intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

19
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng hoạt động khoa học công nghệ của các doanh nghiệp Khoa học công nghệ. Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ của các doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN THỊ HOÀNG LAN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN THỊ HOÀNG LAN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2015
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Phan Đình Nguyên (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 15 tháng 8 năm 2015 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 TS. Lưu Thanh Tâm Chủ tịch 2 TS. Nguyễn Đình LuậN Phản biện 1 3 TS. Nguyễn Tấn Phước Phản biện 2 4 PGS.TS. Lê Thị Mận Ủy viên 5 TS. Phan Mỹ Hạnh Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đư ợc sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2015 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên : Nguyễn Thị Hoàng Lan Giới tính : Nữ Ngày, tháng, năm sinh : 10/9/1984 Nơi sinh : Bến Tre Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh MSHV : 1441820101 I- Tên đề tài: Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Khoa học & Công nghệ. II- Nhiệm vụ và nội dung: Mục tiêu: Đánh giá thực trạng hoạt động khoa học công nghệ của các doanh nghiệp Khoa học công nghệ. Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ của các doanh nghiệp. Nội dung: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ. Thực trạng hoạt động khoa học công nghệ của các doanh nghiệp khoa học công nghệ trên địa bàn Tp.HCM. Kết luận. III- Ngày giao nhiệm vụ: …………………… IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 09/7/2015 V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Phan Đình Nguyên CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố tron g bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên)
  6. ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập tại chuyên ngành Quản Trị Kinh doanh, với kiến thức được truyền dạy của quý thầy/cô là nền tảng để tôi hoàn thiện đề tài này. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn rất nhiệ t tình của quý thầy/ cô. Xin cám ơn các anh, chị, em, các doanh nghiệp đã cung cấp số liệu và tạo điều kiện cho tôi thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài. Đặc biệt tôi x in chân thành cám ơn PGS.TS. Phan Đình Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thiện đề tài này. Tôi xin chân thành cám ơn Trường Đại học C ông nghệ TP.HCM, Phòng Quản lý Khoa học – Đào tạo sau Đại học và tập thể giáo viên đã đi cùng tôi trong suốt khoảng thời gian học cao học đã giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 8 năm 2015 Người thực hiện
  7. iii TÓM TẮT Luận văn “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Khoa học & Công nghệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2015. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Đánh giá thực trạng hoạt động khoa học công nghệ của các doanh nghiệp khoa học công nghệ. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp. Các số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài này được thu thập qua 3 năm (2012 - 2014), và số liệu sơ cấp được thu thập từ 17 doanh nghiệp hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp KHCN tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy: Tiêu chí hiệu quả kỹ thuật của các DN KHCN tại TP. Hồ Chí Minh đạt đ ược mức điểm khá so với chuẩn đưa ra. Trong đó tiêu chí “áp dụng vào thực tế” chưa được đánh giá cao, nó chỉ đạt 75% so với mức điểm chuẩn. Có thể nói tiêu chí này là tiêu chí khá quan trọng bởi đạt tiêu chí này thì khả năng thương mại hóa sản phẩm sẽ cao hơn. Chính vì tiêu chí này thấp nên kéo theo tiêu chí “thương mại hóa” cũng chỉ đạt 80% so với mức điểm chuẩn. Bên cạnh đó thì tiêu chí “Sánh kiến, bảng quyền sở hữu” và “thí điểm nhân rộng” có mức điểm khá cao. Tiêu chí hiệu quả về mặt thông tin cũng là m ột trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động KHCN của doanh nghiệp. Kết quả đánh giá cho thấy, so với mức điểm chuẩn thì hiệu quả về mặt thông tin của các DN KHCN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đạt 75,17% so với tổng điểm chuẩn. Điều đó cho thấy tiêu chí hiệu quả về mặt thông tin của các DN KHCN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chỉ dừng lại ở mức khá. Tiêu chí hiệu quả kinh tế các doanh nghiệp hoạt động KHCN tại TP. Hồ Chí Minh có mức điểm trung bình chung đạt 81,67% so với điểm chuẩn về tiêu chí hiệu quả kinh tế. Điều đó chứng tỏ đối với chỉ tiêu này các DN KHCN đạt được ở mức tương đối khá. Tiêu chí hiệu quả xã hội thì kết quả cho thấy các DN KHCN tại TP. Hồ Chí Minh chỉ đạt 77,65% so với điểm chuẩn. Điều đó chứng tỏ hầu hết các công trình NCKH cho ra các sản phẩm phần lớn phục vụ cho các hoạt động kinh tế và mục đích thương mại hóa cao. Ít công trình nghiên cứu với mục đích phục vụ cho các mặt xã hội. Đặc biệt
