Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hình ảnh người kỹ nữ trong Văn học trung đại Việt Nam
lượt xem 55
download
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hình ảnh người kỹ nữ trong Văn học trung đại Việt Nam dưới đây bao gồm những nội dung về đôi nét về nhân vật kỹ nữ trong Văn học trung đại Việt Nam, những đặc điểm của người kỹ nữ trong Văn học trung đại Việt Nam, hình ảnh kỹ nữ trong Văn học trung đại Việt Nam và kỹ nữ trong thơ văn một số nước Châu Á.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hình ảnh người kỹ nữ trong Văn học trung đại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Vũ Thị Hoàng Yến HÌNH ẢNH NGƯỜI KỸ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
- MỞ ĐẦU Giai đoạn từ thế kỉ X – thế kỉ XIX là một thời kì đầy biến động của lịch sử nước ta. Gắn với lịch sử thời phong kiến là nền văn học trung đại cũng có những biến động không kém với sự phong phú về nội dung và phương cách thể hiện. Qua văn chương, người đời sau có thể hình dung được bối cảnh lịch sử thời ấy, từ những câu chuyện lớn lao như vận mệnh đất nước, dân tộc đến những nỗi niềm của người dân trong cuộc sống hàng ngày. Từng bước ngoặt của thời đại đến mọi ngóc ngách trong đời sống dân chúng đều được phản ánh trong tác phẩm văn học. Đó là chất hào sảng của hào khí Đông A trong thời Lý Trần, là tiếng nói đau thương, thống thiết cho số kiếp của những con người nhỏ bé trong xã hội thời thế kỉ XVIII – XIX. Dù có đề cập đến nội dung nào thì xuyên suốt chặng đường trung đại, văn học luôn thể hiện chất nhân văn. Có thể do con người là một tế bào quan trọng nhất của xã hội. Cho nên, cất tiếng nói để ca ngợi, để thông cảm với con người là nội dung ta dễ dàng nhận thấy trong văn học trung đại. Đặc biệt ở đây là thân phận người phụ nữ. Người phụ nữ ngoài cuộc sống và trong văn chương đều có một đặc điểm chung là những con người luôn phải chịu bất công. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Luận văn này tiếp cận một khía cạnh khác trong đời sống của người phụ nữ xưa, những con người vừa có sắc đẹp, vừa có tài năng. Và lớp người này cũng chịu những đau khổ do tài sắc của mình đem lại, đó là những người kỹ nữ. 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 Giá trị nhân văn luôn là một giá trị quan trọng trong bất cứ một nền văn học nào. Đặc biệt nó sẽ được thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn mà số phận con người bị đè nén, cuộc sống của họ phải chịu nhiều bất công. Ta có thể thấy điều này trong văn học Phục hưng của văn học thế giới, khi mà người dân phải sống trong “ đêm trường trung cổ”. Ở ta, giai đoạn văn học trung đại cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khi xã hội phong kiến không còn sức mạnh, giai cấp thống trị không còn là đại biểu tích cực của nhân dân thì tiếng nói ca ngợi, bênh vực con người, nhất là những người yếu đuối, thấp bé xuất hiện. 1.2 Văn học trung đại Việt Nam là một giai đoạn nở rộ nhiều hình tượng nhân vật. Nổi bật trong đó là hình ảnh người phụ nữ. Họ là những nạn nhân nhỏ bé nhất, cùng cực nhất của xã hội. Đặc biệt trong những thân phận người phụ nữ đau khổ đó, có một bộ phận những người kỹ nữ. Đây là một hình ảnh xuất hiện khá thường xuyên trong những tác phẩm quen thuộc
- của Nguyễn Du như : "Truyện Kiều", trong một số bài thơ chữ Hán như : " Ngộ gia đệ cựu ca cơ", "Long Thành cầm giả ca",…; trong một số truyện thuộc " Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ. Khảo sát thân phận người phụ nữ dưới góc độ là người kỹ nữ sẽ cho ta hiểu hơn về số phận của những con người tài sắc sống trong xã hội phong kiến. Người phụ nữ nói chung là một đề tài vô tận cho văn học. Người phụ nữ tài sắc phải sống cuộc đời kỹ nữ lại là một đề tài thú vị cho văn chương và nghiên cứu văn chương. Tìm hiểu thân phận người kỹ nữ không những cho ta hiểu hơn về hiện thực xã hội phong kiến mà còn hiểu rõ hơn giá trị nhân văn sâu sắc của văn học thời kỳ này. 1.3 Kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam bắt nguồn từ những đào hát, đào nương, những con người vừa phải có sắc đẹp, vừa phải có tài. Tài ở đây là tài đánh đàn, hát xướng, ngâm vịnh thơ. Trong quá trình nghiên cứu về hình ảnh người kỹ nữ, chúng ta sẽ phần nào có thêm thông tin về nguồn gốc cũng như giá trị văn hóa của lối hát ả đào, hay còn gọi là hát ca trù. Thiết nghĩ đây là một giá trị văn hóa mà chúng ta không thể bỏ qua khi nghiên cứu đề tài này. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2.1 Với đề tài “Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam”, luận văn nhằm tái hiện và phân tích hình ảnh người kỹ nữ được thể hiện trong văn chương. Hình ảnh này dường như xuất hiện liên tục cho đến cuối thời trung đại, đặc biệt xuất hiện rất nhiều vào cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, giai đoạn mà quyền tự do của con người được đặt lên cấp thiết hơn bao giờ hết. Để hiểu rõ hơn về hình ảnh kỹ nữ, luận văn sẽ đi sâu vào phân tích tài năng, số phận của những con người này. Trong quá trình phân tích, chúng ta sẽ cảm nhận được những ngóc ngách tình cảm, nội tâm, những nỗi đau và cũng không thiếu những khao khát, tủi nhục, ê chề, đặc biệt là sức sống mãnh liệt của những thân phận yếu đuối, mỏng manh này. Để rồi cuối cùng sẽ cho thấy rõ hơn về lịch sử xã hội và nhất là thái độ của nhà văn đối với lớp người này. 2.2 Luận văn góp phần cung cấp thêm một số thông tin về nguồn gốc, đặc điểm của một giá trị văn hóa của dân tộc, đó là hát "ca trù". Đây là một vấn đề đang được bàn thảo sôi nổi trong lĩnh vực văn hóa. Hát ca trù xuất thân từ tài ca hát của các ca nữ trong thời phong kiến mà ta thường hay gọi là " đào nương". Trong văn học trung đại, hình ảnh các đào nương xuất hiện với mật độ dày đặc nhất là trong những bài thơ của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Dương Khuê vào đầu thế kỷ XIX. Từ đó, hình ảnh các đào nương vừa gõ phách vừa hát
- được gọi là hát "ca trù" ( còn gọi là hát ả đào). Lối hát này hiện giờ đang được xem là một giá trị văn hóa dân tộc cần được bảo tồn. Thông qua văn chương để tìm hiểu về văn hóa dân tộc là một việc làm cũng khá thú vị mà luận văn sẽ đề cập đến. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI KHẢO SÁT Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là các tác phẩm có sự xuất hiện hình ảnh kỹ nữ trong thời trung đại. Trong đó, luận văn sẽ tập trung vào một số tác giả tiêu biểu như : Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Dương Khuê,… Ngoài ra, luận văn sẽ khảo sát một số tác phẩm xuất hiện vào thời kỳ đầu của văn học trung đại có hình ảnh kỹ nữ như : " Việt sử tiêu án" ( Ngô Thì Sĩ), "Công dư tiệp ký" ( Vũ Phương Đề), "Lão kỹ ngâm" ( Thái Thuận). Về những tác phẩm của các tác giả kể trên, hiện nay có nhiều văn bản khác nhau. Ở đây, người viết dựa vào những văn bản thuộc những công trình sau : với tác giả Nguyễn Dữ, người viết dựa vào cuốn " Truyền kỳ mạn lục", nxb văn nghệ, 1988. Đối với tác gia Nguyễn Du, luận văn sẽ khảo sát các văn bản trong " Tổng tập văn học Việt Nam" – tập 13 và tập 14, nxb Khoa học Xã hội, 2000. Với tác giả Nguyễn Công Trứ, người viết tham khảo trong " Nguyễn Công Trứ : tác giả - tác phẩm – giai thoại", nxb Đại học quốc gia TPHCM, 2002 do Nguyễn Viết Ngoạn nghiên cứu, sưu tầm và tuyển chọn. Đối với tác giả Trần Tế Xương, người viết chọn cuốn " Trần Tế Xương, về tác gia và tác phẩm", nxb Giáo dục, 2001. Bên cạnh đó, để tìm hiểu các văn bản của tác giả Nguyễn Khuyến, người viết tham khảo " Nguyễn Khuyến tác phẩm", nxb Khoa học xã hội, 1984 do Nguyễn Văn Huyền sưu tầm – biên dịch – giới thiệu. Ngoài ra , người viết cũng tham khảo thêm một số bài hát nói trong " Việt nam ca trù biên khảo", nxb TPHCM, 1994 của hai tác giả Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề. Sau đây là những tác phẩm cụ thể mà luận văn sẽ đề cập: - Lão kỹ ngâm ( Thái Thuận) - Chuyện nàng Túy Tiêu, Chuyện nghiệp oan của Đào Thị ( Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ) - Truyện Kiều, Long Thành cầm giả ca, Điếu La Thành ca giả, Ngộ gia đệ cựu ca cơ, Văn chiêu hồn ( Nguyễn Du) - Một ngày là nghĩa, Cảnh biệt ly, Yêu hoa, Bỡn cô đầu già, ( Nguyễn Công Trứ) - Đĩ cầu nôm, Bóng đè cô đầu ( Nguyễn Khuyến) - Hát cô đầu, Thú cô đầu, Tết cô đầu, Chơi ả đào, Hỏi ông trời, ( Trần Tế Xương)
- - Gặp đào Hồng đào Tuyết, Gặp cô đầu cũ, Tặng cô đầu Hai, Tặng cô đầu Cúc, Thăm cô đầu ốm,…( Dương Khuê) Tuy nhiên, để thấy được giá trị đặc sắc khi khắc họa hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam, luận văn sẽ khảo sát hình ảnh kỹ nữ trong văn học trung đại một số nước Châu Á lân cận như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Để thực hiện được điều này, người viết sẽ xem xét lịch sử nghề kỹ nữ ở các quốc gia kể trên. Đồng thời, cũng đi vào phân tích một số tác phẩm, cụ thể như sau: - Những tác phẩm của Tiết Đào ( Trung Quốc) như: Tống hữu nhân, Tặng viễn kỳ 1, 2 ; Vọng xuân từ kỳ 1,2 - Những bài thơ của kỹ nữ Hwang Jin I ( Hàn Quốc) - Tác phẩm “Vùng băng tuyết” ( Kawabata Yasunari), “Hồi ức của một geisha” ( Arthur Golden), một số bài thơ haiku của Basho, Buson, Chiyo 4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Thơ văn trung đại lâu nay vẫn được các nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm. Đã có biết bao công trình nghiên cứu, biết bao giấy mực đã đề cập đến những nội dung của văn học trung đại. Tuy vậy, văn chương trung đại của nước ta vẫn còn đó sức hấp dẫn, bắt nguồn từ những hình ảnh lí thú. Vì đặc trưng của thời đại, khi sức mạnh của giai cấp trống trị không còn, đất nước trở nên rối ren. Đó là khoảng thời gian bắt đầu từ thế kỷ XVII. Ảnh hưởng bởi lịch sử xã hội, văn chương lúc đó đã phản ánh rất nhiều về quyền tự do, quyền sống của con người mà số phận của người phụ nữ là được các nhà thơ, nhà văn đề cập nhiều nhất. Mỗi người phụ nữ trong mỗi tác phẩm có số phận riêng, nhưng tựu trung, đây là hình ảnh gây nhiều thương cảm nhất. Và trong vô vàn những số phận đó, ở một khía cạnh khác là thân phận của những người phụ nữ tài sắc, người kỹ nữ. Là phụ nữ, họ đã khổ. Khoác trên mình những ưu ái của tạo hóa như sắc đẹp và tài năng, họ càng phải chịu số phận khốn cùng. Đó là cuộc sống " buôn phấn bán hương", chịu mọi tủi nhục, xót xa nhưng vẫn không nguôi khao khát về hạnh phúc, về một cuộc sống chân chính. Tuy nhiên, đề tài này không phải đến nay mới được nhắc đến. Trong bài " Truyền kỳ mạn lục – một thành tựu của truyện ký văn học viết bằng chữ Hán" nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân đã nói về vấn đề này như sau: “ Các truyện Chuyện nghiệp oan của Đào Thị, Chuyện nàng Túy Tiêu,… phản ánh quan niệm sống đồi bại của nho sĩ trụy lạc,lái buôn hãnh tiến nhưng Nguyễn Dữ có phần thông cảm với khát vọng hạnh phúc chính đáng khi miêu tả những cặp trai gái công khai yêu nhau…” [ 25, 518]. Trước đó, Bùi Duy Tân cũng đã đề cập đến vấn đề này một cách khái quát, chưa rõ
- ràng khi ông có nhắc đến việc giải phóng tình cảm của người phụ nữ trong bài viết Sự phong phú về mặt đề tài và thể loại văn học biểu hiện những xu thế mới của xã hội Đại Việt từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII như sau: “… trong thời kỳ lịch sử này, do ảnh hưởng ngày càng gia tăng của văn hóa dân gian, chủ đề quyền sống của con người được văn học viết bước đầu đề cập tới. Một số tác phẩm đã phần nào thể hiện yêu cầu giải phóng tình cảm… Truyền kỳ mạn lục đã dựng nên những cảnh tượng, những nhân vật cụ thể, sinh động… Nhưng thông qua cách miêu tả đôi lúc say sưa về tình yêu nam nữ và cách thể hiện đôi khi táo bạo về một số quan niệm nhân sinh, nhà văn Nguyễn Dữ đã phần nào thông cảm với khát vọng hạnh phúc chính đáng của con người” [25, 400]. Còn Nguyễn Khắc Viện trong “Giới thiệu Truyện Kiều” có đoạn viết: “ Bên cạnh viên quan lại áp bức, tên lái buôn đã bước ra sân khấu, người đàn bà nô lệ cũng trở thành hàng hóa; bị chủ nghĩa phong kiến chà đạp, họ lại bị xã hội mang những mầm mống tư bản miệt thị, dìm xuống bùn đen”[53, 60]. Bàn về Truyện Kiều, Đặng Thai Mai cũng nhấn mạnh số phận của nhân vật Thúy Kiều: “Qua tập truyện của Nguyễn Du, người ta thấy những cảnh đáng thương nhất trong xã hội phong kiến:… cô thiếu nữ bị mua về bán đi trên thị trường thương mại. Bị đày đọa trong chốn thanh lâu, hy sinh cho thú tính của một hạng người ích kỷ, đi làm nô tỳ dưới một chế độ bán nô lệ. Kiều chính là hiện thân của một giai nhân, một thiên tài bị đày đọa qua những cảnh sống éo le, đau đớn” [ 24, 49]. Trong “Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật trong thơ chữ Hán Nguyễn Du”, tác giả Lê Thu Yến đã đề cập cụ thể đến thân phận những người ca nữ tài sắc nhưng số phận khắc nghiệt này như sau: “Hình tượng con người đau khổ còn là hình ảnh những người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh. Họ dù là hạng người nào: một bà phi, một cô hầu, một cô bé ngây thơ hay một kỹ nữ… đều được Nguyễn Du hết sức trân trọng”[ 56, 68]. Cũng trong luận án này, tác giả Lê Thu Yến còn nhấn mạnh: “Nguyễn Du đặc biệt thương cảm đối với những người phụ nữ tài hoa nhưng bất hạnh. Tất cả họ đều là người có tài, có sắc, nức tiếng một thời. Đó là nàng Tiểu Thanh, người ca nữ đất La Thành, người hầu cũ của em, cô Cầm ở đất Long Thành… Thời tuổi trẻ các nàng tài sắc không thua kém ai… nhưng rồi người ca nữ đất La Thành chết trẻ, Tiểu Thanh oan thác, người hầu cũ của em tàn tạ, rách nát, cô Cầm tiều tụy, xác xơ… Hình ảnh ấy gây một mối thương tâm lớn lao trong Nguyễn Du. Những con người tài hoa không dễ dàng tồn tại một cách bình yên trong cuộc đời”[ 56, 70]. Ngoài ra, trong bài viết “ Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa”, Trần Nho Thìn đã có nhắc đến những nhân vật kỹ nữ, cô đào vào cuối thế kỷ XVIII, đặc biệt trong những sáng tác của Nguyễn Du: “ Ông có hẳn một nhóm tác phẩm dành cho
- đề tài hồng nhan bạc mệnh: ông viết về Dương Quý Phi, nàng Tiểu Thanh, về cô Cầm đất Long Thành, người con gái đánh đàn ở La Thành, những cô gái “Liều tuổi xuân buôn nguyệt bán hoa” và nàng Đạm Tiên, nàng Kiều. Trong sự phong phú của các nhân vật phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, mặc dầu có hiện diện một số gương mặt phụ nữ thuộc tầng lớp trên như Dương Quý Phi, ta thấy có sự tập trung rõ rệt vào hình tượng người kỹ nữ, cô đào. Do đó, câu chuyện về hồng nhan bạc mệnh của Truyện Kiều không chỉ dừng lại ở vấn đề về bất hạnh của người đẹp nói chung mặc dù bản thân vấn đề bất hạnh của các mỹ nhân cũng là vấn đề có căn cứ ở thực tế xã hội phong kiến. Người đẹp nói chung không phải là quan tâm chủ yếu của Nguyễn Du mà ông nhìn nó gắn liền với những người kỹ nữ bất hạnh. Nói cách khác, câu chuyện tài sắc ở Truyện Kiều không thể nhìn cô lập mà phải đặt trong tương quan với vấn đề tài tình”. [45, 145] Điểm qua những ý kiến, những bài viết ở trên, có thể thấy rõ vấn đề hình ảnh kỹ nữ trong văn học trung đại của ta không phải chưa được nhắc đến. Tuy nhiên, những bài viết trên chưa đề cập một cách trọn vẹn, chuyên biệt ở từng khía cạnh về nhân vật này. Trong tình hình đó, luận văn này xin góp thêm một tiếng nói, một suy nghĩ. Những kiến giải của những công trình nghiên cứu đi trước chính là tiền đề để người viết lựa chọn và thực hiện đề tài này. Với thời gian và năng lực có hạn, hy vọng luận văn sẽ đưa ra được những nét mới, hệ thống hơn về một hình ảnh khá thú vị và cũng không kém phần nhạy cảm này. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với đặc trưng của đề tài, người viết tiến hành các phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp lịch sử - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích tổng hợp Những phương pháp trên được kết hợp với các thao tác: phân loại, thống kê, phân tích, đối chiếu so sánh. Các phương pháp này được dùng ở xuyên suốt các chương. Đầu tiên là thống kê các đối tượng. tiếp theo là phân loại một cách hợp lý. Sau đó, ở từng loại, người viết khảo sát ở những khía cạnh khác nhau. Sau khi khảo sát, sẽ phân tích từng đối tượng, tổng hợp lại để rút ra những luận điểm quan trọng. Trong quá trình thực hiện, khi khảo sát, phân tích, người viết sẽ dùng phương pháp so sánh, đối chiếu theo từng phương diện của tác phẩm để làm rõ nội dung cần đề cập. Trong quá trình sử dụng những phương pháp để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng phương pháp so sánh và phân tích là chủ yếu, vì đây là yêu cầu tất yếu của đề tài. Vì chỉ khi phân tích, đối chiếu cuộc đời, tình cảnh
- của mỗi nhân vật mới có thể phát hiện và làm nổi bật những nét đặc trưng của hình tượng kỹ nữ trong thơ văn trung đại nước ta. 6. KẾT CẤU LUẬN VĂN Phần thứ nhất: Mở đầu Phần thứ hai: Nội dung Chương I: Đôi nét về nhân vật kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam I. Khái niệm “Kỹ nữ” II. Thời đại III. Sự xuất hiện của nhân vật kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam Chương II: Những đặc điểm của người kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam I.Vẻ đẹp hình thể và tài năng 1. Vẻ đẹp mê hoặc 2. Tài hoa hơn người II. Số phận bi thảm III. Nét đẹp tâm hồn của người kỹ nữ 1. Khát vọng về cuộc sống và tình yêu 2. Ý thức vươn lên, thoát khỏi kiếp đoạn trường 3. Cô đầu và nét đẹp của những mối tình tài tử - giai nhân IV. Cô đầu và những biểu hiện tha hóa vào cuối thế kỷ XIX Chương III: Hình ảnh kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam và kỹ nữ trong thơ văn một số nước Châu Á I. Hình ảnh kỹ nữ trong thơ văn một số nước Châu Á 1. Kỹ nữ ở Trung Quốc 1.1. Nguồn gốc 1.2. Phát triển 1.3. Đặc điểm 1.4. Hình ảnh kỹ nữ trong văn học Trung Quốc 2. Kisaeng ở Hàn Quốc 2.1. Nguồn gốc và phát triển 2.2. Đặc điểm 2.3. Hình ảnh Kisaeng trong văn học Hàn Quốc 3. Geisha ở Nhật Bản
- 3.1. Tên gọi 3.2. Nguồn gốc 3.3. Đặc điểm 3.4. Hình ảnh geisha trong văn học Nhật Bản II. Những điểm tương đồng và dị biệt giữa hình ảnh kỹ nữ trong văn học Việt Nam và các nước Châu Á 1. Điểm tương đồng 2. Điểm dị biệt
- Chương 1 : ĐÔI NÉT VỀ NHÂN VẬT KỸ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM I. KHÁI NIỆM “KỸ NỮ” Nhìn từ lịch sử phát triển của nghề kỹ nữ và từ từ nguyên, ta có các cách giải thích sau: - Chữ “kỹ” (nữ + chi)1: + Gái đẹp + Người phụ nữ làm nghề ca hát + Tục gọi gái đĩ - Chữ “kỹ” ( thủ + chi )2:+ Tài năng, có nghề + Thợ giỏi - Chữ “kỹ” ( nhân + chi)3: +Có nghề, có tài năng ( Dùng như chữ kỹ ) + Nữ nhạc công, con hát Thời cổ, cùng với các chữ “kỹ” (nhân + chi ), “kỹ” (thủ + chi ) là để chỉ những nữ nhạc công, con hát có tài năng, tài nghệ cao. Qua đây, chúng ta thấy một điều rằng “kỹ nữ” ban đầu không phải là loại phụ nữ làm nghề bán thân mà vốn là những người hát, ca múa, mang tính chất nghệ thuật. Qua thời gian, càng về sau, cách hiểu về từ kỹ nữ càng rời xa so với ý nghĩa đầu tiên của nó. Các từ điển thông dụng ở nước ta thường đưa ra khái niệm về kỹ nữ và các từ gần nghĩa như như ca nữ, ca kỹ, ví như: o Kỹ: người con gái đẹp, đào hát, gái làm nghề mại dâm.4 o Kỹ nữ: người con gái làm nghề ca hát và mại dâm trong chế độ cũ.5 o Kỹ nữ: người con gái làm nghề mại dâm.6 o Kỹ nữ: gái hành nghề tại các thanh lâu, kỹ viện.7 o Ca kỹ: người phụ nữ sống bằng nghề ca hát và mại dâm trong xã hội cũ.8 o Ca kỹ: những người con gái làm nghề ca hát, có khi cả nghề mại dâm trong xã hội cũ.9 1 Từ điển Hán Việt, Nguyễn Tôn Nhan, NXB Từ điển Bách Khoa, 2003, trang 190 2 Từ điển Hán Việt, Nguyễn Tôn Nhan, NXB Từ điển Bách Khoa, 2003, trang 325 3 Từ điển Hán Việt, Nguyễn Tôn Nhan, NXB Từ điển Bách Khoa, 2003, trang 28 4 Từ điển tiếng Việt, Nxb VHTT, 2005, trang 1095 5 Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb TpHCM, 2000, trang 980 6 Đại từ điển tiếng Việt, Nxb VHTT, 1999, trang 934 7 Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb TpHCM, 2002, trang 638 8 Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb TpHCM, 2002, trang 87 9 Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2006, trang 144
- o Ca kỹ: người phụ nữ làm nghề ca hát.10 o Ca nhi: người phụ nữ làm nghề ca hát trong xã hội cũ.11 Với những ý nghĩa mà các từ điển Việt Nam giải thích về ca kỹ, ca nhi, kỹ nữ thì có thể hiểu ca nhi, ca nữ chỉ những người làm nghề ca hát, mua vui trong xã hội cũ, còn ca kỹ , kỹ nữ là những người phụ nữ đem thân xác để bán lấy tiền. So với ý nghĩa ban đầu thì càng về sau, khái niệm kỹ nữ càng gần với việc bán dâm. Một tên gọi khác của kỹ nữ là “ thị kỹ” (kỹ nữ ở thành thị), là những người đem bán thân xác của mình đánh đổi lấy tiền của khách làng chơi. Điều này xuất phát từ Trung Quốc. Nó được manh nha từ thời Đường Tống, định hình trong thời Minh Thanh [39, 12]. Sự phát triển của nghề kỹ nữ ở Trung Quốc trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn bán nghề là chủ yếu: từ Hạ Thương đến Ngụy Tấn nam bắc triều. Giai đoạn coi trọng nhan sắc lẫn tài nghệ: thời Tùy Đường Tống Nguyên. Giai đoạn bán dâm là chủ yếu: từ thời Minh Thanh đến trước khi thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Qua ba giai đoạn này, người Trung Quốc định nghĩa kỹ nữ như sau: “ kỹ nữ là loại phụ nữ đưa nhan sắc và tài nghệ của mình ra bán lấy tiền.” [ 39, 13] Hoạt động của kỹ nữ diễn ra trong những ca lâu kỹ viện. Mỗi nơi như thế đều có một mụ chủ chứa – những tú bà - cai quản. Đó là những kỹ nữ hết thời, dạy đàn hát, ca múa, chỉ bảo các ngón nghề chiều chuộng khách chơi cho những kỹ nữ mới vào nghề, đồng thời đứng ra quản lý. Những con người này vô cùng nhẫn tâm, kiếm tiền bằng cách buôn bán thân xác phụ nữ, chỉ cần thu lợi cho mình chứ không nghĩ đến những người phụ nữ đáng thương. Các kỹ nữ ở đây đều được chỉ bảo bài bản việc ca múa đàn hát. Đây cũng là một trong những tài năng cơ bản của kỹ nữ. Đa phần các kỹ nữ đều rất xinh đẹp. Ngoài tài năng đàn hát ca múa, họ còn phải biết cách tiếp chuyện, biết cách quyến rũ, làm vừa lòng khách. Càng về sau, kỹ nữ càng biến tướng. Họ không chỉ đơn thuần là người đàn hát ca múa bình thường ở các kỹ viện nữa, mà trở thành những người kiêm luôn nghề bán thân để sinh sống. Kỹ viện cũng trở thành những nhà chứa, lầu xanh đích thực, là nơi đi lại dập dìu của khách làng chơi. Khách làng chơi ở đây chủ yếu là những kẻ có tiền, có quyền; không có tiền, có quyền thì là khách giang hồ đến để mua vui, hoặc là những người đam mê tửu sắc. Ở 10 Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2006, trang 144 11 Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb TpHCM, 2000, 203
- các thanh lâu tấp nập các bóng hồng, họ chính là những kỹ nữ. Và loại người này luôn hứng chịu những thiệt thòi, bị xã hội phong kiến xem thường, khinh miệt. Sự thống khổ của kỹ nữ biểu hiện trên nhiều phương diện, hoặc từ sự áp bức của quan phủ, hoặc do tú bà ngược đãi hoặc do khách làng chơi coi khinh hạch sách, hoặc từ sự dày vò tâm tư của chính mình, … muôn đời không sao dứt hết được. Đối với kỹ nữ mà nói, họ không những biểu diễn tài nghệ ca múa miễn phí cho quan lại mà còn phải đảm nhiệm việc làm công cụ thỏa mãn dục vọng cho kẻ thống trị. Họ trở thành những vật hy sinh đáng thương, bị đem ra trao đổi, mua bán, hành hạ, cưỡng bức. Một khi đã bước vào lầu xanh thì họ bị đè nén và khó lòng thoát nổi. Phần lớn kỹ nữ hoàn toàn không có quyền tự do cá nhân, họ phụ thuộc hoàn toàn vào tú bà, chủ thanh lâu. Họ không có gì đảm bảo tính mạng của mình. Người kỹ nữ trong “ địa ngục trần gian” chẳng qua chỉ là công cụ hái ra tiền của các tú bà. Kỹ nữ tiếp khách ít, không kiếm được tiền, hoặc chiêu đãi khách không chu đáo, hoặc tham ngủ dậy trễ, hoặc không cẩn thận làm trái quy định của kỹ viện, … nhất định bị đánh đập tàn nhẫn. Mỗi lúc chịu xử phạt, kỹ nữ tuy bị đánh đập tàn nhẫn vẫn phải nín nhịn chịu đựng, xé lòng nát ruột, rất thương tâm. Dẫu sao ở chốn bùn nhơ ấy, chúng ta vẫn bắt gặp những người thật sự tài năng và có phẩm chất để từ đó nảy sinh ra nhiều những oan thương tủi nhục, những bi kịch của kiếp hồng nhan. II. THỜI ĐẠI Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nói rất nhiều lần về bất hạnh của những con người tài sắc. -"Rằng hồng nhan tự thuở xưa Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu?" -"Phận sao bạc chẳng vừa thôi Khăng khăng buộc mãi lấy người hồng nhan" -"Đầu xanh có tội tình gì Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi" Có lẽ chúng ta vẫn thường hay gặp những câu nói kiểu như "hồng nhan bạc mệnh", "hồng nhan đa truân". Với chúng ta ngày nay, những câu nói trên có vẻ không thực tế. Trong thời đại này, xinh đẹp là một điều kiện rất tốt để đi đến thành công ( dĩ nhiên còn cần đến những yếu tố khác). Thế nhưng, với xã hội phong kiến, điều này hoàn toàn ngược lại. Vào lúc ấy, dường như có một quy luật bất thành văn: người đẹp, đặc biệt là người tài sắc thì sẽ chịu một số phận gian nan. Đương nhiên không thể có một căn cứ khoa học nào để khái quát
- rằng người đẹp sẽ phải bất hạnh, và cũng chưa chắc ai bất hạnh đều do người ấy có sắc đẹp. Tuy nhiên, lần giở lại những trang sử, trang văn của cha ông, ít nhiều ta có thể giải thích triết lý có vẻ siêu hình này. Đất nước ta có sự giao thoa về văn hóa khá gần gũi với Trung Quốc. Điều này càng đậm nét trong thời phong kiến. Nét văn hóa mà ta chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất đó là đạo Nho. Vì ra đời trong thời thế loạn lạc, đạo Nho mang đặc điểm là một tôn giáo buộc con người vào những phép tắc lễ nghĩa trong ứng xử. Những ràng buộc đó tác động rất lớn đến cuộc sống của những người phụ nữ. Vào đất nước chúng ta, với sự tiếp nhận bị động ( do chủ ý muốn đồng hóa dân tộc ta của người Trung Quốc), thân phận người phụ nữ phải chịu bao đắng cay tủi nhục. Họ hoàn toàn phụ thuộc, lệ thuộc vào người đàn ông. Với những người có nhan sắc thì càng tai họa hơn. Những người đẹp này thường bất hạnh vì chính nhan sắc của họ. Xã hội phân hóa giai cấp càng sâu sắc thì người đẹp càng dễ trở thành nạn nhân của vua chúa, quan lại, những kẻ lắm tiền. Bị lệ thuộc vào người khác nên họ hoàn toàn không chủ động được cuộc sống của mình. "Người phụ nữ không có quyền lựa chọn riêng cho mình cách sống, cách ứng xử, hay thậm chí là làm chủ than xác và tâm lý của mình" [ 45, 144]. Những người phụ nữ đẹp thời xưa thường hay bị tuyển mộ, dâng nạp, bị gả bán cho quan lại, vua chúa. Vì vậy, họ trở thành công cụ để thỏa mãn nhục dục của tầng lớp trên. Vì chỉ là một công cụ mua vui cho người có chức quyền và tiền của cho nên khi sắc đẹp phai tàn, số phận của họ trở nên thật bi đát. Không những là công cụ mua vui, người tài sắc còn là một phương tiện để vua chúa thực hiện những mưu đồ chính trị. Thành ngữ "nghiêng nước nghiêng thành" là một cách nói để nói về sắc đẹp nguy hiểm của các mỹ nhân đối với sự tồn vong của một triều đại. Nghịch lí thay, chính những kẻ có chức quyền khi cần thì dùng sắc đẹp của họ để tranh giành quyền lực, còn khi triều đại sụp đổ thì lại miệt thị, lên án. Đau đớn hơn cả là khi bọn vua chúa thực hiện thành công mưu đồ thì có thể họ sẽ kết thúc cuộc đời của các mỹ nhân một cách hết sức đau đớn. Sử sách đã ghi lại rất nhiều câu chuyện đau lòng như trên. Ví như Tây Thi được Việt Vương Câu Tiễn dung làm mỹ nhân kế để đánh Ngô Phù Sai, việc lớn thành công, Câu Tiễn phục thù được thì cũng là lúc Tây Thi bị bỏ vào túi da ném xuống sông. Đó là sách sử Trung Quốc. Ở Việt Nam ta, Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lại việc tuyển cung, một cách đẩy đưa những người con gái đẹp đến gần hơn với số phận bất hạnh như sau: "Năm 1441, đời Lê Thái Tông, mùa hạ tháng năm, xuống lệnh tuyển con gái đẹp ở các phủ huyện. Mùa thu tháng tám, tuyển chọn con gái đẹp ở sân điện". Như vậy sơ tuyển tại địa phương sau đó
- chung kết tại triều đình. Chưa ai thống kê con số chính xác của cung nữ trong triều đại phong kiến Việt Nam nhưng có thể tin rằng con số đó phải tới hàng trăm. Mục ghi chép "Chuyện cũ trong phủ chúa" của Nguyễn Án về việc chúa Trịnh Sâm ở ngôi chúa từ năm 1767 – 1786 huy động một số lượng lớn cung nữ và nội thị để tổ chức chợ đêm bên ao Long Trì. Hoàng Lê nhất thống chí chép chuyện vua Lê Cảnh Hưng đã huy động hàng trăm cung nữ bày thế đánh trận Ngụy – Thục - Ngô để mua vui. Số phận của các cung nữ trẻ đẹp, tài sắc rất bất hạnh vì được tuyển chọn trên cơ sở sắc đẹp chứ không phải trên cơ sở tình yêu hay sự tôn trọng lẫn nhau. Vì thế, khi vua chúa tìm được người trẻ đẹp hơn, họ tất yếu bị thất sủng. Những chuyện về những người phụ nữ trẻ đẹp, tài sắc là đối tượng săn đuổi của bọn vua chúa, quan lại quyền quý không hiếm trong thực tế lịch sử và trong văn học Việt Nam.Việc bắt gái đẹp dâng lên để lấy lòng vua chúa là chuyện phổ biến của chế độ phong kiến. Trong "Công dư tiệp ký" của Vũ Phương Đề có Truyện tể tướng xã Mộ Trạch đi đánh trận bắt được trong đám tù binh một thiếu nữ tuyệt đẹp đã đem về dâng chúa Trịnh. Nhiều truyện Nôm đã kể lại số phận trắc trở của nhiều gia đình dân thường chỉ vì vợ có sắc đẹp được bọn quyền quý dòm ngó. Truyện Phạm Tải Ngọc Hoa kể về số phận gian truân của cô Ngọc Hoa tài sắc. Gã Biện Điền thấy cô xinh đẹp mà không lấy được đã cho tạc tượng nàng dâng cho tên bạo chúa dâm ác Trang Vương. Trang Vương cho quân đến bắt Ngọc Hoa nhưng nàng cự tuyệt, thậm chí còn tự rạch mặt cho xấu và dọa tự tử. Nguyễn Lộc đã rất có lý khi nhận định rằng: "Truyện Nôm bình dân chủ yếu đặt vấn đề bảo vệ tình vợ chồng, nói rộng ra là bảo vệ gia đình trong thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến."[31,163] Trong thực tế không chỉ trong thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến mà trong tất cả mọi thời kỳ xã hội có giai cấp, khi không có cơ chế luật pháp bảo vệ phụ nữ, khi vua chúa quan lại và bọn có của toàn quyền thống trị, người phụ nữ tài sắc luôn luôn là nạn nhân đau khổ của sự chuyên quyền độc đoán của bọn chúng. Tóm lại, số phận thực tế của những người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến phương Đông đã là nền tảng cho sự hình thành triết lý về thân phận bất hạnh của người hồng nhan. Người xưa không thể hiểu rằng chính xã hội nam quyền với sự lạm dụng vô hạn quyền lực của nam giới đối với phụ nữ, chính xã hội không có các thiết chế luật pháp hữu hiệu bảo vệ cho những người phụ nữ tài sắc vốn dễ bị xâm hại đã gây ra nỗi bất hạnh của người hồng nhan. Nhà nho xa lánh, hắt hủi những người đẹp, xem người đẹp như là nguyên nhân gây nên sự suy vong, sụp đổ của nhiều triều đại, bất hạnh và tai họa cho gia đình, đau khổ cho cá
- nhân. Trọng đức hơn trọng sắc, đó là thực tế đã từng kéo dài ở cả Trung Quốc và Việt Nam. Người ta đã nhìn hiện thực dưới dạng lộn ngược: lẽ ra phải lên án xã hội nam quyền, phụ quyền mà Nho giáo bảo vệ, lẽ ra phải bênh vực những người phụ nữ đẹp thì người ta lại xa lánh, hắt hủi người hồng nhan. Đúng như Trần Đình Hượu nhận xét:" Họ (các nhà nho) cho sắc đẹp là một thứ của "làm nước mất nhà tan", một điềm "bất tường". Gia đình xã hội đề cao người con gái nết na, đoan trang, đảm đang chứ không đề cao sắc đẹp. Khi dạm vợ cho con cháu, người ta thường tránh người đẹp vì lo nó không mang phúc mà mang họa đến cho gia đình. Trần Ngọc Vương cũng rất có lý khi cho rằng "triết lý hồng nhan bạc mệnh từ chỗ có nguồn gốc xã hội thuần túy duy vật, dần dần bị trừu tượng hóa trở thành một triết lý tướng số, đậm chất tiên nghiệm, duy tâm." Nếu chú ý xem xét các sự kiện văn hóa thời kỳ này, ta dễ thấy, thực ra vấn đề "tài mệnh tương đố (tài không tách rời tình) có căn nguyên xã hội sâu sắc. Đây là hiện tượng có thực của xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVIII trở đi, gắn liền với hiện tượng ả đào đã xuất hiện thành một tầng lớp xã hội đông đảo.[45, 146] Trong khi lập trường Nho giáo phổ biến là kết án các mỹ nhân, tuyên truyền thái độ ghẻ lạnh, xa lánh người đẹp, sợ người đẹp thì các nhà thơ, nhà văn trung đại cất tiếng nói bênh vực, cảm thông với số phận của họ. Trong bối cảnh cả xã hội coi khinh, miệt thị những con người làm cái nghề hèn kém nhất trong xã hội lúc đó, nghề kỹ nữ thì một tiếng nói cất lên để bênh vực họ mang giá trị nhân văn sâu sắc. Triết lý tài mệnh tương đố trong Truyện Kiều hẳn đã bắt nguồn từ những quan sát và suy ngẫm lâu dài của Nguyễn Du về thân phận của người ả đào mà ông có dịp chứng kiến ngay trong gia đình của mình, rồi sau đó ông lại bắt gặp đây đó trên đường đời. Người phụ nữ tài sắc không chỉ làm cung phi, làm món mồi tranh đoạt của bọn quyền quý. Họ còn đem tài sắc phục vụ cho nhu cầu ăn chơi giải trí của bọn đàn ông và họ làm thành một lớp người đặc biệt của xã hội được gọi là đào nương, ả đào, cô đào. Những phụ nữ được gọi là ả đào đã bán tài hát hay, đàn ngọt của mình để kiếm sống, thậm chí có thể kiếm sống bằng cả thân xác hoặc trở thành vợ thiếp. Thực ra trong các xã hội phong kiến phương Đông, những người tương tự như ả đào ở nước ta đã từng tồn tại. Ở Trung Quốc có kỹ nữ, Nhật Bản có geisha, Hàn Quốc có kisaeng, mà câu chuyện của những mỹ nhân này sẽ được luận văn đề cập chi tiết ở chương sau. III. SỰ XUẤT HIỆN CỦA NHÂN VẬT NGƯỜI KỸ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
- Nước ta ở gần Trung Quốc, lại sớm giao thiệp với Hán tộc, nên các vua ta cũng bắt chước vua chúa Trung Quốc lập ban nhã nhạc, dùng khi tế tự Giao Miếu và ban nữ nhạc, dùng trong những dịp khánh tiếp, tiếp đãi sứ thần ngoại quốc hay yến tiệc. Từ đời nhà Đinh và Tiền Lê trở về trước không có sách nào nói đến ca vũ và nhạc, từ đời nhà Lý xuống đến nhà Nguyễn, các sách chính sử và dã sử có ghi chép rõ ràng. Theo “Việt sử tiêu án” do Ngô Thì Sĩ viết lại khoảng năm 1028 có người ca kỹ là Đào thị hát hay được vua Lý Thái Tổ ban thưởng. Bà được mọi người hâm mộ, danh tiếng nổi khắp vùng. Vì vậy, công chúng đặt tên cho con hát là đào nương. [42, 44] Những tác phẩm đầu tiên có sự xuất hiện của nhân vật đào nương có thể kể đến “ Truyện Đào Nương” trong “Công dư tiệp ký” của Vũ Phương Đề chép về nghề xướng ca của nhiều phụ nữ đẹp làng Đào Đặng huyện Tiên Lữ. Vào thời Hồ (1400 – 1407) quân Minh xâm lược nước ta, rất thích tài đàn hát của một cô gái tên gọi Đào Nương. Chúng thường ra lệnh cho người ca nữ này hát mua vui. Bà đã lập công tiêu diệt bọn chúng bằng tài ca hát và sắc đẹp của mình. Khi bà mất, dân làng nhớ công ơn bà nên đã lập đền thờ và gọi làng Đào Đặng là làng Ả Đào.[42, 44] Đã là thân phận một kỹ nữ, cho dù công việc tiếp khách của kỹ nữ đơn thuần là xướng ca múa hát hay có liên quan đến thân xác đi nữa thì một khi nhắc đến kỹ nữ, ta đều có một tình cảm cảm thông đến thân phận cô đơn, hẩm hiu của họ. Khi còn trẻ đẹp, các kỹ nữ được người ta tôn vinh tài nghệ, sắc đẹp là thế. Nhưng khi về già thì sao ? Nhà thơ Thái Thuận đã diễn tả tâm trạng của một kỹ nữ khi về già: Hao mòn niên thiếu thủơ ăn chơi Trang điểm hồng nhan khó đẹp người Hoa rụng trước đình gương biếng ngắm Trăng soi hồ nhớ hái sen chơi. Lầu son gái trẻ vui mà thẹn Gác tía thuyền quyên nhớ một thời Chiếc gối du tiên khơi trí tưởng Cùng ra ngủ giấc chia đôi. (Lão kỹ ngâm – Thái Thuận – Quách Tấn dịch) Cả bài thơ là sự nuối tiếc, nhung nhớ khôn nguôi của người ca kỹ khi đến tuổi xế chiều. Sắc đẹp giờ đây đã “hao mòn”, không còn là “hồng nhan” nữa vì đến việc soi gương giờ đây cũng biếng. Thời gian đẽ đem đi sắc đẹp, tiếng hát – những thứ mà bất cứ một người
- ca kỹ nào cũng cần phải có. Giờ đây, khi tuổi đời đã về chiều, khi thấy trăng sáng bên bờ hồ mà xao xuyến, bần thần tưởng nhớ lại bài hát “ Thái liên khúc” của một thuở “Lầu son gác tía”, cùng khách bơi thuyền đi hái sen mua vui trên hồ trong đêm thanh vắng. Đây có thể là một trong những tác phẩm văn học đầu tiên có hình ảnh của người kỹ nữ của văn học trung đại đã diễn tả gần như cả cuộc đời người kỹ nữ. Nhất là tâm trạng nhung nhớ, hồi tưởng lại thời xuân sắc đã qua. Cũng trong một tác phẩm văn học khác: “Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn” của Lê Đức Mạo ( 1462 – 1529), hình ảnh người ca nữ trong tác phẩm này được xem là mốc đánh dấu sự xuất hiện của nghệ thuật hát ca trù. [8, 31] Khoảng năm trăm năm về trước, tại đình làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm ( Hà Nội) đã diễn ra lễ hội đầu xuân trong không khí đại lễ trang nghiêm, hào hùng. Một văn nhân hay chữ trong làng là Lê Đức Mạo thay mặt bát giáp viết chín bài thơ để các giáp đọc và khen thưởng cho các cô đào. Đó là bài “Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn” soạn trước năm 1505, tức là khoảng cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI. Đây là bài thơ cổ nhất hiện biết có hai chữ “ca trù” lần đầu tiên có mặt trong văn học viết. Hai câu thơ có nhắc đến “ ca trù” : Thọ bôi kể chục, ca trù điểm trăm ……… Mừng nay tiệc ca trù thị yến. Ở câu một, chữ “ca trù” cho thấy đây là lối hát dùng thẻ (trù) để thưởng cho người hát, người đàn (đào và kép). Mỗi khi thấy hay, người cầm chầu gõ một tiếng chát vào tay trống để thưởng và khi đó sẽ thả một thẻ tre (mỗi thẻ tương ứng với một số tiền) vào chiếc chậu. Ở câu hai cho thấy tiệc ca trù được mở để thờ thần. [8, 32] Tác phẩm này là một trong những tư liệu cho việc khảo sát về nguồn gốc nghệ thuật ca trù. Đào nương ở đây được nhắc đến qua hai chữ “ ca trù” không được miêu tả kỹ càng về số phận, tâm trạng mà chỉ cho thấy thời điểm xuất hiện của ca trù. Trên đây là những tác phẩm văn học, có thể nói là đầu tiên của văn học trung đại giai đoạn từ thế kỷ XIV – XV có hình ảnh của người ca nữ. Những tác phẩm trên tuy chưa đi sâu vào phân tích cuộc đời, tình cảm, số phận, tính cách của người kỹ nữ nhưng đã cho thấy có một tầng lớp mới bắt đầu xuất hiện trong xã hội. Từ thế kỷ XVI, khi giai cấp phong kiến không còn giữ vai trò tích cực như giai đoạn trước đó thì đời sống nhân dân rơi vào cảnh lầm than, cơ cực. Thơ văn bấy giờ đã lên tiếng phê phán bè lũ thống trị, đồng thời các nhà văn, nhà thơ cất tiếng nói cảm thông với số phận
- của những người nhỏ bé trong xã hội. Hình ảnh những con người nhỏ bé cùng với cuộc sống cùng cực của họ trở thành hình tượng trung tâm của những sáng tác lúc bấy giờ. Trong đó, hình ảnh gợi lên nhiều nỗi thương tâm, suy nghĩ nhất là số phận của những người phụ nữ. Vào giai đoạn chế độ phong kiến thịnh trị, vấn đề được đề cập nhiều trong văn học là cảm hứng hào hùng của toàn dân tộc trước những chiến tích lẫy lừng, là hình ảnh con người trong mối tương quan nhất thể với vạn vật, tự nhiên. Hình ảnh con người với những gì riêng tư nhất vẫn chưa xuất hiện. Sang thời kỳ chế độ phong kiến bắt đầu có dấu hiệu suy vi, giai cấp thống trị thoái hóa thì chính sách chuyên chế trở nên vô cùng nghiệt ngã. Những quan hệ tình cảm của con người tuyệt đối bị cấm nhắc đến trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là văn chương. Giai cấp thống trị muốn đưa con người vào quy củ trên danh nghĩa là ngăn chặn những mối quan hệ buông thả. Một mặt, họ rêu rao vấn đề giới tính là xấu xa, nó là vấn đề cần bị cấm kỵ. Mặt khác, chế độ phong kiến đã dung dưỡng cho lối sống xa hoa, phóng túng, sa đọa của bọn vua chúa. Chính vì thấy được bộ mặt thật của chế độ phong kiến, con người đã ý thức được thân phận của mình. Con người nhận ra cần phải đấu tranh để giành lại cuộc sống tự do chính đáng của mình. Họ vùng dậy chống lại giai cấp phong kiến, đòi quyền được sống trong tình cảm và những mối quan hệ thuận theo tự nhiên. Tiếng nói ấy đã trở thành trào lưu nhân văn chủ nghĩa trong văn học. Trào lưu thể hiện khát vọng con người cá nhân nở rộ ở giai đoạn thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, nhưng thật ra nó có nền móng từ thế kỷ XV – XVI, mà Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là một tác phẩm tiêu biểu. Tình yêu và những biểu hiện tự nhiên của nó được tác giả xây dựng trong tác phẩm trên được coi là một sự phản ứng lại với những luật lệ hà khắc của thời phong kiến. Đáng lưu ý , một hình ảnh khác của người phụ nữ, chính là hình ảnh kỹ nữ đã xuất hiện có phần rõ nét hơn giai đoạn trước. Giai đoạn trung đại chính là thời điểm nở rộ của hình ảnh kỹ nữ với khá nhiều sáng tác. Có thể nói, những người ca kỹ lần đầu tiên xuất hiện trong một số sáng tác của Nguyễn Dữ khiến cho nhân vật này gần gũi với độc giả hơn qua cách thể hiện của tác giả. Đó là những câu chuyện trong “Truyền kỳ mạn lục”, một tác phẩm chứa đựng những câu chuyện lạ lùng được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Phương diện nổi bật trong Truyền kỳ mạn lục là tư tưởng phê phán những tệ lậu của xã hội phong kiến. Đó là cảnh chiến tranh liên miên khiến cho dân chúng lâm vào cảnh lầm than cơ cực, “sống chẳng gặp thời, chết không phải số. Đói không có thứ gì cấp dưỡng, lui không có chỗ nào tựa nương…” (Chuyện tướng Dạ Soa). Nguyễn Dữ đã vạch trần những
- xấu xa, thối nát của thể chế đương thời với nạn quan tham, xa hoa dâm loạn. Vua thì “ thường dối trá, tính nhiều tham dục…” ( Chuyện đối đáp của người tiều phu núi Nưa), quan lại thì hung tợn, tham lam hiếu sắc như Lý Hữu Chi ( Chuyện Lý tướng quân) hoặc nham hiểm và thâm độc như tên Trụ Quốc họ Thân ( Chuyện nàng Túy Tiêu). Đó là một xã hội luân thường rối loạn, kẻ là “cha mẹ” dân không hề có lý tưởng “trí quân trạch dân”. Nhưng điều làm nên giá trị lớn lao nhất, hơn hẳn các tác phẩm văn xuôi trước đó, cái khiến cho Nguyễn Dữ trở nên gần gũi với các nhà nhân đạo chủ nghĩa văn học thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX và cũng là điểm khiến tác phẩm của ông nổi bật hơn so với các nhà viết truyện truyền kỳ Đông Á đương thời, chính là việc tập truyện của ông đã hướng tới và phản ánh số phận và khát vọng của con người, đặc biệt là thân phận của người phụ nữ. Khi phản ánh cuộc sống lầm than, tủi nhục của người dân lành, của những đám đông nghèo khổ, đến thân phận và sự bế tắc của người trí thức trước thực trạng xã hội, ông đặc biệt chú ý đến thân phận của người phụ nữ. Điều đặc biệt là khi phản ánh, tố cáo hiện thực xã hội, Nguyễn Dữ chủ yếu xuất phát từ lập trường đạo đức để phê phán, thì trước vấn đề quyền sống và thân phận con người, ông lại đứng trên quan điểm nhân đạo. Ngoài những nhân vật phụ nữ mang trong mình những phẩm chất mẫu mực của người phụ nữ Việt Nam truyền thống như nàng Vũ Thị Thiết “ thùy mị, nết na” chung thủy chờ chồng, hiếu nghĩa nhất mực với mẹ chồng ( Chuyện người con gái Nam Xương), hoặc như nàng Nhị Khanh tiết nghĩa, khuyên chồng chịu theo cha đến nhận chức ở nơi “ tử địa”, rồi ở nhà một mực thủ tiết chờ chồng, thì còn là những phụ nữ có thân phận hèn kém trong xã hội như Túy Tiêu, một con hát, thực chất là nô lệ trong dinh thự một vị quan nhà Trần trong “ Chuyện nàng Túy Tiêu”, hay người kỹ nữ tên Hàn Than trong “Chuyện nghiệp oan của Đào Thị”. Các truyện “Chuyện nghiệp oan của Đào Thị” và “Chuyện nàng Túy Tiêu” là những truyện có xuất hiện hình ảnh nhân vật nữ có những biểu hiện đặc trưng của người làm nghề kỹ nữ. Những nhân vật đó là: nàng Túy Tiêu ( Chuyện nàng Túy Tiêu), Hàn Than ( Chuyện nghiệp oan của Đào Thị). Túy Tiêu và Hàn Than là hai nhân vật được giới thiệu ngay từ đầu truyện là ca nữ. Họ đều mang thân phận của hạng người được coi là thấp kém trong xã hội. Tuy cả hai đều là những người xinh đẹp, thông minh nhưng đáng thương. Túy Tiêu đã phải chịu nhiều nỗi khổ trong dinh thự của tên Trụ Quốc, để hy vọng có ngày tái hợp cùng người yêu là Dư Nhuận Chi. Hàn Than thì trải qua một cuộc đời đầy sóng gió, hết kiếp người đến kiếp ma, và dù cho
- có tồn tại ở kiếp nào đi nữa, người ca kỹ này cũng bị những thế lực thù địch vùi dập. Hai nhân vật kỹ nữ trong hai tác phẩm trên, qua lời kể của Nguyễn Dữ là hai ca nữ xinh đẹp, tài giỏi nhưng cuộc đời lại chìm nổi, gian truân. Và trên hết, họ luôn khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, điều mà họ đáng được hưởng và đã giành cả cuộc đời để đấu tranh. Thông qua các nhân vật nữ, đặc biệt là những người kỹ nữ, tác giả đã gửi gắm những thông điệp về cuộc đời, cất lên tiếng nói cho một tình yêu tự do, giải phóng con người ra khỏi sự chế tài của xã hội. Người kỹ nữ xuất hiện trong những câu chuyện đều sống một cuộc sống đầy sóng gió. Nàng Túy Tiêu may mắn được gặp lại người yêu và sống hạnh phúc sau chuỗi ngày đau khổ chờ đợi, còn Hàn Than thì kết cục bi thảm hơn. Trải qua bao nhiêu kiếp, kết cục vẫn không thể vươn tới được cuộc sống hạnh phúc. Ở đây, cũng cần nói thêm về ảnh hưởng bởi nhận thức của tác giả. Các nhân vật nữ nói chung trong "Truyền kỳ mạn lục" đều chịu chung một kết cục đen tối và tình yêu của họ thường rơi vào thế bế tắc. Khi đề cập đến tình yêu, Nguyễn Dữ đã phóng bút táo bạo miêu tả những cuộc tình thiên về màu sắc nhục cảm. Với việc xuất hiện những nhân vật nữ, đặc biệt là kỹ nữ tạo được mối thương cảm trong lòng người đọc, "Truyền kỳ mạn lục" là tác phẩm tạo tiền đề cho việc xuất hiện phổ biến hơn hình ảnh người kỹ nữ trong thơ văn trung đại. Như đã trình bày ở trên, nhân vật kỹ nữ phải chịu nhiều oan khiên, trắc trở, số phận của họ thật trớ trêu, lại bị coi là hạng đàn bà hư hỏng, thất tiết mà ví dụ rõ nhất là cuộc đời của nàng ca kỹ Hàn Than ( Chuyện nghiệp oan của Đào Thị). Khi nhà vua còn sống, Hàn Than được trọng dụng là thế. Khi vua băng hà, ngay lập tức, nàng bị hất ra đường. Sau đó, trải qua nhiều số kiếp, nàng luôn chịu những tai tiếng và sự truy đuổi của người đời. Nếu như ở giai đoạn đầu của văn học trung đại (khoảng từ thế kỷ XIV – XV), nhân vật kỹ nữ còn chưa được biểu hiện cụ thể, những điều tác giả gửi gắm còn mơ hồ thì khi thời gian qua đi, đến giai đoạn sau này, với những tác phẩm ngày càng sâu sắc thì hình ảnh người kỹ nữ hiện lên rõ nét hơn. Thế kỷ XVIII, do sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc, xuất hiện các đô thị, trong đó tầng lớp quý tộc phong kiến và tầng lớp thương nhân có của nuôi ả đào trong nhà để phục vụ thị hiếu ca nhạc, thậm chí việc lấy ả đào làm thiếp đã trở nên phổ biến. Thời gian này xuất hiện cả một giáo phường chuyên phục vụ nghệ thuật. Giai đoạn này, kỹ nữ trở thành một nhân vật mới trong văn học với hàng loạt tác phẩm mà tiêu biểu hơn cả là những bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du như Long Thành cầm giả ca ( trích trong Bắc hành tạp lục), La
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 307 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 101 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 160 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn