intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Sự tiếp xúc ngôn ngữ trên bình diện từ vựng giữa tiếng Việt và tiếng Khmer ở một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

302
lượt xem
64
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học "Sự tiếp xúc ngôn ngữ trên bình diện từ vựng giữa tiếng Việt và tiếng Khmer ở một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long" gồm có 2 chương trình bày về tổng quan về tiếp xúc ngôn ngữ, tiếp xúc ngôn ngữ ở Nam bộ và những vấn đề lí thuyết về vay mượn từ vựng; lớp từ ngữ tiếng Khmer vay mượn tiếng Việt và lớp từ ngữ tiếng Việt vay mượn tiếng Khmer. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Sự tiếp xúc ngôn ngữ trên bình diện từ vựng giữa tiếng Việt và tiếng Khmer ở một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN THỊ THOA SỰ TIẾP XÚC NGÔN NGỮ TRÊN BÌNH DIỆN TỪ VỰNG GIỮA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG KHMER Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN THỊ THOA SỰ TIẾP XÚC NGÔN NGỮ TRÊN BÌNH DIỆN TỪ VỰNG GIỮA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG KHMER Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Dư Ngọc Ngân Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................ 3 1T T 1 PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 5 1T 1T 1.Lí do chọn đề tài.................................................................................................................................... 5 1T 1T 2.Lịch sử vấn đề ....................................................................................................................................... 6 1T 1T 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................................................... 8 1T 1T 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 9 1T T 1 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ......................................................................................... 9 1T T 1 6. Đóng góp của đề tài............................................................................................................................ 10 1T 1T 7. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................................................... 11 1T 1T CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TIẾP XÚC NGÔN NGỮ, TIẾP XÚC NGÔN NGỮ Ở 1T NAM BỘ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ VAY MƯỢN TỪ VỰNG ............... 13 T 1 1.1. Tiếp xúc ngôn ngữ ........................................................................................................................... 13 1T 1T 1.1.1 Khái niệm về tiếp xúc ngôn ngữ ................................................................................................ 13 T 1 1T 1.1.2. Tính tất yếu của sự tiếp xúc ngôn ngữ ...................................................................................... 14 T 1 T 1 1.2. Tiếp xúc ngôn ngữ ở Nam Bộ .......................................................................................................... 16 1T 1T 1.2.1. Sự hợp cư và bức tranh tiếp xúc ngôn ngữ ở vùng đất Nam Bộ ................................................ 16 T 1 T 1 1.2.2. Đặc điểm của tiếng Việt, tiếng Khmer và những điểm tương đồng, dị biệt giữa chúng ............. 18 T 1 T 1 1.2.2.1. Quan hệ nguồn gốc giữa tiếng Việt và tiếng Khmer .......................................................... 18 T 1 T 1 1.2.2.2. Đặc điểm của tiếng Việt.................................................................................................... 20 T 1 1T 1.2.2.3. Đặc điểm của tiếng Khmer ............................................................................................... 28 T 1 1T 1.2.2.4. Những điểm tương đồng và dị biệt giữa tiếng Việt và tiếng Khmer – tiếng Khmer Nam Bộ T 1 T 1 ..................................................................................................................................................... 35 1.3. Những vấn đề lí thuyết về vay mượn từ vựng .................................................................................. 37 1T T 1 1.3.1. Khái niệm “vay mượn từ vựng” ............................................................................................... 37 T 1 1T 1.3.2. Vay mượn từ vựng với vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ..................................................................... 38 T 1 T 1 1.3.2.1. Tiếp xúc ngôn ngữ ............................................................................................................ 38 T 1 1T 1.3.2.2. Vay mượn từ vựng với các hệ quả khác của sự tiếp xúc ngôn ngữ..................................... 40 T 1 T 1 1.3.4. Các phương thức vay mượn từ vựng ........................................................................................ 43 T 1 T 1 1.3.4.1. Dịch nghĩa (can – ke ngữ nghĩa) ....................................................................................... 43 T 1 T 1 1.3.4.2. Phiên âm .......................................................................................................................... 43 T 1 1T 1.3.4.3. Chuyển tự ......................................................................................................................... 43 T 1 1T 1.3.4.4. Mượn nguyên dạng của nguyên ngữ ................................................................................. 44 T 1 T 1 CHƯƠNG 2: LỚP TỪ NGỮ TIẾNG KHMER VAY MƯỢN TIẾNG VIỆT VÀ LỚP 1T TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT VAY MƯỢN TIẾNG KHMER ................................................ 46 T 1 2.1. Kết quả khảo sát và thống kê lớp từ tiếng Khmer vay mượn của tiếng Việt và lớp từ tiếng Việt vay 1T mượn của tiếng Khmer ........................................................................................................................... 46 1T 2.2. Phương thức vay mượn từ ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Khmer........................................................ 46 1T T 1 2.2.1. Phương thức tiếng Khmer vay mượn từ ngữ tiếng Việt ............................................................ 46 T 1 T 1
  4. 2.2.1.1.Vay mượn theo kiểu dịch nghĩa từ tiếng Việt sang tiếng Khmer......................................... 46 T 1 T 1 2.2.1.2. Vay mượn từ và phát âm theo cách phát âm của người Khmer .......................................... 50 T 1 T 1 2.2.1.3. Vay mượn nghĩa và giữ nguyên cách phát âm .................................................................. 54 T 1 T 1 2.2.1.4. Vay mượn bằng cách dịch một hoặc một vài thành tố và mô phỏng cách phát âm đối với T 1 thành tố còn lại trong tổ hợp từ tiếng Việt ..................................................................................... 59 T 1 2.2.1.5. Vay mượn theo kiểu kết hợp giữa từ tiếng Khmer với từ tiếng Việt .................................. 60 T 1 T 1 2.2.1.6. Nhận xét ........................................................................................................................... 63 T 1 1T 2.2. 2. Phương thức tiếng Việt vay mượn từ ngữ tiếng Khmer............................................................ 66 T 1 T 1 2.2.2.1. Vay mượn theo kiểu dịch nghĩa từ tiếng Khmer sang tiếng Việt ........................................ 66 T 1 T 1 2.2.2.2. Vay mượn từ và phát âm theo cách phát âm của người Việt .............................................. 67 T 1 T 1 2.2.2.3. Vay mượn nghĩa và giữ nguyên cách phát âm ................................................................... 70 T 1 T 1 2.2.2.4. Vay mượn bằng cách dịch một thành tố và mô phỏng cách phát âm đối với thành tố còn lại T 1 trong tổ hợp từ tiếng Khmer .......................................................................................................... 70 1T 2.2.2.5. Vay mượn theo kiểu kết hợp giữa từ tiếng Việt với từ tiếng Khmer .................................. 73 T 1 T 1 2.2.2.6.Nhận xét ............................................................................................................................ 78 T 1 1T KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 81 1T T 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 84 1T 1T PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 87 1T T 1 BẢNG PHỤ LỤC 1.3 ......................................................................................................... 94 1T 1T BẢNG PHỤ LỤC 1.5 ......................................................................................................... 96 1T 1T BẢNG PHỤ LỤC 2.2 ......................................................................................................... 97 1T 1T BẢNG PHỤ LỤC 2.3 ......................................................................................................... 98 1T 1T BẢNG PHỤ LỤC 2.5 ....................................................................................................... 101 1T 1T
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia đa tộc, đa ngữ. Theo các tài liệu đã được công bố, Việt Nam có khoảng 54 dân tộc khác nhau và sử dụng khoảng 60 ngôn ngữ. Theo lí thuyết về các nguyên nhân dẫn đến tiếp xúc ngôn ngữ, các ngôn ngữ tồn tại trên cùng một lãnh thổ quốc gia chắc chắn sẽ có hiện tượng tiếp xúc với nhau. Riêng ở vùng đất Nam Bộ, lịch sử hình thành vùng đất này đã hình thành nên một vùng đất hợp cư của các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm,...Quá trình cộng cư dài lâu giữa các dân tộc này đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ, trong đó có sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Khmer. Sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ thể hiện trên tất cả các bình diện của ngôn ngữ như bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng..... Và quá trình này đã đưa đến các hệ quả của nó trong đó có hiện tượng vay mượn. Thực tế, hàng loạt từ tiếng Việt đã đi vào kho từ vựng của tiếng Khmer vùng
  6. Nam Bộ và trong kho từ vựng tiếng Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng chứa đựng một lớp từ có nguồn gốc từ tiếng Khmer. Mặt khác, do hiện tượng chuyển di ngôn ngữ, người Khmer phát âm tiếng Việt không chuẩn dẫn đến những lỗi chính tả thường mắc phải ở học sinh – sinh viên dân tộc Khmer khi viết tiếng Việt. Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai của học sinh – sinh viên Khmer đã trở thành “rào cản ngôn ngữ”, gây ra hàng loạt lỗi về dùng từ, viết câu khi học sinh – sinh viên Khmer sử dụng tiếng Việt. Do yêu cầu tác nghiệp trên các địa bàn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực có tỉ lệ cộng đồng người Khmer sinh sống khá cao, các cán bộ người Kinh có nhu cầu học tiếng Khmer để giao tiếp với người Khmer. Việc nắm được lớp từ hai ngôn ngữ Việt – Khmer vay mượn của nhau cũng như việc hiểu biết về các đặc điểm biến đổi về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa từ ngôn ngữ được vay mượn sang ngôn ngữ vay mượn giữa tiếng Việt và tiếng Khmer sẽ giúp cho việc học và vận dụng tiếng Khmer để giao tiếp của họ được thuận lợi hơn. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Khmer làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. Do dung lượng của một luận văn thạc sĩ, để có điều kiện đi sâu nghiên cứu, đề tài luận văn của chúng tôi giới hạn như sau: “ Sự tiếp xúc ngôn ngữ trên bình diện từ vựng giữa tiếng Việt và tiếng Khmer ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”. 2.Lịch sử vấn đề Từ trước tới nay đã có một số công trình nghiên cứu về tiếp xúc ngôn ngữ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á (của Phan Ngọc và Phạm Đức Dương), phần Tiếp xúc ngôn ngữ và tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á , Phan Ngọc đã trình bày về vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ và những cơ sở lí luận của tiếp xúc ngôn ngữ. Có thể xem đây là cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu về vấn đề này. Trong hai phần khác, Phan Ngọc bàn về vấn đề ngữ nghĩa của từ Hán – Việt trong sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Hán, sự tiếp xúc về ngữ pháp với sự ảnh hưởng của ngữ pháp châu Âu lên ngữ pháp tiếng Việt. Trong những nhận xét mở đầu cho phần “ Ảnh hưởng của ngữ pháp Châu Âu tới ngữ pháp tiếng Việt – Sự tiếp xúc về ngữ pháp” , Phan Ngọc viết “ Trong quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ tất yếu xảy ra những sự vay mượn. Tuy nhiên, hiện tượng vay mượn xảy ra khác nhau tùy theo yêu cầu khách quan của sự giao tiếp và yêu cầu của cấu trúc ngôn ngữ. Về yêu cầu khách quan của sự giao tiếp thể hiện rõ nhất ở sự vay mượn từ.”
  7. “Tiếp xúc ngôn ngữ trong quá trình hình thành không gian văn hóa đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh” (do TS. Nguyễn Kiên Trường chủ nhiệm và Lý Tùng Hiếu hiệu đính) mặc dù được giới thiệu là một đề tài cấp viện nhưng thực chất, đấy là một công trình tổng hợp nhiều bài viết liên quan đến vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong “Từ ngoại lai trong tiếng Việt”, Nguyễn Văn Khang trình bày các vấn đề lí thuyết về vay mượn từ vựng. Ông khẳng định “vay mượn từ vựng là hệ quả của sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngôn ngữ có nguyên nhân từ tiếp xúc ngôn ngữ. Vì thế, khi xem xét vay mượn từ vựng không thể không nói đến tiếp xúc ngôn ngữ”. Tác giả trình bày một cách cụ thể các phương thức vay mượn từ vựng: từ các bình diện vay mượn của từ đến các cách vay mượn từ vựng. Từ chương II đến chương XII của sách, Nguyễn Văn Khang đi vào trình bày các vấn đề cụ thể về các lớp từ mượn Hán, từ mượn Pháp và từ mượn Anh. Góp phần vào thành tựu nghiên cứu về tiếp xúc ngôn ngữ là cuốn Language Transsfer của Terence Odlin. Có thể nói, công trình này đã đánh dấu một cột mốc quan trọng của việc nghiên cứu về tiếp xúc ngôn ngữ, Odlin đã có công trong việc làm cho các thuật ngữ của tiếp xúc ngôn ngữ có tính hệ thống hơn. Trong công trình này, vấn đề được tác giả khai thác một cách triệt để là vấn đề chuyển di ngôn ngữ. Ông đã trình bày đầy đủ bản chất của chuyển di ngôn ngữ, chứng minh một cách thuyết phục về vai trò của chuyển di đối với việc học ngoại ngữ trên tất cả các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và cả bình diện ngữ dụng cũng như những ảnh hưởng, tác động qua lại giữa chuyển di với các nhân tố văn hóa, xã hội và cá nhân trong quá trình học ngoại ngữ. Bàn về tiếp xúc ngôn ngữ còn có các công trình khác như: Phạm Đức Dương với công trình “Tiếp xúc ngôn ngữ và tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á”; Nguyễn Đăng Khánh với “Sự giao thoa ngữ nghĩa chỉ số phát triển của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa”; Bùi Khánh Thế với “ Lí thuyết tiếp xúc ngôn ngữ và vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam” ,“ Tiếp xúc ngôn ngữ và việc vận dụng tiêu chuẩn về đặc trưng ngôn ngữ trong khi nghiên cứu các vấn đề dân tộc ở Việt Nam”;... Về vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở Đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể là vấn đề tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Khmer, chúng tôi tìm thấy các công trình sau: Thứ nhất là luận án tiến sĩ Tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Khmer với tiếng Việt (trường hợp tỉnh Trà Vinh) của tác giả Nguyễn Thị Huệ. Công trình nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ học xã hội nên các vấn đề như cảnh huống ngôn ngữ, vấn đề song ngữ, hiện tượng giao thoa, hiện tượng quy tụ được tác giả đặt vấn đề để quan tâm. Đặc biệt, công trình được tác giả sử dụng kĩ thuật lốt ngôn ngữ để nghiên cứu.Vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Khmer được tác giả Nguyễn Thị Huệ nghiên cứu theo lịch đại, tức là nghiên cứu theo chiều dài lịch sử của quá trình tiếp xúc từ sự tiếp xúc gián tiếp đến sự tiếp xúc trực tiếp giữa hai ngôn ngữ. Và sự tiếp xúc này được tác giả khai thác trên cả ba bình diện ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp qua kết quả của quá trình tiếp xúc. Cụ
  8. thể, theo Nguyễn Thị Huệ, qua quá trình tiếp xúc với tiếng Khmer , tiếng Việt đã vay mượn từ tiếng Khmer các từ chỉ tên cây, tên đồ dùng, động vật, từ chỉ địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các địa danh; kết quả của quá trình tiếp xúc về phía tiếng Khmer là sự đơn tiết hóa trong tiếng Khmer, là ý thức về thanh điệu của người Khmer. Luận án còn dành một chương thứ tư để bàn về vấn đề giáo dục song ngữ ở vùng đồng bào Khmer Trà Vinh. Tuy nhiên, trong luận án này, các bình diện của ngôn ngữ trong sự tiếp xúc chưa được tác giả nghiên cứu sâu. Theo tác giả Nguyễn Thị Huệ, ảnh hưởng của quá trình tiếp xúc là hiện tượng ý thức về thanh điệu của người Khmer Trà Vinh, ở sự thúc đẩy nhanh quá trình đơn tiết hóa của tiếng Khmer. Như vậy, việc có/không sự ảnh hưởng của quá trình tiếp xúc đến tiếng Việt, cũng như những ảnh hưởng khác đến mặt ngữ âm của hai ngôn ngữ, thì tác giả chưa đề cập đến. Mặt khác, trên bình diện từ vựng , sự tiếp xúc dẫn đến sự vay mượn lẫn nhau giữa hai ngôn ngữ cũng chưa được tác giả luận án làm rõ. Sự vay mượn từ vựng chỉ được Nguyễn Thị Huệ đề cập từ phía tiếng Việt vay mượn của tiếng Khmer mà không xem xét từ hướng ngược lại, tức từ hướng tiếng Khmer vay mượn của tiếng Việt. Và khi xem xét lớp từ tiếng Việt vay mượn của tiếng Khmer, tác giả chỉ đề cập đến các từ chỉ địa danh, tên một số loại cây, một số động vật, đồ dùng. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Thị Huệ còn có bài viết “Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Khmer Trà Vinh”. Bài viết đã cố gắng làm sáng tỏ bức tranh tổng thể về tình hình sử dụng tiếng Việt và tiếng Khmer đang diễn ra tại Trà Vinh Công trình “Người Khmer ở Kiên Giang” của Đoàn Thanh Nô tuy là một công trình nghiên cứu về văn hóa Khmer nhưng có một phần nói về ngôn ngữ Khmer phản ánh kết quả tiếp xúc với tiếng Việt. Trong đó, tác giả có miêu tả một số từ ngữ mà tiếng Việt vay mượn từ tiếng Khmer. Luận văn thạc sĩ “Phương pháp dạy học chữa lỗi từ ngữ, ngữ pháp cho học sinh THPT dân tộc Khmer” của Nguyễn Quang Minh cũng có ngữ liệu nói về sự giao thoa giữa tiếng Việt và tiếng Khmer nhưng các ngữ liệu này còn nhiều chỗ chưa chính xác, nhất là về cách sử dụng ngôn ngữ của học sinh Khmer. Như vậy, từ trước tới nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề “Sự tiếp xúc ngôn ngữ trên bình diện từ vựng giữa tiếng Việt và tiếng Khmer ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, khi thực hiện đề tài, nhiệm vụ của chúng tôi là: - Thu thập, thống kê các từ ngữ thuộc lớp từ mà tiếng Khmer vay mượn của tiếng Việt và ngược lại.
  9. - Khảo sát, phân tích và miêu tả các phương thức vay mượn từ vựng của tiếng Việt và tiếng Khmer qua quá trình tiếp xúc – vay mượn giữa hai ngôn ngữ. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là lớp từ ngữ mà tiếng Việt vay mượn của tiếng Khmer và lớp từ ngữ mà tiếng Khmer vay mượn của tiếng Việt thể hiện trên ngôn ngữ nói ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang. Khi hai hay nhiều ngôn ngữ tiếp xúc với nhau, sự tác động có thể diễn ra trên nhiều bình diện của ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Và hệ quả của nó là sự vay mượn ngôn ngữ, sự chuyển mã và trộn mã trong giao tiếp, hiện tượng lai tạp ngôn ngữ.Trong phạm vi đề tài này, luận văn chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu sự tiếp xúc phản ánh trên mặt từ vựng giữa hai ngôn ngữ Việt và Khmer. Cụ thể là luận văn nghiên cứu lớp từ mà tiếng Việt vay mượn của tiếng Khmer và lớp từ tiếng Khmer vay mượn của tiếng Việt. Và chúng tôi chỉ tập trung chú ý ngữ liệu là văn nói ở các tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống như Trà Vinh, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang . 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 5.1. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài, ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học chung, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 5.1.1. Phương pháp quan sát Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, trên cơ sở vốn tiếng Việt và vốn tiếng Khmer sẵn có, chúng tôi thu thập và thống kê ngữ liệu theo sự quan sát sinh hoạt ngôn ngữ của người Kinh và người Khmer trên các địa bàn mà mình sinh sống: xã Long Thới, xã Phú Cần huyện Tiểu Cần (nguyên quán của người nghiên cứu), xã Tập Sơn huyện Trà Cú (quê chồng của người nghiên cứu), nội ô thành phố Trà Vinh và các xã ngoại thành (xã Long Đức, xã Nguyệt Hóa, xã Hòa Thuận) – nơi thường trú của người nghiên cứu. 5.1.2. Phương pháp điều tra ngôn ngữ Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra ngôn ngữ để phỏng vấn, thu thập ngữ liệu từ các đối tượng là người Kinh, người Khmer trên các địa bàn của các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang và một số địa bàn không thuộc địa bàn cư trú của người nghiên cứu như xã Bà Mi, xã Thông Hòa thuộc huyện Cầu Kè – Trà Vinh, xã Đại An – Trà Cú – Trà Vinh, xã Nhị Trường, Hiệp Hòa, Kim Hòa – Cầu Ngang – Trà Vinh theo phạm vi nghiên cứu. Cụ thể, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn các đối tượng với số lượng như sau:
  10. Ở tỉnh Sóc Trăng: 10 hộ gia đình người Khmer (với 32 người) và 10 hộ gia đình người Kinh (với 41 người) ở ấp Bônô Cambốt - xã Tham Đôn - huyện Mỹ Xuyên; 10 hộ gia đình người Khmer (với 29 người) và 10 hộ gia đình người Kinh (với 33 người) ở ấp Sóc Mới và ấp Tân Lập - xã Long Phú - huyện Long Phú ; 10 hộ gia đình người Khmer (với 48 người) và 10 hộ gia đình người Kinh (với 42 người) ở ấp Tập Rèn - xã Thới An Hội, ấp An Khương – thị trấn Kế Sách - Kế Sách. Tỉnh Kiên Giang: 10 hộ gia đình người Khmer (với 27 người) và 10 hộ gia đình người Kinh (với 34 người) ở ấp Sóc Sáp, ấp Rạch Tìa – xã Hòa Hưng Nam - Gò Quau; 10 hộ gia đình người Khmer (với 38 người) và 10 hộ gia đình người Kinh (với 36 người) ở ấp Hòn Quéo – Xã Thổ Sơn – Hòn Đất. An Giang: 10 hộ gia đình người Khmer (với 49 người) và 10 hộ gia đình người kinh (với 34 người) ở ấp Xà Lôn – Lương Phi – Tri Tôn; 10 hộ gia đình người Khmer (với 35 người) và 10 hộ gia đình người Kinh (với 42 người) ở ấp Tân Hiệp A – Vọng Thê, ấp Trung Phú 3 – Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn. Riêng đối tượng là học sinh trường dân tộc nội trú, mỗi tỉnh chúng tôi chọn 30 em ở trường nội trú tỉnh để làm đối tượng cộng tác. 5.1.3.Phương pháp điền dã Chúng tôi sử dụng phương pháp điền dã trong việc dã điền đến các tỉnh để thu thập ngữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu như thu thập các địa danh gốc Khmer của các tỉnh thuộc phạm vi nghiên cứu, các từ gốc Việt trong giao tiếp của người Khmer, các từ gốc Khmer trong giao tiếp của người Kinh, sự hòa mã, trộn mã trong giao tiếp của người Khmer. Các khách thể được chúng tôi lựa chọn một cách ngẫu nhiên theo mục đích khảo sát như: đại diện cho lứa tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ. 5.1.4. Phương pháp phân tích, miêu tả Trên cơ sở ngữ liệu thu thập được, luận văn tiến hành phân tích, miêu tả phương thức tiếng Khmer vay mượn tiếng Việt , phương thức tiếng Việt vay mượn tiếng Khmer. 5.2. Nguồn ngữ liệu Khảo sát trên nguồn ngữ liệu “ tươi sống” của người Kinh và người Khmer ở một số tỉnh ĐBSCL như: Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang; ngữ liệu hữu quan trong các công trình được nghiên cứu trước. 6. Đóng góp của đề tài Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hi vọng có những đóng góp sau:
  11. Thứ nhất, bảng từ ngữ mà chúng tôi thu thập và thống kê được là ngữ liệu đáng tin cậy cho những ai có nhu cầu nghiên cứu những vấn đề có liên quan. Thứ hai, trên cơ sở phân tích các từ ngữ tiếng Việt gốc Khmer và các từ ngữ tiếng Khmer gốc Việt, chúng tôi đã xác định được những phương thức mà hai ngôn ngữ Việt và Khmer vay mượn từ vựng của nhau. Thứ ba, trên cơ sở ngữ liệu khảo sát được từ sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Khmer, luận văn có thể góp thêm cứ liệu chứng minh cho lí thuyết tiếp xúc ngôn ngữ. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung chính của luận văn gồm hai chương: Chương I: TỔNG QUAN VỀ TIẾP XÚC NGÔN NGỮ, TIẾP XÚC NGÔN NGỮ Ở NAM BỘ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ VAY MƯỢN TỪ VỰNG Trong chương I, luận văn trình bày những cơ sở lí luận và tình hình thực tiễn về điều kiện tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể là, chúng tôi trình bày về khái niệm tiếp xúc ngôn ngữ, tính tất yếu của sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ, các hệ quả và mối quan hệ giữa các hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ; những vấn đề lí thuyết về vay mượn từ vựng như khái niệm vay mượn từ vựng, các phương thức vay mượn từ vựng; sự hợp cư dẫn đến tiếp xúc ngôn ngữ ở vùng đất Nam Bộ; quan hệ nguồn gốc, đặc điểm, những điểm tương đồng và dị biệt giữa tiếng Việt và tiếng Khmer. Chương II: LỚP TỪ NGỮ TIẾNG KHMER VAY MƯỢN TIẾNG VIỆT VÀ LỚP TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT VAY MƯỢN TIẾNG KHMER Trong chương II, luận văn trình bày kết quả khảo sát, miêu tả và nhận xét lớp từ tiếng Khmer vay mượn tiếng Việt, lớp từ tiếng Việt vay mượn tiếng Khmer theo 5 phương thức: vay mượn theo kiểu dịch nghĩa; vay mượn từ và phát âm theo cách phát âm của ngôn ngữ vay mượn; vay mượn nghĩa và giữ nguyên cách phát âm theo nguyên ngữ; vay mượn bằng cách dịch một hoặc một vài thành tố và mô phỏng cách phát âm đối với thành tố còn lại tổ hợp từ của ngôn ngữ được vay mượn; vay mượn theo kiểu kết hợp giữa từ của hai ngôn ngữ.
