng dạy học - giáo dục tại trường tiể u ho ̣c. 6. Giả thuyết nghiên cứu Tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật hiện nay ở mức độ trung bình khá. Do vậy, sau khi nghiên cứu hiện trạng mức độ tính sáng tạo của học sinh tiểu học qua bài vẽ tranh trong học môn mỹ thuật có thể đưa ra được các biện pháp tác động để nâng cao tính sáng tạo cho học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật đồng thời khuyến khích, nâng cao mức độ tính sáng tạo và phát triển tính sáng tạo trong các môn học khác cho học sinh ở trường tiểu học. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp chuyên gia
  4. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp trắc nghiệm - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp thống kê toán học 8. Ý nghĩa của luận văn - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật; đề xuất khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao mức độ phát triển tính sáng tạo của học sinh tiểu học. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho tổ chức quá trình dạy học môn mỹ thuật ở trường tiểu học. 9. Cấu trúc của luận văn - Mở đầu; ba chương; kết luận; khuyến nghị; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục. References 1. Lê Thị Bừng (2004), Tâm lý học sáng tạo, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 2. Đinh Thị Minh Châu (1998), Vai trò của người mẹ đối với sự hình thành tính sáng tạo trong nhân cách của trẻ em lứa tuổi tiền học đường, Luận văn thạc sĩ khoa học xã hội học, Viện Xã hội học. 3. Phan Dũng (1998), Phương pháp luận sáng tạo, Nxb Trẻ. 4. Phan Dũng (2010), Thế giới bên trong con người sáng tạo, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.387-390. 6. Trần Thị Minh Đức (2009), Nhận biết tâm lý trẻ em qua tranh vẽ, Nxb khoa học và kỹ thuật. 7. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Nguyễn Hạnh (2004), Những trò chơi khéo tay và sáng tạo, tập 1,2, 3, 4, 5, Nxb Trẻ. 9. Dương Diệu Hoa (chủ biên) (2008), Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
  5. 10. Ngô Công Hoàn (1997), Những trắc nghiệm tâm lý, Tập 1, 2, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 11. Vũ Hoa (2006), Phương pháp giáo dục mới giúp trẻ thông minh, sáng tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Dương Hội - Tạ Văn Doanh (2008), Luyện trí sáng tạo, NXB Lao động, Hà Nội. 13. Lê Văn Hồng (chủ biên) (2007), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 14. Nguyễn Công Khanh (2004), “Trí Thông Minh”, Tạp chí Tâm lý học, số 2, tr.51-54. 15. Trần Kiều (2005), trí tuệ và đo lường trí tuệ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 16. Nguyễn Mạnh Linh (2005), Phát huy tính sáng tạo của trẻ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 17. Lê Nguyên Long (2002), Hãy trở thành người thông minh sáng tạo - NXB Giáo Dục, Hà Nội. 18. Luật giáo dục của quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005). 19. Đỗ Thị Thanh Mai (2002), “Về vấn đề nhân cách sáng tạo”, Tạp chí Tâm lý học, số 4, tr. 37-39, 44. 20. Nguyễn Thị Hồng Nga (1998), Chẩn đoán tâm lý trẻ qua hình vẽ, Tạp chí Tâm lý học, số 4. 21. Phạm Thành Nghị (2008), Đề cương bài giảng Tâm lý học sáng tạo- dành cho các lớp Cao học. 22. Phạm Thành Nghị (2008), “Đặc điểm nhân cách sáng tạo”, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 3 (36). 23. Phạm Thành Nghị (2002), “Một số cơ sở tâm lý học của việc bồi dưỡng năng lực sáng tạo”, Tạp chí Tâm lý học, số 2. 24. Phạm Thành Nghị (2008), “Các hướng nghiên cứu trong tâm lý học sáng tạo ở phương Tây”, Tạp chí Tâm lý học, số 11 (116). 25. Piaget J. (1999), Tâm lý học và Giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Vũ Kim Thanh (1998), “Phương pháp tập kích não và khả năng kích thích sáng tạo”, Tạp chí Tâm lý học, số 2, tr.57-58. 27. Nguyễn Huy Tú và Phạm Thành Nghị (1993), Sáng tạo - bản chất và phương pháp chẩn đoán, Thông tin KHGD số 39.
  6. 28. Nguyễn Huy Tú (2000), Bộ trắc nghiệm sáng tạo TSD-Z của Klaus K.Urban với những ứng dụng ở nước ngoài và Việt Nam, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 29. Nguyễn Huy Tú (2000), Nghiên cứu ứng dụng bộ trắc nghiệm sáng tạo TSD-Z của Klaus K. Urban trên trẻ em tuổi học sinh tiểu học Việt Nam, Báo cáo khoa học đề tài cấp Bộ mã số B98-49-56. 30. Nguyễn Huy Tú (2005), Tài năng - quan niệm, nhận dạng và đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 31. Lê Thanh Thúy (1996), Ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ từ 5-6 tuổi, Luận án PTS khoa học sư phạm tâm lý. 32. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) 2004, Khơi dậy tiềm năng sáng tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 33. Dương Thiệu Tống (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và Tâm lý, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 34. Nguyễn Ánh Tuyết (1979), Đặc trưng tâm lý của trẻ em có năng khiếu thơ, Luận án PTS Tâm lý học. 35. Đức Uy (2000), Tâm lý học sáng tạo, NXB Giáo dục, Hà Nội. 36. Nguyễn Xuân Việt (1998, Họa sĩ Nguyễn Gia Trí nói về sáng tạo, NXB Văn Học. 37. Vưgôtxki (1985), Trí tưởng tượng và sáng tạo ở tuổi thiếu nhi, NXB Phụ nữ. 38. L.X. Vưgôtxki (1997), Tuyển tập tâm lý học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 39. Từ điển Tiếng Việt (2008), NXB Đà Nẵng. 40. Bồi dưỡng trí tuệ qua các bài cắt, ghép hình thủ công phát minh sáng tạo (2007), NXB Giáo dục. 41. Quản lý tính sáng tạo & đổi mới (2003), NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh. Tài liệu tiếng Anh 42. Amabile T.M (1996), Creativity in Context, Westview Press. 43. Arnold J.E. (1962), Education for innovation. In: Source Book of Creatve Thinking, New York. 44. Csikszentmihayi M. (1997), Creativity – Flow and the Psychology of Discovery and Invention. Harper Perennial: New York.
  7. 45. De Bono E. (1992), Serious creativity: Using the power of lateral thinking to create new ideas, New York: Harper Collins. 46. Fromm (1959), The Creative Attitude, New York. 47. Ghiselin B. (1956), The Creative Process and its Relation to the Identification ò Creative Talent, Salt Lake City. 48. Guilford J. P (1950), Creativity American Psychologist. 49. Klaus K. Urban (1991), On the development of creativity in children. 50. Lubart T.L. & Sternberg (1995), An investment approach to creative process. Unpublished doctoral disertation, Yale University, New Haven, C.T. 51. Parnes S.J. (1964), Research on Developing Creative Behavior. In: Widening horizons in Creativity, New York. 52. Pippig G. (1988), Peadagogische Psychologie, Volk und Wissen. Volkseigener Verlag, Berlin. 53. Ponomarev Ia.A (1976), Psikhologia Tvortrectva. Nauka: Moskova 54. Sternberg R.J. (1987), Hanbook of Creativity, Cambridge: Cambridge University Press. 55. Torrance E.P. (1962), Creative Thinking, Published by Personner Press, 191 Spring Street, Lexington, Massachusetts 56. Tay lor I. (1959), An Examination ò the Creative Process, New York. 57. Weisberg R.W. (1986), Creativity, genius, and other myths. New York: Freeman.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1