intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Tác động của việc khai thác và nuôi trồng thủy sản đến rừng ngập mặn ở Long Sơn (TP. Vũng Tàu) và giải pháp phát triển bền vững

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

152
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Tác động của việc khai thác và nuôi trồng thủy sản đến rừng ngập mặn ở Long Sơn (TP. Vũng Tàu) và giải pháp phát triển bền vững tập trung làm rõ hiện trạng quản lí tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Tác động của việc khai thác và nuôi trồng thủy sản đến rừng ngập mặn ở Long Sơn (TP. Vũng Tàu) và giải pháp phát triển bền vững

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Lan Anh TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẾN RỪNG NGẬP MẶN Ở LONG SƠN (TP.VŨNG TÀU) VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Lan Anh TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẾN RỪNG NGẬP MẶN Ở LONG SƠN (TP.VŨNG TÀU) VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60 42 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ SĨ TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu thu thập, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người viết cam đoan Nguyễn Thị Lan Anh
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn được thực hiện theo chương trình đào tạo Thạc sĩ Chính quy tại trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Để hoàn thành nghiên cứu này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy – TS. Võ Sĩ Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu và nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu và Phòng đào tạo sau Đại học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này. Chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và cán bộ Ủy ban nhân dân xã Long Sơn, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở thủy sản, Ban quản lí rừng phòng hộ, Hạt kiểm lâm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện và thu thập số liệu liên quan đến đề tài. Cảm ơn quí thầy, cô giảng dạy ngành Sinh thái học – Khoa Sinh học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập. Xin cảm ơn các bạn và tập thể lớp Cao học Sinh thái học khóa 2007 – 2010, đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ, sự quan tâm sự giúp đỡ của bạn bè và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011 Nguyễn Thị Lan Anh
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... 3 T 0 T 0 LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... 4 T 0 T 0 MỤC LỤC ................................................................................................................ 5 T 0 T 0 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 7 T 0 T 0 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .................................................................................... 9 T 0 T 0 CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP T 0 NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 15 T 0 2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 15 T 0 T 0 2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 15 T 0 T 0 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 15 T 0 T 0 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 15 T 0 T 0 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 15 T 0 T 0 2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 16 T 0 T 0 2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ................................................................ 16 T 0 T 0 2.4.2. Phương pháp điều tra cộng đồng ........................................................................ 16 T 0 T 0 2.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa ........................................................................... 17 T 0 T 0 2.4.4. Phương pháp vẽ bản đồ và tính diện tích rừng ngập mặn ................................... 17 T 0 T 0 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA XÃ LONG T 0 SƠN, TP.VŨNG TÀU ............................................................................................ 18 T 0 3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 18 T 0 T 0 3.1.1 Vị trí địa lí .......................................................................................................... 18 T 0 T 0 3.1.2. Khí hậu, địa hình................................................................................................ 18 T 0 T 0 3.1.3. Thủy văn, biển ................................................................................................... 18 T 0 T 0 3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................................................... 19 T 0 T 0 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 20 T 0 T 0 4.1. Đặc điểm rừng ngập mặn....................................................................................... 20 T 0 T 0 4.1.1. Phân bố và diện tích ........................................................................................... 20 T 0 T 0 4.1.2. Thành phần và đặc điểm cây ngập mặn chủ yếu ................................................. 22 T 0 T 0 4.2. Hiện trạng khai thác và nuôi trồng tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập T 0 mặn ................................................................................................................................ 29 T 0 4.2.1. Tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn và hiện trạng khai thác thủy T 0 sản ............................................................................................................................... 29 T 0 4.2.2. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản ........................................................................... 32 T 0 T 0
  6. 4.3. Các tác động đến tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn ................. 38 T 0 T 0 4.3.1. Khai thác quá mức ............................................................................................. 38 T 0 T 0 4.3.2. Nuôi trồng thủy sản............................................................................................ 41 T 0 T 0 4.3.3. Các tác động khác .............................................................................................. 42 T 0 T 0 4.4. Hiện trạng quản lí tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn ............... 46 T 0 T 0 4.4.1. Quản lí rừng ngập mặn ....................................................................................... 46 T 0 T 0 4.4.2. Quản lí việc khai thác tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn ........... 47 T 0 T 0 4.4.3. Quản lí các hoạt động nuôi trồng thủy sản.......................................................... 48 T 0 T 0 4.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng bền vững tài T 0 nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn .......................................................... 48 T 0 4.5.1. Bảo tồn và phục hồi ........................................................................................... 48 T 0 T 0 4.5.2. Nuôi trồng thân thiện môi trường ....................................................................... 51 T 0 T 0 4.5.3. Du lịch thiên nhiên............................................................................................. 53 T 0 T 0 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 59 T 0 T 0 1. Kết luận ..................................................................................................................... 59 T 0 T 0 2. Kiến nghị ................................................................................................................... 59 T 0 T 0 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 61 T 0 T 0 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 66 T 0 T 0
  7. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới và đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế xói lở, cố định bãi bồi, chống sóng gió, cung cấp các chất dinh dưỡng và là nơi sinh sản, ương giống cho các loài thủy sinh vật, lọc trong nước thải, giữ cân bằng sinh thái ở vùng ven biển. Ðây cũng là môi trường thích hợp cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản, đánh bắt tôm, cá, các đặc sản thủy sản có giá trị khác. Rừng ngập mặn còn là nơi cư trú của các loài động vật hoang dã như: chim, thú, bò sát, lưỡng cư. Các sản phẩm có giá trị của thực vật như gỗ, ta nin, than, giấy, đường, rượu, dược liệu cũng được khai thác từ rừng ngập mặn. Như vậy rừng ngập mặn cung cấp rất nhiều nguồn lợi cho con người cả về thực vật lẫn động vật đặc biệt là nguồn lợi về thủy sản. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, là một trong 7 tỉnh, thành phố của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác định là vùng động lực và trên thực tế là vùng lãnh thổ phát triển năng động nhất cả nước. Trong những năm gần đây ở Bà Rịa – Vũng Tàu do sự phát triển của các khu công nghiệp, khai thác trái phép rừng ngập mặn, lấn chiếm đất để nuôi trồng thủy sản góp phần làm thu hẹp diện tích rừng ngập mặn đồng thời ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản trong vùng. Đặc biệt là việc nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh, diện tích nuôi ngày càng mở rộng, người nuôi dùng nhiều biện pháp để nâng cao năng suất dẫn đến lượng hóa chất đưa vào môi trường ngày càng nhiều, vấn đề môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành mối lo ngại cho xã hội. Long Sơn là một xã đảo duy nhất trực thuộc thành phố Vũng Tàu có phía Đông giáp T 2 T 2 sông Dinh, phía Bắc giáp xã Tân Hải - huyện Tân Thành và thị xã Bà Rịa (thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), phía Tây và phía Nam giáp biển (vịnh Gành Rái). Long Sơn có gần 100 ha rừng ngập mặn tự nhiên và hơn 400 ha rừng trồng ngập mặn (chủ yếu là cây đước). Rừng ngập mặn của Long Sơn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ ven biển, là môi trường để phát triển thủy sản bền vững. Toàn xã có diện tích đất nuôi trồng thủy sản kể cả đất mặt nước là 2955 ha trong đó đất nuôi trồng thủy sản là 1191,78 ha, đất mặt nuớc nuôi trồng thủy sản là 1763,42 ha. Sáu tháng đầu năm 2009, trên toàn xã sản lượng khai thác thủy sản đạt 650 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 690 tấn, giá trị sản lượng đạt khoảng 10,2 tỷ đồng (theo Báo cáo về tình hình hoạt động, khai thác, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Long Sơn năm 2009). Nhân dân trong xã có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản cụ thể là nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ đặc biệt là con hàu.
  8. Hiện nay nhân dân đã đăng kí hồ sơ nuôi hào là 284 hộ, 12 doanh nghiệp và khoảng 17 hộ dân tham gia nuôi cá lồng bè. Trong giai đoạn hiện nay đối với xã Long Sơn nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ven bờ là những ngành kinh tế chủ yếu để giải quyết công ăn việc làm, ổn định cuộc sống hàng ngày của người dân. Có thể nói đời sống của nhân dân Long Sơn gắn liền với tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn. Tuy nhiên, tình trạng khai phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản và xây dựng cơ sở hạ tầng đã và đang thu hẹp diện tích của hệ sinh thái này ở xã Long Sơn. Nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ và trên các sông rạch cũng đang giảm sút. Ngoài ra, nước thải từ chế biến hải sản và việc khai thác cát thiếu qui hoạch cũng có thể gây ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và hoạt động nuôi trồng. Mặt khác, Nhà nước chủ trương quy hoạch một số diện tích đất đai trên địa bàn xã để xây dựng khu công nghiệp góp phần làm thu hẹp diện tích nuôi trồng thủy sản. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Tác động của việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đến rừng ngập mặn ở Long Sơn (TP.Vũng Tàu) và giải pháp phát triển bền vững”.
  9. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Rừng ngập mặn ngoài chức năng phòng hộ bảo vệ các bờ biển, bờ sông, điều hòa khí hậu còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì nguồn lợi thủy sản cho đới ven bờ. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa rừng ngập mặn và nguồn lợi thủy sản, tác động qua lại giữa chúng và giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái nhạy cảm này. * Trên thế giới Có thể điểm qua một số công trình sau đây: Đề tài: “Mô hình nuôi trồng cá vùng cửa sông” của Hickling C.F. (1970) cho thấy vùng cửa sông phù hợp với việc phát triển mô hình nuôi trồng các loại cá, tôm nước lợ, mặn. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến các loại cá được nuôi, nguồn giống, nguồn thức ăn và các biện pháp quản lí vùng nuôi ở một số nơi trên thế giới như Nga, Nhật Bản, Ý.[4] Đề tài: “Chuyển đổi rừng ngập mặn sang ao nuôi trồng thủy sản” của Kapetsky (1986) cho thấy việc chuyển đổi rừng ngập mặn không qui hoạch sang ao nuôi trồng thủy sản là một trong những nguyên nhân làm mất mát diện tích rừng ngập mặn và làm suy giảm đa dạng sinh học. Trong suốt ba thập kỷ qua, 196.000 ha rừng ngập mặn của Philippines và 42.000 ha rừng ngập mặn của Ecuador đã được chuyển đổi thành ao nước lợ nuôi cá và nuôi tôm tương ứng. Tuy nhiên việc nuôi trồng thủy sản ở các ao nước lợ trong vùng ngập mặn đều thất bại về kinh tế và sinh thái. Các ao nuôi tôm đều hoạt động dưới tiềm năng sản xuất mặc dù đã tăng cường sử dụng các chất kháng sinh, hóa chất nhưng số ao nuôi tôm tồn tại khá khiêm tốn. Rừng ngập mặn còn chịu sự phá hủy của tự nhiên như bão, sóng thần. Thiệt hại nghiêm trọng do bão gây ra ở Tây Nam Bangladesh năm 1988 đã phá hủy 8.500.000 cây ngập mặn tương đương với 66,3 triệu m3 gỗ thương mại. Hơn nữa, quy mô thay đổi lớn về P P môi trường sau biến thể vi khí hậu; bất thường dao động mức nước biển, muối tích tụ trong đất hoặc lũ lụt cũng đã góp phần cho sự phá hủy rừng ngập mặn.[6] Đề tài: “Một số vấn đề về môi trường trong qui hoạch nuôi trồng thủy sản” của Saenger P. (1993) đã nghiên cứu những tác động trực tiếp và gián tiếp của việc nuôi trồng thủy sản đến môi trường sống. Tác động trực tiếp của việc nuôi trồng thủy sản đó là làm mất mát diện tích rừng ngập mặn, thảm cỏ biển từ đó làm mất môi trường sống của một số loài dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học. Các hoạt động liên quan đến nuôi trồng thủy sản
  10. như: nạo vét, cải tạo làm thay đổi chế độ thủy văn, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái biển. Tác động gián tiếp của nuôi trồng thủy sản như chiếu sáng ban đêm, tiếng ồn và độ rung. Tiếng ồn, độ rung động từ máy bơm hay thiết bị sục khí có thể gây thay đổi hành vi của một số loài động vật không xương, cá, chim. Ánh sáng chiếu ban đêm có thể làm thay đổi sự chuyển động của một số loài cá, mực, rùa. Tuy nhiên, tác động quan trọng nhất của nuôi trồng thủy sản là làm suy giảm chất lượng nước vùng ven bờ do quá trình axit hóa đất mặt, làm giàu chất dinh dưỡng từ phân bón và thức ăn, chất thải hữu cơ tăng lên. Việc giới thiệu các biện pháp quản lý để giảm thiểu suy giảm nước biển ven bờ tác động môi trường bất lợi của nuôi trồng thủy sản phát triển đã trở thành vấn đề cấp bách.[10] Đề tài: “Đa dạng sinh học các loài cá vùng cửa sông thuộc Nam Châu Phi” của Whitfield, A.K (1994) đã xác định ở Nam Phi trong số 142 loài cá được nghiên cứu có tới 71% loài là những đại diện hoặc hoàn toàn hay một phần đời sống phụ thuộc vào vùng cửa sông, trong đó gồm cá cửa sông (28%) và cá biển rộng muối (43%), số còn lại là những loài cá biển hẹp muối, xuất hiện trong vùng cửa sông với số lượng ít như khách vãng lai (21%), một số loài cá nước ngọt rộng muối (55) và những loài di cư qua vùng cửa sông (3%).[13] Đề tài: “Xử lí nước thải đầm tôm ở vùng đất ngập nước rừng ngập mặn tự nhiên” của Primavera và cộng sự (1998) đã nghiên cứu hiện trạng rừng ngập mặn ở Philippines và đánh giá khả năng xử lí chất thải của rừng ngập mặn tự nhiên. Việc trồng các cây ngập mặn có tác dụng lọc nước thải từ đầm tôm và phục hồi được các đầm tôm bị bỏ hoang.[9] Đề tài: “Các tác động của môi trường nuôi trồng thuỷ sản và những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản ven biển ở Đông Nam Á” của Chua Thia Eng và cộng sự (2003) đã chỉ ra rằng nuôi trồng thủy sản ven biển là một nghề truyền thống ở Đông Nam Á. Sự phát triển của nghề này trong ba thập kỷ qua đã tạo ra các tác động tiêu cực về môi trường ví dụ như chuyển đổi rừng ngập mặn trên diện rộng thành các ao nuôi, làm thay đổi chế độ thủy văn ở các vùng nước do sự phát triển của cơ cấu nuôi trồng thuỷ sản, xả nước thải hữu cơ vào nước biển. Đồng thời, việc xả chất thải do các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp vào nước biển vùng ven bờ dẫn đến sự suy thoái ngày càng cao của chất lượng nước biển từ đó ảnh hưởng đến sản xuất nuôi trồng thuỷ sản và lợi nhuận. Hơn nữa, tần số tăng của thủy triều đỏ trong khu vực đã đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho nuôi trồng thủy sản ven biển, đặc biệt là trồng nhuyễn thể. Việc giới thiệu các biện pháp quản lý để giảm thiểu suy giảm chất lượng nước biển ven bờ và các hậu quả môi trường do phát triển nuôi trồng thủy sản đã trở thành một vấn đề cấp bách cho khu vực.[2]
  11. Đề tài: “Cơ sở của việc bảo vệ và đồng quản lí rừng ngập mặn” của Schmit, K. (2010) đã đưa ra khái niệm, quy trình và nguyên tắc đồng quản lí. Đồng quản lí dựa trên nền tảng thương lượng, lấy quyết định chung, mức độ chia sẻ quyền hạn và phân phối công bằng lợi ích giữa tất cả các bên liên quan. Quy trình đồng quản lý theo một quy trěnh bốn bước, trong đó bốn nguyên tắc phải được áp dụng. Bốn bước gồm: Tham khảo ý kiến và tổ chức, thương lượng và thỏa thuận, thực hiện, giám sát và đánh giá và bốn nguyên tắc gồm: quản lý tổng hợp vùng ven biển, sự tham gia, phân khu, giám sát. Đồng quản lý rừng ngập mặn sẽ đem lại lợi ích như sau: Bảo vệ hiệu quả các khu rừng ngập mặn, cải thiện sinh kế qua việc đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên, người sử dụng tài nguyên được tham gia quyết định việc quản lý tài nguyên, giảm khối lượng công việc cho chính quyền chia sẻ lợi ích như một phần của cách tiếp cận, quản lý tổng hợp vùng ven biển.[11] * Tại Việt Nam Công trình nghiên cứu về: “Mối quan hệ của hệ sinh thái rừng ngập mặn và nguồn lợi hải sản” của Phan Nguyên Hồng (2003) và cộng sự đã cho thấy rừng ngập mặn là nơi nuôi dưỡng các loài hải sản và hỗ trợ nghề cá. Rừng ngập mặn bảo vệ hiệu quả và xử lí các chất thải của các đầm tôm, cua. Các nguồn tôm giống bố mẹ đều có quan hệ mật thiết đến rừng ngập mặn. Chính nhờ mùn bã phong phú của rừng ngập mặn mà năng suất của các đầm tôm, cua cao hơn. Và việc trồng rừng ngập mặn ở một số tỉnh đã đem lại thu nhập cho người dân thông qua nguồn lợi hải sản.[12] Đề tài: “Đánh giá tác động của việc phục hồi rừng ngập mặn đối với nguồn lợi thủy sản ở một số xã ven biển thuộc tỉnh Thái Bình và Nam Định” của Phan Thị Thúy, Lê Xuân Tuấn (1998) đã xác định việc phục hồi rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng tạo ra nguồn lợi thủy sản to lớn từ đó đem lại lợi ích kinh tế cho người dân.[35] Đề tài: “Sự gia tăng nguồn lợi hải sản sau khi có rừng ngập mặn trồng tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” của Lê Xuân Tuấn, Đỗ Thành Trung (1998) đã cho thấy sự phát triển của rừng ngập mặn có tác dụng bảo vệ đê biển, cải thiện môi trường đồng thời làm gia tăng nguồn hải sản đến cư trú và sinh sống góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân trong vùng.[36] Đề tài: “Ảnh hưởng của rừng ngập mặn đối với hệ thống nuôi tôm rừng ở đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Bùi Thị Nga và cộng sự đã chỉ ra mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại giữa lá đước với hệ thống nuôi tôm – rừng. Lá đước có vai trò trực tiếp và gián tiếp là nguồn thức ăn cho hầu hết các loài thủy sinh kể cả tôm. Tuy nhiên, quá trình phân hủy lá
  12. đước làm tiêu thụ nhiều oxi, làm cho hàm lượng oxi trong thủy vực thường rất thấp gây ức chế sinh lí cho tôm dẫn đến năng suất nuôi thấp trong mô hình nuôi quảng canh. Do đó việc trao đổi nước tại nơi tích tụ nhiều lá đước hoặc tạo điều kiện để cung cấp oxi cho hệ thống nuôi là điều rất cần thiết.[19] Đề tài: “Vấn đề nuôi thủy sản trong rừng ngập mặn” của Viên Ngọc Nam, Nguyễn Sơn Thụy (1998) đã tổng kết các hình thức nuôi thủy sản trong rừng ngập mặn hiện nay gồm có: nuôi trên nền đáy (nuôi sò huyết, nuôi nghêu); nuôi lồng hoặc nuôi bè (nuôi cua, tôm, cá); nuôi thủy sản ở ao, đầm, đập (nuôi cá, tôm). Đồng thời đưa ra phương thức sử dụng hợp lí rừng ngập mặn cho việc nuôi thủy sản kết hợp với mô hình lâm – ngư trong rừng ngập mặn đảm bảo được vốn rừng và năng suất thủy sản bền vững.[17] Đề tài: “Nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng ngập mặn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Đức Tuấn (1995) trong báo cáo hội thảo quốc gia năm 1996 đã tổng kết các mô hình nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn ở huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh và đề xuất một số biện pháp quản lí bền vững.[29] Đề tài: “Hiện trạng nuôi trồng thủy sản trong khu vực có rừng ngập mặn ở Hải Phòng và biện pháp cải thiện” của Lê Xân, Đỗ Văn Khương (1998) cho thấy nuôi trồng thủy sản ở Hải Phòng và các tỉnh miền Bắc những năm 90 phát triển chậm và mô hình quảng canh là chủ yếu và đề xuất mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản hòa hợp với rừng ngập mặn.[42] Đề tài: “Công tác khôi phục tài nguyên rừng và khai thác nuôi trồng thủy sản với mô hình lâm ngư kết hợp tại lâm ngư trường công ích 184 tỉnh Cà Mau” của tác giả Ngô Dũng Liêm (1996) đã đưa ra mô hình sản xuất lâm - ngư kết hợp vừa trồng rừng vừa nuôi trồng thủy sản. Theo mô hình này thì diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm 1/4 diện tích rừng mà vẫn đảm bảo sự ổn định và bền vững của môi trường, của hệ sinh thái rừng ngập mặn và ổn định đời sống kinh tế của người dân. Khi thực hiện mô hình này, Cà Mau đã phục hồi được 4000 ha rừng ngập mặn.[15] Các công trình liên quan đến giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn gồm có: Đề tài: “Sử dụng bền vững và có hiệu quả kinh tế các tài nguyên trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ở xã Liên Vị, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh” của Phạm Văn Minh (1995) đã đưa ra một số biện pháp khai thác, quản lí và bảo vệ rừng ngập mặn có hiệu quả như sau: quá trình khai thác phải đi đôi với việc củng cố, phát triển và nuôi dưỡng rừng
  13. ngập mặn; phải nghiên cứu những cây dược liệu quí là cây ngập mặn để có phương thức chế biến và khai thác có kế hoạch; phải có qui chế quản lí toàn bộ diện tích rừng ngập mặn và thông báo cho nhân dân trong vùng nhận thực và hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của rừng ngập mặn.[16] Còn trong công trình nghiên cứu: “Qui hoạch môi trường thành phố Hải Phòng và định hướng bảo tồn phát triển tài nguyên sinh vật vùng ngập nước ven biển” của tác giả Lê Trình và cộng sự (1996) cho rằng việc bảo tồn rừng ngập mặn ngoài việc khai thác hợp lí nguồn tài nguyên, trồng rừng bổ sung thì cần phải xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn. Đồng thời giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội như: đưa việc giáo dục bảo vệ rừng ngập mặn vào nhà trường, cung cấp chất đốt để thay thế cho việc dùng củi từ cây ngập mặn, áp dụng các kĩ thuật công nghệ tiên tiến vào nuôi trồng thủy sản để tăng năng suất thay cho việc phá rừng làm đầm mới, giảm thiểu việc khai thác hải sản trong khu vực rừng ngập mặn để bảo vệ đàn giống cho dải ven bờ.[27] Đề tài: “Cộng đồng ven biển và vấn đề quản lí nguồn tài nguyên ven biển” của tác giả Trần Minh Hiền và cộng sự (1996) đã đề xuất các giải pháp phát triển bền vững từ phía cộng đồng ven biển như: Hỗ trợ tài chính cho các hộ dân đánh bắt xa bờ để nâng cao sản lượng trong bối cảnh nguồn lợi ven bờ bị cạn kiệt, nâng cao nhận thức của người dân nhằm chấm dứt phương thức đánh bắt hủy diệt, kiểm soát các vấn đề ô nhiễm do rác thải sinh hoạt và công nghiệp, xây dựng đê biển, đầu tư xóa đói giảm nghèo.[7] Đề tài: “Mô hình phục hồi, quản lí hệ sinh thái theo hướng đồng quản lí” của Lý Hòa Khương (2010) đã đưa ra giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn bằng mô hình đồng quản lí. Mô hình này dựa trên việc thiết lập lợi ích cho nhiều bên liên quan dẫn đến cải thiện rừng ngập mặn thông qua qui hoạch tổng hợp việc sử dụng nguồn tài nguyên và thử nghiệm phương pháp tiếp cận đồng quản lí có sự tham gia của nhiều nhóm đối tượng chủ yếu là cộng đồng dân tộc người Khmer, phụ thuộc vào tài nguyên vùng ven biển.[14] Đề tài: “Kinh nghiệm quản lí Vườn Quốc gia Xuân Thủy – Khu ramsar quốc tế” của Nguyễn Viết Cách (2010) cho thấy thực trạng quản lí và bảo tồn Vườn Quốc gia Xuân Thủy đồng thời đưa ra những giải pháp và bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và phát triển bền vững như sau: tăng cường năng lực cho Vườn Quốc gia Xuân Thủy (về vật chất kĩ thuật, trang thiết bị, con người, pháp lí); tăng cường nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ chế quản lí thích hợp, tổ chức thực thi dự án đầu tư vùng đệm, phát triển mô hình du lịch sinh thái.[2]
  14. Qua quá trình thu thập tài liệu, điểm qua tất cả các công trình đã được nghiên cứu cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm rừng ngập mặn và những tác động đến tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn ở xã Long Sơn – thành phố Vũng Tàu cũng như giải pháp phát triển bền vững. Do đó đây là vấn đề hoàn toàn mới cần được nghiên cứu và phát triển.
  15. CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài của chúng tôi được thực hiện nhằm các mục tiêu sau đây: • Nắm được các đặc điểm chủ yếu (diện tích, phân bố và thành phần cây ngập mặn thường gặp của rừng ngập mặn ở xã Long Sơn, tp. Vũng Tàu. • Tìm hiểu tài nguyên thủy sản liên quan rừng ngập mặn, hiện trạng khai thác và nuôi trồng thủy sản • Đánh giá các tác động đến tài nguyên liên quan rừng ngập mặn ở xã Long Sơn, tp. Vũng Tàu • Đề xuất giải pháp quản lí và phát triển bền vững tài nguyên thủy sản liên quan rừng ngập mặn ở xã Long Sơn, tp. Vũng Tàu 2.2. Đối tượng nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rừng ngập mặn và nguồn lợi thủy sản liên quan ở xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là xã Long Sơn của tp. Vũng Tàu. Phạm vi áp dụng: kết quả của đề tài làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền xã xây dựng và thực thi các giải pháp quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn xã Long Sơn, tp. Vũng Tàu. 2.3. Nội dung nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau đây: 1. Phân bố và diện tích rừng ngập mặn 2. Thành phần cây ngập mặn chủ yếu 3. Tài nguyên thủy sản liên quan rừng ngập mặn và hiện trạng khai thác thủy sản
  16. 4. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản 5. Tác động và tình trạng suy thoái tài nguyên rừng ngập mặn 6. Giải pháp đề xuất liên quan đến quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thủy sản liên quan rừng ngập mặn 2.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nội dung nghiên cứu đã đặt ra, luận văn sẽ áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp Kế thừa tất cả các tài liệu (sách, luận văn, báo cáo nghiên cứu khoa học, bản đồ…) có liên quan đến tài nguyên thủy sản của rừng ngập mặn Việt Nam nói chung và ở xã Long Sơn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng. Đồng thời, liên hệ với các sở (Tài nguyên – Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…), ban quản lí rừng phòng hộ, thư viện tổng hợp của tỉnh để thu thập các thông tin liên quan đến đề tài về các vấn đề như: đặc điểm rừng ngập mặn xã Long Sơn và tài nguyên thủy sản của nó, hiện trạng khai thác và nuôi trồng thủy sản, các tác động tới tài nguyên rừng ngập mặn… 2.4.2. Phương pháp điều tra cộng đồng Điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân sinh sống ở vùng ngập mặn bằng cách sử dụng mẫu phiếu đã lập sẵn những thông tin cần thu thập phục vụ cho nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, chúng tôi còn phỏng vấn cán bộ quản lí rừng, cán bộ thủy sản và cán bộ xã tại địa phương để có thông tin tổng quát và xác thực hơn. Nội dung phỏng vấn: tìm hiểu về tài nguyên thủy sản liên quan rừng ngập mặn và hiện trạng khai thác (đối tượng đánh bắt, công cụ đánh bắt, sản lượng khai thác, số lượng tàu thuyền khai thác, vùng khai thác, thu nhập bình quân của mỗi hộ…), hiện trạng nuôi trồng thủy sản (kiểu nuôi, vùng nuôi, sản lượng nuôi hàng năm, các tác động tới nuôi trồng và từ nuôi trồng…) Công tác phỏng vấn thực hiện song song với công tác điều tra khảo sát ngoài thực địa, chụp hình, xem xét tình hình làm ăn sinh sống, lao động sản xuất và các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên rừng ngập mặn của các hộ dân. Trong quá trình đi phỏng vấn có kết
  17. hợp tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân đối với những chính sách liên quan đến đời sống kinh tế xã hội, môi trường sống, khai thác sử dụng rừng,… Tổng số phiếu phỏng vấn là 150 phiếu. Mỗi phiếu tương ứng với một nghề khai thác. Mỗi nghề khai thác chúng tôi tiến hành phỏng vấn khoảng 15 hộ. Vì điều kiện đi lại khó khăn, các hộ tham gia khai thác và nuôi trồng khá nhiều nên chỉ chọn ngẫu nhiên 150 hộ dân trong tổng số 2460 hộ đang sống trong xã. Thời gian phỏng vấn từ tháng 2/ 2011 – tháng 3/2011. 2.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa Tiến hành khảo sát ngoài thực địa kết hợp với việc phân tích trên bản đồ để tìm hiểu sự phân bố rừng ngập rừng ngập mặn có trong xã. Kiểm tra tình trạng sử dụng rừng ngập mặn (nếu có). Xác định các loài cây ngập mặn chủ yếu có trong vùng phân bố bằng cách sử dụng một số tài liệu định loại sau: Cây cỏ Việt Nam, quyển I, II, III. (Phạm Hoàng Hộ, 1999), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 1997), Phân loại học thực vật (Hoàng Thị Sản, 1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập I, II (Võ Văn Chi, Trần Hợp). Đối với các mẫu không xác định được tên loài thì tiến hành thu mẫu và nhờ các chuyên gia về cây ngập mặn định loại. 2.4.4. Phương pháp vẽ bản đồ và tính diện tích rừng ngập mặn Phương pháp này do chuyên gia GIS Tống Phước Hoàng Sơn của Viện Hải dương học hỗ trợ, sử dụng ảnh vệ tinh để vẽ bản đồ phân bố. Tính diện tích bằng phần mềm MapInfo 7.5.
  18. CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA XÃ LONG SƠN, TP.VŨNG TÀU 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1 Vị trí địa lí T 2 Long Sơn là một xã đảo duy nhất trực thuộc thành phố Vũng Tàu được bao bọc bởi bốn bề sông nước có phía đông giáp sông Dinh, phía Nam giáp xã Tân Hải - huyện Tân T 2 Thành, phía tây bắc giáp biển, phía bắc giáp với TP. Vũng Tàu và cách trung tâm thành phố chừng 10 km theo đường chim bay.[25] 3.1.2. Khí hậu, địa hình Long Sơn nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Nam Bộ có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô có nền nhiệt độ cao và hầu như quanh năm không thay đổi kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27oC. Mùa mưa bắt đầu từ P P tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa phân bố đều trong các tháng, lượng mưa trung bình là 1356,5 mm. Địa hình Long sơn đa dạng và xen kẽ lẫn nhau, bao gồm: Núi, đồng bằng và vùng đầm lầy. Khu vực núi gồm có núi Nứa, nằm gần chính giữa đảo, có độ cao là 182m. Khu vực đồng bằng bao quanh các ngọn núi trên có độ cao trung bình là 5 – 7 m. Khu đầm lầy bao quanh đảo và giáp với biển, sông Chà và, sông Rạng có độ cao từ 0,2 – 1m.[37] 3.1.3. Thủy văn, biển Long Sơn là hòn đảo che chắn các cửa sông đổ vào vịnh Gành Rái bao gồm hai hệ thống sông chính là sông Rạng và sông Chà Và. Sông Rạng là một nhánh của sông Dinh, tách ra từ sông Dinh tại Phước Cơ thành phố Vũng Tàu, sông có chiều dài khoảng 3 km. Sông Chà Và nằm phía Đông của đảo được tách ra từ sông Rạng, phần hạ lưu của sông Dinh, sông chịu ảnh hưởng của thủy triều. Sông Dinh dài khoảng 35 km nằm gọn trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, lưu vực sông rộng khoảng 300 km2 là nguồn cung cấp nước sinh hoạt P P và tưới tiêu của tỉnh.
  19. Vùng biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và của Long sơn nói riêng có chế độ hải văn bán nhật triều. Trong một ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống. Đỉnh triều, thân triều và biên độ 2 lần triều lên, triều xuống không bằng nhau.[37] Như vậy, khí hậu đảo Long Sơn nói riêng và của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung mang đặc thù của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm quanh năm, ít xảy ra thiên tai và thời tiết bất thường nên rất thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái rừng ngập mặn. 3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội Dân cư sống tại đảo Long Sơn có tổng số là 2460 hộ bao gồm 12899 người. Mật độ dân số trung bình là 239 người/km2. Dân cư chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp, P P khai thác và nuôi trồng thủy sản. Tổng số lao động trên đảo chiếm 68% tổng dân số. Cơ cấu lao động bao gồm: nông, ngư nghiệp (76,4%); dịch vụ hành chính sự nghiệp (11,4 %); công nghiệp, xây dựng (12,2%).[40]
  20. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm rừng ngập mặn 4.1.1. Phân bố và diện tích Ở Việt Nam, Phan Nguyên Hồng là người đầu tiên đề cập đến vấn đề phân bố và địa lí các quần xã cây ngập mặn ở Việt Nam được công bố trong các công trình nghiên cứu ở các năm 1970, 1975, 1991, 1996, 1999. Trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam có tới 45 quần xã cây ngập mặn (Mangrove communites) và 6 quần thể cây rừng ngập mặn (Mangrove populations) và chúng được phân bố theo các vùng như sau: + Vùng ven biển Đông bắc Việt Nam (tỉnh Quảng Ninh) + Vùng ven biển Đồng bằng Bắc bộ + Vùng ven biển Bắc Trung bộ + Vùng ven biển Nam Trung bộ + Vùng ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu – thành phố Hồ Chí Minh (miền Đông Nam bộ). [20] Như vậy, rừng ngập mặn xã Long Sơn thuộc khu vực vùng ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu – thành phố Hồ Chí Minh. Vùng này được hình thành từ các sản phẩm bồi tụ của hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, bãi bồi tương đối rộng, phù sa giàu đất sét, khí hậu quanh năm ấm áp, không có mùa đông, không có bão, khá thuận lợi cho cây ngập mặn sinh trưởng. Long Sơn có 97,9 ha rừng ngập mặn tự nhiên và 412,2 ha rừng trồng ngập mặn (theo báo cáo hiện trạng rừng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2009) phân bố rải rác bao quanh xã, trong đó tập trung nhiều nhất ở thôn 2, thôn 9, thôn Rạch Giá, thôn Bến Điệp. Đặc điểm phân bố, diện tích và hiện trạng sử dụng rừng ngập mặn theo từng khu vực được trình bày cụ thể ở bảng 4.1 và hình 4.1.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2