Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Ảnh hưởng của bột lá cây Chè Đại (Trichanthera gigantea) đến năng suất và chất lượng trứng của giống gà bố mẹ LV nuôi tại Thái Nguyên
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài là xác định được ảnh hưởng của khẩu phần ăn cơ sở có bổ sung 6% bột lá chè đại đến tỉ lệ nuôi sống, khả năng sinh sản, chỉ tiêu sinh lý và chi phí cho sản xuất trứng của gà bố mẹ LV nuôi tại Thái nguyên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Ảnh hưởng của bột lá cây Chè Đại (Trichanthera gigantea) đến năng suất và chất lượng trứng của giống gà bố mẹ LV nuôi tại Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM DƯƠNG CÔNG TUỆ ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÁ CÂY CHÈ ĐẠI (TRICHANTHERA GIGANTEA) ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA GIỐNG GÀ BỐ MẸ LV NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM DƯƠNG CÔNG TUỆ ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÁ CÂY CHÈ ĐẠI (TRICHANTHERA GIGANTEA) ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA GIỐNG GÀ BỐ MẸ LV NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN Ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 8.42.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Từ Quang Tân THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nguồn số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Dương Công Tuệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm và các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên TS. Từ Quang Tân và TS. Trần Thị Hoan đã tận tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân đã thường xuyên tạo mọi điều kiện giúp đỡ, dành những tình cảm và sự động viên vô cùng quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và trong quá trình hoàn thành bản khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ tại trại gà khoa chăn nuôi thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019 Học viên Dương Công Tuệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ......................................................................... v MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2 3. Nội dung nghiên cứu................................................................................................. 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................. 3 1.1.1. Sinh sản của gia cầm và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gia cầm ........................................................................................................ 3 1.2. Cây chè đại và ứng dụng trong chăn nuôi ....................................................... 16 1.2.1. Vai trò cung cấp protein từ lá cây .................................................................... 16 1.2.2. Vai trò sắc chất có nguồn gốc từ thực vật trong chăn nuôi gia cầm ................ 17 1.2.3. Cây Chè đại (Trichanthera gigantea) ............................................................... 19 1.3. Giới thiệu về giống gà LV ............................................................................... 22 1.5. Một số nghiên cứu về thức ăn bổ sung cho gia cầm ........................................ 22 Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 24 2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................... 24 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 24 2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................................ 24 2.2.2. Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc ...................................................................... 25 2.2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................... 25 2.2.4. Phương pháp chế biến bột lá cây chè đại ......................................................... 27 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 28 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 29 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ................................................................... 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3.2. Khả năng sản xuất trứng của gà thí nghiệm..................................................... 29 3.2.1. Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm ............................................................................... 29 3.2.2. Năng suất và sản lượng trứng của gà thí nghiệm............................................. 31 3.3. Một số chỉ tiêu lý, hóa học của trứng .............................................................. 33 3.3.1. Một số chỉ tiêu lý học của trứng ...................................................................... 33 3.3.2. Điểm số quạt so màu lòng đỏ trứng gà thí nghiệm .......................................... 34 3.4. Tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn cho sản xuất trứng ................................... 35 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................... 38 1. Kết luận ................................................................................................................... 38 2. Đề nghị .................................................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 39 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung AME Năng lượng trao đổi biểu kiến BV Giá trị sinh học của protein CNSH Công nghệ sinh học CNTP Công nghệ thực phẩm CP Protein thô DM Khối lượng khô ĐC Đối chứng ĐVT Đơn vị tính HQKT Hiệu quả kinh tế KPCS Khẩu phần cơ sở LV Gà Lương Phượng Max Lớn nhất ME Năng lượng trao đổi Min Nhỏ nhất PER Hiệu quả sử dụng protein SS So sánh TĂ Thức ăn TN Thí nghiệm TS Tổng số TTTĂ Tiêu tốn thức ăn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH Bảng: Trang Bảng 1.1. Tỷ lệ ME/CP khuyến cáo trong thức ăn các loại gia cầm..................... 14 Bảng 1.2. Mức chất xơ được khuyến cáo trong khẩu phần ăn của gia cầm .......... 15 Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ......................................................................... 24 Bảng 2.2. Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc gà sinh sản ........................................ 25 Bảng 3.1. Tỷ lệ đẻ của gà ở các tuần thí nghiệm ................................................. 30 Bảng 3.2. Năng suất và sản lượng trứng của gà thí nghiệm.................................. 32 Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu lý học của trứng ........................................................... 33 Bảng 3.4. Điểm số quạt của lòng đỏ trứng ............................................................ 34 Bảng 3.5. Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng và 10 trứng giống ................................. 35 Bảng 3.6. Chi phí thức ăn cho 10 trứng, 10 trứng giống....................................... 36 Hình: Hình 1.1. Cây Chè đại được mô tả lần đầu với tên gọi Ruellia gigantean .......... 19 Hình 1.2. Khối cystoliths bên trong cây Chè đại ................................................. 21 Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn tỉ lệ đẻ của 2 lô thí nghiệm ......................................... 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây chè đại (Trichanthera gigantea) được sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc ở Việt Nam từ năm 1990. Cây chè đại có khả năng cho năng suất chất xanh 53 tấn/ha/năm (CIPAV, 1996), hàm lượng protein thô từ 15% đến 22%, hàm lượng canxi, khoáng thuộc nhóm cao so với nhiều loại cây thức ăn khác (Rosales, 1997). Một số nghiên cứu cho thấy, cây Chè đại đã được trồng và phát triển tốt ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. Đặc biệt, ở Đồng bằng sông Cửu Long cây Chè đại còn được trồng rải rác cùng với các mùa vụ cây ăn quả, lượng sinh khối từ lá cây thu về cũng đã góp phần giảm chi phí thức ăn chăn nuôi tại nông hộ. Kết quả nghiên cứu sử dụng lá cây Chè đại ở dạng bột và tươi trong khẩu phần ăn vật nuôi như chim cút, vịt xiêm, gà đẻ... đã được thực hiện và cho thấy sử dụng nguồn thức ăn này đã góp phần giảm chi phí thức ăn chăn nuôi mà không gây ảnh hưởng đến năng suất. Tuy nhiên, việc sử dụng thực vật làm nguyên liệu thay thế thức ăn nói chung và lá cây Chè đại nói riêng chỉ đạt được hiệu quả tốt tác động tích cực đến năng suất chăn nuôi của loài, giống khi bổ sung một tỷ lệ thích hợp. Gà LV là một trong những giống gà lông màu vàng, được Viện chăn nuôi Quốc gia chọn tạo. Gà LV có năng suất cao, khả năng thích nghi tốt với khí hậu và điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam. Các nghiên cứu về thức ăn của gà LV trong những năm gần đây cho thấy, khi bổ sung lá sắn, bột cỏ Stylo (từ 6% đến 8%) làm giảm chi phí thức ăn mà không ảnh hưởng đến sức sản xuất của gà (Trần Thị Hoan, 2012), (Hồ Thị Bích Ngọc, 2012). Bột lá sắn làm tăng sắc tố lòng đỏ trứng (Đường Hồng Dật, 2004), và không được bổ sung quá 20% (Silvestre P và M. Arraudeau, 1990). Câu hỏi đặt ra là đối với giống gà LV thì sử dụng bột lá cây chè đại có hiệu quả không? Nếu có, thì tỷ lệ nào sẽ đem lại hiệu quả tối ưu? Là vấn đề được đặt ra. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Ảnh hưởng của bột lá cây Chè Đại (Trichanthera gigantea) đến năng suất và chất lượng trứng của giống gà bố mẹ LV nuôi tại Thái Nguyên”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được ảnh hưởng của hẩu phần ăn cơ sở có bổ sung 6% bột lá chè đại đến tỉ lệ nuôi sống, khả năng sinh sản, chỉ tiêu sinh lý và chi phí cho sản xuất trứng của gà bố mẹ LV nuôi tại Thái nguyên 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của bột lá chè đại trong khẩu phần ăn đến tỉ lệ nuôi sống của gà bố mẹ LV - Nghiên cứu ảnh hưởng của bột lá chè đại trong khẩu phần ăn đến khả năng sinh sản của gà LV. - Nghiên cứu ảnh hưởng của bột lá chè đại trong khẩu phần ăn đến một số chỉ tiêu lý, hóa học của trứng gà bố mẹ LV - Nghiên cứu ảnh hưởng của bột lá chè đại trong khẩu phần ăn đến chi phí thức ăn cho sản xuất trứng của gà bố mẹ LV. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Sinh sản của gia cầm và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gia cầm 1.1.1.1. Sinh sản của gia cầm Để duy trì sự phát triển của đàn gia cầm dù là hướng trứng hay hướng thịt thì khả năng sinh sản là yếu tố cơ bản quyết định đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất đối với gia cầm. Đối với gà hướng trứng thì sản phẩm trứng là hướng sản phẩm chính còn thịt là sản phẩm phụ. Do đó chúng có năng suất trứng cao, năng suất thịt rất thấp. Ngược lại đối với gà hướng thịt thì thịt lại là sản phẩm chính còn trứng lại là sản phẩm phụ. Sinh sản là chỉ tiêu cần được quan tâm trong công tác giống của gia cầm. Ở các loại gia cầm khác nhau thì đặc điểm sinh sản cũng khác nhau rõ rệt. * Sức đẻ trứng của gia cầm Trứng là sản phẩm quan trọng của gia cầm, đánh giá khả năng sản xuất của gia cầm người ta chú ý đến sức đẻ trứng. Sức đẻ trứng là số trứng thu được của mỗi đàn hoặc mỗi mái đẻ trong khoảng thời gian nhất định (một tháng, một mùa, một chu kỳ, sau 10 tháng tuổi...). Theo H. Brandsch. Và H. Bilchel (1978) [2] thì sức đẻ trứng chịu ảnh hưởng của 5 yếu tố chính: 1. Tuổi đẻ đầu hay tuổi thành thục. 2. Chu kỳ đẻ trứng hay cường độ đẻ trứng. 3. Tần số thể hiện bản năng đòi ấp. 4. Thời gian nghỉ đẻ, đặc biệt là nghỉ đẻ mùa đông. 5. Thời gian đẻ kéo dài hay chu kỳ đẻ (hay tính ổn định sức đẻ). Các yếu tố trên có sự điều khiển bởi kiểu gen di truyền của từng giống gia cầm. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ môi trường, ánh sáng và các yếu tố tiểu khí hậu khác. * Năng suất trứng Năng suất trứng hay sản lượng trứng của một gia cầm mái là tổng số trứng đẻ ra trên một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm thì đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sản xuất, mùa vụ và đặc điểm của cá thể. Năng suất trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Năng suất trứng được đánh giá qua cường độ đẻ và thời gian kéo dài sự đẻ. Giống gia cầm nào có tỷ lệ đẻ cao và kéo dài trong thời kỳ sinh sản, chứng tỏ là giống tốt, nếu chế độ dinh dưỡng đảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao. Năng suất trứng/năm của một quần thể gà mái cao sản được thể hiện theo quy luật, cường độ đẻ trứng cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau đó giảm dần cho đến hết năm đẻ. Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn do vậy có thể loại trừ ảnh hưởng của môi trường. Thời gian kéo dài sự đẻ có liên quan đến chu kỳ đẻ trứng. Chu kỳ đẻ kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào cường độ và thời gian chiếu sáng. Đây là cơ sở để áp dụng chiếu sáng nhân tạo trong chăn nuôi gà đẻ. Giữa các chu kỳ đẻ, gà thường có những khoảng thời gian đòi ấp. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền vì ở các giống khác nhau có bản năng ấp khác nhau. Điều này chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố như: Nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng... Theo Brandsch H. và Bilchel H (1978) [2] thì nhiệt độ cao và bóng tối kích thích sự ham ấp, đồng thời yếu tố gen chịu tác động phối hợp giữa các gen thường và gen liên kết giới tính. Trên cơ sở tỷ lệ đẻ hằng ngày hoặc tuần cho phép đánh giá một phần nào về chất lượng giống và mức độ ảnh hưởng của chế độ ngoại cảnh đến sự sản xuất của đàn giống. Ông cũng cho rằng gà thịt nặng cân đẻ ít hơn do tồn tại nhiều thể vàng nên lấn át buồng trứng thường xuyên hơn so với gà dòng trứng. Thời gian nghỉ đẻ ngắn hay dài có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng trứng cả năm. Gà thường hay nghỉ đẻ vào mùa đông do nguyên nhân giảm dần về cường độ và thời gian chiếu sáng tự nhiên. Ngoài ra, sự nghỉ đẻ này còn do khí hậu, sự thay đổi thức ăn, chu chuyển đàn. Thời gian nghỉ đẻ là một tính trạng số lượng có hệ số di truyền cao, do đó người ta có thể cải thiện di truyền bằng cách chọn lọc giống. Trong chọn lọc cần chú ý tới chỉ số trung bình chung của giống. Khối lượng trứng phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, giống, tuổi đẻ, tác động dinh dưỡng tới gà sinh sản. Đồng thời khối lượng trứng lại quyết định tới chất lượng trứng giống, tỷ lệ ấp nở, khối lượng và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- sức sống của gà con. Nó là chỉ tiêu không thể thiếu của việc chọn lọc con giống. Theo Brandsch H. và Bilchel H (1978) [2] cho biết: Trứng gia cầm khi bắt đầu đẻ nhỏ hơn trứng gia cầm lúc trưởng thành. Khối lượng trứng phụ thuộc trực tiếp vào chiều dài, chiều rộng của quả trứng cũng như khối lượng lòng trắng, lòng đỏ và vỏ. Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [16] trong cùng một độ tuổi thì khối lượng trứng tăng lên chủ yếu do khối lượng lòng trắng lớn hơn nên giá trị năng lượng giảm dần. Khối lượng gà con khi nở thường bằng 62 - 78% khối lượng trứng ban đầu. Khối lượng trứng của các loại giống khác nhau thì khác nhau. * Một số đặc điểm sinh học của trứng gia cầm Trứng gà có 3 phần cơ bản: Vỏ, lòng đỏ và lòng trắng. Tỷ lệ các phần/khối lượng trứng thì vỏ chiếm 10 - 11,6%; lòng trắng chiếm 57 - 60%; lòng đỏ chiếm 30 - 32%. Thành phần hoá học của trứng không vỏ: Nước chiếm 73,5 - 74,4%; protein 12,5 - 13%; mỡ 11 - 12%; khoáng 0,8 - 1,0%. Hình dạng quả trứng: Hình dạng quả trứng thường có hình oval hoặc elip, một đầu lớn và một đầu nhỏ. Theo H. Brandsch. và H. Bilchel (1978) [2] thì tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của quả trứng là một chỉ số ổn định 1: 0,75. Hình dạng của quả trứng tương đối ổn định, sự biến động theo mùa cũng không có ảnh hưởng lớn. Nói chung, hình dạng quả trứng luôn có tính di truyền bền vững và có những biến dị không rõ rệt. Chỉ số hình thái ở mỗi loài gia cầm khác nhau và được quy định bởi nhiều gen khác nhau. Nguyễn Hoài Tạo, Tạ An Bình (1985) [13] cho rằng: Khoảng biến thiên trị số hình thái của trứng gà là 1,34 - 1,36; của trứng vịt là 1,57 - 1,64; còn những trứng có hình dạng quá dài hoặc quá tròn đều cho chất lượng thấp. Trứng gia cầm có cấu tạo từ ngoài vào bao gồm những thành phần chính sau: vỏ cứng, màng vỏ, lòng trắng, lòng đỏ có chứa đĩa phôi. Mỗi thành phần chiếm tỷ lệ khác nhau ở mỗi cá thể, dòng, giống, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng...Tuy nhiên, vẫn có sự dao động tương đối. Vỏ trứng: Vỏ trứng là lớp vỏ bọc ngoài cùng bảo vệ về mặt cơ học, hoá học, lý học cho các thành phần khác bên trong trứng. Màu sắc của vỏ trứng phụ thuộc vào giống, lá tai của từng loại gia cầm khác nhau. Bên ngoài, nó được bao phủ bởi một lớp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- keo dính do âm đạo tiết ra, có tác dụng làm giảm ma sát giữa thành âm đạo và trứng, tạo thuận lợi cho việc đẻ trứng, hạn chế sự bốc hơi nước của trứng và ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn. Vỏ trứng có hai lớp màng đàn hồi tách nhau tạo thành buồng khí có ý nghĩa trong quá trình trao đổi khí với môi trường bên ngoài. Vỏ trứng được cấu tạo chủ yếu từ canxi, trên bề mặt có nhiều lỗ khí. Số lượng lỗ khí phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [16], trên bề mặt vỏ trứng gà trung bình có khoảng 10.000 lỗ khí, tính trên 1 cm2 có khoảng 150 lỗ, đường kính các lỗ khí dao động 4 - 10 μm. Mật độ lỗ khí không đều, nhiều nhất ở đầu to giảm dần ở hai bên và ít nhất ở đầu nhỏ. Chất lượng vỏ trứng thể hiện ở độ dày và độ bền của vỏ trứng. Nó có ý nghĩa trong vận chuyển và ấp trứng. Độ dày vỏ trứng gà dao động từ 0,229 - 0,373 mm, độ chịu lực là 2,44 - 3 kg/cm2. Chất lượng vỏ trứng không những chịu ảnh hưởng của các yếu tố như canxi (70% canxi cần cho vỏ trứng là lấy trực tiếp từ thức ăn), ngoài ra vỏ trứng hình thành cần có photpho, vitamin D3, vitamin K, các nguyên tố vi lượng... khi nhiệt độ tăng từ 20 -300C thì độ dày vỏ trứng giảm 6- 10% khi đó gia cầm đẻ ra trứng không có vỏ hoặc bị biến dạng [16]. Nếu vỏ trứng quá mỏng, sẽ làm quá trình bốc hơi nước diễn ra quá nhanh, dẫn tới trứng bị mất nước gây chết phôi, sát vỏ, gà con nở ra yếu hoặc tỷ lệ nuôi sống giảm. Ngược lại, nếu vỏ trứng quá dầy cũng ảnh hưởng đến khả năng ấp nở, trao đổi khí kém, gà con không mổ vỏ ra ngoài được. Độ dày vỏ ở đầu tù khoảng 0,279 - 0,588 mm, ở đầu nhọn khoảng 0,294 - 0,334 mm. Dưới lớp vỏ cứng là hai lớp màng dưới vỏ: Hai lớp màng này rất mỏng, lớp ngoài sát với vỏ trứng. Lớp trong nằm sát với lòng trắng, lớp ngoài dày hơn lớp trong, độ dày của hai lớp khoảng 0,057 - 0,069 mm. Cả hai lớp đều có lỗ thở cho không khí đi vào giúp phôi thai phát triển ở giai đoạn cuối. Lòng trắng: Tiếp theo của lớp màng là đến lớp loàng trắng. Lòng trắng là phần bao bọc bên ngoài lòng đỏ, nó là sản phẩm của ống dẫn trứng. Lòng trắng chủ yếu là albumin giúp cho việc cung cấp khoáng và muối khoáng, tham gia cấu tạo lông, da trong quá trình phát triển cơ thể ở giai đoạn phôi chất lượng lòng trắng được xác định qua chỉ số lòng trắng và đơn vị Haugh. Hệ số di truyền của tính trạng này khá cao. Lòng trắng chiếm tỷ lệ cao nhất trong trứng gia cầm, tới 56%, gồm 4 lớp: Lớp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- loãng ngoài, lớp đặc giữa, lớp loãng giữa, lớp đặc trong… Đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và nước cho phôi phát triển. Độ keo dính của lòng trắng phụ thuộc vào các yếu tố như: nuôi dưỡng, giống, tuổi, bảo quản trứng… Bảo quản trứng không đúng, kéo dài thời gian bảo quản làm cho lòng trắng trở nên loãng hơn dẫn tới pha lẫn giữa các lớp lòng trắng sẽ làm rối loạn cấu trúc sinh học và làm giảm chất lượng trứng. Trong lòng trắng còn chứa dây chằng lòng đỏ có tác dụng giữ cho lòng đỏ luôn ở trung tâm của trứng. Theo Trần Huê Viên (2001) [17] thì Awang (1987) cho biết khối lượng trứng tương quan rõ rệt với khối lượng lòng trắng (r = 0,86) khối lượng lòng đỏ (r = 0,72) và khối lượng vỏ (r = 0,48). Chỉ số lòng trắng ở mùa đông cao hơn ở mùa xuân và mùa hè. Trứng gà mái tơ và gà mái già có chỉ số lòng trắng thấp hơn gà mái đang độ tuổi sinh sản. Trứng bảo quản lâu, chỉ số lòng trắng cũng bị thấp đi. Chất lượng lòng trắng còn kém đi khi cho gà ăn thiếu protein và vitamin nhóm B. Để đánh giá chất lượng lòng trắng người ta quan tâm đến chỉ số lòng trắng. Nó được tính bằng tỷ lệ chiều cao lòng trắng đặc so với trung bình cộng đường kính nhỏ và đường kính lớn của lòng trắng trứng. Chỉ số lòng trắng chịu ảnh hưởng của giống, tuổi, chế độ nuôi dưỡng và thời gian bảo quản. Lòng đỏ: Là tế bào trứng có dạng hình cầu đường kính 35 - 40 mm và được bao bọc bởi màng lòng đỏ rất mỏng dao động từ 16 - 20 µm, có tính đàn hồi, luôn giữ cho tế bào trứng ở dạng hình cầu, tính đàn hồi của màng lòng đỏ giảm theo thời gian bảo quản, ở giữa có hốc lòng đỏ nối với đĩa phôi lấy chất dinh dưỡng từ nguyên sinh chất để cung cấp cho phôi phát triển. Ngoài ra, màng này còn có tính thẩm thấu chọn lọc để thực hiện việc trao đổi chất giữa lòng trắng và lòng đỏ. Lòng đỏ có độ đậm đặc cao nằm giữa lòng trắng đặc, được giữ ổn định nhờ dây chằng là những sợi protein quy tụ ở hai đầu lòng đỏ, phía trên lòng đỏ là mầm phôi. Lòng đỏ cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho phôi. Thông qua nguồn năng lượng dự trữ cho phôi mà người ta có thể đánh giá được chất lượng lòng đỏ. Chỉ số lòng đỏ của trứng tươi là 0,4 - 0,42; trứng có chỉ số lòng đỏ cao sẽ cho tỷ lệ ấp nở cao. Theo Tạ An Bình (1973) cho biết: khi chỉ số lòng đỏ giảm xuống còn 0,33 thì lòng đỏ bị biến dạng. Chỉ số lòng đỏ giảm xuống còn 0,25 - 0,29 nếu bị tăng nhiệt độ và bảo quản lâu [9]. Màu lòng đỏ phụ thuộc vào sắc tố màu và caroten có trong thức ăn. Màu lòng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- đỏ ổn định trong suốt thời gian đẻ trứng, nó thay đổi khi khẩu phần ăn của gà mái thay đổi trước vài tuần. Tuy không biểu thị giá trị dinh dưỡng của trứng nhưng nó có giá trị thương phẩm lớn. Chỉ số Haugh (HU) Là chỉ số đánh giá chất lượng trứng xác định thông qua khối lượng trứng và chiều cao lòng trắng đặc. Chỉ số HU càng cao thì chất lượng trứng càng cao, trứng đạt chất lượng tốt. Chỉ số này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động: Thời gian bảo quản trứng, tuổi gia cầm, bệnh tật, nhiệt độ môi trường, sự thay lông, giống, dòng. 1.1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của gà Sức sản xuất trứng là đặc điểm phức tạp và biến động, nó chịu ảnh hưởng bởi tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài, ví dụ như giống, dòng, tuổi gà.. Theo đó, giống, dòng gà ảnh hưởng đến sức sản xuất một cách trực tiếp. Cụ thể giống Leghorn trung bình có sản lượng 250 - 270 trứng/năm, gà Ri chỉ đạt 90 - 100 quả/mái/năm, gà Ai Cập là 160- 180 quả/mái/năm. Về sản lượng trứng, những dòng chọn lọc kỹ thường đạt chỉ tiêu cao hơn những dòng chưa được chọn lọc kỹ khoảng 15% - 30%. Tuổi gà có liên quan chặt chẽ tới sự đẻ trứng của nó. Như một quy luật, ở gà sản lượng trứng giảm dần theo tuổi, trung bình năm thứ hai giảm 15- 20% so với năm thứ nhất. Tuổi thành thục sinh dục liên quan đến sức đẻ trứng của gà, nó là đặc điểm di truyền cá thể. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thành thục sinh dục của gia cầm: loài, loại hình, giống, dòng, mùa vụ, thức ăn, chăm sóc,... Mùa vụ ảnh hưởng đến sức đẻ trứng rất rõ rệt. Ở nước ta, mùa hè sức đẻ trứng giảm xuống nhiều so với mùa xuân, đến mùa thu lại tăng lên. Nhiệt độ môi trường liên quan mật thiết đến sản lượng trứng. Ở điều kiện nước ta nhiệt độ chăn nuôi thích hợp với gia cầm đẻ trứng là 14 - 220C. Nếu nhiệt độ dưới giới hạn thấp thì gia cầm phải huy động năng lượng chống rét và trên giới hạn cao sẽ thải nhiệt nhiều qua hô hấp. Ánh sáng ánh sáng ảnh hưởng đến sản lượng trứng của gia cầm. Nó được xác định qua thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng. Yêu cầu của gà đẻ thời gian Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- chiếu sáng 12 - 16 h/ngày, có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo để đảm bảo giờ chiếu sáng và cường độ chiếu sáng 3 - 3,5 w/m2. Cường độ đẻ trứng liên quan mật thiết với sản lượng trứng, nếu cường độ đẻ trứng cao thì sản lượng trứng cao và ngược lại. Chu kỳ đẻ trứng được tính từ khi đẻ quả trứng đầu tiên đến khi ngừng đẻ và thay lông, đó là chu kỳ thứ nhất và lặp lại tiếp tục chu kỳ thứ hai. Chu kỳ đẻ trứng liên quan tới vụ nở gia cầm con mà bắt đầu và kết thúc ở các tháng khác nhau thường ở gà là một năm. Nó có mối tương quan thuận với tính thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng, yếu tố này do hai gen P và p điều hành. Sản lượng trứng phụ thuộc vào thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng. Sau mỗi chu kỳ đẻ trứng sinh học gia cầm nghỉ đẻ và thay lông. Ở điều kiện bình thường, lần thay lông đầu tiên là những điểm quan trọng để đánh giá gia cầm đẻ tốt hay xấu. Những con thay lông sớm là những con đẻ kém và thời gian thay lông kéo dài tới 4 tháng. Ngược lại, nhiều con thay lông muộn và nhanh, thời gian nghỉ đẻ dưới 2 tháng. Đặc biệt ở một số cá thể hoặc đàn cao sản, thời gian nghỉ đẻ chỉ khoảng 4 - 5 tuần, có những cá thể đẻ ngay khi chưa thay xong bộ lông mới hay đẻ trong thời gian thay lông. Ngày nay, người ta sử dụng rộng rãi các biện pháp thay lông cưỡng bức dựa vào một số các yếu tố: thuốc kích thích, ánh sáng, nước uống, chế độ cho ăn và thành phần thức ăn… nhằm rút ngắn thời gian thay lông và điều khiển thay lông hàng loạt. Ngoài ra, gia cầm đẻ trứng còn chịu sự chi phối trực tiếp của khí hậu, dinh dưỡng, thức ăn, chăm sóc quản lý, tính ấp bóng. Sản lượng trứng của gia cầm bị ảnh hưởng bởi độ ẩm. Khi độ ẩm quá cao làm cho chất độn chuồng bị ướt, tạo thành một lớp hơi nước bao phủ không gian của chuồng nuôi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự hô hấp của gia cầm và làm ảnh hưởng đến năng suất và tiêu tốn thức ăn. Độ ẩm quá thấp (< 31%) sẽ làm cho gia cầm mổ lông và rỉa thịt nhau, ảnh hưởng đến tỷ lệ hao hụt và khả năng sản xuất. Với yếu tố dinh dưỡng, theo Bùi Quang Tiến (dẫn theo Bạch Thị Thanh Dân và cs, 1997 [3]) cho biết gà nội (gà Ri) đẻ 90 - 120 trứng/mái/năm. Đối với giống gà nội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- thì ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng là không lớn lắm nhưng đối với gà nuôi nhốt thì nhu cầu dinh dưỡng lại cần được quan tâm chú ý. Vấn đề chăm sóc gia cầm bố mẹ (gia cầm đẻ trứng giống) không giống nhau giữa gà mái và gà trống. Theo đó, chăm sóc đàn mái đẻ thì không nuôi tiếp gia cầm đẻ ở chuồng hậu bị, vì chuồng trại bị ô nhiễm dẫn đến gà đẻ dễ nhiễm bệnh. Cho ăn hạn chế từ 2 - 3 đến 19 - 20 tuần tuổi đối với gà. Điều chỉnh thức ăn theo tỷ lệ đẻ cùng với tuổi của gia cầm. Gia cầm già nếu cho ăn nhiều sẽ béo, đẻ trứng nhỏ, thụ tinh kém. Không thả gà trống vào đàn mái trước 24 tuần tuổi đối với gà. Với vịt, ngan và gà tây thì không thả trước 28 tuần. Không để số lượng gia cầm đẻ trứng quá 5% trước 24 tuần tuổi đối với gà và 28 tuần tuổi đối với vịt, ngan và gà tây. Định kỳ thay đệm lót ổ đẻ 1 lần/tuần, tránh trứng giống bị nhiễm bẩn. đảm bảo chuồng mát vào mùa hè và ấm về mùa đông.phải cung cấp đủ thức ăn nước uống cho gia cầm đẻ. Đối với chăm sóc đàn trống thì phải nuôi tách riêng những con trống từ 1 đến 161 hoặc 168 ngày tuổi đối với gà trứng hoặc gà thịt và 1 - 196 ngày tuổi đối với ngan, vịt và gà tây. Khi nhập đàn, những con trống và mái phải cùng tuổi, hoặc con trống hơn con mái trên dưới 1 tuần tuổi. Mật độ nuôi trống hậu bị không quá 4 con/m2 đối với vịt, gà sau 5 tuần tuổi, hoặc gà tây, ngỗng sau 3 tuần tuổi. Cho ăn hạn chế sau 2 tuần tuổi; Con trống béo dễ bị liệt, đạp mái khó. Phải quan tâm đến sức khỏe con trống, bổ sung các vitamin A, D, E và vitamin B tổng hợp. 1.1.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần gia cầm * Nhu cầu năng lượng Cũng như mọi cơ thể sinh vật khác, ở gia cầm lấy năng lượng từ thức ăn để duy trì cho mọi hoạt động sống bình thường để chuyển hóa tích lũy lại trong cơ thể và trong sản phẩm của chúng. Gia cầm có được năng lượng từ các cacbohydrat đơn, chất béo và protein. Công thức thức ăn của gia cầm thường được xây dựng trên cơ sở năng lượng hữu dụng. Năng lượng trao đổi (ME) thường được dùng để đo mức năng lượng hữu dụng và nhu cầu của gia cầm. Năng lượng này còn lại sau khi bị mất vào phân và nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- tiểu. Gia cầm ăn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu năng lượng, các dưỡng chất thiết yếu chủ yếu được cung cấp từ khẩu phần ăn. Vì vậy mức năng lượng trong khẩu phần chủ yếu được xác định trên cơ sở mức ăn. Khi mức năng lượng trong khẩu phần thay đổi thì mức ăn cũng thay đổi và các dưỡng chất cũng phải thay đổi để duy trì mức ăn nhu cầu. Do nguyên nhân này, nên khởi đầu việc xây dựng công thức khẩu phần cũng dựa trên cơ sở mức năng lượng trong khẩu phần. Theo tác giả Nguyễn Duy Hoan (2014) [7], từ những năm 1950 các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu đến vấn đề năng lượng, xem năng lượng là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong sự điều chỉnh và xác định tiêu chuẩn khẩu phần ăn cho từng giai đoạn phát triển của gia cầm. Theo Từ Quang Hiển và cs (2002) [5], đơn vị năng lượng thường được sử dụng trên gia cầm là calorie (cal) và joules (J); 1 cal=4,184 J. - Năng lượng thô (GE: Gross Energy) là năng lượng được giải phóng khi đốt cháy hoàn toàn một chất thành CO2 và H2O. Theo Dương Thanh Liêm và cs (2006) [12], khởi xướng tính toán năng lượng trao đổi cho gia cầm đầu tiên là Fraps ở trường Đại học Texas (Mỹ). Sau đó Hill trường Đại học Cornel (Mỹ) tiếp tục hoàn thiện thêm đến nay. Khi xác định năng lượng trao đổi của protein nhận thấy, giá trị thu được khi đốt trong nhiệt lượng kế bom luôn cao hơn đốt trong cơ thể vì sản phẩm thải ra là acid uric có chứa 34,4 kJ/g N của acid uric. Việc xác định năng lượng thô của thức ăn không khó lắm vì có thể đo nhanh bằng “nhiệt lượng kế bom”, song nó không quan hệ chặt chẽ đến sức sản xuất của gia cầm, vì còn tùy thuộc vào sự hấp thu của cơ thể. Tuy nhiên việc xác định năng lượng tiêu hóa ở gia cầm rất khó khăn do nước tiểu đổ ra trộn lẫn vào trong phân. Vì vậy, để đo lường năng lượng thức ăn của gia cầm người ta thường sử dụng đơn vị năng lượng trao đổi để đo. - Năng lượng trao đổi biểu kiến (AME: Apparent metabolizable energy): năng lượng thô trừ đi năng lượng chứa trong phân, nước tiểu, khí sinh ra trong quá trình tiêu hóa. Ở gia cầm, khí sinh ra không đáng kể, thế nên ME thường được xác định bằng cách lấy năng lượng thô của thức ăn trừ đi năng lượng thô của chất bài thải. Sự hiệu chỉnh nitơ được giữ lại trong cơ thể thường được áp dụng trong việc tính giá trị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- năng lượng trao đổi hiệu chỉnh nitơ (Men: nitrogen- corrected ME value). Vì vậy, công thức tính Men đã hiệu chỉnh lại, với 1 g N tích lũy có giá trị năng lượng là 8,22 kcal như sau: Men = ME - N tích lũy trong cơ thể (g) x 8,22 (kcal) Năng lượng trao đổi cho gia cầm được tính theo Nerhring như sau: ME (kcal/kg) = 4,26CPtiêu hóa + 9,5EEtiêu hóa+ 4,23CFtiêu hóaS + 4,23NFEtiêu hóa Trong đó NFE là dẫn xuất không đạm, tất cả được tính bằng g/kg thức ăn. Theo Dương Thanh Liêm và cs (2006) [12] giá trị ME được tính như sau: ME (KJ/kg DM)= - 3,064 + 34,82EE + 17,21CP + NFE (18,52 - 31,2CF) Trong đó các dưỡng chất có đơn vị là g/kg DM. * Protein trong thức ăn gia cầm Trong cơ thể động vật nói chung và gia cầm nói riêng, protein bắt buộc phải nhận được từ thức ăn hằng ngày một cách đầy đủ và theo một tỷ lệ thích hợp so với các chất dinh dưỡng khác. Nhờ nguồn protein trong thức ăn gia cầm mới có thể tổng hợp được protein của cơ thể, tạo ra sản phẩm và các chất có hoạt tính sinh học cao như: hormone và enzyme. Theo Từ Quang Hiển và cs (2002) [5] 20-25% sức sản xuất của gia cầm bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dinh dưỡng protein. Protein dự trữ trong cơ thể gia cầm rất hạn chế vì vậy khẩu phần thiếu protein sẽ gây ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng sản xuất của chúng. Khi không đủ protein trong thức ăn thì quá trình trao đổi chất bị phá hủy làm sinh trưởng chậm dẫn đến giảm năng suất khả năng chống chịu bệnh tật. Tuy nhiên, khi thừa protein cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gia cầm do cơ thể tích lũy một lượng đáng kể các sản phẩm độc như: ammoniac, acid uric, các amin... Theo Dương Thanh Liêm và cs (2006) [12] gia cầm cần đến 11 loại acid amin thiết yếu: methionine, lysine, threonine, tryptophane, phenylalanine, leucine, isoleucine, valine, histidine, arginine, glycine. Trong số này có 4 loại có giới hạn trong thức ăn theo thứ tự có giới hạn từ nhiều đến ít: lysine, methionine, threonine và tryptophane. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa các acid amin thiết yếu cũng là điều kiện cân bằng acid amin. Do các acid amin có tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu không giống nhau nên thông thường người ta chọn các acid amin tiêu hóa được để làm cơ sở so sánh mà không lấy acid amin có trong thức ăn. Mối quan hệ này thể hiện qua tỷ lệ phần trăm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 774 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 212 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 181 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 174 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ tuần hoàn RAS
77 p | 43 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng ung thư của cao chiết cây Lan Kim Tuyến (Anoectochilus roxburghii) trong điều kiện in vitro
75 p | 33 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam
77 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 84 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm đột biến gen Globin của các bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
75 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Bước đầu nghiên cứu chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic để bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
79 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus)
75 p | 27 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Phân loại một số loài rong biển thuộc chi Ulva (Chlorophyta) phân bố tại khu vực Hải Phòng
101 p | 29 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Phân lập nấm Aspergillus flavus và Aspergillus paraciticus sinh độc tố từ hạt lạc
58 p | 64 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
66 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long – Quảng Ninh
84 p | 38 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn