BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC<br />
<br />
Năm 2011<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Chuyên ngành : TOÁN GIẢI TÍCH<br />
Mã số<br />
<br />
: 60 46 01<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC<br />
Người hướng dẫn khoa học<br />
TS. TRỊNH CÔNG DIỆU<br />
<br />
Năm 2011<br />
<br />
Mở đầu<br />
Nhiều vấn đề của thực tế cuộc sống hoặc trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế…<br />
dẫn đến việc giải quyết các bài toán tối ưu hóa. Trong số các mô hình tối ưu hóa thì hệ<br />
tuyến tính liên tục là trường hợp đã có các kết quả tương đối trọn vẹn. Tình hình tương tự<br />
cũng xảy ra đối với hệ tuyến tính rời rạc, đó là trường hợp mà tất cả hoặc một số biến chỉ<br />
nhận giá trị nguyên. Tuy nhiên các thuật toán giải hệ tuyến tính rời rạc đều áp dụng cho các<br />
mô hình có tập phương án bị chặn, cơ sở lý luận cho trường hợp không bị chặn chưa có kết<br />
quả nào . Việc hoàn chỉnh cơ sở lý luận cho các thuật toán giải quy hoạch nguyên là một<br />
việc làm cần thiết. Luận văn này sẽ góp phần làm điều đó.<br />
Luận văn được chia làm 4 chương:<br />
Chương 1: Cấu trúc tập ràng buộc của bài toán quy hoạch tuyến tính<br />
Chương 2: Bài toán quy hoạch tuyến tính nguyên<br />
Chương 3: Thuật toán cắt Gomory giải bài toán quy hoạch tuyến tính nguyên<br />
Chương 4: Thuật toán nhánh cận giải bài toán quy hoạch tuyến tính nguyên.<br />
Luận văn trình bày chi tiết một số kết quả của quy hoạch tuyến tính nguyên. Việc nghiên<br />
cứu quy hoạch nguyên với mô hình tuyến tính bất kỳ đã có thêm một số kết quả (không có<br />
trong các tài liệu, giáo trình về quy hoạch tuyến tính nguyên đang lưu hành) như sau:<br />
+ Mối liên hệ về tính có nghiệm giữa bài toán quy hoạch tuyến tính nguyên và bài<br />
toán quy hoạch tuyến tính (không có điều kiện nguyên) tương ứng (định lý 2.4,2.5).<br />
+ Mở rộng điều kiện sử dụng phương pháp nhánh cận (định lý 4.6), do đó cho phép<br />
thuật toán nhánh cận giải bài toán quy hoạch tuyến tính nguyên có thể áp dụng cho một lớp<br />
bài toán rộng hơn các kết quả đã có.<br />
Trong luận văn này có thể xem các kết quả trên là đóng góp của tác giả cho việc khảo<br />
sát bài toán quy hoạch tuyến tính nguyên.<br />
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trịnh Công Diệu, Thầy đã tận<br />
tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này.<br />
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí<br />
Minh đã nhiệt tình giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập.<br />
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá<br />
trình học tập cũng như thực hiện luận văn này.<br />
<br />
Mục lục<br />
Mở đầu ......................................................................................................... 3<br />
Mục lục ........................................................................................................ 4<br />
Chương 1: CẤU TRÚC TẬP RÀNG BUỘC CỦA BÀI TOÁN QUY<br />
HOẠCH TUYẾN TÍNH ............................................................................ 6<br />
1.1. Tập lồi, tập affine và tập nón.................................................................................. 6<br />
1.1.1. Tập lồi ........................................................................................................................6<br />
1.1.2. Tập affine ...................................................................................................................6<br />
1.1.3. Tập nón ......................................................................................................................7<br />
<br />
1.2. Tập lồi đa diện ........................................................................................................ 7<br />
1.2.1. Điểm và phương cực biên của tập lồi, đóng ..............................................................7<br />
1.2.2. Tập lồi đa diện ...........................................................................................................9<br />
<br />
Chương 2: BÀI TOÁN QUY HOẠCH TUYẾN TÍNH NGUYÊN...... 20<br />
2.1. Khái niệm bài toán quy hoạch tuyến tính nguyên ................................................ 20<br />
2.2. Mối liên hệ giữa dạng chuẩn tắc và chính tắc của bài toán quy hoạch tuyến tính<br />
nguyên ......................................................................................................................... 20<br />
2.3. Mối liên hệ về tính có nghiệm giữa bài toán quy hoạch tuyến tính nguyên và bài<br />
toán quy hoạch tuyến tính tương ứng .......................................................................... 22<br />
<br />
Chương 3: THUẬT TOÁN CẮT GOMORY GIẢI BÀI TOÁN QUY<br />
HOẠCH TUYẾN TÍNH NGUYÊN ........................................................ 25<br />
3.1. Bảng đơn hình ...................................................................................................... 25<br />
3.1.1. Khái niệm .................................................................................................................25<br />
3.1.2. Phép biến đổi cơ bản của bảng đơn hình .................................................................26<br />
<br />
3.2. So sánh theo nghĩa từ vựng .................................................................................. 27<br />
3.2.1. Các khái niệm cơ bản ...............................................................................................27<br />
3.2.2. Các tính chất cơ bản .................................................................................................27<br />
3.2.3. Tối ưu theo nghĩa từ vựng........................................................................................28<br />
<br />
3.3. Bảng đơn hình l-chuẩn ......................................................................................... 29<br />
3.4. Thuật toán đơn hình đối ngẫu từ vựng tìm phương án tối ưu từ vựng................. 30<br />
3.5. Thuật toán cắt Gomory ......................................................................................... 41<br />
<br />
3.5.1. Điều kiện để sử dụng thuật toán Gomory ................................................................41<br />
3.5.2. Thuật toán cắt Gomory ............................................................................................42<br />
3.5.3. Cơ sở lí luận của thuật toán......................................................................................43<br />
3.5.4. Ví dụ.........................................................................................................................48<br />
<br />
Chương 4: THUẬT TOÁN NHÁNH CẬNGIẢI BÀI TOÁN QUY<br />
HOẠCH TUYẾN TÍNH NGUYÊN ........................................................ 52<br />
4.1. Thuật toán đơn hình đối ngẫu giải bài toán quy hoạch tuyến tính ....................... 52<br />
4.2. Kỹ thuật tái tối ưu hóa .......................................................................................... 53<br />
4.3. Thuật toán nhánh cận ........................................................................................... 54<br />
4.3.1. Điều kiện để sử dụng thuật toán nhánh cận .............................................................54<br />
4.3.2. Thuật toán nhánh cận ...............................................................................................54<br />
4.3.3. Cơ sở lí luận của thuật toán......................................................................................56<br />
4.3.4. Ví dụ.........................................................................................................................61<br />
<br />
Kết luận ..................................................................................................... 65<br />
Tài liệu tham khảo.................................................................................... 66<br />
<br />