intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp Quốc tế Protrade tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2018-2022 và định hướng đến 2030

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp Quốc tế Protrade tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2018-2022 và định hướng đến 2030" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư tại KCN Quốc tế Protrade – Bình Dương tại thời điểm nghiên cứu. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn đầu tư vào Protrade trên phương châm phù hợp với điều kiện và định hướng mới của tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp Quốc tế Protrade tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2018-2022 và định hướng đến 2030

  1. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGÔ CHÂU BÌNH ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ PROTRADE TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 BÌNH DƢƠNG - 2018
  2. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGÔ CHÂU BÌNH ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ PROTRADE TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ HOA LIÊN BÌNH DƢƠNG - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kham thảo, kết quả nêu trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Ngô Châu Bình
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ rất quý báo từ các thầy cô, các anh chị và các bạn của tôi. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin đƣợc trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến: Ban giám hiệu trƣờng đại học Thủ Dầu Một, đặc biệt là các thầy cô giảng dạy trong Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Phòng sau Đại học, những ngƣời đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng. Giáo viên hƣớng dẫn TS. Đỗ Thị Hoa Liên – trƣờng Đại học Lao động, ngƣời đã dành nhiều thời gian tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Các anh chị trong Công ty TNHH MTV Quốc tế Protrade và Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dƣơng đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin, dữ liệu quý giá trong quá trình thực hiện luận văn. Những ngƣời bạn đã cùng tôi học tập và chia sẽ rất nhiều kiến thức với nhau trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu nhƣng do thời gian và năng lực của bản thân có hạn nên luận văn của tôi chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. Tôi kính mong các thầy cô tiếp tục đóng góp ý kiến để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Bình Dƣơng, ngày 10/12/2018 Tác giả luận văn Ngô Châu Bình
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (hoặc giả thuyết) .............................................................................. 3 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................... 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 3 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................. 4 1.6 ngh a khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................................... 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ L LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.................................................................................................. 5 1.1 CƠ SỞ L LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP ......... 5 1.1.1 Các khái niệm vốn đầu tƣ, thu hút vốn đầu tƣ .............................................................. 5 1.1.2 Đặc điểm, vai trò và các nguồn vốn đầu tƣ vào khu công nghiệp ................................ 7 1.1.3 Khu công nghiệp và sự cần thiết hình thành khu công nghiệp. .................................... 7 1.1.4 Những nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp ............... 9 1.1.5 Tiêu chí đánh giá việc thu hút vốn đầu tƣ vào khu công nghiệp ................................ 18 1.1.6 Những nhân tố ảnh hƣởng đến việc chọn địa điểm đầu tƣ trực tiếp ........................... 19 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KCN VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM. ................................................................................................................. 20 1.2.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tƣ ở một số nƣớc trên thế giới. ................................... 20 1.2.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tƣ ở một số tỉnh và KCN trong nƣớc ......................... 25 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ PROTRADE GIAI ĐOẠN 2012-2017 .............................................................. 32 2.1 GIỚI THIỆU VỀ TỈNH BÌNH DƢƠNG ....................................................................... 