  12. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TIẾP XÚC NGÔN NGỮ, TIẾP XÚC NGÔN NGỮ Ở NAM BỘ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ VAY MƯỢN TỪ VỰNG 1.1. Tiếp xúc ngôn ngữ 1.1.1 Khái niệm về tiếp xúc ngôn ngữ Từ điển Ngôn ngữ học so sánh và lịch sử ( The dictionary of historical and comparative linguistics) định nghĩa: Bất kì sự thay đổi nào trong ngôn ngữ do ảnh hưởng của ngôn ngữ cộng đồng ở gần người nói mà người nói có khả năng sử dụng và trong việc chuyển các đặc điểm và thuộc tính từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Ảnh hưởng của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ có thể từ mức rất nhỏ đến rất lớn và có thể trên bình diện từ vựng, ngữ âm, hình thái, cú pháp hay bất kì bình diện nào. Loại tiếp xúc đơn giản nhất là hiện tượng vay mượn. Tuy nhiên, có thể có những loại tiếp xúc mạnh hơn nhiều như hiện tượng “ chuyển vị” cấu trúc và ngữ nghĩa (metatypy), việc hình thành ngôn ngữ phi cội nguồn (non – genetic language) và sự biến đổi ngôn ngữ. Weinreich (1953) cho rằng thuật ngữ này chỉ nên dùng để nói về những trường hợp song ngữ rõ nét. [ 55, tr. 183] (Any change in language resulting from the influence of a neighbouring language of which the speaker of the first have some knowledge; the passage of linguistic objects or features from one language into another. The effects of contact many range from the trivial to the overwelming, and many involve vocabulary, phonology, morphology, syntax or just about anything else. The simplest type of contact is borrowing, but far more radical types are possible, including (for example) metatypy, the creation of non – genetic language and (the ultimate) language shift. Weinreich (1953) proposes that this term should be restricted to cases involving substantial bilingualism.) Từ điển giải thích Thuật ngữ Ngôn ngữ học (do Nguyễn Như Ý chủ biên) định nghĩa tiếp xúc ngôn ngữ là “ Sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ ảnh hưởng đến cấu trúc và vốn từ vựng của một hay nhiều ngôn ngữ có quan hệ đó. Điều kiện xã hội của sự tiếp xúc ngôn ngữ là sự cần thiết phải trao đổi giao tiếp giữa các cộng đồng người thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau do nhu cầu về kinh tế, chính trị và những nguyên nhân khác. Tiếp xúc ngôn ngữ xảy ra nhờ việc thường xuyên lặp lại các cuộc đối thoại, thường xuyên có nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin giữa những người nói hai ngôn ngữ khác nhau có khả năng sử dụng đồng thời cả hai ngôn ngữ, hoặc từng người sử dụng riêng rẽ một trong hai ngôn ngữ đó. Do đó có khả năng người nói có thể nắm vững đồng thời cả hai ngôn ngữ, tức là có thể nói bằng ngôn ngữ này hoặc ngôn ngữ kia, hoặc người nói chỉ hiểu một cách thụ động ngôn ngữ xa lạ, không phải tiếng mẹ đẻ của mình. [ 49, tr. 290-291]
  13. Trong bài viết “ Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán” đăng trong Tập san khoa học của Trường ĐHKHXH & NV ( ĐHQG TP. HCM), số 38 (2007), trang 3 – 10, tác giả Bùi Khánh Thế đã trích dẫn hai khái niệm về tiếp xúc ngôn ngữ: (1) Tiếp xúc ngôn ngữ là “ sự tiếp giao nhau giữa các ngôn ngữ do những hoàn cảnh cận kề nhau về mặt địa lí, tương liên về mặt lịch sử xã hội dẫn đến nhu cầu của các cộng đồng người vốn có những thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau” (O.S. Akhmanova, 1966). (2) Tiếp xúc ngôn ngữ còn được hiểu là “sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ tạo nên ảnh hưởng đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ. Những điều kiện xã hội của sự tiếp xúc ngôn ngữ được quy định bởi nhu cầu cần thiết phải giao tiếp lẫn nhau giữa những thành viên thuộc các nhóm dân tộc và ngôn ngữ do những nhu cầu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... thúc đẩy” [dẫn theo 42, tr. 12-13 ] Theo Phan Ngọc, tiếp xúc ngôn ngữ không phải là vay mượn từ vựng. Trong sự giao tiếp giữa tộc người A và tộc người B, khi tộc người A bắt gặp những đồ vật, những sự vật mà nó không có tên gọi và nó cũng chưa tìm được cách dịch sang ngôn ngữ của mình thì tất yếu nó sẽ gọi bằng những từ chỉ đồ vật, sự vật này của tộc người B đã đem sự vật, đồ vật ấy lại cho họ. Nhưng sự vay mượn từ dù có nhiều đến đâu đi nữa, cũng chưa chắc đã đụng chạm tới cái cấu trúc của ngôn ngữ. Khi nói đến tiếp xúc ngôn ngữ là nói đến những thay đổi rất sâu sắc diễn ra trong cấu trúc của A do B đưa đến, hay nói khác đi, nếu trong quá trình phát triển lịch sử, A không tiếp xúc với B thì tự nó không có cái diện mạo ngày nay, hay muốn có phải chờ đợi một thời gian lâu dài hơn rất nhiều, và kết quả cũng không thể hết như ngày nay được.[ 25, tr.9-10] 1.1.2. Tính tất yếu của sự tiếp xúc ngôn ngữ Theo Nguyễn Thiện Giáp, dựa vào những đặc trưng quan trọng của ngôn ngữ loài người, chúng ta có thể chấp nhận một định nghĩa về ngôn ngữ như sau: Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người; ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. Như vậy, ngôn ngữ được xem là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Bản chất xã hội của ngôn ngữ thể hiện ở chỗ: 1) Ngôn ngữ phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp giữa mọi người, phương tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, phương tiện giúp cho người ta hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người. 2) Ngôn ngữ thể hiện ý thức xã hội. Chính vì thể hiện ý thức xã hội nên ngôn ngữ mới có thể làm phương tiện giao tiếp giữa mọi người.
  14. 3) Ngôn ngữ có khả năng hình thành văn hóa và là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa; khả năng giao tiếp của con người tùy thuộc vào kiến thức ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp và kiến thức văn hóa. 4) Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. [ 8, tr.28 – 29]. Từ những bản chất đó của ngôn ngữ, chúng ta thấy rằng sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ là một vấn đề tất yếu. Bởi lẽ, trong quá trình sống, giữa các cá nhân con người, giữa các tộc người luôn phải tiếp xúc với nhau. Sự tiếp xúc này hoặc là do điều kiện về khoảng cách địa lí sống gần nhau hoặc do nhu cầu trao đổi với nhau về thương mại, văn hóa, tôn giáo, thậm chí là nhu cầu về quân sự. Và đây chính là những điều kiện dẫn đến một hệ quả không thể tránh khỏi là sự tiếp xúc giữa các cộng đồng ngôn ngữ với nhau. Trong “ Tiếp xúc ngôn ngữ và tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á”, Phan Ngọc cho rằng hiện tượng một tộc người nói một ngôn ngữ A phải tiếp xúc , giao tiếp với một tộc người khác nói ngôn ngữ B là chuyện hết sức bình thường. Trên thế giới không có một tộc người nào sống cô lập, không tiếp xúc với một tộc người khác. [ 25, tr.10]. Sự tiếp xúc ngôn ngữ là hiện tượng chung cho ngôn ngữ loài người. Thế giới của một ngôn ngữ không phải là một thế giới riêng, chỉ tuân theo những quy luật của chính nó mà ngôn ngữ còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố ngoài bản thân nó nó như: tiếp xúc với các ngôn ngữ khác, quan hệ xã hội, văn hóa, tư tưởng và cả các yếu tố như dân tộc, lịch sử của sản xuất và của xã hội. Sự tiếp xúc ngôn ngữ là hiện tượng một ngôn ngữ A sẽ thay đổi cấu trúc do tiếp xúc với ngôn ngữ B. Nếu quá trình tiếp xúc diễn ra trong một quãng thời gian dài, giữa các ngôn ngữ có xu hướng ảnh hưởng, vay mượn lẫn nhau. Có những ảnh hưởng tồn tại rất lâu dài, ngày càng mở rộng, phổ biến trong toàn bộ tộc người để rồi nhập vào ngôn ngữ của dân tộc đó, vẫn tồn tại cho dù sự tiếp xúc thực tế giữa các ngôn ngữ không còn nữa. Tất nhiên, cũng có những ảnh hưởng chỉ xảy ra nhất thời, biểu hiện trong khoảng thời gian nhất định, trong một nhóm người nhất định rồi mất đi, không nhập vào ngôn ngữ đó. Nói tiếp xúc ngôn ngữ là nói đến những thay đổi rất sâu sắc diễn ra ngay trong cấu trúc của A do B đưa đến, hay nói khác đi, nếu trong quá trình phát triển lịch sử, A không tiếp xúc với B thì tự nó không có diện mạo ngày nay, hay muốn có phải chờ đợi một thời gian lâu dài hơn rất nhiều, và kết quả cũng không thể hệt như ngày nay được.[25, tr.10] Theo cách tiếp cận song ngữ luận, trong khi thừa nhận tính cấu trúc của ngôn ngữ và sự phát triển theo những quy luật nội tại của nó, có những trường hợp cần phải chấp nhận bên cạnh nguyên nhân nội tại, có sự tiếp xúc ngôn ngữ. Sự tiếp xúc đóng vai một yếu tố cần phải tính đến trong sự miêu tả đồng đại cũng như trong sự phát triển lịch sử, khi qua sự khảo sát hiện tượng giao tiếp song
  15. ngữ giữa tộc người nói ngôn ngữ A với tộc người nói ngôn ngữ B, ta thấy có những hiện tượng liên quan đến cấu trúc của A do cấu trúc của B đưa đến. Đó là cách tiếp cận song ngữ luận (bi – lingualism). Nhìn theo góc độ này, một ngôn ngữ là một thể thống nhất biện chứng giữa cái cấu trúc nội tại có những khả năng phát triển do một cấu trúc khác đưa lại. Chẳng hạn, do sự tiếp xúc với tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn tiết và có hệ thống thanh điệu, mà tiếng Chàm từ chỗ là một ngôn ngữ đa tiết và không có thanh điệu đang trên đường chuyển thành một ngôn ngữ đơn tiết và có thanh điệu; hay tiếng Thái Lan vì tiếp xúc với với tiếng Khmer mà có thêm một vài nguyên âm hay vì tiếp xúc với các ngôn ngữ châu Âu mà các ngôn ngữ Thái Lan, Việt Nam, Miến Điện đều biểu lộ một xu hướng mạnh mẽ đang xích lại gần ngữ pháp châu Âu bằng biện pháp sao phỏng ngữ pháp, đây đều là những cách nói theo cách tiếp cận song ngữ luận. [25, tr. 10 – 11] Như vậy, tiếp xúc ngôn ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ mang tính tất yếu, xảy ra với mọi ngôn ngữ trên thế giới. Quá trình tiếp xúc sẽ làm tác động đến cấu trúc nội tại của các ngôn ngữ tiếp xúc với nhau. Kết quả của quá trình này sẽ tồn tại thậm chí khi hai ngôn ngữ không còn tiếp xúc với nhau nữa. 1.2. Tiếp xúc ngôn ngữ ở Nam Bộ 1.2.1. Sự hợp cư và bức tranh tiếp xúc ngôn ngữ ở vùng đất Nam Bộ Như đã nói ở trên, tiếp xúc ngôn ngữ là một vấn đề tất yếu. Từ thời xa xưa, phải nói rằng, rất hiếm có một quốc gia chỉ sử dụng một ngôn ngữ duy nhất. Bất kì ở quốc gia nào, thời đại nào cũng có hiện tượng hai hay nhiều ngôn ngữ cùng tồn tại trên cùng một địa phương mà không lẫn lộn vào nhau. Ở Việt Nam, cuộc Nam tiến đã hình thành nên sự hợp cư cũng như đã tạo nên bức tranh tiếp xúc ngôn ngữ ở vùng đất Nam Bộ. Năm 1620, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gã công chúa Ngọc Vạn cho Quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II làm hoàng hậu. Dưới sự bảo trợ của hoàng hậu Ngọc Vạn, cư dân Việt từ vùng Thuận – Quảng vào làm ăn sinh sống ở lưu vực sông Đồng Nai ngày một đông thêm. Cùng với các nhóm cư dân người Việt, trong thời gian này cũng xuất hiện một số người Trung Quốc đến khai khẩn vùng đất hoang và sinh sống ở vùng đất Nam Bộ. Nhân việc nhà Thanh thay thế nhà Minh ở Trung Quốc, một số quan lại và quân lính trung thành với triều đình nhà Minh không chấp nhận sự thống trị của nhà Thanh đã vượt biển đến Đàng Trong tìm đất sinh sống và thúc đẩy nhanh hơn quá trình khai phá vùng đất đồng bằng Nam Bộ. Sách Đại Nam thực lục chép: “ Kỉ mùi, năm thứ 31 (1679), mùa xuân, tháng giêng, tướng cũ nhà Minh là Long Môn tổng binh trấn Thượng Xuyên và phó tướng Trấn Anh Bình đem hơn 3000 quân và hơn 50 chiến thuyền đến các cửa biển Tư Dung và Đà Nẵng. Tự Trấn là bộ thần của nhà Minh, không chịu làm tôi nhà Thanh,
  16. nên đến để xin làm tôi tớ”. Được Chúa Nguyễn cho phép, họ đến Gia Định và Biên Hòa, vỡ đất khai hoang, dựng phố xá. Thuyền buôn của người Thanh và các nước Tây Dương, Nhật Bản, Chà Và đi lại nơi đây tấp nập. Theo sách Đại Nam thống chí, căn cứ vào các dấu tích hoạt động cụ thể đã cho biết nhóm Trần Thượng Xuyên đến Biên Hòa “ mở đất, lập phố”, còn nhóm Dương Ngạn Địch đến Mĩ Tho “ dựng nhà cửa, họp người Kinh, người Di, kết thành làng xóm”. Cùng thời gian này, Mạc Cửu là người xã Lôi Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) cũng vì việc nhà Minh mất mà “ để tóc chạy sang phương Nam, khai khẩn vùng đất Hà Tiên, phát triển thành khu vực cát cứ của dòng họ mình”. Trên vùng đất Nam Bộ, chúa Nguyễn thi hành chính sách khuyến khích đặc biệt đối với việc khai phá đất hoang, cho phép người dân biến ruộng đất khai hoang được thành sở hữu tư nhân. Trước làn sóng tự phát di cư vào Nam tìm đất sinh sống của người dân Thuận – Quảng, chúa Nguyễn cho người đứng ra tổ chức các cuộc di cư này và lập thành các xã, thôn, phường, ấp của người Việt. Chúa Nguyễn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những địa chủ giàu có ở Thuận – Quảng đem tôi tớ và chiêu mộ nông dân lưu vong vào đây khai hoang lập ấp. Chính sách này được thực thi lâu dài và nhất quán như một phương thức khai hoang chủ yếu ở Nam Bộ. Lực lượng khai hoang chủ yếu là là lưu dân người Việt và một bộ phận những người gốc Chămpa, Chân Lạp. Ngoài ra, một số lính đồn trú , một số người Trung Quốc, người dân tộc thiểu số khác cũng được sử dụng vào việc khai khẩn và canh tác. Chỉ sau hơn nửa thế kỉ, tính từ đầu đến giữa thế kỉ XVII, vùng đất Nam Bộ nhanh chóng trở thành vùng phát triển kinh tế - xã hội rất năng động. Thành quả này phải kể đến vai trò lao động cần cù và sáng tạo của tất cả cộng đồng dân cư, trong đó vai trò của các lớp cư dân người Việt, người Khmer, người Chăm và người Hoa là rất nổi bật.[Theo 7] Kết quả của quá trình trên đã hình thành nên một đặc điểm chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là sự cộng cư của các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bốn dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm có nơi sống tập trung thành từng khu, từng vùng, từng thôn xóm riêng biệt nhưng nhiều nơi thường sống xen kẽ. Cả ở những vùng nông thôn và thành thị, chúng ta đều thấy các dân tộc cùng làm ăn sinh sống một cách gần gũi và chan hòa với nhau. Tình hình đa dân tộc, đa văn hóa ( Kinh, Khmer, Hoa) không chỉ phổ biến trong từng vùng ở đồng bằng sông Cửu Long mà còn diễn ra ngay trong nhiều gia đình. Có những gia đình tồn tại cả ba nền văn hóa và ba thành phần dân tộc này. Hôn nhân giữa những người khác dân tộc là hiện tượng khá phổ biến ở đây. Người Kinh kết hôn với người Khmer, người Khmer kết hôn với người Hoa, người Kinh kết hôn với người Hoa, rồi con cái của những người khác dân tộc đó lại kết hôn với nhau hoặc kết hôn với người thuộc dân tộc thứ ba. Chẳng hạn, con của người Kinh – Khmer tiếp tục kết hôn với người Kinh hoặc người Khmer, người Hoa; con người Kinh – Hoa kết hôn với người Kinh, người Khmer,...
  17. Sự quy tụ và tập hợp cư dân này đưa đến một hệ quả được kéo theo là sự tiếp xúc không thể tránh khỏi giữa các cộng đồng ngôn ngữ với nhau. Với một cộng đồng cư dân đa dạng, đa chủng như vậy, có thể nói rằng sinh hoạt ngôn ngữ là một trạng thái pha trộn ngôn ngữ. Và trong trường hợp này, thông thường một trong những ngôn ngữ hay phương ngữ có ưu thế nào đó sẽ đóng vai trò hạt nhân cho toàn bộ quá trình giao tiếp của cộng đồng cư dân mới hình thành. Vai trò hạt nhân ấy, theo các cứ liệu lịch sử cho thấy, là thuộc về cộng đồng người Việt trong tập hợp cư dân mới này. Sinh hoạt ngôn ngữ thời ấy hẳn là một trạng thái vừa lưỡng ngữ (diglossia) và vừa đa ngữ (multilingualism). Hơn một thế kỉ sau, tác giả Trịnh Hoài Đức còn ghi nhận: người nói tiếng ta nơi đây thường pha trộn tiếng Tàu, như nói “quát mãi” là mua sỉ, “khí ngổ” nghĩa là dối phỉnh, “nói xá” nghĩa là vái chào, “bốc chòe” nghĩa là đánh nhau, “nói thưng xỉ” nghĩa là cái muổng, “tư yên” nghĩa là cật lợn, “nói mì xọn” nghĩa là miếng sợi, ấy là nói theo tiếng của người Quảng Đông. Còn như sang sông thì nói là “tầm long”, người chủ sự thì nói là “tăng nhạo”, thần ghe thì nói là “thần đục”, cái bao làm bằng bàng thì gọi là “cà ròn”, đổi trừ thì gọi là “gật”. Ấy là nói theo tiếng Cao Miên.[ 46, tr.34] Ngày nay, dựa vào thành tựu lí thuyết tiếp xúc ngôn ngữ, chúng ta có thể nói: do sự tác động qua lại giữa các phương ngữ của tiếng Việt và giữa tiếng Việt với ngôn ngữ của cư dân bản thổ và các ngôn ngữ của những nhóm cư dân đến từ các nước, các vùng lãnh thổ khác, đã hình thành một phương ngữ mới – phương ngữ Nam Bộ.[ 46, tr.34] 1.2.2. Đặc điểm của tiếng Việt, tiếng Khmer và những điểm tương đồng, dị biệt giữa chúng 1.2.2.1. Quan hệ nguồn gốc giữa tiếng Việt và tiếng Khmer Căn cứ vào hình cây phổ hệ, chúng ta thấy tiếng Việt và tiếng Khmer là hai ngôn ngữ cùng thuộc họ Nam Á, nhánh Môn – Khmer.
  18. Munđa Bắc Munđa Nam Munđa Nam Nihal Nicobar Nicobar Aslian Nam Aslian Trung Aslian Trung tâm Aslian Bắc Họ Nam Á Khasi Môn Khmer Pear Môn - Khmer Bahnar Katu Việt – Mường Khmú Palaung Sơ đồ 1: Hình cây phổ hệ của họ ngôn ngữ Nam Á Như vậy, có thể nói, tiếng Việt và tiếng Khmer có quan hệ họ hàng với nhau, cùng thuộc về một họ, một nhánh ngôn ngữ. Nhưng ta thấy quan hệ họ hàng này là khá xa. Thuộc nhánh Môn – Khmer gồm nhiều nhóm ngôn ngữ (nhóm Khasi, Môn, Khmer, Pear, Bahnar, Katu, Việt – Mường, Khmú, Palaung), mỗi nhóm lại bao gồm các tiểu nhóm, trong mỗi tiểu nhóm có nhiều ngôn ngữ khác nhau. Họ Nam Á Nhánh Môn – Khmer Nhóm Việt – Mường Tiểu nhóm song tiết Tiểu nhóm đơn tiết Việt Mường chung Tiếng Tiếng Tiếng Tiếng Tiếng Tiếng Tiếng Tiếng Arem Chứt Mã Liềng Aheu Pọng Nguồn Mường Việt
  19. Sơ đồ 2: Cây phổ hệ nhóm ngôn ngữ Việt – Mường Tiếng Việt và tiếng Khmer không cùng tiểu nhóm, nên mặc dù chúng có quan hệ họ hàng về mặt nguồn gốc nhưng quan hệ này là khá xa. Từ đó, có thể nói rằng, giữa tiếng Việt và tiếng Khmer chắc chắn sẽ có những điểm giống nhau đồng thời cũng có những điểm khác biệt . Để có cơ sở cho vấn đề nghiên cứu, chúng tôi không chỉ xem xét đặc điểm của tiếng Việt và tiếng Khmer ở góc độ loại hình mà còn xem xét đặc điểm của hai ngôn ngữ trong phạm vi một vùng phương ngữ - phương ngữ Nam Bộ để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa chúng. Bởi lẽ, vấn đề của chúng tôi là chỉ nghiên cứu sự tiếp xúc của hai ngôn ngữ diễn ra trên một phạm vi ngôn ngữ thuộc phương ngữ Nam Bộ. 1.2.2.2. Đặc điểm của tiếng Việt (1) Đặc điểm loại hình của tiếng Việt Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Đặc điểm này thể hiện rõ ở các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt. (a)Đặc điểm ngữ âm Trong tiếng Việt, âm tiết (hay tiếng) là đơn vị phát âm tự nhiên rất dễ nhận biết. Âm tiết tiếng Việt có những đặc điểm như: Thứ nhất, âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ và rõ ràng. Mỗi âm tiết ở dạng đầy đủ thường gồm ba phần: phụ âm đầu, vần và thanh điệu. Mỗi âm tiết luôn mang một thanh điệu nhất định. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có thanh điệu và tất cả có sáu thanh. Thứ hai, về mặt ngữ nghĩa, âm tiết tiếng Việt thường tương ứng với hình vị. Nhiều âm tiết vừa có nghĩa vừa được dùng độc lập như một từ đơn hoặc được dùng như một thành tố cấu tạo nên từ (hình vị). Thứ ba, về mặt ngữ pháp, mỗi âm tiết tiếng Việt thường xuất hiện với tư cách một từ. Thời xa xưa, đại đa số các từ trong tiếng Việt là các từ đơn tiết. Thời đó, tiếng Việt là một thứ chữ đơn âm. Và ở thời kì lịch sử muộn hơn, tiếng Việt có cấu tạo nhiều từ láy và từ ghép (trong đó phần nhiều là các từ song tiết). Tuy thế, trong nhiều trường hợp, các từ láy hay các từ ghép này khi sử dụng trong hoạt động giao tiếp vẫn có thể được tách ra dùng lâm thời như một từ đơn.[ 39, tr 30 – 31] Hệ thống âm vị tiếng Việt * Âm vị âm đầu:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2