Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững
lượt xem 14
download
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững đánh giá thực trạng hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài – tỉnh Bình Phước; đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững và tăng hiệu quả kinh tế trong việc canh tác các kiểu sinh thái vườn nhà.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững
- THƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN BÍCH LIÊN NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI VƯỜN NHÀ Ở THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM VĂN NGỌT TP. HỒ CHÍ MINH - 2010
- MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Bình Phước là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nền kinh tế nông nghiệp phát triển với cơ cấu kinh tế nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ, có diện tích đất nông – lâm nghiệp và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chiếm 82,5% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông - lâm nghiệp ở Bình Phước. Thị xã Đồng Xoài được thành lập năm 1999, thuộc tỉnh Bình Phước, có 16.957 ha diện tích tự nhiên và 50.758 nhân khẩu. Thị xã Đồng Xoài gồm 8 đơn vị hành chính cơ sở. Đó là các phường Tân Đồng, Tân Xuân, Tân Bình, Tân Phú, Tân Thiện và các xã Tiến Thành, Tân Thành, Tiến Hưng. Thị xã đang trong quá trình phát triển, đô thị hóa nhưng nhìn chung nông nghiệp vẫn là thế mạnh ở Đồng Xoài, trong đó các vườn nhà với diện tích nhỏ lẻ đã hình thành từ lâu đời cùng một số trang trại xuất hiện gần đây trồng các loài cây công nghiệp như Điều, Tiêu, Cà phê, Nhãn, Cam, Xoài,… là nguồn thu nhập chính của người lao động. Vườn nhà ở Đồng Xoài không những mang lại nguồn lợi kinh tế cho người dân bằng nguồn thu từ sản phẩm nông nghiệp, mà còn kéo theo các dịch vụ chế biến sản phẩm như bóc tách vỏ hạt, phơi sấy, đóng gói … tạo công việc làm cho nhiều người. Tuy nhiên, giá các mặt hàng nông sản không ổn định, nhiều hộ dân vẫn còn nghèo khổ. Bên cạnh đó, trình độ thâm canh không đồng đều đưa đến chất lượng nông sản chưa được qui chuẩn; thiếu sự liên kết tiểu vùng, liên kết vùng; chi phí sản xuất cao; đầu ra nông sản bấp bênh; điệp khúc trúng mùa - mất giá luôn là nỗi lo của bà con... Cây trồng ở Đồng Xoài chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm. Những năm gần đây vì chạy theo giá cả thị trường nên nhiều hộ nông dân đã chặt bỏ những vườn cây hàng chục năm tuổi để thay bằng cây trồng khác có giá hơn cũng là cây lâu năm. Chi phí chuyển đổi rất tốn kém nhưng có thực sự hiệu quả và lâu dài không thì còn tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, do chưa có mô hình vườn nhà thích hợp nên các vườn nhà hiện nay tuy phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững. Đó cũng là ý kiến đánh giá chung cho mô hình vườn nhà ở tỉnh Bình Phước hiện nay. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững” hy vọng đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển nông nghiệp của thị xã Đồng Xoài nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài – tỉnh Bình Phước.
- - Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững và tăng hiệu quả kinh tế trong việc canh tác các kiểu sinh thái vườn nhà. 3. Nội dung nghiên cứu Một số nội dung chính được đặt ra trong đề tài này là: - Tìm hiểu một số điều kiện tự nhiên ở thị xã Đồng Xoài có ảnh hưởng đến sự phân bố và hiệu quả sử dụng các kiểu sinh thái vườn: diện tích, địa hình, hệ thống tưới tiêu. - Nghiên cứu thành phần nông hóa thổ nhưỡng của một số loại đất trồng cây ở vườn nhà (đất đỏ bazan, đất xám bạc màu… ) - Phân tích hiện trạng các kiểu sinh thái vườn nhà: diện tích, cơ cấu cây trồng và cây dại, tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hiệu quả kinh tế của các vườn. 4. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2009 đến tháng 2/2010. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vườn nhà (trừ các vườn Cao su) được thành lập từ 5 năm trở lên ở thị xã Đồng Xoài. Đề tài nghiên cứu trong phạm vi 8 xã, phường thuộc thị xã Đồng Xoài đó là: Tân Phú, Tân Bình, Tân Đồng, Tân Thiện, Tân Xuân, Tiến Thành, Tiến Hưng, Tân Thành. Không nghiên cứu về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất, trong rau quả… cũng như sự ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của người nông dân trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 6. Ý nghĩa của đề tài Những kết quả nghiên cứu được của đề tài có thể làm cơ sở để xây dựng và nhân rộng những mô hình sinh thái vườn nhà bền vững, hiệu quả kinh tế cao cho thị xã Đồng xoài nói riêng và toàn tỉnh Bình Phước nói chung. Từ đó, góp phần chuyển dịch và thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững các kiểu sinh thái vườn nhà ở tỉnh Bình Phước.
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Hệ sinh thái Hệ sinh thái được nghiên cứu từ lâu, vì thế khái niệm này đã có từ thế kỷ XIX dưới các tên khác nhau như “Sinh vật quần lạc” (Dukachaev,1846; Mobius,1877). Sukachaev (1944) mở rộng khái niệm “Sinh vật quần lạc” thành khái niệm “Sinh vật địa quần lạc” (biogeocenose). Khái niệm “Hệ sinh thái” (ecosystem) được Tansley nêu ra vào năm 1935 và trở thành phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhất vì nó không chỉ bao hàm các hệ sinh thái tự nhiên mà cả các hệ sinh thái HST nhân tạo, kể cả con tàu vũ trụ. Hệ sinh thái là một tập hợp của quần xã sinh vật với môi trường vật lý xung quanh nơi mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật, môi trường tương tác với nhau để tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển hóa năng lượng. Nói cách khác, hệ sinh thái bao gồm các loài sinh vật và các điều kiện tự nhiên (môi trường vật lý) như ánh sáng, nước, nhiệt độ, không khí…Điều quan trọng là tất cả các nhân tố hữu sinh (biotic component) và nhân tố vô sinh (abiotic component) tác động tương hỗ với nhau và giữa chúng luôn xảy ra quá trình trao đổi năng lượng, vật chất và thông tin. Các hệ sinh thái có thể có những qui mô lớn nhỏ khác nhau. Tansley (1935) đã đưa ra các khái niệm về hệ sinh thái cực bé (microecosystem) như một bể nuôi cá chẳng hạn; đến các hệ sinh thái vừa (middleecosystem) như một hồ chứa nước; một cánh rừng trồng và một hệ sinh thái lớn (macroecosystem) như một đại dương, một châu lục. Tập hợp tất cả các hệ sinh thái có độ lớn khác nhau trên Quả Đất làm thành một hệ sinh thái khổng lồ và được gọi là sinh thái quyển (ecosphere).[22]
- Hình 1.1. Sơ đồ một hệ sinh thái (Nguồn:Lê Văn Khoa, 2006) [22] 1.1.2. Vườn - Từ điển Bách khoa Nông nghiệp của Trung tâm Quốc gia biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam (1991) định nghĩa: “ Vườn - khu đất thường có rào giậu dùng vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp hoặc các mục đích khác (văn hóa, phúc lợi v.v…) với những đặc điểm và chức năng như sau: [14] [32] - Tổng diện tích vườn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất nông nghiệp (khoảng 10%). - Khác với đồng ruộng, trồng cây ngắn ngày theo thời vụ, sau khi thu hoạch để lại khoảng đất trống, vườn tạo nên một thảm thực vật che phủ quanh năm, cải thiện môi trường sống của nông dân, tạo nên cảnh quan vườn và đồng ruộng của nông thôn, đóng góp vào hệ sinh thái chung trên lãnh thổ. - Vườn là mô hình sản xuất bổ sung cho ruộng đồng. Đồng ruộng trồng cây hàng năm ngắn ngày, số loài cây trồng hạn chế: cây lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, cây công nghiệp hàng năm, rau quả. Các loài cây vườn nhiều hơn gấp bội, rất phong phú, phần lớn là cây lâu năm…, rau và một số cây thực phẩm ngắn ngày chịu bóng có thể trồng xen trong vườn. Sản phẩm vườn là một hợp phần quan trọng và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp, cung cấp nhiều mặt hàng cho thị trường. Ngoài chức năng kinh tế, một vài kiểu vườn phục vụ các mục tiêu văn hóa, xã hội, phúc lợi công cộng, nghiên cứu tài nguyên, bảo vệ sinh thái và tài nguyên (công viên, vườn cây gỗ, vườn quốc gia).
- - Hệ thống canh tác vườn Việt Nam là một kiểu vườn nhiệt đới hỗn loài, tập hợp nhiều loài cây trồng trên một đơn vị diện tích, tận dụng ánh sáng với những tầng tán khác nhau, yêu cầu ánh sáng khác nhau, tận dụng diện tích với phương thức tăng vụ, trồng xen. Vườn gia đình hay công viên là một tổ hợp nhiều loài cây, khác với đồng ruộng, trên mỗi mảnh đất ở từng thời vụ chỉ trồng một thứ cây. Vườn là một phương thức canh tác đạt hiệu quả sử dụng tài nguyên môi trường ( đất, nước, ánh sáng), áp dụng một kỹ thuật thâm canh cao. - Vườn là trung tâm điều chỉnh và phối hợp giữa 2 thành phần vườn - ruộng đồng trong hệ thống sản xuất của nông dân. Những gì cần cho gia đình, thị trường yêu cầu mà đồng ruộng không sản xuất được thì phải sản xuất ở vườn. Vườn phải tạo công ăn việc làm để sử dụng nhân lực trong những thời vụ và thời gian nghỉ việc đồng ruộng, là điều kiện thuận lợi để sử dụng lao động phụ trong gia đình… Nhiều vườn còn là nơi gây giống, giữ giống cây trồng. - Căn cứ vào chức năng và mục tiêu, vườn có thể phân loại: [14] + Vườn sản xuất nông lâm nghiệp (kể cả vườn giống). Vườn thường kết hợp với ao nuôi cá (hoặc mương nuôi tôm, cá đào trong vườn ở đồng bằng sông Cửu Long) và chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm, tạo thành một hệ thống tương hỗ đạt hiệu quả kinh tế cao. + Vườn phúc lợi công cộng, vườn cảnh: tạo một hệ sinh thái hài hòa làm nơi nghỉ ngơi, giải trí cho dân đô thị. + Vườn nghiên cứu cây rừng. + Vườn bảo vệ, nghiên cứu hệ sinh thái nguyên thủy và tài nguyên. Ngoài ra còn có vườn đồi, vườn rừng v.v… 1.1.3. Vườn nhà Vườn nhà được tác giả Đường Hồng Dật (1999) gọi là vườn gia đình. Tác giả cho rằng vườn gia đình có nhiều quy mô và mức độ phát triển khác nhau. Phần lớn các hộ nông dân ở nước ta có vườn gia đình là mảnh đất không lớn, thường ở kề bên nhà ở. Những sản phẩm thu được từ vườn chỉ là bổ sung cho bữa ăn và góp thêm thu nhập của gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh các hộ nông dân coi vườn là sản xuất phụ, ở một số vùng, nhất là ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nhiều hộ gia đình coi sản xuất vườn là nguồn thu nhập chính. Những hộ này thường có diện tích vườn khá lớn. [14] Theo Nguyễn Văn Mấn, Trịnh Văn Thịnh (1995), vườn nhà “là nơi gần nhà ở nhất, được chăm sóc thường xuyên và là nơi thực hiện thâm canh cao độ”. [24] Theo Trần Thế Tục (2008), sở dĩ gọi là vườn nhà vì trên đất vườn tọa lạc ngôi nhà, nơi sinh sống của nhiều thế hệ. Tùy theo điều kiện của từng nơi mà vườn có thể bao quanh nhà, hoặc nhà đặt ở trước vườn sau như ở đồng bằng sông Cửu Long hoặc nhà ở phía cuối vườn. Tùy theo diện tích, điều kiện vùng sinh thái, kỹ năng lao động của mỗi thành viên trong gia đình ở mỗi nơi mà cơ cấu
- cây trồng trong vườn rất khác nhau bao gồm: cây lương thực, các loại rau, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đặc sản, cây làm thuốc, cây rừng… Trong các loại hình vườn hiện nay của nước ta, vườn nhà là loại hình khá phổ biến trong các vùng kinh tế sinh thái, có vị trí quan trọng trong việc cải thiện dinh dưỡng trong gia đình và tăng thu nhập của từng hộ. [32] 1.1.4. Phát triển bền vững Thuật ngữ “Phát triển bền vững” (Sustainable development) lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” (Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên quốc tế- IUCN) với nội dung đơn giản là: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”.[8] Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland còn gọi là Báo cáo “Tương lai của chúng ta” (Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) (1987). Báo cáo này ghi rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường.[8] Hội nghị thượng đỉnh Quả Đất lần thứ II về phát triển bền vững đã họp tại Johannesberg (Cộng hòa Nam Phi) (từ ngày 26/8 – 04/09/2002) để thảo luận về những gì đã làm được và chưa làm được trong 10 năm, kể từ sau Hội nghị Rio de Janeiro đến năm 2002. Đồng thời, Hội nghị này đã nêu ra những vấn đề bức xúc hiện nay là: nước sinh hoạt và sản xuất, tình hình năng lượng, sản xuất nông nghiệp, đa dạng sinh học, quản lý hệ sinh thái và sức khỏe con người [8]. 1.1.5. Nông nghiệp bền vững Định nghĩa “Nông nghiệp bền vững” được nhiều tác giả thừa nhận là “việc thiết kế những hệ thống cư trú lâu bền của con người; đó là một triết lý và một cách tiếp cận về việc sử dụng đất tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa tiểu khí hậu, cây hàng năm, cây lâu năm, súc vật, đất, nước và những nhu cầu của con người, xây dựng những cộng đồng chặt chẽ và có hiệu quả”. (Mollison và Slay, 1994).[24] Nông nghiệp bền vững có cơ sở nền tảng là Sinh thái học, mục tiêu là nhất thể hóa xã hội loài người vào các hệ sinh thái bền vững, do đó có tác giả còn gọi là Nông nghiệp sinh thái. Trong vườn và trang trại theo nông nghiệp bền vững, mục tiêu là sử dụng cho hết chất dinh dưỡng để không trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm. Thực hiện việc đó bằng trồng nhiều loại cây, mỗi loại sử dụng
- những loại chất dinh dưỡng khác nhau, bón phân vào lúc mà cây có thể sử dụng được hết (thí dụ, bón vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây: bón lót, bón thúc…). Trồng cây và cỏ dọc đường ranh giới khu đất, phủ mặt đất và ít cày xới bằng cách trồng cây phân xanh. [24] Những nguyên tắc xây dựng nông nghiệp bền vững: - Tính đa dạng: trồng những loài, giống cây khác nhau; lai tạo giống; luân canh; trồng cây lưu niên và cỏ ở khu vực ráp gianh; bảo tồn và phát triển gia súc, gia cầm, ong, cá, thủy sản.[24] - Đất là một vật thể sống: bón phân cho đất thường xuyên bằng chất hữu cơ; phủ cho đất thường xuyên để chống xói mòn; khử những yếu tố gây hại như các hóa chất dùng trong nông nghiệp.[24] - Tái chu chuyển: tạo ra mối quan hệ đúng đắn giữa các thành phần nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi, thủy sản, cây rừng…) để có lợi cho từng thành phần và cho toàn thể. Tái chu chuyển là điểm mấu chốt trong việc sử dụng tài nguyên ngoài đồng, trong vườn và giảm bớt lệ thuộc vào bên ngoài.