intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của vốn nhân lực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn: “Tác động của vốn nhân lực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin Việt Nam” được phân tích và nghiên cứu dựa vào số liệu của các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam trên sàn chứng khoán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của vốn nhân lực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin Việt Nam

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN VĂN ANH TÁC ĐỘNG CỦA VỐN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2021
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN VĂN ANH TÁC ĐỘNG CỦA VỐN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN CHIẾN BÌNH DƯƠNG – 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Tác động của vốn nhân lực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin Việt Nam” là nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của thầy TS. Nguyễn Văn Chiến. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính học viên thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu có phát hiện bất kỳ nội dung hay thông tin gian lận nào liên quan đến luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thủ Dầu Một, ngày 10 tháng 10 năm 2021 Học viên Trần Văn Anh i
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên học viên xin chân thành cảm ơn các quý thầy, quý cô đã nhiệt tình giảng dạy cho học viên trong quá trình học tập chương trình Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh của Viện đào tạo Sau đại học tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. Xin cảm ơn chân thành sâu sắc đến Viện đào tạo Sau đại học của Trường Đại học Thủ Dầu Một đã cho học viên cơ hội được gặp gỡ các quý thầy, quý cô có chuyên môn hàng đầu trong những lĩnh vực mà học viên được học tập. Xin chân thành cảm ơn thầy TS. Nguyễn Văn Chiến người đã giảng dạy trực tiếp và hướng dẫn cho học viên làm luận văn này một cách nhiệt tình và tâm huyết. Học viên xin chân thành cảm ơn! ii
  5. TÓM TẮT Luận văn: “Tác động của vốn nhân lực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin Việt Nam” được phân tích và nghiên cứu dựa vào số liệu của các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam trên sàn chứng khoán. Nghiên cứu của luận văn chỉ ra được vốn nhân lực (HC) và những nhân tố khác có tác động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh (ROA) của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin Việt Nam như: Vốn nhân lực có tác động ngược chiều với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (HC có tác động ngược chiều với ROA). Tuy nhiên biến vốn nhân lực (HC) trong luận văn mà tác giả nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê mà chỉ cho biết về chiều tác động, kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có những điều chỉnh phù hợp hơn với việc quản lý vốn nhân lực tại doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam. Đối với các nhân tố khác có tác động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà luận văn nghiên cứu cụ thể như: Giá trị sổ sách cổ phiếu (PB) có tác động ngược chiều với hiệu quả sản xuất kinh doanh (ROA), nhưng biến này chỉ cho biết về chiều tác động mà không có ý nghĩa thống kê; Quy mô của doanh nghiệp (SIZE) có tác động cùng chiều với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (ROA) và biến này có ý nghĩa thống kê; Nợ ngắn hạn (SDR) của doanh nghiệp có tác động ngược chiều với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (ROA) và có ý nghĩa thống kê; Nợ dài hạn (LDR) của doanh nghiệp cũng có tác động ngược chiều với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (ROA) và biến này có ý nghĩa thống kê; Tài sản vô hình (INTANGIBLE) có tác động cùng chiều với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (ROA), biến này chỉ cho biết về chiều tác động mà không có ý nghĩa thống kê; Tài sản hữu hình (TANGIBLE) có tác động ngược chiều với hiệu quả sản xuất kinh doanh (ROA) và biến này có ý nghĩa thống kê. Để thực hiện nghiên cứu thì luận văn đã sử dụng số liệu đại diện của 33 doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin Việt Nam có mặt trên sàn chứng khoán tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, số liệu phục vụ vấn đề phân tích và nghiên cứu trong luận văn được thu thập từ năm 2006 đến năm 2020. iii
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................ iii MỤC LỤC ............................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... ix MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 2.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 2 2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 3 2.3 Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4 5. Những đóng góp của luận văn ........................................................................ 4 6. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 5 CHƯƠNG I ............................................................................................................ i TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................... 6 1.1 Khái niệm vốn nhân lực ................................................................................ 6 1.2 Cách tiếp cận vốn nhân lực và đo lường vốn nhân lực................................. 8 1.2.1 Cách tiếp cận vốn nhân lực .................................................................... 8 1.2.2 Phương pháp đo lường vốn nhân lực ................................................... 10 1.3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ....................................... 11 1.3.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ................ 11 1.3.2 Mối quan hệ của vốn nhân lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh ......... 13 1.3.3 Doanh nghiệp công nghệ thông tin ...................................................... 16 iv
  7. 1.4 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của vốn nhân lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh ................................................................................................. 17 1.4.1 Các nghiên cứu trong nước .................................................................. 17 1.4.2 Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................. 20 1.4.3 Tổng hợp các nghiên cứu trong nước và nước ngoài ........................... 21 1.5 Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 24 1.5.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu .................................................................. 24 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 24 1.5.3 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................... 25 1.5.4 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ..................................... 27 1.6 Các biến trong mô hình hồi quy ................................................................. 28 1.6.1 Biến phụ thuộc...................................................................................... 29 1.6.2 Biến độc lập .......................................................................................... 29 1.6.3 Phương trình hồi quy ............................................................................ 32 1.7 Các phương pháp phân tích hồi quy ........................................................... 33 1.7.1 Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất cổ điển gộp (Pooled OLS) ....................................................................................................................... 33 1.7.2 Phương pháp hồi quy hiệu ứng cố định (FEM) .................................... 34 1.7.3 Phương pháp hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) ............................. 34 1.7.4 Phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS) .......... 35 1.7.5 Kiểm định F .......................................................................................... 35 1.7.6 Kiểm định Hausman ............................................................................. 36 1.7.7 Kiềm định hiện tượng đa cộng tuyến (VIF) ......................................... 36 1.7.8 Kiểm định phương sai thay đổi (Wald) ................................................ 36 1.7.9 Kiểm định hiện tượng tự tương quan (Wooldridge) ............................ 37 TÓM TẮT CHƯƠNG I ..................................................................................... 38 CHƯƠNG II ....................................................................................................... 39 THỰC TRẠNG VỀ VỐN NHÂN LỰC VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIỆT NAM VỚI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 39 2.1 Thực trạng vốn nhân lực tại Việt Nam ....................................................... 39 v
  8. 2.2 Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam...................................................................................................... 41 2.3 Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 44 2.3.1 Thống kê mô tả ..................................................................................... 44 2.3.2 Ma trận tương quan .............................................................................. 46 2.3.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của các biến .............................. 47 2.3.4 Tổng hợp hồi quy các biến theo mô hình ............................................. 48 2.3.5 Kiểm định lựa chọn mô hình ................................................................ 49 2.3.6 Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan ................................ 50 2.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................... 51 2.4.1 Đối với biến HC (Human Capital) ....................................................... 52 2.4.2 Đối với các biến khác ........................................................................... 53 TÓM TẮT CHƯƠNG II.................................................................................... 55 CHƯƠNG III ...................................................................................................... 56 GIẢI PHÁP VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .............................................................. 56 3.1 Kết luận ................................................................................................... 56 3.2 Giải pháp ................................................................................................. 59 3.3 Hàm ý quản trị ......................................................................................... 59 3.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 61 TÓM TẮT CHƯƠNG III .................................................................................. 63 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 65 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 68 vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Bảng mô tả mã ngành của doanh nghiệp công nghệ thông tin……..16 Bảng 1.2 Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước………………………………..21 Bảng 1.3 Danh sách các doanh nghiệp nghiên cứu……………………………25 Bảng 1.4 Bảng mô tả giả thuyết tác động của các biến………………………..27 Bảng 2.1 Bảng các biến đại diện cho nghiên cứu định tính…………………...44 Bảng 2.2 Bảng ma trận tương quan……………………………………………47 Bảng 2.3 Bảng kiểm định đa cộng tuyến VIF………………………………….47 Bảng 2.4 Bảng tổng hợp hồi quy các biến……………………………………...48 Bảng 2.5 Bảng kiểm định Hausman…………………………………………...49 Bảng 2.6 Bảng kiểm định F test………………………………………………..50 Bảng 2.7 Bảng kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan…………….50 Bảng 2.8 Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu…………………………………..51 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các giả thuyết………………………………………...56 vii
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Cách tiếp cận vốn nhân lực……………………………………………9 Hình 1.2 Sơ đồ mô hình nghiên cứu……………………………………………24 Hình 1.3 Mô hình các yếu tố tác động vốn nhân lực thông qua ROA………...28 Hình 2.1 Giá trị vốn nhân lực của Việt Nam…….…………………………….39 Hình 2.2 Tỷ lệ tăng trưởng vốn nhân lực của Việt Nam………………………40 Hình 2.3 Chỉ số ROA trung bình của doanh nghiệp CNTT…………………42 viii
  11. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ Tiếng Việt Chữ đầy đủ tiếng Anh Công cụ ước tính không thiên vị BLUE Best Linear Unbiased Estimator tuyến tính tốt nhất CNTT Công nghệ Thông tin Information Technology COVID Virus gây suy hô hấp Virus Corona DN Doanh nghiệp Firm DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa Small and Medium Enterprise FEM Hồi quy hiệu ứng cố định Fixed Effects Model FGLS Hồi quy bình phương tối thiểu Generalized Least Squares GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product HC Vốn nhân lực Human Capital HQSXKD Hiệu quả sản xuất kinh doanh Firm Performance LĐ Lao động Labor LDR Nợ dài hạn trên tổng tài sản Long Term Debt to Total Assets NĐ-CP Nghị định Chính phủ Decree PB Giá trị sổ sách cổ phiếu Book value of shares Pooled OLS Hồi quy bình phương nhỏ nhất Pooled Ordinary Least Squares REM Hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên Random Effects Model ROA Tỷ suất sinh lời trên tài sản Return On Assets SDR Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản Short Term Debt to Total Assets SIZE Quy mô doanh nghiệp Firm Size TS Tiến sĩ PhD United Nations Educational Tổ chức Giáo dục, Khoa học và UNESCO Scientific and Cultural Văn hóa Liên Hợp Quốc Organization United States Agency for USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ International Development USD Đồng đô la Mỹ United States dollar ix
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thêm vững mạnh không thể không nói đến vai trò của vốn nhân lực. Vốn nhân lực của doanh nghiệp đều có những đặc điểm riêng tùy theo cơ cấu của doanh nghiệp đó. Vốn nhân lực của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin cũng có những đặc điểm và đặc thù riêng của ngành. Việc tìm hiểu tác động của vốn nhân lực và những nhân tố khác làm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin là mục tiêu xuyên suốt của luận văn. Thông qua đó sẽ giúp cho doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin điều chỉnh phù hợp hơn nữa vốn nhân lực và các nhân tố khác làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó phát huy được năng suất và lợi thế cạnh tranh của những doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như ngày nay thì chất lượng về vốn nhân lực là vô cùng quan trọng trong cuộc cách mạng này. Thống kê từ Tập đoàn hệ thống công nghệ Hoa Kỳ Cisco cho thấy quá trình số hóa của các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể đóng góp từ 24 đến 30 tỷ USD vào GDP năm 2024. Để góp phần vào sự phát triển của đất nước Việt Nam chúng ta thì những doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam phải nỗ lực dẫn đầu nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp lĩnh vực khác để cùng nhau phát triển trong thời đại công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Việc chuyển đổi số của những doanh nghiệp trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 ngày nay đã và đang diễn ra hết sức quyết liệt, chỉ có chuyển đổi số nhanh thì các doanh nghiệp mới bắt kịp được sự phát triển nhanh chóng như ngày nay. Hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số là một trong những chiến lược quan trọng mà những doanh nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam hiện nay cần hướng tới, không những phải tìm hiểu và phát triển về mặt công nghệ, vốn nhân lực của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin còn phải tìm hiểu những nghiệp vụ chuyên ngành, chuyên sâu của tất cả các doanh nghiệp ngoài ngành nhằm giúp cho họ tối ưu hoá quá trình nghiệp vụ 1
  13. chuyên môn. Thông qua quy trình đó sẽ giúp cho những doanh nghiệp ngoài ngành chuyển đổi số nhanh chóng và bắt kịp với xu thế phát triển ngày nay. Để giúp cho doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả hơn thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua dự án thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025. Theo chương trình thì đến năm 2025 là 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, tối thiểu 100 ngàn doanh nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi số. Ngày nay trên thế giới đang phải đối mặt với sự xuất hiện của đại dịch Covid–19 một lần nữa khẳng định vai trò rất quan trọng của công nghệ 4.0 nói chung và của ngành công nghệ thông tin nói riêng. Do tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid–19 nên các tổ chức và doanh nghiệp phải thực hiện giãn cách xã hội, trước tình hình đó các hình thức họp trực tuyến, học trực tuyến, bán hàng trực tuyến, … đã giúp cho các tổ chức và doanh nghiệp vận hành các hoạt động hàng ngày của mình qua đó giúp cho hoạt động kinh tế cũng như các hoạt động diễn ra thường xuyên trong cuộc sống không bị trì hoãn và chậm trễ… Trên đây là những lý do mà để tài: “Tác động của vốn nhân lực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin Việt Nam” được chọn để nghiên cứu và phân tích. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Việc nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm của nhiều tác giả có liên quan về tác động của vốn nhân lực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp cho luận văn: “Tác động của vốn nhân lực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin Việt Nam” thêm phong phú về cơ sở lý thuyết và thực tiễn hơn. Thông qua việc nghiên cứu và phân tích tác động của vốn nhân lực và các nhân tố khác có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin, điều này sẽ giúp cho những doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam biết được những tác động cụ thể mà vốn nhân lực và các nhân tố khác tác động đến hiệu quả 2
  14. sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là như thế nào? Từ đó các doanh nghiệp sẽ có những điều chỉnh phù hợp hơn nữa nhằm phát huy tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Qua kết quả nghiên cứu và phân tích các doanh nghiệp sẽ có những giải pháp thực tế hiệu quả và những chính sách quản lý phù hợp hơn nhằm giúp cho doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin Việt Nam ngày càng phát triển và vững mạnh hơn nữa. 2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến vốn nhân lực và những tác động lên doanh nghiệp. (2) Xác định tác động vốn nhân lực và các nhân tố khác có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam. (3) Các giải pháp và hàm ý quản trị nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu (1) Vốn nhân lực và những tác động của vốn nhân lực đối với doanh nghiệp như thế nào? (2) Vốn nhân lực tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam như thế nào? (3) Những giải pháp và hàm ý quản trị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam như thế nào? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vốn nhân lực và những nhân tố có tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tác động của vốn nhân lực và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam. 3
  15. Phạm vi về không gian: Đại diện 33 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam có mặt trên sàn chứng khoán tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi về thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2006 đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để giải quyết thoả đáng những câu hỏi mà luận văn nghiên cứu đã nêu ở trên. Phương pháp nghiên cứu định tính: luận văn nghiên cứu và phân tích các nghiên cứu trước của những tác giả trong nước và tác giả nước ngoài có liên quan tới tác động của vốn nhân lực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết hợp các cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng mô hình và các giả thuyết về mối quan hệ đặc trưng của vốn nhân lực và những nhân tố khác có tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định lượng: luận văn sử dụng công cụ hỗ trợ phần mềm Stata 15, sử dụng các kiểm định F test, kiểm định Hausman, kiểm định đa cộng tuyến (VIF), kiểm định tự tương quan (Wooldridge), kiểm định phương sai thay đổi (Wald), ma trận tương quan, thống kê mô tả, kết hợp với các nghiên cứu theo phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất cổ điển gộp (Pooled OLS), phương pháp hồi quy hiệu ứng cố định (FEM), phương pháp hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) và phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS) để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu đặt ra. Dựa vào kết quả từng mô hình hồi quy lựa chọn mô hình phù hợp nhất với phương trình hồi quy tuyến tính. 5. Những đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có những đóng góp nhất định như sau: Phân tích tổng quan lý thuyết về vốn nhân lực trong các doanh nghiệp nói chung và lý thuyết về vốn nhân lực của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin nói riêng. Luận văn làm cơ sở nghiên cứu và tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau có liên quan đến tác động của vốn nhân lực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4
  16. Luận văn xác định cụ thể tác động của vốn nhân lực và các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin nói riêng và doanh nghiệp ngành khác nói chung là như thế nào? Để các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tác động của vốn nhân lực và các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng ra sao đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả phân tích hồi quy thu nhận được, luận văn trình bày các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam và những hàm ý quản trị để các doanh nghiệp công nghệ thông tin ngày càng đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần tóm tắt, mục lục, mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận văn có nội dung chính thể hiện trong 3 chương, được trình bày cụ thể như sau: Chương I: Tổng quan về cơ sở lý thuyết Chương II: Thực trạng về vốn nhân lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin Việt Nam với kết quả nghiên cứu Chương III: Giải pháp và hàm ý quản trị 5
  17. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm vốn nhân lực Vốn nhân lực hay vốn con người (Human Capital) được rất nhiều tác giả nghiên cứu, khái niện vốn nhân lực đã được nghiên cứu từ những năm 1960 bởi các tác giả nổi tiếng như: Mincer (1958), Schultz (1961), Becker (1964) và rất nhiều tác giả khác. Định nghĩa về vốn nhân lực có nhiều định nghĩa khác nhau, tùy theo mỗi quan điểm nhìn nhận mà vốn nhân lực được đại diện cho các nhân tố khác nhau. Quan điểm đầu tiên nhìn nhận vốn nhân lực theo góc độ của mỗi cá nhân, theo góc độ mỗi cá nhân thì nguồn vốn nhân lực giống như là tài sản. Theo tác giả Schultz (1961), tác giả này cho biết mỗi con người có một khả năng sản xuất riêng, khả năng sản xuất của mỗi con người này lớn hơn nhiều so với các hình thức của cải khác mà con người này tạo ra. Cũng theo tác giả Bontis (1998), tác giả này định nghĩa vốn nhân lực của mỗi cá nhân là đại diện cho mỗi con người trong một tổ chức (Human Factor), đó là kiến thức chuyên môn mà mỗi cá nhân trong tổ chức có được (Expretise), là các kỹ năng mà mỗi con người có được (Skills), đó cũng là sự hiểu biết của mỗi cá nhân trong tổ chức (Intelligence) nhằm tạo được sự khác biệt giữa tổ chức này với tổ chức khác. Tiếp theo quan điểm đầu tiên thì quan điểm thứ hai về nguồn vốn nhân lực chú trọng nhấn mạnh về khía cạnh của mỗi một cá nhân có được nhờ kiến thức và kỹ năng của người đó thông qua quá trình đào tạo và quá trình tích lũy. Theo quan điểm này thì tác giả De La Fuente và Ciccone (2002) và tác giả Alan với các cộng sự (2008) cho rằng nguồn vốn nhân lực đạt được thông qua quá trình đào tạo các dạng hình thức bắt buộc và đào tạo sau trung học hay đào tạo nghề. Quan điểm thứ ba về nguồn vốn nhân lực liên quan mật thiết với định hướng sản xuất. Quan điểm này cho rằng nguồn vốn nhân lực được định nghĩa là một nguồn lực cơ bản nhằm tạo ra được năng suất về mặt kinh tế. Theo tác giả Frank và Bemanke (2007), thì nguồn vốn nhân lực được hình thành bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố như: Yếu tố Giáo dục (Education); Yếu tố Kinh nghiệm (Experience); 6
  18. Yếu tố Đào tạo (Training); Yếu tố về Sự hiểu biết (Intelligence); Yếu tố về Năng lượng trong khi làm việc (Energy); Yếu tố về thói quen làm việc (Work habits); Yếu tố về Mức độ tin cậy (Trustworthiness) và Yếu tố về Năng lực tự quyết định (Initiative); Các Yếu tố này sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm cận biên mà người đó tạo ra. Theo tác giả Sheffin (2003), tác giả này cho rằng nguồn vốn nhân lực chính là mức độ kỹ năng và kiến thức của người lao động thể hiện thông qua việc lao động của người này để tạo ra giá trị kinh tế. Theo Rodriguez và Loomis (2007), hai tác giả này cho biết nguồn vốn nhân lực bao gổm: kiến thức, kỹ năng, năng lực và đặc điểm của mỗi cá nhân lao động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các phúc lợi cho cá nhân, phúc lợi cho xã hội và phúc lợi tổng thể cho nền kinh tế. Theo tác giả Stevens (2010), tác giả đã nêu khái niệm “Nguồn vốn nhân lực” có thể được phát biểu là “kỹ năng mà người lao động sở hữu được và coi kỹ năng của người lao động là một nguồn lực hay tài sản”. Tác giả này cũng nhấn mạnh rằng nguồn vốn nhân lực không phải là cá nhân hay người làm trong tổ hợp kinh doanh cụ thể mà nó còn là sự chuyển tiếp phát triển giữa những tổ chức tiếp nối các thế hệ trong hệ thống của các doanh nhiệp. Sự chuyển giao giữa các thế hệ này sẽ tạo nên bề dày về kinh nghiệm và chuyên môn cũng như bề dày trong việc phát triển năng lực về quản trị doanh nghiệp. Vốn nhân lực trong ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam là nguồn vốn nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghệ thông tin, vốn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin, nhân lực cho đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông và người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin. Nguồn vốn nhân lực này là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam. Có thể xem nguồn vốn nhân lực công nghệ thông tin như là nguồn vốn nhân lực khoa học và công nghệ. Theo UNESCO (1980), thì nhân lực khoa học và công nghệ của một đơn vị thống kê là tổng số những người làm việc trực tiếp tham gia hoạt động khoa học và công nghệ của đơn vị và được trả tiền công cho sự tham gia đó. 7
  19. Nhiều tác giả nghiên cứu cũng đã tiến hành phân tích thực nghiệm nhằm xem xét tác động của vốn nhân lực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chỉ số GDP. Theo tác giả Mankiw và nhiều học giả khác (1992), các nhà nghiên cứu này đã so sánh được sản lượng gia tăng theo tỷ lệ gia tăng số người ở độ tuổi lao động và giáo dục trung học của bình quân dân số của quốc gia đó. Các tác giả này thu thập số liệu của 121 nước khác nhau từ năm 1960 đến 1985 nhằm khẳng định giả thiết đã nêu trên. Có nhiều định nghĩa về vốn nhân lực khác nhau trong các tài liệu khác nhau, nhưng phần lớn vốn nhân lực được nói nhiều về mặt lợi nhuận kinh tế dưới dạng thu nhập cao hơn và sự gia tăng về sản lượng sản xuất mọi lĩnh vực. Tuy nhiên chú trọng phát triển vốn nhân lực cũng cải thiện các vấn đề phi kinh tế khác, ví dụ như: tình trạng sức khỏe được cải thiện, hạnh phúc của cá nhân được nâng cao và sự gắn kết trong xã hội lớn hơn… Những lợi ích phi kinh tế cũng được rất nhiều người xem là quan trọng, có thể là quan trọng hơn so với lợi ích về kinh tế. Tóm lại, theo góc độ của mỗi cá nhân thì vốn nhân lực của mỗi người bao gồm các khả năng mà họ có được như: kiến thức, năng lực, kinh nghiệm, ý tưởng sáng tạo, thái độ đối với công việc, sức khỏe của cá nhân đó, sự giáo dục mà lao động đó trải qua, khả năng đổi mới sáng tạo của người lao động, các năng khiếu bẩm sinh của họ và sự gắn kết, tính cống hiến của các cá nhân cho tập thể. Còn ở cấp độ doanh nghiệp, vốn nhân lực là sự tổng hợp tích lũy của vốn nhân lực mỗi cá nhân trong tổ hợp kinh tế nhằm giúp cho giá trị cho tập thể cao hơn. Vốn nhân lực ở cấp độ quốc gia thì đó là thước đo cho sự tiến bộ của tổng thể tổ chức nhà nước thông qua chỉ số vĩ mô GDP và các lợi ích phi kinh tế khác như: môi trường sống, chỉ số hạnh phúc, chỉ số sức khỏe cộng đồng… của mỗi một đất nước khi so sánh với các đất nước khác. 1.2 Cách tiếp cận vốn nhân lực và đo lường vốn nhân lực 1.2.1 Cách tiếp cận vốn nhân lực Theo nghiên cứu của Gang Liu and Barbara M. Fraumeni (2014), thì vốn nhân lực tiếp cận theo việc đầu tư vào con người như: nuôi dạy con, giáo dục, đào tạo trong công việc, chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh tác giả cũng đề cập đến vốn 8
  20. nhân lực tiếp cận theo các yếu tố cá nhân trong công việc như: hiểu biết, kỹ năng, năng lực, tính cách. Và cũng theo tác giả Gang Liu and Barbara M. Fraumeni (2014) thì khi đầu tư vào vốn nhân lực sẽ có lợi ích cho việc kinh tế sẽ phát triển và phát triển xã hội. Việc chú trọng vào nguồn vốn nhân lực sẽ giúp cho xã hội phát triển ngày càng bền vững hơn, sức khỏe của người lao động cũng như sức khỏe cộng đồng được chú ý hơn từ đó một môi trường xã hội thân thiện và hạnh phúc cũng được tạo ra từ việc đầu tư vào vốn nhân lực. Để có cách nhìn trực quan hơn về vốn nhân lực trong các cá nhân hoặc đầu tư vào vốn nhân lực hay lợi ích do đầu tư vốn nhân lực, tác giả diễn giải mô hình nghiên cứu của Gang Liu and Barbara M. Fraumeni (2014) như hình 1.1 sau: Hình 1.1 Cách tiếp cận vốn nhân lực Có nhiều cách khác nhau để tiếp cận vốn nhân lực, có thể tiếp cận theo vi mô và có thể tiếp cận theo vĩ mô. Tuy nhiên tiếp cận theo cách nào thì việc đầu tư vào vốn nhân lực cũng sẽ làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đạt kết quả cao hơn. Đầu tư và phát triển kinh tế bền vững là đầu tư tổng hòa giữa thể lực và trí lực, chúng tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động của một quốc gia đó. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2