32 2.1.1 Tổng quan ................................................................................................................... 32 2.1.2 Tình hình phát triển KT-XH trong giai đoạn 2012-2017............................................ 33 2.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KCN TRONG TỈNH CHO ĐẾN NĂM 2017. ................................................................................................................. 35 2.3 KHU CÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ PROTRADE (PITP) ............................................... 38 2.3.1 Tổng quan ................................................................................................................... 38 2.3.2 Vai trò của PITP đối với sự phát triển của tỉnh Bình Dƣơng ..................................... 47 2.4 TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO PITP GIAI ĐOẠN 2012-2017 ........... 48 2.4.1 Tổng quan vốn đầu tƣ vào PITP ................................................................................. 48 2.4.2 Tỷ trọng đầu tƣ theo từng quốc gia ............................................................................. 52 2.4.3 Các l nh vực đang đƣợc đầu tƣ tại PITP ..................................................................... 53
  6. 2.4.4 Tình hình thuê và sử dụng lao động tại PITP ............................................................. 53 2.4.5. Mức độ hiệu quả của việc thu hút vốn đầu tƣ vào PITP tính đến năm 2017 ............. 55 2.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KCN .............. 57 2.5.1 Công tác xúc tiến đầu tƣ ............................................................................................. 57 2.5.2 Công tác hỗ trợ các DN và quản lý sau đầu tƣ ........................................................... 57 2.5.3 Công tác quản lý về môi trƣờng.................................................................................. 59 2.5.4 Công tác quản lý về cơ sở hạ tầng và xây dựng nhà máy trong KCN ........................ 61 2.5.5 Công tác về quản lý an ninh trật tự và các mặt khác .................................................. 62 2.5.6 Một số yếu tố bên ngoài .............................................................................................. 62 2.6 KẾT QUẢ VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO PITP GIAI ĐOẠN 2012-2017 ............................................................................................................................ 65 2.6.1 Những thành tựu đã đạt đƣợc ..................................................................................... 65 2.6.2 Một số hạn chế ............................................................................................................ 65 2.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................................ 68 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO PITP GIAI ĐOẠN 2018-2022, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030. ............................................................ 72 3.1. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA PITP TRONG GIAI ĐOẠN 2018-2022, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030. ......................................................................... 72 3.1.1. Mở rộng quy mô KCN ............................................................................................... 72 3.1.2. Đa dạng hóa loại hình sản phẩm dịch vụ ................................................................... 73 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO PITP GIAI ĐOẠN 2018-2022, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030. ................................ 74 3.2.1. Tăng cƣờng công tác quản lý quy hoạch đối với KCN ............................................. 74 3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng hạ tầng kỹ thuật .................................... 78 3.2.3. Đổi mới và tăng cƣờng công tác xúc tiến thu hút đầu tƣ ........................................... 79 3.2.4. Đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ....................................................... 83 3.2.6. Qui hoạch các khu đô thị, khu dân cƣ, nhà ở công nhân và phát triển dịch vụ thƣơng mại nhằm đảm bảo môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn ................................................................... 84 KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 87 TÀI LIỆU KHAM THẢO ................................................................................................... 88
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt BQL : Ban quản lý CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa DA : Dự án DN : Doanh nghiệp ĐTNN : Đầu tƣ nƣớc ngoài KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KT-XH : Kinh tế - Xã hội MTV : Một thành viên NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ PCCC : Phòng cháy chữa cháy QH : Quốc hội TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân
  8. Tiếng Anh CEO : Chief Executive Officer – Giám đốc điều hành FDI : Foreign Direct Investment – Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FPI : Foreign Portfolio Investment – Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài GDP : Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội bình quân GRDP : Gross Regional Domestic Product – Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân PITP : Protrade International Tech Park – Khu công nghiệp quốc tế Protrade TNC : Transnational Corporation – Tập đoàn xuyên quốc gia VSIP : Vietnam Singapore Industrial Park – Khu công nghiệp Việt Nam Singapore
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Danh mục các KCN tỉnh Bình Dƣơng Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng đất KCN Quốc tế Protrade Bảng 2.3: Tình hình đầu tƣ vào PITP giai đoạn 2012-2017 Bảng 2.4: Tỷ trọng đầu tƣ theo quốc gia tính đến cuối năm 2017 Bảng 2.5: Tỷ trọng công nghiệp đầu tƣ trong PITP Bảng 2.6: Tình hình nhân sự trong Công ty TNHH MTV quốc tế Protrade Bảng 2.7: Tình hình thuê và sử dụng lao động trong PITP giai đoạn 2013 đến 6/2018 Bảng 2.8: Tình hình thuê đất trong PITP giai đoạn 2012-2017 Bảng 2.9: Tình hình các dự đăng ký đầu tƣ và thực hiện giai đoạn 2012-2017
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Cổng chào KCN Quốc tế Protrade Hình 2.2: Cựu Thủ tƣớng Singapore Goh Chok Tong tham quan PITP năm 2007 Hình 2.3: Vị trí PITP Hình 2.4: Đất cho thuê Hình 2.5: Bảng thông số độ cứng của đất trong PITP Hình 2.6: Nhà xƣởng xây sẵn Hình 2.7: Bản đồ quy hoạch KCN Quốc tế Protrade Hình 2.8: Chứng nhận an toàn trong PITP Hình 2.9: Bản đồ phân tích cao độ đất ở PITP Hình 2.10: Tỷ trọng cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 2015-2017 Hình 2.11: Biểu đồ số lƣợng dự án đầu tƣ và hoạt động Hình 2.12: Tình hình cho thuê trong giai đoạn 2012-2017 Hình 2.13: Vốn đăng ký đầu tƣ giai đoạn 2012-2017 Hình 2.14: Quy trình hỗ trợ nhà đầu tƣ của PITP Hình 2.15: Tách giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ra cho khách hàng Hình 2.16: Nhà máy nƣớc thải tập trung PITP Hình 2.17: Cơ sở hạ tầng KCN quốc tế Protrade Hình 3.1: Khu phức hợp Công nghiệp và Dịch vụ An Tây
  11. 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Cuộc chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung ngắm ngầm từ lâu và bùng nổ từ ngày 6/7/2018 khi quyết định của chính quyền Tổng thống Donald Trump áp thuế suất 25% với 818 hàng hóa Trung Quốc chính thức có hiệu lực và Trung Quốc lập tức đáp trả bằng mức thuế tƣơng tự với 545 sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ. Điều này có thể làm nền sản xuất của thế giới tăng tốc quá trình giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc khi mà chi phí nhân công và các ƣu đãi về thuế đang dần biến mất. Theo nghiên cứu của TS. Nicholas Chapman (là nhà nghiên cứu ngƣời Anh hiện làm việc tại Nhật Bản) liên quan tới các vấn đề an ninh quốc tế và nội chính của các nƣớc châu Á - Thái Bình Dƣơng, tập trung vào Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện nay rất nhiều công ty Mỹ và tập đoàn lớn đang vận hành theo công thức “Trung Quốc cộng một”, chiến lƣợc mà các doanh nghiệp sẽ tìm một quốc gia khác để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam là sự lựa chọn phổ biến cho vị trí “cộng một” bởi sự ổn định chính trị cũng nhƣ vị trí địa lý chiến lƣợc. Theo nhƣ Todd Bluedorn, giám đốc điều hành Lennox International chia sẽ: “Chúng tôi chủ động hành động. Tôi không chắc thuế áp lên hàng Trung Quốc là ngắn hạn. Vì vậy, chúng tôi đang hành động để tránh thuế bằng cách chuyển đến Đông Nam Á và các quốc gia có chi phí thấp khác nhằm đáp ứng các yêu cầu của chúng tôi”; Và theo nhƣ Jean-Jacques Ruest - CEO Canadian National Railway cho biết: “Đặc biệt là trong ngành công nghiệp nhẹ, các nhà máy chuyển đi rất nhanh. Một số đã rời khỏi Trung Quốc. Họ sẽ đến Việt Nam, Bangladesh, Indonesia và sản phẩm vẫn đang đƣợc sản xuất, các sản phẩm đƣợc làm ra ở nƣớc khác về cơ bản vẫn đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời đặt hàng. Do đó, ông lạc quan về tình hình thƣơng mại khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng với Bắc Mỹ trong năm sau. Có chăng là hàng hóa sản xuất từ một nơi khác Trung Quốc”. Ngoài ra, Việt Nam tham gia khoảng 16 hiệp định thƣơng mại tự do, với nhiều tƣ cách khác nhau. Các hiệp định này đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội đƣa hàng
  12. 2 hóa vào thị trƣờng của đối tác. Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) với châu Âu, Nhật Bản và các nƣớc ASEAN, đơn cử nhƣ Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam- Nhật Bản, hàng hóa của Việt Nam đã vào đƣợc thị trƣờng này - một trong những thị trƣờng khó tính nhất. Thậm chí, Việt Nam còn tìm đƣợc đƣờng vào các siêu thị, hệ thống phân phối của Nhật Bản. Hay nhƣ thị trƣờng Australia, vải, mỳ Chũ, phở ăn liền... đã xuất hiện. Điều này cho thấy với các FTA và mới đây nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) là một trong những con đƣờng đang mở ra cơ hội cho Việt Nam hội nhập kinh tế tốt hơn. Việc thu hút và sử dụng đầu tƣ nƣớc ngoài ở các khu công nghiệp của Việt Nam trong thời gian qua cơ bản đã đáp ứng những mục tiêu đề ra về thu hút vốn, giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại. Điều này khẳng định chủ trƣơng đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc trong việc phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế. Bình Dƣơng là một trong những tỉnh thu hút đƣợc tƣơng đối nhiều nguồn vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp. Tỉnh đã tích cực đầu tƣ hạ tầng đồng bộ, hiện đại kết hợp với chính sách thông thoáng, minh bạch nhầm mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ, sản xuất ổn định, tạo việc làm cho lao động địa phƣơng và đóng góp ngân sách Nhà nƣớc. Hƣớng tới mục tiêu các khu công nghiệp không chỉ là đầu tàu kinh tế góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà mà còn có thể trở thành những khu công nghiệp điển hình về thu hút vốn đầu tƣ của cả nƣớc, bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nƣớc và các sở - ban - ngành, chính bản thân các khu công nghiệp cũng cần phải tự có những giải pháp, chiến lƣợc thu hút đầu tƣ cho riêng mình. Nhận thức đƣợc ý ngh a quan trọng của công tác đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tƣ vào từng khu công nghiệp trên cả nƣớc nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng nói riêng. Đây là một vấn đề vô cùng cấp thiết có ý ngh a lý luận và thực tiễn, vì thế tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tƣ vào khu công nghiệp Quốc tế Protrade tỉnh Bình Dƣơng trong giai đoạn 2018-2022 và định hƣớng đến 2030” để nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp.
  13. 3 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Lấy nền tản từ cơ sở lý luận và một số kinh nghiệm thực tiễn về thu hút vốn đầu tƣ vào KCN của một số quốc gia khác và một số KCN đã thành công trƣớc, nghiên cứu đi vào đánh giá thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tƣ tại KCN Quốc tế Protrade – Bình Dƣơng tại thời điểm nghiên cứu. Từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn đầu tƣ vào Protrade trên phƣơng châm phù hợp với điều kiện và định hƣớng mới của tỉnh Bình Dƣơng. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (hoặc giả thuyết) Trong giai đoạn 2012 – 2017, KCN Quốc tế Protrade đạt đƣợc những thành tựu gì? Trong giai đoạn 2012 – 2017, KCN Quốc tế Protrade còn những tồn tại và hạn chế nào trong việc thu hút vốn đầu tƣ? Nguyên nhân cụ thể cho từng tồn tại và hạn chế. Các nhân tố nào tác động đến việc lựa chọn đầu tƣ vào KCN Protrade – Bình Dƣơng? Đối với những tồn tại và hạn chế đã và đang còn vƣớn mắc, các giải pháp nào cần đƣợc đƣa ra để cải thiện và giải quyết các tồn tại và hạn chế trên? 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tƣ vào KCN Quốc tế Protrade tỉnh Bình Dƣơng. Khách thể nghiên cứu: Ban quản lý KCN Quốc tế Protrade; các sở, ban, ngành, phòng, ban hoạt động trong l nh vực đầu tƣ của tỉnh nhƣ: Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp VSIP; Các chủ đầu tƣ trong các KCN,… 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Khu công nghiệp quốc tế Protrade tại tỉnh Bình Dƣơng
  14. 4 Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập trong giai đoạn 2012- 2017. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc nghiên cứu theo phƣơng pháp định tính với dữ liệu thứ cấp đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp tổng hợp, so sánh, thống kê mô tả. 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Thu hút vốn đầu tƣ luôn là mối quan tâm của các nhà quản lý ở Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thu hút vốn đầu tƣ lại càng là yếu tố cạnh tranh đối với sự phát triển của mỗi địa phƣơng. Bình Dƣơng trong nhiều năm liền luôn là tỉnh đi đầu trong việc phát triển kinh tế địa phƣơng, đặc biệt trong vấn đề phát triển công nghiệp và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhƣng thời điểm hiện tại sự cạnh tranh về thu hút đầu tƣ ngày càng khó khăn hơn, đòi hỏi phải luôn tìm ra phƣơng pháp mới, sáng tạo để thúc đẩy vào địa phƣơng nói chung và khu công nghiệp quốc tế Protrade nói riêng.
  15. 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP 1.1.1 Các khái niệm vốn đầu tƣ, thu hút vốn đầu tƣ Thuật ngữ “Đầu tƣ” trong tiếng Anh là “Investment”. Theo định ngh a trong Từ điển Cambrigde Dictionary: Investment is the “the act of putting money, effort, time, etc. into something to make a profit or get an advantage, or the money, effort, time, etc.”. Tác giả tạm hiểu: Đầu tƣ là hoạt động sử dụng tiền của, sức ảnh hƣởng gắn liền với yếu tố thời gian vào một số đối tƣợng để tạo ra lợi nhuận hoặc lợi ích hoặc tiền của, sức ảnh hƣởng gắn liền với yếu tố thời gian. (Từ điển Cambrigde, 2018) Có nhiều khái niệm khác nhau về thuật ngữ “đầu tƣ”. Dƣới đây là một số khái niệm đƣợc đƣa ra: Đầu tƣ theo ngh a rộng có ngh a là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tƣ các kết quả nhất định trong tƣơng lai mà kết quả này thƣờng phải lớn hơn các chi phí về các nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản vật chất khác hoặc sức lao động. Sự biểu hiện bằng tiền, tất cả các nguồn lực đã bỏ ra trên đây gọi là vốn đầu tƣ (Phạm Ngọc Kiểm, 2004). Trong các kết quả đạt đƣợc có thể là tài sản vật chất, tài sản trí tuệ, nguồn nhân lực tăng thêm,... Những kết quả của đầu tƣ đem lại là sự tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đƣờng xá, của cải vật chất khác), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật,... của ngƣời dân). Các kết quả đã đạt đƣợc của đầu tƣ đem lại góp phần tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội. Theo ngh a hẹp, đầu tƣ chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tƣ hoặc xã hội kết quả trong tƣơng lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt đƣợc kết quả đó.
  16. 6 Nhƣ vậy, nếu xem xét trên góc độ đầu tƣ thì đầu tƣ là những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện có để làm tăng thêm các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và trí tuệ để cải thiện mức sống của dân cƣ hoặc để duy trì khả năng hoạt động của các tài sản và nguồn lực sẵn có. Tƣơng ứng với phạm vi đầu tƣ này có phạm trù tổng vốn đầu tƣ mà chúng ta gọi là vốn đầu tƣ phát triển, có thời kỳ gọi là vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội. (Phạm Ngọc Kiểm, 2004) Ngoài ra, “Đầu tƣ có thể hiểu đồng ngh a với “sự bỏ ra”, “sự hy sinh”. Từ đó, có thể coi đầu tƣ là sự bỏ ra, sự hy sinh những cái gì đó ở hiện tại (tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ) nhằm đạt đƣợc những kết quả có lợi ích nào đó (về tài chính, về cơ sở vật chất, về trình độ,…) cho ngƣời đầu tƣ trong tƣơng lai”. (Nguyễn Bạch Nguyệt, 2007) Đầu tƣ là việc nhà đầu tƣ bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tƣ theo quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan. (Luật đầu tƣ, 2005) Nhƣ vậy đứng trên những góc độ khác nhau, có những khái niệm khác nhau về đầu tƣ. Trong luận văn này, có thể hiểu: đầu tƣ là quá trình bỏ vốn (tiền, nguyên liệu, nhân lực, công nghệ,…) vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Vốn đầu tƣ là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tƣ theo hình thức đầu tƣ trực tiếp hoặc gián tiếp. (Luật đầu tƣ, 2005) Thu hút vốn đầu tƣ là hoạt động nhằm khai thác, huy động các nguồn vốn đầu tƣ để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế. Thu hút vốn đầu tƣ bao gồm tổng hợp các cơ chế, chính sách, thông qua các điều kiện về hành lang pháp lý, kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các nguồn tài nguyên, môi trƣờng …để thu hút các nhà đầu tƣ đầu tƣ vốn, khoa học công nghệ…để sản xuất, kinh doanh nhằm đạt đƣợc mục tiêu nhất định. (Nguyễn Hữu Trình, 2010) Chúng ta có thể hiểu rằng, thu hút vốn đầu tƣ là hoạt động khai thác các nguồn lực tài chính nhằm tài trợ vốn cho các dự án đầu tƣ phát triển của các chủ thể kinh tế. Nhƣ vậy, thu hút vốn đầu tƣ ở đây đƣợc hiểu là thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp và
  17. 7 kết quả cuối cùng cũng phải hình thành cơ sở sản xuất xã hội và dịch vụ trong nền kinh tế. 1.1.2 Đặc điểm, vai trò và các nguồn vốn đầu tƣ vào khu công nghiệp Thứ nhất, vốn đầu tƣ giải quyết tình trạng đầu tƣ phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, vốn đầu tƣ góp phần tạo điều kiện để mở rộng thị trƣờng và thúc đẩy xuất khẩu. Thứ ba, vốn đầu tƣ góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công ngiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ tƣ, vốn đầu tƣ thúc đẩy đầu tƣ đổi mới thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, sức cạnh tranh và hiện đại hóa doanh nghiệp. Thứ năm, vốn đầu tƣ góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm mới cho nền kinh tế và nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động. (Phùng Xuân Nhạ, 2001) Các nguồn vốn đầu tƣ: - Nguồn vốn trong nƣớc: Đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, Vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc, Đầu tƣ của khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc, Đầu tƣ của khu vực dân doanh - Nguồn vốn nƣớc ngoài: Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), Viện trợ phát triển chính thức (ODA), Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ, Nguồn vốn đầu tƣ tƣ nhân gián tiếp của nƣớc ngoài (FPI). (Phùng Xuân Nhạ, 2001) 1.1.3 Khu công nghiệp và sự cần thiết hình thành khu công nghiệp. 1.1.3.1 Khu công nghiệp Khu công nghiệp, còn gọi là khu kỹ nghệ là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhầm đảm bảo đƣợc sự hài hòa và cân bằng tƣơng đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trƣờng. Khu công nghiệp thƣờng đƣợc chính phủ cấp phép đầu tƣ với hệ thồng hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng. Những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thƣờng đƣợc gọi là cụm
  18. 8 công nghiệp. (Bách khoa toàn thƣ, 2018) Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 14 tháng 03 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, đƣợc thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại nghị định này. (Nghị định chính phủ, 2008) Nhƣ vậy, có thể hiểu khu công nghiệp là một quần thể liên hoàn các xí nghiệp công nghiệp xây dựng trên một vùng có điều kiện thuận lợi về các yếu tố tự nhiên, về kết cấu hạ tầng xã hội … để thu hút vốn đầu tƣ (chủ yếu là đầu tƣ nƣớc ngoài) và hoạt động theo một cơ cấu hợp lí các doanh nghiệp công nghiệp và các doanh nghiệp dịch vụ nhằm đạt kết quả cao trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh. 1.1.3.2 Các đặc trƣng chủ yếu của khu công nghiệp và sự cần thiết của nó KCN trong giai đoạn hiện nay (quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa) đƣợc hiểu là khu vực tập trung của các doanh nghiệp công nghiệp trong một khu vực có ranh giới xác định, sử dụng chung kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Về nguyên lý thì các DN trong KCN có ƣu thế tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nên giá thuê hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội sẽ rẻ hơn so với đầu tƣ ở khu vực khác. KCN là bộ phận không thể tách rời và không thể thiếu của một quốc gia, là nhân tố quan trọng phát triển kinh tế -xã hội đƣợc chính phủ nƣớc đó cho phép hoặc cho ngừng xây dựng và phát triển. KCN có Ban quản lý chung thống nhất, thực hiện các quy chế quản lý thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi và hiệu suất tối đa cho các xí nghiệp và các DN hoạt động. Ban quản lý các KCN cấp tỉnh là cơ quan quản lý trực tiếp các KCN trong phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Khả năng hợp tác sản xuất giữa các xí nghiệp CN và các DN với nhau trong KCN là rất thuận lợi vì chúng nằm trong một tiểu vùng cho nên trong quá trình phát triển ở KCN dễ đạt hiệu quả cao.
  19. 9 Đánh giá về vai trò, sự cần thiết của KCN, nguyên thủ tƣớng Phan Văn Khải đã nói: “Phát triển KCN là giải pháp quan trọng nhằm tạo thuận lợi cho đầu tƣ kinh doanh, tiết kiệm nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo đảm an ninh quốc phòng. Chúng ta cần đa dạng hóa các loại hình KCN, không chỉ quan tâm KCN lớn và tƣơng đối lớn mà còn phải chú trọng các KCN có quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn để thúc đẩy CNH nông nghiệp, nông thôn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Đi đôi với việc tích cực xây dựng các KCN theo quy hoạch, cần đặc biệt chú trọng thu hút đầu tƣ vào những KCN đã đƣợc hình thành, thƣờng xuyên rút kinh nghiệm để không ngừng nâng cao sức hấp dẫn và phát huy hiệu quả đầu tƣ của các doanh nghiệp”. 1.1.4 Những nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp 1.1.4.1 Nhân tố chủ quan a. Vị trí địa lý của khu công nghiệp Việc quy hoạch các KCN của một địa phƣơng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lƣợc phát triển công nghiệp của địa phƣơng. Bởi lẽ, vị trí của KCN sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động thu hút đầu tƣ nói chung và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nói riêng vào KCN đó. Do vậy, một KCN có vị trí gần cảng biển, cảng sông, các trục đƣờng giao thông lớn, gần nguồn nguyên liệu… sẽ là một trong các yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tƣ. b. Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Hệ thống hạ tầng phát triển sẽ hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, việc xây dựng và thƣờng xuyên nâng cấp cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tiến trình đầu tƣ vào KCN đó. Hệ thống hạ tầng không chỉ nói đến đƣờng sá, cầu cống, kho tàng, bến bãi... mà còn phải kể đến các ngành công nghiệp hỗ trợ trong khu và các khu vực lân cận, sự có mặt của các ngành công nghiệp này sẽ tăng thêm tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
  20. 10 Việc phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện để tăng sức hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ. Thêm vào đó, việc phát triển hệ thống cơ sơ hạ tầng không chỉ là điều kiện cần để tăng sự hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ, mà đó còn là cơ hội cho khu công nghiệp thu hút đƣợc thêm vốn để phát triển hạ tầng với nguồn vốn FDI. Tóm lại, hệ thống kết cấu hạ tầng đó phải giúp cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tiện nghi và sự thoải mái, giúp họ giảm đƣợc chi phí về giao thông vận tải, giúp họ duy trì đƣợc các mối quan hệ làm ăn với các đối tác trong nƣớc và trên toàn cầu thuận lợi nhất. c. Đội ngũ nhân lực Chất lƣợng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không phần lớn phụ thuộc nhiều đến chất lƣợng nguồn nhân lực. Họ là cầu nối giữa khu công nghiệp và nhà đầu tƣ, họ là ngƣời sáng tạo ra các dịch vụ và kiểm tra nâng cấp đƣợc quá trình cung cấp dịch vụ đó. Mặc dù vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng khu công nghiệp là những điều kiện cần thì đội ngũ nhân viên tìm kiếm khách hàng và duy trì mối quan hệ đó là điều kiện đủ. Không có những con ngƣời làm việc hiệu quả thì khu công nghiệp đó vẫn không thể đạt mục tiêu. Nguồn lực con ngƣời là nguồn lực mang tính chiến lƣợc: trong điều kiện kinh tế mở hiện nay, các doanh nghiệp đầu tƣ về khu công nghiệp điều có những lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và những chính sách kinh tế xã hội khác tƣơng đƣơng nhau thì điều gì sẽ tạo nên sự khác biệt, đó chính là nguồn lực nhân viên. Khu công nghiệp nào có đội ngũ nhân sự năng động, sáng tạo và chăm sóc khách hàng tốt nhất thì doanh nghiệp đó sẽ thành công hơn. d. Cơ chế chính sách thu hút đầu tƣ của từng khu công nghiệp Các yếu tố này bao gồm: các chính sách về ƣu đãi đầu tƣ, chính sách giá, quy trình thủ tục đầu tƣ, chính sách ƣu đãi về thuế, … đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động trong các khu công nghiệp. Các cơ chế chính sách này chính là một công cụ thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, tùy thuộc mục tiêu thu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2