intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN

Chia sẻ: Nguyen Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

188
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự tiến bộ của nền khoa học công nghệ thông tin đã góp phần làm cho đời sống xã hội ngày càng phong phú. Nó mang lại siêu lợi nhuận cho nền kinh tế của mỗi quốc gia và toàn cầu, đồng thời mang lại nền văn minh cho nhân loại chƣa từng có từ trƣớc đến nay. Việt Nam là một nƣớc đang trên đà phát triển và hội nhập, những ảnh hƣởng tích cực và hệ quả ƣu việt do công nghệ thông tin mang lại cho nền kinh tế và đời sống xã hội khoảng vài chục năm gần đây đã chứng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG…………….. LUẬN VĂN Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN
  2. Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy, TS. Hồ Văn Canh, đã tận tình hướng dẫn,giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Để đề tài của em hoàn thành đúng thời hạn. Em xin cảm ơn các thầy, cô khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Dân Lập Hải Phòng đã trang bị cho chúng em những kiến thức quý báu trong quá trình học tập, và tạo điều kiện giúp đỡ để em làm tốt nghiệp tốt nhất trong thời gian vừa qua. Em xin cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Dân Lập Hải Phòng đã trang bị cho chúng em nhứng tri thức quý báu giúp chúng em đủ hành trang bước vào đời. Cảm ơn tất cả các bạn khoa công nghệ thông tin đã giúp đỡ và đồng hành với tôi trong suốt thời gian qua! GVHD: TS – Hồ Văn Canh 1 SVTH: Vũ Thị Dung
  3. Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. 4 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ WIRELESS LAN ................ 6 1.1. Tổng quan ............................................................................................. 6 1.2. Công nghệ sử dụng ............................................................................... 7 1.3. Đối tƣợng sử dụng ................................................................................ 9 1.4. Địa điểm lắp đặt .................................................................................... 9 1.5. Khả năng ứng dụng tại Việt Nam ......................................................... 9 1.6. Ƣu và nhƣợc điểm của mạng WLAN ................................................ 10 CHƢƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ VỀ KĨ THUẬT .............................................. 12 2.1. Tổng quan ........................................................................................... 12 2.2. Các tính năng của WLAN 802.11 ...................................................... 16 2.3. Điều khiển xung đột: .......................................................................... 20 2.4. Giải pháp Roaming cho WLAN ......................................................... 23 2.5. Sự định vị một WLAN........................................................................ 25 2.6. Kỹ thuật điều chế ................................................................................ 29 2.7. Kỹ thuật truy nhập: ............................................................................. 32 2.8. Kỹ thuật vô tuyến ................................................................................ 35 2.9.Vấn đề bảo mật .................................................................................... 44 CHƢƠNG 3: BẢO MẬT MẠNG LAN KHÔNG DÂY .............................. 46 3.1. Cách thiết lập bảo mật LAN không dây ............................................. 47 3.2. Những tấn công trên mạng.................................................................. 48 3.2.1. Tấn công bị động .......................................................................... 48 3.2.2. Tấn công chủ động ....................................................................... 50 3.2.3. Tấn công theo kiểu chèn ép .......................................................... 51 3.2.4. Tấn công bằng cách thu hút.......................................................... 53 3.3. Các phƣơng pháp bảo mật cho WLAN .............................................. 54 3.3.1 WEP, WIRED EQUIVALENT PRIVACY .................................. 54 3.3.2. WPA (Wifi Protected Access)...................................................... 62 3.3.3. 802.11i (WPA2) ........................................................................... 64 3.4. LỌC..................................................................................................... 64 GVHD: TS – Hồ Văn Canh 2 SVTH: Vũ Thị Dung
  4. Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN 3.4.1. Lọc SSID ...................................................................................... 65 3.4.2. Lọc địa chỉ MAC .......................................................................... 66 3.4.3. Lọc giao thức ................................................................................ 68 3.5. Các giải pháp bảo mật đựơc khuyến nghị .......................................... 69 3.5.1. Quản lý chìa khoá WEP ............................................................... 69 3.5.2. Wireless VPN ............................................................................... 70 3.5.3. Kỹ thuật chìa khoá nhảy ............................................................... 71 3.5.4. Temporal Key Integrity Protocol(TKIP) ...................................... 71 3.5.5. Những giải pháp dựa trên AES .................................................... 72 3.5.6. Wireless Gateways ....................................................................... 72 3.5.7. 802.1x giao thức chứng thực mở .................................................. 73 3.6. Chính sách bảo mật ............................................................................. 77 3.6.1. Bảo mật các thông tin nhạy cảm .................................................. 77 3.6.2. Sự an toàn vật lý ........................................................................... 78 3.6.3. Kiểm kê thiết bị WLAN và kiểm định sự an toàn........................ 79 3.6.4. Sử dụng các giaỉ pháp bảo mật tiên tiến ...................................... 79 3.6.5. Mạng không dây công cộng ......................................................... 80 3.6.6. Sự truy nhập có kiểm tra và giới hạn ........................................... 80 3.7. Những khuyến cáo về bảo mật ........................................................... 80 3.7.1. Wep............................................................................................... 80 3.7.2. Định cỡ cell .................................................................................. 81 3.7.3. Sự chứng thực ngƣời dùng ........................................................... 82 3.7.4. Sự bảo mật cần thiết ..................................................................... 82 3.7.5.Sử dụng thêm các công cụ bảo mật ............................................... 83 3.7.6. Theo dõi các phần cứng trái phép ................................................ 83 3.7.7. Switches hay Hubs ....................................................................... 83 3.7.8. Cập nhật các vi chƣơng trình và các phần mềm. ......................... 83 3.7.9. Các chế độ Ad hoc ở trên các mạng Wifi .................................... 83 KẾT LUẬN ................................................................................................... 85 CÁC THUẬT NGỮ ĐƢỢC SỬ DỤNG....................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 89 GVHD: TS – Hồ Văn Canh 3 SVTH: Vũ Thị Dung
  5. Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN LỜI MỞ ĐẦU Sự tiến bộ của nền khoa học công nghệ thông tin đã góp phần làm cho đời sống xã hội ngày càng phong phú. Nó mang lại siêu lợi nhuận cho nền kinh tế của mỗi quốc gia và toàn cầu, đồng thời mang lại nền văn minh cho nhân loại chƣa từng có từ trƣớc đến nay. Việt Nam là một nƣớc đang trên đà phát triển và hội nhập, những ảnh hƣởng tích cực và hệ quả ƣu việt do công nghệ thông tin mang lại cho nền kinh tế và đời sống xã hội khoảng vài chục năm gần đây đã chứng minh điều này. Hệ thống mạng không dây WLAN là một phát triển vƣợt bậc của ngành công nghệ thông tin. Hiện nay nó là sự lựa chọn tối ƣu nhất bởi cùng một lúc có thể kết nối máy in, Internet và các thiết bị máy tính khác mà không cần dây cáp truyền dẫn. Nhờ đó mà ta giảm thiểu đƣợc số lƣợng dây chạy trong phòng, từ phòng này sang phòng khác. Số lƣợng dây không đáng kể nên không làm thay đổi cảnh quan, thẩm mĩ nơi ở và nơi làm việc, hội họp.Hệ thống liên lạc không dây hiện nay không chỉ còn bị giới hạn trong truyền thông tiếng nói mà nó mở rộng ra nhiều dịch vụ khác nhƣ hệ thống điện thoại 3G. Ngoài chức năng điện thoại, ngƣời sử dụng có thể sử dụng nó nhƣ một thiết bị giải trí, truy cập internet, kiểm tra tài khoản...Ngoài ra mạng LAN không dây còn rất nhiều tiện lợi khác đó là sự mềm dẻo, dễ thay thế bảo trì, dễ dàng mở rộng hệ thống… Các chuẩn mạng không dây tuy mới đƣa ra nhƣng đã nhanh chóng trở lên phổ biến trong hệ thống mạng kết nối sử dụng dây hiện nay. Hiện nay, mạng không dây thực sự đi vào cuộc sống . Chỉ cần một laptop, PDA hoặc một phƣơng tiện truy cập mạng không dây bất kỳ, bạn có thể truy cập vào mạng ở bất cứ nơi đâu, trên cơ quan, trong nhà, ngoài đƣờng , trong quán cafe…bất cứ nới đâu nằm trong phạm vi phủ sóng của WLAN. Trong nội dung đề tài nay, em xin trình bày những hiểu biết về WLAN nhƣ là một giới thiệu về một công nghệ mới đang đƣợc triển khai rộng rãi hiện nay. Nộ dung đề tài gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1 : Giới thiệu tổng quan về WLAN GVHD: TS – Hồ Văn Canh 4 SVTH: Vũ Thị Dung
  6. Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN Chƣơng 2: Các vấn đề kĩ thuật Chƣơng 3: Bảo mật cho WLAN Trong quá trình làm, do điều kiện thời gian và trình độ có hạn, điều kiện tiếp xúc với thiết bị còn ít, do đó không tránh khỏi một số sai sót.Vì vậy mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thiện hơn tài liệu này, em xin chân thành cảm ơn. GVHD: TS – Hồ Văn Canh 5 SVTH: Vũ Thị Dung
  7. Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ WIRELESS LAN 1.1. Tổng quan Kỹ thuật liên lạc không dây thực sự trở thành một hiện tƣợng bùng nổ của khoa học kĩ thuật trên toàn thế giới. Chỉ riêng tại Mỹ, số lƣợng thống kê cho thấy từ năm 1987 đến 1993 số lƣợng điện thoại di động (cellular phone) đã tăng từ 1 triệu cái lên 10 triệu cái, hiệu suất bán thiết bị có thể lên tới 180.000 cái/tháng. Ở Thụy Điển, theo số lƣợng thống kê năm 90, cứ 10 ngƣời dân thì có một ngƣời sử dụng điện thoại di động. Kỹ thuật này ngày càng trở thành một phƣơng tiện liên lạc hữu hiệu với sự ra đời của vệ tinh. Ngày nay, liên lạc không dây đã trở thành một phƣơng tiện không thể thiếu của con ngƣời. Các công nghệ và sản phẩm dung cho kết nối mạng máy tính không cần dây dẫn thực sự mới đƣợc chú ý vào cuối những năm 90 của thế kỷ 20. Khả năng di chuyển linh hoạt trong mạng LAN không dây (WLAN) cho phép nhân viên có thể tận dụng thời gian và không gian làm việc tại bất kỳ đâu trong phạm vi bán kính cho phép, họ không phải gắn cứng vào chiếc máy PC nữa, vì thế nâng cao hiệu suất làm việc. Do đó, việc phát triển WLAN đã trở thành một mục tiêu hàng đầu của công ty máy tính, nhằm giúp các doanh nghiệp cũng nhƣ ngƣời dùng riêng lẻ có đƣợc những tiện lợi tối đa trong công việc. Đƣợc phê chuẩn của IEEEb 802.11 vào năm 1999, đến nay WLAN đã trở lên phát triển mạnh trên thế giới, tuy nhiên ở một số nƣớc mà nền công nghệ thông tin đanh phát triển nhƣ ở Việt Nam hiện nay thì WLAN vẫn còn là một công nghệ khá mới mẻ cần đƣợc nghiên cứu và đầu tƣ thích đáng GVHD: TS – Hồ Văn Canh 6 SVTH: Vũ Thị Dung
  8. Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN Hình 1.1: Vị trí của WLAN trong mô hình hệ thống mạng Khái niệm mạng WLAN Mạng WLAN (WIRELESS LOCAL AREA NETWORK–WLAN ) là một hệ thống truyền thông số liệu linh hoạt đƣợc thực hiện trên sự mở rộng của mạng LAN hữu tuyến. WLAN gồm các thiết bị đƣợc nối lại với nhau có khả năng giao tiếp thông qua sóng RADIO hay tia hồng ngoại trên cơ sở sử dụng các giao thức chuẩn riêng của mạng không dây thay vì các đƣờng truyền dẫn bằng dây. 1.2. Công nghệ sử dụng Hầu hết tất cả các công nghệ từ computer đến non-computer đều có những chuẩn riêng quy định cho chúng WLAN cũng không phải là ngoại lệ. Có 2 tổ chức lớn và uy tín của Mỹ hiện nay cùng đƣa ra các chuẩn cho WLAN. Đó là FCC ( Federal Communication Commission ) và IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers). Họ quy định ra khoảng tần số mà các thiết bị WLAN đƣợc phép sử dụng. Có 2 loại khoảng tần số:  ISM ( Industrial, Scientifi, and Medical ): tần số dùng cho ISM đƣợc quy đinh là: 902 MHz, 2.4 GHz và 5.8 GHz và độ rộng thay đổi có thể từ 26 MHz tới 150 MHz.  UNII ( Unlicensed National Information Infrastructure ): Các băng sóng đều nằm trong dải 5GHz và độ rộng băng thay đổi là 100 MHz GVHD: TS – Hồ Văn Canh 7 SVTH: Vũ Thị Dung
  9. Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN Hình 1.2: Phân bổ tần số ISM và UNII Hiện nay, các chuẩn do IEEE đƣợc sử dụng phổ biến nhất để dùng làm chuẩn cho các hãng sản xuất thiết bị WLAN. Chuẩn cho WLAN đƣợc IEEE đặt tên là IEEE 802.11. 802.11 quy định cách thứ hoạt động của mạng không dây, các kỹ thuật truyền, tốc độ và băng thông của mỗi phƣơng pháp truyền. Các chuẩn của WLAN đƣợc IEEE quy định trong 802.11: “WLAN là một công nghệ Internet không dây tốc độ cao theo chuẩn 802.11 IEEE” Kích thƣớc phủ sóng mỗi HOSTPOT : < 300m. Tần số: Tần số sử dụng phổ biến: 802.11b, 2,4GHz (giải IMS), công suất phát : = 100mW, độ rộng băng thông 22MHz. Tốc độ : 11Mbps với chuẩn 802.11b. Bảo mật: WEP ( Wired Equivalent Privacy ) Hệ quản lý: Radius ( Remote Authentication Dial _ In User Service ) Phƣơng pháp truyền sóng có thể là: Giải trải phổ trực tiếp ( Direct Sequence Spread Spectrum-DSSS ), giải trải phổ nhảy tần ( Frequency Hopping Spread Spectrum- FHSS ) và hồng ngoại. GVHD: TS – Hồ Văn Canh 8 SVTH: Vũ Thị Dung
  10. Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN 1.3. Đối tƣợng sử dụng Ở những nƣớc phát triển WLAN đƣợc triển khai rộng rãi trong những phòng hội nghị văn phòng tập đoàn, những kho hàng lớn, những lớp học có sử dụng Internet, thậm chí cả những quán cafe. Với những nƣớc nhƣ Việt Nam thì những đối tƣợng đáng quan tâm là khách hàng dùng Laptop, Pocket PC: có thể là các doanh nhân, các khách du lịch, cƣ dân: dùng PC + card modem, những ngƣời dùng di động, sinh viên… Hệ thống thông tin doanh nghiệp: Các nhà quản lý mạng có thể di chuyển nhân viên lập ra các văn phòng tạm thời hoặc cài đặt máy in và nhiều thiết bị khác mà không ảnh hƣởng bởi chi phí và tính phức tạp của mạng có dây. Du lịch: Khách sạn và các điểm du lịch có thể xử lý thông tin đặt phòng yêu cầu dịch vụ hoặc thông tin hành lý của khách hàng. Giáo dục: Sinh viên và giảng viên có thể liên lạc với nhau từ bất kỳ vị trí nào trong khuôn viên đại học để trao đổi hoặc tải về các bài giang có sẵn trên mạng. Mạng WLAN còn gỉam thiểu nhu cầu sử dụng phòng thực hành máy tính của sinh viên. Thông tin sản phẩm: Các nhân viên chịu trách nhiệm về xuất kho có thể cập nhật và trao đổi các thông tin của sản phẩm. Y tế: Y tá có thể trao đổi các thông tin về liệu pháp chữa bệnh và bệnh nhân. 1.4. Địa điểm lắp đặt Tại các khu tập trung đông ngƣời nhƣ: Các văn phòng, tòa nhà, trƣờng đại học, sân bay, nhà ga, sân vận động, khu triển lãm, khách sạn , siêu thị, khu dân cƣ… 1.5. Khả năng ứng dụng tại Việt Nam Việt Nam là một nƣớc công nghệ thông tin đạng trên đà phát triển nhanh chóng, vì vậy tiềm năng khai thác là rất lớn. Hơn thế trong những năm vừa qua và những năm tới, Việt Nam là điểm đến của các nhà đầu tƣ, các khách du lịch nƣớc ngoài. Các khách quốc tế, du lịch có Laptop cắm card để nối mạng WLAN, hoặc Laptop đời mới dùng công nghệ chip Centrino hoặc Duo Core là đối tƣợng ngƣời GVHD: TS – Hồ Văn Canh 9 SVTH: Vũ Thị Dung
  11. Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN dùng. ( theo boingo: năm 2005 90% Laptop có sẵn tính năng kết nối mạng WLAN mà không cần đến card riêng, ở Mỹ 27 triệu trên tổng số 36 triệu doanh nhân có máy tính xách tay ).Dân cƣ nằm trong vùng HOSTPOT dùng card chuyên dụng (dƣới 100 USD) là đối tƣợng của nhà đầu tƣ. Nếu có những chính sách đầu tƣ giảm giá thích hợp, thì đối tƣợng sinh viên ở các trƣờng đaị học sử dụng Laptop, PC, PDA, Pocket PC là đối tƣợng tiềm năng cần quan tâm, cần phát triển số điểm HOSTPOT, giảm giá cƣớc, có chiến dịch xúc tiến, tiếp thị. 1.6. Ƣu và nhƣợc điểm của mạng WLAN 1.6.1. Ƣu điểm Sự tiện lợi: Mạng không dây cũng nhƣ hệ thống mạng thông thƣờng. Nó cho phép người dùng truy xuất tài nguyên mạng ở bất kỳ nơi đâu trong khu vực được triển khai(nhà hay văn phòng). Với sự gia tăng số ngƣời sử dụng máy tính xách tay(laptop), đó là một điều rất thuận lợi. (bên trong vùng phủ sóng Radio các nút mạng các thể truyền thông không giới hạn xa hơn). Khả năng di động: Với sự phát triển của các mạng không dây công cộng, người dùng có thể truy cập Internet ở bất cứ đâu. Chẳng hạn ở các quán Cafe, ngƣời dùng có thể truy cập Internet không dây miễn phí. Hiệu quả: Ngƣời dùng có thể duy trì kết nối mạng khi họ đi từ nơi này đến nơi Triển khai: Việc thiết lập hệ thống mạng không dây ban đầu chỉ cần ít nhất 1 access point. Với mạng dùng cáp, phải tốn thêm chi phí và có thể gặp khó khăn trong việc triển khai hệ thống cáp ở nhiều nơi trong tòa nhà. Khả năng mở rộng: Mạng không dây có thể đáp ứng tức thì khi gia tăng số lượng người dùng. Dễ lắp đặt, triển khai và mở rộng (khi thêm máy không ảnh hƣởng đến hệ thống), ít sử dụng các kết nối có dây do đó loại bỏ đƣợc sự rƣờm rà của việc đi cáp, đặc biệt thuận tiện với những điểm khó đi dây, tiết kiệm đƣợc thời gian lắp đặt dây cáp và không làm thay đổi thẩm mỹ kiến trúc toà nhà. Đồng nghĩa với việc ít phát sinh nhiều vấn đề cho ngƣời dùng và quản trị hệ thống. Do đó làm giảm chi phí bảo trì bảo dƣỡng hệ thống nhờ khả năng dễ thay thế khi xảy ra sự cố. GVHD: TS – Hồ Văn Canh 10 SVTH: Vũ Thị Dung
  12. Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN Tính mạnh mẽ: Mạng WLAN tránh đƣợc những thảm hoạ nhƣ động đất, ngƣời dùng lôi kéo. Sự phát triển mạnh mẽ và phổ biến rộng rãi của mạng không dây hiện đang là một động lực lớn thúc đẩy một làn sóng đổi mới trên Internet. Công nghệ không dây có mặt ở khắp mọi nơi. 1.6.2. Nhƣợc điểm của mạng WLAN Bảo mật: Môi trƣờng kết nối không dây là không khí nên khả năng bị tấn công cuả người dùng là rất cao. Thêm vào nữa, giao diện sóng radio làm cho việc nghe trộm trong WLAN dễ hơn nhiều trong mạng khác. Phạm vi: Một mạng chuẩn 802.11g với các thiết bị chuẩn chỉ có thể hoạt động tốt trong phạm vi vài chục mét. Nó phù hợp trong 1 căn nhà, nhƣngvới một tòa nhà lớn thì không đáp ứng đƣợc nhu cầu. Để đáp ứng cần phải mua thêm Repeater hay access point, dẫn đến chi phí gia tăng. Độ tin cậy( nhiễu ): Vì sử dụng sóng vô tuyến để truyền thông nên việc bị nhiễu, tín hiệu bị giảm do tác động của các thiết bị khác(lò vi sóng,….) là không tránh khỏi. Làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động của mạng. Tốc độ: Tốc độ của mạng không dây (1- 125 Mbps) rất chậm so với mạng sử dụng cáp(100Mbps đến hàng Gbps). GVHD: TS – Hồ Văn Canh 11 SVTH: Vũ Thị Dung
  13. Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN CHƢƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ VỀ KĨ THUẬT 2.1. Tổng quan WLAN là một công nghệ truy cập mạng băng thông rộng không dây theo chuẩn 802.11 của IEEE. Đƣợc phát triển với mục đích ban đầu là một sản phẩm phục vụ gia đình và văn phòng để kết nối các máy tính cá nhân mà không cần dây, nó cho phép trao đổi dữ liệu qua sóng radio với tốc độ rất nhanh. Là cơ hội cung cấp đƣờng truy cập Internet băng thông rộng ngày càng nhiều ở các địa điểm công cộng nhƣ sân bay, cửa hàng cafe, nhà ga, các trung tâm thƣơng mại hay trung tâm báo chí . Tiêu chuẩn IEEE 802.11 định nghĩa cả 2 kiểu cơ sở hạ tầng, với số lƣợng tối thiểu các điểm truy nhập trung tâm tới một mạng hƣu tuyến, và một chế độ là peer- to-peer, trong đó một tập hợp những đài vô tuyến liên lạc trực tiếp với nhau mà không cần một điểm truy nhập trung tâm hoặc mạng vô tuyến nào. Sự hấp dẫn của WLAN là tính linh hoạt của chúng. Chúng có thể mở rộng truy cập tới các mạng cục bộ, nhƣ Intranet, cũng nhƣ hỗ trợ sự truy nhập băng rộng tới Internet tại các điểm truy cập. WLAN có thể cung cấp kết nối không dây nhanh chóng và dễ dàng tới các máy tính, các máy móc hay các hệ thống trong một khu vực, nơi mà các hệ thống cơ sở hạ tầng truyền thông cố định không tồn tại hoặc nơi mà truy nhâp nhƣ vậy là không cho phép. Ngƣời dùng có thể là cố định hoặc di động hoặc thậm chí có thể đang ngồi trên một phƣơng tiện chuyển động. Một vài hình vẽ sau sẽ đƣa ra một cái nhìn tổng quát về khả năng ứng dụng của WLAN: Vai trò truy cập (Access role). WLAN cung cấp giải pháp cho một vấn đề khá khó đó là: khả năng di động.Các WLAN nhanh,rẻ, và có mặt khắp mọi nơi. GVHD: TS – Hồ Văn Canh 12 SVTH: Vũ Thị Dung
  14. Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN Hình 2.1: Khả năng truy nhập Về khả năng truy cập mạng trong các tòa nhà, nhà kho, bến bãi mà không gặp phải vấn đề tốn kém và phức tạp trong việc đi dây. Hay cũng chính là khả năng mở rộng mạng: Các mạng không dây có thể đƣợc xem nhƣ một phần mở rộng của một mạng có dây. Khi muốn mở rộng một mạng hiện tại, nếu cài đặt thêm đƣờng cáp thì sẽ rất tốn kém. Hay trong những tòa nhà lớn, có thể cài đặt cáp quang nhƣng nhƣ thế sẽ yêu cầu nhiều thời gian và tiền bạc. Các WLAN có thể thực thi một cách dễ dàng hơn. Hình 2.2: Khả năng truy cập mạng mà không phải đi dây GVHD: TS – Hồ Văn Canh 13 SVTH: Vũ Thị Dung
  15. Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN Về khả năng đơn giản hóa việc kết nối mạng giữ hai tòa nhà mà giữa chúng là địa hình phức tạp không thi công đối với mạng thông thường.(với các loại anten không dây phù hợp và trong một khoảng cách cho phép) Hình 2.3:Tiện lợi trong việc xây dựng mạng trên miền núi hay các khu vực có địa hình lòng giếng vẫn có thể truy cập mạng bình thường như các nơi khác. Hình 2.4: Tại nơi có địa hình lòng chảo Và sự tiện lợi trong việc truy cập mạng mà vẫn có thể di chuyển (nghĩa là di chuyển từ khu vực không dây này sang khu vực không dây khác mà không bị mất kết nối, giống nhƣ điện thoại di động, ngƣời dùng có thể di chuyển giữa các vùng khác nhau. Trong một tổ chức lớn, khi phạm vi phủ sóng của wireless rộng thì việc roaming khá quan trọng vì ngƣời dùng có thể vẫn giữ kết nối khi họ ra ngoài) GVHD: TS – Hồ Văn Canh 14 SVTH: Vũ Thị Dung
  16. Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN Hình 2.5:Khả năng truy cập trong khi di chuyển Từ các văn phòng , nhà riêng (Trong một số doanh nghiệp chỉ có một vài ngƣời dùng và họ muốn trao đổi thông tin giữa những ngƣời dùng và chỉ có một đƣờng ra Internet. Với những ứng dụng này, thì một wireless LAN là rất đơn giản và hiệu quả. ) Hình 2.6: Truy cập từ các văn phòng, nhà riêng Đến các văn phòng di động (Mobile Ofices),các khu lớn hơn như các trường đạii học, các khu chung cư đều có thể truy cập mạng với tốc độ cao và quá trình thiết lập đơn giản. (nhƣ tình trạng thiêu các văn phòng làm trụ sở ở các công ty hiện nay, hay vì tình trạng quá tải của các lớp học, nhiều trƣờng hiện nay đang sử dụng lớp học di động. Để có thể mở rộng mạng máy tính ra những tòa nhà tạm thời, nếu sử dụng cáp thì rất tốn chi phí. Các kết nối WLAN từ tòa nhà chính ra các lớp học di động cho phép các kết nối một cách linh hoạt với chi phí có thể chấp nhận đƣợc) GVHD: TS – Hồ Văn Canh 15 SVTH: Vũ Thị Dung
  17. Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN A school with mobile classrooms Hình 2.7: Truy cập từ các trường đại học 2.2. Các tính năng của WLAN 802.11 WLAN là công nghệ thuộc lớp truy nhập, về bản chất là một mạng LAN có cơ chế tránh xung đột CSMA/CA. IEEE 802.11 gồm có các chuẩn: - 802.11a: 5,6 GHz, 54 Mbps, Sử dụng phƣơng pháp điều chế OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing), hoạt động ở dải tần 5,6GHz, tốc độ truyền dữ liệu lên tới 54 Mbps, hiện chuẩn này đang đƣợc một số hãng đầu tƣ để hy vọng chiễm lĩnh thị trƣờng thay cho chuẩn 802.11b. - 802.11b: 2,4 GHz, 11 Mbps, DSSS đây là một chuẩn khá phổ biến, nó hoạt động ở dải tần 2.4GHz, là dải tần ISM (Industrial, Scientific and Medical). Ở Mỹ, thiết bị hoạt động ở dải tần này không phải đăng kí. Tốc độ truyền dữ liệu có thể lên đến 11Mbps. Wi-Fi là tên gọi của các dòng sản phẩm tƣơng thích với chuẩn 802.11b và đƣợc đảm bảo bởi tổ chức WECA (Wireless Ethernet Compatibility Alliance). - 802.11c: hỗ trợ các khung thông tin của 802.11. - 802.11d: cũng hỗ trợ các khung thông tin của 802.11 nhƣng tuân theo những chuẩn mới. - 802.11e: nâng cao QoS ở lớp MAC. GVHD: TS – Hồ Văn Canh 16 SVTH: Vũ Thị Dung
  18. Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN - 802.11f: Inter Access Point Protocol - 802.11g: (2.4GHz, 54Mbps, OFDM): tăng cƣờng sử dụng dải tần 2.4GHz, nó là phiên bản nâng cấp của 802.11b, đƣợc thông qua bởi IEEE, tốc độ truyền có thể lên tới 54Mbps nhƣng chỉ truyền đƣợc giữa những đối tƣợng nằm trong khoảng cách ngắn. Hiện nay chuẩn 802.11g đã đạt đến tốc độ 108Mbps-300Mbps. - 802.11h: có thêm tính năng lựa chọn kênh động. Dynamic Channel Selection (DCS) và điều khiển công suất truyền dẫn (Transmit Power Control). - 802.11x: một chuẩn mới đƣợc cập nhật và thực hiện, nó cung cấp việc điều khiển truy cập mạng trên cổng cơ sở. Mặc dù lúc đầu IEEE thiết kế 802.1x cho thông tin hữu tuyến, nhƣng đã đƣợc áp dụng cho các WLAN để cung cấp cho vài sự bảo mật cần thiết. Lợi ích chính của 802.1x đối với WLANs là nó cung cấp sự chứng thực lẫn nhau giữa một network và một client của nó. - 802.11i: nâng cao khả năng an ninh bảo mật lớp MAC, chuẩn này đang đƣợc hoàn thiện, nó sẽ là một nền tảng vững chắc cho các chuẩn WLAN sau này. Nó cung cấp nhiều dịch vụ bảo mật hơn cho WLAN 802.11 bởi những vấn đề định vị gắn liền với cả sự điều khiển phƣơng tiện truy nhập, Media Access Control (MAC), lẫn những lớp vật lý của mạng Wireless. Những kiểu chứng thực dựa trên nền tảng là 802.1x và giao thức chứng thực có thể mở rộng Extensible Authentication Protocol (EAP), mà vẫn cho phép các nhà cung cấp tạo ra một vài khả năng chứng thực khác. Trong thời gian sau 802.11i có thể cung cấp một sự thống nhất để sử dụng những tiêu chuẩn mã hóa tiên tiến (Advanced Encryption Standard - AES) cho những dịch vụ mã hóa của nó, nhƣng nó vẫn tƣơng thích với thuật toán RC4. - 802.11j: là chuẩn thống nhất toàn cầu cho các tiêu chuẩn: IEEE, ETSI, HiperLAN2, ARIB, HiSWANa. Với các chuẩn 802.11, thì chuẩn 802.11b và 802.11g hoạt động ở dải tần 2.4GHz, tuy nhiên dải tần ISM là dải tần số hoạt động không cần cấp phép, do đó có thể bị giao thoa đáng kể với các phƣơng tiện nhƣ xe cấp cứu, ôtô cảnh sát, xe taxi, cũng nhƣ từ những ngƣời dùng khác và nhiều thiết bị gia đình và văn phòng hoạt động GVHD: TS – Hồ Văn Canh 17 SVTH: Vũ Thị Dung
  19. Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN trong băng ISM. Vì lẽ đó, chuẩn 802.11a đƣợc đƣa ra. Nhƣng tất cả các chuẩn khác lại sử dụng dải 2.4GHz, do đó khả năng tƣơng thích ngƣợc lại là một vấn đề. 802.11a: có những ƣu điểm nổi bật nhƣ tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn, trong khi 802.11b chỉ cung cấp 3 kênh độc lập thì 802.11a mặc dù khu vực phủ sóng nhỏ hơn, lại có thể cung cấp tới 12 kênh. Những băng thông phụ thêm này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chống nhiễu sóng khi thiết kế mạng với dung lƣợng tối đa. Một điểm yếu của 802.11a là dải phủ sóng hẹp, do chuẩn này sử dụng dải tần 5GHz (tần số càng cao thì dải truyền tín hiệu càng ngắn). 1Mbp s 2Mbp s 5,5Mbps 11Mb ps Hình 2.8: Sự liên quan giữa tốc độ và bán kính phủ sóng Tốc độ truyền dữ liệu thấp hơn thì phạm vi hoạt động của AP rộng hơn, do đó việc lựa chọn giữa tốc độ truyền và phạm vi hoạt động cần phải cân nhắc, khi đó ảnh hƣởng trực tiếp tới việc bố trí các AP. GVHD: TS – Hồ Văn Canh 18 SVTH: Vũ Thị Dung
  20. Tìm hiểu Wireless LAN và vấn đề bảo mật Wireless LAN Surveyed at 2 Mbps Surveyed at 5 Mbps Hình 2.9: Sự liên quan giữa tốc độ và số lượng AP Xét trong cùng phạm vi phủ sóng, thì nếu yêu cầu tốc độ là 2Mbps thì chỉ cần bố trí 6 AP, trong khi với tốc độ truyền yêu cầu là 5Mbps thì để phạm vi phủ sóng bao hết khu vực trên thì cần gấp đôi số AP, 12 AP ( h.vẽ). Khái niệm In-door và Out-door: In-door là khái niệm dùng vô tuyến trong phạm vi không gian nhỏ, nhƣ trong một tòa nhà. Out-door là khái niệm dùng vô tuyến trong phạm vi không gian lớn hơn. Với WLAN thì bán kính đến các thiết bị đầu cuối phía khách hàng (CPE- Customer Premises Equipment) mà nó quản lý có thể từ 5÷40 km. Với khoảng cách nhỏ hơn 1km thì thậm chí CPE không cần trong tầm nhìn thẳng với AP. CPE là thiết bị truyền thông cá nhân dùng để kết nối với mạng trong một tổ chức. Thiết bị CPE bao gồm các thiết bị PBX (Private Branch Exchange), các đƣờng điện thoại, hệ thống khóa, các thiết bị fax, modem, thiết bị xử lý tiếng nói, và thiết bị truyền video. GVHD: TS – Hồ Văn Canh 19 SVTH: Vũ Thị Dung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2