  8. iv đối với tiêu chí sả n phẩm KHCN tham gia đổi mới chính sách của đơn vị thấp nhất (66,67%); tham gia bảo vệ môi trường so với chuẩn là thấp nhất (70% so với chuẩn); đổi mới quản lý của đơn vị cũng rất thấp (73.33% so với chuẩn). Trong khi đó sản phẩm KHCN có mục đích đổi mới quản lý, sản xuất kinh doanh lại đạt tỷ lệ so với chuẩn cao (93,33%); sản phẩm KHCN tham gia phát triển kinh tế địa phương đạt 85% so với chuẩn. Về nguồn lực của các DN KHCN cho thấy, nhìn chung đối với một doanh nghiệp hoạt đông trong lĩnh v ực KHCN nhưng tỷ lệ những người có học vị cao rất thấp. Cụ thể, số lượng giáo sư/tiến sĩ khoa học rất thấp, chỉ chiếm 0,23% tổng lượng người được đào tạo chuyên môn tại các doanh nghiệp KHCN. Đây là một con số quá thấp về nguồn lực khoa học trình đ ộ cao so với chức năng nhiệm vụ khoa học của DN KHCN. Tương tự như vậy thì học hàm phó giáo sư và tiến sĩ cũng không nhiều, chỉ chiếm lần lượt là 0,47% và 0,7% trong tổng nguồn lực đào tạo chuyên nghiệp. Trình độ thạc sĩ cũng chiếm tỷ lệ cải thiện hơn nhưng không đạt tỷ lệ khiêm tốn, 15,81% so với tổng nguồn lực được đào tạo chuyên nghiệp. Phần lớn trình đ ộ nhân lực của các DN này là đại học (chiếm 50,93%) và cao đẳng (chiếm 22,79%). Điều đó chứng tỏ, trình độ nhân lực khoa học công nghệ hay nói cách khác là nguồn lực khoa học công nghệ của các DN KHCN rất hạn chế. Dựa vào các kết quả phân tích, đề tài đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động khoa học công nghệ trong thời gian tới.
  9. v ABSTRACT Thesis “Some measures to improve performance o business of Scientific & Technology in area of Ho Chi Minh” was worked on from January 2015 to June 2016. Research target of the thesis is to assess the situation of scientific and technological operation of scientific and technological enterprises. From this, some measures are proposed in order to improve the efficiency of scientific and technological operation for enterprises. Secondary data used in this thesis is collected in 3 years (2012 - 2014), and primary data is collected from 17 operating scientific and technological enterprises in the area of Ho Chi Minh City. Researching results of operation of scientific and technological enterprises in Ho Chi Minh City show that: Criteria of technical efficiency of scientific and technological enterprises in Ho Chi Minh City are well fulfilled compared with set standards. In which the criterion of “practical application” is not highly appreciated, only reaching 75% compared with standard points. It can be said that this is a quite important criterion, because fulfilling this criterion, the possibility of product marketing will be higher. It is the low result of this criterion, criterion of “marketing” is only equal to 80% compared with standard points. Besides, the criterion of “innovation, intellectual property” and “expanding experiment” gained quite high point. Criterion of information efficiency is also one among criteria to assess scientific and technological operation efficiency of the enterprise. Assessing results show that compared with standard point, information efficiency of scientific and technological enterprises in the area of Ho Chi Minh City is 75.17% among total standard points. This shows that the efficiency in terms of information of scientific and technological enterprises in the area of Ho Chi Minh City is just at good level. Criterion of economic efficiency of scientific and technological enterprises in Ho Chi Minh City has the average point of 81.67% compared with standard points of economic efficiency criteria. This proves that for this criterion, scientific and technological enterprises gain a good result. For criterion of social efficiency, scientific and technological enterprises in Ho Chi Minh City can only get 77.65%
  10. vi compared with standard points. This shows a fact that most of scientific and technological works generate products for the purpose of economic and highly commercial activities. There are few researching works targeting at social issues. Specially for the criterion of scientific and technological products taking part in the policy innovation of the unit get lowest point (66.67%); taking part in environmental protection is lowest (70% compared with standard); unit management innovation is very low (73.33% compared with standard). Meanwhile scientific and technological products aiming at innovation of business and manufacturing management gains a high proportion compared with standard (93,33%); Scientific and technological products taking part in the local economic development gains 85% compared with standard. Regarding resources of scientific and technological enterprises, generally, despite being enterprises operated in scientific and technological field, the proportion of employees with high qualification is very low. Specifically, the number of professors/ doctors of science is very low, accounting for only 0.23% total number of people who are professionally trained in scientific and technological enterprises. This is a too low number regarding human resources of high qualification as compared with scientific functions and mission of scientific and technological enterprises. Similarly, the rank of associate professors and doctors is not numerous, accounting for only 0.47% and 0.7% respectively in total professional trained human resources. The proportion of master qualification is slightly higher but not reaching the modest rate of 15.81% compared with total professional trained human resources. Most of personnel's qualifications of these enterprises are higher education (accounting for 50.93%) and college education (accounting for 22.79%). This proves the fact that qualification of scientific and technological human resources or in other word, the scientific and technological resources of scientific and technological enterprises are extremely limited. Basing on analyzing results, thesis proposes some measures in order to improve the operation efficiency of scientific and technological enterprises in coming time.
  11. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................ii TÓM TẮT............................................................................................................................iii ABSTRACT ................................................................................................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................xi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................xii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................3 2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................3 2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3 4.1. Phương pháp thống kê ..........................................................................................4 4.2. Phương pháp so sánh............................................................................................4 4.3. Phương pháp thu thập thông tin ...........................................................................4 5. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ....................................................4 CHƯƠNG 1. HỆ THỐNG HÓA CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ .......................................................................................7 1.1. Khái niệm khoa học công nghệ .........................................................................7 1.1.1. Khái niệm khoa học ..........................................................................................7 1.1.2. Khái niệm công nghệ .....................................................................................7 1.1.3. Khái niệm khoa học công nghệ .....................................................................7 1.1.4. Khái niệm doanh nghiệp KH&CN và đ iều kiện cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN ...........................................................................................................7 1.2. Hiệu quả và hiệu quả nghiên cứu khoa học ....................................................11 1.2.1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả nghiên cứu khoa học................................11 1.2.2. Mục đích đánh giá hiệu quả nghiên cứu khoa học .........................................12
  12. viii 1.2.3. Phân loại hiệu quả nghiên cứu kh oa học và các tiêu chí đánh giá ................12 1.3. Vai trò của khoa học công nghệ đối với nền kinh tế ......................................16 1.4. Các nhân tố tác động đến sự p hát triển khoa học công nghệ .............................20 1.5. Thực trạng hoạt động khoa học công nghệ tại Việt Nam trong những năm gần đây .............................................................................................................................21 1.6. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển khoa học công nghệ ..................26 1.6.1. Đánh giá các công trình nghiên cứu của Hà Lan ...........................................26 1.6.1.1. Chất lượng khoa học ....................................................................................27 1.6.1.2. Tính phù hợp của nghiên cứu .......................................................................27 1.6.1.3. Khả năng phát triển .....................................................................................28 1.6.2. Kinh nghiệm đánh giá của Hoa Kỳ .................................................................28 1.6.3. Kinh nghiệm đánh giá của CHLB Đức ...........................................................29 1.6.3.1. Đánh giá của nhóm Danh sách Xanh của CHLB Đức ................................29 1.6.3.2. Đánh giá của hiệp hội Fraunhofer ở Đức ...................................................30 1.6.4. Kinh nghiệm nghiên cứu đánh giá của Thụy Điển ..........................................32 1.6.5. Các tiêu chí đánh giá nghiên cứu ở Nhật Bản ................................................34 1.6.6. Đánh giá nghiên cứu đại học tại Thái Lan .....................................................34 1.6.7. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................................36 1.7. Hiệu quả và hiệu quả nghiên cứu khoa học .......................................................38 1.7.1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả nghiên cứu khoa học ...................................38 1.7.2. Mục đích đánh giá hiệu quả nghiên cứu khoa học .........................................39 1.7.3. Quan điểm đánh giá hiệu quả .........................................................................39 1.7.4. Phân loại hiệu quả nghiên cứu khoa học và các tiêu chí đánh giá ..................39 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................................44 2.1. Tổng quan về Tp. Hồ Chí Minh .........................................................................44 2.1.1. Giới thiệu về TP. Hồ Chí Minh .......................................................................44 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................44 2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên.................................................................................46 2.1.1.3. Tiềm năng kinh tế .........................................................................................46
  13. ix 2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội TP. Hồ Chí Minh .....................................................48 2.2. Đánh giá tổng quan hoạt động khoa học công nghệ TP. Hồ Chí Minh năm 201449 2.3. Thực trạng hoạt động khoa học công nghệ của các doanh nghiệp khoa học côn g nghệ Tp. Hồ Chí Minh ..............................................................................................53 2.3.1. Giới thiệu về các doanh nghiệp khoa học công nghệ .....................................53 2.3.2. Lĩnh vực hoạt động các doanh ngh iệp khoa học công nghệ ...........................60 2.3.3. Kinh phí và nguồn thu của các doanh nghiệp khoa học công nghệ ..............60 2.3.4. Tổng hợp các bài b áo được đăng trên tạp chí trong nước .............................61 2.3.5. Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động KHCN của các doanh nghiệp hoạt động khoa học công nghệ..........................................................................................63 2.3.5.1. Đánh giá kết quả về mặt kỹ thuật công nghệ ...............................................63 2.3.5.2. Hiệu quả kỹ thuật từ nghiên cứu KHCN của các DN KHCN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh .......................................................................................................66 2.3.5.2. Đánh giá hiệu quả về mặt thông tin .............................................................67 2.3.5.3. Đánh giá hiệu quả về mặt về kinh tế ............................................................68 2.3.5.4. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội .................................................................69 2.3.5.5. Đánh giá hiệu quả về mặt đào tạo ...............................................................70 2.3.6. Đánh giá nguồn lực khoa học công nghệ ........................................................70 2.3.6. Đánh giá kết quả hoạt động khoa học công nghệ của các doanh nghiệp ......71 2.3.6.1. Những mặt đạt được .....................................................................................71 2.3.6.2. Những mặt còn hạn chế ................................................................................71 2.4. Phân tích yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động khoa học công nghệ của các doanh nghiệp khoa học công nghệ TP. Hồ Chí Minh.........................................72 2.4.1. Phân tích môi trường bên ngoài .....................................................................72 2.4.1.1. Các yếu tố thuộc về kinh tế ..........................................................................72 2.4.1.2. Các yếu tố thuộc về chính trị, pháp luật ......................................................75 2.4.1.3. Yếu tố văn hóa xã hội ...................................................................................77 2.4.1.4. Yếu tố công nghệ ..........................................................................................79 2.4.2. Phân tích môi trường bên trong ......................................................................81 2.4.2.1. Đối thủ cạnh tranh .......................................................................................81 2.4.2.2. Khách hàng ..................................................................................................82
  14. x 2.4.2.3. Nhà cung ứng ...............................................................................................84 2.4.2.4. Đối thủ tiềm ẩn .............................................................................................84 2.4.2.5. Sản phẩm thay thế ........................................................................................85 2.4.3. Yếu tố thuộc môi trường bên trong .................................................................86 2.4.3.1. Chiến lược phát triển ...................................................................................86 2.4.3.2. Nguồn nhân lực ............................................................................................86 2.4.3.3. Năng lực về tài chính ...................................................................................87 2.4.3.4. Năng lực sản xuất .........................................................................................88 2.4.3.5. Hoạt động marketing và bán hàng ...............................................................88 2.4.4. Ma trận SWOT về các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp khoa học công nghệ TP. Hồ Chí Minh ...............................................89 2.4.4.1. Điểm mạnh ...................................................................................................89 2.4.4.2. Điểm yếu.......................................................................................................89 2.4.4.3. Cơ hội ...........................................................................................................89 2.4.4.4. Thách thức....................................................................................................90 2.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ của các doanh nghiệp khoa học công nghệ TP. Hồ Chí Minh.........................................92 2.5.1. Giải pháp về nhân lực .....................................................................................92 2.5.2. Giải pháp về đào tạo .......................................................................................93 2.5.3. Giải pháp về thị trường và thương mại hóa sản phẩm ...................................93 2.5.4. Giải pháp khác ................................................................................................94 CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................96 3.1. Kết luận ..............................................................................................................96 3.2. Kiến nghị ............................................................................................................97 3.2.1. Đối với doanh nghiệp hoạt động KHCN .........................................................97 3.2.2.Đối với nhà nước ..............................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................100 PHỤ LỤC ................................................................................................................104
  15. xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TP : Thành phố DN : Doanh nghiệp KHCN : Khoa học công nghệ CHLB : Cộng hòa liên ban NN&PTNN : Nông nghiệp và phát triển nông thôn HĐBT : Hội đồng bộ trưởng NĐ-CP : Nghị định – chính phủ QĐ-TTg : Quyết định- thủ tướng R&D : Nghiên cứu và phát triển KHXH&NV : Khoa học xã hội và nhân văn HQKT : Hiệu quả kinh tế CNC : Công nghệ cao GDP : Gross domestic product FDI : Foreign Direct Investment
  16. xii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội năm 2014 của Tp. Hồ Chí Minh ......48 Bảng 2.2. Giới thiệu về các doanh nghiệp khoa học công nghệ ...............................54 Bảng 2.3. Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp khoa học công nghệ ..............60 Bảng 2.4. Kinh phí và nguồn thu của các doanh nghiệp hoạt động khoa học công nghệ ...........................................................................................................................60 Bảng 2.5 Thống kê các bài báo và hội th ảo năm 2014 .............................................61 Bảng 2.6. Đánh giá kết quả kỹ thuật công nghệ từ nghiên cứu khoa học .................63 Bảng 2.7. Đánh giá hiệu quả về tiêu chí h iệu quả kỹ thuật công nghệ từ nghiên cứu khoa học của các DN KHCN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ...................................66 Bảng 2.8. Hiệu quả về mặt thông tin .........................................................................67 Bảng 2.9. Hiệu quả về mặt kinh tế ............................................................................68 Bảng 2.10 Hiệu quả về mặt xã hội ............................................................................69 Bảng 2.11. Hiệu quả về mặt đào tạo .........................................................................70 Bảng 2.12. Nguồn lực khoa học công nghệ ..............................................................70 Bảng 2.13. Chỉ tiêu tổng hợp kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2013 -2014.................73 Bảng 2.14. Ma trận SWOT của môi trường hoạt động các Dn KHCN ....................91
  17. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Khoa học và Công nghệ là một trong những động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của một đất nước. Hiện nay, nhiều quốc gia Châu Âu hay Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…rất quan tâm đến Công nghiệp sáng tạo (Creative Industries). Đóng góp của ngành Công nghệ sáng tạo có thể từ 7-15% GDP [22]. Tuy nhiên, hiện lĩnh vực này ở nước ta còn rất nhiều khó khăn vì gần như chưa được nghiên cứu và chưa có quy hoạch cụ thể. Trình độ khoa học & công nghệ của một nước là yếu tố quyết định trình đ ộ phát triển của nền kinh tế nước đó. Ở Việt Nam trong những năm trở lại đây hoạt động khoa học công nghệ đã có những chuyển biến theo hướng tích cực về nhận thức và hành động. Nếu như trước đây hoạt động khoa học công nghệ chủ yếu diễn ra mạnh mẽ ở những đơn vị hành chính nhà nước hoặc các viện, các trường đại học thì ngày nay các doanh nghiệp cũng thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, tuy nhiên số lượng không nhiều. Kết quả của những chuyển biến tích cực đó là do quá trình nhận thức được vai trò của sức mạnh tổng lực mà các thành phần kinh tế đóng góp vào việc phát triển Khoa học công nghệ, trong đó có các doanh nghiệp. Điều đó được minh chứng thông qua các thông tư, nghị định khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động Khoa học công nghệ bên cạnh các đơn vị truyền thống. Cụ thế như ngày 19 tháng 5 năm 2007, Chính phủ đã đưa ra nghị định 80/2007/NĐ-CP về việc cho phép thành lập các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Và ngày 22/5/2012 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định 529/QĐ-TTg “Phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ và tổ chức khoa học công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm”. Bên cạnh đó có những thông tư hướng dẫn nghị định sửa đổi bổ sung vào việc thành lập cũng như h ỗ trợ các doanh nghiệp khoa học công nghệ. Hơn nữa, trong thời gian qua cũng có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt động khoa học công nghệ như: Nghiên cứu của Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam ( Bộ NN&PTNN), “Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ lĩnh vực Thủy Lợi”, chủ yếu tập trung xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động KHCN
  18. 2 thuộc lĩn h vực Thủy Lợi. Kết quả nghiên cứu đề tài đã đưa ra b ộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động KHCN gồm 05 nhóm tiêu chí gồm: Hiệu quả kỹ thuật công nghệ, Hiệu quả thông tin, hiệu quả về kinh tế, Hiệu quả xã hội, Hiệu quả đào tạo. Nghiên cứu của Nguyễn Kim Công chủ yếu đánh giá thực trạng hoạt động của các đơn vị được thành lập theo Nghị định 35/HĐBT trực thuộc các Viện nghiên cứu và triển khai ở Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam. Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các đơn vị được thành lập theo Nghị định 35/HĐBT. Nghiên cứu của Thái Văn Tào, 2010, tiến hành nghiên cứu thực trạng, nhu cầu về hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và thực trạng, nhu cầu tổng quan của doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Đưa ra những đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp đối với Nhà nước. Phân tích thực trạng, nhu cầu hoạt động R&D của doanh nghiệp chế biến Vĩnh Long như: Trình độ; nghiên cứu, triển khai và phát triển công nghệ; một số nguyên nhân hạn chế của việc đầu tư vào KH&CN của các doanh nghiệp. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Sơn, 2010, ch ủ yếu nghiên cứu thực trạng và đánh giá tác động của văn hóa doanh nghiệp tới phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ tại công ty đảm bảo hoạt động bay của Việt Nam. Kết quả nội dung này đã đánh giá đư ợc những tác động tích cực, những tác động tạo động lực để phát triển khoa học công nghệ và những tác động tiêu cực đến việc phát triển nhân lực khoa học công nghệ của văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh các đề tài đã công bố thì các chính sách, nghị định của chính phủ cũng được ban hành nhằm hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học tại các doanh nghiệp cũng đư ợc triển khai trong thời gian qua. Ngoài ra, các nghiên cứu của nước ngoài như Barbara Bigliardi và cộng sự (2013) nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp KHCN thuộc trường đại học ở Italy. Mục đích của nghiên cứu này có hai phần là hệ thống hóa cơ sở lý luận về khoa học công nghệ; thứ hai trên cơ sở lý luận được xây dựng nghiên cứu đã ti ến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty thông qua kỹ thuật Delphi.
  19. 3 Hoặc nghiên cứu của Lan Fu (2013) nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp KHCN của Trung Quốc, nghiên cứu này sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp KHCN như tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn, vòng quay của vốn, tốc độ tăng trưởng doanh thu… Tuy nhiên từ đó đến nay chưa có một đánh giá cụ thể nào về đóng góp của các doanh nghiệp khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung và đóng góp vào phát triển khoa học công nghệ nước nhà nói riêng. Với những trăn trở đó mà tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng hoạt động khoa học công nghệ của các doanh nghiệp khoa học công nghệ, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng hoạt động khoa học công nghệ của các doanh nghiệp Khoa học công nghệ - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ của các doanh nghiệp 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động khoa học công nghệ của các doanh nghiệp khoa học công nghệ 3.2. Phạm vi nghiên cứu 17 doanh nghiệp khoa học công nghệ hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh từ năm 2012-2014. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính để giải quyết các vấn đề nghiên cứu. Vì vậy các phương pháp phụ trợ phục vụ cho phương pháp nghiên cứu
  20. 4 định tính bao gồm phân tích thống kê, phương pháp so sánh, sưu tầm và thu thập thông tin từ thực tế, lấy các sự kiện thực tế làm cơ sở và căn cứ khoa học để phân tích… 4.1. Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê được sử dụng chủ yếu trong chương 2 của đề tài nhằm đánh giá thực trạng hoạt động khoa học công nghệ của các doanh nghiệp qua các năm, bên cạnh đó phương pháp này cũng được sử dụng để đánh giá thực trạng nhân lực tham gia hoạt động khoa học theo giới tính, độ tuổi, số năm công tác cũng như cơ cấu các chuyên ngành tham gia nghiên cứu. 4.2. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh cũng được sử dụng chủ yếu ở chương 2 trong các mục đánh giá tình hình bi ến động các hoạt động khoa học công nghệ ở các lĩnh vực khác nhau qua các năm, so sánh nhân lực theo các tiêu chí giới tính, độ tuổi, số năm công tác... 4.3. Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu luận văn từ phần mở đầu đến phần kết luận. Thông qua phương pháp này luận văn có thể thu thập được các số liệu để minh chứng cho thực trạng đang diễn ra hoặc vấn đề đã được giải quyết hiệu quả để rút ra bài học kinh nghiệm cho thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ của các doanh nghiệp khoa học công nghệ. 5. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 1.Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam ( Bộ NN&PTNN), “Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ lĩnh vực Thủy Lợi”, Hà Nội, 2013. Trong bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ này đã đưa ra bộ tiêu chí đánh giá bao gồm: - Hiệu quả kỹ thuật công nghệ (tối đa 120 điểm) - Hiệu quả thông tin (tối đa 145 điểm) - Hiệu quả về kinh tế (tối đa 60 điểm) - Hiệu quả xã hội (tối đa 85 điểm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0