[24] - Cấu trúc nhiều tầng: Thảm thực vật nhiều tầng có thể sử dụng tối đa ánh sáng mặt trời và nước mưa. Có nhiều tầng sẽ giảm hạn hán, lũ lụt và xói mòn cho đất.[24] 1.1.6. Hệ sinh thái vườn nhà Theo Đường Hồng Dật (1999) thì hệ sinh thái vườn nhà bao gồm các thành phần cấu tạo như sau: - Sinh vật trung tâm: loài cây trồng, vật nuôi được gieo trồng hoặc nuôi dưỡng. - Các thành tố sinh vật: các loài sinh vật cùng tồn tại trong hệ sinh thái. Trong đó có các loài gây hại cho sinh vật trung tâm, có các loài có ích, các loài cộng sinh, các loài bổ sung. - Các thành tố không phải sinh vật: đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, không khí v.v… Các thành tố sinh vật Sinh vật Sinh vật gây Sinh vật Sinh vật Sinh vật Cỏ và có ích hại trung tính cộng sinh bổ sung cây dại Sinh vật trung tâm Không khí Ánh sáng Đất Nước Nhiệt độ Ẩm độ Các thành tố không phải sinh vật Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc hệ sinh thái vườn nhà
- (Nguồn: Đường Hồng Dật, 1999) [14] 1.2. Tổng quan tài liệu 1.2.1. Tài liệu nước ngoài Các công trình về hệ sinh thái vườn nhà không phong phú như các tài liệu khoa học khác. Năm 1990, Karyono, khảo sát cấu trúc vườn nhà trong diện tích đất nông thôn của lưu vực Citarum, Indonexia. Tác giả mô tả sự phân bố các loài thực vật, sự phân tầng trong không gian, hệ thống canh tác… Long Chun Lin, 1990, với “Diversification of homegardens as a subtainable agroecosystem in Xishuangbana, China” đã khảo sát về hệ sinh thái nông nghiệp và các dạng vườn nhà ở Xishuangbana của Trung Quốc. Tác giả đã nghiên cứu và giới thiệu, mô tả vườn nhà dựa trên thành phần, cấu trúc của vườn nhà. Năm 1997, bài viết “A study on the home garden ecosystem in the Mekong river delta and the Ho Chi Minh city” của Nguyễn Thị Ngọc Ẩn đã đề cập tới các yếu tố của vườn nhà ở miền Nam Việt Nam, cấu trúc phân tầng trong vườn, các loại đất, động vật và thực vật trong vườn và chỉ ra vai trò của vườn về văn hóa, xã hội, kinh tế.[37] Pablo B. Eyzaguirre và các cộng sự L.N. Trinh, J.W. Watson, N.N.Hue, N.N. De, N.V.Minh, P.Chu, B.R. Sthapit (2002), đã nghiên cứu về sự phát triển ở vườn nhà ở Việt Nam, nêu tầm quan trọng về các mặt xã hội và văn hóa của vườn nhà, cấu trúc vườn nhà ở Việt Nam, sự phân bố các loài ở một số vùng, kích thước các vườn khảo sát… Các tác giả kết luận vườn nhà ở Việt Nam là nơi đóng góp thiết yếu cho các dịch vụ xã hội và phát triển bằng cách cung cấp nguồn dinh dưỡng, nguồn lương thực thực phẩm ổn định và còn là nguồn thu nhập đáng kể cho các gia đình nông thôn Việt Nam.[38] 1.2.2. Tài liệu trong nước: 1.2.2.1. Nghiên cứu về vườn và hệ sinh thái vườn Trần Văn Hòa (1994), nghiên cứu kỹ thuật thiết kế vườn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả trình bày cách lập vườn và trồng cây trên liếp đơn, liếp đôi. [20] Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (1994), nghiên cứu hệ sinh thái và môi trường vườn với một số biện pháp xử lý và hướng phát triển. Tác giả phân thành các biện pháp xử lý chất thải rắn bằng cách thu gom phân loại rác thải, chế tạo các loại xe chuyên dụng. Đối với nước thải công nghiệp thì dùng than hoạt tính, xử lý sinh học hoặc dùng vôi bột. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (1996), nghiên cứu một số mô hình vườn nhà ở đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt phân tích đặc điểm kinh tế xã hội, hiệu quả kinh tế và
- điều kiện tự nhiên nhằm có cơ sở đề xuất một số biện pháp xử lý và phương hướng phát triển mô hình vườn thích hợp với từng vùng. Tác giả đã phân tích những đặc điểm có liên quan đến vườn như khí hậu thủy văn, đất đai, giống, kỹ thuật, các điều kiện thuận lợi và khó khăn của từng vùng để dự kiến biện pháp phát triển vườn cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó tác giả cũng lưu ý đến các giống cây trồng thích hợp, kháng được bệnh do sâu rầy. Đường Hồng Dật (1999), trong cuốn “Nghề làm vườn- cơ sở khoa học và hoạt động thực tiễn” đã lý giải một số vấn đề của hoạt động làm vườn, phân biệt vườn với ruộng, phân biệt vườn nhà với các loại vườn khác, phân tích các mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái vườn, chủ yếu là vườn nhà và kết luận vườn là một hệ sinh thái nông nghiệp tạo ra năng suất kinh tế cao. Tác giả cũng nêu cách thiết kế các loại vườn, chia khu cho từng loại vườn (4 khu chính), mỗi khu có đặc điểm và cách thiết lập khác nhau.[14] Trần Thị Phú (2004), nghiên cứu đa dạng thành phần loài cây trồng ở vườn nhà Huế. Tác giả đã xác dịnh được 520 loài thuộc 311 chi trong 122 họ của 4 ngành thực vật trồng ở các vườn nhà Huế. [28] Thanh Hương (2005), nêu lên tầm quan trọng của vườn (rau) trong cuộc sống, hiện trạng vườn hiện nay của các gia đình, phân loại một số loại cây thường trồng trong vườn và tập trung vào trồng rau để cải thiện bữa ăn gia đình. [17] Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2006), đã nêu lên khái niệm, cấu trúc hệ sinh thái vườn, tầm quan trọng và vai trò của vườn đối với đời sống con người. Tác giả cho biết có nhiều khái niệm khác nhau về vườn và có thể chia thành 3 loại: vườn hoa kiểng, vườn rau đậu và vườn cây ăn trái; một đặc điểm chính để phân biệt vườn nhà với vườn và vườn rừng là vườn nhà có thêm một căn nhà và công lao động thường do trong hộ gia đình thực hiện. [2] Trần Thế Tục (2008), nêu khái niệm và phân loại vườn tạp, những tiến bộ kỹ thuật có thể áp dụng để cải tạo vườn tạp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là kỹ thuật chọn tạo nhân giống, kỹ thuật tạo tán, tỉa cành, kỹ thuật bón phân, bao quả, điều khiển ra hoa quả trái vụ, ứng dụng các thành tựu bảo vệ thực vật đối với cây ăn quả. Ngoài ra tác giả còn đề ra hướng chọn lựa các giống tốt có thế cạnh tranh trên thị trường để cải tạo vườn tạp.[32] Nguyễn Thanh Vũ, Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2008), nêu đặc điểm vườn nhà, các thành phần của hệ sinh thái vườn, cấu trúc sinh thái vườn nhà theo không gian thẳng đứng ở các xã cù lao thuộc tỉnh Vĩnh Long. Tác giả kết luận mô hình vườn cây ăn trái kết hợp du lịch đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhà vườn và tạo điều kiện nâng cao kiến thức cộng đồng về giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên. [33]
- 1.2.2.2. Nghiên cứu về phát triển bền vững Nguyễn Văn Mấn và Trịnh Văn Thịnh (1995), đã trình bày cơ sở của nông nghiệp bền vững về đạo đức, nguyên lý, môi trường sinh thái, nền tảng sinh thái học và thiết kế cũng như các hệ thống nông nghiệp bền vững. Các tác giả nêu nguyên tắc xây dựng nông nghiệp bền vững hay còn gọi là nông nghiệp sinh thái: tính đa dạng, đất là một vật thể sống, tái chu chuyển và cấu trúc nhiều tầng.[24] Nguyễn Thái Tự (2002), trình bày cơ sở để phát triển bền vững vườn nhà và trang trại trên nền tảng đa dạng sinh học. Từ những nghiên cứu về ưu điểm và qui luật cơ bản của thiên nhiên nước ta, tác giả đưa ra những tiêu chí để vận dụng trong qui hoạch, xây dựng mô hình vườn nhà, trang trại góp phần tạo nên một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa bền vững. [39] Nhìn chung, chưa có công trình nghiên cứu nào về hệ sinh thái vườn nhà và đề xuất những mô hình có hiệu quả, bền vững ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
- CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu là các vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước 2.1.1.1. Vị trí địa lý Thị xã Đồng Xoài nằm ở phía Đông - Nam tỉnh Bình Phước và ở giao điểm của hai tuyến giao thông quan trọng là quốc lộ 14 và tỉnh lộ ĐT741, cách thị xã Thủ Dầu Một 80 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 120 km về phía Bắc. Toạ độ địa lý của thị xã Đồng Xoài: - Từ 11o31’25” đến 11o33’36” vĩ độ Bắc - Từ 106o53’36” đến 106o55’31” kinh độ Đông Hình 2.1. Bản đồ thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (tỉ lệ 1/25.000) (Nguồn: Ủy ban nhân dân thị xã Đồng Xoài) [34] Thị xã Đồng Xoài có diện tích tự nhiên là 16.769,83 ha, chiếm 2,44% diện tích của cả tỉnh Bình Phước. Toàn thị xã có 3 xã và 5 phường. Trung tâm hành chính thị xã đặt tại phường Tân Phú. Ranh giới hành chính của thị xã Đồng Xoài như sau: - Phía Đông giáp huyện Đồng Phú.
- - Phía Tây giáp huyện Chơn Thành - Phía Nam giáp huyện Đồng Phú - Phía Bắc giáp huyện Đồng Phú - Phía Tây Nam giáp tỉnh Bình Dương. Đến nay toàn thị xã có diện tích tự nhiên là 16.848 ha, gần bằng 2,46% diện tích cả tỉnh Bình Phước và bằng khoảng 0,05% diện tích toàn quốc. Với dân số năm 2001 là 56.120 người, mật độ dân số khoảng 333 người/km2. - Địa hình: nằm ở độ cao trung bình 88,63 m so với mực nước biển, là vùng đất đồi tương đối bằng phẳng, hơi lượn sóng. Là một thị xã miền núi nhưng Đồng Xòai có địa hình tương đối bằng phẳng so với các vùng khác. Địa hình có độ dốc 20o 108.051 15,76 Tổng diện tích 685.394 100 16.848 100 (Nguồn: Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh Bình Phước, 2008) [29] 2.1.1.2. Khí hậu Thị xã Đồng Xòai nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão và không có mùa đông lạnh. Khí hậu tỉnh Bình Phước nói chung và thị xã Đồng Xòai nói riêng mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa không đồng nhất với các đặc điểm sau: - Có cấu trúc đa dạng về thời tiết mùa - Khí hậu có tính biến động rất cao do hệ quả của phức hệ gió mùa và quan hệ tương tác với cảnh quan địa hình - Diễn thế khí hậu quan hệ với động lực gió mùa.
- Bảng 2.2. Nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm không khí ở thị xã Đồng Xoài Chỉ tiêu Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Trung khí hậu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 bình Nhiệt 26,7 26,1 27,1 28,0 28,0 27,4 26,9 26,5 26,3 26,2 26,2 25,8 25,5 độ(0 C) Lượng mưa 4,4 28,2 78,6 145,2 298,9 328,5 335,5 390,0 487,6 368,5 152,4 14,4 2632,2 (mm) Độ ẩm % 71,7 70,0 71,8 75,9 82,3 84,8 86,4 87,1 88,1 85,7 81,4 75,9 80,1 (Nguồn:Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Bình Phước) [31] Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,7oC, không có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa các tháng trong năm. Tháng tư và tháng năm nóng nhất lên đến 28,00C, tháng lạnh nhất là tháng 12 với nhiệt độ 25,50C. Thị xã Đồng Xoài có bức xạ mặt trời cao trên 130 kcalo/cm2/năm. Thời kỳ có cường độ bức xạ cao nhất vào tháng 3 & tháng 4, đạt 300 - 400 calo/cm 2/ngày. Trên nền đó cán cân bức xạ có trị số lớn 70 - 75 kcalo/ cm2/năm. Từ nguồn năng lượng đó chế độ nhiệt cao và khá ổn định: nhiệt độ cao đều trong năm khoảng 26,6oC. Nhiệt độ trung bình tối cao không quá 33oC (31,7 - 32,2oC) và nhiệt độ trung bình tối thấp không dưới 20oC (21,5 - 22oC). Tổng giờ nắng trong năm trung bình 2.400 - 2.500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày 6,2 - 6,6 giờ. Thời gian nắng dài nhất vào các tháng ít mưa 2,3,4, thời gian ít nắng nhất vào các tháng mưa nhiều 7,8,9.[34] Lượng mưa trung bình tương đối cao khoảng 2.632,2 mm/năm, nhưng phân hóa theo mùa, tạo ra hai mùa rất ngược nhau: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô kéo dài trong 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10 -15% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc hơi rất cao, chiếm khoảng 64 - 67% tổng lượng bốc hơi cả năm và cán cân ẩm rất cao. Do lượng mưa ít và bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước một cách mãnh liệt. Điều đó đẩy nhanh sự phá hủy chất hữu cơ, dung dịch đất hòa tan các Secquioxyt sắt nhôm ở dưới sâu dịch chuyển lên tầng đất trên và bị oxy hóa tạo thành kết von và đá ong rất phổ biến. Mùa mưa kéo dài trong 06 tháng từ tháng 5 đến tháng 11, mưa rất tập trung, lượng mưa trong 06 tháng mùa mưa chiếm 85 - 90% tổng lượng mưa cả năm, chỉ riêng 04 tháng mưa lớn nhất, lượng mưa đã chiếm 62 - 63% lượng mưa cả năm. Ngược lại lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô và khi đó cán cân ẩm rất cao. Lượng mưa lớn và tập trung đã xảy ra quá trình xói mòn, rửa trôi rất mạnh, lôi cuốn sét mùn từ nơi cao xuống nơi thấp, làm bất đồng hóa phẫu diện và dẫn tới nhiều biến đổi quan trọng trong phân hóa vỏ thổ nhưỡng. Lượng mưa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp. Vào mùa mưa cây cối sinh trưởng và phát triển rất tốt, là mùa sản xuất chính; ngược lại vào mùa khô cây cối khô
- cằn, sinh trưởng và phát triển rất kém. Khả năng cung cấp nước tưới của thị xã cho nông nghiệp rất khó khăn, chưa đầy 10% diện tích đất nông nghiệp có tưới tiêu, vì vậy trong sản xuất nông nghiệp cần phải chọn và đưa vào sử dụng những loại hình sử dụng đất ít hoặc không cần nước tưới. Bên cạnh đó, nguồn nước sinh họat cũng gặp rất nhiều khó khăn do mùa nắng kéo dài mà các hồ, đập lại dự trữ nước ít. [34] Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 80,1%. 2.1.1.3. Các loại đất Thị xã Đồng Xòai có 3 loại mẫu chất đá mẹ hình thành đất là đá bazan, đá phiến sét, mẫu chất phù sa cổ và được phân bố thành 3 khối tập trung. Trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000, đất Thị xã Đồng Xòai có 3 nhóm đất, với 7 đơn vị bản đồ đất. (Hình 2.2) Hình 2.2. Bản đồ các loại đất ở thị xã Đồng Xoài (tỉ lệ 1/25.000) (Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bình Phước, 2007 ) [29] Ghi chú: Nhóm đất xám Nhóm đất đỏ vàng Nhóm đất dốc tụ - Nhóm đất xám Có 8.812,4ha (52,31%) là nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở thị xã Đồng Xòai. Phân bố nhiều nhất ở xã Tân Thành 3.760,2 và xã Tiến Hưng 3.562,6 ha và các xã khác như: Tân Phú 300,8ha, Tiến Thành 509,4ha, Tân Xuân 281,9ha, Tân Bình 347,1ha, Tân Đồng 50,4ha. Đất xám chủ yếu có địa hình bằng phẳng < 3o có diện tích bằng 94,18% diện tích đất xám.
- Nhóm đất xám ở thị xã Đồng Xòai hình thành chủ yếu trên mẫu chất phù sa cổ (Pleistocene) nghèo kiềm và thường có thành phần cơ giới nhẹ; phân bố trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm; khoáng sét đã bị biến đổi đáng kể; quá trình rửa trôi sét và các Cation kiềm thổ xảy ra mạnh mẽ. Đất xám thường có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình: thịt pha sét- cát đến thịt pha sét. Đất xám nhìn chung rất nghèo mùn, đạm, lân và kali. - Nhóm đất đỏ vàng Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn 7.660,5ha, chiếm 45,47% diện tích tự nhiên. Nó được hình thành trên 02 đá mẹ khác nhau: đá bazan và đá phiến sét. Nhóm đất đỏ vàng được phân thành 3 loại: đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan, đất nâu vàng trên phù sa cổ và đất đỏ vàng hình hình thành trên đá phiến sét. - Đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan: Có 3.343,5 ha, chiếm 19,85% diện tích tự nhiên toàn thị xã và chiếm 0,84% qũy đất đỏ bazan toàn tỉnh. Đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan có thành phần cơ giới nặng, cấu tượng viên hạt, tơi xốp: thịt pha sét tới sét. Đất đỏ nhìn chung có độ phì tương đối cao. - Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Có diện tích 2.188,6 ha, chiếm 12,99% diện tích tự nhiên. Đất nâu vàng trên phù sa cổ có thành phần cơ giới thịt trung bình, cấu tượng viên hạt, khá tơi xốp, khả năng giữ nước, giữ phân khá hơn đất xám. Đất nâu vàng trên phù sa cổ nhìn chung nghèo dinh dưỡng. - Đất đỏ vàng hình hình thành trên đá phiến sét: Có 32.812ha, chiếm 35,32% DTTN toàn thị xã. Đất đỏ vàng trên phiến sét nhìn chung có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. tầng đất thường mỏng và hơi dốc. Đất thường chua, có độ phì nhiêu thấp với mùn và đạm trung bình, nghèo lân và nghèo kali. - Nhóm đất dốc tụ Đất dốc tụ có 97ha, chiếm 0,58% diện tích tự nhiên. Đất hình thành ở địa hình thung lũng, trên các sản phẩm bồi tụ từ các khu vực đồi cao xung quanh. Vì vậy đất phân bố rất rải rác, ở khắp các khe hợp thủy và thung lũng ở vùng đồi. Nhìn chung các đất dốc tụ có độ phì nhiêu tương đối khá, nhưng chua. Địa hình thấp trũng, khó thóat nước. 2.1.1.4. Tài nguyên nước - Sông, suối Trên địa bàn thị xã Đồng Xòai có 01 con sông lớn chảy qua: Sông Bé và suối Rạt, nhánh sông Đồng Nai. + Sông Bé chảy dài dọc theo trung tâm tỉnh Bình Phước theo hướng Bắc-Nam, chảy qua các huyện Phước Long, Lộc Ninh, Bình Long, thị xã Đồng Xòai và chảy về tỉnh Bình Dương. Trên
- dòng Sông Bé đã quy hoạch 04 công trình thủy lợi lớn theo 04 bậc thang: Thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Sóc Phu Miêng và Phước Hòa. Hiện nay công trình thủy điện Thác Mơ (1,47 tỷ m3) đã đưa vào sử dụng từ 1995. Công trình Cần Đơn đang trong giai đọan thi công và công trình Phước Hòa đang trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Trên địa bàn thị xã Đồng Xòai, sông Bé cũng chạy từ Bắc xuống phía Nam dọc theo phía Tây thị xã; là ranh giới giữa thị xã Đồng Xòai và huyện Bình Long. Suối Cam và suối Sông Rinh là hai nhánh của Sông Bé thường cạn vào mùa khô và ngập sâu vào mùa mưa. + Suối Rạt là ranh giới giữa thị xã Đồng Xòai và huyện Đồng Phú. Suối này có nước ngập sâu vào mùa mưa, nhưng tương đối cạn kiệt về mùa khô, nên có tác dụng thấp trong sản xuất nông nghiệp và sinh họat. - Nước ngầm Theo bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Sông Bé (cũ) thành lập năm 1995 của liên đoàn Địa chất 6 cho thấy nước ngầm trong vùng có các tầng chứa nước sau: +Tầng chứa nước Bazan (QI-II) phân bố trên quy mô khoảng 348km2, lưu lượng tương đối khá 0,5-16l/s. Tuy vậy, do biến động lớn về tính thấm nên tỷ lệ khoan khai thác nước không cao. + Tầng chứa nước Pleistocene (QI-III), phân bố ở phía Nam của thị xã. Đây là tầng chứa nước có trữ lượng khá lớn và chất lượng tốt. + Tầng chứa nước Plioxen (N2) lưu lượng 5-15l/s, phân bố ở trung tâm thị xã Đồng Xòai. Có chất lượng tốt. + Ngoài ra có các tầng chứa nước Mezozoi (M2) phân bố ở vùng đồi thấp (100-250 m). - Nguồn nước của các hồ, đập, bàu Trên địa bàn toàn thị xã hiện có 07 hồ chứa nước gồm: hồ Suối Cam ở Tân Phú diện tích sử dụng khoảng 79,2 ha; Bàu Tà Môn ở xã Tiến Hưng diện tích sử dụng 12,35 ha; 05 bàu ở xã Tân Thành diện tích 20 ha. Hồ Suối Cam là nguồn cung cấp nước sinh họat, nước sản xuất cho thị xã; 06 bàu đập còn lại phục vụ chính cho nông nghiệp. [34] 2.1.1.5. Tài nguyên rừng Thị xã Đồng Xòai nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung vốn là nơi có qũy rừng rất phong phú, đa dạng và nó có giá trị phòng hộ, môi trường, nhưng đã bị khai thác và tàn phá mạnh mẽ.
- 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước 2.1.2.1. Đặc điểm dân số Năm 2008 dân số của thị xã là 74.020 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 15,57%. Dân số trung bình thành thị là 44,484 nghìn người, dân số trung bình nông thôn là 29,536 nghìn người. Tổng số phường, xã là 8. [13] Thị xã Đồng Xòai có dân số chưa nhiều, mật độ dân số trung bình nhưng tốc độ tăng dân số rất cao, nhất là tăng dân số cơ học, đã gây một sức ép không nhỏ trong sử dụng đất. 2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng - Giao thông: Thực trạng đường ô tô đến trung tâm các xã, phường: 8/8 phường xã có đường ô tô đến trung tâm phường, xã. - Bưu chính: 8/8 phường xã được trang bị điện thoại. - Điện: 8/8 phường xã có điện thắp sáng và sinh hoạt. - Nước: thị xã có một nhà máy nước cung cấp cho 40% dân thị xã, chủ yếu các cơ quan nhà nước và những hộ dân thuộc công chức, còn lại phần lớn bà con dùng nước giếng. [13] 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thu thập thông tin Thu thập những tài liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn khác nhau. Sắp xếp, phân tích và xử lí tài liệu thu thập được. 2.2.2. Ngoài thực địa - Thực địa khảo sát các vườn nhà: thống kê số vườn, diện tích các vườn. Để xác định loại đất vườn, chúng tôi dựa vào bản đồ phân loại đất của thị xã và tính chất đất khi khảo sát thực địa. - Lấy 3 mẫu đất và đem phân tích ở Viện Khoa học Kỹ thuật Miền Nam về một số chỉ tiêu thành phần cơ giới, pH, N tổng số, K2O tổng số, P2O5 tổng số, N dễ tiêu, K2O dễ tiêu, P2O5 dễ tiêu. - Sau đó chọn mẫu (150 vườn nhà) để khảo sát. Chọn các vườn thể hiện được vườn cây trồng thuần loại và vườn cây trồng xen để khảo sát, thu mẫu, chụp hình các loài động, thực vật được nuôi trồng và hoang dại có trong vườn. - Điều tra về năng suất cây trồng, về hiệu quả kinh tế thu được từ vườn trong 2-3 năm gần đây; về tình hình sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học qua phiếu điều tra. 2.2.3. Ở phòng thí nghiệm
- - Định danh tên khoa học của các loài thực vật bằng phương pháp hình thái so sánh và dựa trên tài liệu chính: "Cây cỏ Việt Nam" của Phạm Hoàng Hộ (2003). Danh lục được sắp xếp theo Brummitt (1992). - Xử lý các số liệu thu được bằng phần mềm Excel 2003.
- CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Thực trạng các vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài 3.1.1. Diện tích các vườn nhà Kết quả điều tra tổng số vườn nhà trong thị xã Đồng Xoài cho thấy có 3.956 vườn. Trong đó: - Số vườn nhà có diện tích < 1,0 ha là 1.060 vườn chiếm tỷ lệ 26,8%. Vườn có diện tích nhỏ phân bố chủ yếu ở các phường thuộc nội ô thị xã. Các vườn này thường được trồng cây ăn quả, rau màu, hoa cảnh… - Số vườn nhà có diện tích 1,0 ha - 10 ha là 1.391 vườn, chiếm tỷ lệ 35,2%. Những vườn này thường trồng cây ăn quả lâu năm như Cam, Bưởi, Xoài, Chôm chôm, Nhãn; cây công nghiệp là Điều, Tiêu và hiện nay đang trồng Cao su xen vào Điều để chuẩn bị thay thế Điều. - Số vườn nhà có diện tích > 10 ha là 1.505 vườn, hầu hết tập trung ở 3 xã ngoại ô, chiếm tỷ lệ 38,0% trong tổng số vườn điều tra. Những vườn nhà có diện tích lớn hầu hết là vườn Điều lâu năm. Bảng 3.1. Diện tích vườn nhà thuộc các phường, xã trong thị xã Đồng Xoài Phường Xã Tổng Diện số tích Tân Tân Tân Tân Tân Tiến Tiến Tân Phú Bình Đồng Thiện Xuân Thành Hưng Thành vườn < 1 ha 65 72 150 70 434 51 2 216 1.060 1– 10 ha 150 69 72 80 187 417 126 290 1.391 >10 ha 35 126 28 100 85 192 424 515 1.505 Tổng số 250 267 250 250 706 660 552 1021 3.956 vườn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 782 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 216 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 185 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 151 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 165 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 175 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 196 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đánh giá hoạt tính chống béo phì và kháng viêm của một số chủng vi sinh vật phân lập từ thực vật
75 p | 23 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ tuần hoàn RAS
77 p | 45 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học của nano astaxanthin
76 p | 67 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 89 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả một số phương pháp tách chiết dấu vết tinh trùng phục vụ công tác giám định sinh học kỹ thuật hình sự
95 p | 13 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 48 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Bước đầu nghiên cứu chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic để bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
79 p | 53 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Tuyển chọn các chủng vi khuẩn tích lũy nhựa sinh học Polyhydroxyalkanoate (PHA) dạng copolymer phân lập ở Việt Nam
94 p | 27 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Phân lập nấm Aspergillus flavus và Aspergillus paraciticus sinh độc tố từ hạt lạc
58 p | 72 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thí nghiệm: Nghiên cứu cải tiến bộ chế phẩm vi sinh ELACGROW và HAN-PROWAY nhằm ứng dụng trong chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm
93 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự ức chế tăng sinh tế bào và cảm ứng apoptosis trên tế bào ung thư của cao chiết cây sâm đá (Curcuma singularis)
81 p | 27 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn